WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Con đường hội họa

Bài II : Xem Tranh Phái Làm Sao Biết Được Thật, Giả

Ở Việt Nam,hiện tại vẫn chưa có những chuyên gia giám định nghệ thuật được đào tạo chính qui hoặc có bằng cấp về lãnh vực này.Khách hàng mua tranh của các danh họa Việt Nam -nhất là tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái -không sao tránh khỏi nỗi lo bị mắc lỡm-mua phải đồ rởm,điều này là một thực tế luôn thường trực trong những người mua.Vậy làm sao để có thể nhận biết được tranh thật với tranh giả ? Điều này thực sự đã trở thành một bí quyết và bí quyết đó cũng chỉ có vài yếu tố căn bản :kinh nghiệm và trực giác, chỉ trong giây lát chúng tôi có thể trả lời ngay đó là tranh thật hay tranh giả một cách khoa học và công tâm.Muốn đạt đến một trình độ xem tranh Phái đến mức như vậy bắt buộc người xem phải là người hiểu được Bùi Xuân Phái, hiểu rõ những giai đoạn sáng tác của ông,bởi mỗi giai đoạn ,tác phẩm của Phái hầu như đều được ứng với trạng thái tinh thần và hoàn cảnh diễn ra trong cuộc sống của ông ,điều này cần sự cảm nhận cực kỳ tinh tế,cần phải trải qua những biến thiên của thế kỷ trước, nghĩa là phải là người sống cùng thời với ông để có được sự trải nghiệm và đồng cảm với các chủ đề mà ông đã sáng tác,nhờ thế mới có thể phát hiện ra được tranh thật hay giả ở những chi tiết nhỏ nhất,bất ngờ nhất. Hầu như ở tất cả các bức tranh của Bùi Xuân Phái đều được bắt nguồn từ sự chân thành và thực tế cuộc sống bởi thế tác phẩm của ông luôn truyền được sự xúc động cho người xem,tranh giả rất khó nếu không nói là không thể làm được điều này.Người am hiểu Phái,nhìn vào bức chân dung là biết ngay ông vẽ ai và được vẽ vào năm nào,nhìn vào bức phố, nhận ra ngay góc phố nào,vẽ vào giai đoạn nào, chữ ký sẽ được đặt ở góc nào trên bức tranh (chữ ký của Phái cũng là một phần bố cục của bức tranh và cách ông ký như thế nào cũng sẽ phụ thuộc vào cách ông vẽ bức tranh đó thế nào,và cũng phụ thuộc vào chất liệu và kích cỡ bức họa nữa v.v..Một điểm nổi bật,dễ nhận ra nhất là Phái có một phong cách riêng rất Phái- phong cách nghệ thuật riêng biệt ấy đã góp phần làm nên sự thành công của ông mà người ta không thể bắt chước hay truyền trao.Tưởng cũng nên nhắc lại rằng họa sĩ đã mất cách nay 20 năm (1988) do đó số tranh mà người ta thấy hầu như được họa sĩ sáng tác từ nhiều chục năm về trước nên ở mỗi bức tranh đều nhuốm mầu thời gian,vết tích của năm tháng…Điều kiện quan trọng nữa mà người mua (nếu bức tranh có giá trị lớn)luôn muốn biết là đời sống của bức tranh từ khi nó được sinh ra: nó đã từng ở với ai ? Do đâu mà người sở hữu bức tranh đó có? Tư cách người sở hữu như thế nào ? Giới sưu tập chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay nếu nghe nói ai đó đang có một tác phẩm của danh họa nào đó, họ chỉ cần biết ai đang sở hữu bức tranh, họ sẽ có phản ứng ngay là có cần quan tâm hay là không-Điều này cho thấy người sở hữu bức tranh có giá trị thì bao giờ giá trị của tư cách người đó cũng đi kèm theo.

Tệ Tranh Giả Như Tôi Biết

Ai cũng hiểu rằng một bức tranh giả không thể tự nó xuất hiện,không thể tự nó rơi từ trên trời xuống,nó phải có người nào đó ngồi cặm cụi sao chép hoặc nhái theo phong cách rồi ký tên nhà danh họa vô bức tranh đó ,đơn giản chỉ là một công việc hòng mưu cầu lợi nhuận một cách vô nghĩa nhất trần đời. Tôi không tin là có họa sĩ nào lại chịu làm cái công việc khổ sai ấy,bởi vì người nghệ sĩ luôn ý thức được rằng “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” Nếu người nghệ sĩ không thực hiện được ước vọng ấy anh ta sẽ chỉ là một bộ xương khô biết đi ,sống như thế chỉ là một sự dịch chuyển từ cái nôi tới nấm mồ trong quá trình 70 mươi năm hoặc lâu hơn là 95 năm thì cũng vậy thôi,có nghĩa gì ? Tôi muốn nói là những bức tranh bị làm giả của các danh họa VN nói chung và của BXPhái nói riêng chủ yếu được vẽ ra bởi những người thợ vẽ bất tài hoặc một số sinh viên mỹ thuật đang thất nghiệp vì thế chất lượng của nó rất kém và dễ dàng bị giới họa sĩ chuyên nghiệp phát giác. Từ khi xuất hiện nền kinh tế thị trường cũng là khi bắt đầu xuất hiện mọi thứ của giả để bán. Nếu bạn mua phải một chai rượu giả ,bạn sẽ uống vào bụng,có thể bạn sẽ đau bụng một chút,nhưng tất cả lượng rượu giả đó sẽ nằm ở trong bụng bạn ,cuối cùng nó cũng được thải ra theo đường tiêu hoá và thế là tang chứng vật chứng cũng biến mất luôn.Nhưng bức tranh giả lại không như thế,chẳng may cho người khách hàng chưa “thuộc bài” mua phải đồ giả ,đem về nhà treo lù lù ở nơi trang trọng nhất,hoan hỉ vì mua được tác phẩm của danh họa với giá rẻ giật mình. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang,VN mình có câu “Nó có lú thì chú nó khôn”vài ngày sau lại có ông khách sành điệu nghệ thuật qua nhà chơi,và thế là chủ nhân của thứ của rởm này lại một phen tá hoả tam tinh ,mặt đỏ như vang,vội đi tìm cái gậy “phải gặp cái thằng chủ gallery bán cho mình cái thứ của đểu này để nói chuyện cho ra ngô ra khoai.” Hầu như trong mọi trường hợp nếu khách mua phải tranh giả thì khi bị phát giác,người chủ gallery nếu còn muốn tiếp tục duy trì cửa hàng sẽ đành ngậm bồ hòn mà nộp giả lại tiền cho êm chuyện bởi nếu không ,vị khách hàng nội địa này, sẽ dọa đổ dầu hoả ra nhà và đốt cửa hàng luôn.Để tránh kết cục tương tự như thế,các gallery nếu có bán tranh giả thì chủ yếu nhằm vào đối tượng người nước ngoài và Việt kiều,những người không am hiểu và thuộc phong cách của BXPhái, mặt khác ,với tâm lý yên chí là với các đối tượng này khi mua trang giả đem về nước thì sẽ chẳng có ông khách sành điệu nghệ thuật nào qua nhà chơi mà lo ngại hậu họa. .Đặc tính nữa của tranh giả là giá bán của nó cũng giả luôn,nghĩa là rất rẻ (Thí dụ thang giá của một bức sơn dầu kích thước 60cm x 80 cm của BXP thường là 15 .đến 25.000 USD nhưng tranh giả chỉ dám bán khoảng vài ba ngàn ,thậm chí nhiều khi thấy chỉ vài trăm USD). Theo tôi biết thì, các nhà sưu tập thế hệ thứ hai,những khuôn mặt tiêu biểu như: Trần Hậu Tuấn, Bùi Quốc Chí,Đỗ Huy Bắc,Dũng Vĩnh Lợi,Danh Anh,hầu như đều đã từng bắt buộc bị đóng học phí cho những ngày đầu nhập cuộc chơi,ít nhất vài ba lần họ đã từng mua nhầm phải tranh giả và đã từng phải hứng chịu những hệ lụy phiền toái của những “của nợ” ấy gây ra,(giới sưu tập chuyên nghiệp hiểu rõ rằng tranh giả trước sau cũng bị lật tẩy và khách mua sẽ đem trả lại,rất rách việc và mất thời giờ).Với cái giá phải trả đó đã giúp họ “thuộc bài” và trưởng thành,ngày nay số người này đều là các chuyên gia sành sỏi về tranh Phái.

Nông thôn . Oil on canvas . 30 x 40 cm

Giai đoạn làm ăn phát đạt nhất của giới làm tranh giả VN là ở thập niên 90 ,khởi đầu là cuộc triển lãm và cuốn sách của hãng Plumblossoms năm 1991 (xuất bản và triển lãm tranh VN tại Hong kong- Với tựa đề cho cuốn sách và tên cuộc triển lãm mỹ thuật Việt Nam đó là : Tâm Hồn Bộc Bạch)Trong cuốn sách in ấn công phu và hoành tráng nhất mà họa sĩ Việt Nam chưa từng được thấy từ trước đó. Rất tiếc là trong sách đó số tranh giả của BXPhái lại nhiều hơn tranh thật. Và không được biết là trong triển lãm đó tại Hong Kong có thêm bao nhiêu bức “cọp” nữa,chỉ biết sau đó vụ việc cũng vỡ lở,tay giám đốc người Mỹ của gallery danh giá Plumblossoms này đã tuyệt giao luôn từ đó với nhóm cộng tác người Việt ,lý do vì đã dẫn dắt và giới thiệu cho anh ta mua một số lượng tranh cọp đem về Hong Kong để triển lãm và bán.(Có dịp tôi sẽ tố cáo nhóm người đầu tiên ở VN đã kiếm được bộn tiền trong vụ Plumblossoms,bây giờ thì chưa bởi vì nó có nhiều tình tiết và khá dài dòng) Tiếp theo phải kể mấy cái tên tiêu biểu mà nhắc đến giới sưu tập chuyên nghiệp ở VN đều biết: bà Hui ,chủ gallery Lã Vọng; nhà sưu tập Việt kiều Hà Thúc Cần sống ở Hong Kong;nhà sưu tập Sambon Koo người Hàn Quốc,(những người này đều có một nhóm người Việt chăn dắt)mỗi người này đã mua vào và bán ra ít nhất là 50 bức tranh giả của BXPhái ,cả sơn dầu lẫn bột mầu .Bằng chứng nào giúp tôi khẳng định như vậy ? Đơn giản là những thứ của giả đó họ lại dùng để in ấn tùm lum vào sách và tạp chí ở nước họ.Và khi tôi sang Mỹ vào năm 1995, nhà sưu tập Phó Bá Quan (giám đốc một ngân hàng tại Mỹ) đã mời xem số tranh mà ông ta mua được,khoảng 20 bức tất cả đều là của giả ,vẽ cẩu thả và xấu một cách thê thảm.Để có những của giả này, ông PBQ đã phải trả một số tiền lớn cho Hà Thúc Cần.Một thời gian sau tôi nhận được lời cảm ơn của nhà sưu tập ở Mỹ,ông ta nói rằng đã đem toàn bộ số tranh đó bay sang Hong Kong để giả lại cho HTC và đã đòi lại tòan bộ số tiền.Nói chuyện thêm về nhà sưu tập Hà Thúc Cần,sau vụ đó ,ông này cũng sang VN và tìm đến gặp tôi,điều bất ngờ và thú vị với tôi là, ban đầu,ngỡ ông ta sẽ gây sự gì đây,nhưng té ra Hà Thúc Cần lại bộc bạch tâm sự :”Tôi cũng chỉ là một nạn nhân” và đó cũng là câu nói cuối cùng mà tôi nghe được từ nhà sưu tập rất có …tai tiếng này,nghe có người nói, ông ta đã mất cách đây vài năm sau khi đã tốn kém rất nhiều tiền để thay hai quả thận nhưng cũng đành vô vọng.

Sau khi BXPhái mất,tôi đã không thể nhớ hết được đã bao lần phải chứng kiến,phải xem những bức tranh giả,và tiếp chuyện những nạn nhân của tụi họa tặc. Phần nhiều những khách hàng nếu mua những tranh có giá tiền khá lớn ,họ thường đem đến gặp tôi để check.Tôi luôn theo một nguyên tắc có thể nói là sắt đá đó là nói sự thật. Nếu bức tranh đó là của giả thì của bất kỳ ai đã bán bức đó,tôi cũng sẽ không khoan nhượng .Khi tôi khẳng định đó là tranh thật hay tranh giả thì trong mọi trường hợp tôi đã tự nguyện nhận lãnh trách nhiệm về điều mình đã nói mà hoàn toàn không thu lợi gì cho mình dù chỉ một đồng xu teng vì tôi đã coi đó là bổn phận và trách nhiệm mỗi khi có những yêu cầu cần được giải đáp về tranh của BXPhái.Số các vị khách đã có nhu cầu check tranh khoảng trên 50 người,Việt,Tây,Hàn,Nhật,Mỹ….Trong gần 20 chục năm sau khi BXPhái mất,giới làm tranh giả đã bị tôi bác bỏ đã ở con số không ít hơn 100 bức, có đủ loại kích cỡ và chất liệu,và số tiền đã cứu cho khách Việt Nam và khách Quốc tế khỏi bị mất oan cũng không ít hơn 200.000 USD, nói vậy còn thấy là ít,lấy thí dụ chỉ riêng nhà sưu tập Phùng Tất Thắng (sống ở Hà Nội),tôi cũng đã cứu thua cho anh ta ít nhất là 20.000 USD,anh chàng này cứ một thời gian lại ôm một bức tranh đến gặp tôi và hỏi :”Anh ơi, tranh này có mua được không ? ” sau khi biết là tranh giả, lại hớt hải,khẩn cấp ôm tranh đem trả cho người bán và đòi lại tiền đặt trước,nhiều lần như thế mà anh ta vẫn không nản chí,sau cùng anh ta đem lại một bức tranh thật của BXPhái cùng với câu hỏi cũ nhưng lại nhận được câu trả lời mới : đó là tranh thật. Thế nhưng nhà sưu tập này lại không tỏ ra vui ,anh ta thú nhận rằng “riêng bức này họ lại không bán và bảo cầm đến cho anh xem để muốn biết anh sẽ khảng định như thế nào ? Bạn có biết bí quyết nào đã giúp tôi phân biệt được đâu là cái dây thừng và đâu là con rắn không ? Ngoài những kinh nghiệm mà tôi đã nói ở bài l, còn có kinh nghiệm nữa,tưởng như rất nhỏ mọn thế nhưng bằng cách đó thôi cũng đủ biết đó là tranh thật hay đó là tranh giả mà chưa cần phải nhìn vào bức tranh. Cách thức đó là : đầu tiên, yêu cầu khách cho xem mặt sau của bức tranh. Có thể bạn chưa biết đó thôi,mặt sau của những bức tranh BXPhái cũng có tiếng nói ,cũng có ngôn ngữ của nó đấy.

Trở Thành Người Giám Định Tranh Phái Bất Đắc Dĩ

Có thể nói, thị trường hội họa Vn trong 10 năm (từ 1990 đến 2000) có hẳn một thế giới ngầm,có tổ chức và sự liên kết giữa các nhóm người Việt và người ngoại quốc để làm và tiêu thụ tranh giả của các danh họa VN ở nước ngoài,cụ thể ở mấy nước mà ta đã thấy : Hồng Kông,Hàn Quốc,Singapore…và tranh giả của BXP cũng đã len lỏi được cả vào nhà bán đấu giá danh tiếng hàng đầu thế giới Christie’s.Câu hỏi được đặt ra là, giới chức có trách nhiệm ở VN có biết không và phản ứng của họ như thế nào trước tệ trạng này ?

Như đã nói,tranh giả của các danh họa VN không phải tự nhiên từ trên trời rơi xuống,nó phải có người vẽ.Vậy ai là người vẽ ? Điều này quá đơn giản nếu nhà chức trách muốn truy tìm. Chỉ cần vào một gallery có bức tranh giả đó ,nhà chức trách chỉ cần nghiêm nét mặt với giọng nói to hơn một chút : “Ai đã gửi bán bức này ? ” Hoặc :”Đã mua bức này của ai ?”Thì tôi đảm bảo là trong một buổi chiều sẽ túm được hàng tá họa tặc.Nhưng vấn đề là,tôi nghĩ ,hình như ở VN pháp luật chỉ (hoặc sẽ) được thực thi khi có ai đó đâm đơn khiếu kiện. Về phía những người sau khi biết mình bị mắc lỡm mua phải của giả thường cố gắng trở lại thương lượng với người đã bán thứ hàng giả đó và cả người bán cũng muốn yên chuyện nên giải quyết nhanh gọn theo cách của họ. Tôi chưa thấy có trường hợp nào liên quan tới tranh giả của các maitre mà chính quyền phải ra tay xử lý.

Thường thì nếu được hỏi thì tôi sẽ có trách nhiệm phải trả lời.Và tôi ý thức rõ trách nhiệm của mình : nếu mình nói sai hoặc kết luận không đúng,bảo tranh thật là tranh giả,thì người sở hữu bức tranh thật đó có quyền đến trước cửa nhà mà ném gạch đá vào nhà mình. Nhưng bạn biết đấy,và tôi cũng ngạc nhiên có phần hơi thất vọng một chút là chẳng thấy có phản ứng nào từ phía những người có những bức tranh giả mà khách đã đem trả lại cho họ vì đã tin vào điều tôi khẳng định.Tôi sẽ rất vui nếu được gặp mặt trực tiếp với các tác giả những bức tranh giả ấy.Tôi sẽ có dịp phân tích cho họ hiểu là họ đã vụng về và kém cỏi như thế nào.Một lần nữa tôi muốn khảng định rằng :Tranh BXPhái không làm giả được và càng ngày tranh ông càng lên giá là chính bởi điều đó. Tôi nghĩ những ai yêu Phái và hiểu nghệ thuật của Phái cũng sẽ đồng ý với ý kiến này. Có một phản ứng duy nhất mà tôi đã gặp,đó là trường hợp ông Lâm cà phê đã bán một bức sơn dầu cho một người Mỹ.Khi tôi đến chơi nhà anh này,việc đầu tiên anh ta muốn khoe với khách là một bức tranh của một danh họa VN BXPhái . Trời ơi trời,tranh của grand maitre Việt Nam mà tệ hại thế này ư ?Tôi nói với anh ta đó là một bức tranh của một họa sĩ nào đó không có giá trị nhưng đã được chủ nhân của bức tranh thay chữ ký và gán cho của Phái.Một thời gian sau ,anh chàng này lại sang VN và cũng đem bức đó về trả cho ông Lâm.Tất nhiên ông Lâm toét không có cửa nào để chạy và buộc phải trả lại tiền cho khách.Phản ứng của ông Lâm toét khi gặp tôi là một câu trách cứ làm tôi buồn cười mãi,tôi không rõ là ông Lâm toét đã ngây thơ đến mức như thế hay đã vờ ngây thơ khi ông nói :” Đáng lẽ cậu phải làm ngơ đi cho tớ chứ!Ngày xưa ,ông cụ nhà cậu và tôi đã khổ nhiều rồi,đã bị bọn tư bản Đế quốc ,thực dân nó xâm lược,bóc lột nhiều rồi,bây giờ mình bóc lột lại tụi nó một chút thì cũng là lẽ thường tình thôi.” Nghe ông Lâm toét nói vậy tôi chỉ biết cười và chợt hiểu rằng suy nghĩ của những người từng bán những bức tranh giả cho khách ngoại quốc thường cũng chỉ đơn giản và hồn nhiên vậy thôi.

Những Bức Tranh Không Giả, Cũng Không “Xịn”

Thường thì tranh giả chỉ xuất hiện sau khi người họa sĩ chết.Nhưng ở VN họa sĩ còn sống hay đã chết không quan trọng lắm đối với tụi làm tranh giả(!) quan trọng là nếu tranh của người họa sĩ đó đắt giá và có nhiều khách hàng quan tâm thì dù người họa sĩ đó đang còn sống khoẻ người ta cũng bất chấp luôn và hồn nhiên làm giả tranh của họa sĩ đắt giá đó mà bầy bán khơi khơi ngòai thị trường.Trường hợp họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm là một thí dụ,cách đây vài năm tôi đã nghe nói: bà Thu Giang (là vợ họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm và là con gái nhà văn Nguyễn Tuân) cứ một thời gian bà Thu Giang lại phải đi “tuần tra” qua các gallery ở Hà Nội để xử lý những bức tranh “chướng tai gai mắt” đã láo lếu ký tên là Nghiêm(?)

Thực tế,tranh giả ở VN đã xuất hiện lâu hơn người ta tưởng.Tiền thân của những người làm tranh giả lại chính là Bảo tàng Mỹ thuật VN.Từ những năm 60 ở thế kỷ trước ,người ta đã có chủ chương sao chép lại những tác phẩm của các danh họa VN mà BTMT không có khả năng có được để trưng bày với lý do là để cho công chúng thưởng thức và học tập.Di họa này còn kéo dài đến bây giờ ,bởi vì trong bảo tàng có những tác phẩm xuất sắc nhất thì luôn bị phân vân là tranh nguyên bản hay tranh đã chép lại.

Bên cạnh đó,BTMT có cả một dịch vụ sao chép tất cả những bức tranh nào ở trong bảo tàng nếu khách yêu thích và đặt vẽ giống y như vậy.Tôi đã được nghe chính nhà sưu tập Hà Thúc Cần khoe kể với tôi rằng ông ta đã đặt BTMT làm phiên bản tất cả những bức tranh quan trọng có trong BTMT(từ năm 1987) hệ quả đã xảy ra tiêu biểu nhất của vấn đề này chính là bức “Bến Phà ở Sông Đà ” của BXP mà ông Hà Thúc Cần đã dùng phiên bản bức này để tham gia bán đấu giá tại nhà bán đấu giá danh tiếng hàng đầu thế giới Christie’s vào tháng 10/1997 tại Singapore với giá bán là 47.000 USD. Một thí dụ nữa là vào thập niên 90,đã có lần tôi vào bảo tàng và ghé thăm một cửa hàng gallery bày bán tranh cho du khãch (gallery này thuộc quản lý của bảo tàng) tôi thực sự bị sốc khi thấy người ta xếp một đống tranh chép lại tranh Bùi Xuân Phái và thản nhiên bán với giá hàng chợ cho du khách.

Thời BXP ,tôi nhớ là thỉnh thoảng họa sĩ Hoàng Tích Chù lại đến nhà và mời BXP đi nhà hàng để khao vì vừa được BTMT đặt hàng.Họa sĩ HTC có một bức sơn mài được xem là thành công nhất trong sự nghiệp của ông đó là bức “Tổ đổi công” Họa sĩ này cũng đã tâm sự,ông được BTMT đặt vẽ lại nhiều lần quá đến nỗi mỗi lần nhìn thấy đứa con tinh thần của mình mà phát sợ. Chuyện của họa sĩ Nguyễn Trọng Niết lại mang vẻ bi hài,họa sĩ Niết vốn là người bạn xưa cũ của BXP và cũng là hàng xóm của chúng tôi. Năm nay họa sĩ Niết cũng đã 86 tuổi.Họa sĩ Niết từng than thở và kể với tôi về một chuyện oan ức của ông xảy ra ở BTMT,theo ông Niết cho hay: -Họ đã bán bố nó bức tranh “Chợ Mường Khương” của tớ cho nước anh em XHCN là Liên Xô từ lâu và bức đó hiện đang được bày tại Bảo tàng Phương Đông ở Nga.Thậm chí người Nga còn in vào sách bức đó và gửi biếu sách tôi đây. Họa sĩ Niết lấy sách và chỉ cho tôi xem bức sơn mài “Chợ Mường Khương”.Sau đó ông nói tiếp : -Hôm vừa rồi tôi qua BTMT,giật mình vì thấy người ta treo bức do ai đó vẽ lại bức “Chợ Mường Khương”. Mình thấy ngỡ ngàng,xa lạ, vì đâu phải đứa con tinh thần của mình chứ.Tôi có gặp người phụ trách để khiếu nại sự việc thì người ta bảo :” Tranh của cụ đó chứ còn của ai ? Cụ già rồi nên bị lẫn,cụ không nhận ra tranh của mình đó thôi” Họa sĩ Nguyễn Trọng Niết bèn đưa ra quyển sách và chỉ vào bức tranh in trong đó có lời ghi chú là thuộc sở hữu của bảo tàng Nga ,rồi hỏi : -Thế tại sao bức này lại đang nằm ở Nga ? Các cán bộ bảo tàng lại cười và bảo người họa sĩ già : – Chắc là cụ đã từng vẽ hai bức mà vì tuổi già trí nhớ kém nên cụ đã quên đó thôi.

Sau cùng họa sĩ yêu cầu không được trưng bày bức tranh chép lại đó, vì họa sĩ Niết khăng khăng khẳng định đó không phải đứa con tinh thần của mình,nhưng cán bộ bảo tàng đã giải thích cho người họa sĩ già hiểu rằng, đó là tài sản của Nhà nước,không thể thay đổi theo ý muốn của mỗi cá nhân được.

Có bạn đã hỏi ,sinh thời BXP có ý thức được rằng sẽ có khi người ta làm tranh giả của ông một cách phổ biến như ngày nay ? Thời BXPhái,người ta sống có phần romantic hơn ,tình người hơn thời nay.Khi đó cũng rất thịch hành bài hát của Pháp” “L’amour C’est Pour Rien “”, thời BXPhái,chuyện “Tình Cho Không” là có thật.Tranh đẹp ,các họa sĩ dùng để tặng cho người mến mộ là rất thường.Ngay cả tranh nguyên bản của các họa sĩ khi đó còn chưa được đám nhân quần quí trọng một cách đúng mức thì nói chi đến mấy cái chuyện tranh giả. BXPhái cũng có lần nói :” Không biết sau này người ta có làm giả tranh của mình không nhỉ? Mình cũng rất muốn xem nó sẽ được vẽ như thế nào ? ”

Pages: 1 2 3 4 5

3 Phản hồi cho “Con đường hội họa”

  1. Mạc phi Đăng says:

    Nhìn gương mặt hằn những nét sợ hãi của ông Phái, tôi thấy ông Phái có tấm lòng; nhưng ông Phái cũng nên chấp nhận ông ta là một trong số những thằng hèn của dân VN Bắc Việt thời bấy giờ!

  2. Đạo Nhân says:

    Qủa thật cụ Phái rất xứng đáng được ngưỡng mộ,tôn vinh và khắc tên trong bảng vàng của DANH HỌA cùng vài danh họa thế giới.Danh Họa Bùi Xuân Phái.Ngoài việc những bức họa vô giá đã được giới sưu tầm đã và đang làm chủ,không biết hiện nay trên toàn thế giới,đặc biệt các nước thuộc Châu Âu như Pháp,Anh cùng số ít vài quốc gia nhiều tiền lắm của như Mỹ,Canada liệu có được mấy đại gia bản xứ các nước trên, đã và đang treo các họa phẩm của cụ nơi phòng khách.? Chân thành cảm ơn HS BTP ,con trai của danh họa VN BXP ,đã có bài viết dài rất giá trị, nhưng hình như vẫn còn quá ngắn cho người đọc luôn mong mỏi được biết thật nhiều về tất cả những gì có thể lúc danh họa sinh thời…Là người VN đang lưu lạc khắp 4 phương ,rất nhiều chúng ta đã được cái quyền tự hào về danh họa VN BXP.Cái đẹp của tranh do danh họa vẽ không phải ai cũng cảm ,và nhìn được bằng đôi mắt có nghệ thuật.Nhưng cái vĩnh cửu và đi vào hồn người VN là những điều khi sinh thời,danh họa VN BXP đã sống giản dị ,khiêm cung,đầy tình người với mọi người và sáng tạo dưới một chế độ ban phát tem phiếu,đói khổ cùng cực và luôn phải sống,vẽ,viết bằng nhiều áp đặt một chiều do lệnh,nghị quyết từ những con người bất trí ,luôn dùng sự khủng bố : sổ gạo và trại cải tạo để lãnh đạo toàn dân,đến nỗi nhà văn lớn là cụ Nguyễn Tuân phải thốt lên: tao sống được là do biết sợ.chúng (ĐCSVN)….Trong bài viết trên,HS BTP có đề cập đến sự quan hệ thân thiết giữa danh họa và nhà văn lớn NT đi cùng những cái Tết có chất đạm do NT biếu tết. Danh họa BXP đã vượt qua được rất nhiều thứ tạm gọi man rợ nhất do ĐCSVN áp đặt ,mà tiêu biểu nhất là tay giết người bằng thơ là Tố Hữu làm thủ lãnh trong lãnh vực VHNT thời ấy. Rất mong đựơc đón đọc thêm như hồi ký của danh họa BXP cùng những gì có thể viết về cụ.Xin chân thành cảm ơn BBT của ĐCV đã cung cấp các bài hay để độc giả bên ngoài VN có thêm cái hay lạ của Hà Nội nhân kiệt .Trân Trọng kính chào

  3. Lữ Út says:

    Xem ra 15 năm của Kiều đâu có thấm vào đâu!
    “Bắt phanh trần phải phanh trần,
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
    We have to spit to the face of those commi.

Phản hồi