WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

‘Vua không ngai’ al-Assad

Hình: REUTERS

Sau khi Libya kết thúc thời đại Gadhafi, tình hình Syria trở nên sôi động. Nhân dân xuống đường mạnh mẽ hơn, Tổng thống Bashar al-Assad giật mình nhưng vẫn lên gân. Dân Bắc Phi gọi ông là “Vua không ngai” vì độc đoán, được cha ông từng là tổng thống truyền ngội.

Ngày 2-11-2011 tại Doha, thủ đô của Qatar, đại diện của al-Assad là Bộ trưởng Ngoại giao Walid Moualem chấp nhận những điều kiện của Liên đoàn Ả-rập: ngừng đàn áp, thả tù chính trị, khởi đầu thương lượng với lực lượng đối lập trong 2 tuần lễ để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Họ buộc phải chấp nhận khi bị dồn vào chân tường, bị cảnh báo là sẽ bị khai trừ ra khỏi Liên đoàn Ả-rập; họ còn buộc phải để cho báo chí quốc tế vào Syria.

Tình hình Syria phức tạp hơn Tunisia, Ai Cập và Libya vì Syria có khu công nghiệp liên hợp

Dair Alzour giữa sa mạc, được cơ quan nguyên tử năng quốc tế IAEA cho biết có khả năng điều chế plutonium do Bắc Triều Tiên cung cấp nguyên liệu. Tình hình phức tạp còn do vị trị địa lý của Syria, ở trung tâm những xung đột quốc gia, chủng tộc, tôn giáo.

Dư luận thế giới đang đặt câu hỏi: Sau Tunisia, Ai Cập, và Lybia sẽ là nước nào đây? Điều lý thú là những nước nối đuôi xếp hàng sau Tunisia, Ai Cập và Libya không thiếu.

Đó có thể là Algeria, nơi đã có những cuộc xuống đường vài ngàn người, buộc tổng thống nước này phải hứa hủy bỏ Luật khẩn cấp ban hành từ năm 1963. Đó có thể là Vương quốc Maroc, nơi giới trẻ đang noi gương thanh niên láng giềng Tunisia dùng Twitter, Facebook vẫy gọi nhau đấu tranh, buộc nhà vua phải hứa sớm sửa đổi hiến pháp theo hướng dân chủ. Đó có thể là Jordanie, nơi chính quyền phải hứa hẹn tăng lương đáng kể cho người lao động. Đó có thể là vương quốc Bahrain, nơi nhà vua phải phân phát ngay ít tiền từ ngân sách cho mọi gia đình nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh. Và đó cũng rất có thể là Yemen, nơi xảy ra các cuộc xuống đường mạnh mẽ, người dân đói khổ nhất vùng Vịnh, nhiều tướng lãnh tại chức yêu cầu Tổng thống Ali Saleh phải từ chức..

Syria là một nước rộng gần 200 ngàn km vuông, với dân số 22 triệu. Ông Bashar al-Assad, 46 tuổi, lên làm tổng thống tháng 7-2000, kế vị cha là Hafeza al-Assad, từng làm tổng thống suốt 30 năm, từ 1970 đến khi chết vào năm 2000. Vốn là thuộc địa của Pháp và được độc lập từ tháng 4-1946, Syria theo chế độ độc đảng, đảng Baath của ông al-Assad nắm trọn quyền trong quốc hội, chính phủ, chính quyền các cấp. Tổng thống nắm quyền tuyệt đối, chỉ huy quân đội và cơ quan công an, mật vụ. Mặt trận Quốc gia cấp tiến chỉ là bình phong che đậy chế độ độc đoán, cha truyền con nối, hung hãn tham nhũng. Tại đây không có báo chí tư nhân, nhà báo quốc tế bị cấm vào.

Ba tháng nay, tình hình miền Nam Syria rất căng thẳng, đặc biệt là tại cảng Daraa, thị trấn Homs và Hama. Thanh niên, sinh viên dương cao khẩu hiệu đòi trừng phạt tham nhũng, nền tư pháp độc lập, đặc biệt là đòi tự do báo chí. có cả khẩu hiệu đòi thay đổi chế độ, chấm dứt gia đình trị.Tại Hama, quần chúng phá tượng cựu Tổng thống Hafez al-Assad, ảnh của đương kim tổng thống bị chà đạp.

Từ tháng 4, cuộc đấu tranh nổ ra ở ngay thủ đô Damascus. Cảnh sát nổ súng. Trên 10 người chết, hơn 100 người bị thương. Thủ đô thiết quân luật. Báo chí bị cấm chụp ảnh đưa tin. Từ đó, cứ thứ sáu hàng tuần quần chúng xuống đường, xô xát với cảnh sát và quân đội ở nhiều nơi.

Tháng 7-2011, một sự kiện lớn, Quân đội Syria Tư do được thành lập, gồm 2 lữ đoàn ly khai và một số đơn vị vũ trang địa phương. Ngay sau đó Hội đồng Quốc gia Syria (CNS) được thành lập, Chủ tịch là giáo sư Burhan Ghalioun, được đào tạo từ Paris, từng bị tù nhiều năm trong nước. CNS có 7 thành viên : các ủy ban Cách mạng địa phương Syria, Tổ chức Tuyên ngôn Damascus, Huynh đệ Hồi giáo, Nhóm Độc lập, Liên minh người Kurd, Phong trào Assyria và Ủy ban trù bị CNS.

Vấn đề sôi nổi đang được bàn luận là có nên lập một vùng cấm bay và yêu cầu nước ngoài can thiệp quân sự như ở Lybia hay không? Tuy nhiên, cho đến nay chưa có quyết định dứt khoát về vấn đề này.

Vai trò và tác động của tổ chức Liên Đoàn Ả-rập cũng rất quan trọng. Liên đoàn đã cử nhiều quan sát viên đến Syria. Tổng thống Bashar al-Assad trong thế yếu buộc phải nói chuyện với đại diện Liên đoàn, ông, ta hứa hẹn sẽ dự thảo hiến pháp mới, sẽ từ chức, nhưng theo CNS đó chỉ là chiến thuật trì hoãn. Gần đây ông ta còn nói cứng: nếu phương Tây can thiệp quân sự, một cuộc động đất sẽ làm bùng cháy cả vùng. Nhưng đầu tháng 11, ông “Vua không ngai” này đã nao núng và chịu cam kết ngừng đàn áp, ngồi vào bàn thương lượng với lực lượng đối lập.

Theo các nhà báo Pháp, Anh, Đức có mặt tại chỗ, tình hình Syria không thể kéo dài, sẽ phải ngả ngũ trong vài tháng. CNS cố sức tránh một cuộc nội chiến. Tình hình kinh tế xấu đi từng ngày, quá sự chịu đựng của dân chúng. Quân đội của chế độ tan rã nhanh, mỗi ngày có chừng 2 hay 300, nay là hàng nghìn binh lính bỏ ngũ. Bộ máy đàn áp bắt đầu mệt mỏi, hoang mang. Khả năng một cuộc đảo chính là hiện thực. Theo thông báo của Liên Hiệp Quốc, từ tháng 3 -2011 đến nay số dân chết lên đến 3.500 ; theo tổ chức Human Rights Watch, hiện có 15.000 tù chính trị ở Syria.

Trong vấn đề này, thái độ của Hoa Kỳ đang được thế giới quan tâm theo dõi. Washington cho rằng Bashar al-Assad “không còn có danh nghĩa chính thống” khi đã tàn sát hơn 3.500 công dân của mình. Mới đây Nga cũng lên tiếng yêu cầu Bashar al-Assad phải rút lui.

Cuộc đọ sức ở Syria đang bước vào thời kỳ quyết định. Bashar al-Assad có thật sự ngừng chiến, ngừng đàn áp hay không? Ông ta có thật sự muốn thương lượng để tìm ra lối thoát hay không? Thế giới có thể thấy được giảp đáp cho những câu hỏi này trong một ngày không xa. Theo báo Pháp Libération, thời kỳ ngự trị còn lại của ông “Vua không ngai” Bashar al-Assad chỉ còn được đếm từng ngày, bất kể ông ta lựa chọn con đường nào.

Blog Bùi Tín (VOA)

 

4 Phản hồi cho “‘Vua không ngai’ al-Assad”

  1. Trần-Hữu-Rật says:

    Chế độ này sao giống chế độ cs VN thế? xem ra csVN còn tệ hơn là khác,thì rồi cũng đến lượt mình
    thôi chẳng chóng thì chầy.Người dân Syria đạp vào mặt lãnh tụ,thú vị thật.Ai chứ tôi thì chả giám bởi
    vì đã có người về V.N. chỉ để ỉa vào mặt lãnh đạo,ai lại muốn đạp vào cứt bao giờ.

  2. Phan Nguyen says:

    Và phải nói thẳng rằng, cho dù nó là bất cứ chế độ độc tài nào, mang bất cứ danh nghĩa tự ban tự phát nào, trong thế kỷ của dân chủ văn minh này không có chổ cho chúng. Mọi cố gắng để chống lại làn sóng văn minh nhân loại trong kỷ nguyên tân tiến với đủ mọi phương tiện truyền thông để tự học nâng cao ý thức cho chính mỗi cá nhân đều là tuyệt vọng. Hãy sớm thức tỉnh trước khi cùng chung số phận với Gadhafi. Tại sao không cho mình một con đường sống bằng cách để mọi người cùng sống, tại sao lại phải tự cho mình quyền hạn đại diện cho mọi người khác mà không có một lá phiếu rồi lại dùng bạo lực để bảo vệ cái phi lý của mình ngay từ lúc đầu.

  3. dinh hanh says:

    Ông này rồi cũng xuống cống thôi

  4. Minh Đức says:

    Trích: Vốn là thuộc địa của Pháp và được độc lập từ tháng 4-1946, Syria theo chế độ độc đảng, đảng Baath của ông al-Assad nắm trọn quyền trong quốc hội, chính phủ, chính quyền các cấp. Tổng thống nắm quyền tuyệt đối, chỉ huy quân đội và cơ quan công an, mật vụ. Mặt trận Quốc gia cấp tiến chỉ là bình phong che đậy chế độ độc đoán

    Đảng Baath tại vùng Ả Rập là đảng có chủ trương thống nhất Ả Rập để thành một thế lực lớn trên thế giới mà đương cự với khối Xô Viết và Tây Phương. Đảng Baath hoạt động ở nhiều nước trong vùng Ả Rập. Saddam Hussein của Iraq cũng theo đảng Baath và bố trí đảng viên của đảng Baath trong mọi cấp chính quyền. Đảng Baath theo đường lối chủ nghĩa xã hội Hồi Giáo. Ở đây, chủ nghĩa xã hội củai đảng sử dụng bạo lực là cái cớ để lãnh tụ tước bỏ quyền của các cá nhân, tập trung tài nguyên quốc gia vào trong tay chính quyền và dùng bạo lực tiêu diệt ai không theo mình. Đây không phải là chủ nghĩa xã hội của các nước theo chế độ bầu cử, trong đó đảng xã hội chỉ lên nắm quyền khi được dân bầu và phải có chính sách làm lợi cho tầng lớp lao động thì mới được dân lao động bỏ phiếu cho. Còn đảng chủ nghĩa xã hội dùng bạo lực thì một khi nắm quyền rồi thì dân lao động không được có công đoàn riêng, không có quyền đình công và phản đối chính sách nhà nước.

    Vì sử dụng bạo lực nên cha của ông tổng thống hiện nay Hafeza al-Assad là người có bản lãnh nắm đảng và khống chế dân nên cai trị được lâu. Ông tổng thống hiện nay Bashar al-Assad xem ra không giỏi bằng cha nên dân nổi dậy chống đối mà không dẹp được.

Leave a Reply to Trần-Hữu-Rật