WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà văn Hữu Ước: “Còn giải thưởng thì trước sau tôi cũng được”

LTS: Xung quanh việc xét trao giải thưởng Hồ Chí Minh cho lĩnh vực Văn học Nghệ thuật đang có rất nhiều ý kiến về các tác phẩm, tác giả trong danh sách xét thưởng. Chúng tôi đã đăng tải nhiều bài viết, bài phê bình liên quan tới sự việc này.

Một trong những người vừa bị rớt khỏi danh sách xét duyệt là nhà văn, nhà biên kịch, họa sĩ,  nhạc sĩ, nhà báo, tổng biên tập vài tờ báo của ngành công an, trung tướng công an Hữu Ước. Ông Ước cho báo chí (nói đúng ra là trang báo của ngành công an do ông phụ trách) biết, ông xứng đáng với giải thưởng, rằng các thành viên trong hội đồng có thể chưa bao giờ đọc kịch của ông.

Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bài phỏng vấn

——————————-

Trung tướng Hữu Ước

Phóng viên: Thưa nhà văn Hữu Ước, chắc nhà văn cũng đã nhận được thông báo về kết quả cuộc họp của Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch về việc thẩm định danh sách các tác giả được đề nghị trao Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực sân khấu năm nay để trình lên Hội đồng Trung ương. Và một trong những tác giả bị loại khỏi danh sách đó có tên của ông. Cảm giác của ông như thế nào khi nghe tin này?

- Nhà văn Hữu Ước: Thực ra, tôi là một người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Và vừa làm người quản lý báo chí, vừa sáng tác. Nói tới Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn học nghệ thuật lần này, cũng như nhiều giải thưởng khác, thì, việc tôi và một số người khác bị loại không khiến tôi phải ngạc nhiên.

Và tôi cũng không buồn. Vì tôi biết rằng theo quy định, thành phần của Hội đồng cấp cơ sở có khi 7 người, có khi 9 người, có khi 11 người, cái đó là tùy từng năm, nhưng muốn vượt qua “cửa” này thì  phải đạt 75% số phiếu bầu trở lên. Qua đấy rồi thì mới được vào xét tiếp.

Riêng về Hội đồng xét giải trong lĩnh vực sân khấu thì tôi biết là năm nay có 7 thành viên. Tôi và một số người nữa được 5 phiếu trong số 7 phiếu đã bỏ. Tôi nghĩ là, được 5 trên 7 phiếu ở một Hội đồng nghệ thuật rất phức tạp – tôi nghĩ rằng Hội đồng nào trong lĩnh vực xét giải văn học nghệ thuật cũng đều phức tạp hết – thì cũng là điều tốt rồi.

Và đối với 2 lá phiếu không bầu tôi thì tôi cũng không ngạc nhiên, vì tôi hiểu trong 7 thành viên của Hội đồng đó thì có người có thể là chưa bao giờ đọc kịch của tôi, chưa bao giờ xem kịch của tôi. Vì vậy, việc họ không bỏ phiếu cho tôi thì cũng là điều rất dễ hiểu, mặc dù tôi đã có tới 17 vở được công diễn trong những năm qua.

Mà vở nào cũng diễn tới vài trăm buổi. Thế còn người thứ hai không bỏ cho tôi, tôi cũng không ngạc nhiên, vì có thể là  họ chưa bao giờ biết viết kịch, và họ chưa bao giờ làm đạo diễn cả. Nhưng họ lại được quyền ngồi thẩm định tôi thì việc họ bỏ tôi ra cũng là điều dễ hiểu thôi. Và còn việc thứ ba nữa thì tôi nghĩ rằng thế này: có khi lại  là  không phải do vấn đề đánh giá nghệ thuật, đánh giá công trình, mà là do nhìn nhận nhau bằng mối quan hệ.

Thí dụ như  trong quá trình sống và làm việc với nhau, có thể tôi đã làm một việc gì đó, dù là vô tình, nhưng lại khiến một trong những thành viên đó không bằng lòng, về điểm A, điểm B, điểm C nào đấy. Và việc họ bỏ tôi ra cũng là điều dễ hiểu…

- Toàn những lý do không phải vì tác phẩm…

- Tôi là người được Bộ Công an giao phụ trách Báo CAND, Truyền hình, Điện ảnh, Phát thanh và lĩnh vực sáng tác văn học – nghệ thuật. Tôi lại là người tổ chức rất nhiều các hoạt động văn học nghệ thuật, thì trong cuộc sống làm sao lại không có những khiếm khuyết.

Có khi là trong một liên hoan sân khấu, tôi mời người này mà không mời người khác tham gia ban chỉ đạo, chỉ vì thành phần đã đủ hay vì tính chất cuộc liên hoan… bây giờ họ được ngồi trong Hội đồng, nhớ chuyện cũ và không bỏ phiếu cho tôi thì cũng là điều dễ hiểu. Hoặc là tôi khiếm khuyết trong kỳ tổ chức liên hoan sân khấu, không phải tôi mà là cấp dưới của tôi quên không mời, thì có khi họ cũng giận chăng (cười).

- Thế tự ông đánh giá về các tác phẩm của mình như thế nào?

- Có lẽ trong cuộc sống chúng ta phải nên thẳng thắn và chân thành.  Và tự mình biết mình hơn ai hết. Trước hết về mặt số lượng tác phẩm thì tôi đã có 17 vở kịch. 17 vở đều được công diễn đàng hoàng, không vở nào không được công chúng đón nhận.

Thứ hai, tôi là một nhà văn viết kịch, tôi viết cả chính kịch lẫn hài kịch, điều này thì không có nhiều nhà văn, nhà biên kịch làm được, chứ chưa cần nói là rất ít và hiếm. Thứ ba, nếu thước đo lớn nhất của tác phẩm văn học nghệ thuật vẫn là khán giả, thì hầu như vở nào của tôi cũng vài trăm buổi diễn.

Tất nhiên, để có được vài trăm buổi diễn thì có nhiều yếu tố, có cả thương hiệu này thương hiệu khác cộng lại. Và do cả công tác tiếp thị tốt của các đoàn. Và cái nữa là, nó còn có vai trò của đạo diễn, vai trò của các diễn viên, của chỉ đạo nghệ thuật, tức là một vở diễn trên sân khấu là một sản phẩm công nghiệp, chứ nếu một mình người biên kịch thì không thể…

- Chứ không phải của một mình tác giả kịch bản.

- Nhưng cái đầu tiên vẫn là tác giả kịch bản, vì có bột mới gột nên hồ. Đối với một tác phẩm sân khấu thì kịch bản ít nhất phải được, thì các đạo diễn mới có thể nâng nó lên được, các diễn viên mới có thể tung hứng và thăng hoa lên được. Và các vở của tôi thì vở nào cũng thế thôi, ăn khách, và nó bám đời sống, đặc biệt là bám đời sống đương đại. Và ai cũng nhìn ra thế mạnh trong các vở kịch của tôi là thế mạnh của một nhà văn, một nhà báo viết kịch…

- Ông tự đánh giá mình như thế…

- Và còn điểm nữa, trong thời buổi hiện nay, hệ thống thông tin truyền thông của chúng ta có quá nhiều rồi. Thí dụ như bây giờ anh em mình chơi với nhau rất yêu thương nhau, và tôi có mời bạn đi xem kịch của tôi, nể thì đi, nhưng vở không hay thì mắt trước mắt sau bạn cũng chuồn. Lĩnh vực âm nhạc cũng thế thôi. Vì thời buổi này không có thời gian để ngồi hai tiếng đồng hồ theo dõi một vở kịch hay một chương trình ca nhạc quá dở…

- Và không xúc động…

- Không cuốn hút người xem. Đối với kịch bản của tôi, đến giai đoạn nào mà tôi thấy có khán giả bỏ ra về là tôi cho dừng, không cho diễn nữa. Và như vậy là về mặt chất lượng tác phẩm thì các kịch bản của tôi là được chứ. Và so với mặt bằng chung hiện nay, thì không nhiều tác giả làm được những việc như tôi vừa nói.

Còn nói về mặt quy chế về số lượng huy chương đã nhận thì nói thật tôi đã nhận được quá nhiều giải, đến giờ này tôi cũng không còn nhớ cụ thể là  các vở của tôi có bao nhiêu huy chương vàng, huy chương bạc trong các liên hoan và hội diễn sân khấu, cả ở quy mô quốc  gia lẫn các lĩnh vực khác. Kể cả về sách văn học thì kịch bản văn học của tôi cũng từng được trao giải A của Hội Nhà văn Việt Nam… Thế nên, đối chiếu theo các tiêu chí để xét giải thì tôi xứng đáng không chỉ dừng ở Giải thưởng Nhà nước mà cả ở Giải thưởng Hồ Chí Minh (cười sảng khoái).

- Từ những gì ông vừa nói thì tôi hiểu rằng đang rất có vấn đề trong quy trình và thủ tục xét Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Theo ông, thì chúng ta nên làm như thế nào để mọi chuyện công bằng, hợp lý và đúng đắn hơn, để làm sao không để lọt những tác phẩm và tác giả xứng đáng?

- Thực ra là thế này, năm nay việc xét giải thưởng trong lĩnh vực  sân khấu thì cũng giống trong một số lĩnh vực khác, như văn học, như âm nhạc chẳng hạn, đang lộn xộn, và có những cái chưa đúng, chưa chuẩn, và không công bằng. Chỉ có điều, với tư cách một người viết, lại viết được nhiều thể loại nên tôi rất bình tĩnh.

Nói thật là, từ xưa đến nay, tôi không ham hố bất cứ giải gì. Cũng như tôi chẳng ham hố gì những vai trò như thành viên ban chấp hành ở chỗ này, chỗ khác. Tôi bây giờ chỉ duy nhất đảm nhiệm vai trò thành viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam và là Ủy viên Hội đồng Lý luận Văn học – Nghệ thuật Trung ương thôi…

Và tôi nghĩ thế này, được giải là một điều rất đáng quý vì đây là Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh. Được giải là được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn vinh. Những giải thưởng đó là những giải hết sức có giá trị. Và ai cũng thấy đó là giải để thưởng cho những tác phẩm, những tác giả, những nhà văn, những người làm trong lĩnh vực văn học nghệ thuật sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị, có những đóng góp nổi bật.

Nhưng từ xưa đến nay, nói cho cùng, các nhà văn khi viết ra các tác phẩm của mình có ai nghĩ là để được giải đâu. Cái gốc của mọi chuyện là sự lao động và sáng tạo, cống hiến cho con người, cho cái chung, cho công chúng, cho người xem, cho người nghe, chứ không phải cái gốc là để nhận giải. Cho nên tôi nghĩ rằng, những người được hay không được giải năm nay thì cũng nên hết sức bình tĩnh.

Cái chính vẫn là anh có làm nên được giá trị đích thực hay không, tác phẩm của anh có sống được với thời gian và trong công chúng hay không. Cái đấy mới là cái chính. Tôi từng thấy, có kỳ liên hoan sân khấu có vở diễn được giải rất cao, vì tác giả kịch bản là một người rất nổi tiếng, viết được rất nhiều thể loại.

Nhưng kịch bản ấy nói cho cùng chỉ là kịch bản để đọc thôi vì dựng ra có diễn được mấy buổi đâu, vì có khán giả tới xem đâu! Nói thật, nếu tôi là tác giả của vở đó mặc dù được hết các loại giải, giải cao nhất, thì tôi cũng thấy buồn… Các nhà văn lớn, lưu danh trong sử sách trên thế giới người ta viết tác phẩm cũng chẳng ai tính đến là được giải nọ giải kia.

- Ông nói rất đúng, nhưng tôi vẫn muốn hỏi ông, vậy chúng ta nên làm thế nào để việc xét giải thưởng trở nên công bằng và hợp lý hơn?

- Tôi nghĩ như thế này, quan trọng nhất là đối với việc xét giải thưởng ở lĩnh vực văn học – nghệ thuật, khi cấu tạo các hội đồng cơ sở thì phải làm sao cho nó kỹ, cho chuẩn về các thành viên hội đồng. Nếu không sẽ trật ngay. Cả ở các hội đồng trên nữa cũng thế. Các thành viên hội đồng phải là những người thật sự xuất sắc trong lĩnh vực mình xét giải.

Thí dụ như trong lĩnh vực sân khấu thì một là biên kịch, hai là đạo diễn giỏi và nếu có thành phần cán bộ quản lý thì cũng phải là những người am hiểu nghệ thuật. Và theo tôi là, đừng nên mời các bác lớn tuổi quá tham gia. Vì các bác ấy là những cây đa, cây đề và các bác ấy ít đọc, ít xem, ít nghe các tác phẩm của các thế hệ đi sau.

- Không cập nhật…

- Không cập nhật là một chuyện nhưng mà sức khỏe cũng có hạn. Đấy là chưa kể chuyện một số bậc lão làng lại coi lớp trẻ như là một lũ trẻ ranh. Tôi nói ví dụ nhé. Tôi với anh Đỗ Chu là những người rất thân nhau, quá thân nhau, điều này ai cũng biết. Hầu như tuần nào anh Đỗ Chu cũng đến chỗ tôi chơi, anh em thân nhau lắm.

Thế mà khi người ta xét kết nạp tôi vào Hội Nhà văn Việt Nam thì anh Đỗ Chu là người duy nhất không bỏ phiếu cho tôi. Tôi hỏi, tại sao anh em mình quý nhau thế mà anh lại không bỏ phiếu cho tôi là làm sao?! Thì ông ấy nói tưng tửng luôn: Thì tao có đọc của mày đâu?! Đó cũng là tính cách chân thành của Đỗ Chu. Mà tôi lại rất quý cái sự chân thành đó của anh ấy.

Nhưng theo tôi, nếu bây giờ lại mời những người như anh Đỗ Chu vào Hội đồng để thẩm định văn chương thì cái đó quá dở, vì sẽ chệch, vì anh ấy rất ít chịu đọc của người khác. Đấy là còn chưa nói đến những người mà lòng không rộng, họ sẽ nghĩ mình như thế này, mình ngồi xét nó được giải trong khi mình lại chưa được.

Mà cũng không nên đưa những người nào chưa được giải vào xét giải cho những người khác. Tất nhiên, tôi nghĩ những người lòng hẹp như thế không nhiều, bởi văn nghệ sĩ chúng ta lòng thường rất rộng, nhưng không phải là không có những người “lòng xe điếu”. Tôi nghĩ là chúng ta nên học ở các nước, phải để các viện sĩ ngồi xét chọn kết nạp các viện sĩ mới.

- Theo ông, nên tổ chức xét chọn như thế nào?

- Phương án tối ưu nhất, theo tôi là thế này: các hội nghề nghiệp khi xét giải, kể cả giải hàng năm, phải để cho tất cả các hội viên cùng bầu. Trong sân khấu hay trong âm nhạc cũng thế. Làm việc này có khó khăn gì đâu vì mỗi hội cũng chỉ có mấy trăm đến gần một nghìn hội viên thôi. Và trên cơ sở bỏ phiếu đó thì Hội đồng cấp Nhà nước sẽ xét luôn. Làm vậy sẽ tránh được tình trạng xin – cho. Và làm  vậy thì ai được cũng thoải mái mà ai không được cũng thoải mái.

- Đợt xét giải thưởng tới này, ông có tiếp tục hay tự rút?

- Tôi nghĩ thế này, năm nay tôi không buồn, không cay cú gì cả. Trước hết là tôi cám ơn 5 người đã bỏ phiếu cho tôi. Và tôi muốn nói với hai người không bỏ phiếu cho tôi là các anh làm thế là không công bằng.

Và nếu đợt tới mà hội đồng  xét giải ở cấp cơ sở vẫn 7 người như thế, thì tôi sẽ rút vì nếu ở lại thì tôi cũng vẫn chỉ được 5 phiếu, cho dù từ giờ tới lúc đó tôi có viết thêm bao nhiêu tác phẩm nữa. Ai đã bỏ cho tôi thì vẫn bỏ cho tôi, còn ai không bỏ cho tôi thì vẫn không bỏ cho tôi…

Còn nếu thành phần hội đồng hợp lý và đích thực và chuẩn hơn, thì tôi tiếp tục tham gia. Nói gì thì nói, tôi vẫn muốn có phương án là ở các hội văn học nghệ thuật thì đợt xét thưởng tới, Nhà nước sẽ cho tất cả các hội viên cùng bầu.

- Ông có tin rằng trước sau thì ông cũng sẽ được giải?

- Tôi tin rằng trước sau gì nếu còn những giải thưởng như thế này thì tôi chắc chắn sẽ được giải, mà không chỉ Giải thưởng Nhà nước đâu mà cả Giải thưởng Hồ Chí Minh nữa. Mà cũng có thể là lúc tôi không còn trên cõi đời nữa mới được giải, nhưng chắc chắn sẽ được (cười sảng khoái).

Mỹ Trần-Khánh Băng và Minh Huyền (thực hiện)

17 Phản hồi cho “Nhà văn Hữu Ước: “Còn giải thưởng thì trước sau tôi cũng được””

  1. Bee says:

    Cái con chim sẻ này…

    ” Đại bàng lượn một vòng rất đẹp
    Rồi vút vào mây
    Còn chim sẻ đến đâu cũng chỉ
    Líu lo suốt ngày…”

  2. Người San Jose says:

    Ông nhà văn trung-tướng công-an này nói đúng.
    (Chĩ sai một chi-tiết nhỏ).
    Vài năm nữa, Việt Cộng thành-lập giải thưỡng Mao-trạch-Đông.
    Giải này cao-quý hơn giải Hồ-chí-Minh.
    Hửu Ước mà không được giải thì ai được.
    Thằng chó đẽ nào dám vào đây mà giành với giật.
    Chúc-mừng Hửu Ước và giải thưỡng Mao-trạch-Đông.

    Người San Jose

  3. Nguyễn says:

    Vấn đề là ở chỗ giá trị văn học của cái mình viết ra.

  4. huu uoc says:

    Có lẽ chỉ có ở VN và mấy nước cộng sản mới có các nhà văn, nhà thơ v.v… đeo quân hàm nhưng lại chỉ chuyên làm cái việc của văn nghệ sỹ như tay này. Là công an, cảnh sát nhưng lại chỉ chuyên đi sáng tác văn nghệ, gọi là “văn nghệ công an” (đúng là thứ văn nghệ thổ tả có một không hai trên thế giới).
    Hữu xạ tự nhiên hương, Hữu Ước sáng tác tạp nham, mồm nói không cần giải thưởng này nọ nhưng trong bụng lại quá muốn, khẳng định trước sau gì mình cũng được, đó là nhân cách của một thằng hợm được “ăn cơm chúa, múa tối ngày” tưởng mình tài lắm giỏi lắm.

  5. Trung Ngôn says:

    …dùng tiền để mua mọi thứ, kể cả giải thưởng…. Kịch nó viết toàn mua vớ i giá chục triệu 1 vở, rồi đứng tên, thơ văn của nó t hối hơn c…, chó nó cũng không ngửi được

  6. Dang Dan says:

    Thằng cha này người ta kêu nó là TRUNG TƯỚNG CÔNG AN nhà văn, nhà biên kịch, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà báo, tổng biên tập vài tờ báo của ngành công an hữu ước. Nhiêu đó thôi là nói lên đủ rồi, đâu cần phải giãi thích dài dòng tại sao lại có giãi thưởng này nọ, huân chương,huy chương tá lả, tại sao người ta bầu bì gì đó, , tại sao vở kịch được diễn hàng trăm vở vẫn có người xem (gửi giấy mời thì bố thằng nào dám ko đi), trong khi mấy cha giám khảo hổng …. thèm xem nên hổng biết ????. Cái tên của thằng cha này mà bỏ bỏ bốn chữ Trung tướng Công An đi thôi thì chỉ có nước XẢY NHÀ RA THẤT NGHIỆP NGAY. Cái bệnh vĩ cuồng này nó bám riết vào mấy cha cộng sản mãn tính luôn và thành lố bịch, thằng cha này bệnh cũng khá nặng rồi cở Minh Triết Cu Ba, hay Tiến Cảnh IQ. Cha nào cũng vậy, cha nào cũng thấy TẦM CỞ của mình cở DƯỚI MỘT NGƯỜI (ko dưới nó thủ tiêu chết mẹ), TRÊN VẠN NGƯỜI mà ko biết tầm cở thực của mình dưới con mắt nhân dân chỉ là DƯỚI RĂNG thôi. Ô hô ai tai, vận nước đã đến hồi mới xuất hiện mấy quái thai này đây. Sỉ phu Bắc Hà sao chưa thấy có vè về HƯ hay nick name cửa HƯ này nhỉ? Thằng cha này ko chịu Đa nguyên nhưng coi bộ khoái ĐA CHỨC, ĐA KIÊM NHIỆM, ĐA GI NĂNG, mà ác cái tiếng Việt bên cạnh chữ Đa còn có chữ Bá để chỉ số nhiều: Bá nghệ, bá tri, vị chi THẰNG BÁ LÁP.

  7. D.Nhật Lệ says:

    Tướng công an ở vị trí kiêm nhiều nhà …vớ vẩn như HU.tất nhiên phải nắm vững quy luật ban thưởng ơn
    huệ từ chế độ CS.Do đó,ông nói thế có nghĩa là ai cũng có thể đoạt giải cả,miễn là “nâng bi đội đít” bác và
    đảng csVN.hết mình thì rồi sẽ được,không lọt đi đâu mà vấn đề là sớm hay muộn mà thôi !
    Trong khoản “thượng đội,hạ đạp” này thì HU.là ứng viên sáng giá nhất.Nhìn bản mặt HU.chúng ta phải nghĩ
    ngay đến khuôn mặt một ninh thần vừa của kịch bản vừa của trường đời,không thể lẫn với ai được ! Công
    an luôn luôn phải làm chó săn của chế độ,là phải trung thành tuyệt đối nên HU.thế nào cũng đoạt giải !
    Ngay cả làm thầy dạy như Nguyễn Đăng Mạnh mà còn ngây thơ lúc mới vào nghề “bán cháo phổi” đã vấn kế 1 đàn anh về việc làm thế nào để có uy tín trong nghề dạy và ông ta được người ta trả lời cho biết rằng
    phải tung hô “bác HCM.” và Đảng lên tận chín tầng mây xanh thì sẽ được nổi tiếng và ban phúc ngay.Y như
    lời thánh phán,NĐM.kể từ đó được ‘bốc’ từ Vinh ra Hà Nội dạy Văn chương phê bình ở đại học HN.và sự
    nghiệp di lên…như diều gặp gío đến khi về hưu !
    Qua thực tế như thế,chúng ta buộc phải kết luận rằng làm trí thức dưới chế độ CS.là quá khó,chỉ trừ ai có
    bản lĩnh và nhân cách mới thành người trí thức được.May là nước ta cũng có,dù không nhiều (ít còn hơn không) nhưng hy vọng sẽ tăng nhanh vì thực tế chứng mình đảng csVN.chỉ là vệ tinh của đảng Tàu cộng.

Phản hồi