WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt chưa biết sống? Một thế kỷ đau buồn và ô nhục

Ngày nay, vấn đề không phải Tòa Khâm Sứ thuộc về Thiên Chúa, hay giáo xứ Thái Hà phải tranh đấu trong ôn hòa hay bị đẩy vào đường cùng vì bạo lực. Ngày nay, vấn đề không phải chỉ đương đầu với đàn chó nghiệp vụ, cảnh sát cơ động, hay vì một lũ côn đồ nghiện ngập đến đánh phá. Ngày nay, vấn đề không phải chuyện chia rẽ tôn giáo, giữa người bên lương và người bên đạo. Ngày nay, vấn đề không phải có ác quỷ, có Đảng Cộng sản thì Thiên chúa Giáo mới phát triển(1). Ngày nay, vấn đề không phải “Chúa có cần đất không?” Ngày nay, vấn đề không phải chuyện trưng thu, dâng hiến hay chiếm đoạt trái phép đất đai của tư nhân. Ngày nay, vấn đề không phải là đàn áp dân tình thế nào cho hiệu lực, khôn khéo, gây hoảng sợ. Ngày nay, vấn đề  không phải mượn tay những bồi bút hay những kẻ đồng lõa, cấu kết với quyền lực bất công để chia rẽ dân tộc.

Vấn đề ngày nay là nhà nước còn đàn áp những nguyện vọng chính đáng của người dân cho đến bao giờ?

Vấn đề ngày nay là những bất công chồng chất ngót một thế kỷ nay. Vấn đề ngày nay là làm thế nào nhà cầm quyền Việt Nam cần tỉnh mộng, nhận thức được vấn nạn đang đè nặng trên đất nước, không trễ nãi, chần chờ gì nữa, mà cần phải giải quyết ngay những vấn đề sai trái, bất chính còn tồn đọng để đưa Việt Nam ra khỏi ngõ bí. Dân tộc Việt Nam cần có những bước tiến đột phá để nhập cuộc với thế giới văn minh trong thế kỷ 21 này. Dân tộc Việt-Nam cần quay trở lại với những nguyên lý chân chất, với đạo lý nhân bản của Việt Nho, lấy điều phải đạo và hành xử chân thật, lấy sự kiên cường dũng cảm làm kim chỉ nam trong cuộc sống.

Người ta không thể mắc mưu ly gián, cô lập hóa một tôn giáo để gỡ bí cho bao nhiêu những nan đề khác của nhà cầm quyền. Không phải chỉ có người Công giáo là mục tiêu đàn áp duy nhất của bạo quyền. Đã có bao nhiêu dân tộc thiểu số, người Kinh, người Tây nguyên, người lương, phật tử và giáo dân. Trung Nam Bắc, ở miền đất nước nào không có bất công, áp bức? Trong thế kỷ 21 của đa nguyên này, thể hiện được đặc tính hiếu hòa, bao dung của dân tộc, chấp nhận các tôn giáo khác biệt, các sắc tộc và con người thiện ác khác nhau là thông hiểu được triết lý của Nguyễn Minh Kiều: “Đã nắm được chân lý tuyệt đối thì phải dung nhiếp tất cả vào lòng, rồi hóa giải, điều phục tất cả tham sân si bằng cái tâm từ bi vô lượng. Trái lại, chỉ có thứ chân lý nửa vời mới phân chia xấu tốt, được mất, hơn thua, vinh nhục mà thôi.”

Đúng như vậy, mấy chục năm nay sống dưới sự cai trị quang minh của Đảng Cộng sản, mọi người dân Việt Nam đã trở thành thánh hiền, họ đã nắm bắt được chân lý đỉnh cao trí tuệ tuyệt đối nên đã biết dung nhiếp tất cả vào lòng, rồi hóa giải, điều phục tất cả tham sân si bằng cái tâm từ bi vô lượng. Tôn thờ chủ nghĩa ‘Mackeno’ của Cộng sản, ngang trái cho đến đâu người ta cũng xí xóa tất tần tật. Do đó, chuyện nhà nước chiếm đoạt đất nội táng (3), nơi mai táng tổ tiên và con cháu của dòng họ Nguyễn-Khoa ở Huế vào những năm ’90 vẫn là những bằng chứng cho thấy sự thể hiện lòng từ bi hỉ xả không phải của riêng gì nhà nước mà còn chính là của con cháu Nguyễn-Khoa vậy.

Dòng họ Nguyễn-Khoa, xuất xứ từ làng Trạm Bạc, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương gần nửa thế kỷ trước, về sau theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp. Có thể nói rằng có nhiều giai đoạn trong lịch sử nước nhà, việc bành trướng của dòng họ Nguyễn-Khoa cũng đi đôi với chuyện phát triển của Phật Giáo. Trong lịch sử đã có nhiều giai thoại cho thấy sự phò tá trợ giúp của các vị khai quốc công thần Nguyễn-Khoa, ví dụ như chúa Nguyễn Sãi Nguyễn Phúc Lan khi vào Nam đã có các bậc tiền bối dòng họ này giúp xây dựng chùa chiền cũng như lập nên cơ đồ. Hiện nay, ở Huế chúng ta vẫn còn có chùa Bà La Mật do ông Nguyễn Khoa Luận lập nên ở đường Thuận An (nay nhà nước đổi tên là Nguyễn Sinh Cung), hoặc trong chánh điện chùa Từ Đàm vẫn còn tượng Phật do ông cụ thân sinh của người viết tạc ra. Ở Gia Định, Sài Gòn có chùa Già Lam do thầy Thích Trí Thủ con cháu Nguyễn-Khoa trụ trì cho đến khi bị thuốc chết.

Không may cho tôi và nhiều người Việt hằng ước mong những điều tốt lành cho đất nước, nhất là những người dân sống trong nước vào thời buổi đảo điên hiện nay, họ rất khổ sở phải xoay sở cho cuộc sống, một mặt cố lặng thinh, giả mù giả điếc làm ngơ trước những điều tai nghe mắt thấy, những bất cập và oan trái. Một số khác dám công khai nói lên sự thật đã phải gánh chịu sự trù dập và bắt bớ. Trong khi đó có mấy ai dám lạc quan mong đợi những cải tổ đến từ nhà nước, chưa nói đến chuyện cá nhân tự lực đóng góp nhằm mang lại cải tiến cho đất nước?

Riêng bản thân, tôi đang cố bám víu vào niềm tin mãnh liệt rằng vận nước sẽ đổi thay, không khác gì ngày xưa khi những “người Cộng sản chân chính” phải trải qua nhiều gian truân thử thách, hy sinh vô bờ bến để tin vào một ngày mai giải phóng, hết cơn bỉ cực đến ngày thái lai. Có khác chăng, ngày nay tôi và nhiều người dân đã không còn mù quáng nữa, chỉ biết đau đớn, trớ trêu, và thắm thía thay cho ý nghĩa ‘bất chiến tự nhiên thành’ , chỉ vì một cuộc nội xâm làm ô nhục và nhụt ý chí và khí phách của dân Việt.

Nếu chúng ta (Đàn Chim Việt) không thể chấp nhận tinh thần đa nguyên và bao dung thì có lẽ chẳng bao giờ độc giả sẽ đọc được những triết lý trá hình, thoạt đầu xem có vẻ chí lý, nhưng thật sự chứa đựng trong nó một sự cổ vũ cho tội ác được tồn tại và hoành hành mãi trên đất nước nhỏ bé này:

“Như vậy, từ trong tiềm thức thâm u, ẩn áo Kitô giáo không thể tồn tại nếu không có đồng minh là bầy quỷ dữ do Sa Tăng làm trùm. Không có lửa hỏa ngục, thiên đàng chỉ là một bãi tha ma hoang lạnh không hơn không kém. Phân tâm học đã cho thấy : Cái gì mình chống đối, cái đó ở ngay trong lòng mình. Mình căm ghét mình lắm, nhưng lại không dám lên án mình, nên mới đem cái niềm căm phẫn đó gán cho người khác và hậu quả là chiến tranh, đổ máu. Ngay cả quỷ dữ còn là đồng minh của Công giáo, thì chính quyền cộng sản làm sao thoát khỏi móng vuốt của Vatican. Như vậy, nếu không có Đảng Cộng sản lên nắm chính quyền, Công giáo Việt Nam không có cái ngày hôm nay. Cũng như không có Giuđa hy sinh làm kẻ bán Chúa ba mươi đồng, Giêsu không có cơ hội đền tội cho nhân loại. Và cũng từ đó, Kitô giáo mới thành hình trên thế gian.”

Nói tóm lại thế kỷ 20 phải là một thế kỷ đau buồn, ô nhục, và tang thương nhất của dân tộc, đầy dẫy những chiến tranh tàn phá và giết chóc, người dân Việt không thể ngẩng đầu vinh quang với những chiến thắng đánh Tây loại Mỹ trong khi người dân vẫn chưa đạt những điều cốt lỏi của tự do dân chủ và nhân quyền cho chính mình. Chẳng lẽ bước qua thế kỷ 21 này người Việt lại chấp nhận thêm sự yếu hèn của dân tộc (lãnh đạo), cắt đất nhượng biển cho ngoại bang, đàn áp bắt bớ những con dân lương tri nhất của nước nhà? Làm thế nào để chúng ta có thể hãnh tiến trong một đất nước chứa chấp đầy dẫy những sự dữ, những sự chẳng lành? Làm thế nào chúng ta có thể cổ động cho cái ác và cái thiện trong cùng một nơi chốn, trong cùng một ý nghĩ, một lời nói gian dối coi nó như một mỹ từ? Làm thế nào chúng ta có thể đồng hóa ác quỷ và đạo giáo, gian tà và thánh hiền, không trừng phạt điều chân chính, ngay thẳng mà ban thưởng sự ác và a tòng?

(1) Từ sau năm 1954 cho đến nay, ít người có thể thấy được mối tương quan sống còn giữa Công giáo và Cộng sản. Có thể nói, nếu không có Cộng sản nắm chính quyền, chưa chắc Kitô giáo Việt Nam phát triển như ngày hôm nay. “Chúa có cần đất không?” Nguyễn Minh Kiều.

(2) Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc chấp nhận ngày 10 tháng 12, 1948 và Việt Nam cũng đã ký kết:

Article 17

. Everyone has the right to own property alone as well as in association with others.

. No one shall be arbitrarily deprived of his property.

(3) Dòng Nguyễn-Khoa trước kia là Nguyễn Đình. Vào đời thứ ba của nhà Nguyễn, có 4 anh em trong dòng họ đổ cao trong cuộc thi Đình nên đã được triều đình nhà Nguyễn cấp cho đất nội táng và phong cho chữ Khoa thay cho cho chữ Đình, dòng Nguyễn Đình đã chính thức trở thành dòng họ Nguyễn-Khoa từ đó.

© 2008 www.danchimviet.com

Pages: 1 2

Phản hồi