WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

‘Luật biểu tình’ hay ‘luật bảo vệ quyền biểu tình’?

Đề cập đến biểu tình mà không thống nhất về ngữ nghĩa của nó thì chỉ có cãi nhau suông mà chẳng đem đến kết luận nào cả.

Tiếng Việt thì phức tạp nhưng lại phong phú. Từ “you“ của tiếng anh đọ nghĩa với tiếng Việt thì nào là ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em… và thậm chí có thể là… thằng, là mày nữa. Tiếng Việt đôi khi “nói dzậy mà không phải dzậy“! Tuy nhiên trong luật pháp thì không thể “vui” như thế được, gọi cha không thể nói rằng ý là tôi muốn nhắc đến mẹ v.v…

Thế  đấy! Cụm từ “biểu tình“ trong luật pháp cũng vậy, nó không thể đem ra trước Quốc hội để nhập nhèm, để tấu hài công cộng được.

Cụm từ “biểu tình“ nếu chỉ đem so sánh, dịch và hiểu ý từ tiếng nước ngoài thì chưa đủ, nó còn phải được hiểu từ cảm nhận chủ quan của người Việt Nam, và một cách rõ ràng!

Sau khi được tra cứu, tham khảo, và quan trọng nhất là sự cảm nhận ngôn từ về ý và tứ của các cụm từ: tụ tập, tuần hành (còn gọi là xuống đường) và biểu tình thì có thể diễn giải như sau:

- Tụ tập: là sự gặp gỡ từ dăm ba người trở lên, ở bất cứ  nơi đâu, không nhất thiết là phải định trước, không có quan điểm hay mục đích rõ ràng, cũng không có mục đích cho người khác biết (không biểu dương), hoàn toàn khách quan, và mang tính tự phát.

- Tuần hành  hay xuống đường (còn gọi là mít-tinh): Về hình thức là sự tụ tập công khai của nhiều người ở nơi công cộng, trên đường phố, đương nhiên có sự hẹn hò và sắp đặt từ trước, tức là được tổ chức, nhằm mục đích bày tỏ quan điểm, mang tính biểu dương, thường là đồng thuận về một điều gì đó (nhưng gián tiếp cũng có thể là phản đối một điều khác ngược lại).

- Biểu tình: Là tuần hành hay xuống đường, nhưng rõ ràng là để bày tỏ sự không đồng thuận về một điều gì đó (thường là phản đối chính sách hay sự bất công của xã h ội). Biểu tình -cũng như tuần hành- không mang tính tự phát, mà ngược lại được tổ chức hẳn hoi, được sắp đặt thời gian tập trung rõ ràng, cũng mang tính biểu dương, bất bạo động, có mục tiêu dứt khoát.

Vì không có mục đích nhất định nên những cuộc tụ tập thường “vô thưởng vô phạt“, nó hoàn toàn khác với tuần hành hay biểu tình. Tuần hành hay biểu tình về hình thức thì giống nhau, nhưng tuần hành biểu hiện nghiêng về đồng thuận, còn biểu tình rõ ràng là bày tỏ tình cảm không đồng thuận, tức là mang tính phản đối. Nhiều ý kiến cho rằng biểu tình là hành động bày tỏ sự ủng hộ HAY phản đối một điều gì đó. Cái ý mang tính„nước đôi“ này không đúng với ý và tứ của hai chữ biểu tình trong tiếng Việt! Người Việt Nam chúng ta khi nhắc tới biểu tình thì luôn luôn hàm ý một sự phản đối một điều gì đó: Biểu tình chống đế quốc Mỹ, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược…, chẳng ai nói: tuần hành chống đế quốc Mỹ, hay tuần hành chống Trung Quốc xâm lược v.v… Cũng chẳng ai nói: biểu tình “mừng“ ngày 30 tháng tư.

Nói đi, nói lại, và nói cho cùng thì biểu tình cũng chỉ là thực hiện bày tỏ quan điểm một cách công khai, đó chính là quyền “nói“ – dù “nói“ không. Nói (hay mở mồm) là quyền tự nhiên như quyền được ăn-uống-ngủ-nghỉ-đi-lại…, đó là quyền của con người, mặc nhiên trong xã hội dân chủ.

Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định xã hội Việt Nam là một xã hội dân chủ.  Phó Chủ tịch Nhà nước Nguyễn Thị Doan cũng vừa mới khẳng định dân chủ Việt Nam còn “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản“.

Trong hiến chư ơng của Liên Hiệp Quốc Hiến -mà Việt Nam đã ký kết là một thành viên- có ghi rõ quyền tự do ngôn luận này. Điều 69 của hiến pháp hiện hành Việt Nam cũng quy định:
„Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.“

Đã là mặc nhiên thì xem ra làm thêm luật „Quyền Biểu Tình“ là thừa giấy vẽ voi, là „chửi cha“ mình. Có chăng việc phải làm là xây dựng lên „LUẬT BẢO VỆ QUYỀN BIỂU TÌNH“ trong đó đưa ra những quy chế để bào đảm quyền biểu tình. Sẽ không có quy định về việc phải xin phép biểu tình mà chỉ có quy định về việc đăng ký biểu tình để người tổ chức có trách nhiệm với sự việc, tránh sự mập mờ, lợi dụng trở thành bạo động gây rối làm mất trật tự công cộng hay xâm hại thành phần khác vô cớ v.v…

Nhưng chính vì biểu tình có chất chứa sự phản đối nên Nhà nước cho đó là “nhạy cảm“ và luôn từng „né“ hai từ này. Họ không muốn nhắc, không muốn nghe, không muốn thấy, và càng không muốn văn hóa phản đối trở thành “thói quen có tổ chức“ của quần chúng. Nói đúng hơn họ sợ các cuộc „cách mạng“ có hệ thống từ phía đám đông, thực chất là họ đang rất sợ có biểu tình -dù bất cứ lý do gì- từ phía người dân.

Phản ứng của Nhà nước với những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược trong mùa hè vừa qua là chứng minh cụ thể về sự “nhạy cảm “ và “nỗi sợ“ ấy của họ. Có đời thuở nào thông báo của một thành phố là thủ đô mà chẳng ai dám chường mặt động bút ký. Nhưng lại dám cho phổ biến (không khác một tờ rơi), hay ở chỗ lại là cả nước tuân theo, đáng phục ở chỗ là các ông nằm trên trung ương cao hơn nữa thì giả vờ lờ tịt, coi như không phải chuyện ở dưới đất nước mình.

Tới đây việc “ủng hộ Luật Biểu Tình“ trong lúc „tranh tối tranh sáng “này xem ra là vấn đề to. Khi Nhà nước đang “ngoay ngoảy“ chối bay chối biến hai chữ „biểu tình“ thì lấy đâu ra cái sự bảo vệ cho quyền được biểu tình. Đừng có lơ mơ như các nhà thơ! Dân đang bị/được cho ăn bánh vẽ?

Nghĩ thế nào ông Thủ tướng „đề nghị“ Bộ Công An phác thảo “Luật Biểu Tình“ với lý do là để thực hiện hiến pháp -tôi xin thêm- để làm sao cho quyền hành của Nhà nước được tập trung hơn.

Việc làm này tức là các ông lớn vừa đá bóng vừa thổi còi luôn cho… tiện. Tiện các ông nhưng hại chúng tôi là cái chắc rồi! Kiểu nào ông Nhà nước cũng thắng dù có hay không có “Luật Biểu Tình“.
Có ai dám cá ngược lại không? Cá cái gì tôi cũng cá! Hay chỉ một cái tát vào mặt thôi cũng được, nào!?

© Hoàng Linh Vương

© Đàn Chim Việt

 

 

7 Phản hồi cho “‘Luật biểu tình’ hay ‘luật bảo vệ quyền biểu tình’?”

  1. Lê Văn Tư says:

    Đọc bài ” Luật biểu tình” hay ” Luật bảo vệ người biểu tình” tôi thấy người viết cũng tâm huyết với đất nước đấy. Nhưng tôi thấy rằng cần phải tìm hiểu kỹ thêm, vì tôi chỉ được thấy ở nước ngoài qua truyền hình thì thấy rằng những người tham gia biểu tình cũng có xô xát với Cảnh sát của các nước đó, và cũng bị bắt đi đâu đó không rõ thì việc ở Việt nam cũng là bình thường thôi. Đề nghị tác giả bài viết có những bài về luật biểu tình của các nước phương tây và cách thức biể tình của họ để người đọc được mở rộng thêm tầm nhìn và nhìn nhận rõ hơn về nền dân chủ hiện tại của Việt nam đang ở mức độ nào. Xin cảm ơn tác giả Hoàng Linh Vương!

    • Lê Dân Việt says:

      Ông Tư, ở các nước phương Tây, người dân có quyền biểu tình vào bất cứ lúc nào, miễn là thông báo (chứ không phải xin phép chính quyền, nếu cho thì mới được) ngày giờ và địa điểm biểu tình. Chính quyền địa phương có trách nhiệm bảo đảm an ninh cho người biểu tình và an ninh công cộng. Cảnh sát chỉ bắt giữ những người lạm dụng biểu tình mộtt cách quá khích như đập phá tài sản công hay tư. Hoặc một số thanh niên lợi dụng đám đông biểu tình để trộm cắp, phá hoại tài sản của người khác, nên bị bắt mà thôi, chứ không phải là cảnh sát bắt người biểu tình biểu lộ quan điểm trước công chúng. Ở những nước độc tài như VN thì nhà cầm quyền rất sợ biểu tình vì muốn che dấu sự thật bất mãn của dân chúng với chính quyền, cho nên mới bắt người biểu tình dù được hiến pháp đã quy định rõ ràng là công dân có quyền biểu tình.

      Sự khác biệt giữa các nước phương Tây với VN là: cũng là bắt người quá khích trong đám biểu tình, nhưng để bảo vệ người biểu tình chứ không phải là bất người biểu tình ôn hoà như CA Việt nam đã và đang làm.

      • ragonnet says:

        Xin lỗi lê Dân Việt thử định nghĩa độc tài là gì là gia đình trị là chuyên quyền như Ai cập tại vị cả 30 năm! trong khi ở việt nam giỏi thì 10 năm là biến vậy độc tài chỗ nào độc đang thì chấp nhận! ăn nói hàm hồ

  2. pt says:

    Chế độ độc đảng như đảng cs thì làm gì có biểu tình ,nói theo suy nghĩ cá nhân ( phản biện ) đã khó nói gì đến biểu tình …có chăng là biểu tình theo ý đảng và hô hào KH như HCM muôn năm …đảng cs VN quang vinh muôn năm v v…Biểu tình chống trung cộng xâm lược …hay mới đây ngày 27/11 Người dân HÀ NỘI ra bờ hồ Hoàn Kiếm cũng bị lực lượng CA , dân phòng và các lực lượng an ninh đóng giả côn đồ bắt giam về trụ sở CA ….đưa người dân lương thiện vào trại phục hồi nhân phẩm …là một sự xỉ nhục con người đến mức thậm tệ nhất…. trong các xã hội văn minh thời hiện đại ….Luật biểu tình mà NTD đưa qua cho BCA soạn thảo là cái còng khổng lồ hợp thức hóa đễ bắt người dân, khi đi biểu tình chống trung cộng hoặc chống cán bộ đảng viên tham nhũng v v…

  3. haile says:

    Luật biểu-tình hay Luật bảo-vệ quyền biểu-tình đều không có thiết-thực hữu-ích cho Đồng-bào, Nhân-dân Việt-Nam. Bằng-chứng hùng-hồn nhất những Luật do Quốc-hội Việt cọng chỉ-định soạn-thảo đã được ban-hành, tất cả đề bảo-vệ Đảng cọng-sản mà thôi ! Ông Hoàng-Hữu-Phước Dân-biểu (Đảng cử) tại thành-phố Sài-Gòn đã tuyên-bố : “Quốc-hội nên bỏ chương-trình soạn-thảo Luật Biểu-tình…” vì luật Biểu-tình có hình-thành và được ban-hành ngay lập-tức đi nữa, cũng chỉ nhằm mục-đích có lợi cho Việt cọng mà thôi ! Luật của Việt-cọng chính là “Cái Lưỡi không xương, nhiều đường lắt-léo. Miệng không vành méo-mó tứ tung” Sợ Chết thì cứ âm-thầm sống chờ chết mà thôi./.

  4. Bạn người Việt says:

    Khi mà Đảng cộng sản VN ,vẫn một mình một chợ, thì có luật hay không có luật ,cứ biểu tình la họ đàn áp. Nay mai Quốc hội sửa đổi hiến pháp, họ bỏ điều 69 đi, vậy là hết bàn cãi.

  5. khonghieunoi says:

    Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược : Bị bắt, Biểu tình uñg hô thu~ tươ’ng cuñg Bị bắt tai Hà Nôi, Dân quê tôi hê’t hiê~u nô~i đâ’t nươ’c này do ông TT Duñg câ`m đâù hay ông thành u~y Hà Nôi câ`m đâù vây ha~Trơì . ?????

Phản hồi