WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nông dân trắng tay vì vỡ đê bao hàng loạt

Lũ lớn làm vỡ hàng loạt đê bao khép kín ở đồng bằng sông Cửu Long, hàng ngàn héc ta lúa thu đông đã ngập dưới nước, nông dân trông đợi thêm thu nhập nhờ vụ ba nay trắng tay trong nợ nần.

Hai tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long là An Giang và Đồng Tháp đang chịu thách thức vì những ý tưởng muốn thay đổi thiên nhiên từ cách nay gần 1 thập niên, đó là ngăn lũ kiểm soát lũ để có thể làm thêm một vụ lúa thứ ba trong năm. Con người đã tìm cách ngăn dòng nước lũ với hệ thống đê bao khép kín dài hàng trăm cây số, mỗi ô bao rộng hàng trăm héc ta.
8 ngàn héc-ta lúa ngập trong lũ

Tính đến sáng 29/9 An Giang đã bị vỡ đê ở 7 nơi. Theo Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Saigon Online nhiều nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2.000 gây vỡ đê, khiến 8 ngàn héc-ta lúa thu đông ở An Giang đã ngập chìm trong lũ. Trong khi hơn 400km đê bao khác đang bị đe dọa cùng với 10.000 ha lúa chưa gặt, tức gần 1/10 diện tích lúa thu đông ở An Giang.

Bên cạnh đó tỉnh Đồng Tháp cũng đã vỡ hai tuyến đê bao ở Hồng Ngự và Tân Hồng, thiệt hại ban đầu khoảng gần 1 ngàn héc-ta lúa thu đông. Trả lời Nam Nguyên ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp phác họa tình hình:

“Lũ đầu nguồn hiện nay đe dọa nghiêm trọng sản xuất lúa thu đông tỉnh Đồng Tháp cũng như tỉnh An Giang. Về phía chủ trương, tỉnh huy động mọi nguồn lực để làm sao bảo vệ được tính mạng và tài sản của nhân dân cũng như diện tích lúa thu đông chuẩn bị thu hoạch nhưng tình hình cũng có một số diễn biến phức tạp.”

Trong khi An Giang có 500 hộ dân cần di dời khỏi vùng nguy hiểm, thì số lượng này ở Đồng Tháp gấp 10 lần là 5.000 hộ. Ông Dương Nghĩa Quốc cho biết tỉnh Đồng Tháp đã lập 500 đội cứu nạn với hơn 4.200 thành viên. Đề cập tới vụ lúa thu đông, vụ lúa thứ ba mà Đồng Tháp xem như vụ chính, ông Dương Nghĩa Quốc cho biết:

Đối với tỉnh Đồng Tháp diện tích lúa thu đông khoảng 100.000 ha nhưng thời gian vừa qua tính đến ngày hôm nay đã thu hoạch được 73.000 ha như vậy còn lại trên 25.000 ha chưa thu hoạch…Mực nước đang dâng cao, hiện nay trên tinh thần quyết tâm bảo vệ diện tích lúa còn lại. Nếu có thiệt hại thêm một số nữa thì thực ra cũng không ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu về sản lượng lương thực của tỉnh Đồng Tháp nhưng sẽ ảnh hưởng tới kinh tế và thu nhập của người nông dân. Chính vì vậy Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đồng Tháp huy động mọi nguồn lực cố gắng không để lũ tiếp tục ảnh hưởng nhưng việc này còn tùy thuộc vào diễn biến mưa lũ bão lụt trong thời gian tới đây.”

Một đoạn đê bao ở ĐBSCL bị sạt lở. Photo courtesy of khoahoc.vn

Theo các nhân chứng tại chỗ, vài năm qua nước lũ về rất thấp, riêng năm ngoái thể nói là không có lũ, nhờ đó hệ thống đê bao khép kín dày dặc ở đồng bằng sông Cửu Long mới không xảy ra sự cố nào nghiêm trọng. Một nông dân vùng Tứ giác Long Xuyên phát biểu:

“Cứ tính đi dù cho đê bao nó lớn, chân đê bao chừng 5-6 mét cũng không chịu nổi với áp lực nước cao như vậy đâu…có những đoạn chỉ  vỡ chừng 30 mét nhưng mỗi ngày nó sẽ rộng ra thêm, coi như cả một vùng đó sẽ mất lúa, vụ ba này lúa sẽ mất trắng hết…không cưỡng lại được phải chịu bó tay thôi. Hiện nay có những vùng lúa đang sắp chín, có những khu như ở Tịnh Biên, một số vùng ở An Giang lúa đang thời ngậm sữa, tôi thấy tình hình chắc khó chống cự với lũ.”

Khó chống cự với thiên nhiên?

Ngay từ ngày 26/9 trước khi một số tuyến đê bao bắt đầu vỡ, ông Vương Bình Thạnh Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã công bố tình trạng lũ khẩn cấp trên địa bàn An Giang. Quân đội, dân quân tự vệ được huy động ở An Giang cũng như Đồng Tháp để cứu đê dù sức người khó chống cự với thiên nhiên, có điểm vỡ phải gia cố nhiều lần mà nước lũ vẫn xé toác ra. Tất cả các trường từ tiểu học tới trung học cơ sở trên địa bàn Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp được lệnh đóng cửa từ 29/9 đến 8/10, học sinh được nghỉ học để tránh lũ.

Báo mạng Saigon Tiếp Thị trích lời ông Nguyễn Minh Giám, trưởng phòng dự báo khí tượng thủy văn, đài khí  tượng thủy văn khu vực Nam Bộ phân tích: “Tính chất và diễn biến lũ năm nay khác lũ năm 2.000. thứ nhất lúc đó chưa có hệ thống đê bao nên lũ lớn tràn cả đồng bằng, năm nay hệ thống đê bao khép kín, dòng lũ chảy mạnh theo sông ngòi. Sau 10 năm vùng này chưa có lũ lớn, hệ thống đê bao không được gia cố để chống lũ trong khi diễn biến lũ hết sức phức tạp, nếu lũ mạnh lên trùng với bão lớn, mưa to thì nhiều đoạn trong hệ thống đê bao sẽ bị lũ nhấn chìm.

Khi chủ trương thiết lập đê bao khép kín để người dân có thể canh tác thêm một vụ ngay trong mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện, giới khoa học đã cảnh báo sớm là thay đổi thiên nhiên, xả hết lũ ra biển sẽ khiến nước không được lưu giữ trong đất, đồng ruộng không được tẩy rửa và không được bồi đắp phù sa sẽ ảnh hưởng lâu dài. TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nói với chúng tôi:

Năm rồi không có lũ năm nay lũ rất lớn so với 8 năm trước. Đồng bằng sông Cửu Long người ta không nói lũ mà nói lụt, nước dâng tự nhiên bà con quen với quan niệm là sống chung với lũ. Trong lũ sẽ mang lại phù sa cho đồng bằng để bồi đắp các vụ sau. Rồi cá tôm phát triển cái đó là thắng lợi, cũng có một số thiệt hại một phần do chủ quan trong sản xuất, ở những vùng đê bao khép kín làm vụ thu đông người ta rất cẩn thận nhưng mà chủ quan vụ trước lũ thấp thành ra đợt này làm bị thiệt hại.”

Một nông dân đồng bằng sông Cửu Long có nhận xét về vấn đề làm vụ thu đông tức vụ thứ ba bên trong những vùng đê bao khép kín, điều mà ông gọi là lợi bất cập hại, nhưng người dân phải làm theo chính sách của địa phương:

Thí dụ trong một vùng đê bao người ta không muốn làm vụ ba, số người không muốn làm khoảng 50%, nhưng chính vì ông chính quyền xã bắt buộc phải làm, gây áp lực phải làm, thành thử người ta phải làm thôi. Nói rằng làm vụ ba sẽ có lợi thế này thế nọ, nếu làm vụ ba thu đông này mình phải đóng tiền như hình thức hợp tác xã, tiền bơm nước ra chi phí này nọ đóng cho đầu công để người ta lo cho mình, người dân thấy là không có lời cho mấy nên không muốn làm. Ở An Giang họ nói không muốn làm nhưng bị bắt buộc phải làm, ý người ta nói cộng đồng đã làm rồi bắt buộc anh phải theo. Nếu mà tình hình vỡ đê kiểu này chừng một hai vụ nữa thì có thể phải bỏ luôn không làm vụ thu đông nữa.”

Giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao trong những năm gần đây khiến các nhà hoạch định chính sách đề nghị chính phủ cho tăng sản lượng thêm 1 triệu tấn lúa trong năm nay, do vậy mới dự báo xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo. Báo Kinh tế Saigon Online đặt vấn đề “chưa thấy ai nói về bài học ngành nông nghiệp đã chỉ đạo nông dân tăng hơn 500.000 héc ta lúa vụ ba năm nay trong khi không dự báo được tình hình lũ lên nhanh như hiện tại.

Theo RFA

 

3 Phản hồi cho “Nông dân trắng tay vì vỡ đê bao hàng loạt”

  1. Truong sa says:

    Ở VN dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng cs … thường có câu mép như sau :
    “Được mùa thì do đảng lãnh đạo
    Mất mùa thì tại thiên tai ”
    Nông dân thì nai lưng gánh chịu
    Đảng thì chả chịu thiệt gì
    Đảng thì ngồi trên ăn trước
    Nông dân thì lội nước theo sau
    Bởi cái thân phận của nông dân
    Như Trâu chậm uống nước đục
    Lỗ nặng đội lên đầu
    Mất mùa thì nông dân tự chịu
    Đảng là chỉ biết lãnh đạo động viên
    Nông dân thì đã nghèo mà gặp eo
    Vì suốt đời đi theo đảng
    Bởi nông dân là giai cấp vô sản
    Hợp lực với công nhân
    Đào mồ chôn giai cấp tư bản
    Vì giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong
    Và cũng là giai cấp lãnh đạo đảng cộng sản
    Còn gì hơn thế hởi giai cấp công nhân
    Thất nghiệp đi làm thuê tứ xứ
    Cuộc sống bần hàn như kiếp công nhân

    * Nông Dân ĐBSCL …!

  2. Trung Hoàng says:

    SỐNG VỚI LŨ.

    Điều tiết được lưu lượng nước hàng năm, trong muà lũ ở ĐBSCL bị tác động do nhiều yếu tố cộng lại. Có những yếu tố chính quyền và người dân có thể tiết chế được, nhưng cũng lại có quá nhiều yếu tố vượt ra ngoài tầm tay cuả con người ở đây. Lưu lượng mưa hàng năm trên thượng nguồn luôn thay đổi bất thường, rừng đầu nguồn bị phá thưa dần theo thời gian, mà không thể nào phục hồi được nguyên trạng tự nhiên bình thường như trước được.

    Chi phối hoàn toàn lượng nước khi nhiều khi ít trên thượng nguồn, chính là từ những con đập ngăn chận buông xả có lợi cho nơi đó, mà đó lại là một mối nguy to lớn cho hạ nguồn là ĐBSCL. Khi lượng nước trên thượng nguồn ít đi, các đập trên thượng nguồn trong lảnh thổ Trung Quốc hiện nay sẽ được đóng lại, chuyển dòng nước để đến những nơi canh tác cuả nơi đó. Lưu lượng ở ĐBSCL khi đã bị cạn nước trong muà lũ, càng thêm cạn kiệt vì số lượng nước mà trên thượng nguồn ở Trung Quốc bị họ ngăn lại để xử dụng. Thực trạng đó đúng với câu nói :”Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi.”

    Vào những năm có mưa bão liên tục, lượng nước trên thượng nguồn tăng cao, rừng thưa không giử được lượng nước như trước. Cơn lũ sẽ dâng cao không thể cưỡng lại, trong khi đó chắc chắn các đập nơi thượng nguồn ở Trung Quốc bắt buộc phải xả bỏ bớt vì sợ bị xạt lỡ. Lưu lượng nước đã cao, nay phải chịu đựng thêm lượng nước xả từ các đập cuả Trung Quốc trên thượng nguồn, trong khi con đường thoát ra biển Đông Việt Nam nơi ĐBSCL lại có giới hạn nhất định. Thêm vào những cơn triều cường ở biển khi mưa bão, khiến sông Cửu Long càng nâng lên đột biến và không thoát được nhanh ra biển trong một thời gian dài. Đó là cảnh luôn sống chung với lũ cuả người dân ĐBSCL hiện nay.

    Nguồn nước tinh khiết ngọt ngào cuả Cửu Long, đã bị ô nhiểm vì nước xả công nghiệp cuả các đập ngăn chận từ trên thượng nguồn ở Trung Quốc. Cũng do sự ngăn chận đó, chất phù sa mầu mỡ do nguồn nước mang đến cho ĐBSCL bị suy giảm dần với thời gian, độ cằn cổi cuả mặt đất canh tác đến nhanh hơn dự liệu, lượng phân bón sẽ luôn phải gia tăng dần là điều khó tránh.

    Khi xử dụng nhiều phân bón, trước mắt là tạo môi trường thuận lợi cho sâu rầy sinh sôi nẩy nở, chưa nói đến việc thực phẩm là gạo bị ô nhiểm hoá chất ít nhiều trong đó. Môi trường sinh thái bị tác động không ít, từ loại nước xả công nghiệp trên thượng nguồn tuôn ra. Lợi cho mình mà làm hại cho nhiều người, đó là việc làm cuả kẻ tham lam vô độ.

    Lương thực thực phẩm cho nhơn loại trên thế giới càng ngày sẽ càng khan hiếm, đất xử dụng cho công nghiệp sẽ làm giảm đi số lượng đất canh tác, đê đập cũng ít nhiều góp phần vào độ giảm đi mặt đất canh tác. Các đê ngăn chận cho vụ ba thường gọi là vụ Thu Đông, là việc làm trước hay sau vì cũng phải thực hiện cho sự sống chung cho loài người.

    Cũng không có ít vùng trong ĐBSCL chỉ làm hai vụ cho năm thứ ba, có nghiã hai năm ba vụ và có một năm chỉ hai vụ mà thôi. Năm thứ ba sẽ cho nước cải hoá mặt đất, đem phù sa vào ruộng vưà cũng để nhả đi chất phân bón thuốc sâu và phèn trong đất, mà cũng để giảm bớt đi số lượng chuột sinh sôi nẩy nở trong ruộng suốt hai năm canh tác.

    Phù sa ĐBSCL như những hạt xá lợi, bắt nguồn từ đĩnh núi Tuyết Hy Mạ Lạp Sơn, bồi đấp tựu thành ĐBSCL ngày hôm nay, tạo mạch sống không riêng gì cho dân Việt mà cho cả nhơn loại trên thế giới. Nguồn gạo tinh khiết đó trong tương lai rồi sẽ đứng đầu thế giới, một ngày không xa nguồn cung cấp đó sẽ vượt qua mặt Thái Lan, đó là việc có thể tin tưởng là sẽ như vậy. Việc ngang ngược ngăn chận từ thượng nguồn cuả người Trung Quốc, biết rằng cũng vì người dân cuả mình, nhưng sẽ làm di hại không ít đến các nước khác, nhất là Việt Nam nơi ĐBSCL, được xem là vưạ luá cuả dân Việt, cũng như cho toàn thể nhơn loại trên thế giới.

    Nạo vét thường xuyên các con đường thông ra biển cho dù không thấy kết quả nhiều trước mắt, nhưng đó là việc không thể không làm liên tục hàng năm. Không ít thì nhiều nó giúp cho nước thoát ra biển nhanh hơn, khi mà đáy sông rạch lúc nào cũng có một lớp trầm tích nâng lên theo thời gian.

    Khoanh vùng để vưà phân công trách nhiệm mà cũng vưà tìm một phương sách thích ứng, phù hợp với từng nơi từng điạ phương, không thể cứng nhắc chỉ theo một định hướng bảo thủ nguyên tắc mà không biết thay đổi.

    Cơn nước lũ Cửu Long vẫn tuôn chảy mãi không bao giờ dừng lại. Người dân ĐBSCL luôn sống với lũ.

    Xin trân trọng.

  3. Truong sa says:

    Ở VN có câu của đảng như sau :
    Mất mùa thì tại thiên tai
    Được mùa thì do đảng lãnh đạo

Leave a Reply to Trung Hoàng