WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam tập trận bắn đạn thật

Quân chủng Phòng không - Không quân tập trận bắn tên lửa S-75 tại Bắc Giang hôm 04/12/2011. Nguồn QDND

Quân đội Việt Nam thực tập phòng không bắn đạn thật cho các đơn vị tên lửa, pháo phòng không, tên lửa tầm thấp ở trường bắn TB1 ở Lục Ngạn Bắc Giang, trong 5 ngày từ 1-5/12.

Các bản tin của báo mạng VnExpress, Quân đội Nhân dân cho biết khoảng 2.000 cán bộ chiến sĩ thuộc các sư đoàn phòng không và học viện phòng không-không quân đã tham dự cuộc diễn tập.

Theo tin ghi nhận, nhiều lọai tên lửa được cho là hiện đại như Rồng Lửa C 125, C 75 và pháo cao xạ đã đánh trúng các mục tiêu được phóng lên không trung.

Ngoài ra hệ thống tên lửa đắt tiền S.300 cũng được đưa vào tham gia  thực tập bắt mục tiêu, nhưng bản tin không nói là có phóng thật hay không.

Sự kiện quân đội Việt Nam tập trận bắn thật các loại tên lửa phòng không và pháo cao xạ được dư luận chú ý.

Nhất là sau khi lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố tại Quốc Hội Việt Nam là chính Trung Quốc đã dùng vũ lực lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Nguồn: RFA

16 Phản hồi cho “Việt Nam tập trận bắn đạn thật”

  1. Hoang Le says:

    Đọc thì có vẻ ‘xôm tụ’ nhưng HQ Việt Nam chưa từng làm gì để bảo vệ ngư phủ Việt Nam thì số lượng những tàu tuần duyên mua của Ba Lan v.v để làm gì? ý chí chiến đấu, lòng tự trọng dân tộc và sự quan tâm tới người dân của mình đã không được các cấp chỉ huy quân sự Việt Nam thể hiện thì vũ khí có cũng như không.

    • batdongsan says:

      Kể từ T6/2011 tức là sau khi VN ra mặt phản kháng TQ ở Biển Đông quyết liệt, bạn Hoàng Lê có thấy TQ đã nhún không? làm gi còn chuyện bắt bớ ngư dân nữa. Tuy nhiên Ngư dân VN ta có thói xấu là cứ hay đi “đánh lẻ”, thấy chỗ nào cá nhiều là lẻn đi một mình nên dẽ bị “tạu Lạ” nó tông cho. Xem ngư dân TQ nó đi có đoàn,có hội, gặp sự cố nó kết bè như thuuền Tào Tháo trong trân Xich Bích ấy. Cần phải học nó chuyện này nếu không vẫn rất có thể sẽ lại bị tàu TQ có bắt bớ, khó tránh. Đi lẻ thế làm sao mà ứng cứu được?

      Tôi cho rằng kể từ nay, TQ mà lôn xộn ở vùng 200 hải lý đặc quyền của VN là sẽ bị xử ngay. Không tin, bạn cứ chờ xem./.

  2. truc tam says:

    Bắn đạn thật tập dợt nhưng khi Tàu cộng đến thì rút lui an toàn vào “vòng phủ váy của các em chân dài”
    Nhục nhả thay cho Quân đội “nhăn răng” Việt cộng Nguyễn tấn Dũng .
    Âm vang của những cuộc biểu tình Hà Nội chống Tàu Cộng xâm lăng Hoàng Sa, Trường Sa có sức mạnh tinh thần hơn cả ngàn quả đại bác .
    Tự do tư tưởng cùng ý thức trách nhiệm của công dân là sức mạnh không vũ khí nào hủy hại được .

  3. Hoài An says:

    Văn ôn vũ luyện!
    Quân đội cũng phải thường xuyên luyện tập thì mới có khả năng chiến đấu, súng không bị dỉ sét và đạn để lâu quá cũng không tốt.
    Chẳng có gì mà phải vui mừng rùm beng, làm như là người chưa bao giờ nghe súng nổ đạn bay?

    • batdongsan says:

      Gửi hoài An:

      Có ai muốn khoe mà làm gì, tại báo chí thế giới nó cư rùm beng đấy chứ. Bạn nên theo dõi nhiều rồi hãy nhận xét. Riêng báo chí TQ, có không dưới một chục bài nói về tin này, bạn Hoài An à./.

  4. cuulong says:

    BBC-Cập nhật: 06:59 GMT – thứ hai, 13 tháng 6, 2011
    Hải quân Việt Nam bắt đầu bắn đạn thật

    Quân chủng hải quân vùng 3 bắt đầu diễn tập bắn đạn thật ngoài khơi tỉnh Quảng Nam trong khi căng thẳng tiếp tục giữa Việt Nam và Trung Quốc quanh chủ quyền ở Biển Đông.

    Cuộc diễn tập mới được loan báo hồi tuần trước.

    Được biết đợt đầu tiên của cuộc diễn tập đã bắt đầu khoảng 8 giờ sáng thứ Hai 13/06 ngoài khơi đảo Hòn Ông, cách đất liền tỉnh Quảng Nam 40km.

    Theo kế hoạch, đợt này kéo dài tới 12 giờ trưa và đợt thứ hai bắt đầu từ 7 giờ tối tới nửa đêm. Tổng cộng hai đợt là chín tiếng đồng hồ.

    Thông báo của hải quân Việt Nam ngày 07/06 còn cho hay một ngày bắn dự bị được ấn định vào thứ Ba 14/06.

    Các hãng thông tấn trích nguồn hải quân cho hay họ chỉ bắn pháo và các loại đạn thường, không sử dụng hỏa tiễn.

    Tuy Việt Nam tuyên bố việc diễn tập bắn đạn thật này là hoạt động thường kỳ của hải quân Việt Nam và không có liên quan tới những gì đang diễn ra tại Biển Đông, việc loan báo sự kiện ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố tập trận ở Biển Đông tiếp theo các vụ va chạm về chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận.

    Một hôm trước khi bắn đạn thật, hai cuộc biểu tình quy tụ hàng trăm người tham gia đã diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để phản đối các chính sách về Biển Đông của Trung Quốc.

    Đây là lần thứ hai liên tiếp trong hai tuần có biểu tình chống Trung Quốc ôn hòa ở trong nước.

    Hiện truyền thông trong nước chưa đưa tin về đợt biểu tình lần hai, nhưng những cuộc biểu tình hôm 05/06 được mô tả là “đám đông đi ngang qua tự phát bày tỏ lòng yêu nước”.

    Hoạt động thường niên

    Hôm 10/06, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói với các nhà báo về cuộc diễn tập bắn đạn thật tại Quảng Nam: “Đây là hoạt động huấn luyện thông thường hàng năm tại khu vực Hải quân Việt Nam vẫn thường xuyên huấn luyện theo chương trình và kế hoạch huấn luyện hàng năm của các đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.”

    Khu vực bắn đạn thật cách các quần đảo Hoàng Sa 250km và Trường Sa khoảng 1.000km. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này.

    Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo sẽ có các phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.

    Thời báo Hoàn Cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ấn bản tiếng Anh, sáng thứ hai có bài nói về cuộc diễn tập. Báo này nói hoạt động này được xem như “cuộc phô diễn sức mạnh quân sự nhằm thách thức Trung Quốc”.

    Tờ Hoàn Cầu viết: “Hoạt động này diễn ra sau khi đã có cảnh báo Hà Nội phải chấm dứt ngay việc vi phạm chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải (Biển Đông).”

    Báo này dẫn lời ông Trang Quốc Thổ, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến nói: “Không nghi ngờ gì, cuộc bắn đạn thật này là phô diễn sức mạnh quân sự đối với Trung Quốc”.

    “Qua việc giương oai này, Việt Nam muốn tỏ quyết tâm giữ vững chủ quyền trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa).”

    Trung Quốc thừa nhận có tranh chấp với Việt Nam và một số nước khác quanh quần đảo Trường Sa, nhưng không bao giờ đề cập tới quần đảo Hoàng Sa mà nước này gọi là Tây Sa, vì chủ trương đây mặc nhiên là đất của Trung Quốc, “không tranh cãi”.

    Một chuyên gia khác của Trung Quốc là Giáo sư Kế Thu Phong từ Đại học Nam Kinh thì nhận xét rằng Việt Nam đang thử ý chí của Trung Quốc.

    Ông Kế nói với Hoàn Cầu Thời báo:”Bắc Kinh phải phản ứng một cách rõ ràng cho Việt Nam biết rằng bất cứ thách thức nào đối với chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải đều không thể thành công”.

    Tuy nhiên ông cũng nói hai bên cần phòng ngừa xung đột leo thang.

    Chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra bình luận chính thức về cuộc diễn tập bắn đạt thật của Việt Nam.
    Reply

    • Lan Anh says:

      Tía má ơi có thiệt hôn trời! Tin của “BBC-Cập nhật: 06:59 GMT – thứ hai, 13 tháng 6, 2011….”
      mà nó làm như mới hồi tối hôm qua. Từ ngày đó thì QD Nhân Dân lặn nín hơi bao lần cho tới nay. Bao nhiêu ghe xuồng bị tụi tàu hà hiếp, bắt giữ, đâm bể hả Cam? Bộ trưởng Phùng Quang Thanh còn phải sang chầu ở dinh thái thú tháng trước đó mà, nghe đâu có vác theo cây súng nước rò rĩ vài giọt trên ghế ở đại sứ quán của thiên triều. Bỏ đi tám! Cái ngày mà bọn cộng sản dám bắn một phát lủng tàu của Trung Cộng thì chị cạo đầu đi tu liền, làm phước để sấp nhỏ mấy em bớt nói láo nói xạo, nói chuyện trên trời. Thôi nghen, hẹn gặp lại.

      • batdongsan says:

        Lan Anh sao ấu trĩ thế? Đây là nhân chủ đề VN bắn đạn thật mới đây thì người ta đưa thêm tin VN cũng đã bắn Đạn thật ở biển Đông hồi tháng 6/2011(ngay sau việc tàu TQ cắt cáp tàu VN) cơ mà. Đã dốt lại lắm lời. Con vịt.

      • tân says:

        Ở trên là nói về cuộc tạp trân Quân chủng Phòng không – Không quân tập trận bắn tên lửa S-75 tại Bắc Giang hôm 04/12/2011. còn ở dười đây ông cuulong đưa thêm tin cuộc tâp trận tại biển đông tử hồi T6/ 2011. Tức là có 2 cuộc tập trận. Lan Anh có vẻ láu cá, nhưng nhầm to rồi.

  5. cuulong says:

    BÁO HONGKÔNG * CUỘC CHIẾN HOA VIỆT

    Nếu khai chiến trên biển Đông,
    khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam

    Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như “Đại công báo”, “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông.

    Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động
    quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.

    1- Rào cản chính trị: – Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa).

    Còn khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.

    - Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.

    - Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ – Xinhgapo – Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”.

    - Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam – Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Trung Quốc.

    2- Rào cản về quân sự
    - Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa – quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.để vẫn thắng được nước mạnh.

    - So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.
    - Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km.

    - Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.

    3- Rào cản về địa lý
    - Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 – 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân tung tâm của đối phương.

    - Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

    - Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.

    - Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Trung Quốc, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.

    4- Rào cản về chiến thuật
    - Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu mặt nước của Trung Quốc và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.
    - – Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam.

    Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 – 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết, không hiệu quả mà có khi lại làm mồi cho các loại phương tiện săn ngầm của VN do Nga trang bị./.

  6. Hongha says:

    TQ lo VN hợp tác với Nga, Ấn, Mỹ???

    ——————————————————————————–

    Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam
    Thứ tư, 24 Tháng 8 2011 00:00 dinh tuan anh
    Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15, trong những năm gần đây thực lực quân sự của Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á

    Thời gian gần đây, Việt Nam có rất nhiều động thái ở Biển Đông: Vào cuối tháng 5 Việt Nam chỉ trích tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của họ ở Biển Đông, dân chúng Việt Nam liên tục trong nhiều tuần biểu tình chống Trung Quốc. Ngày 9/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố phải bảo vệ vùng biển và các đảo của Việt Nam bằng sức mạnh của toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Ngày 13/6, Hải quân Việt Nam hai lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng Biển Đông, sau đó lại công bố lệnh huy động nhập ngũ. Ngày 15/7, Việt Nam và Mỹ bắt đầu tổ chức diễn tập liên hợp trong một tuần ở vùng biển gần Đà Nẵng. Để củng cố lợi ích đã có của mình ở Biển Đông, Việt Nam một mặt dựa vào sức mạnh của ASEAN và cơ hội thuận lợi Mỹ “trở lại Đông Nam Á” để đẩy mạnh ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng thiết thực tăng cường bố trí quân sự và hiện đại hóa quân đội ở Biển Đông.

    I, Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á

    Những năm gần đây, thực lực quân sự của Việt Nam được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á.

    Lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh. Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng.

    Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế. Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không.

    Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần.

    Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa. Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không.

    Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

    Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân. Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.

    Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển.

    II- II, Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân

    Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai.

    Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”. Vì thế Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân – không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ.

    Bước vào thế kỷ mới, Việt Nam đặc biệt chú trọng ảnh hưởng của tranh chấp chủ quyền và lợi ích biển ở Biển Đông đối với an ninh quốc gia. Sau Đại hội lần thứ 9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chiếm, làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân. Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần. “Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.

    Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh. Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan. Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2.

    Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa. Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên. Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”. Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến. Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm “Ruby”. Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.

    III- III, Tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ-Ấn Độ là có ý đồ ở Biển Đông

    Trong tiến trình thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, Việt Nam có một biện pháp quan trọng là tích cực tăng cường quan hệ quân sự với các nước, trong đó hợp tác quân sự giữa Việt Nam với Mỹ và Ấn Độ là đặc biệt đáng quan tâm, vì đây cũng là một bộ phận của chiến lược quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Việt Nam, được thể hiện ở ý đồ “liên Mỹ”, “liên Ấn” để kiềm chế Trung Quốc.

    Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Cohen đi thăm Việt Nam, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam sau 25 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, đánh dấu việc khởi động quan hệ quân sự Việt-Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bush (con), Mỹ đã mở rộng giao lưu quân sự với Việt Nam, các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên diễn ra liên tục, tàu quân sự hai nước thường xuyên đi thăm lẫn nhau, lại còn đi đến hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, y học quân sự… Sau khi Obama lên nắm quyền, quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến thêm một bước mật thiết hơn. Năm 2010, Mỹ và Việt Nam lần đầu tiên tổ chức giao lưu phòng vệ cấp thứ trưởng quốc phòng, tàu sân bay USS George Washington và tàu khu trục mang tên lửa USS John S. McCain của Mỹ đến thăm Việt Nam cập cảng Đà Nẵng. Việt Nam còn diễn tập quân sự chung với Mỹ ở Biển Đông. Ngoài hy vọng được Mỹ viện trợ quân sự và đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự, việc Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ còn có một nguyên nhân rất quan trọng khác là kéo Mỹ vào, làm tăng thêm sức nặng đối đầu với Trung Quốc, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày một nổi lên rõ hơn.

    Những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng không ngừng mở rộng. Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Fernandez đi thăm Việt Nam, ký “Hiệp định hợp tác phòng vệ” giữa hai nước, quyết định tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi tình báo, đóng tàu hải quân, chống cướp biển. Để thực hiện các nội dung hữu quan, tháng 10 năm đó hai nước còn tổ chức diễn tập quân sự chung ở Biển Đông. Ngoài ra, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ về kỹ thuật công nghiệp quân sự cũng không ngừng gia tăng. Nhà máy công nghiệp quân sự Nasik của Ấn Độ đã giúp Việt Nam cải tiến khoảng 200 máy bay chiến đấu MiG-21 đang trong chế độ quân dịch. Ấn Độ còn quyết định cung cấp cho Việt Nam các bộ linh kiện dùng để kiểm tra sửa chữa máy bay chiến đấu MiG và nâng cấp máy bay chiến đấu SU-27. Cung cách Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và Ấn Độ, lôi kéo các nước lớn can thiệp tranh chấp trong vấn đề Biển Đông sẽ khiến cho vấn đề Biển Đông phức tạp thêm một bước./.

    Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” (Trung Quốc)

  7. nguyenha says:

    Từ bao nhiêu năm nay,nhà nước CS câm dốt pháo trong mọi dịp Lễ và ngay cả Tết nguyên-dán.Có người
    cho là “nhà nước thương Dân” sợ Hỏa-họan,Tai nạn… Sai bét! những người ở Dànẳng thì biết,có một thời Pháo làm tại Nam-Ô,gần Danẳng rất nổi tiếng,lý do nổ dòn ,rất tốt…Sau dó,cơ quan nhà nước phát hiện ra
    hàng ngàn quả dạn pháo ở một kho -dạn gần Nam-Ô không còn thuốc-bồi(thuốc nổ nầy dùng dể tống quả dạn
    di)! Cũng may phát hiên kịp,chứ cứ cho dốt pháo dến hôm nay,không khéo Dịch dến,cả nước chỉ còn một cách cầm quả dạn ném mà thôi!.Thế mới biết tham nhũng hối lộ,nó nguy hiểm dến dường nào!

  8. nguyenha says:

    Một nền kinh tế Phi-sản-xuất không thể có một nền Quốc-phòng mạnh dược.Dó là quy-luật.! Với ngân-sách
    quốc phòng hiện có của CSVN nếu có lâm-trân với Tàu ,thì chỉ có 10 ngày(làm gì dến một tháng) là hết dạn,hết khí-tài,lý-do hết Tiền!
    Trước dây còn anh em XHCN viện trợ, cho không,nên tha-hồ xài,tha hồ “nói dốc”,bây giờ cái gì cũng mua cả,
    chưa nói mua cái gì người ta biết cái dó,còn dâu nửa mà “bí-mật quốc-phòng”.Dây cũng là yếu tố quyết-dịnh chiến-thắng! Qua rồi cái thời kỳ”vàng-son”,mở miệng là các nước anh em”!

  9. Huong Nguyen says:

    Bắn đạn thật thì sao? Bắn thật và trúng được thật thì sao? CSVN sẽ chịu được bao lâu trước khi phải ngã theo 1 đồng minh, nếu có?
    Trước đây CSVN dựa vào Tàu để cùng lắm thì rút về cố thủ. Nay nếu trở mặt với Tàu Cộng thì rút đi đâu cho nên đừng giả vờ nữa.
    Thân phận của 1 tên tôi đòi láu cá đang vào cuối tuyệt lộ mà tất cả các thủ thuật, phù phép đã dùng hết rồi? Chiếc cầu phà “dân tôc” thì cũng chính mình đã đốt cháy . Chỉ còn mấy tên tay tay sai lơ láo tung hỏa mù cũng chẵng lường gạt được ai. Bởi vì cho dù có phải đánh với Tàu hay không, cái chế độ CS này phải chết để cho dân tộc hồi sinh. Không còn con đường nào khác.

  10. Tôi nhìn mấy tên VC tập bắn phòng không mà tôi phì cười, dù đạn thật hay đạn giả. Con chim trước khi chết kêu rất thảm thương, cho nên VC dương phòng không bắn chỉ thiêng, đấy là dấu hiệu cuối cùng của một chế độ hết sức giả man và tàn bạo .

    VC chỉ biết đánh đập dân hiền như nhà thơ yêu nước Trần đức Trạch, nhưng khi đối diện với Tàu thì lực lượng VC như tàu bay giấy, chỉ bay vài phút là hạ cánh ngay, vì không có động cơ và xăng để tiếp tục cuộc hành trình vô định. Mỗi trái đạn khi chúng bắn là phải trả tiền, không phải như ngày trước là được viện trợ cho không. Mỗi cuộc tập được mà VC tổ chức để gây uy thế chỉ để làm trò hề thì người dân phải nai lưng làm kiếp trâu cày để trả nợ cho chúng, cũng là mỗi thước đất của dân oan mà chúng cướp giật để bán cho tư bản mong có tiền để mua súng đạn.

    Kẻ nào còn phục vụ cho bọn VC là kẻ đó không có tương lai, nhìn lại hơn 30 năm chúng chiếm miền nam, kẻ nào là đồng minh còn lại của VC, nên nhắc Cuba ngủ, VN thức để canh chừng thế giới. Nếu đánh với Tàu thì chỉ một tháng thì VC hết đạn và biết lấy tiền đầu để mua súng đạn tiếp. Giải pháp cuối cùng là chạy tán loạn sang Mỹ để sống đời nhàn hạ vì chúng đã sửa soạn sẳn, tiền, nhà cửa đã có, để lại đàn em ngơ ngác nhìn tương lai đen tối mà một đời ngu dại làm tay sai đàn áp những nhà dân chủ trong nước hết sức tàn bạo.

    VC ơi ! hảy tiếp tục đốt lửa lên trời để làm sáng rực khoảng không gian u tối, và cuối cùng sẽ hết đạn và chui rúc rồi chết lặng trong không gian u tối đó, VC phải chết để dân tộc VN có cơ hội khơi lại nguồn ánh sáng vô tận, đó là nguồn ánh sáng tự do và hạnh phúc.

Leave a Reply to batdongsan