WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài suy nghĩ về việc sửa đổi Hiến pháp?

Những ngày này, báo chí trong nước, giới thạo tin và những người có quan tâm đến tình hình đất nước đang bàn tán về việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Các đại biểu Quốc hội, nhà báo, luật gia, kinh tế gia… đã hăng hái đưa ra rất nhiều ý kiến đóng góp xung quanh vấn đề thủ tục, nhân sự tham gia cố vấn dự thảo Hiến pháp sửa đổi, những định hướng và nội dung cụ thể cho việc sửa đổi. Mặc dù còn nhiều người hoài nghi về hiệu quả của việc làm này nhưng không ít người đặt những hi vọng nhất định vào nó.

Về luật học, Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, đóng vai trò chỉ đạo các luật. Về chính trị, Hiến pháp là một cái khung định hình những nguyên tắc chính trị cơ bản, thiết lập hình thức chính thể, cấu trúc Nhà nước của một quốc gia. Cũng như bất cứ một định chế chính trị xã hội nào, Hiến pháp phải được linh động thay đổi theo thời gian cho thích hợp với các điều kiện cụ thể của quốc gia. Không thể phủ nhận rằng, sau một khoảng thời gian nhất định, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của một quốc gia sẽ có những thay đổi và việc tu chính một bản Hiến pháp là rất cần thiết để làm cho văn bản mang tính cốt lõi pháp lý và chính trị này phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Nếu không, Hiến pháp lỗi thời sẽ ngăn cản những tiến bộ xã hội.

1/ Thay đổi nhiều nhưng không căn bản

Từ năm 1945 tới nay, Nhà cầm quyền cộng sản đã ban hành bốn bản Hiến Pháp (1946, 1959, 1980 và 1992) và ngay chính bản Hiến pháp 1992 hiện hành cũng đã được bổ sung, sửa đổi một lần mới đây vào năm 2001. Thay đổi là cần thiết, nhưng khi người ta thay đổi quá nhiều lần và khoảng cách giữa hai lần thay đổi quá ngắn khiến chúng ta không thể không suy nghĩ.

Việc bỏ đi một Hiến pháp cũ để thay bằng một Hiến pháp mới, hay việc tu chính một bản Hiếp pháp hiện hành là một việc hệ trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Việc làm này phải song hành với thiện chí tiến bộ của Nhà cầm quyền, nhận thức và sự đóng góp của người dân trong việc xây dựng Hiến pháp, trình độ lập pháp của Quốc hội, hiện trạng quốc gia… Sự thay đổi, sửa đổi chóng vánh và chắp vá chỉ thể hiện một điều là người ta muốn đối phó tình thế, thiện chí giả tạo và xoa dịu những căng thẳng bề nổi hơn là thực tâm thúc đẩy tiến bộ. Hơn nữa, việc thay đổi tùy tiện đối với một văn bản có tầm quan trọng như thế của những người cộng sản trong bao nhiêu năm qua  làm cho ta thấy thái độ coi thường Hiến pháp của họ. Đối với họ, Hiến pháp không phải là  bản cam kết, mà chỉ là cái công cụ trong tay, muốn định đoạt thế nào tùy nghi. Và sự thiếu vắng tiếng nói đóng góp của các tầng lớp dân chúng cũng nói lên rất nhiều cái vai trò mờ nhạt, mang tính danh nghĩa của định chế quan trọng này ở Việt Nam.

Chúng ta hãy nhìn vào Hoa Kỳ, từ một quốc gia mới giành độc lập (13 bang với dân số khoảng 2,5 triệu người) đã trở thành một siêu cường kính tế, chính trị, quân sự (50 bang với dân số hơn 308 triệu người) trong khoảng hơn 200 năm chỉ có duy nhất một bản Hiến pháp. Hiến pháp Hoa Kỳ được soạn thảo năm 1787, cách đây 224 năm (dù đã trải qua 27 lần tu chính) đến nay vẫn có hiệu lực pháp luật. Hay ngay cả một quốc gia rộng lớn, dân số đông, thành phần tôn giáo và sắc tộc phức tạp như Ấn Độ từ năm 1950 (3 năm sau ngày độc lập) đến nay duy chỉ có một bản Hiếp pháp (với nhiều lần tu chính Hiếp pháp). Còn Trung Quốc, một quốc gia cộng sản sát vách Việt Nam từ khi Mao Trạch Đông nắm quyền lãnh đạo toàn bộ Đại lục đã có bốn bản Hiến pháp thay nhau ra đời (năm 1954, 1975, 1978 và 1982), riêng Hiến pháp hiện hành (năm 1982) cũng đã nhiều lần được tu chính. Ở Việt Nam, bao lần Hiến pháp thay đổi, nhưng những bất cập và khiếm khuyết gốc rễ về chế độ chính trị, hình thức chính thể, sự phân chia quyền lực Nhà nước, quyền tư hữu đất đai… vẫn tồn tại.

Ở một quốc gia dân chủ, Hiếp pháp đạt trình độ lập pháp cao với thủ tục nghiêm ngặt, có nội dung hoàn chỉnh và thống nhất, nêu lên cơ sở pháp lý và chính trị mang tính nguyên tắc và cốt lõi. Dù trải qua thời gian dài nó vẫn giữ nguyên giá trị bất hủ; và chỉ cần sửa đổi, bổ sung một số vấn đề mới cho phù hợp với sự phát triển của lịch sử đất nước thì nó có thể có hiệu lực pháp luật vượt thời gian. Còn dưới các chế độ độc tài, Hiến pháp chỉ như một thứ đồ chơi, biến dạng tùy theo sở thích của tầng lớp lãnh đạo. Thực tế cho thấy, Hiến pháp thường hay bị thay đổi bởi các chế độ độc tài. Có hai trường hợp, một là những nhà độc tài lên nắm quyền nhờ một bản Hiến pháp dân chủ như Hitler chẳng hạn sẽ quay ngược lại thay đổi Hiến pháp đó bằng một bản Hiến pháp mới có lợi cho ông ta trong việc thâu tóm quyền lực. Hai là, những chính thể độc tài đang cai trị với bản Hiến pháp phi dân chủ do chính họ làm ra, cũng thường thay đổi nó theo từng thời kỳ để né tránh việc giải quyết những bức xúc trong nước.

Thật buồn cười khi một việc tốn nhiều thời gian, tâm sức chuyên gia và công quỹ quốc gia, chẳng mang lại sự thay đổi và hiệu quả cụ thể nào lại cứ được truyên truyền và liên tục thực hiện. Tiền thuế của dân đâu phải được nộp để các nhà lãnh đạo thỉnh thoảng mang Hiến pháp ra đổi Hiến pháp mới, hay sửa lại cho có công có việc mà làm!

2/ Ý chí của ai?

Nhiều người đã đóng góp ý kiến rằng nên xây dựng một bản Hiến pháp mang tính chất của một khế ước (khế ước trao quyền của người dân cho những người sẽ đại diện họ lãnh đạo quốc gia, đồng thời những người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước nhân dân khi không thực hiện được những điều mình cam kết). Mong ước có một Hiến pháp như một khế ước là mong ước chính đáng của người Việt Nam từ bao năm qua. Thế nhưng, điều kiện tiên quyết để Hiến pháp được coi  là khế ước khi nó được lập nên và  phê chuẩn bởi một Quốc hội đại diện cho nhân dân (do nhân dân bầu lên một cách minh bạch và công bằng). Mỗi một đại biểu Quốc hội phải gánh vác trách nhiệm được dân giao phó, ý chí chính trị của họ chính là ý chí của nhóm người mà họ đại diện. Hiến pháp hay bất cứ đạo luật nào đều được tạo nên bởi Quốc hội thì trước tiên ta khẳng định nó thể hiện ý chí của Quốc hội. Nếu Quốc hội thực sự đại diện cho nhân dân thì bản Hiến pháp ấy cũng thể hiện ý chí người dân. Và như cái cách mà tôi luôn đề cao, mọi thứ đều mang cái bản chất và ý chí của những nhân tố tạo ra nó. Một bản Hiến pháp do những người đại diện cho Đảng tạo ra thì nội dung của nó chỉ thể hiện ý chí của Đảng. Vậy làm sao ta có được một  khế ước (hợp đồng) công bằng khi những người lãnh đạo cứ tự biên tự diễn, người dân chỉ việc ký và thực hiện? Đó là vấn đề về thủ tục.

Tiếp đến là vấn đề nội dung. Người dân và các chuyên gia được tham gia vào những nội dung sửa đổi này ở mức độ nào?! Hay đó chỉ là sự “tiếp nhận cởi mở” các ý kiến đóng góp, để rồi cuối cùng đâu lại vào đó, nội dung sửa đổi chỉ là những văn bản đặt trên bàn làm việc Trung ương Đảng; Quốc hội chỉ việc nhắm mắt thông qua, còn người dân chẳng mảy may biết gì. Đó là chưa kể đến một cuộc trung cầu dân ý là không thể thiếu cho một tu chính án Hiến pháp. Cứ giả định rằng, những đại biểu Quốc hội “Đảng cử dân bầu” này dù không có trưng cầu dân ý, dù không tham khảo ý kiến chuyên gia vẫn đưa ra được những nội dung sửa đổi cực kỳ tiến bộ, hợp lòng dân, thể hiện ý chí người dân. Thì có gì đảm bảo được rằng Hiến pháp sửa đổi này sẽ được tôn trọng? Chúng ta đều biết rằng một bản hiến pháp cực kỳ tiến bộ cũng chỉ là một cái “hàng rào giấy”. Có ai ngăn cản được nhà cầm quyền vi phạm nó? Riêng cái đuôi “theo quy định của pháp luật” cũng đã mở ra một con đường thênh thang cho sự ra đời của các đạo luật vi hiến. Người ta cố tình làm cho Hiến pháp phụ thuộc vào luật chứ không phải ngược lại. Khi làm luật, hoặc ra các nghị định, sắc lệnh, người ta sẽ quăng Đạo luật cao nhất này vào một xó. Để bảo vệ Hiến pháp, nhiều người nghĩ đến một Tòa bảo hiến. Nhưng khi chưa có tam quyền phân lập thì Tòa bảo hiến cũng bằng thừa. Và khi chưa có xã hội dân sự và đa đảng thì tam quyền phân lập cũng chỉ là trên danh nghĩa. Có đa đảng và xã hội dân sự mạnh mẽ, thẩm phán sẽ không dính dáng gì đến Đảng phái, chỉ làm việc theo lương thức và dưới sự giám sát của người dân. Còn khi chỉ có một Đảng cầm quyền và xã hội dân sự hầu như không có thì dù có tam quyền phân lập chăng nữa, tất cả thẩm phán kể cả thẩm phán Tòa bảo hiến (cũng như các quan chức hành pháp và tư pháp) sẽ thống nhất làm việc theo lệnh Đảng và không cần để ý đến phán xét của dân. Một ví dụ gần đây nhất là : bất chấp sự tồn tại của điều 69 Hiến pháp, chính quyền Hà Nội đã ra một thông báo cấm người dân biểu tình chống Trung Quốc. Đến nỗi dù nó không có chữ ký thì vẫn có hiệu lực pháp luật, bằng chứng rõ ràng là nhiều người đã bị bắt vì biểu tình, và cuối cùng chính quyền Hà Nội đã tạm dẹp yên các cuộc biểu tình yêu nước. Ở cái xứ sở này, một bản thông báo không chữ ký có giá trị hơn Hiến pháp!

Người ta tốn nhiều tâm sức và giấy mực để đóng góp nội dung này nội dung kia vào dự thảo Hiến pháp. Chưa nói đến việc Đảng có thực lòng ghi nhận ý kiến đóng góp hay không, thiết nghĩ chữa bệnh phải chữa từ gốc rễ. Cũng như vậy, những tiến bộ phải phát triển từ căn cơ thì mới thực chất và bền vững, chứ không phải cứ úp cái Hiến pháp tiến bộ lên nền chính trị thì dân sẽ bớt khổ, nước sẽ bớt loạn. Mặc dù một Hiến pháp tiến bộ sẽ là cơ sở pháp lý cho những vận động dân chủ tiệm tiến, nhưng đó là cả một quá trình lâu dài nếu chưa kể việc này phụ thuộc rất nhiều vào mối tương quan về thế và lực giữa nhà cầm quyền và người dân. Khi viết những dòng cuối bài này tôi đang nghĩ đến một câu ông bà mình thường nói: “cậy người chi bằng cậy mình”!

Tam Kỳ ngày 7 tháng 9 năm 2011

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

24 Phản hồi cho “Vài suy nghĩ về việc sửa đổi Hiến pháp?”

  1. Khổng Đức Thiên Tâm says:

    Gửi Thục Vy
    Lời đầu, bác gửi lời chúc tốt lành nhâ

  2. D.Nhật Lệ says:

    ĐÀNG VẪN CHƠI TRÒ BỊP
    Cái trò góp ý thật.. tốn lời
    khi bí,đảng vờ vịt buông lơi
    nếu gặp khó khăn,ông giả lả
    còn quen bạo ngược,ngài ưa thoi
    ngất ngư mấy bận,dân đành chịu
    tráo trở bao lần,đảng chưa thôi
    mềm nắn rắn buông tuỳ giai đoạn
    quanh đi quẩn lại,vẫn trò chơi !

  3. Dân nghèo Đà nẵng says:

    Trời ơi ! Trò lừa đảo của 4 tay phản quốc giả đò làm để dân mình tin là chúng nó đang nghe tiếng nói của trí thức đó thôi . Chúng đang diễn kịch đó . Mình đọc tim tụi nó lâu rồi . Trong đảng cộng sản , càng lừa -đóng kịch giỏi thì càng ngồi ghế cao .
    Cụ Hồ ngày xưa cải cách ruộng đất giết bà Nguyễn Thị Năm xong rồi cụ khóc như thật . Đúng là thiên tài về lừa bịp và đóng kịch .
    Các trùm lừa đảo ở Việt nam nên thờ cụ .

  4. ĐẠI NGÀN says:

    NHÂN DÂN VÀ HIẾN PHÁP

    Nhân dân, hay dân tộc, là mọi con người có cùng nguồn gốc lịch sử, và hiện đang có mặt trên một đất nước nào đó. Nhân dân, hay nói chung người dân, là những người họp thành, hay làm nên một quốc gia, hay dân tộc một cách liên tục. Tất nhiên, nói đến nhân dân là nói đến mọi thành phần, mọi giai cấp họp thành nhân dân đó. Nhưng các thành phần hay giai cấp gì đi nữa, thì nhân dân cũng chia ra làm 3 thành phần, hay 3 yếu tố nhất định. Nổi bật nhất là tầng lớp trí thức và tinh hoa. Kế đến, quảng đại người dân nói chung, hay mọi người lao động chân tay, lao động dịch vụ nói chung. Cuối cùng, một thiểu số thành phần ít nhất, nhưng thấp kém, hoặc cặn bã nào đó về mọi mặt, mà bất kỳ một dân tộc, hay thời đại nào cũng có. Đây chỉ là một sự thật khách quan không thể nào chối cãi được. Thế thì, quan trọng nhất chính là thành phần tinh hoa, thành phần trí thức. Tinh hoa là yếu tố tài năng chọn lọc, trong tất cả mọi phương diện, mọi lãnh vực của một dân tộc. Trí thức được hiểu là nội dung, nhưng không phải là hình thức. Trí thức nếu được hiểu là những người có học thức, có bằng cấp, có học vị, thì chỉ đúng một phần mà hoàn toàn chưa đủ. Trí thức đúng nghĩa phải là những người thật sự có ý thức hiểu biết và có năng lực nhận thức. Đó là cái tầm, cái tâm của người trí thức. Trái lại, không có được các giá trị đó, cũng chỉ là trí thức dỏm, trí thức cuội, và thực chất chẳng ích lợi gì cho ai cả. Nên trí thức tất yếu phải là thành phần có hiểu biết, có năng lực lý luận khách quan, có sự nhận thức trung thực, chính xác, có năng lực tạo được dư luận xã hội và hướng dẫn được xã hội theo hướng tốt, hướng tích cực, nhất là đối với dư luận toàn dân nói chung. Trí thức đích thực như thế, mới thật sự là thành phần tiên phong của xã hội, và của cả lịch sử. Tuy nhiên, theo nguyên tắc dân chủ, tự do, của pháp lý tự nhiên, thì mỗi người công dân, mỗi thành viên đã thành niên trong xã hội, mỗi người đều đồng đẳng có mỗi lá phiếu. Đó là sự công bằng, và sự bình đẳng khách quan, không thể nào làm khác đi, chối bỏ, hay bài xích được. Thế nên, hiến pháp nói chung, buộc phải xây dựng trên ý chí của toàn dân. Tức phải lấy theo ý kiến chung của đa số. Điều đó lại càng nói lên tính chất hết sức quan trọng của giới trí thức đích thật thật sự, bởi vì đây chính là đầu tàu để hướng dẫn dư luận. Có nghĩa, một xã hội dân chủ tự do đích thực, phải là một xã hội có báo chí tự do, có truyền thông tự do. Cho nên, nếu có các cá nhân nào đó, hay tập thể nào đó, hoặc nhóm nào đó, lực lượng nào đó, kể cả đảng phái nào đó, lại tự nhận mình là giới tiên phong, tự cho mình là sáng suốt hơn mọi người khác, tự mệnh danh mình là ý thức của giai cấp, của lịch sử, theo cách chủ quan, tự phong nào đó, để cho rằng mình có quyền lèo lái xã hội, mình có quyền thai nghén ra được một hiến pháp để mọi người phải tuân theo, thì thực chất, hiến pháp đó cũng chỉ là sản phẩm của một thiểu số phiến diện, phản tự do dân chủ, mà không phải là hiến pháp thật sự của sự tự do dân chủ. Bởi bản thân hiến pháp chính là luật mẹ, là luật đầu tiên quan trọng nhất để tạo ra nền của luật pháp về sau, hay tạo mọi văn bản luật pháp phát sinh khác, cho nên vai trò và ý nghĩa của hiến pháp, thật sự vô cùng quan trọng và quyết định. Một xã hội, một dân tộc, một đất nước thực chất có sáng suốt hay không, là tùy vào bản văn của hiến pháp đó có sáng suốt hay không. Nếu một bản văn hiến pháp mà tăm tối từ thế kỳ này sang thế kỷ khác, thì dân tộc và đất nước đó thực chất cũng chỉ có thể bị mãi mãi tăm tối như thế. Cho nên, người làm luật pháp, người muốn xây dựng hiến pháp, không thể tắc trách, chủ quan. Ngược lại, những người nào chỉ có xem hiến pháp thuần túy như là công cụ chủ quan, riêng tư, độc đoán cho một quan điểm duy ý chí, hay chỉ vì lợi ích cá nhân hoặc bè nhóm nào đó của mình, thì hiến pháp đó thực chất nhất định không thể phải là hiến pháp của toàn dân, mà chỉ là hiến pháp của nhóm, hay của bè phái nào đó. Bởi thế, những người đề nghị xây dựng hay sửa đổi hiến pháp, phải là những người tâm huyết, có trách nhiệm, có ý thức, hay những nhà dân chủ thật sự, tức những nhà luật học có uy tín, những người có ý thức trách nhiệm với quốc gia, dân tộc thật sự. Còn như những người soạn thảo hiến pháp mà chỉ là những kẻ công bộc của giới cầm quyền, lãnh đạo, làm theo lệnh để ăn lương, hay chỉ là các thứ xu phụ, điếu đóm ăn tàn một cách thấp kém, vô ý thức, vô trách nhiệm, mà thời nào cũng có, lúc nào cũng có, thì sản phẩm hiến pháp đó thực chất cũng chẳng để làm gì. Nên nói chung lại, sự xây dựng một hiến pháp, hay sửa đổi một hiến pháp, chính là ý thức xã hội, là lương tâm trách nhiệm đối với đất nước, đối với quốc gia. Tức phải theo sự quyết định và ý muốn sáng suốt của toàn dân. Còn nếu không như thế, hay trái ngược lại điều đó, thì thực chất hiến pháp đó cũng chỉ là hiến pháp riêng tư của một thiểu số, mà không phải là hiến pháp của toàn dân hay của chung đất nước thật sự. Cho nên, chỉ có ý thức tôn trọng dân tộc thật sự, tôn trọng nhân dân thật sự, dứng đàng sau pháp luật, đứng bên dưới pháp luật, thì mới thật sự có ý thức tôn trọng hiến pháp. Còn ngược lại, những người nào chỉ muốn đứng trên pháp luật, chỉ muốn đứng đầu, cầm đầu pháp luật, chỉ muốn tự mình là ra hiến pháp, pháp luật để bắt mọi người phải tuân theo, thì hiến pháp đó tất yếu và thực chất không phải nào là hiến pháp của toàn thể nhân dân hay toàn thể đất nước nói chung.

    Võ Hưng Thanh
    (09/9/11)

    • Nguyen V N says:

      Thưa ong Võ hưng THanh

      Thường thì toi khong thèm đọc bài ong lúc nào cũng là benh vực chính quyền.
      Toi ngạc nhien bài này ong có vẽ cong bằng. Toi đồng ý với ong khi ong nói

      Còn ngược lại, những người nào chỉ muốn đứng trên pháp luật, chỉ muốn đứng đầu, cầm đầu pháp luật, chỉ muốn tự mình là ra hiến pháp, pháp luật để bắt mọi người phải tuân theo, thì hiến pháp đó tất yếu và thực chất không phải nào là hiến pháp của toàn thể nhân dân hay toàn thể đất nước nói chung.”

      Toi mong ong xác định chữ “NGƯỜI NÀO” là CSVN thì toi bái phục ong và ong đã tự thay đổi.
      Nếu ong làm được vậy thì nhiều người cám ơn ong.

      Điều 4 HP CSVN là chưỡi cha dan toc VN đó nhu bạn LCL nói phía dưới
      Mong ong hồi am trong tình dan tộc.
      Tục ngữ Pháp có cau chỉ có những kẻ IMBECILES mới khong chịu thay đổi.

      Than mến

      Nguyen VN

      • ĐẠI NGÀN says:

        BÉ CÁI LẦM

        Rất cám ơn ông NV Nam đã nói toạc móng heo sự suy nghĩ của mình, khi ông viết “Thường thì tôi không thèm đọc bài ông Võ Hưng Thanh, vì lúc nào ông cũng bênh vực chính quyền”. Tâm lý của ông ở đây, chẳng khác tâm lý của một số người nữa hay xuất hiện trên mạng ĐCV, như Nguyễn Hữu Viện, Bùi Lân, hay Đào Công Khai chẳng hạn. Nay ông đã nói như thế, thì tôi cũng xin nói rõ. Tôi đáng lẽ không phải là người cần xuất hiện trên mạng, bởi vì tôi chỉ là người thuộc loại nhà thơ, và thuộc loại nhà tư duy triết học. Nhưng tôi sở dĩ cũng xuất hiện trên mạng, bởi vì tôi nghĩ mình là người VN, cần phải thể hiện ý thức chính đáng, cần thiết và hứu ích của một người VN. Cho nên, tôi không phải là người chống chính quyền hay bênh vực chính quyền, như ông đã nói. Tôi chỉ ủng hộ cái nào hay và chống lại cái nào xấu, không cứ đó là ai, thế thôi. Còn riêng tôi, không hề muốn can dự gì vào chính quyền nào cả. Bởi ông vốn tiên kiến như vậy, nên lâu nay ông không độc bài tôi, thật đáng tiếc. Bởi nếu đọc kỷ, và có suy nghĩ sâu sắc như nhiều người khác, hẵn ông đã không có tiên kiến như vậy. Tôi nói thật, tôi là người có ý hướng tranh đấu cho sự dân chủ, tự do đúng nghĩa, đúng đắn, là một người theo chủ nghĩa dân tộc trong sáng, nghiêm túc. Tôi không bao giờ là người theo chủ nghĩa Mác, là người mác xít, bởi vì đối với tôi, tư tưởng của Các Mác tôi cho hầu hết là nhảm nhí, ngụy biện, áp đặt, phi lô-gích, phản thực tế, thế thôi. Ngày nay, các con người như những Lê Duẫn, Trường Chinh, đều đã tiêu ra đất hết rồi, nên tôi mới có được hoàn cảnh thích ứng để nói ra thật điều này. Bởi vì, bản thân tôi luộn luôn coi khinh mọi sự độc tài, độc đoán, thậm chí theo cách thuần túy nông dân, giả tạo, như của các ông Chinh, ông Duẫn. Đấy, bản chất tôi là thế đó, còn ông muốn nói gì, hay suy nghĩ gì, thì tùy ông thích.

        Võ Hưng Thanh
        (12/9/11)

      • Nguyen V N says:

        Cám ơn ong Vo hưng Thanh đã hồi âm.
        Như ong và nhiều người đa ãiết, toi luon chủ trương phát huy tinh thần dan tộc và hoà giải dan toc. Chủ nghĩa Dan tộc là căn bản của tam hồn tôî. Toi luô^n thong cảm những người vì hoàn cảnh mà phải sống dưới lồng CS kể cả các đảng viên kỳ cựủ như ong đã biết đa số họ đã thất vọng với chế độ mà đã hi sinh rất nhiều.

        Toi nói vậy chớ nếu khong đọc bài ong sao toi trích lời ong được. Nhưng những lần khác toi đọc thong qua thì thấy bất ổn. Nen sự thay đổi 360 ° làm toi ngờ vực là vì CSVN hay dùng khổ nhục kế đễ gài anh em ta.

        Toi khong có gì chống cá nhan ong và luôn gi nhận khi ong nói phải. Toi khong bao giờ có định kiến là vì bao nam theo học các thầy Tay tạng toi tìm được hai chữ từ bi “COPASSION” và cảm thong.
        Nếu ong chủ trương tinh thần Dan tộc và bảo vệ giống nòi chống xam lăng. đòi hỏi mot hiến pháp đúng cho mo^;t chế độ đúng thì chúng ta sẽ gần nhau.

        Toi cũng mong người Bắc hay người CS hảy Cảm thong nỗi đắng cay mà chế độ CSVN và QT đã áp đặt họ trong nhiều thập niê^n nhất là bỏ tù hằng trăm ngàn người vo tọi dưới lá cờ Vàng. Đó là Crime contre l’Hmanité mà CSVN phải chịu tội với Lịch sử và thế giới.

        Vì vậy benh vực chính quyền issu một chế độ tàn hại và bắt bbớ dan lành thì toi khó mà chấp nhận được.

        Gần nhau đễ xay dựng một Việt Nam trong sáng trong tình Thương thì chúng ta phải là mot Quốc hay cng, Nam hay Bắc, HN hay QN, chủ nghĩa Dan tộc gắn liền chùng ta. Chủ nghĩa dan tộc là khong thể có CSQT hay VN.

        Lập trường HGDT và Đoàn kê^t chống ngoại xam và cho Tư Do dan chủ là trong Web

        http://lacotinhthuongvadoanketdantoc.weebly.com.

        Than chào ong và mong ong đừng đứng chung với một chế độ tàn bạọ bắt bợ fát xìt và phản dan tộc nhuCSVN hiện nay.mà hảy đứng với cuộc Cách Mạng dan chủ của toàn dan.

        Nguyen V N

      • ĐẠI NGÀN says:

        CÁNH CHIM NGOẠI HẠNG

        Người nào, người nảo, người nao
        Đọc thôi tự rõ chua vào ích chi
        Ông đừng khích tướng làm gì
        Tôi coi tướng thấp sá gì là vua
        Công danh phú quý bằng thừa
        Cũng cầm như rác hơn thua nỗi gì
        Ai người thế sự sân si
        Cũng xem như cỏ, quý gì thế gian
        Ý tôi như cánh đại bàng
        Từng không bay lượn hiên ngang giữa trời !

        VHT
        (12/9/11)

      • Nguyen V N says:

        Xin tiếp
        Viết xong thì mới thấy phần sau của đại Ngàn nên toi cũng phải tiếp lễ cho đủ bộ.
        Toi luon quí những người thích văn thơ triết lý. Toi khong làm thơ giỏi nen tránh làm.Ong nói toi có định kiến là hoàn toàn sai vì toi luô^n nghe ngóng tìm hiểu những gì mọi người nói. Biết mình biê^t người trăm trận trăm thắng.
        Thoi thì toi cũng mong ong hiểu các đối nhan hơn, tại sao họ chống đối và ghét ong quá vậy thì là phải có cái gì. Khi ong ann nói nghiem tùc thì có ai chưỡi ong đâu. Muốn giúp nước phải hoà đồng chịu đửng chịu đòn của quan gian. Toi mong ong thực hiện lời ong nói vì thường thì nóỉ dạy rất dễ nhưng thực hiện lời mình nói lại là chuyện khác xin trích lời ong:

        “Công danh phú quý bằng thừa
        Cũng cầm như rác hơn thua nỗi gì
        Ai người thế sự sân si
        Cũng xem như cỏ, quý gì thế gian ”

        Nếu ong thực hiện được 1/100 lời ong nói thì là đã tu cao rồi. Còn toi thì cứ khiêm nhường học đạo và ráng làm những gì đúng như lương
        tam chứ tu đến độ ong tự mãn thì chắc còn lau lắm.
        Nhưng có một điều mỗi ngày mỗi gìờ toi ráng tự kiểm điểm là mình có làm gì trái đạo khong ?

        Toi mới khám phá ra mình CHƯA ĐÌ đến đau cả chớ khong c bao gìò dám ngạo mạn nói rằng:

        Ý tôi như cánh đại bàng
        Từng không bay lượn hiên ngang giữa trời !”

        Bay giờ có thể ong phẩn nộ là toi lại nói toạt mòng heo nhưng một ngày đẹp trời nào đó ong sẽ cám ơn toi đã dám nói thật với ong.

        Than mền

        Nguyen V N

      • Võ Nam Quảng says:

        TÔI CHẲNG LÀ GÌ CẢ

        Tôi nhà thơ hay là nhà triết học
        Người bình thường hay người chẳng bình thường
        Mọi thứ ấy tôi xem đều tếu cả
        Hãy cứ nhìn như một ánh trăng suông
        Ai thì muốn làm mặt trời sáng chói
        Tôi cứ luôn vẫn thích cái bình thường
        Như không gian nâng mặt trời chói lọi
        Vì không gian mới vượt cả thời gian !

        VHT
        (13/9/11)

  5. HÒE. Tám Ký says:

    Đừng bao giờ trông mong vào những gì Cọng Sản nói hoặc hứa hẹn như đồng bào đã từng nghe và thấy bao nhiêu năm qua rồi. Ngày hôm nay ngay chính nhân dân tự quyết định lấy vận mệnh đất nước và quyền làm người của mình. Ngụy quyền ĐCSVN chỉ tuân thủ theo lệnh Quan thầy Trung Cọng chứ không thể nào làm theo nguyện vọng Quốc gia dân tộc,bởi lẽ chúng đã bị TC gài vào cái thế phải tuân thủ mà thôi, mỗi chuyến du hí Bắc Kinh của các quan đầu sỏ VC rồi sau đó?..Ông nào cũng cúi đầu hứa hẹn với những lời ngọt ngào lưu luyến tình Anh Em! “Dù hết nhà hết cửa qua cũng xin theo” Thế là Vận mệnh nước ta, không bằng những chiếc lá đa của Xẩm!.

  6. thanhtam says:

    Toi cam phuc HPV voi bai viet sac ben.
    Tac gia mo ta qua dung Hien Phap CSVN qua cau nay : “Còn dưới các chế độ độc tài, Hiến pháp chỉ như một thứ đồ chơi, biến dạng tùy theo sở thích của tầng lớp lãnh đạo”

  7. Lê Thiện Ý says:

    Ban chỉ đạo “sưả đổi hiến pháp” toàn là chóp bu cuả đảng, không có đại diện nào cuả dân, tôn giáo thì chỉ là “áo rách vá lại”; chẳng phải do dân vì dân và cuả dân. Trước bao bức xúc cuả xã hội hiện nay, họ thiếu thiện chí SƯẢ ĐỔI NGAY, như quyền sở hửu đất, quyền tự do thông tin, internet, quyền biểu tình … mà phải đợi đến cuối năm 2013 ? Đây là kiểu “câu giờ, gian lận”; hình thức để tuyên truyền, hơn là thiện chí muốn xã hội tiến bộ.
    Thách thức đảng csvn dám áp dụng lại “hiến pháp 1946″, khỏi phải sưả đổi chi cả . Dám chăng ?

  8. Bin La Làng says:

    Cô Thục Vi này xinh ghê ta,kg biết cô đã có ý trung nhân chưa cà.Biết đâu La Làng tôi còn có cơ hội ngỏ lời.Trả lời nhé cô bạn.

  9. Dân Việt says:

    Mục đích duy nhất của thay đổi Hiến pháp là:
    Duy trì sự lãnh đạo Nhà Nước của Đảng CS VN.
    Họ lại tiếp tục làm vua của đất nước. Nhân dân vẫn là nô lệ, không hy vọng gì ở cái vở diễn này. Dẹp!

  10. Lý Chính Luận says:

    Hiến pháp 1992 hay hiến pháp nào cũng không có gì thay đổi, nếu bọn lưu manh đang cầm quyền ở VN cứ khư khư giữ độc quyền cai trị đất nước. Trong hiến pháp 1992, điều số 4 chửi cha những điều còn lại trong toàn bản hiến pháp, nó hiếp dâm toàn bộ cơ cấu chính trị, luật pháp và xã hội VN hiện nay.

    Cũng bản hiến pháp 1992 này, những gì đang xảy ra cho quyền tự do căn bản của nhân dân VN hiện nay hoàn toàn là một nghịch lý khi đối chiếu với điều 69.

    Nói cho cùng, việc soạn thảo hay sửa đổi hiến pháp VN là một điều vô ích, vô bổ, nếu đảng CSVN còn được độc quyền thao túng chính trường và xã hội VN!!!

    • Nguyen V N says:

      Toii hoàn toàn đồng ý với Ly Chính Luận. Điều 4 chưỡi cha tất cả điều còn lại.
      Nguyễn tấn Dũng nói, “Bỏ điều 4 là TỰ SÁT”

      Vậy thì Hoan ho LCL đúng quá ĐCS VN chúng khong chịu bỏ điều 4 Hiến Pháp tức là chúng CHƯỠI CHA Dan Tộc VN.
      Tiếc là Huynh Thuc Vi khong nhắc đế điều 4 HP vì đó là Điều mà Nhan dan VN toàn cầu đòi Bỏ. Khong bỏ được thµ đợi Kiếp sau.

      Còn kiếp này chỉ có một các là không gởi Thư Ngỏ như các vị Trí thức HN^mà Ho hào toàn dan Xé bỏ Hiến Pháp Fát Xít CSVN.

      Lần sau Co Vy nhớ nói về điều 4 vì đó là quan trọng nhất là phải bải bỏ điều 4 trước khi nói tới chuyện khác.
      Hoan ho Lý Chính Luận, cau nói bạn rất là Bất Hủ. Tuyệt diệu mà các nhà tranh đấu nen dùng tới. Dan gian hảy làm bài vẻ chúng chưỡi cha dan ta với điề 4 của chóp bu chúng.
      Than mến
      Nguyen V N

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN