WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguời đề xuất luật nhà văn: “Tôi không biết vì sao cần luật này”

PV: Được biết, ông là người có đề xuất xây dựng Luật Nhà văn ra Quốc hội khóa XIII xem xét, thảo luận. Vậy, vì sao cần phải có Luật Nhà văn?

Thực ra, Luật Nhà văn không phải sáng kiến của tôi. Trong hội nghị toàn quốc của Hội Nhà văn, các nhà văn có bày tỏ nguyện vọng phải có luật dành riêng cho mình, gọi là Luật phát triển văn học. Tôi có lên phát biểu và hứa với các nhà văn là sẽ đề xuất nguyện vọng của họ trước Quốc hội. Tôi chỉ là cầu nối đưa nguyện vọng của các nhà văn ra Quốc hội thôi. Vì thế, tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có Luật Nhà văn thì tôi chưa nghĩ ra.

Để thực hiện lời hứa, Luật Nhà văn đã được ông trình lên Quốc hội. Xin ông cho biết, Luật Nhà văn sẽ điều chỉnh, chế định những gì?

Luật Nhà văn điều chỉnh nhiều vấn đề lắm. Mới là đề xuất, là luật dự bị nên mình cứ trình ra Quốc hội đã, có gì sẽ bàn bạc sau, luật sai chỗ nào thì Quốc hội sẽ sửa chỗ đó. Nhưng theo tôi, quan trọng nhất của Luật Nhà văn là làm sao để bảo vệ quyền lợi cho giới nhà văn.

ĐBQH Nguyễn Minh Hồng: "Tôi chỉ thực hiện lời hứa với các nhà văn. Còn cụ thể vì sao cần có Luật Nhà văn thì tôi chưa nghĩ ra". Ảnh: Đại Biểu Quốc Hội. Ảnh Đất Việt

Nhiều người cho rằng, nếu có Luật Nhà văn thì sẽ phải có Luật Nhà thơ, Luật Họa sĩ, Luật Nhà nhiếp ảnh… Ông nhận xét ý kiến này thế nào?

Đúng là với tên gọi Luật Nhà văn thì sẽ phải có nhiều luật khác tương tự. Nhưng thực ra, một số ĐBQH có tư vấn là tôi nên đưa ra một vài cái tên để Quốc hội lựa chọn, và tôi đã làm vậy. Trong văn bản đề xuất luật, tôi có đưa ra một vài tên gọi, theo thứ tự ưu tiên là: Luật phát triển văn học, Luật nhà văn, Luật văn học… Tôi thấy tên Luật phát triển văn học mặc dù hơi dài nhưng nghe hay và dễ chịu nhất.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, còn nhiều luật cần thiết và quan trọng hơn Luật Nhà văn rất nhiều, ví dụ như Luật biểu tình. Có phải ông đã từng trả lời báo chí rằng: nếu chọn giữa Luật Nhà văn và Luật biểu tình, ông sẽ chọn Luật Nhà văn?

Người ủng hộ luật nào thì sẽ bảo luật đó quan trọng hơn, cần thảo luận trước. Tôi là người đề xuất Luật nhà văn ra trước Quốc hội thì tất nhiên tôi phải bảo vệ nó chứ. Tôi mà nói luật khác quan trọng hơn Luật Nhà văn thì kì quá. Tôi chỉ muốn bảo vệ quyền lợi các nhà văn, vì tôi cũng là nhà văn.

Theo như ông khẳng định, Luật Nhà văn không phải sáng kiến của ông mà là của Hội Nhà văn. Nhưng theo một số thông tin báo chí, ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn, đã có công văn nhấn mạnh: ông Minh Hồng hiểu sai ý ông Hữu Thỉnh về Luật Phát triển văn học. Giải thích cụ thể và chính xác về vấn đề tranh cãi này như thế nào, thưa ông?

Có lẽ nhiều người thấy sự chưa thống nhất giữa cái tên Luật Nhà văn và Luật phát triển văn học nên tưởng là có tranh cãi. Về tên gọi thì tôi đã giải thích ở trên rồi. Ngay sau khi tôi đề xuất luật ra Quốc hội, chủ tịch Hội Nhà văn là nhà thơ Hữu Thỉnh đã có công văn gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội và tôi, khẳng định lại sự cần thiết và đề nghị Quốc hội khóa XIII đưa vào chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ 2011 – 2015 việc xây dựng ban hành Luật phát triển văn học. Nhưng theo thông tin mới nhất tôi biết thì Quốc hội quyết định rút, không thảo luận Luật Nhà văn trong kỳ họp này rồi.

Đề xuất Luật Nhà văn – Luật phát triển văn học là nguyện vọng của Hội Nhà văn, bảo vệ quyền lợi nhà văn, theo như ông nói. Vậy tại sao có nhiều nhà văn phản đối gay gắt đề xuất này, và Quốc hội cũng đã quyết định không bàn đề xuất này trong chương trình nghị sự?

Việc Quốc hội không thảo luận đề xuất Luật Nhà văn là do sự chuẩn bị từ phía Hội Nhà văn chưa đầy đủ, kĩ lưỡng nên cần có thời gian chuẩn bị kĩ càng hơn. Trong một tập thể thì việc có người ủng hộ, có người phản đối là chuyện hết sức bình thường. Từ khi tôi đưa đề xuất Luật Nhà văn ra Quốc hội, có rất nhiều người gọi điện cho tôi bày tỏ ý kiến. Có nhiều ý kiến ủng hộ tôi, ví dụ như nhà văn Cao Tiến Lê. Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến không đồng tình, nhưng họ thường không nói tên qua điện thoại nên tôi cũng không biết là ai. Tôi bảo đúng nhưng nhiều người bảo không đúng thì tôi cũng đành chịu thôi.

Nguồn: Bá Mạnh (Đất Việt)

 

13 Phản hồi cho “Nguời đề xuất luật nhà văn: “Tôi không biết vì sao cần luật này””

  1. backy says:

    Đọc bài này, thật chẳng biết nói thế nào cho đúng với lòng mình.
    Buồn vì thấy quê hương, một cõi quê hương mình nhớ, mình thương yêu, mình nghĩ đến từng ngày trong cuộc sống bận rộn lưu lạc xứ người, nay lại có một Quốc Hội với một người đại biểu thế này. Một hay nhiều chưa biết, nhưng chỉ cần 1 thằng hâm tới cỡ này đã là quá đủ cho sự xói mòn uy tín của một Quốc Hội – bộ mặt lập pháp của quê hương tôi.
    Tức giận, vì thấy chính bản thân mình – như hàng chục triệu người dân khác – bị xúc phạm, khinh thường. Một tay hề hạng bét diễn vở tuồng luật nhà văn hạng bét – nó lại đang là đại biểu nhân dân Việt Nam. Một nhân dân thông minh và đáng kiêu hãnh thực sự.
    Nhục, thấy nhục nhã quá đi. Sao nghị sỹ của người ta hay quá đi, họ nói họ làm cái gì cũng chuyên nghiệp và đẳng cấp – “nghị” của mình là thế này sao? ngu dốt, quê mùa, hợm hĩnh và “điếc không sợ súng”. chẳng biết dùng từ ngữ nào cho cô đọng hơn nữa, chỉ còn cách nói:
    Trời đã sinh ra tôi đần độn, sao lại sinh ra thằng Hồng này còn thộn hơn tôi nhiều thế này?

  2. cử tri VN says:

    ĐỀ XUẤT LUẬT NHƯNG KHÔNG BIẾT VÌ SAO PHẢI CÓ LUẬT NÀY?

    (BBT cắt. Đề nghị bna5 không lạm dụng các chữ in hoa)

  3. Thành says:

    BỘ NÃO ÔNG ĐBQH Nguyễn Minh Hồng CÓ VẤN ĐỀ NẶNG RỒI.

    BẢN THÂN MÌNH ĐANG LÀM GÌ MÀ MÌNH LẠI KHÔNG BIẾT.

    ÔNG NÀY BỊ TÂM THẦN CHĂNG ?

    KHỐN KHỔ CHO DÂN VIỆT NAM QUÁ. ĐƯỢC 1 THẰNG BỆNH TÂM THẦN LÀM ĐẠI DIỆN TRONG QUỐC HỘI.

Leave a Reply to Thành