WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chủ nghĩa dân tộc là bảo vật quí giá muôn đời của VN

Lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam đã hun đúc nên những giá trị tinh thần quí báu, mà đầu tiên, ta kể đến khái niệm dân tộc Việt Nam.

Tất cả các dân tộc chung lưng đấu cật khai khẩn rừng núi, kè đê chắn sông, xây đập,…gìn giữ dải đất hình chữ S, dải đất hiền hòa như một con rồng nằm mắt nhìn về Biển Đông, có chung 1 tiếng gọi : dân tộc Việt Nam.

Tất cả đều là anh em một nhà.

Một bảo vật quí giá nữa, mà dân tộc Việt Nam có được trong quá trình tôi luyện dựng nước và giữ nước là Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là niềm tự hào của người Việt Nam.

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đã làm nên những chiến thắng oai hùng của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến bảo vệ toàn vẹn Biên cương, Lãnh hải, Lãnh thổ Việt Nam suốt hơn 4000 nghìn năm lịch sử.

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là đảm bảo chắc chắn cho sự trường tồn của dân tộc Việt Nam, của nhà nước Việt Nam bên bờ Biển Đông này.

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam lấy nội dung Lợi ích quốc gia tối thượng làm nội dung chính. Nội dung của Lợi ích quốc gia tối thượng hiện đại có thể mô tả đơn giản qua các điểm sau :

1. Bảo vệ sự bất khả xâm phạm của Biên cương, Lãnh thổ, Lãnh hải Việt Nam. Cương quyết chống trả, đánh thảm bại quân xâm lăng bằng lực lượng của dân tộc Việt Nam. [Nam quốc Sơn Hà. Lý Thường Kiệt]

2. Bảo vệ nhà nước của người Việt Nam, đảm bảo an toàn chính trị của nhà nước Việt Nam, đảm bảo an ninh trên toàn bộ tổ quốc Việt Nam. Bảo tồn và tự hào về nền văn hiến Việt Nam. [Nam quốc Sơn Hà. Lý Thường Kiệt, Cáo Bình Ngô. Nguyễn Trãi]

3. Thực thi Nhân nghĩa trên toàn cõi Việt Nam. Nội dung chính của Nhân nghĩa là an dân, an nghiệp cho nhân dân. [Cáo Bình Ngô. Nguyễn Trãi]

4. Đảm bảo cho các giá trị độc lập, tự do, bình đẳng.., các giá trị tinh thần cao cả mà nhân loại văn minh đang tôn trọng, được thực thi trong toàn bộ tổ quốc Việt Nam. Đây là các giá trị mà dân tộc Việt Nam có quyền được hưởng, như những dân tộc văn minh khác trên thế giới. [Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945. Hồ Chí Minh].

Suy rộng ra, Nhân quyền và Dân chủ cũng là những giá trị mà nhà nước Việt Nam phải đảm bảo cho công dân Việt Nam. Đây là những giá trị tiên tiến của thời đại mà đại bộ phận các quốc gia văn minh trên thế giới đang theo đuổi, và đấu tranh cho sự phổ cập các giá trị này trên toàn thế giới.

Đứng trên quan điển lịch sử, quan điểm của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam thì kẻ thù của lịch sử Việt Nam, kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam, kẻ thù số 1 của nhà nước Việt Nam là láng giềng phương bắc to xác mà xấu tính : Trung Quốc.

Ngày 15 tháng 10 năm 2011, Đảng cộng sản Việt Nam với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra tuyên bố chung với Đảng cộng sản Trung Quốc, mà nội dung trái ngược với Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, trái ngược hẳn với lịch sử Việt Nam:

“Hai bên tổng kết những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển quan hệ hai nước 61 năm qua, đặc biệt là 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ, và nhất trí cho rằng, quan hệ hai nước đã phát triển nhanh và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Hai bên khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt – Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau.

Hai bên khẳng định, kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục, mở rộng hợp tác thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc phát triển một cách ổn định, lành mạnh, lâu dài”.

Đoạn trích dẫn trên của Tuyên bố chung VN-TQ, trái ngược hoàn toàn  nội dung coi Trung Quốc là kẻ thù chính của nền độc lập Việt Nam, của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam .

Mục đích của bài này là phản bác những nhận định sai trái của bản Tuyên bố chung 15/10/2011, dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, nêu ra một sách lược ngoại giao chống bá quyền phương bắc trong cuộc chiến hiểm hóc ngày nay với Trung Quốc, nhằm gìn giữ sự trường tồn của nhà nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

Trong tuyên bố chung 15/10/2011, tầm cao chính trị và chiến lược của 2 Đảng và và Nhà nước Việt Nam, Trung Quốc là mục đích theo đuổi việc xây dựng CNXH ở Việt Nam và Trung Quốc.

Ta thử xem xét CNXH ở 2 nước này có nội dung gì?

1. XHCN ở Trung Quốc và Việt Nam.

Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời và kêu gọi giai cấp vô sản các nước làm cách mạng thế giới, nhằm thay đổi chế độ tư bản [ở  Việt Nam là chế độ phong kiến, thực dân], bằng chế độ XHCN.

Nhà nước vô sản kiểu mới là nhà nước dựa trên “công hữu”. Chính đảng theo Chủ nghĩa Mác-Lênin gọi là Đảng cộng sản. Chủ nghĩa quốc tế vô sản là chủ nghĩa nhằm đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước cùng mục đích cách mạng XHCN, không phân biệt dân tộc.

Sự tan rã của Liên Xô cùng phe XHCN đã cáo chung cho tư tưởng của Mác và Lênin.

Ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn sử dụng cụm từ Chủ nghĩa xã hội.

Thực chất 2 nước này có còn là chủ nghĩa xã hội theo định nghĩa của Mác và Lênin hay không?

Dĩ nhiên là không.

Đây là 2 nhà nước đã cho phép tư hữu 1 cách vụng trộm, chưa công hận tư hữu trong Hiến pháp, bằng câu pháp biểu có tính văn học của Đặng Tiểu Bình : Mèo trắng, mèo đen đều tốt, miễn bắt được chuột.

Trong bối cảnh xây dựng XHCN, câu nói đó có nghĩa là : Công hữu hay tư hữu không quan trọng, miễn có thành quả kinh tế.

Như vậy, nhà nước XHCN theo Đặng không còn là nhà nước kiểu mới theo quan điểm Mác, Lênin nữa.

Nói 1 cách khác, Đặng Tiểu Bình đã rời khỏi nguyên tắc số 1 của CNXH, nguyên tắc công hữu.

Hệ quả được suy ra là : cuộc cách mạng của Trung Quốc [và Việt Nam cũng thế], không còn mang tính đánh đổ phong kiến cũ kỹ, lạc hậu và xây dựng 1 chế độ vô sản kiểu mới.

Nó chỉ là 1 cuộc khởi nghĩa nhằm quay trở lại chế độ phong kiến kiểu mới.

Chế độ vẫn là phong kiến.

Quan hệ quyền lực vẫn là bạo lực, chính quyền được đẻ ra từ họng súng, chứ không phải bầu cử hòa bình.

Điều khác duy nhất là thay vì 1 ông vua, chế độ phong kiến kiểu mới này  có 1 ông vua có nhiều đầu. Các đầu ấy là các ủy viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, [Đảng cộng sản Việt Nam] /xem Bùi Tín/.

Tóm tắt lại, chế độ XHCN mà Trung Quốc xây dựng là chế độ phong kiến, do 1 đảng gọi là cộng sản lãnh đạo.

Đã là nhà nước phong kiến thì Trung Quốc phải là kẻ thù số 1 của dân tộc, nhà nước Việt Nam.

Ta đặt câu hỏi tiếp theo: Liệu quan hệ 2 Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam trong 61 năm qua được giáo dục bằng Chủ nghĩa quốc tế vô sản, có làm cho Đảng cộng sản Trung Quốc thay đổi bản chất bành trướng cố hữu của phong kiến Trung Quốc đối với Việt Nam không?

Câu trả lời rõ như ban ngày là dựa vào các sự kiện  cuộc Chiến tranh biên giới năm 1979, cuộc hải chiến chiếm Hoàng Sa năm 1974 của  Việt Nam, cuộc hải chiến chiếm chiếm 7 đảo của Việt Nam tại Trường Sa năm 1988…

Bản chất bành trướng của Trung Quốc, tham vọng lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc đối với Việt Nam là không hề thay đổi.

Đảng cộng sản Việt Nam đã tự lừa dối mình, lừa dối dân tộc Việt Nam, để dựa vào Trung Quốc, giữ quyền lực lãnh đạo của mình.

Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang phản bội Lợi ích quốc gia tối thượng của dân tộc Việt Nam.

2. Chính sách trước sau như 1 của Trung Quốc là một nước Việt Nam yếu, suy nhược bên cạnh Trung Quốc.

2.1  Giai đoạn trước 1975.

Trung Quốc cộng sản đã học mưu chước này từ Liên Xô với bản chất cố hữu muốn Việt Nam là phiên quốc của phong kiến Trung Quốc.

Năm 1948, khi quân đội Trung Quốc của Mao Trạch Đông chuẩn bị vượt sông Dương Tủ tiến về phía nam, Stalin phái Mikoyan [ủy viên bộ chính trị ĐCS Liên Xô] sang gặp Mao để yêu cầu Mao không được tiến xuống phía nam sông Dương Tử, không được tấn công Tưởng Giới Thạch. Stalin yêu cầu Mao phải chấp nhận một chính phủ liên hiệp với Quốc dân đảng, chia đôi Trung Quốc. Liên Xô lúc đó muốn 1 nước Trung Quốc yếu, bị xâu xé nội bộ giữa Cộng sản và Dân quốc.

Trung Quốc với lịch sử bành trướng xuống phía nam đã lập lại mưu chước này đối với Việt Nam trong chính sách 1 Việt Nam yếu bên cạnh Trung Quốc.

1. Trung Quốc viện trợ để Việt Nam chiến tranh với Pháp. Nhằm giúp Việt Nam cộng sản thành công. Một Việt Nam non nớt bên biên giới phía nam Trung Quốc có lợi với Trung Quốc hơn là 1 nước thực dân cao già Cộng hòa Pháp.

2. Trung Quốc ép Việt Nam ký kết Hiệp định GeNèVe 1954 chia đôi Việt Nam. Bài học mà Trung Quốc học từ Stalin.

3. Khi cuộc chiến Việt Nam-Hoa Kỳ đến hồi kết, Trung Quốc gây áp lực để Việt Nam không đàm phán kết thúc chiến tranh, quyết tâm đánh đế quốc Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng.

4. Lợi dụng Hoa Kỳ rút chiến lược tại Biển Đông, lợi dụng Việt Nam đang gập vào cuộc chiến, Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 1974.

2. 2. Giai đoạn 1975-1990.

Tháng 2/1979, để mua lấy sự tin tưởng của Hoa Kỳ bằng máu Việt Nam, Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh biên giới ” Dậy cho Việt Nam 1 bài học.”

Từ 1984-1990 là thời gian của cuộc chiến gặm nhấm dần các cao điểm ở Vị Xuyên, Hà Giang. Giai đoạn này Trung Quốc duy trì 1 lục lượng quân đội lớn trên biên giới với Việt Nam, làm áp lực quân sự và gây khó khăn kinh tế cho Việt Nam.

Năm 1988, lợi dụng Liên Xô đang có khó khăn nội bộ, đang sa lầy ở Afghanistan, không ủng hộ được Việt Nam, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm của Việt Nam 7 đảo tại quần đảo Trường Sa.

 

2.3 .  Từ hội nghị Thành Đô  1990 đến nay.

Sau hội nghị Thành Đô 1990,  Trung Quốc thay đổi cách thức làm yếu Việt Nam. Họ dùng diễn biến hòa bình với 16 chữ và 4 tốt để làm yếu Việt Nam.

Những dự án Bôxit Tây Nguyên, thắng 90% các dự án EPC, bán cho Việt Nam các công nghệ cũ kỹ, siêu xuất sang Việt Nam….đều có mục đích làm yếu Việt Nam.

Một nguy hiểm của diễn biến hòa bình là Trung Quốc hóa văn hóa Việt Nam.

Ta lấy ví dụ bộ phim Trần Thủ Độ.

Để phân tích ý đồ Hán hóa trong bộ phim này, ta nhắc lại 1 chút lịch sử Trung Quốc.

Chỉ kể từ cuối Chiến quốc, tướng Tần Bạch Khởi nhà Tần đã chôn sống hơn 40 vạn hàng binh của nước Triệu trong 1 đêm sau trận Trường Bình nổi tiếng.

Tần Thủy Hoàng khi xây Vạn lý trường thành đã chôn sống hàng triệu dân phu dưới chân Trường thành.

Hạng Võ khi khởi nghĩa chống nhà Tần, đi đến đâu chôn sông dân cả cả thành, nếu thành này đã tổ chức kháng cự.

Đời Tam quốc, Tào Tháo khi trả thù cho cha bị Đào Khiêm lỡ ý gây án mạng, đã giết dân chúng tất cả các huyện trên đường quân đội Tào Tháo đi qua.

Gần đây nhất, Mao Trạch Đông đã gây nên nạn chết đói của gần 40 triệu nông dân Trung Quốc từ 1950-1953. Ngay Bành Đức Hoài, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, khi mô tả tình cảnh đổi con của nông dân để ăn thịt con, lập tức bị Mao trừng trị và giam cầm cho đến chết.

Tóm lại, trong chính trị Trung Quốc, tàn sát dân lành vô tội là việc thường tình.

Đây là điểm khác của chính trị Trung Quốc và Việt Nam.

Việt Nam không có tàn sát đại trà dân lành vô tội.

Trần Thủ Độ tuy có ngây nên cảnh đầu độc quí tộc nhà Lý, nhưng đấy là các đối thủ chính trị của ông ta. Tuyệt đối không có tàn sát hàng loạt dân thường vô tội.

Chọn Trần Thủ Độ dựng phim, đạo diễn đã cố ý tạo nên một tương đồng giả tạo của phong kiến Trung Quốc với phong kiến Việt Nam là sự tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị.

Tàn sát dân lành vô tội mới được Đảng cộng sản Việt Nam học tập Trung Quốc trong Cải cách ruộng đất.

Hồ Chí Minh đã phải xin lỗi dân tộc Việt Nam vì sự bắt chước vô nhân đạo này.

Như vậy trong 61 năm quan hệ 2 nhà nước cộng sản Việt-Trung, Đảng cộng sản Trung Quốc đã chia cắt Việt Nam năm 1954, dùng viện trợ khuyến khích Việt Nam dấn sâu vào cuộc chiến thảm khốc Việt-Mỹ 1954-1975, trực tiếp đánh Việt Nam 1979, trực tiếp cướp Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988 của Việt Nam.

Tuyên bố chung 15/10/2011 viết: “Hai bên khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau”.

Đây là thóa mạ lịch sử, đây là sai với hiện đại.

Với những lời lẽ mơ hồ như: tầm cao đại cuộc, tầm cao quan hệ 2 nước,..nhằm lừa lọc người dân thường Việt Nam, bản Tuyên bố chung 10/2011, thực chất là sự cấu kết của Đảng cộng sản Việt Nam với Trung Quốc trên 1 bình diện mới, nguy hiểm hơn, lệ thuộc hơn vào Trung Quốc.

3. Đối sách của Việt Nam trên quan điểm của Chủ nghĩa dân tộc.

3.1. Về ngoại giao.

Nội dung đầu tiên của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là phải bảo vệ toàn vẹn Biên cương, Lãnh hải, Lãnh thổ Việt Nam và chỉ rõ kẻ thù số 1 của dan tộc Việt Nam là Trung Quốc bành trướng.

Trên quan điểm của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, đối sách tự nhiên của chính trị Việt Nam hiện nay thể hiện trong 8 từ sau:

Bắc – Ngăn. Nam – Hòa. Đông- Cự. Tây- Liên.

3.11. Bắc là phương bắc của Việt Nam.

Bắc-Ngăn là các tỉnh biên giới phía bắc giáp Trung Quốc của Việt Nam phải làm thành lũy sắt, tường đồng, ngăn ý đồ xâm lược, ngăn diễn biến hòa bình của Trung Quốc.

Cần giúp cả Lào trong chiến lược ngăn này.

3.12. Nam là phương nam của Việt Nam.

Nam-Hòa là hòa hoãn với các nước phía nam như Phillipines, Inddonesia,…cùng hợp tác khai thác Biển Đông.

3.13. Đông là hướng đông của Việt Nam.

Đông-Cự là thể hiện bản lĩnh Việt Nam, thể hiện bài học lịch sử Việt Nam, bảo vệ tính toàn vẹn của Biên cương, Hải đảo Việt Nam.

Cự là chống cự, 1 thước không lùi, 1 li không mất. Cự là đối kháng trực diện, cự là mặt đối với mặt.

Đông-Cự là cứng mà không cương. Cứng vì Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược. Cự trực diện vì lẽ phải ở phía Việt Nam. Cự cả ngoại giao lẫn sức mạnh quân sự. Trung Quốc gây sự với cả Nhật Bản, Phillipines  …lực lượng của họ bị dàn mỏng. Biển Đông lại mênh mông. Chính nghĩa bảo vệ lãnh hải của tổ quốc, là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam.

Đông-Cự là đánh, đòi lại toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

3.14. Tây là hướng tây của Việt Nam.

Tây-Liên là liên kết anh em, liên kết đồng minh, liên kết khối quân sự, khối kinh tế giúp nhau phát triển. Đây là nhóm các nước như Hoa Kỳ, Lào, Cămpuchia, Ấn Độ, Thái Lan, Mianmar…

Ấn Độ đang “nhìn về hướng đông”.

Khác với 1974, khi Hoa Kỳ rời bỏ Biển Đông, hôm nay chính sách chiến lược của họ là quay trở lại Biển Đông vì lợi ích cường quốc số 1 của Hoa Kỳ.

Tây-Liên là khả thi.

3.2. Về đối nội.

Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ có tư hữu trong chế độ phong kiến. Luật phong kiến qui định tất cả đều của nhà vua.

Đưa tư hữu thành giá trị tối cao,được pháp luật bảo vệ sẽ động viên sức lực và trí tuệ Việt Nam lao động. Tư hữu sẽ là động lực mạnh nhất, thúc đẩy tiến bộ kinh tế của xã hội Việt Nam.

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam còn đòi hỏi phải thực thi Nhân nghĩa, trên toàn cõi Việt Nam. Nhân nghĩa Việt Nam khác hẳn với tàn bạo , giết chóc dân lành của chính trị Trung Quốc. Giữ 1 khoảng cách với chính trị Trung Quốc là đòi hỏi tự nhiên của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đòi hỏi phải lĩnh hội và thực thi những tư tưởng văn minh của thời đại đó là tự do, độc lập. Đó cũng là Nhân quyền, Dân chủ trên toàn cõi Việt Nam.

Nếu chỉ vì mang trên mình khẩu hiệu HS-TS-VN mà bị công an bắt, thì thử hỏi Việt Nam có tự do độc lập hay không?

Đảng cộng sản Việt Nam đã cư sử hèn hạ, không xứng đáng với máu Việt Nam đã đổ cho Độc lập, Tự do.

4. Kết luận.

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là đúc kết của hơn 4000 năm lịch sử. Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là bảo vật vô giá của dân tộc Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam đã trường tồn và phát triển, nhờ luôn nhận ra kẻ thù của nhà nước phong kiến Việt Nam: Trung Quốc.

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên 1 bản sắc nhân ái Việt Nam khác sự tàn bạo trung quốc.

Bảo tồn và phát triển Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là điều kiện tối quan trọng cho sự tồn vong của nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam và mối tình thân thiết của họ với Đảng cộng sản Trung Quốc là mối họa của sự tồn vong của dân tộc Việt Nam.

Đã đến lúc dân tộc Việt Nam nói “không” với Đảng cộng sản Việt Nam, nói “không” với tình “hữu nghị” của Đảng  cộng sản Trung quốc.

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

 

4 Phản hồi cho “Chủ nghĩa dân tộc là bảo vật quí giá muôn đời của VN”

  1. Dao Cong Khai says:

    Nhưng than ôi! ngày nay chủ nghĩa dân tộc không còn là niềm tự hào của người VN nữa. trên truyền thông internet chúng ta cũng rất thường gặp những bài viết về niềm tự hào dân tộc… tuy nhiên người ta muốn tưởng tượng lại cái thời xa xưa để ru tâm hồn họ vào quá khứ huy hoàng đó.

    Trên thực tế hôm nay mang cái quốc tịch VN đi đâu cũng thấy nhục nhã, bởi vì thế giới họ “tự hào” cho VN là những kẻ chuyên ăn cắp vặt, buôn lậu… lịch sử ngày nay thì chỉ là một dân tộc chỉ biết đâm chém lẫn nhau, xâm lăng lẫn nhau, kẻ lớn ăn hiếp kẻ yếu. Chúng ta nên nói chuyện thực tế đi, nói viển vông làm chi nữa.

    Đảng CSVN mặc dù tôn thờ chủ nghĩa tam vô thế nhưng họ lại khéo léo khoác vào người cái mặt nạ dân tộc để lợi dụng xương máu của hàng chục triệu người VN trong hơn 30 năm qua cho những tham vọng riêng tư của họ. Ngày nay khi quyền lực và mọi nguồn tài nguyên quốc gia đã nằm gọn trong tay họ, họ đã không ngại ngùng lột mặt nạ của họ ra để hiện nguyên hình là những tên tư bản bóc lột khát máu nhất mà họ đã từng kết án trước kia để lôi kéo những người bị áp bức hy sinh cho mục tiêu hôm nay của họ. Bộ mặt độc tài thì ai cũng thấy rõ ngay từ đầu, nhưng bộ mặt tư bản bóc lột thì nay họ đã lộ diện. Còn một bộ mặt nữa là quê hương, dân tộc; thì nay qua những quyền lợi giữa họ và quan thầy Trung Cộng của họ, họ cũng phải lộ diện là kẻ bán nước tay sai cho kẻ thù ngàn đời phương Bắc.

    Hàng triệu bộ đội VC đã hy sinh hoặc bị đưa ra chiến trường để chết cho khẩu hiệu dân tộc của họ. Hàng triệu gia đình VN đã chịu đựng thương đau, đói rét, lạc hậu và chậm tiến để cho chế độ VC lèo lái họ vào cuộc chiến tranh gọi là chiến đấu cho dân tộc. Ngày nay mọi chuyện đã rõ trắng đen, họ là tay sai của ngoại bang phương Bắc. Vậy thì người VN ai còn tin tưởng vào lý tưởng dân tộc nữa.

    Cá nhân tôi, năm 75 tôi có cơ hội di tản sang Mỹ nhưng tôi đã từ chối, lý do là vì lúc đó tôi còn cảm thấy mình có nhiều gắn bó với quê hương; nói trắng ra là vì YÊU NƯỚC. Nhưng ngay sau khi những đoàn quân VC kéo vào SG thì tôi mới hối hận vì mình đã lầm. Càng ngày thì càng thấy những người cai trị mới rất PHI DÂN TỘC. Nào là “Chủ Nghĩa Mac Lê Nin bách chiến bách thắng”, rồi bây giờ thì lại tuyên truyền thanh niên bên VN phải hiểu mình là THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU, không nên đấu tranh với Trung Quốc để đòi hỏi chủ quyền chính đáng cho dân VN.

    Thế thì còn gì là TỰ HÀO DÂN TỘC? Tại sao dám tự hào là đã đánh thắng 2 đế quốc vĩ đại nhất thế giới là Mỹ và Pháp, rồi bây giờ lại khuyên dân VN phải CHẤP NHẬN MINH LÀ THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU.

    Nếu đảng CSVN vẫn cứ nắm chính quyền thì chiến tranh với Tàu nếu có xẩy ra thì thanh niên VN có nên đi tòng quân chiến đấu chống Tàu không? Câu trả lời là KHÔNG, mấy ông khùng mới đi chiến đấu để chết vô lý như vậy. Kẻ lãnh đạo của mình là kẻ hèn, thì làm sao quân sĩ có thể can đảm để chiến đấu (bảo vệ cho những kẻ hèn, đang cưỡi trên đầu trên cổ mình để bóc lột mình). Chiến đấu như thế khác nào chiến đấu cho cái hèn, hy sinh cho sự bóc lột và gian ác được tồn tại. Còn gì để tự hào dân tộc nữa?

    “Nếu bệ Hạ muốn hàng, hãy chém đầu thần trước đã” (Trần Hưng Đạo). Nếu muốn thoát ách ngoại xâm, và xây dựng lại tự hào dân tộc, hãy lật đổ những kẻ hèn và huỷ hoại dân tộc là chế độ CSVN trước đã.

  2. Hi x Pham says:

    Noi voi giac Cong la noi chuyen voi dau goi. Cac ngai giac Cong than phuc Tau Cong thay ke cac ngai,
    Cac ngai cu viec dan bau doan the tu sang Bac kinh o la xong voi tinh than Chieu Thong, nho mang theo lu An quang nhe, lu hong y do Man, giam muc, linh muc do co do sao vang, xac kho ngai Ho chu-
    tich cua rieng cac ngai, lu an com “QG” mien Nam tho con ma giac Cong, hon ma O. Ky, O. Minh (2 O.
    nay nuoi duong chua chap giac Cong Mam trong phu PTT, dinh hoa lan) tha ho tung ho ngai Mao nhe.

  3. khaymouk says:

    muon bao ve toan ven lanh tho can doan ket toan dan chu nghia dan toc va loi ich cua To quoc vietnam la toi thuong cua toan dan viet,chi co chu nghia dan toc moi doan ket duoc toan dan va suc manh toan dan
    moi danh thang duoc ngoai xam,dat nuoc vietnam can doi moi vi he thong va y thuc he hien thoi chi giup ich cho mot nhom nguoi chu khong phai loi ich cho dan toc va he luy nay se lam mat su de khang cua dan toc lam hai va lam mat loi ich dan toc,
    doi ngoai vietnam can nang dong va huu nghi voi tat ca quoc gia va cong dong the gioi de cung phat trien
    phai cung chung cac nuoc asean de giu vung hoa binh vung,can thiet phai co quan he chat che voi cac nuoc anh em lao va campuchia
    doi noi phai co nhan nghia phai co cong binh tao co hoi cho toan dan co co hoi dao tao dan luc dan tri
    vi tha bao dung voi dong bao minh de xay dung mot dat nuoc giau manh,khi chung ta giau manh roi thi khong co ai chen ep va hiep dap nua, chi co chu nghia dan toc moi bao dam su truong ton cua dan toc vietnam.

    • Nguyen V N says:

      Xin trích lại lời Khaymouk cho dễ đọc:

      Muốn bảo vệ TOÀN VẸN LÃNH THỔ cần ĐOÀN KẾT toàn dân, Chủ Nghĩa dân tộc và lợi ích của Tổ Quốc Việt Nam là tối thượng của toàn dân Việt, chỉ có chủ nghĩa dân tộc mới ĐOÀN KẾT được toàn dân và sức mạnh toàn dân mới thắng được ngoại xâm, đất nước cần đổi mới vì hệ thống và ý thức hệ hiện thời (CSVN) chỉ giúp ích cho một nhóm người chứ không phải lợi ích cho Dân Tộc và hệ luỵ này sẽ làm mất sự đề kháng của dân tộc làm hại và làm mất lợi ích dân tộc….

      Đối nội phải có nhăn nghĩa ,phải có CÔNG BÌNH tạo cơ hội cho toàn dân đào tạo dân lực dân trỉ VỊ THA BAO DUNG với đồng bào mình đễ xây dựng một đất nước giàu mạnh…
      chỉ có CHỦ NGHĨA DÂN TỘC mới bảo đảm sự trường tồn của Dân Tộc Việt Nam.

Leave a Reply to Dao Cong Khai