WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện xưa chuyện nay: Buổi tiếp chuyện với Linh mục Vitaly Borovoy

Buổi tiếp chuyện với Linh mục Vitaly Borovoy (tại Geneva, tháng Ba năm 1972)

Một góc phố ở Geneva. Ảnh minh họa.

Suốt tháng Ba, năm 1972, trong dịp đến làm việc với văn phòng của Hội Đồng Tôn giáo Thế giới” (The World Council of Churches = WCC) tại thành phố Geneva Thụy sĩ, tôi có cơ hội tiếp xúc với một số nhân vật trong các bộ phận chuyên môn của tổ chức quốc tế này. Trụ sở chính của WCC tọa lạc trong một khu vực khá rộng lớn phía ngọai ô của cái thành phố êm ả thanh bình có danh tiếng trong lịch sử Âu châu, trên Đại lộ Route de Ferney, là nơi mà xưa kia vào thế kỷ XVIII văn hào nổi danh người Pháp Voltaire đã từng có thời gian dài cư ngụ tại đây. Dù đã là tiết xuân, nhưng tại vùng đồi núi ở đây, trời vẫn còn khá lạnh lẽo với nhiều ngày có tuyết đổ làm trắng xóa cả các bụi cây ven đường, nhất là mỗi khi trời nắng thì khối tuyết trên các đỉnh núi cao ngất lại phản chiếu ánh sáng mặt trời, coi thật uy nghi lộng lẫy.

Vào một buổi sáng, tôi đã có cuộc tiếp chuyện dài đến 2 giờ đồng hồ với vị Linh mục thuộc Nhà thờ Chính thống giáo nước Nga, tên là Vitaly Borovoy. Năm 1972 đó ông đã ngòai 55 tuổi, người tầm thước trong bộ áo tu sĩ dài màu đen phủ kín tòan thân, cổ đeo một thập giá mạ vàng khá lớn, và với bộ râu quai nón cũng khá rậm rạp vốn là hình ảnh đặc trưng của các Linh mục trong hàng ngũ Giáo phẩm Chính thống giáo (Orthodox Hierarchy). Linh mục đã từng làm việc trong bộ phận phụ trách về ngọai vụ của Giáo hội Chính thống giáo Nga. Ông nói tiếng Anh với giọng lắp bắp ngập ngừng, nhưng lại sử dụng từ ngữ khá chính xác.

Biết tôi từ miền Nam Việt Nam tới, ông hỏi thăm về tình hình chiến tranh mỗi ngày một leo thang ở đó ra sao. Tôi nói với ông rằng suốt đời tôi từ khi có trí khôn vào năm 1941- 42 đến nay đã 30 năm rồi, tôi chỉ biết có chiến tranh tàn sát trên quê hương tôi mà thôi. Tôi đã chứng kiến nạn đói tại làng quê tôi vào năm 1945, làm chết bao nhiêu người bà con và bạn hữu, kể cả ông chú út là em của cha tôi nữa. Tôi thật đau lòng trước bao nhiêu tang thương đau khổ liên miên ròng rã đã bao lâu nay xảy đến cho những người thân yêu của tôi như vậy. Nghe tôi trình bày rõ ràng thành thật như thế, ông tỏ vẻ thông cảm và câu chuyện giữa hai chúng tôi đã mau lẹ trở thành thân mật và cởi mở, giống như giữa hai người anh em bà con trong cùng một dòng họ vậy.

Sau câu chuyện mở đầu thân mật đó, vị Linh mục bắt đầu tâm sự với tôi bằng lời lẽ thẳng thắn, quả quyết đại khái có thể tóm lược vào mấy điểm như sau:

1 – Thứ nhất, về phương diện đối ngọai, Giáo hội Chính thống chúng tôi không thể nào mà có thể có được một quan điểm công khai trái ngược với lập trường của chánh phủ Liên bang Xô Viết. Cụ thể như đối với cuộc chiến tranh hiện nay ở Việt nam, thì chúng tôi phải đứng về phe Xã hội chủ nghĩa mà bênh vực chánh phủ Hanoi, để chống lại chánh phủ Saigon và phe Tư bản do người Mỹ lãnh đạo. Dĩ nhiên là chúng tôi vẫn giữ vị thế và sắc thái riêng biệt theo truyền thống lâu đời của Tôn giáo mình, chứ không phải là một thứ cơ quan trực thuộc chánh quyền hay là một thứ cơ sở ngọai vi của đảng cộng sản Liên Xô. Nhưng xin ông cũng thông cảm cho việc chúng tôi bị “kiểm sóat, khống chế” khá là ngặt nghèo trong cung cách giao dịch với thế giới bên ngòai, đặc biệt là trong lãnh vực chính trị và ngọai giao quốc tế.

2 – Thứ hai, về phương diện sinh họat nội bộ, thì từ khi chế độ cộng sản được thiết lập và củng cố vững chắc trên tòan thể nước Nga và các nước Cộng hòa khác thuộc Liên bang Xô Viết, thì Giáo hội chính thống chúng tôi phải liên tục chịu đựng những sự hạn chế, đàn áp vô cùng là ngặt nghèo tàn bạo không làm sao mà kể cho xiết được. Trong hơn nửa thế kỷ nay, chúng tôi đã có đến hàng chục vạn thánh đường, các tu viện, cơ sở tôn giáo, các chủng viện, các cơ sở văn hóa xã hội bị triệt hạ đến mất hết cả dấu tích luôn. Và bao nhiêu đồ tượng ảnh quý báu được dát bằng quý kim vàng bạc, cẩm thạch đá quý tích lũy từ bao nhiêu thế hệ xa xưa trong các cơ sở phụng tự đó đều bị tịch thu và mang đi đâu chẳng còn ai mà biết được nữa.

Đó là về phương diện cơ sở và tài sản vật chất. Còn về tinh thần và nhất là về phương diện nhân sự tức là thành phần các tu sĩ, giáo sĩ, thì thật là thảm thương bi đát không một ai lại có thể tưởng tượng được nữa. Đã có hàng ngàn giáo sĩ bị hành quyết (executed), hàng nhiều ngàn bị bắt, bị đầy ải ở Siberia và trong các trại tập trung và hầu hết đều đã kiệt sức vì đói, vì lạnh, vì bị làm việc nặng nhọc quá sức chịu đựng của con người. Đó là chưa kể đến con số hàng triệu tín đồ bị hành hạ, bạc đãi, bị cưỡng bức phải di chuyển đi đến những vùng khô cằn hẻo lánh. Chưa bao giờ Giáo hội chúng tôi lại bị bách hại thảm thương tàn ác đến thế!

3 – Nói chung, thì nhà nước Xô Viết vẫn triệt để tìm mọi cách để tiêu diệt tôn giáo và thay thế vào đó bằng chủ thuyết vô thần. Nếu có được một sự nới lỏng, dễ thở nào đó cho sinh họat tôn giáo, thì chỉ vì nhu cầu giai đọan cấp thời mà thôi. Cụ thể như từ lúc nước Nga bị quân Đức Quốc Xã đến xâm lăng vào năm 1941, thì ông Stalin mới ra lệnh cho thuộc cấp trả lại một số cơ sở phụng tự, trả tự do cho một số giáo sĩ, tu sĩ và cho tín đồ được hành đạo tương đối thỏai mái. Nhưng đó chỉ vì muốn lấy lòng các tầng lớp dân chúng để cho họ cùng tham gia vào công cuộc bảo vệ tổ quốc mà thôi. Sau chiến tranh rồi, thì guồng máy kềm kẹp lại tiếp tục vận hành, mà lại càng dã man cuồng nhiệt hơn nữa.

Cả ngay dưới thời của ông Krushchev, thì nạn bài trừ và đàn áp tôn giáo vẫn còn rất ngặt nghèo sắt máu, có đến hàng vạn nhà thờ bị phá hủy hay tịch thu trong các năm dưới quyền của ông lãnh tụ này. Chỉ gần đây, dưới thời của ông Brezhnev, thì mới có sự nới lỏng đôi chút mà thôi.

4 – Ngày nay, nhờ áp lực mạnh mẽ của quốc tế mà Giáo hội chúng tôi cũng mới bắt đầu phục hồi lại được phần nào. Nhưng nói chung, mọi tôn giáo ở Liên Xô, kể cả Chính thống giáo, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo…, thì vẫn còn phải chịu nhiều sự khốn khó hạn chế đủ mọi bề.

Những điều tôi nói với ông lúc này, thì các sách báo ở phương Tây đều đã viết lên đầy đủ cả rồi, dựa trên những chứng từ đáng tin cậy của bao nhiêu người đào thóat từ nước Nga, hay do các nguồn tin do chính người dân ở Liên Xô tiết lộ ra cho các bạn hữu của họ ở nước ngòai. Tôi vừa là nạn nhân, vừa là chứng nhân để có thể xác nhận với ông về những sự việc thực tế hết sức phũ phàng đau đớn này.

Nhưng tôi xin lưu ý ông là không nên công bố danh tính của tôi khi ông viết thuật lại những điều tôi tâm sự riêng tư với ông bữa nay, vì nếu nhà nước Liên Xô mà biết được chuyện “tôi nói không tốt về họ”, thì họ sẽ trách cứ và làm phiền cho văn phòng ngọai vụ của chúng tôi.

Tại nước Thụy sĩ này, tôi được chứng kiến sự thịnh vượng sung túc và cuộc sống thanh thản an bình của người dân, mà tôi càng cảm thương cho dân tộc Nga thật là bất hạnh của tôi. Tôi cũng thương xót cho bao nhiêu đồng đạo, bao nhiêu anh em tu sĩ của tôi đã bị tàn sát do bàn tay của người cộng sản. Và tôi cũng xót thương cả đối với một ít tu sĩ đã vì hèn nhát mà cam tâm làm tay sai cho công an mật vụ, để phản bội lại chính các anh em đồng đạo của mình nữa…

Vitaly Borovoy, vị Linh mục cao tuổi nhất của Giáo hội Chính thống giáo nước Nga, – tính theo ngày được thụ phong năm 1944 – đã qua đời vào năm 2008, ở tuổi thọ 92 (1916 – 2008). Ông được đánh giá là người đã góp công rất lớn vào công cuộc giữ vững và phục hồi nếp sống tinh tuyền trong truyền thống lâu đời của Giáo hội Chính thống Nga.

Sau cùng, tôi chỉ xin ghi thêm vài dòng vắn tắt về Giáo hội Chính thống Nga đã tồn tại trên đất nước này từ trên một ngàn năm nay, đã bám rễ sâu vào nếp sống văn hóa và tình cảm tâm linh của dân tộc Slave này. Và dù chế độ cộng sản trong suốt trên 70 năm đã dùng mọi phương cách bạo hành thâm độc nhằm tiêu diệt tôn giáo này, thì rốt cuộc chính các thủ phạm tàn ác là người cộng sản lại bị người dân Nga lọai trừ chối bỏ. Và các nạn nhân khốn khổ là những tín đồ tôn giáo nay đang trên đà phục hồi lại được cái truyền thống đạo hạnh và nhân ái ngàn xưa của cha ông mình.

Và công cuộc phục hồi này, dù vẫn còn khó khăn phức tạp, thì vẫn rõ ràng đang là một quá trình không thể nào mà có thể đảo ngược lại được nữa vậy (an irreversible processus)./

California, Tiết Trung Thu Ất Mão 2011

© Đòan Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

 

2 Phản hồi cho “Chuyện xưa chuyện nay: Buổi tiếp chuyện với Linh mục Vitaly Borovoy”

  1. mr 6666 says:

    Cám ơn bài viết này rất là nhiều!

Leave a Reply to mr 6666