WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tôn giáo và cái ách cộng sản[3]

Phần 3: Cuộc  chiến giấu mặt.

Có nhiều người cho rằng, cuộc chiến trực diện với tôn giáo do cộng sản VN mở ra chỉ như những nhát búa, bổ mạnh xuống trên các tôn giáo sau ngày hội nghị gốc đa Tân Trào. Tuy nó đã tạo ra được những thành quả vẻ vang cho những tên bạo chúa trong các hành động vô tri của cái vai u thịt bắp của những loài động vật kéo cày kéo xe, trong các vụ đập phá nhà thờ, chùa chiền, đình hội. Và tạo ra một bộ mặt bi thảm, chết chóc, đổ vỡ cũng như sợ hãi trong xã hội, nhưng xem ra, nó không có khả năng đạt tới cái đích “vô tôn giáo”, như nhà nước này mong ước. Trái lại, cuộc chiến giấu mặt, lặng lẽ như cái liềm, luôn nhẹ nhàng kề vào cổ các tôn giáo và không ngừng đưa qua, kéo lại cho cái liềm từng lúc, từng thời, lấn sâu vào trong cổ họng của các tôn giáo để tạo ra những vết thương đau đớn và không bao giờ lành, trở thành những tai họa khôn lường cho các tôn giáo và xã hội. Điều này đúng hay sai?

A. Những lý do đưa đến cuộc chiến giấu mặt.

Tôn giáo là những ý niệm hướng tới Chân Thiện Mỹ, là điểm công lý ẩn sâu trong tim lòng của mỗi con ngưòi, là gốc sinh ra an toàn cho xã hội, trở thành điểm tựa an toàn cho con người. Hơn thế, cho cả xã hội dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Theo đó, không có một sức mạnh nào từ bên ngoài có thể phá vỡ và tiêu diệt được niềm tin tôn giáo trong lòng người, trừ ra chính cá nhân ấy muốn từ bỏ. Như thế, cộng sản với chủ trương vô tôn giáo, chẳng bao giờ muốn giúp vốn cho tôn giáo vững mạnh trong xã hội qua những cuộc đập phá toàn diện. Trái lại, chúng muốn tạo cho các tôn giáo có thêm nhiều Giuđa, hơn là có nhiều thánh tử đạo.

Thứ hai, công lý không chỉ có ở trong lòng một người, nhưng là ở trong mọi người. Công lý không phải chỉ có trong nhất thời, nhưng là vĩnh cửu. Có khi nó tự phát sinh ngay trong lòng kẻ cầm búa đập phá các cơ sở của tôn giáo. Như thế, cuộc chiến trực diện nhắm đạp đổ chân lý của các tôn giáo do Hồ chí Minh chủ trương không thể kéo dài. Nó được sử dụng như một phương tiện để tạo ra khủng hoảng, sợ hãi. Nếu cần, nó có thể tái diễn, rồi ngưng. Bởi vi nếu kéo dài, nó sẽ đập vỡ chính đầu nó.

Lý do thứ ba. Đây là cuộc chiến người ta không tìm ra được khúc đầu, cũng không tìm ra được khúc cuối. Bởi vì phải sống trong gian dối, cá nhân những thành viên hoạt động trong cuộc chiến giấu mặt này, cũng như kẻ chỉ huy chúng,  không bao giờ để lộ ra tung tích làm tay sai, phản đạo của mình. Trái lại, thành phần này luôn nhân danh tôn giáo, hoạt động lầm lũi theo lệnh như những loài côn trùng, sâu bọ có đầy ở dưói mặt đất, ngày đêm đục khoét, phá hoại rễ hay thân cây đang sinh hoa kết trái ngon ngọt, nhưng không ai nhìn thấy chúng. Nên dù biết cây trái mùa màng của mình bị phá hoại, chủ nhân lại không tìm ra cách trị đúng mức, hoặc không biết chúng ẩn nấp ở đâu để triệt hạ cho dứt căn bệnh.

Sự việc này được giải thích là: Khi thấy vườn hoa trái có nhiều trái thối, trái sâu, trái bệnh, lúc đầu, chủ nhân khu vườn cho là nó bị ảnh hưởng thời tiết trái mùa. Ông đi tìm mua một số loại thuốc sát trùng về dùng với hy vọng sẽ cải tạo lại được vườn hoa trái. Kết qủa, tốn kém lên cao mà không đạt kết qủa. Số cây lây bệnh cho nhau, sinh ra trái hủi ngày càng nhiều. Chặt đi thì tiếc công lao nuôi trồng, mà để lại thì khó chịu. Trong lúc phân vân tìm hiểu nguyên nhân, ông dùng cái cuốc, cuốc sâu xuống đất, sát bên một gốc cây. Hỡi Trời đất ơi! Phơi ra theo nhát cuốc ấy là vô số những loại sâu bọ đang đục khoét rễ và gôc cây. Có đủ loại. Con thì to con thì nhỏ. Ông bị hoa mắt, chẳng thể phân định được loại nào có mang trùng độc hại cây.

Dĩ nhiên, theo nhát cuốc, có con đứt đầu, con đứt mình, con bị chết, con bị phơi ra ánh nắng và lộ mặt như qúy cụ  Huỳnh công Minh, Trương bá Cần, Phan khắc Từ, Vương đình Bích… Nhưng còn biết bao nhiêu con khác thấy động thì tìm chỗ ẩn núp, ông không thể nào tìm ra được. Nếu dùng loại thuốc cực mạnh đổ xuống cái  lỗ ông vừa đào, cây ăn trái kia sẽ bị ảnh hưởng nặng, đất có thể thành chai cứng không sử dụng được mà sâu bọ trùng độc kia có khi lại không chết. Nó di sang gốc cây khác thì cái hoạ càng lớn. Ông đành lấp đất lại, tự nhủ, để cho nó trốn ở đây còn hơn là làm động để chúng di đi nơi khác!

B. Những điểm tựa, hỗ trợ cho cuộc chiến giấu mặt.

1. Điểm tựa từ tôn giáo.

Có thể nói một cách không qúa sai lệch là: Tôn giáo là nạn nhân nhưng cũng là điểm tựa, rồi trở thành bức tường thành vững chắc hỗ trợ cho cuộc chiến dấu mặt, triệt tiêu tôn giáo của cộng sản. Đọc qua đoạn viết này, nhiều người sẽ nổi giận. Nhưng sự thật  hiển nhiên đã được chứng minh là:

Vì nhiều lý do thực tế, hay vì sinh hoạt, có khi vì thể diện của tôn giáo, nên các chức sắc cao cấp của các tôn giáo dù không muốn bao che, nhưng cũng không dám công khai, công nhận thực tế là có những thành viên thuộc cấp lãnh đạo trong tôn giáo của mình thoái hóa, rồi trở thành những kẻ giấu mặt trong cuộc chiến phá hoại tôn giáo do cộng sản chỉ huy. Đã thế, các tôn giáo liên hệ cũng không dám công khai triệt hạ, hay đặt những kẻ giấu mặt này ra ngoài vòng sinh hoạt nghi lễ của tôn giáo mình, dù có đầy đủ những bằng chứng cá nhân, cũng như luật lệ của tôn giáo quy định về những trường hợp phản nghịch này. Điển hình là trường hợp của nhóm gọi là “tứ nhân bang” Minh, Cần, Từ, Bích…  thuộc giáo hội công giáo, hay Nguyễn văn Bồng, tức TT Quang bên giáo hội PGVNTN? Đây có phải là một tai họa hay không? Tôi sẽ trở lại phần này sau.

2. Sự hỗ trợ từ nhà nước Việt Nam.

Ngoài việc xây dựng, giáo dục, vận động, cài cắm ngưòi của cộng sản vào trong các hoạt động của tôn giáo, cộng sản còn triệt để áp dụng hai phương án tối độc để  hỗ trợ cho cuộc chiến dấu mặt, phá hoại niềm tin đạo hạnh của tôn giáo. Đó là việc dùng bạo lực để trấn áp, thách đố những vị lãnh đạo cao cấp của các tôn giáo đã bị cài đặt người vào. Thứ hai, dùng thủ thuật Xin- Cho để chế ngự các tôn giáo.

a. Dùng áp lực.

Câu chuyện được kể lại như sau. Không phải là TGM Nguyễn văn Bình muốn sử dụng nhóm “tứ nhân bang” gồm các ông Hùynh công Minh, Trương bá Cần, Phan Phắc Từ, Vương đình Bích là những Linh Mục đã hoạt động cho các tổ chức của cộng sản để họ di họa cho giáo hội về sau. Xin mở  dấu ngoặc là  theo Sắc Lệnh của Đức Pio XII công bố năm 1949, thì những người này đã đương nhiên bị khai trừ khỏi giáo hội vì những hoạt động của họ cho cộng sản mà không cần phải công bố. Theo đó, ngay tư cách ngưòi công giáo của họ cũng không còn, nói chi  đến phẩm hàm LM. Nên trong danh xưng với những vị này tôi chỉ dùng chữ qúy ông cho việc xưng hô mà thôi. (The Decree against Communism is a 1949 Catholic Church document (by Pope Pius XII) which excommunicates all Catholics collaborating in communist organizations.) “.điều 4,  (Q.4 If Christians declare openly the materialist and antichristian doctrine of the communists, and, mainly, if they defend it or promulgate it, “ipso facto”, do they incur in excommunication (“speciali modo”) reserved to the Apostolic See? R. Affirmative).

Trái lại, sau khi những con cờ này đã lộ diện trong vụ tấn công TGM Nguyễn văn Thuận và có những hành động phản nghịch (nếu như không muốn nói là thiếu cả giáo dục) của họ trong việc tát ( theo LT) và đẩy TGM Henry Lemaitre ra khỏi tòa Khâm Sứ ở đường Hai bà Trưng Sài Gòn vào ngày 14-5-1975. Tòa GM SàiGòn đã sửa soạn những văn bản cần thiết để công bố vô hiệu hóa tất cả những năng quyền thuộc lãnh vực tôn giáo của nhóm người này theo luật định. Nhưng, Nguyễn Hộ, một hung thần trong ban tôn giáo vụ ở Sài gòn lúc đó, đứng chống lưng, ra mặt thách đố tòa TGM Sài Gòn thực hiện việc công bố các văn kiện này. Tệ hơn thế, Nguyễn Hộ và nhóm “cố vấn” này, sau khi thành công trong việc đẩy TGM Nguyễn văn Thuận ra khỏi Sài Gòn, còn áp lực TGM Nguyễn văn Bình, đưa kiến nghị sang Rôma để xin đổi tên của TGP là Sài Gòn ra HCM.  Vì sự bạo phát của cộng sản lúc bấy giờ và vì cái thế ngoại giao trong lúc khó khăn, Rôma đành phải chấp thuận việc đổi tên này cho hợp với thủ tục hành chánh. Dĩ nhiên, việc Sài Gòn mất tên, và TGP Sài Gòn cũng mất tên còn là một vết thương lâu dài. Vết thương không phải chỉ dành cho người công giáo, mà còn là cho dân tộc Việt Nam nữa.

b. Thủ thuật Xin- Cho.

Cộng sản biết rất rõ một điều là: Tôn giáo không có việc làm là tôn giáo chết. Việc làm ở đây có nhiều dạng. Từ việc xây dựng cơ sở thờ phượng đến các cơ sở giáo dục. Việc phát triển nhân sự, việc sinh hoạt của các hội đoàn, đoàn thể thuộc lãnh vực riêng của tôn giáo, hay các tổ chức từ thiện, xã hội do tôn giáo tổ chức v.v.  Nên về mặt lý thuyết, cộng sản có đủ mọi loại giấy tờ chứng mình rằng nhà nước tôn trọng và bảo vệ sự tự do tín ngưỡng của người dân. Nghĩa là nhà nước Việt cộng chỉ bảo đảm không cấm cản việc người dân theo bất cứ một tôn giáo nào họ muốn mà thôi. Ngoài ra không có bất cứ một giấy tờ, văn bản nào công nhận hay bảo đảm việc các tôn giáo được tự do trong các sinh hoạt phát triển về nhân sự, cũng như các sinh hoạt làm tăng tiến đời sống đạo hạnh của các tôn giáo, ngõ hầu đem lại phúc lợi cho xã hội. Chính vì cái lối lý luận thịt ba rọi, công nhận  “tự do tín ngưỡng”  nhưng không cộng nhận tự do sinh hoạt theo tín ngưỡng mà cộng sản đã đặt cái lệ Xin – Cho, rồi áp đặt lên trên các tôn giáo với mục đích bóp nghẹt và kiểm soát các tôn giáo.

Lệ Xin – Cho là cái lệ gì?

Theo nguyên tắc, tất cả các dịch vụ hành chánh đều mở ngõ cho mọi ngưòi, nên khi cần chuyện gì thì đương sự phải có đơn xin. Đơn xin trong trường hợp này chỉ là những thủ tục thông thường. Thí dụ như xin giấy khai sinh, khai tử, xin giấy hôn thú, xin kết hôn, xin xuất cảnh, xin việc làm…. Và sự thường là các loại giấy tờ này đều có thời hạn để giải quyết. Riêng các đơn xin có liên hệ đến sinh hoạt của các tôn giáo như xin xây nhà thờ, cơ sở, xin tuyển sinh, xin phong chức cho ngưòi đã đủ điều kiện thì cái thời gian “cho” nó giống như sợi giây thung. Thích thì địa phương xét sớm,  trường hợp cần thêm tiền lót tay, hay các mưu toan mờ ám thì cứ ngâm tôm. Thời gian ngâm tính tháng hay năm, không thính theo ngày! Trong thời gian bị ngâm cũng chính là lúc các khẩu lệnh và điều kiện ngầm được các cán bộ nhà nước từ trung ương cho đến địa phương triệt để áp dụng, trao đổi để đưa đến chữ “cho”. Đó là nguyên tắc, là luật của xã hội chủ nghĩa!

Trong khi đó, sinh hoạt của tôn giáo không hề tách rời ra khỏi đời sống xã hội và con người. Trái lại, còn đi sâu vào trong lòng xã hội để truyền rao Chân Lý, Sự Thật, nên các chức sắc trong các tôn giáo tại Việt Nam, đều bị áp chế bởi thủ thuật Xin – Cho của Việt cộng. Nó chính là cái lưỡi câu, là cái chìa khoá, có kịch độc dùng  để tiêu diệt sự đạo hạnh chân chính của tôn giáo, và là đòn buộc tôn giáo phải nâng cấp cái phẩm cách gian dối, bất lương của cộng sản lên ngang hàng với những đạo đức của xã hội. Hoặc kéo tôn giáo xuống ngang hàng cái gian dối của cái xã hội chủ nghĩa. Đó là cái gía quá đắt, ai cũng biết, nhưng các tôn giáo ở Việt Nam hôm nay lại không thể vượt thoát ra ngoài cái thủ thuật vô đạo Xin – Cho của cộng sản.

Điển hình, việc Nguyễn Thiện Nhân, một cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước Việt cộng có mặt trên lễ đài trong đại hội La Vang dịp kết thúc năm Thánh là một việc rất khó giải thích và khó chấp nhận. Bởi lẽ, không phải chỉ có giáo dân, mà tất cả mọi người đến đây để cầu nguyện, xin ơn bình an, xin Mẹ yên ủi chúng con đều không muốn nhìn thấy kẻ vô thần, hại đạo ngồi trên nơi cao kia nhìn xuống. Như thế, sự hiện diện này được coi như là một  thứ  “điều kiện” của cái lệ xin – cho của nhà nước. Nghĩa là, qúy tôn giáo xin được tổ chức những buổi lễ lớn, tuy là thuần túy của tôn giáo, nhưng có hiện diện của cả khách nước ngoài thì cũng phải mời cả đại diện của nhà nước đến dự và đọc diễu văn. Dù cái diễu văn của nhà nước chưa đọc thì ngưòi ta đã biết rõ nội dung của nó chỉ là những xảo trá tuyên truyền cho thế giới biết là ở Việt Nam có tự do tín ngưỡng. Người ngoài thì xấu hổ thay cho những hành động này, nhà nước Việt cộng thì không.

Trong khi đó, tại Hà Nội, như một biểu tượng cho những người đi tìm Tự Do, Sự Thật và Công Lý. Ngày 20-9-08 , trong cuộc họp chung với UBNDTP Hà Nội để giải quyết về quyền sở hữu khu nhà đất TKS, thuộc tài sản của  tòa TGM Hà Nội. TGM Ngô quang Kiệt đã công khai đặt vấn đề với nhà nước phải phá bỏ, tháo gỡ cái lệ xin – cho mà họ đã áp đặt trên các tôn giáo từ khi nắm công quyền. Bởi vì: “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ xin – cho“. Nghĩa là GM Kiệt muốn xác định cả cái quyền tự do sinh hoạt tôn giáo đều thuộc về ngưòi dân, chứ không phải chỉ có cái quyền tự do theo đạo mà thôi. Đây là một sự kiện lớn có thể dẫn đến việc thay đổi cả bộ mặt đất nước. Kết qủa, sự tự do sinh hoạt trong tôn giáo không có. Trái lại tất cả mọi dự án thuộc TGP Hà Nội, từ trung ương đến địa phương, ngoài cái lệ xin cho vốn đã có những điều kiện khắt khe từ trước, nhà nước còn chủ động tạo ra thêm nhiều khó khăn, dẫn đến việc làm tê liệt đời sống hoạt động Mục vụ của TGP. Tạo nên một lý do sâu sắc, khiến Ngài phải từ nhiệm.

Và còn rất nhiều trường hợp khác như câu chuyện dưới đây:

Hai vị LM có thời từng học chung trường và chung một Giáo phận. Một hôm cả hai gặp nhau trao đổi ý định xin giấy xuất cảnh, ra hải ngoại để vận động người thân quen, mạnh thường quân, giúp đỡ tài chánh để về xây dựng lại ngôi thánh đường mái tôn, vách đất đã xuống cấp mà giáo dân thì không có khả năng đóng góp nhiều. Ít năm sau, một vị thì đang chạy đông chạy tây, mời khách đến dự khánh thành nhà thờ mới. Một vị vẫn chưa qua cửa ải phỏng vấn để được xuất cảnh:

- Bác làm thế nào mà công việc chạy nhanh thế?

- Mình mất cả mấy tháng trời, đi không lại về không. Sau có một người giáo dân trong xứ đề nghị là lên thành phố, xin cái giấy giới thiệu của một vị trong ủy ban đoàn kết xem thế nào. Kế qủa, khi trở về tỉnh là giấy xuất cảnh được thuận. Tôi đi ra ngoại vài chuyến và được đồng bào hảo tâm trợ giúp.

- Họ có thần thế lắm à?

- Thần thế gì. Trong nhà là sâu là mọt, nhưng  mình lợi dụng được sâu mọt để xong chuyện của mình thì tôi cũng phải liều một chuyến. Không ngờ thành sự!

- Mình rất kém về ngoại giao kiểu trao đổi này.

- Cha cứ nghe tôi, sen trong bùn mà hoa rất tươi đẹp, chỉ cần mình không mang theo mùi bùn là được! Hơn nữa, gặp cái thời thế đảo điên vô luật lệ này, mình chỉ mặt kẻ phản bội, có khi lại lỡ việc. Nó đã chủ trương tạo cho nhau cái thế như vậy. Mình muốn bước qua, e rằng qúa khó…

- Chúa ơi! C’est la vie!

Câu chuyện này là sự thật hay sao? Thưa, chỉ nói lên được một phần nhỏ của sự thật thôi. Bởi vì, có một sự thật rất thật là:

Cộng sản có đủ mọi thứ giấy tờ để chứng minh, tuyên truyền rằng có tự do tôn giáo tại Việt  Nam. Họ hoàn toàn không can dự gì vào việc đào tạo và phong chức cho những tân chức trong các tôn giáo. Trong thực tế, mỗi khi giáo phận muốn phong chức cho những nhân tuyển đã đủ điều kiện học hành, tu đức thì đều phải nộp danh sách cho nhà nước duyệt trước. Nghĩa là kẻ duyệt có toàn quyền  quyết định xem trong cái danh sách ấy ai được giữ lại và ai bị loại ra ngoài. Sự việc duyệt danh sách này không chỉ nằm ở cấp phong chức LM mà còn có thể ở những cấp cao hơn nữa? Nghe nói chuyện khởi đầu là do chính nhóm tứ nhân bang đã tạo ra tiền lệ trong việc nhờ Nguyễn Hộ và ban tôn giáo vụ ở Sài Gòn đẩy Đức TGM Nguyễn Văn Thuận ra khỏi Sài Gòn. Chuyện đẩy đi thành công thì chuyện về cũng phải có ý kiến của nhà nước. Và người đầu tiên bị ảnh hưởng trong chuyến về  Sài Gòn là Đức GM Huỳnh Văn Nghi, xảy ra sau khi ông Huỳnh Công Minh trở lại Viêt Nam sau chuyến đi Rôma. Đến nay, cái lệ Xin – Cho đã thành nếp và  tạo ra những sự kiện nghiêm trọng đầy tai hoạ:

1. Cài người vào phá hoại: Gài các đảng viên, những thành phần bất  hảo vào giả tu trì để phá hoại tôn giáo, mà những vị có thẩm quyền, nếu biết, cũng không dám loại những kẻ này ra khỏi danh sách khi đệ nộp cho nhà nước.

2. Tập gian dối cho tôn giáo: Có nhiều vị đạo đức chân tu, nhưng không biết “ngoại giao”  đút lót cho nhà nước, hoặc gia đình không có tiền, tên của họ có nhiều cơ hội bị loại ra khỏi danh sách do đề nghị của địa phương vì lý do lý lịch! Một khi tên họ đã bị loại ra thì không ai dám phong chức cho những vị này. Ngoại trừ Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt

Đấy là cái “gía” của ân huệ Xin – Cho. Ai thật, ai giả? Ai thực tình làm việc vì Chúa, vì giáo hội, vì tôn giáo? Ai làm việc cho bác đảng? Không một ai biết, ngoại trừ kẻ trong cuộc. Một khi, trong lòng tôn giáo đã có sự hoài nghi, không còn niềm tin nơi nhau, thiếu sự hiệp thông, chỉ còn lại những toan tính thì đời sống tôn giáo cũng chỉ còn là cái vỏ bọc, không còn sự sống đích thực trong sự hiện hữu của Thần Linh. Nghi lễ, kinh sách khi ấy dễ trở thành cái vỏ để che lấp lối sống gian dối, là một lối sống mà cộng sản tôn thờ và người bị cài đặt vào đã tự nguyện sống theo cái giả hình ấy. Như thế, chính lối sống gian dối của cộng sản là một định nghĩa gắn kết cho lối sống theo chủ nghĩa vô tôn giáo của chúng.

Nói cách khác, sách lược vô tôn giáo mà cộng sản chủ trương chính là sự việc thúc đẩy, thực hiện cuộc sống gian dối trong tôn giáo, hơn là sự việc xóa sổ, không còn tôn giáo trong xã hội. Bởi vì, Tôn giáo là cuộc sống của Sự Thật, của Chân Lý của Niềm Tin lành thánh. Nhưng khi sự gian dối đã được thực hiện ngay trong đời sống tôn giáo thì Sự Thật, Chân Lý sẽ dần dần bị loại trừ. Không còn Chân Lý, không còn Sự Thật thì không còn tôn giáo. Nghĩa là, khi niềm tin về Sự Thật, về Chân Lý về sự Thánh Thiện trong tôn giáo không còn, tôn giáo sẽ tự rã, hoặc chỉ còn cái vỏ bọc với nhiều vết thương. Như thế, việc cố tạo ra gian dối trong tôn giáo, theo tôi, chính là điểm căn bản, là ý nghĩa đích thực của chủ nghĩa vô tôn giáo mà cộng sản chủ trương, theo đuổi, thực hiện, hơn là việc chúng muốn xóa sổ các tôn giáo trong xã hội.

Thật vậy, vì ấu trĩ và vì mặc cảm phát sinh từ sự thấp hèn trong xã hội, (K. Mark cũng chỉ là kẻ ăn bám, sống nương nhờ vào kẻ khác) cộng sản như những kẻ nô lệ chưa được giáo hóa, bỗng nhiên chiếm được quyền lực nên không thể hiểu được ý nghĩa của quyền lực xã hội, quyền lực nhân bản là gì. Từ đó, cộng sản chỉ biết dùng bạo lực, khủng bố để phá hủy luân thường đạo lý trong xã hội, và đẩy xã hội ngụp lặn vào cảnh sống loạn thường, không nhân tính. Theo đó, đời sống đạo đức, luân lý xã hội Việt Nam ngày nay bị xuống cấp là phản ảnh trực tiếp từ cái căn bản vô đạo của chế độ cộng sản. Nó được thể hiện rõ nét trong việc chế độ này thúc đẩy, giáo dục, nuôi nấng và tạo ra gian dối ở mọi nơi, mọi chốn. Từ học đường cho đến môi trường xã hội đều phải gian dối, thấp hèn để tồn sinh.

Riêng với tôn giáo, cộng sản còn chủ trương sử dụng bạo lực để áp đặt lên các tôn giáo hệ thống Xin – Cho, ngõ hầu đạt đến mục đích là gian dối hóa đời sống của tôn giáo để loại trừ Chân Lý, Sự Thật, Thánh Thiện ra khỏi cuộc sống của con người. Để từ đó, cộng sản sẽ đồng hóa cái gian dối của cộng sản với xã hội và tôn giáo, rồi buộc con người quy phục và tin vào cái duy vật biện chứng hiện thực: Đảng cho anh danh vọng chứ không phải Chúa Trời hay Thần Linh! Nghĩa là, đảng là sự hiện diện, còn Thần Linh thì không! Đó là lý do trả lời tại sao họ đặt ra lệ xin cho và tìm cách đưa hình ảnh của Hồ chí Minh vào chùa, nhà thờ. Để đưa tà ác thần trên thần quyền

Dĩ nhiên, khi muốn thực hiện công tác này, cộng sản sẽ từng bước từng bước xiết chặt lệ xin cho với những điều kiện được áp dụng riêng cho từng cá nhân. Khi một người muốn được việc cho mình, dù trong ý muốn tốt, có khi việc của tập thể sẽ không hay. Một ông thầy muốn chịu chức phải đút tiền để có tên trong danh sách được phong chức Linh Mục (điều này đã xảy ra). Tiền có thể ông không có, nhưng nhiều người đứng ra vay mượn cho ông. Khi ông làm Linh Mục thay vì phải sống xa lánh tiền của để phục vụ cho đời sống tinh thần dân Chúa. Nhưng vì món nợ của ngày chịu chức, buộc ông phải tìm tiền để trả nợ. Không phải nợ không mà cả vốn lẫn lời. Khi ấy, đời sống tinh thần cho nhà Chúa sẽ ra sao? Rồi giáo dân càng ngày càng nghe biết thêm nhiều trường hợp như thế, tôn giaó sẽ đi về đâu? Liệu có bước vào cuộc phá sản niềm tin hay không?

Ấy là chưa kể đến việc vị chức sắc này đã bị cộng sản “nắm”, giữ những điều kiện ngay từ trước khi nhận chức. Liệu ông có đủ can đảm chống lại những công việc gian dối của chúng? Hay sẵn sàng tham gia vào những công tác của chính quyền cộng sản, và được chúng ưu đãi thêm nhiều đặc quyền đặc lợi? Hoặc giả, giữ im lặng trước những hành động bạo ngược vô đạo của chúng vì đã trót nhận ân huệ? Dẫu nằm ở trong  trường hợp nào thì cũng đều giúp vốn cho việc phá sản niềm tin mau hơn mà thôi.

Như thế, chủ trương vô tôn giáo của cộng sản không phải chỉ là việc muốn xóa sổ tôn giáo ở trong xã hội cộng sản, nhưng còn là việc thúc đẩy gian dối hoá đời sống tôn giáo để tiêu diệt niềm tin vào Chân Lý, Sự Thật và Thánh Thiện của tôn giáo.

Điều tôi vừa viết, có lẽ mọi người  đều biết và đều có thể cảm nghiệm được. Nhưng nếu buộc phải chứng minh cho từng trường hợp thì không ai có thể làm được. Bởi lẽ, nó là cái chìa khóa mang ẩn số của cuộc chiến giấu mặt. Sẽ chẳng tìm ra bằng chứng. Người trong cuộc gian dối thì chối cãi và người ngoài thì vô kế chứng minh. Có chăng chỉ dựa vào những việc làm, lý lẽ, lời nói của họ để mà dẫn chứng, suy luận mà thôi. Liệu viết như thế, người viết có bị kết án là hàm hồ, hay là vạch áo cho ngưòi xem lưng không? Điều đó cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên:

Tôi không nghĩ thế. Trái lại, nếu không dùng cái cuốc mà cuốc xuống đất thì cũng không gieo được hạt giống mới! Không thấy được sâu bọ đang phá hoại cây trái. Nói cách khác, khi công khai hóa cái lệ xin cho xấu xa của cộng sản áp đặt trên tôn giáo là lúc chúng ta đang giải cứu tôn giáo ra khỏi cái ách của cộng sản. Phần bạn, bạn nghĩ sao? Có hay là không có các Linh Mục, Giám Mục, Đại Đức, Thượng Tọa là những đoàn đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam? Kế đến, các tôn giáo có nên lên tiếng công khai về những trường hợp này để loại trừ gian dối ra khỏi đời sống của tôn giáo hay không? Hay nên giữ im lặng để cho người ta tưởng tôn giáo của mình không bị cộng sản xâm nhập, điều hành?

Tạm thay lời kết. Trong cuộc chiến giấu mặt này, cộng sản là những kẻ hoàn toàn chủ động và vạch ra đường đi nước bước mà các tôn giáo thật khó thoát ra khỏi cái vòng vây của chúng. Nếu tiếp tục giữ im lặng, hoặc né tránh giải quyết mạnh mẽ những trường hợp cụ thể như nhóm tứ nhân bang và những nhân sự trực tiếp tham dự vào sinh hoạt của các tổ chức do cộng sản điều hành, vì họ đã vi phạm sắc lệnh năm 1949 của Đức Pio XII. Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung, lần hồi sẽ trở thành những tác nhân bảo vệ cho chính cuộc chiến triệt hạ niềm tin, Sự Thật, Chân Lý và Thánh Thiện của tôn giáo. Và biết đâu, vô tình trở thành những mắt xích giúp cho cộng sản có cơ hội thực hiện gian dối hóa đời sống tôn giáo, để dần đi vào cái chủ trương vô tôn giáo của chúng? Tệ hơn, khi hình ảnh của Hồ chí Minh đã lấn vào trong chùa, trong nhà thờ thì đời sống của tôn giáo ra sao?  Đạo đức, Thần Thánh được đánh gía ngang hàng với ác quỷ chăng?

Hẳn nhiên, mọi người sẽ trả lời là không. Không bao giờ. Tuy nhiên, khi trả lời là không, chúng ta có hiểu rõ ràng, hay có biết: Cái ân huệ Xin – cho và thái độ tiêu cực, giữ im lặng hôm nay chính là cánh cửa mở ra để cho ta đi vào cái tai họa ấy hay không?

© Bảo Giang

© Đàn Chim Việt

Phản hồi