Những ngày tháng không quên
(Bài 4 trong loạt bài Bình Long Anh Dũng)
Trong lịch sử của chiến tranh Việt Nam cận đại, chúng ta có những năm tháng không thể quên.
1945 đệ nhị thế chiến chấm dứt.
1946 toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
1954 Hiệp định Geneve chia đôi đất nước và sau cùng…
1975 Sau 21 năm chiến tranh, miền Bắc thắng miền Nam, đất nước thống nhất. Đây cũng là giai đoạn cộng sản thống trị một nửa địa cầu và 2 phần 3 dân số thế giới với 2 cường quốc Nga Tàu và một Việt Nam vừa chiến thắng Hoa kỳ. Bây giờ, năm…
2012 toàn bộ chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Thiên đường Nga Sô không còn nữa. Thế giới chỉ còn 2 nước cộng sản đói khát nghèo túng Cu Ba và Bắc Hàn. Cùng với 2 nước cộng sản biến thành độc tài đảng trị, chẳng còn gì là cộng sản như định nghĩa nguyên thủy. Đó là Trung Quốc và Việt Nam. Trong những năm tháng dài đó, đối với miền Nam Việt Nam, riêng năm…
1972 là năm đã có rất nhiều ghi dấu quan trọng. Những biến cố đã đem đến nhiều thảm kịch và đưa đến hoàn cảnh của chúng ta ngày nay. Vì vậy xin duyệt qua các biến cố 72.
Tháng 1-1972: Tổng thống Nixon thi hành Việt Nam Hóa chiến tranh. Quân tác chiến Hoa Kỳ rút về. Từ nửa triệu quân bây giờ chỉ còn lại 70.000 lính chiến. Nga và Tàu viện trợ tối đa cho Hà Nội. Quân dụng từ Nga chở đường bộ qua Tầu. Đường biển đến Cảng Hải Phòng. Áp dụng chiến thuật biển người của Trung Cộng và sử dụng tối đa pháo binh của Nga Sô. Trung đoàn pháo Bông Lau nhận đại bác tầm xa từ Hoa Nam kéo xuống Quảng Bình.
Trong khi đó Sài Gòn bối rối ví áp lực của Mỹ tại hội nghị Paris.
Tháng 2-1972: Nixon qua Tàu gặp Mao Trạch Đông. Hà Nội tổng động viên, dốc toàn thể nhân lực cho chiến trường miền Nam.
Tháng 3-1972: Bắc Việt chuyển quân vào Nam trên 3 mặt trận. Hỏa tuyến, Cao nguyên và miền Đông Nam Phần.
Tháng 4-1972: Bắc quân đánh qua Bến Hải, tấn công Quảng Trị. Tại miền Đông từ Cam Bốt đánh qua Bình Long. Từ Hạ Lào đánh chiếm Bastogne. Trên Cao Nguyên đánh Khe Sanh. Tình hình miền Nam hết sức bi đát. Lần đầu tiên một căn cứ cấp trung đoàn đầu hàng Cộng quân tại hoả tuyến. Sư đoàn 3 bộ binh tan hàng tại Quảng Trị. Tại bắc Huế, căn cứ cấp trung đoàn tại Bastogne của sư đoàn 1 bị tràn ngập. Trong Nam, địch chiếm Lộc Ninh, một trung đoàn của sư đoàn 5 tan hàng. Tổng thống Thiệu tiếp tục bị áp lực của Mỹ về hội nghị Paris. Để trả đũa, Mỹ đánh bom Hà Nội và Hải Phòng. Tại Paris, Nguyễn Thị Bình tuyên bố 15 tháng 4 Bình Long sẽ trở thành thủ đô của chính phủ Giải phóng miền Nam.
Tháng 5-1972: Cộng quân chiếm giữ Quảng Trị và tiếp tục vây hãm An Lộc. Mỹ phong tỏa cảng Hải Phòng. Tại Paris Kissinger mật đàm Lê Đức Thọ. Sài Gòn hoàn toàn không biết. Phản gián Pháp thông báo cho VNCH. Nhận được tin động trời tổng thống Thiệu yêu cầu đại sứ xác nhận. Không có câu trả lời. Báo chí Mỹ sau này tiết lộ, việc bán đứng miền Nam bắt đầu. Cuối tháng 5, ông Thiệu bay đi thăm mặt trận Kon Tum và Thừa Thiên. Chỉ có máu xương chiến sĩ ở chiến trường mới chiến thắng được trên bàn hội nghị.
Tháng 6-1972: Vụ Water Gate xẩy ra tại Hoa Kỳ. Đảng viên Dân chủ xâm nhập văn phòng tranh cử của Cộng Hòa. An Lộc cố gắng phá vòng vây. QĐVNCH phản công đánh Cổ thành Quảng Trị.
Tháng 7-1972: Việt Nam Cộng Hòa giải vây An Lộc sau khi bị cộng sản tấn công 7 lần trong 50 ngày. Ngày 7-7-72 tổng thống Thiệu vào An Lộc
Tháng 8-1972: Bộ binh Mỹ rút hết quân tại Việt Nam.
Tháng 9-1972: Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm Cổ Thành.
Tháng 10-1972: Hà Nội phá rào công bố thỏa ước mật với Mỹ.
Tháng 11-1972: Nixon tái cử kỳ II.
Tháng 12-1972: Hội nghị Paris bế tắc. Mỹ B52 Hà Nội. Hoa Kỳ gọi là trận bom mùa Giáng sinh. Hà Nội gọi là Điện Biên Phủ trên không. Cuối năm 1972 Hoa Kỳ chỉ còn 24.000 quân yểm trợ tại Việt Nam.
Những năm tiếp theo.
1973 Thọ và Kiss. tiếp tục mật đàm. Hiệp định Paris ký kết. Trước giờ ngừng bắn, một người lính Hoa Kỳ chết tại An Lộc. Được ghi là tử sĩ cuối cùng.
Tháng 10-73. Thọ và Kiss. được giải Nobel Hòa Bình. Theo lệnh Hà Nội, Thọ từ chối nhận giải. Hiểu rằng cuộc chiến chưa tàn.
1974. Nixon từ chức vì hậu quả Wartergate.
1975. Phước Long thất thủ, tiếp theo mất Ban mê Thuột. Việt Nam Cộng Hòa rút quân tại Cao Nguyên, rồi lui quân tại miền Trung. Thảm kịch sau cùng đem đến ngày 30 tháng 4-1975. Như vậy, cánh cửa VNCH đóng lại vào năm 1975 nhưng cái bản lề của nó là những gì xẩy ra năm1972.
Trong cuộc chiến mùa hè 72. Tuy không có bộ binh Mỹ tham dự nhưng cố vấn Mỹ vẫn còn chết trên chiến trường Việt Nam và trên không phận miền Bắc. Trận mưa bom xuống Hà Nội Hải Phòng và việc phong tỏa hải cảng là đòn quyết liệt nhất mà Nixon có thể làm được. Sau cùng ông nói rằng:
Thực không ngờ bọn Bắc Việt lại dai dẳng như thế.
Chuyến đi Tàu tháng 2-72 của Nixon đã mở cho ông một cánh cửa khác để bước vào một thế giới mới không có Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng ai ngờ, tháng 6-72 cánh cửa của gian phòng trong khách sạn Watergate cũng mở ra một vấn nạn lạ lùng để 2 năm sau Nixon phải từ chức và không giữ được lời cam kết với Saigon.
Trong những ngày tháng lịch sử 1972 quân phòng thủ An Lộc vẫn giữ được những giây phút hào hùng cần ghi lại. Đau thương hơn hết là trên 30 ngàn người chết ở cả hai bên, trong đó một phần ba là thường dân. Cờ cộng sản vẫn không cắm được trên đất An Lộc dù chỉ một ngày để mang danh nghĩa thủ đô của “Giải phóng miền Nam” cộng sản.
Hơn 3 ngàn thường dân của miền Nam bị chết vì cộng sản pháo kích vào nhà thờ An Lộc được VNCH chôn tập thể tại chỗ vào năm 1972. Ngày nay ngôi mộ được phe chiến thắng xây đài tưởng niệm ghi rằng 3.000 người chết vì bom đạn Mỹ Ngụy. Lịch sử, dù sai lầm vẫn luôn luôn được viết bởi phe chiến thắng.
© Giao chỉ, San Jose
© Đàn Chim Việt
Đồng chí thầy tăng Thích Thanh Bình viết : “… VC đâu có tự kiêu mà nhắc nhiều tới chiến thằng của họ ,chỉ có thế giới tự ngưỡng mộ mà tự tung hô người Việt bé nhỏ , mà đánh thắng Mỹ …..” Thưa đ/c thầy tăng ” cuốc danh ” , trong sách vở , báo chí , nhà cháu cũng thấy và nghe ra rả câu ” quân đội ta anh hùng , đánh cho Mỹ cút , Ngụy nhào “…và mỗi năm đến ngày 30/4/75 là nhà nước ta bỏ không biết bao nhiêu là tỹ đồng để tổ chức ăn mừng chiến thắng thật hoành tráng . Thầy đang ở đâu mà không biết , không nghe , và không thấy cái ” tự kiêu ” nầy vậy ?