WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người mẹ Việt Nam và nỗi đau hoá đá

Lê Diễn Đức  – Mến tặng bà Thái Thị Lượm cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền

 

Bà Lượm bật khóc trên đường phố Hà Nội ngày 17/11/2011 - Ảnh: Dân Làm Báo

Tôi nghe chuyện Hòn Vọng Phu từ nhỏ

Người vợ ôm con, mòn mỏi ngóng chồng

Nước mắt cạn khô, biền biệt chờ mong

Để rồi hoá đá!

 

Nàng Tô Thị giờ đây không còn nữa [1]

Cũng như thác Bản Giốc, Ải Nam Quan

Những đồng tiền và quyền lực tham lam

Đã vùi lấp cả cội nguồn, lịch sử!

 

Tổ tiên ngàn năm gìn giữ

Ngàn năm bờ cõi mở mang

Biết bao người mẹ Việt Nam

Đã hoá đá cùng đau thương năm tháng?

**

Hôm nay,

Tượng đài Mẹ oai hùng, uy nghi, hoành tráng

Từ trên cao, Mẹ hỡi, có nhìn

Đàn con của Mẹ nheo nhóc, oan khiên?

 

Những học sinh nghèo phải bơi sông đi học

Những em bé ra đời trong hiểm nguy bị bắt cóc

Công an bắn chết trẻ thơ đang tuổi tới trường

Những cháu gái vị thành niên nhỏ dại, đáng thương

Phải ngồi tù bởi quan tham dâm đãng

Cô gái mất cha phải ngậm cay, nuốt đắng

Vợ mất chồng, mẹ mất con phải lê chân trên khắp phố phường…[2]

 

Có ánh sáng nào không nơi mảnh đất mù sương?

Có công lý nào không giữa thủ đô Hà Nội?

**

Thương mẹ quá, mẹ ơi, cả một đời lặn lội

Giữa dòng đời oan trái, đảo điên

Các ác lên ngôi, mọi giá trị đều được tính bằng tiền

Lũ quỷ khoác cờ đỏ sao vàng rêu rao đạo đức!

**

Mẹ và các em ơi, hãy can đảm hơn, đừng khóc!

Hãy để nỗi đau hoá đá trước bạo quyền

Rồi sẽ có ngày đất nước đứng lên

Cùng mẹ và các em đi đòi công lý!

© Lê Diễn Đức – RFA

——————————————

Chú thích và minh chứng:

 - Bức tranh ghép lưu truyền trên Internet mỉa mai việc xây dựng Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng với hơn 400 tỷ đồng làm đã ầm ĩ dư luận trong và ngoài nước hồi cuối tháng 9 đầu tháng 10/2011:

- Khi viết bài thơ “Em đi tìm công lý ở nơi nao? ” tặng Trịnh Kim Tiến, cô con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, người bị công an đánh chết hồi cuối tháng 2, đầu tháng 3/2011, tôi không biết gì nhiều về bà Thái Thị Lượm và cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền, những người đã đi cùng Kim Tiến trong ngày 17/11/2011 tại Hà Nội.

Đọc bài “Hành trình đi tìm công lý” của Nguyễn Thị Thanh Tuyền trên Dân Làm Báo, tôi cảm thấy như mình có lỗi, vì đã không nói gì tới trường hợp cũng rất oan ức, đau lòng này.

Cũng trưa ngày 17/11 ấy, cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền (sinh năm 1981), vợ anh Nguyễn Công Nhựt, người bị công an đánh chết tại trụ sở Công an huyện Bến Cát, Bình Dương ngày 25/4/2011, cùng mẹ chồng là bà Thái Thị Lượm, đã lặn lội từ Bình Dương ra Hà Nội đến Thanh tra Bộ Công an nộp đơn khiếu nại. Trước đó, hai mẹ con đã đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nhưng vì không là ngày tiếp dân nên không nộp được đơn. Hai mẹ con lại tiếp tục vất vả đi nhiều nơi khác và tốn tiền thuê xe tới cả địa chỉ tiếp dân được chỉ một cách vô trách nhiệm bởi người đại diện cho nhà chức trách.

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm) nhắn tôi hãy viết gì đó về hai mẹ con, một người mẹ mất con, một người vợ mất chồng thật tội nghiệp, đáng thương. Tôi viết bài thơ trên trong tâm trạng như vậy.

Người vợ mất chồng (Thanh Tuyền), mẹ mất con (bà Lượm), con mất cha (Kim Tiến) trong ngày 17/11/2011 tại Hà Nội - Ảnh: Dân Làm Báo

- [1]: Trong bài viết “Đi xa nhìn về”, nhà văn, đại tá QĐNDVN Phạm Đình Trọng (hiện đang sống tại Sài Gòn), viết: “Tôi lại xót xa nhớ đến những chứng tích hùng hồn của lịch sử và những tài sản vô giá của văn hóa Việt Nam đã bị những quyền lực giai cấp, bị những nghị quyết thiển cận đập phá, xóa bỏ. Phá đàn Nam Giao ở cố đô Huế! Xóa sổ hội trường Ba Đình ở thủ đô Hà Nội! Tượng đá nàng Tô Thị ôm con ngóng chồng ở Lạng Sơn bị cho vào lò nung vôi!…”.

Hòn đá Vọng Phu, một kỳ tích thiên nhiên nay không còn nữa - Ảnh: OnTheNet

- [2]: Bài “Đi bệnh viện, hết lo mất đồ lại lo mất… con” ngày 7/11/2011 trên tờ Lao Động viết: “Bệnh viện quá tải, đạo chích hoành hành, côn đồ đại náo, trẻ sơ sinh bị bắt cóc… người dân bước chân vào bệnh viện chữa bệnh luôn sống trong nỗi lo sợ, hoang mang”.

- Em Lê Xuân Dũng bị công an bắt chết vào ngày 25/5/2010 trong một vụ xô xát giữa công an với bà con nông dân Nghi Sơn (Thanh Hoá) khiếu kiện về đất đai.

Em Lê Xuân Dũng, 12 tuổi, bị công an bắn chết ngày 25/5/2010 - Ảnh: OnTheNet

- Hai em Nguyễn Thị Thanh Thuý và Nguyễn Thị Thuý Hằng ở tuổi vị thành niên đã bị ngồi tù vị tội danh bán dâm mà thực chất là tay hiệu trưởng trường PTTH Việt Lâm là Sầm Đức Xương đã dụ dỗ, dẫn các em tới việc có quan hệ tình dục với nhiều quan chức của tỉnh Hà Giang. Trong lời khai trước toà hai em đã nêu cả tên Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô lúc bấy giờ, nhưng Tô đã được miễn tố và hạ cánh an toàn. Vụ án đã làm xôn xao dư luận xã hội trong năm 2009-2010.

Hai em Thuý và Hằng ngày ra toà - Ảnh: OnTheNet

Ngày 20/11/2011 – RFA Blog

Đọc các bài liên quan:

Báo CAND: “Nguyễn Công Nhựt chết do tự tử”

LS Trần Đình Triển sẽ bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân ở Bến Cát 

Công an: Đánh chết chồng, gạ tình vợ?

‘Thư tuyệt mệnh’ khen công an và ca ngợi tư tưởng HCM?

Lại một người chết khi bị công an tạm giam

 

 

 

1 Phản hồi cho “Người mẹ Việt Nam và nỗi đau hoá đá”

  1. Lê Thiện Ý says:

    Không chỉ “nỗi ̣đau hoá đá”, ngày nay ”lương tâm và lưỡi cuả quan lớn” cũng hoá đá, thành gỗ ù lì, vô giác vô tri. Chế độ xhcn công khai phân biệt đối xử giữa người với người, giữa giai cấp thống trị và giới bị trị; “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”. Họ chẳng cần giấu giếm nạn bè phái, ô-dù, chia chác lợi lộc từ nỗi mất mát cuả dân cuả nước; thả sức giàu sang, mặc cho “kẻ lạ” hoành hành, ngang ngược!Có biết bao thảm cảnh trong xã hội đương thời mà “triệu bài thơ” cũng chưa lột tả hết
    Bài “người mẹ và nỗi đau hoá đá” đã lột tả nỗi cảm xúc và bất bình từ 1 tấm lòng thiện lương, còn biết đau biết nhục trước vận nước.

Phản hồi