WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ Hữu Loan, Hoàng Cầm đến Nhân văn – Giai phẩm

Phiên tòa tại Hà Nội (19/01/1960) xét xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Từ trái sang phải: Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thuỵ An, Phan Tại và Lê Nguyên Chí. (Ảnh tư liệu : DR)

Đọc báo Thanh niên hôm nay, có một bài viết về nhà thơ Hữu Loan. Trong bài, tác giả dường như muốn nói tới những năm tháng đau khổ của nhà thơ từng trải qua. Một nhà thơ nổi tiếng với bài thơ “Màu tím hoa sim”, nhưng cuộc đời ông khá nhiều nỗi buồn. Cùng với Hoàng Cầm, là những còn sống từ phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm 1955-1957. Nhắc tới phong trào này, có nhiều nhân sĩ, trí thức bị đàn áp một cách không thương tiếc, có cả Nguyễn Hữu Đang, người dựng lễ đài cho Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. Thế mà chỉ vì sự độc đoán một cách tàn bạo vô lý của một nhóm người, đã làm biết bao người lâm vào cảnh bi thương. Tự dưng tôi cảm thấy khá buồn. Hồi tôi học về Lịch sử, tôi có hỏi thầy về một vài sự kiện lịch sử không rõ ràng, trong đó có sự kiện này. Sách lịch sử nói một cách rất sơ sài về sự kiện này, chỉ nói vắn tắt là một nhóm nhân sĩ, trí thức không chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng trong văn hóa, hay nặng nề hơn là một nhóm người phản động, phản Đảng, chống nhà nước. Sau này, cùng với sự đổi mới kinh tế, sự kiện này cũng được nhìn nhận lại, dường như có sự cố ý xóa mờ sự kiện trong sách lịch sử. Có lẽ là vì sự xấu xa tàn bạo của Đảng đối với nhân sĩ trí thức ngày đó, nếu để mọi người biết thì sẽ không tốt cho vai trò của Đảng. Có lẽ Đảng cũng thấy mình đã sai, nhưng lại cố tình không xin lỗi, nhưng mặt khác lại đem trao giải thưởng nhà nước năm 2007 cho 4 người. Đảng luôn nói mình hành động lúc nào cũng đúng ngay cả sự kiện xấu xa đê tiện này.

Hậu quả của sự kiện này thì có khá nhiều chuyện. Nhiều nhà văn, nhà thơ bị xét xử tù tội phản Đảng, chống Đảng, nặng nề nhất có lẽ là ông Nguyễn Hữu Đang, nhà thơ Hữu Loan cũng bị vài năm. Ngay cả khi xong án, thì họ cũng không được làm thơ, viết văn. Đó là điều tôi cũng thắc mắc. Hồi học bài “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, tôi thấy một nhà thơ nổi tiếng thế nhưng số bài thơ đếm trên đầu ngón tay. Suốt một thời gian dài 40 năm, ông không có một bài thơ nào. Nhà thơ Hữu Loan cũng vậy. Cách đây vài năm, Hoàng Cầm có vào quê tôi chơi, lúc ấy ông gần 80 tuổi rồi. Bố tôi có tình cờ gặp ông. Bố tôi vốn là người thích văn thơ nên cũng hỏi chuyện ông. Sau vụ Nhân văn-Giai phẩm, ông bị cấm làm thơ. Rồi đất nước chiến tranh, sau giải phóng, khủng hoảng kinh tế nặng nề, các ông bên cơ quan tư tưởng văn hóa quên mất dỡ bỏ lệnh cấm này. Thành thử ra, nhà thơ của chúng mình không được sáng tác bài thơ nào. Mà cho đến nay, cũng chẳng có một văn bản nào dỡ bỏ lệnh cấm từ năm 1958. Chỉ có điều trong xu hướng đổi mới hiện nay, người ta cố tình lờ đi mà thôi.

Có điều nhà thơ chẳng có oán thán gì ra mặt. Ông vẫn vui vẻ giống như nhà thơ Hữu Loan vậy. Cuộc đời trải qua nhiều sóng gió nên các ông điềm tĩnh lạ thường. Có điều với người trẻ như tôi thì không điềm tĩnh được. Sự độc đoán tàn bạo của một nhóm người cầm quyền làm hại những người có suy nghĩ đi trước thời đại 40, 50 năm. Chẳng qua là những người trí thức mong muốn một chế độ tốt đẹp cho họ và cho cả nhân dân. Họ thẳng thắn phê phán kịch liệt những thói hư tật xấu của các đảng viên ngày ấy, mong muốn Đảng tôn trọng quyền dân chủ của họ và cho cả nhân dân. Bản thân họ cũng quý cách mạng như ai.

Trong chế độ độc đoán, thì người tốt cũng hóa ra vô dụng. Người xấu có thể sống tốt, còn người tốt thì bị hãm hại. Nên mới có chuyện, những người tham gia kháng chiến cách mạng ở tiền tuyền, nhưng ở hậu phương thì gia đình bị áp bức nặng nề. Điều đáng đau buồn hơn, là cái chế độ đó đang ngày ngày ra rả nói họ là đại diện cho dân tộc, là đỉnh cao trí tuệ, là nhân danh nhân dân, nhân danh chủ nghĩa xã hội. Và sau khi làm điều tồi tệ thì không biết hối lỗi và xin lỗi người bị hãm hại. Vụ nhân văn giai phẩm này, Đảng chưa hề cho một lời xin lỗi nào hết, cho dù là nhỏ nhất. Có thể những người trong cuộc, coi giải thưởng nhà nước năm 2007 là lời an ủi cho bản thân họ, coi đây là lời xin lỗi chính thức.

Khi những điều xấu xa trong quá khứ còn chưa rửa sạch bằng sự thành tâm hối lỗi, thì từng đó cũng đủ phủ nhận sạch sẽ những gì gọi là hào quang quá khứ đã cố công dựng nên.

Bài do bạn đọc gửi tới.

Đọc các bài liên quan:

Lời tự thuật của Hữu Loan, tác giả Mầu Tím Hoa Sim

Kỉ niệm với nhà thơ Hữu Loan

Nhưng em thơ sẽ lớn

12 Phản hồi cho “Từ Hữu Loan, Hoàng Cầm đến Nhân văn – Giai phẩm”

  1. Nếu cho tôi lên thiên -đàng
    Nhưng bảo tôi sống chung với CS
    Tôi thà xuống địa ngục
    Tôi không sợ
    Vì tôi đã sống trong địa ngục của CS

  2. Tột cùng của sự Xa Đọa
    Sẽ trở thành Hoang- Dã
    Tột cùng của sự Lừa-Dối
    Sẽ trở thành Điếm -Thúi
    Tột cùng của sự Tàn -Ác
    Sẽ trở thành Man-Rợ
    Tột cùng của sự Xấu -Xa
    Sẽ trở thành người CS
    Khi lên đến Tột-Cùng
    Bùm !! chúng sẽ tan rả
    Chỉ có Thánh -Thiện ,Nhân -Hòa và Bác-Ái cùng với lòng yêu Quê -Hương
    Mới Vĩnh -Cữu và Trường -Tồn hơn 4000 năm

Leave a Reply to Thằng Bờm