WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyển hóa xã hội tại Việt Nam

Kế hoạch Chuyển hoá: Một thay đổi từ đáy lòng

Chuyển hoá là một khái niệm khác với thay đổi, hay đúng hơn, là một sự thay đổi đặc biệt, được dùng để chỉ những chuyển biến tại các nước độc tài, nhất là độc tài cộng sản. Thay đổi chỉ nói lên sự biến chuyển khách quan, thông thường mà xã hội nào cũng có, không nhất thiết bao hàm một ý nghĩa chuyển đổi bản chất hay chế độ chính trị. Chuyển hóa mang một ý nghĩa giá trị, chuyển biến từ thấp lên cao, từ xấu sang tốt, từ độc tài sang dân chủ. Vì thế chuyển hóa thường đi liền với dân chủ, chuyển hóa dân chủ (democratic transformation). Đó là tiến trình thay đổi đưa một quốc gia từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ, từ độc quyền sang phân quyền chính trị, từ một xã hội nhất nguyên, khép kín, độc đoán, sang một xã hội đa nguyên, cởi mở, tự do – chuyển hóa cả trên mặt tầng chính quyền và trong đáy tầng xã hội, cả trong giới cầm quyền và ngoài quần chúng. Nó cũng hoàn toàn khác về bản chất với chủ trương “đổi mới” mà đảng CS đang vận dụng như một bước “quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, một chủ trương vừa lạc hậu vừa siêu thực. Bài trước chúng ta đã bàn về chuyển hóa trong ban lãnh đạo CSVN (“tự chuyển hóa”). Bài này sẽ bàn về chuyển hóa ngoài xã hội, trong quần chúng.

Chuyển hóa xã hội tại Việt Nam đã xẩy ra song song với chuyển hóa trong giới cầm quyền, hay nói cho sát thực tế hơn, đã xẩy ra trước chuyển hóa trong giới cầm quyền. Vì xã hội là do con người, do người dân thành lập, kể cả các cơ cấu chính quyền, các chế độ, cho nên một trong những qui luật tiến hóa khách quan của xã hội loài người là người dân thường chủ động đi trước giới cầm quyền trong những biến chuyển xã hội. Nói như Lý Đông A thì công việc của Thánh với Vương là đều do “bố cu mẹ đĩ” làm nên tất cả (*). Hay nói như người dân Việt bây giờ “dân đi trước, nhà nước theo sau”. Cuộc Nam tiến tại Việt Nam, hay Tây tiến tại Hoa Kỳ, đều do người thường dân, nghèo khổ, kể cả tội đồ, thực hiện trước, rồi chính quyền mới theo sau. Nhà nước độc tài, nhất là độc tài cộng sản, luôn sợ mất quyền, nên luôn trì trệ, bảo thủ. Chỉ khi vì áp lực của tình thế hay vì người dân tự động thay đổi mà không đàn áp được, thì chính quyền độc tài mới buộc phải thay đổi.

Nhìn lại những gì đã và đang xẩy ra tại Việt Nam chúng ta thấy điều này thể hiện khá rõ, gần như là một qui luật, trong mọi lãnh vực họat động xã hội. Cái mà đảng và nhà nước cộng sản gọi là chính sách “đổi mới” kể từ 1985 đến nay, trong thực chất chỉ là (1) hợp pháp hóa những gì do người dân chủ động thực hiện, mà ngay trước đó, còn bị cấm và người dân phải “làm chui”; và (2) phục hồi trở lại những gì đã có tại miền Bắc trước 1954, và tại miền Nam trước 1975, nhưng bị chế độ mới tiêu diệt, và nay thêm vào cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” cho có vẻ “đổi mới”.

Ngay khi còn chế độ tem phiếu với chính sách kinh tế độc quyền quốc doanh, người dân – bao gồm cả đảng viên, cán bộ thuộc lọai “thấp cổ bé miệng” như người dân – đều đem tem phiếu trao đổi “chui” với nhau, người cần gì thì đổi với người khác những gì mình không cần (mà vẫn được phát “đồng đều” như nhau). Hệ thống phân phối xã hội “chui” (nhưng hợp tình, hợp lý) đó sau “đổi mới” kinh tế trở thành hệ thống thương mại tự do, công khai, hợp pháp. Hệ thống hợp tác xã nông nghiệp cũng được hủy bỏ khi cả nước thiếu gạo ăn, gần chết đói, và nông dân nhiều nơi tại miền Nam không chịu gia nhập, còn tại miền Bắc, tự động tách ra làm ăn riêng. Và chỉ vài năm sau đó cả nước không những đủ gạo ăn mà còn dư để xuất khẩu, dù đời sống nông dân vẫn còn nhiều cơ cực vì không có chính sách hỗ trợ hữu hiệu.

Sang lãnh vực xã hội và văn hóa, chúng ta cũng đã và đang thấy những hiện tượng tương tự. Nông dân biểu tình khiếu kiện đất đai, công nhân đình công chống lại sự ngược đãi của giới chủ tư bản mới, người dân tại nhiều địa phương tấn công, vây hãm nhân viên chính quyền hà lạm, bất chính… Đó đều là những hiện tượng không thể có được trước khi “đổi mới”, mặc dù cũng không thực sự được giới cầm quyền chính thức cho phép, chưa kể là còn bị trấn áp khốc liệt. Trong lãnh vực thông tin báo chí và xuất bản, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “ngoài luồng”. Viết “lách” trong giới cầm bút “lề phải” đã trở thành một nghệ thuật, dù đôi khi cũng bị phát hiện và trừng phạt. Một hệ thống thông tin, báo chí, và cả xuất bản, “lề trái”, đã xuất hiện và ngày càng phát huy ảnh hưởng. Cộng đồng mạng đang trở thành một thứ “xã hội dân sự” tự phát và xuất hiện “trên trời”, khi chưa được phép hình thành dưới đất. Cư dân mạng sử dụng khung trời tương đối tự do để trao đổi thông tin, kiến thức, bày tỏ ý kiến, tình cảm, nhận thức của mình về nhiều vấn đề con người, xã hội, đất nước. Từ những “bức xúc” xã hội, những “chuyện hàng ngày ở huyện”, nhiều bloggers ngày càng tỏ ra mạnh bạo hơn, đụng chạm đến những lãnh vực văn hóa-chính trị nhậy cảm đối với giới cầm quyền.

Gần đây nhất là những vấn đề liên quan đến Trung Quốc, quốc gia thân thiết nhất với Việt Nam hiện nay vì cùng chế độ chính trị, “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Hành động bành trướng ngang nhiên của Bắc kinh đã tạo dịp xuất hiện công khai những tiếng nói yêu nước, dù tự phát, nhưng chân thật, trong sáng, của giới thanh niên, sinh viên, trí thức và nhân sĩ thành thị. Tiếng nói yêu nước, độc lập với giới cầm quyền, trước hết xuất hiện trên mạng, trong các blog cá nhân. Và trong vòng hơn hai tháng qua, nương vào sự “nới tay” có chủ ý của giới cầm quyền, tầng lớp thanh niên trí thức thành thị đã “xuống đường”, không cần chờ “cho phép” chính thức. Sự xuất hiện của các cuộc biểu tình tự phát này đang đưa tiến trình chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam bước sang một khúc quanh mới, đụng chạm trực tiếp đến mảnh đất độc quyền cuối cùng của chế độ: độc quyền yêu nước và độc quyền cai trị. Khi giới cầm quyền “bị kẹt” trong gọng kìm do chính họ tạo ra, và không còn có thể yêu nước như họ vẫn từng “tự hào”, khi quyền lực và lợi ích bè nhóm đang tước đi của họ cái “chính nghĩa” cứu nước, thì cũng là lúc quyền lực thực sự phải trở về với nhân dân cùng với lòng yêu nước trong sáng và chân thực của họ. Các cuộc xuống đường vừa qua là “đỉnh cao” của chuyển hóa tư tưởng trong tiến trình chuyển hóa toàn diện của đất nước. Chuyển hóa xã hội đã vượt qua ngưỡng cửa của chuyển hóa kinh tế và văn hóa để bước sang phạm trù chính trị.

Những năm tới đây là giai đọan chuyển hóa cuối cùng của tiến trình chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam. Cuộc chuyển hóa chính trị đã bắt đầu, vừa gặt hái thành quả của chuyển hóa kinh tế, xã hội và văn hóa thông tin trước nó, vừa trực diện đặt ra với giới cầm quyền các vấn đề then chốt của chế độ. Những câu hỏi đã được rải rác nêu ra đâu đó trong những thập niên qua, từ nay sẽ dần dần trở thành những tiêu điểm tập trung trong cuộc vận động chuyển hóa đất nước của giới trí thức, nhân sĩ, thanh niên thành thị, thành phần nồng cốt cho mọi cuộc biến đổi chính trị tại mọi quốc gia trong thời đại hiện nay. Những câu hỏi đáng lẽ phải được công khai đặt ra từ lâu, từ ngay sau ngày đất nước đã hết chiến tranh, nhân dân lẽ ra đã phải được thực sự làm chủ đất nước và cuộc sống của mình, đã phải được tự do tập trung sinh lực vào việc kiến tạo một đời sống ấm no, hạnh phúc, và có nhân phẩm. Những câu hỏi về nguồn gốc và tính pháp lý của quyền lực chính trị, những câu hỏi về tính chính thống, về cơ sở pháp lý của việc đảng CS và thiểu số cầm quyền tự phong cho họ độc quyền lãnh đạo đất nước. Nói theo ngôn ngữ “đời thường” thì những câu hỏi đó giản dị là: ai cho họ cái quyền được độc quyền lãnh đạo đất nước, được quyết định mọi việc hệ trọng của đất nước mà không cần thông qua toàn dân, không cần được toàn dân chấp thuận? Những câu hỏi nền tảng đó, của bất cứ chế độ chính trị dân chủ nào, đã được đặt ra ngay từ giai đọan đầu của “đổi mới” nhưng đã bị trấn áp khốc liệt. Những câu hỏi đó đã tiếp tục được đặt ra bởi chính một số những cán bộ CS tiến bộ và cũng đã bị trấn áp. Những câu hỏi này sẽ tiếp tục được đặt ra và đòi được giải quyết trong những năm tới, lần này bởi giới trí thức trẻ, trung lưu thành thị, thành phần cốt lõi của xã hội. Thành phần này đã nhận ra được vai trò và khả năng của mình trong công cuộc chuyển hóa đất nước.

Có hai cơ sở lý luận mà ban lãnh đạo CS thường dựa trên đó để củng cố độc quyền chính trị, ngăn chặn và thậm chí còn tiêu diệt mọi mầm mống thách thức quyền lực của họ. Một là “thành tích” kháng chiến chống ngọai xâm dành độc lập cho đất nước, và hai là lời hứa hẹn tiêu diệt giai cấp tư sản bóc lột, đem lại công bằng xã hội cho giai cấp lao động vô sản. Cả hai cơ sở đó đã hoàn toàn sụp đổ, sụp đổ trước khi “đổi mới” dù còn che đậy được, và sụp đổ không còn biện minh được kể từ khi “đổi mới”. Giai cấp tư sản “bóc lột” được khuyến khích làm ăn, nhất là tư bản ngọai quốc, và người chủ tư sản lớn nhất, được hưởng mọi ưu tiên của chính quyền, chính là các ông chủ quốc doanh trong chế độ tư bản nhà nước “hoang dã”. Giai cấp lao động cùng khổ đã bị đảng hy sinh cho sự ‘phát triển kinh tế” của các ông chủ ngọai quốc và của ông tư bản nhà nước mới. Những tương nhượng cho người “anh em” Trung Quốc, đất đai, vùng biển, và quyền khai thác tài nguyên quí hiếm tại những địa điểm chiến lược trọng yếu của đất nước – tất cả đã làm sụp đổ huyền thoại “cứu nước và giữ nước” của đảng CS. Các cuộc biểu tình vừa qua vừa chớm đụng đến những cơ sở nền tảng đó của chế độ, và cũng vì thế đã nhận lãnh số phận như các cuộc phản kháng chính trị ôn hòa bất bạo động khác.

Nhưng lần này cuộc phản kháng đang đến từ một tập thể mới, trẻ trung hơn, trí thức hơn, sung sức hơn, với các khí cụ và động lực đấu tranh mới. Trong khi đó các cơ sở nền tảng của chế độ, mà tập thể này đụng tới, trong thực chất đã mục rữa từ trong ruột rồi, chỉ còn duy trì được bằng sức mạnh của bạo lực công an và nhà tù, cái sức mạnh cuối cùng của mọi chế độ chính trị trước khi sụp đổ.

Vấn đề còn lại chỉ là: nó sẽ sụp đổ như thế nào, êm thắm hay bạo loạn. Cục diện sẽ ngày càng rõ ra trong thời gian tới, và yếu tố quyết định nằm trong tương quan giữa “tự chuyển biến” và chuyển biến xã hội, trong đó tốc độ và tính chất của nhân tố “tự chuyển biến” sẽ cho thấy đột biến chính trị xẩy ra một cách êm thắm hay bạo lọan, và nhanh hay chậm. Tự chuyển biến chậm thì “cơn đau đẻ” dân chủ sẽ xẩy ra chậm, với nhiều bạo loạn, một điều chắc chắn không mấy tốt đẹp cho đất nước. Tự chuyển biến nhanh thì một nước Việt mới sẽ “chào đời” nhanh hơn, êm thắm hơn, đem lại thành quả tốt đẹp cho mọi người Việt và cho tương lai dân tộc.

(25.8.2011)

© Đoàn Viết Hoạt

Nguồn: changevietnam.wordpress.com

________________________

(*) LĐA, “Sử Hồn”, Huyết Hoa

 

9 Phản hồi cho “Chuyển hóa xã hội tại Việt Nam”

  1. Dao Cong Khai says:

    Chiến tranh VN được “lịch sử” mệnh danh là CÁCH MẠNG Giải Phóng Dân Tộc. Ngay từ nền tảng lịch sử thì người VN đã có những sai lầm, có thể là những sai lầm cố ý và chủ quan để bảo vệ cho một chính kiến của một nhóm người cũ đã từng theo đuổi, và sai lầm đó vẫn còn được kế thừa, nhồi sọ, và lường gạt lớp người trẻ sinh sau đẻ muộn sau này.

    Từ cuối thời Pháp thuộc đến nay VN sở dĩ VN lại bị chậm tiến sau nhiều nước Á Phi khác là vì con đường xây dựng đất nước của nó có nhiều cái sai lắm, nhưng lịch sử và xã hội vẫn cứ lường gạt người dân, ngay cả tầng lớp trí thức VN cũng tự lường gạt chính mình và luẩn quẩn trong những cái sai đó. Kết quả của những sai lầm đó chính là chiến tranh, lạc hậu, phân hoá, bất công và bóc lột.

    Về phương diện tư tưởng và tự do ngôn luận, hiện trạng ở VN hiện nay còn thua xa dưới thời đô hộ của Thực Dân Pháp. Thời đó thực dân Pháp dù đô hộ VN nhưng khoảng năm 1936 ở VN có khoảng vài chục tờ báo tư nhân, và người ta có thể tố cáo những chuyện tham nhũng và bóc lột trên báo mà không đến nỗi lo sợ như báo chí ở một nước “VN hoà bình và độc lập” hôm nay.

    Về văn hoá thì tôi thấy trí thức ở VN hôm nay không thể so sánh được với thế hệ thanh niên dưới chế độ Pháp thuộc năm 1932 tới 1945 đâu. Quý vị cứ xem lại cái kho tàng văn chương, âm nhạc VN thời tiền chiến đó sẽ thấy những sách vở mới in ra ở VN ngày nay không có gì đáng so sánh với văn chương và tư tưởng thời tiền chiến. Về chính trị thì cũng sai lầm, về văn hoá cũng chẳng có gì khá hơn, mà ngược lại CÁCH MẠNG THÁNG TÁM còn là khúc rẽ để chấm dứt một nền văn hoá VN đang nở rộ để những tài năng VN đó đi vào chiến khu bẻ cong ngòi bút sáng tác những tác phẩm tuyên truyền và ca tụng những nhân vật phi nhân…

    Pháp đã trả độc lập cho VN năm 1946, và ở miền Nam thì tới năm 1956 sau khi TT Diệm lên làm thủ tướng thì không còn ảnh hưởng chính trị gì của Pháp ở miền Nam VN nữa… Như vậy thì họ đi làm CÁCH MẠNG, đó là CÁCH MẠNG GÌ? Cách mạng gì mà để cho sự phát triển văn hoá VN đang lớn mạnh dưới thời Pháp thuộc bị khựng lại, để cho lý tưởng và ước vọng của thanh niên VN ngày nay suy tàn không còn hào khí kiến thiết và xây dựng xã hội như thời thực dân Pháp đó nữa?

    Thanh niên VN ngày nay nhờ thời đại khoa học kỹ thuật của thế giới họ được cơ hội tiếp cận với những cái mới dễ dàng hơn, nhưng bản chất của họ liệu có thực sự còn yêu nước như thế hệ 1945 dưới thời Pháp thuộc nữa không? Tiếc thay tầng lớp yêu nước đó đã bị một phe phái chính trị mang những chủ thuyết ngoại lai từ Nga Sô vào nhuộm đỏ đầu óc của họ, để thế hệ họ và con cháu họ trở nên chai đá chỉ biết sống yên phận, không còn dám hy sinh cho xã hội như xưa nữa.

    Đa số thanh niên VN hôm nay tâm niệm rằng, tốt nhất là lo làm ăn, kiếm được địa vị trong xã hội (để kiếm nhiều gái). Họ chỉ biết ngồi chờ đợi cái sự CHUYỂN HOÁ TỰ NHIÊN trong xã hội của ông Đinh Viết Hoạt. Rất ít người còn đủ lý tưởng và can đảm đấu tranh cho xã hội như những người tham gia biểu tình trong những phong trào mới phát động vừa qua. Xương máu của thanh niên VN bị CS lợi dụng, nên đã khiến họ chai lỳ không còn phấn khởi đấu tranh cho tự do, dân tộc, và công bằng xã hội nữa. Cái gọi là “CÁCH MẠNG” đã bị một thiểu số lợi dụng để rồi bây giờ bọn đó ngày nay công khai trở thành giai cấp bóc lột, những kẻ độc tài và phi nhân bản nhất trong lịch sử dân tộc.

    • NK says:

      Bài phân tích này của ĐCK hoàn toàn đúng đắn, khách quan và chính xác.

      NK

  2. Dân Việt Nam says:

    Đúng. Đồng bào VN ta chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chấp nhận sự lảnh đạo của đảng CSVN.

  3. To vo thanh hung says:

    Bac phan tich vaa chung minh dung qua.do la nhug gi dang dien ra o xa hoi nay,nhung e chua co ngon tu va co so de phan tich duoc no.cam phuc bac qua

  4. khaymouk says:

    vietnam can chuyen hoa bang cach bat bao dong de bot mat mat cho dat nuoc
    nhung phai can thay doi de dat nuoc co co hoi phat trien den phon vinh
    khong ai co the doc tai nam giu lam can tre cai loi ich To quoc dat nuoc (do la mot cai toi voi To quoc) ,phai cho co hoi tram hoa dua no de nguoi co tai gop phan xay dung dat nuoc,phai tao co hoi cho tat ca con dan viet duoc nang cao dan tri dan luc de gop phan xay dung dat nuoc,phai sua doi va loai bo nhung gi co the can tro da tien ma khong phuc vu tot cho nhan dan cho que huong dat nuoc.

  5. Bin La Làng says:

    Xin chúc mừng Bác ĐVHoạt với bài viết tuy ngắn nhưng rất thâm thúy,cách dùng câu văn chính xác và tế nhị đọc đến đâu thích đến đó,chỉ buồn là những tài năng kiểu này bị mai một.Tuy nhiên cũng hy vọng tâm sự của bác Hoạt sẽ nhận được sự đồng tình từ nhiều phía cũng như sẽ được tiếp nối trong tương lai với cùng quan điểm.

  6. davidnguyen says:

    cam on giao su ,nho bai viet nay ma em da cam nhan duoc tien trinh dan chu cho dat nuoc tat yeu se den trong mot ngay khong xa nua.hy vong rang dcs se tinh ngo va nen dat quyen loi dan toc tren quyen loi cua dang phai .xin thanh that cam on GIAO SU.

  7. Bản ÁN CHO Thượng tá Phạm Văn Hưng CHỈ ĐẠO ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC 17/7 và 21/8
    Xem chi tiết ở địa chỉ sau:
    http://dapmatyeunuoc.blogspot.com/2011/08/cho-trum-viet-gian-ap-bieu-tinh-yeu.html

  8. Nhật Hồng says:

    Nếu Việt nam ta còn quá ít những nhà yêu nước dám đấu tranh để vào tù như Hà Vũ , Vi Đức Hồi , linh mục Nguyễn Văn Lý… , còn ít người xuống đường biểu tình tại Hà nội thì chuyển biến nổi đám độc tài cả triệu đảng viên cộng sản ăn cướp và bán nước không .
    Phải có nhiều đảng đối lập xuất hiện để cạnh tranh với đảng phản động cộng sản thì mới thắng họ được .
    Tôi yêu đảng Việt Tân và tất cả ai hạ đảng cộng sản .
    Chuyển biến chậm thì dân tộc mất vào Tàu rồi còn đâu mà bàn nửa .
    Phải nhanh chóng đứng lên , nhanh chóng vào tù càng nhiều càng tốt . Chế độ này có đủ nhà tù để giam 100 000 người yêu nước không .
    Tôi sắp hết hèn hết sợ như nhạc sỹ Tô Hải rồi bà con ơi . Cùng nhau thi đấu với lũ phản quốc thôi.

Leave a Reply to dapmatyeunuoc