WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hà Nội bên bờ sông Lot[1]

Hà Nội bên bờ sông Lot hay hay mảnh đất Đông Dương cuối cùng trên chánh quốc

Ảnh của CAFI

Phần I: Cộng đồng Xã thôn Việt Nam -Như bên trong lũy tre làng

Phòng ăn chỉ kê bốn năm cái bàn cho không quá hai mươi người khách. Đúng ra đây không phải là nhà hàng ăn, chủ quán chỉ làm vài món quen thuộc bán phụ thêm cho khách trong Cư xá (Trại tái định cư Sainte Livrade) như bà con lối xóm. Trước kia, cũng bà Cụ này vừa bán tạp hóa, bên cạnh ngăn ra một phòng nhỏ, với vài ba cái bàn đơn sơ, bán thức ăn việt nam cho bà con trong Cư xá như búng riêu, phở, bánh cuốn, … vài ngày trong tuần vì phòng ốc chật hẹp.

Chúng tôi ngồi vào một cái bàn vừa trống, vừa ăn cơm trưa vừa nói chuyện về nơi đây.

Trong ba người chúng tôi, có hai người đã có dịp biết nơi đây từ khá lâu nên nay trở lại không tránh khỏi có nhiều cảm xúc như người đi xa xứ lâu ngày nay trở về thăm quê cũ.

Nhìn chung cảnh vật không có gì thay đổi đáng chú ý. Nhà cửa, lối đi, …vẫn như xưa. Duy có người thì hầu hết già đi nhiều.

Những người cùng ngồi ăn trưa trong phòng đều nhìn chúng tôi như theo dỏi, nhưng với cái nhìn thiện cảm, sẳn sàng bắt chuyện với chúng tôi. Thỉnh thoảng họ chia sẻ với chúng tôi cái cười vui của chúng tôi. Họ hiểu tiếng Việt Nam tuy mặt mày người nào cũng tám chín mươi phần trăm là Tây. Không Tây trắng, Tây sám (gốc bắc phi) thì cũng Tây đen. Chúng tôi chưa ăn xong bữa cơm thì có vài người xoay qua góp chuyện với chúng tôi. Bằng tiếng Việt Nam vì chúng tôi nói chuyện tiếng Việt.

Tất cả đều mang họ và tên  ngoại quốc. Năm nay, họ phải vào lối sáu mươi tuổi, tức thế hệ 2 của cha mẹ hồi hương định cư ở đây. Anh Marcel có nước da ngâm ngâm, nói giọng bắc rất Hà Nội. Anh tới đây năm 1956 lúc anh mới lên năm. Hơn năm mươi năm sau, anh vẫn nói được tiếng Việt Nam tuy anh sống trong môi trường Tây nhiều hơn Việt. Tiếng pháp của anh hoàn toàn như người Pháp.

Trong câu chuyện, chúng tôi nhận thấy có một số từ ngữ anh còn giữ nguyên vẹn từ lúc anh đi khỏi Việt Nam. Như “bánh mì”, tiếng mà chúng ta ngày nay dùng quen thuộc, thì anh gọi đó là “bánh tây”. Anh cũng như những người ở đây ai cũng gọi “bánh tây” chớ không có ai biết “bánh mì”.

Bánh tây là tiếng quen dùng ở Bắc và cả ở Hà Nội. Vì đó là thứ bánh của Tây ăn. Còn ta ăn cơm hoặc ăn phở. Trái lại, trong Nam và Sài Gòn, người dân gọi như  ngày nay “bánh mì”.

Bánh tây để chỉ riêng những thứ bánh ngọt như bít-quy, các loại bánh kem, sô-cô-la, …Những năm chiến tranh, lương thực khan hiếm, lính Tây ở Sài gòn ăn bánh mì đen và cứng. Chỉ sĩ quan mới được ăn bánh mì trắng, mềm. Bánh mì đen cứng, dân chúng gọi  “bánh mì san-đá ” ( bánh mì của soldat =lính ăn). Loại bánh mì này chọi chó bể đầu, đem cho dân nhà quê, họ chê . Thà họ ăn cơm nguội với mấm.

Trong lời nói của người ở đây, chúng tôi theo dõi nhận thấy hoàn toàn không có những từ ngữ mới từ sau 30/04/75 du nhập vào . Như vậy, phần lớn, họ không thuờng về Việt Nam nên không tiếp thu tiếng nói ngày nay. Tiếng việt mang theo từ năm 1956, trao đổi chỉ trong không gian thu hẹp Sainte Livrade, nên không có điều kiện tiến hóa nếu không bị mai một đã là may mắn lắm rồi. Cũng như tiếng pháp ở Canada, từ cách phát âm tới một số từ ngữ thông dụng cũng không giống như tiếng pháp tại Pháp ngày nay.

Những người Việt Nam ở đây, Tây nhiều hơn Việt, qua Pháp năm mới lên sáu, ngày nay đã sáu mươi, sống trong môi trường bị áp lực của chánh quyền lúc nhỏ ở Trại, không có lớp dạy tiếng Việt, không được phép nói chuyện với nhau tiếng Việt, mà vẫn còn giử được một thứ tiếng việt khá trong sáng. Có phải đây là những tấm gương sáng gìn giữ tâm hồn việt nam không?

Hôm ấy, ngoại trừ gia đình du khách người Anh ngồi ngang chúng tôi, tất cả đều nhìn về phía chúng tôi để nói chuyện. Mỗi người đem lại cho chúng tôi một chút của Sainte Livrade làm cho câu chuyện về Sainte Livrade thêm đậm đà.

Bỗng chúng tôi ngưng ngang câu chuyện để lắng nghe câu hỏi của cô đầm, cháu nội bà chủ quán:

-  “Chả bò”  hay  “chả bớp”?

Chúng tôi ngạc nhiên vì không hiểu câu hỏi của cô bé. Một anh ngồi ở bàn bên cạnh cười và giải nghĩa cho chúng tôi:

- Con nhỏ cháu bà Gontran nói tiếng Việt nhưng không hiểu rõ tiếng Việt. Nó không hiểu “bò” là “bớp” của tiếng pháp. Nó tưởng là hai thứ chả khác nhau đấy.

Ở bàn kia, một anh Tây đen – đen thiệt tình – mặc áo thung (T-shirt) đen, trước ngực mang số 333, ngồi ăn tàu hủ nước đường, vừa nhìn mọi người theo dõi câu chuyện. Thấy thái độ đầy thiện cảm của anh, anh bạn chúng tôi bắt chuyện với anh bằng tiếng Việt để thử có đúng là anh hiểu tiếng Việt không?

- Anh mang số 333 không đúng. La-de ở Việt Nam là 33.

- Phải. Tôi biết. Nhưng anh đừng lầm với 35 là con dê nhé.

Tất cả mọi người đều cười lớn vui vẻ.

Người trong Cư xá có thói quen khi đi ngang qua đây, ghé vào quán, gặp chào nhau người quen biết, hoặc ăn cái bánh ú, bánh dấy, miếng kẹo đậu phọng, miếng mè xửng, hay chén chè, chén tàu hũ nước đường, uống tách nước trà nóng. Một điểm hẹn trong ngày của họ.

Chúng tôi hỏi chuyện bà Gontran, chủ quán:

- Thưa bà, từ ngày đi khỏi Hà Nội tới nay, hằng năm bà có về Việt Nam du lịch, thăm viếng họ hàng không?

- Có, cách nay vài năm, tôi có về 2 lần để làm mồ mả. Làm xong hết rồi. Thôi, tôi không về nữa.

- Bà không về du lịch à?

- Không. Tôi thấy buồn khi về lại Hà Nội. Hà Nội không còn nữa. Mọi người xa lạ. Họ ăn nói không giống như chúng tôi ngày xưa. Họ nói chuyện, tôi không hiểu.

Viết tới đây, chúng tôi được tin bà Cụ Gontran, chủ quán, vừa mất hôm tuần trước, sau khi chúng tôi về. Chúng tôi xin có lời chia buồn cùng hơn trăm người con, cháu, chắt của bà và cầu nguyện người quá cố sớm về bên chân Thiên Chúa.

Một vài bà Cụ cùng ở Cư xá, quen biết bà Gontran, bảo nhau khi biết bà Gontran mất: “Bà Gontran mất đột ngột như vậy vì bà là người theo đạo (Công giáo), khi dọn về nhà mới làm quán, không cúng đất đai thổ trạch nên bị những người khuất mặt, họ quở. Tiệm quán buôn bán, người vô ra, lui tới, làm động đất đai”.

Chúng tôi hỏi thêm vài người nữa hằng năm có thường về Việt Nam không? Họ bảo không về vì họ ở đây như là quê hương. Hà Nội của họ là ở đây. Một Hà Nội nguyên vẹn của trước năm 1956. Vừa Hà Nội bảo hộ, vừa Hà Nội cổ kính của 36 Phố phường. Của ngàn năm Thăng Long!

Anh Marcel hướng dẫn chúng tôi đi một vòng Cư xá đê quan sát. Ở đấu một dãy nhà là môt ngôi nhà thờ được hình thành từ một căn nhà của dãy Cư xá, cũng với tháp chuông cao vượt lên khỏi nóc nhà. Ở một dãy nhà khác, cũng ở căn đầu là ngôi chùa Phật. Phía trên cửa vào có treo tấm bảng tên ngôi chùa “Quang Minh Tự” bằng chữ hán.

Tới ngày lê, ngày vía, chùa và nhà thờ mở cửa cho dân chúng trong Cư xá tới làm lễ, cúng bái.

Hàng năm, vào tháng tám, nghỉ hè, bà con ở đây tổ chức ngày hội lớn. Năm nay, ngày hội lớn được tổ chức 3 ngày liền 13, 14 và 15 thánh 8.

Ngày đầu dành cho tiếp đón người tới. Trong năm, mọi người đi làm ăn xa vì tại Sainte Livrade không có cống ăn việc làm nên nhân dịp nghỉ hè, họ trở về đây dự lễ. Qua hai ngày sau là lễ chánh. Ngày 14 dành cho lễ ở nhà thờ cầu nguyện cho người chết. Ngày 15, chùa Quang Minh tổ chức lễ cầu siêu báo hiếu mùa Vu Lan do Thượng Tọa Quảng Đạo của chùa Khánh Anh ở Bagneux, vùng Paris, xuống chủ lễ. Sau lễ, bà con Phật tử và cả bà con không Phật tử có mặt tại chỗ cùng nhau chia lễ vật vừa.

Cúng xong người quá vãng . Một hình thức không khác gì đám giỗ hay đám cúng đình ngày xưa trong làng. Dân làng không phân biệt tín ngưởng tham dự, cùng tổ chức lễ cúng. Lễ xong, mọi người cùng họp nhau lại ăn uống. Sau cùng, ban tổ chức gom góp lại lễ vật đem biếu tặng mang về. Đám giỗ kỵ ở nhà tư nhân cũng giống như vậy. Người được mời tới ăn giỗ không nhất thiết phải người trong họ. Tiệc xong, gia chủ đem hoa quả, bánh trái biếu người ăn giỗ mang về.

Buổi lễ ở chùa hôm trưa 15/8 vừa qua mang cùng ý nghĩa văn hóa truyền thống dân tộc gốc nông nghiệp, nhưng trong một hoàn cảnh xa quê hương hơn nửa thế kỷ .
Trưóc đây, sau lễ Phật là lễ tế chư Thánh. Các cụ lên đồng với nhạc lễ, y phục rực rỡ theo từng vị thánh về nhập cốt đồng. Người hầu đồng được phát lộc thánh để phù hộ mạnh giời, làm ăn may mắn, phát tài. Từ hai năm nay, lễ hầu đồng không còn nữa vì các cụ đã cao tuổi.

Năm nay, đặc biệt là lễ cúng cô hồn tháng Bảy, tức lễ tế Thập loại chúng sanh, được Thượng Tọa Quảng Đạo cử hành theo nghi thức Phật giáo, thay vì như bà con làm hằng năm. Lễ cúng nghiêm trang đầy đủ ý nghĩa tôn giáo, nâng cao tín ngưởng, làm cho bà con Phật tử vô cùng hài lòng.

Trong suốt ba ngày lễ hội, vào buổi tối đều có tiệc vui, với nhiều món ăn thuần túy việt nam, với ca vũ nhạc kéo dài tới quá khuya.

Ông Patrick Fernand, Chủ tịch ARAC, mời cả người địa phương tới tham dự tiệc vui. Chánh quyền thị xã Sainte Livrade góp màn pháo bông làm cho buổi lễ hội hằng năm của năm nay thêm phần hào hứng.

Ngoài chương trình văn nghệ, năm nay còn có chương trình biểu diển võ thuật Nhu đạo và võ tự do.

Lễ hội truyền thống của đồng bào ở Sainte Livrade, về ý nghĩa, không khác gì
lễ Tết ở Việt nam ngày xưa. Trong năm mọi người trong làng đi làm ăn xa nhà. Ngày Tết, dù ở xa tận đâu đâu, cũng đều kéo nhau về ăn Tết, cúng ông bà tổ tiên với gia đình, với làng nước. Ở Sainte Livrade không chọn làm lễ ngày Tết được vì ngày Tết là ngày trong năm làm việc, không có ngày nghỉ nhiều. Hơn nữa, còn điều kiện thời tiết không thích hợp như mùa hè.

Trong câu chuyện với bà con ở Cư xá Sainte Livrade, chúng tôi có hỏi thăm ở đây từ trước giờ có cán bộ Việt minh, tức Việt cộng ngày nay, len lỏi vào tuyên truyền, kêu gọi bà con đóng góp tiền bạc cho họ, hay mời bà con về Việt Nam du lịch, tham dự những lễ lạc ở Việt Nam hay không? Bà con cho biết ở đây không hề có Việt cộng lớn, Việt cộng con nào tới.

Chúng tôi ngạc nhiên vì đây là môi trường rất thuận lợi cho việc tuyên truyền của Việt cộng. Thế tại sao họ không hoạt động? Họ chê chăng? Bao giờ chó xã hội chủ nghĩa lại chê cứt!

Chúng tôi ra về sau gần một ngày như được cơ hội thật sự sống với quê hương Miền Bắc, với Hà Nội, nơi mà chúng tôi chưa có dịp tới. Ơ đây chỉ là một Hà Nội thu nhỏ trong một chu vi chỉ hơn 7 mẫu đất, với những dãy nhà lợp tôn xi-măng, buồn thảm vì không cây cối che bóng mát, không có nhà cao cửa rộng, không có hồ Hoàn kiếm, hồ Trúc bạch, đền Cổ ngư, …nhưng ở đây có đầy ấp tình người. Đôi với cả người xa lạ vừa mới tới. Chỉ có chung với nhau một quê hương Việt Nam trong quá khứ. Của trước 1956 và của trước 1975!

(Còn nữa)

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Hà Nội bên bờ sông Lot[1]”

  1. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Nếu ai biết được tiếng Pháp thì hãy vào site này coi sẽ rõ từ A đến Z, với nhiều hình ảnh xưa cũ,

    http://www.rapatries-vietnam.org/index.php

    Lại Mạnh Cường

Phản hồi