WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mái ấm gia đình

Ảnh: btlonline.org

Tôi được xem một bài báo Mỹ nói về những người homeless (vô gia cư) tại một khu phố Bắc Dallas, người ta than phiền tại nơi đây nay đang xuất hiện thêm nhiều người vô gia cư hôi hám, ăn mặc lôi thôi lếch thếch, họ la cà vào các cửa hiệu hay ngồi tụm năm tụm ba tại các công viên. Các cửa hiệu, nhà buôn than phiền vì bọn này làm cho khách hàng e ngại sợ sệt khi vào mua đồ.

Bài báo khiến tôi nhớ lại trước đây khá lâu, tôi hay suy nghĩ về những người homeless, về những con chim không tổ, những người  đã đánh mất mái ấm gia đình,  lang thang theo kiếp sống đầu đường xó chợ, những kẻ cùng đường đã từ bỏ cuộc sống  định cư để chuyển sang  đời du mục.

…Tôi nhớ hồi đầu năm 1981 tại Sài Gòn, khi được thả về từ trại giam, y như trên cung trăng rơi xuống, cái gì cũng thấy khác lạ. Điều làm tôi ngạc nhiên là Sài Gòn bây giờ sao quá nhiều người ở lề đường: tha ma nghĩa địa, gầm cầu, vỉa hè, công viên  chỗ nào cũng có. Có điều là, trước năm 1975 tôi không hề thấy bóng một người vô gia cư nào ở Thủ đô hoa lệ này. Có hôm tôi thấy một gia đình ba bốn người, vợ chồng con cái quây quần bên nồi cơm nóng trên manh chiếu tại một vỉa hè đường Võ Tánh, có lần thấy một bà mẹ đang nấu cơm bên chiếc ghế đá công viên, để đứa con độ một tuổi năm tênh hênh trên chiếu .

Tôi được biết họ đa số là những người đi kinh tế mới trốn về, chẳng thà sống ở tha ma, gầm cầu còn hơn tại những nơi sơn lam, chướng khí, tôi cũng nghe nói trong số ấy nhiều người trước kia là dân sang, có nhà mặt đường, đi vượt biên bị lấy nhà nay phải kéo lê cái thân tàn ma dại trong cảnh màn trời chiếu đất.

Hồi mới vào trại cải tạo được một năm, chúng tôi đọc báo thấy nhân dân nô nức lên xe đò đi xây dựng vùng kinh tế mới. Nhà nước thi hành chính sách dãn dân, hồi ấy nhiều người sợ quá bán tống táng đồ đạc, nhà cửa để hưởng ứng chính sách rồi đi cho nhanh. Họ được đưa lên những vùng đồi núi, đất đai khô cằn như sỏi đá, cầy cuốc bao năm cũng chỉ được vài bao khoai sắn, họ ăn vào vốn dần dần cho đến khi kiệt quệ, bèn đánh liều trốn về thành phố.  Kẻ chiến bại phải chấp nhận thân phận của mình, họ đã bị đẩy xuống tận cùng đáy xã hội, tự cổ chí kim bao giờ cũng thế, kẻ chiến thắng lấy đi tất cả: nhà lầu, biệt thự, xe ngựa xênh sang.

Tôi nhìn đám vô gia cư này bằng chút ái ngại nhưng nhưng tôi phải thương cho chính cái thân tôi như trăm nghìn người khác, cuộc đời tôi cũng chỉ là một vở kịch bi đát não nùng.

“Anh hùng mạt lộ, giang san tiêu điều.”

Ở tù về, ông thì chẳng ra ông, thằng cũng chẳng ra thằng, đi làm không ai mướn,  trong đầu lúc nào cũng vấn vương cái mối lo ghê gớm “không biết nó sẽ bắt lại lúc nào”, và nhất là hình ảnh của những hàng rào kẽm gai đêm đêm lại hiện lên trong trí y như  cơn ác mộng.

Đó là cái giá mà kẻ bại trận phải trả.

Họ ở lề đường, màn trời chiếu đất nhưng lại không phải đeo cái mối lo ghê gớm như tôi, tôi có cảm tưởng như xã hội lúc bấy giờ hoàn toàn không còn có tình thương, con người chỉ thương cho chính cái bản thân của mình, họ lo sợ, chán chường, đâu đâu cũng chỉ nghe thấy toàn là những tiếng thở dài não nuột , không ai làm gì hơn được.

Khoảng hơn một năm sau, vì số người vượt biên chết chìm ngoài biển đầy cả ra, Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức nhân đạo khác đã thực hiện được chương trình ra đi trong trật tự. Tôi vội vã nạp đơn ngay, nhưng diện anh em ưu tiên thấp lắm, nó chỉ cho mình một chút hy vọng mong manh, nhưng có cũng còn hơn không.  Tôi theo dõi hồ sơ hết, tháng này sang tháng khác, năm nọ đến năm kia, chừng mấy năm sau tôi làm đơn khiếu nại được biết hồ sơ hồ sơ đã nằm ở phố Hàng Bài Hà Nội. Thế rồi một buổi chiều. . . .  thật y như một phép lạ, khi sắp bước sang thập niên 90, tôi nhận được giấy của Sở Ngoại Vụ mời đi sơ vấn, phỏng vấn, khi ấy mới biết là hai bên đã thỏa thuận thực hiện chương trình ra đi chính thức dành cho người cải tạo, những người có thân nhân bảo lãnh được ưu tiên đi trước. Thế là tôi được đi ngay trong đợt đầu, toàn bộ danh sách kỳ này vào khoảng trên ba ngàn người.

Hầu hết những người có tên trong danh sách này có thân nhân bảo lãnh, họ đã nộp đơn xin đoàn tụ trước đây, chỉ có một số rất ít không có thân nhân tại Mỹ. Khi chuẩn bị ra đi, một ông cải tạo không có thân nhân đến nhà chơi bảo tôi:

-Tôi chắc là được cấp nhà, vì tôi không có thân nhân, tôi biết ở đâu? Anh có thân nhân, anh ở nhà người thân.

Ông ấy lý luận dài dòng văn tự, tôi lấy làm lạ hồi xưa ông ấy đã là sĩ quan cao cấp mà sao có thể dễ tin như thế.

Những tin đồn về việc cấp nhà đã loan truyền từ lâu, nhiều người lạc quan tin tưởng nhưng cũng có nhiều người đả phá kịch liệt những tin vịt cồ, có người nói:

-Mấy ông này được voi đòi tiên, đã không mất đồng xu nào, được đi cả gia đình, ngồi máy bay đánh vù một cái ngon lành, người ta đi vượt biên mất bao nhiêu tiền, chết chìm chết bắn cả đám mà còn chưa tới nơi được. Được đi máy bay sướng như  tiên mà còn đòi cấp nhà nữa! ối giời đất ơi!

Khi sang Bangkok Thái Lan, trong những ngày tạm cư chờ vào Mỹ, sở USCC và sở di trú đã cho các cô nhân viên người Việt hướng dẫn chúng tôi những điều cần biết khi vào Mỹ, có một ông cải tạo hỏi về việc cấp nhà, ông nghe nói diện cải tạo được cấp nhà, cô nhân viên đáp:

-Thưa Bác, chắc là không có đâu, vì cái nhà nó to tát lắm. Vợ chồng cháu qua Mỹ đã lâu vẫn chưa mua được nhà! chắc không có đâu bác ạ!

Tôi vào Mỹ đúng vào ngày mùng bốn Tết nguyên đám, đầu thập niên 90. Hôm sau tôi hỏi người nhà:

-Nghe mấy ông cải tạo ở Việt Nam cứ đồn sang đây có một số được cấp nhà. ..

Tôi chưa nói dứt câu thì thân nhân tôi gạt đi ngay.

-Ối giời ơi!  Mỹ mà còn ở lề đường đầy cả ra, bữa nào đưa ông lên Dallas xem, trắng có, đen có. . nhà ở đâu mà cấp cho các ông?

Rồi người nhà tôi kể dông dài thêm:

-Vào những ngày lễ lớn, nhà thờ làm đồ ăn cho người nghèo, dân vô gia cư, ở đây gọi là homeless xếp hàng chờ dài dài, trắng có đen có nhưng không thấy có người mình.

Tôi lấy làm lạ: một đất nước giàu có sung túc nhất thế gian, đã tiêu thụ một phần ba nhiên liệu trên thế giới, một nước đã có số xe hơi bằng tổng số  xe của tất cả các nước trên thế giới cộng lại mà vẫn còn có người ở đầu đường xó chợ,  thế  mới biết  trên thế gian này, ở bất cứ xã hội nào đâu đâu cũng có những kẻ cùng đinh khố rách. Tôi bèn viết thư về cho bạn bè ở Việt Nam để nói cho họ biết rằng Mỹ trắng, Mỹ đen còn ở lề đường đầy cả ra, con ruột người ta mà họ chưa lo được huống hồ chúng mình. Có người viết thư sang cám ơn đã cho họ biết những điều kỳ thú, họ nói chưa thấy ai nói đến cái thế giới của những người cùng đinh khố rách ấy.

Hồi ấy, tôi hay tò mò tìm hiểu về những người homeless, tôi lấy làm lạ, ở cái xứ thời tiết khắc nghiệt như thế này mà sao họ có thể sống ngoài đường. Tình cờ, tôi đọc được một bài trong tờ tập san Mỹ cho biết họ ước lượng có vào khoảng từ 1 cho tới 3 triệu người vô gia cư, đa số tập trung tại những thành phố lớn, riêng tại Nưỡu Ước có tới gần một trăm ngàn ăn mày homeless.  Phần nhiều là những người bị mất việc, hết tiền, khánh tận, cũng có nhiều người lười biếng không chịu đi làm…

Pages: 1 2

1 Phản hồi cho “Mái ấm gia đình”

  1. Hwy Tse says:

    Homeless but not Starving in USA

    [It is clear that the later the more homeless but not starving people in the USA, (estimated half million homeless persons a month, etc.)]
    Dân Mỹ vô gia cư có thể bị chết vì lạnh chứ không bao giờ chết đói bởi lẽ có nhiều công ty, tổ chức Từ Thiện sẵn sàng ra tay giúp đỡ mọi người sa cơ thất thế; còn những kẻ tận cùng xã hội thì có các Bệnh Viện cứu tế chăm sóc, v.v…Ở Mỹ chi phí về chỗ ở gấp 5 đến 7, 10 lần chi phí về ăn uống.

    Hwy Tse. Boston, MA.

Leave a Reply to Hwy Tse