WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổng thống Barack Obama khẳng định rằng Hoa Kỳ không sợ Trung Quốc

Tác giả: Ben Feller

CANBERRA, Úc (AP) – Tổng thống Barack Obama quả quyết rằng Hoa Kỳ không sợ Trung Quốc, ngay cả khi ông công bố một thỏa thuận an ninh mới với Úc châu, được xem như là một phản ứng nhằm đối trọng với thái độ gây hấn ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.

Tổng thống Obama và Thủ tướng Úc, Julia Gillard

Trung Quốc phản ứng nhanh chóng, cảnh báo rằng những dấu chân quân sự của Hoa Kỳ tại Úc có thể không thích hợp và cần được giám sát kỹ hơn.

Hiệp ước, được công bố trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Úc Julia Gillard, sẽ mở rộng hợp tác quân sự của Mỹ tại Úc, củng cố nhiều nhân sự và thiết bị ở đó, và tăng cường sự tiếp cận của Mỹ với các căn cứ quân sự. Khoảng 250 lính Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ bắt đầu thuyên chuyển đến miền bắc Australia, bắt đầu vào năm tới, với một lực lượng trọn gói là 2.500 cán bộ nhân viên quân sự trong vài năm tới.

Tổng thống Obama xem đây là một cuộc đóng quân “đáng kể”, và cho biết sẽ xây dựng năng lực và hợp tác giữa Mỹ và Úc. Các quan chức Mỹ đã thận trọng nhấn mạnh rằng hiệp ước này không phải là sự một lăm le dựng lên sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ tại Úc.

“Giao ước này cũng cho phép chúng tôi đáp ứng nhu cầu của rất nhiều đối tác trong vùng, những yếu nhân cảm thấy rằng họ đang muốn được huấn luyện, họ đang nhận được thao dợt quân sự, và sự hiện diện cần thiết của chúng tôi nhằm duy trì cơ cấu an ninh trong khu vực, ” ông Obama nói.

Cuộc họp báo ở thủ đô Úc là trạm dừng chân thứ hai của ông Obama, trong chuyến công du chín ngày ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sau một chuyến bay 10 giờ từ Honolulu, nơi ông chủ trì cuộc hội nghị thượng đỉnh kinh tế, Obama đi thẳng vào các cuộc họp với thủ tướng Gillard.

Thứ Năm này, ông Obama sẽ phát biểu trước Quốc hội Úc, sau đó bay tới thành phố Darwin ở phía Bắc, nơi mà một số lính Thủy quân lục chiến Mỹ đến Úc vào năm tới sẽ đóng căn cứ.

Trong cuộc họp báo với thủ tướng Gillard, tổng thống Obama tránh trả lời trực tiếp những câu hỏi liệu các giao ước về an ninh có nhằm mục đích be bờ Trung Quốc không. Tuy nhiên, ông cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gửi một thông điệp rõ ràng rằng nếu Trung Quốc muốn giữ địa vị cường quốc thế giới thì họ cần phải chấp nhận trách nhiệm đi đôi với vai trò này.

“Điều quan trọng là họ phải tôn trọng quy tắc của luật lệ đi đường”, ông nói.

Và ông khẳng định rằng Hoa Kỳ không sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

“Tôi nghĩ rằng quan điểm cho rằng chúng ta sợ Trung Quốc là một điều nhầm lẫn. Quan niệm cho rrằng Hoa kỳ đang tìm cách loại trừ Trung Quốc là sai lầm,” ông nói.

Trung Quốc ngay lập tức ngán ngẫm khả năng bành trướng của quân đội Mỹ tại Úc. Hôm thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Liu Weimin cho biết  rằng kế hoạch này cần được thảo luận xem nó có phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế không.

Phụ tá an ninh quốc gia Ben Rhodes của tổng thống Obama cho biết thỏa thuận này không những phù hợp, nhưng cũng là một đáp ứng với yêu cầu của các quốc gia trong vùng đã tỏ tý muốn có sự hiện diện của Mỹ.

Hoa Kỳ và các quốc gia nhỏ ở châu Á ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc giành quyền thống trị một khu vực rộng lớn trên Thái Bình Dương, nơi mà Hoa Kỳ coi như là vùng biển quốc tế, và nhen lại ngọn lửa tranh chấp lãnh hải, kể cả các cuộc đối đầu trên Biển Nam Hải (Biển Đông). Kinh phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1990, đến khoảng $160 tỷ năm ngoái, và quân lực Trung quốc gần đây đã thử nghiệm một phản lực cơ chiến đấu tàng hình mới và phóng thủy một hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình.

Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã nói rằng mục tiêu của hiệp ước an ninh mới là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ và Úc châu sẽ sát cánh với nhau để đối đầu bất kỳ mối đe dọa nào.

Ngoài ra với sự tăng cường của Thủy quân lục chiến tại Úc, nhiều phản lực cơ Mỹ sẽ luân phiên qua Úc theo như thỏa hiệp giữa các lực lượng không quân của hai quốc gia. Ông Obama và bà Gillard cho biết sự hiện diện tăng trưởng của không quân sẽ cho phép Mỹ và Úc ứng phó hiệu quả hơn trong việc đối phó với thiên tai và khủng hoảng nhân đạo trong khu vực.

Ông Rhodes cho biết tăng cường quân sự của Mỹ sẽ tiến đến một “sự hiện diện lâu dài của Hoa kỳ”. Ông phân biệt sự hiện diện này với một sự hiện diện thường trực trong ý đồ  các lực lượng Mỹ sẽ sử dụng các phương tiện của Úc, thay vì vậy, Hoa Kỳ sẽ xây dựng cơ sở riêng của mình, như là họ đã thực hiện ở những nơi như Hàn Quốc. Mỹ đã không cho thấy bất kỳ một xu hướng nào như thế tại Úc.

Căn cứ duy nhất của Mỹ hiện nay ở Úc là trung tâm tình báo và thông tin mật Úc-Mỹ tại Pine Gap, Úc châu. Tuy nhiên, có hàng trăm nhân viên Mỹ phục vụ tại Úc trong chương trình trao đổi quân sự.

Những đơn vị không chiến cũng sử dụng các vụ đánh bom sống ở những vùng đất rộng, dân cư thưa thớt ở phía bắc của Australia trong các vụ huấn luyện luân phiên trong vài tháng và đôi khi các các đơn vị hải quân thao dợt ngoài khơi. Nhưng hiếm có các vụ thao tác bằng lực lượng bộ binh.

Trong cuộc họp báo ngắn hôm thứ Tư, ông Obama và bà Gillard cũng trả lời các câu hỏi liên quan đến một loạt các vấn đề khác, từ nỗ lực của Mỹ để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cho đến các món nợ khủng hoảng ở châu Âu.

Ông Obama đã nhắc đến lời kêu gọi ứng xử khẩn cấp của các nhà lãnh đạo châu Âu để hỗ trợ đồng euro và phát triển một tường lửa tài chính nhằm giữ cho các mối đe dọa của các vụ vỡ nợ mà Hy Lạp và Ý đang đối đầu không lan rộng khắp Liên hiệp.

“Vấn đề bây giờ thuộc về phạm vi chính trị, nó không phải là một vấn đề kỹ thuật”, Obama nói. Tại thời điểm này, toàn thể cộng đồng châu Âu đã đứng đằng sau dự án châu Âu. ”

Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ sẽ có thể giảm lượng khí thải carbon thông qua một hệ thống hạn chế và trao đổi tín chỉ của mình như Úc đang tiến hành, Obama thừa nhận Mỹ đã không thể vượt qua một kế hoạch thông qua Quốc hội, nhưng ghi nhận nỗ lực của Mỹ để tăng hiệu quả nhiên liệu xăng xe và đang nghiên cứu rõ ràng các tùy chọn năng lượng. Ông cho biết các nền kinh tế đang lên như Ấn Độ và Trung Quốc cũng phải chịu trách nhiệm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Đối với Obama và Australia, lần thứ ba là một cơ hội có duyên. Ông hủy bỏ hai chuyến công du Úc trước đó, một  lần ở lại Washington để vận động thông qua dự luật chăm sóc sức khỏe của ông, và một lần nữa trong vụ trỗi dậy của vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico.

“Tôi đã quyết tâm đến Úc vì một lý do đơn giản: Hoa Kỳ không có một đồng minh nào mạnh mẽ hơn so với Úc,” ông nói.

___

nhà văn Erica Werner và Rod McGuirk’s Associated Press ở Canberra đóng góp cho báo cáo này.

© Nguyễn Khoa Thái Anh (Bản tiếng Việt)

Nguồn: http://news.yahoo.com/obama-insists-us-does-not-fear-china-080628319.html;_ylc=X3oDMTNscWkyNm01BF9TAzg0ODk2NDMyBGFjdANtYWlsX2NiBGN0A2EEaW50bAN1cwRsYW5nA2VuLVVTBHBrZwMyNzgwOTRiMy05ZTIwLTM4MGUtYThlYS0zOGQwZmM2NWRhNWUEc2VjA21pdF9zaGFyZQRzbGsDbWFpbAR0ZXN0Aw–;_ylv=3

 

 

20 Phản hồi cho “Tổng thống Barack Obama khẳng định rằng Hoa Kỳ không sợ Trung Quốc”

  1. mẫn cuối hài dón says:

    phát ngôn ấy thật là nhục nhả cho thằng trung quốc,một câu tuyên bố ỉa vào mặt!còn hơn cả súng đạn!

  2. nguyenha says:

    “tôi không sợ ma”có nghĩa là “sợ-ma”là một hiện tượng có thật!!có thật bởi thế mới xẩy ra “có sợ” và ”
    không sơ”.Cái “dở” của TT Obama khi tuyên-bố” Hoa-Kỳ không sợ Trung-quốc”,không khác nào dưa Trung-quốc lên một “dịa-vị” cao hơn!.Chưa nói về trạng thái tâm lý”trái chiều”,nói “không Sợ” là “Sợ”!!Trong các TT Mỹ chưa ai tuyên bố “hớ-hênh’ như vậy,mà họ chỉ hành dộng. Thời TT Bush thể hiện rõ nhất về thái dộ nay./

    • Hàn Tín says:

      nguyennha chỉ nhìn thấy được một mặt của một vấn đề, rồi đưa ra triết lý ruồi……

  3. NguyenHoang says:

    Hán tàu xâm lược thế giới không phải bằng vũ khí quân đội mà chính yếu là bằng dân số. Chúng nó đang chiếm dần châu phi và sẽ tiêu diệt các sắc dân ở đấy. Chúng nó kỳ thị chủng tộc còn hơn cả Hitler. Thế giới nói chung cũng như VN nói riêng sẽ chết ở chổ đó.

  4. Bàn Cờ says:

    Chỉ cần Hoa Kỳ đóng quân tại Australia thì đủ chọt cái đường lưỡi bò Trung Quốc lũng lổ rồi ……

  5. truong to linh says:

    ai cũng sợ hoa kỳ hết ,Đức ,Nhật ,hàn quốc, rồi TQ….đều đuợc ông chủ sòng bài chia cho khẩu phần hết ,nếu Nĩon không bắt tay với TQ để dẹp bỏ cái chủ nghĩa cs do liên xô đứng đầu và bị tan này dã thì làm sao TQ đuợc ngóc đầu lên đến ngày nay….

  6. motkhucruot says:

    Hoa kỳ sợ TQ ??? . Câu trả lời rất rõ ràng : Hoa kỳ chẳng có gì phãi sợ TQ vì xét tất cã về mọi mặt TQ còn thua rất xa Hoa Kỳ . Xét về dân trí , TQ giống như một kẻ ăn mày dốt nát , hôi hám , ghẻ lỡ được mặc trên người bộ quần áo đắt tiền . Những ai đã từng đi du lịch TQ chắc chắn sẽ nhìn thấy dân trí cũa người TQ : vô kỷ luật , tham lam , bẫn thỉu , gian xảo ….Cái mà thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng ” Sợ ” TQ chính là dân trí , một con cóc cứ tưởng mình là con bò để rồi hung hăng , hiếu chiến ….Xét về quân sự , TQ còn thua xa Nga , nói chi đến Hoa kỳ . Không một quốc gia nào có thể được xem là cường quốc khi còn lệ thuộc vào khoa học kỹ thuật cũa quốc gia khác . TQ vẫn nhập khẫu khoa học kỹ thuật cũa Nga , ai cũng biết về phương diện KHKT nga còn thua xa Tây Phương và Nhật Bãn . Không quốc gia nào ngu xuẩn gây chiến tranh trong khi phãi mua vũ khí từ quốc gia khác . Chính sách cũa Hoa kỳ chẳng qua chỉ ngăn cản hành động cũa một tên lưu manh , ngông cuồng , đầy tự ti mặc cãm : con cóc muốn làm con bò .

  7. Dâm Tiên says:

    Thưa ngài Khe Sanh Obama:

    Thưa đúng thế, đại lục Cờ Hoa có địa hình hoàn toàn yên ổn,
    bắc nam có Canada và Mexico; đông tây có hai đại dương.

    Trong khi, Đại Hán bị bao vây tứ phía : bắc thì Nga la Tư,
    đông nam thì Cà ri Ấn độ; đông có nhựt Lùn; sát bên cạnh
    có VN và Nam Hàn…
    Từ sau WWII, cánh tay của Mỹ vươn ra khắp hoàn cầu, sát
    ngay cạnh sườn Đại Hán…

    Ấy a, về khoa học kỹ thuật, thì…khi quân Mỹ tiến tới cổng
    thành Bagdad mà Hussein không điều động được một khẩu
    pháo, một xe tăng, một phi cơ… nghênh chiến, bởi vì làn
    sóng truyền tin của Mỹ làm tắt ngấm hệ thống truyền tin
    của Iraq từ khưa rồi…

    Vậy, nêu Tàu cả gan chống lại Hoa Kỳ, thì..lại như chiến
    tranh nha phiến năm xưa mà thôi.

  8. Tào Lao says:

    Khi TT Obama tuyên bố Mỹ không sợ Trung quốc, mọi người đã hiểu tâm trạng của Obama, Đó cũng là câu trả lời (ngầm) chính xác nhất : Mỹ đã biết lo sợ Trung Quốc.

    Trước khi thượng đài, chỉ cò võ sư thiếu tụ tin mới chỉ mặt đối thủ tuyên bố: “Tao không sợ mày” trước các môn đệ. Người võ sư tự tin không bao giờ phát ngôn, hò hét, họ chỉ việc “tung chưởng” đo ván địch thủ với những ngón đòn bí hiểm mà đối thủ không lường được.

    20 năm đến 30 năm nữa, nếu trong số các “tỷ phú thời gian của diễn đàn ĐCV” mà còn sống sót sẽ thấy Ai thắng ai? Ai sợ Ai?.

    • Hà Ngọc Hùng says:

      Nếu bạn cho rằng Mỹ sợ TQ ?
      Xin lỗi bạn, về quân sự, Mỹ là một cường quốc hạt nhân, quân đội hùng mạnh, họ thừơng xuyên tác chiến, đã và đang có mặt khắp mọi nơi trên TG, quân đội Mỹ là một quân đội hiện đại. . . TQ, một quân đội lính kiểng, la to, vung tay mạnh, nhưng không có kinh nghiệm chiến trừơng, kỹ thuật quân sự của TQ là ăn cắp, nháy hàng, TQ đã phóng thành công các tàu, tuần châu 1 & 2, hầu như là kỹ thuật của Nga và Israel, TQ chỉ có công lắp ráp và thực hiện phóng trên lãnh thổ TQ mà thôi.
      Chỉ nói riêng về phương tiện chiến tranh, Mỹ có 11 tàu sân bay, TQ mới có 01 tàu sân bay , nhưng tàu của TQ là “sà lan” biển. tàu ngầm hạt nhân, Mỹ có 180 trang bị 3.478 đầu đạn, công phá là 475 kiloton/đầu đạn, TQ có 60, trang bị 240 đầu đạn, công phá 108 kiloton / đầu đạn. . . . GDP đầu người: Mỹ 48 ngàn USD/người. TQ 3.600 USD/người
      Nếu Hoa Kỳ ngừng phát triển, cứ giữ như hiện nay, thì TQ có lắp động cơ phản lực F35 của Mỹ vào mà chạy thì cũng phải 150 năm nữa chưa chắc tàu khựa đạt đựơc 8/10 như Mỹ hiện nay.

      • Tào Lao says:

        Nhiều đời tổng thống Mỹ chưa có ai “phát ngôn Không Sợ Trung Quốc”, họ coi sức mạnh về mọi mặt của Trung Quốc “chưa là cái đinh gì” không thèm để ý, chẳng đáng quan tâm lo ngại!
        Ây thế năm 1971, đương kim TT Nixon phải thân chinh sang “bái kiến Hoàng đế Mao Trạch Đông” để xin phiếu bầu cử 11-1971 cho nhiệm kỳ 2. Nhờ “kết giao với Hoàng đế Mao” TT Nixon trúng nhiệm kỳ 2 và bị phế truất vì vụ Watergate

        Đây là lần đầu tiên vị tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ phát ngôn như Obama. Vậy Obama không nói suông, ông ta phát biểu nghiêm túc đấy! Nội tình nước Mỹ chỉ có ông ta và bộ sậu chính phủ ông ta biết, còn chúng ta, dân đen, tỷ phú thời gian, ăn tục nói phét, phản hồi nhăng cuội, nếu nói sai hay đúng chẳng có con mèo con chó nào chết, nên cứ “phản hồi lấy được”.

        Không phải cứ nhiều bom, nhiều đạn đã chiến thắng. Lịch sử đã chứng minh về những cuộc tham chiến của Hoa Kỳ.

        Ngay tổng thông Johnson năm 1966, khi ném bom Bắc Việt nam đã tuyên bố đểu cáng, kiêu ngạo: “Biến Bắc Việt trở lại thời kỳ đồ đá” đó sao. Và kết quả thế nào, lịch sử đã chứng minh. Johnson còn mang nhục suốt đời về câu phát ngôn vô nhân đạo này với nhân dân toàn thế giới và lịch sử nhân loại.

        Chiến tranh có thể 1 bên gây ra, nhưng muốn hoà bình vãn hồi được trở lại ít nhất cần 2 phiá hoặc 2 phe tham chiến. Không dễ gì Mỹ hay TQ nổ ra chiến tranh, chỉ trừ mắc chứng Khùng. Mỹ sợ TQ là sợ về sự phát triển kinh tế, sự “ăn cắp thông tin khoa học và quân sự…” chứ không phải vì sợ “choảng nhau”

        Năm 1962, giữa Mỹ và LX đã bên bờ vực chiến tranh hạt nhân vì vụ Cuba, nhưng cả 2 đều phải “dừng tay”. Hai con cọp choảng nhau, con chết con bị thương, đàn chó ngao sẽ nhẩy vào xé xác hai con Chúa Sơn Lâm tử thương kia để lên làm chúa rừng xanh!.

        Năm 1958, Mao lên cơn khùng, nắn gân Mỹ bằng cách nã đại bác vào quần đảo Mã Tổ, của Đài Loan, trong khi đó Tưởng Giới Thạch yêu cầu Eissenhow ném bom nguyên tử xuống Phúc Kiến. Mao tuyên bố, có thể 10 hay 20 triêu dân TQ chết, nhưng TQ không sợ, bởi vì tất cả các quyền lợi Mỹ trên thế giới sẽ bị tấn công không thương tiếc, lính Mỹ ít nhất cũng phải trả giá 1% thương tổn.
        Nhưng Mỹ đâu có khùng, mặc dù giai đoạn ấy T.Q chưa có bom nguyên tử và Kinh khí, sức mạnh quân sự TQ còn quá yếu về mọi binh chủng ngoại trừ lục quân.
        Chiến tranh Triều Tiên 1951-1953 Mỹ đã biết thế nào là chiến tranh “biển người của Trung cộng”, riêng trân trên đồi Thượng Cam Lĩnh, lính TQ chết hơn 100 ngàn, nhưng họ đâu có ngán. Mạng người lính Việt cộng và lính Trung Cộng rẻ lắm, chỉ bằng lời động viên, giấy khen, baì hát, bài thơ … là lên đường chiến đấu “chống quân xâm lược”, “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”, trong khi mạng người lính Mỹ quá đắt. Dân Mỹ có thể bỏ tiền, thắt lưng buộc bụng giúp tiền bạc đóng góp cho chính phủ, nhưng đóng góp xương máu, họ còn phải suy nghĩ. Các cuộc biểu tình của nhân dân Mỹ đòi chồng con trở về ở VN, Triều Tiên, A-phú-hãn, Irag… đã xảy ra.
        Chả thế , hiện nay chính phủ cộng sản da9ng vinh danh Bà Mẹ Việ Nam Anh Hùng, có cụ đã đ1ong góp trai, gái, dâu, rể .. 11 người con làm liệt sĩ, cụ sống lay lắt, không nơi nương tựa, tự kiếm miếng ăn hàng ngày với 11 bát nhang và 11 bằng Tổ Quốc Ghi Công trên bàn thờ.
        ,
        Cách đây 20 năm, không ai có thể ngờ chỉ sau 2 đời tổng thống Bush (con) và Obama, nước Mỹ đã trở thành Vị Chúa Chổm, nợ ngập đầu, kinh tế suy thoái dài dài, dân chúng Mỹ chán cả 2 đảng, không biết nên bỏ phiếu cho Đảng Con Lừa hay Đảng Con Voi, vì con nào lên cũng Ngốn Tiền hơn voi hút nước. TRước khi lên, vị ứng cử viên TT nào cũng hát hay như ca sĩ cả!

        Hãy chờ xem tháng 11-2012 đảng nào sẽ thắng hay lại giống nước Anh (5-2010), Đảng Bảo Thủ phải liên minh với đảng Dân Chủ Tự do vì tất cả 3 đảng đều chẳng được nhân dânh Anh quốc tín nhiệm không đủ phiếu thành lập chính phủ.

        Vài lời “phản hồi” của tỷ phú thời gian nhân cuối tuần rỗi hơi, ngứa tay gõ chơi.

      • Noi thang says:

        Ông Tào Lao đúng là tào lao,”loạn luận” không khác gì với cái tên!
        “đương kim TT Nixon phải thân chinh sang “bái kiến Hoàng đế Mao Trạch Đông” để xin phiếu bầu cử 11-1971 cho nhiệm kỳ 2″ … Còn cái lý luận gì lạ lùng hơn!
        Mỹ chưa bao giờ tìm chiến thắng quân sự với TQ làm chính sách lâu dài dù họ có thể dư xăng làm điều đó, vì họ hiểu dân chúng TQ cũng một phần lớn là sản phẩm của chế độ chính trị phi nhân CS!
        Đúng, Mỹ “sợ” cái man rợ của bọn TQ, cái ngông cuồng, đầy tự ti mặc cảm của con cóc muốn làm con bò – và sẽ làm thối cả Châu Á, biến nó thành một đống rác và ống cống, một bãi ma đầy xác chết và những kẻ nửa chết dở, bám vào sự sống như những con bọ.

  9. Trúc Bạch says:

    Nếu nói theo đảng csVN và đảng cs Trung Quốc thì Đế Quốc Mỹ đang tiếp tục đổ quân vào xâm lăng Ốt Tra Li A với sự tiếp tay của chính quyền phản động Canberra….

    Chẳng lẽ đế quốc Mỹ chưa học được bài học “trung Quốc sẽ đánh Mỹ tới người VN cuối cùng” hay sao ???

  10. Trung Hoàng says:

    AI SỢ HƠN AI.

    Hoa Kỳ sợ Trung Quốc hay không sợ Trung Quốc, chẳng qua đó là lời nói mang tính chính trị khiêu khích đàm tiếu. Nhưng nếu cho là Hoa Kỳ hoàn toàn không sợ Trung Quốc, thì điều đó không đúng một phần nào trên thực tế. Không ít thì nhiều, trong sự quan ngại về sự trổi dậy quá mạnh mẻ cuả Trung Quốc, mà các nhà lảnh đạo Hoa Kỳ thường phát biểu trong thời gian qua, cho thấy Hoa Kỳ cũng đã có nổi lo sợ ít nhiều trong sự quan ngại luôn luôn được nêu lên đó.

    Mức độ lo sợ không ít thì nhiều, đã có sự biểu hiện qua việc thoả thuận quân sự với Úc, để đặt cứ điểm mới cuả Hoa Kỳ là Darwin ở phiá Bắc Australia. Cứ điểm Darwin có thể là đòn chính trị, để làm an lòng các nước đồng minh cuả Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, mà cũng vẫn có thể là nơi huấn luyện tuyệt mật, cũng như tàng trữ khá kín đáo trước con mắt tình báo cuả mọi phiá. Sự biệt lập cuả Úc là một ưu thế trong việc bảo mật, nó sẽ giới hạn phần nào sự săn lùng cuả các đối tác tình báo quân sự khác. Ngoài ra, tính phòng thủ từ xa với sự phản ứng cấp thời trên không, cũng như có thể là một cứ điểm phản xạ nhanh chóng cần thiết khi buộc phải tấn công cấp thời.

    Obama cho rằng nếu nói Hoa Kỳ sợ Trung Quốc là một ý nghĩ sai lầm, điều đó có phần rất đúng với thực trạng mà Hoa Kỳ hiện đang hướng tới. Khi mà cứ điểm Darwin được hình thành, mức độ lo sợ hẵn nhiên sẽ giảm đi, trước sự tự tin vào sức mạnh trãi rộng cuả mình. Ai ai cũng có thể thấy cứ điểm Darwin như là một đòn gió hư chiêu, nhưng khó có thể thấy được hết một điều được che lấp khó nhận biết, bởi vì thấy như hư mà lại độn cái thực ở bên trong, đó mới chính là điểm đáng suy nghĩ. Từ những tự tin đó, có thể nói Hoa Kỳ thực ra không có sợ Trung Quốc bao giờ.

    Obama cho là nếu quan niệm là Hoa Kỳ muốn loại Trung Quốc cũng là một sai lầm khác, bởi vì không ai không hiểu là kinh tế giưả hai nước có sự gắng kết khá chặt chẻ. Sự suy thoái kinh tế cuả một nước nầy, chẳng những sẽ tác động rất mạnh mẻ đến nền kinh tế cuả nước kia, mà còn tác động dây chuyền lan rộng khắp thế giới, bởi vì cả hai đều là những nước có nền kinh tế đứng nhất nhì trên thế giới. Nếu cho sự xụp đổ cuả Liên Xô trước đây là do Hoa Kỳ muốn loại Liên Xô thì quả có sự sai lầm không ít ở đây, mà sự tan rã đó do từ bên trong Liên Xô nhiều hơn là lực tác động từ bên ngoài. Với Trung Quốc nếu có diễn trạng như Liên Xô trước đây, thì yếu tố bên trong sẽ phải là yếu tố chính yếu, một yếu tố khá mạnh mẻ hơn Liên Xô rất nhiều với Tạng Hồi Mông Mãn. Nhất là tác động ngoại lực thúc đẩy quá mạnh mẻ, qua tiếng gầm thét cuả Sư Tử Châu Phi, với hương hoa lài toả rộng khó chận đứng lại trên thế giới ngày nay.

    Với Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc, đã khiến cho các nước trong khu vực và trên thế giới phải quan ngại, nhất là vấn đề an ninh hang hải trong khu vực nầy. Sự tự tung tự tác xem vùng biển Đông Nam Á như cái ao nhà cuả mình, thường xuyên diễn tập quân sự và được bắn bằng đạn thật. Trung Quốc luôn tung ra các đoàn thuyền hải tuần hải giám núp dưới hình thức dân sự tuần tra, mà thực chất là phô trương thanh thế qua các loại hoạ tiển tàu sân bay để răn đe các nước trong vùng, cũng như làm cho Hoa Kỳ phải luôn quan ngại dè chừng Trung Quốc. Tất cả những động thái đó đã đưa Trung Quốc vào con đường tự cô lập mình, nhiều hơn là do từ áp lực nặng nề bên ngoài tác động vào.

    Sự hiện diện về lâu về dài mà Hoa Kỳ đang tái tạo mở rộng trên vùng Châu Á-Thái Bình Dương, tất nhiên đối với Trung Quốc là việc làm không phù hợp và có phương hại đến an ninh khu vực. Nhưng đối với số đông các nước trong vùng thì lại hoàn toàn khác, sự tung hoành ngang dọc cuả hải thuyền nói chung cuả Trung Quốc trong thời gian qua, đã làm cho các nước nầy luôn quan ngại lo sợ rất nhiều, trước sự hung hăng quấy rối không ngừng cuả Trung Quốc trên Biển Đông Á. Hoa Kỳ đã trở lại rất đúng lúc mà các nước nầy đang cần sự ứng trợ, để giảm bớt sự quan ngại lo sợ những hành động lấn chiếm, tự quyết định và bất chấp luật pháp quốc tế cuả Trung Quốc.

    Hướng sắp tới, Miến Điện và Bắc Triều Tiên sẽ có ít nhiều chuyển biến, những chuyển biến có thể sẽ tạo thêm nhiều bất lợi cho Trung Quốc. Khi Miến Điện thực sự đi vào con đường dân chủ hoá thể chế chính trị, sự lạc lỏng sẽ đến với Bắc Kinh, nếu Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên mở lại được con đường thống nhất đất nước, thì Trung Quốc sẽ như chuá sơn lâm cô độc, để rồi lần hồi đi vào con đường tự tan rã với sự trổi dậy Tạng Hồi Mông Mãn, cũng như Quốc Dân Đảng Đài Loan có cơ hội trở lại chính trường lục điạ như đã từng mong ước.

    Xin trân trọng.

    • Việt Hoàng says:

      Anh Trung Hoàng phân tích khá sắc sảo và lập luận rất chặt chẽ. Anh nên viết thành bài và gửi cho ĐCV, tôi tin là nhiều người sẽ đón đọc. Cám ơn anh.

Phản hồi