WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lê Hiếu Đằng và đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992

Tin từ BBC cho biết: ngày 30/11/2011, tại Saigon trong cuộc hội thảo về “Tổng kết việc thực hiện và kiến nghị sửa đổi hiến pháp”, ông Lê Hiếu Đằng đã đọc một bài tham luận có tựa đề: “Góp ý về sửa đổi hiến pháp 1992”. Mở đầu bài tham luận vừa kể là phần “Cách đặt vấn đề”, Lê Hiếu Đằng viết:

“Muốn sửa đổi hiến pháp một cách triệt để và toàn diện thì trước hết cần phải xác định Việt Nam đang ở trong giai đoạn nào, thực trạng kinh tế-xã hội ra sao, trên cơ sở đó xem xét lại các điều khoản trong hiến pháp 1992 cho phù hợp.

Thực chất là Việt Nam chúng ta chưa có chủ nghĩa xã hội. Vừa qua chúng ta mới hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc còn nhiệm vụ dân chủ thì chưa thực hiện được bao nhiêu do chiến tranh liên miên và khi hết chiến tranh thì do những sai lầm trong chính sách cải tạo và một số chính sách khác đã không tạo được những nền tảng cơ bản để đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó hiện nay thực chất chúng ta đang làm nhiệm vụ dân chủ trong cách mạng DTDC mà chúng ta chưa thực hiện được.

Vì vậy cần nghiên cứu để giữ lại, khôi phục những điều khoản trong hiến pháp 1946. Hiến pháp của nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước dân chủ mới”

Nhận định đối với “cách đặt vấn đề”:

Tuy không minh thị nói ra nhưng rõ ràng là Lê Hiếu Đằng đã vận dụng duy vật sử quan để trình bày “Cách đặt vấn đề”.

Xây dựng hiến pháp không có sử quan (Sử quan duy vật không là sử quan duy nhất trong lịch sử triết học) chẳng khác nào thực hiện một cuộc hải hành không có la bàn. Thế nhưng nhân danh sự ủy nhiệm nào (ngoại trừ những cuộc bầu cử man trá) của nhân dân để đảng CSVN từ nhiều thập niên qua vẫn khăng khăng đòi đưa dân tộc tiến lên xã hội chủ nghĩa? Mặt khác làm thế nào để lý giải, theo phép biện chứng, rằng vài năm nữa, vài chục năm nữa, đảng CSVN sẽ đưa Việt Nam, từ một xã hội thị trường tự do (vĩnh viễn từ giã kinh-tế-độc-quyền-xã-hội-chủ-nghĩa), tiến lên xã hội chủ nghĩa? Thế nào là xã hội chủ nghĩa? Đạt đến bao nhiêu thành tố thì một xã hội sẽ đươc gọi là xã-hội xã-hội-chủ-nghĩa? Đây là những câu hỏi hiển nhiên không có câu trả lời. Rõ ràng “cách đặt vấn đề” của Lê Hiếu Đằng chính là cách đẩy câu chuyện “sửa đổi hiến pháp 1992” rơi vào thế giới mơ hồ, huyễn hoặc.

Sau phần “Cách đặt vấn đề”, Lê Hiếu Đằng nêu lên 12 đề nghị nhằm sửa đổi hiến pháp 1992. Bài viết này xin trích dẫn nguyên văn từng đề nghị một, kế đó là lời nhận định của người cầm bút.

Đề nghị (1):

“Cần trở lại hình thức nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước đây để thiết chế bộ máy nhà nước phù hợp với thể chế cộng hòa như ở một số nước trên cơ sở những điều khoản trong hiến pháp 1946, một hiến pháp mà tôi cho là cho đến nay là tiến bộ nhất…”

Nhận định (1):

Bất kỳ chế độ chính trị nào cũng có khả năng “vẽ ra” một hiến pháp rất đẹp. Điều quan trọng không là hiến pháp 1946 tiến bộ nhất hay tiến bộ nhì. Điều quan trọng nằm ở dấu hỏi rằng chế độ cai trị có nghiêm chỉnh thực thi hiến pháp do chính họ “sáng tác” ra hay không? Đừng quên rằng chế độ Hà Nội vừa là tác giả tài ba của hiến pháp 1946 vừa là can phạm cực độc của hai tội đại ác vào giữa thập niên 1950: cải cách ruộng đất và Nhân Văn Giai Phẩm.

Nếu hiến pháp 1946 là hiến pháp tiến bộ nhất thì hiến pháp 1992 phải là hiến pháp tinh vi nhất. Tinh vi ở điểm: mọi quyền lợi của công dân đều được hiến pháp 1992 long trọng minh xác là quyền hành kia sẽ được nhà nước thượng tôn. Thế nhưng ngay sau mỗi điều khoản gọi là được thượng tôn vừa nêu, hiến pháp 1992 bao giờ cũng cẩn thận ghi chú thêm: quyền này sẽ thực thi “theo qui định của pháp luật”. Chúng ta hãy khảo sát điều 69 của hiến pháp 1992 như một thí dụ điển hình để tìm hiểu thế nào là “theo qui định của pháp luật”.

Điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật

Câu hỏi là: pháp luật của CSVN đã qui định như thế nào về quyền tự do ngôn luân và tự do báo chí? Xin thưa:

1) Thông báo ngày 11/10/2008 của bộ chính trị và chỉ thị số 37 ngày 29/11/2008 của thủ tướng CSVN đều ra lệnh cấm tư nhân làm báo.

2) Quyết định số 97 ngày 24/07/2009 của thủ tướng CSVN qui định: các nhà khoa học Việt Nam không được phép công bố ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.

Hai văn bản pháp luật nêu trên cho thấy “theo qui định của pháp luật” có nghĩa là đảng Cộng Sản đã dùng pháp luật ngăn cấm quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Điều 69 chỉ là một trường hợp trong vô số trường hợp khác đã minh chứng: tại Việt Nam, dưới chế độ CS, pháp luật cao hơn hiến pháp. Pháp luật có quyền ngang nhiên tước bỏ mọi quyền sống của người dân kể cả những quyền đã được hiến pháp mạnh mẽ tuyên xưng và cam kết bảo vệ.

Vấn đề không là đi tìm một hiến pháp tiến bộ nhất, vấn đề chính là đi tìm một giải pháp có năng lực triệt tiêu vĩnh viễn tệ nạn hiến pháp bị đè bẹp bởi pháp luật. Giải pháp kia không là gì khác hơn là thể chế dân chủ đa nguyên chân chính.

Đề nghị (2):

“Trong hiến pháp sửa đổi cần có qui định cụ thể về sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản với một số điều khoản cụ thể, có thể có một chương riêng, trong đó có điều khoản giám sát và chế tài của nhân dân đối với đảng Cộng Sản, nếu không đảng Cộng Sản sẽ trở thành một siêu quyền lực, đứng ngoài và trên luật pháp sau đó có thể có một luật về sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Không thể duy trì một điều khoản quá chung về sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản như điều 4 trong hiến pháp hiện nay. Nếu không luật hóa sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản thì đảng không phải lãnh đạo nữa mà đảng cai trị trực tiếp.”

Nhận đinh (2):

Có thể nói được rằng không người Việt Nam nào không cảm thấy “mát gan, mát ruột” khi nghe Lê Hiếu Đằng kêu gọi “luật hóa sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản”, kêu gọi cần “có điều khoản giám sát và chế tài của nhân dân đối với đảng Cộng Sản”

Nhân dân chỉ có đầy đủ quyền lực để giám sát và chế tài đảng Cộng Sản chừng nào đảng Cộng Sản biết sợ lá phiếu của người dân, chừng nào nhân dân có thực quyền sử dụng lá phiếu để bầu đảng Cộng Sản lên nếu đảng quả thực anh minh hoặc truất phế đảng Cộng Sản xuống nếu đảng đúng là tham ô, thối nát, tay sai của ngoại bang. Luật hóa sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản phải có nghĩa là mang sinh mệnh chính trị của đảng CSVN đặt dưới quyền sinh sát của lá phiếu công dân trong pháp chế tự do dân chủ đích thực. Ngoài phương pháp luật hóa vừa trình bày, mọi mưu tính đi tìm con đường luật hóa nào khác chỉ là nỗ lực sử dụng chuồng gà để nhốt con cọp.

Đề nghị (3):

“Nếu chúng ta chưa chấp nhận đa nguyên, đa đảng thì phải nâng cao vai trò MTTQVN trong vai trò giám sát phản biện xã hội với những điều khoản cụ thể, trong đó có những qui định về quyền hạn thực sự của một tổ chức độc lập như một kiểu thượng nghị viện như ở một số nước. Hiện nay MTTQVN và các đoàn thể còn rất hình thức, chẳng có quyền hạn gì, hoạt động không hiệu quả, dân mất lòng tin. Thậm chí cả quốc hội cũng vậy. Cần có một chương riêng về vai trò MTTQVN.”

Nhận định (3):

Điều 69 hiến pháp 1992 xác định công dân có quyền tự do hội họp, lập hội. Hội ở đây là hội nói chung. Vì vậy hội có thể là một công ty thương mãi, môt câu lạc bộ thể dục, một đảng chính trị. Mỗi hội mỗi đảng là một nguyên. Nhiều hội, nhiều đảng là đa nguyên, đa đảng. Phục vụ luật pháp có nghĩa là giải thích luật pháp, làm cho luật pháp trở nên thông thoáng. Thay vì đấu tranh đòi hỏi thực thi điều 69 để hình thành xã hội đa nguyên đa đảng, Lê Hiếu Đằng lại đề nghị biến MTTQVN thành một loại thượng viện để thượng viện này đóng vai trò giám sát phản biện xã hội. Ngày nay không ai không biết đảng CSVN và MTTQVN gắn bó với nhau như tay phải và tay trái. Người Việt Nam nổi tiếng thông minh, dân số Việt Nam là 87 triệu người. Không lẽ quốc gia Việt Nam thiếu người và thiếu tim óc đến độ phải nhờ tay trái “giám sát phản biện” tay phải?

Đề nghị (4):

“Hiến pháp sửa đổi cần tăng cường quyền lực của chủ tịch nước, không thể vai trò tượng trưng như hiện nay. Muốn vậy cần hợp nhất vai trò tổng bí thư đảng Cộng Sản với chủ tịch nước là một. Hay nói cách khác tổng bí thư đảng Cộng Sản nên là chủ tịch nước. Hiện nay vấn đề này đã chín mùi, không nên vì việc “chia ghế” mà ảnh hưởng đến sự nghiệp chung.”

Nhận định (4):

Vấn đề “chia ghế” (chữ dùng của Lê Hiếu Đằng) hiển nhiên là những “chia chác” tối mật trong nôi bộ của đảng, người dân không quan tâm. Người dân chỉ nhận biết công lý rằng: guồng máy cầm quyền mạnh hay yếu không nằm ở sự việc hai chức vụ hợp lại thành một ghế hay một chức vụ được chia ra thành ba ghế nhằm hóa giải căn bệnh “trâu buộc ghét trân ăn”. Guồng máy cầm quyền chỉ mạnh, chính phủ chỉ có uy tín quốc tế chừng nào nhân dân hợp tác chặt chẽ với nhà nước thông qua hình thức người dân dùng lá phiếu hoàn toàn tự do dân chủ để tuyển chọn cấp lãnh đạo quốc gia.

Đề nghị (5):

“Nếu chưa chấp nhận nguyên tắc “Tam quyền phân lập” (Thực ra đây là thành quả đấu tranh của con người trong việc thực hiện quyền dân chủ của người dân chứ chẳng phải là sản phẩm của dân chủ tư sản như đảng Cộng Sản quan niệm) thì cũng cần những điều khoản qui định vai trò độc lập của lập pháp, hành pháp và tư pháp. Không thể để nhập nhằng như hiện nay. Nên cần có một chương riêng với những điều khoản cụ thể.”

Nhận định (5)

Đúng như Lê Hiếu Đằng nhận định: tam quyền phân lập là công lý hằng cửu của loài người. Tuy nhiên làm thế nào có được phân lập nếu cả ba quyền kia đều nằm gọn trong tay của đảng viên đảng Cộng Sản, dưới sự lãnh đạo duy nhất và chặt chẽ của bộ chính trị? Không có tam quyền phân lập thật sự, dân chủ chỉ là chiếc bánh vẽ thô thiển và kệch cỡm. Không có tam quyền phân lập quan hệ giữa nhà cầm quyền và người dân chỉ là quan hệ thống trị – bị trị.

Đề nghị (6):

“Cần trở lại những điều khoản nói về các quyền công dân trong hiến pháp 1946. Đây là những điều khoản còn phù hợp trong tình hình hiện nay và phù hợp với xu thế hội nhập, tiến bộ hiện nay của thế giới, bảo đảm các quyền con người theo công ước quốc tế, tạo được niềm tin, sự tin cậy và thống nhất rộng rãi với các nước trong khu vực và thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời đại”.

Nhận định (6):

Như đã trình bày ở Nhận đinh (1): vấn đề không là trở lại hiến pháp 1946 hay đi sao chép hiến pháp của các quốc gia dân chủ tiến bộ để cống hiến cho Việt Nam “một hiến pháp đẹp”. Vấn đề chính là làm thế nào để các điều khoản trong hiến pháp Việt Nam không bị gục chết trên con đường âm u “theo qui định của pháp luật”. Vả lại, tổ chức nào đưa Việt Nam trở lại hiến pháp 1946? Quốc hội hiện nay ư ? Quốc hội giả làm sao tạo ra được hiến pháp thật, hiến pháp chính thống, chính danh?

Đề nghị (7):

“Cần có những điều khoản minh bạch, rõ ràng về quyền tự do bầu cử và ứng cử của công dân mà không có bất cứ tổ chức nào, kể cả đảng Cộng Sản đi ngược lại hoặc vi phạm”

Nhận định (7):

Hiển nhiên là bằng vào Đề nghị (7) Lê Hiếu Đằng đang biểu lộ quyết tâm đạp đổ tệ nạn “đảng cử, dân bầu, công an canh chừng”. Nói rõ hơn Lê Hiếu Đằng đang đòi hỏi đảng Cộng Sản hãy để cho nhân dân Việt Nam có được những cuộc bầu cử tuyệt đối tự do và công bằng theo đúng pháp chế dân chủ đa nguyên của thế giới văn minh. Nhận định (7) xin chấm dứt bằng lời cầu chúc Lê Hiếu Đằng nhanh chóng thành công.

Đề nghị (8):

“Thực hiện nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” nên có điều khoản qui định việc tổ chức hình thức “tối cao pháp lệnh”, “tòa án hiến pháp” để xử các vi phạm của các chức danh cao của nhà nước như chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng…”

Nhận định (8):

Chỉ trong trường hợp đảng Cộng Sản khuất bóng, đề nghị (8) mới có thể trở thành hiện thực. Ở vào hoàn cảnh mới và tốt đẹp này Việt Nam cần gì phải cặm cụi sửa đổi hiến pháp 1992? Việt Nam sẽ có ngay quốc hội lập hiến, có ngay hiến pháp mới: hiến pháp đích thực của công lý dân chủ đa nguyên.

Đề nghị (9):

“Hiến pháp sửa đổi cần có những điều khoản qui định cụ thể, thể hiện những phương châm tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, nhất là trong hai lãnh vực giáo dục và y tế. Nếu không có những điều khoản qui định những phúc lợi xã hội trong hai lãnh vực thiết yếu nói trên thì không có gì là ưu việt của chế độ chúng ta, thậm chí còn tệ hơn các chế độ khác.”

Nhận định (9):

Ngày 29/11/2011, tại Hà Nội, Đại sứ Anh, tiến sĩ Antony Stokes, phát biểu: “Tham nhũng đe dọa sự phát triển và ổn định của đất nước cũng như uy tín của Việt Nam. Đồng thời tham nhũng làm tổn thương người nghèo, và những người dễ bị tổn thương”. Đây là kiểu nói của giới ngoại giao. Trong thực tế, tham nhũng tại Việt Nam ghê gớm và độc hại gấp nhiều lần so với lời phát biểu của đại sứ Anh. Với tệ nạn tham nhũng trầm trọng như vậy, nhà nước CSVN làm gì có tiền để phân bổ phúc lợi xã hội đến với người dân? Đề nghị (9) chỉ có tác dụng của một loại hoa giấy nhằm “làm dáng” cho công việc sửa đổi hiến pháp 1992.

Đề nghị (10):

“Hiến pháp sửa đổi cần xác định quyền sở hữu ruộng đất của người dân, bãi bỏ chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước về ruộng đất hiện nay, phù hợp với nghị quyết đại hội đảng CSVN lần thứ 11 về vấn đề quyền sở hữu.”

Nhận định (10):

Xác định quyền sở hữu có thể là một hình thức “luật hóa” những tài sản của quốc gia hay của tư nhân bị cưỡng chiếm sau biến cố 20/07/1954 và 30/04/1975. Vì vậy quyền sở hữu của công dân ở đây cần được nhấn mạnh là quyền sở hữu phải chân chính. Và cũng vì vậy, tài sản của Nhà Chùa xin trả lại cho Nhà Chùa, của Nhà Thờ xin trả lại cho Nhà Thờ, của Thánh Địa nào xin trả lại cho Thánh Địa đó, của quốc gia xin trả lại cho quốc gia… Thêm vào đó, xin đừng quên: những người trước đây bị gọi là những tên vượt biên phản quốc, ngày nay những tên phản quốc kia gửi về nước hàng năm trên tám tỉ Mỹ Kim và được thân thương gọi là “Khúc ruột ngàn dặm”. Bên cạnh lời tôn xưng đậm đà tình tự dân tộc này, liệu chừng tài sản của “khúc ruột ngàn dặm” năm xưa có được nhà nước CSVN trả lại hay không?

Đề nghị (11):

“Qui định rõ vấn đề chủ quyền biển đảo, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”

Nhận định (11):

Phải chăng đảng Cộng Sản dự tính chống ngoại xâm bằng cách ghi vào hiến pháp vấn đề chủ quyền biển đảo? Muốn chống ngoại xâm hữu hiệu, người Viêt Nam cần có nội lực dân tộc. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nội lực dân tộc chính là mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa quần chúng và nhà cầm quyền. Sự hợp tác chặt chẽ vừa nói chỉ hiện thực trong bối cảnh người dân có quyền tuyển chọn cấp lãnh đạo thông qua những cuộc bầu cử hoàn toàn tự do và công bằng.

Đề nghị (12):

“Cần có điều khoản qui định lực lượng vũ trang (Quân Đội Nhân Dân Việt Nam), Công an không được làm kinh tế bao gồm làm kinh doanh thương mãi, cho thuê mặt bằng…”

Nhận định (12):

Rõ ràng là đề nghị (12) có chủ đích trói tay giới tham ô, nhũng lạm. Thế nhưng, thực tế cho thấy không phải tất cả đại gia đỏ đều là thành viên của quân đội hay công an. Như vậy cội nguồn của tham ô nhũng lạm không là quân đội hay công an mà chính là đảng CSVN. Vì vậy muốn diệt trừ tham nhũng tận gốc rễ tất cả người Việt Nam phải tích cực đấu tranh nhằm buộc đảng CSVN phải nằm dưới quyền sinh sát của lá phiếu tự do từ trong tay người dân.

Kết luận:

Ngôn ngữ là ngôn ngữ chung, quan điểm là quan điểm riêng của mỗi cá nhân. Dùng ngôn ngữ chung để thuyết phục khối quan điểm riêng chấp nhận một chân lý chung là việc làm rất khó khăn, rất dễ bị kết án là võ đoán, từ đó cuộc thuyết phục bị thất bại. Nhằm vượt thắng thất bại vừa nêu, ông Lê Hiếu Đằng đã sáng tạo ra một phương pháp thuyết phục mới. Phương pháp này được phô diễn dưới hình thức “12 đề nghị sửa đổi hiến pháp 1992”. Thực vậy, mỗi đề nghị trong 12 đề nghị kia là một mô đất trên dòng lịch sử. Phân tích từng mô đất một người phân tích nhận thấy phương pháp luận của dân chủ đa nguyên là giải pháp duy nhất hợp lý giúp san bằng mô đất. Mười hai lần phân tích là 12 lần chân lý dân chủ đa nguyên ngời sáng. Dân chủ đa nguyên là chân lý hằng cửu, là cao điểm của văn minh nhân lọai. Chỉ cần một lần giới thiệu là dân chủ đa nguyên lập tức được nghinh đón. Đặc biệt, Lê Hiếu Đằng trong một tiểu luận góp ý đã kiên nhẫn giới thiệu và đề cao dân chủ đa nguyên đến 12 lần. Đó là lý do thầm kín và là nội dung cốt lõi mà, theo dòng suy nghĩ của người đọc, tác giả Lê Hiếu Đằng muốn ký gửi trong bài viết “Góp ý về sửa đổi hiến pháp 1992”. Nếu dòng suy nghĩ của người đọc là đúng thì phương cách dễ hiểu và nhanh gọn nhất là Lê Hiếu Đằng hãy cùng toàn dân đấu tranh trực tiếp đòi hỏi dân chủ đa nguyên thay vì đề nghị sửa đổi hiến pháp 1992, hiến pháp của một chế độ mà ông Gorbachov, cựu lãnh tụ của Cộng Sản Liên Xô, đã phê phán là “không thể sửa đổi được”.

© Đỗ Thái Nhiên

dothainhien@yahoo.com

© Đàn Chim Việt

41 Phản hồi cho “Lê Hiếu Đằng và đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992”

  1. Ban Mai says:

    Cho dù ông Lê Hiếu Đằng hay ông A bà B có kiến nghị về sửa đổi Hiến Pháp thì cũng chỉ nói rôm rả cho vui thôi! Ai có trách nhiệm sửa đổi HP? Xin thưa: Quốc hội. QH là những ai? Xin thưa: Là của 90% đảng viên CSVN! CSVN đẻ ra HP, bây giờ CS muốn sửa đổi thì chuyện có gì mà ầm ĩ? Kinh nghiệm cho biết mỗi lần thay đổi là mỗi lần HP được CS cài chữ nghĩa cho tinh vi hơn để lập lờ đánh lận con đen! Điều 88 Bộ luật Hình sự chưa phải là điển hình sao? Ngôn ngữ trong HP phải trong sáng để tránh lạm dụng nhưng CS đâu có muốn nó trong sáng! Họ chỉ muốn nói lấy được! Bây giờ ai cũng thấy là HP 1946 là tốt nhứt (!) Như vậy rõ ràng, càng sửa càng tệ! Bây giờ họ sửa để ĐỐI PHÓ với tình hình, thực chất không phải là để thực thi pháp luật! HP với nhà nước CHXHCN VN chỉ dùng để làm kiểng chứ có ai áp dụng đâu mà bàn cãi!

    Vấn đề chính là ÁP DỤNG HP! Thí dụ điển hình: Ông TT Nguyễn Tấn Dũng vi phạm nghiêm trọng HP VN bị công dân Cù Huy Hà Vũ kiện. Kết quả: CHHV đi tù!

    Cựu Chủ tịch nuớc Nguyễn Minh Triết đã hụych tọet rồi: “Bỏ điều 4 HP là tự sát!”

    Cho nên, ông LHĐ đang múa võ trong bao bố! Người ngoài nhìn vào thì thấy nó nhúc nhích nhưng chả ra tích sự gì! Thế tại sao không xé tọac cái bao bố quăng đi có phải là dễ múa may hơn không? Cái bao bố đây là chế độ CSVN!

    • Builan says:

      Tôi chiụ cái ý kiến nầy cuả Ban Mai quá !
      Caí ẩn dụ cuả “bạn” thật là sâu sắc,và cũng rất dể hiêu ! Quý mến

      “…Cho nên, ông LHĐ đang múa võ trong bao bố! Người ngoài nhìn vào thì thấy nó nhúc nhích nhưng chả ra tích sự gì! Thế tại sao không xé tọac cái bao bố quăng đi có phải là dễ múa may hơn không? Cái bao bố đây là chế độ CSVN! (BM)

      Trả lời thay ông LHĐ
      _ Không dám ” xé toạt cái bao”
      Vì còn sợ vô tù !!!!!

  2. Chiến Nguyễn says:

    Thưa ông Khinh Binh,
    Lê Hiếu Đằng dẫu ngu hoặc vô liêm sĩ đến mức nào đi nữa thì gã cũng là một kẻ có tên tuổi trong nước, nếu chúng ta không lên tiếng phản bác những luận điệu “Thua phải gỡ” mà gã đưa ra thì những tên vịt kiều ngu hơn LHĐ ở hải ngoại sẽ tiếp tục xếp hàng về nước vỗ tay. Cảm ơn ông ĐTN
    CN

  3. Tập Làm Văn says:

    Là một luật gia nhưng ông Lê Hiếu Đằng nhưng ông đã tỏ ra ấp úng, luộm thuộm đến mẫu thuẫn ở những điểm dưới đây:

    Ở Đề nghị (2) ông viết: ““Trong hiến pháp sửa đổi cần có qui định cụ thể về sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản với một số điều khoản cụ thể, có thể có một chương riêng, trong đó có điều khoản giám sát và chế tài của nhân dân đối với đảng Cộng Sản, nếu không đảng Cộng Sản sẽ trở thành một siêu quyền lực, đứng ngoài và trên luật pháp sau đó có thể có một luật về sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản.“.

    Với đề nghị này ông Đằng cho rằng đảng Cộng Sản độc quyền lãnh đạo vĩnh viễn (?), nhưng phải có biện pháp chế tài. Xin được hỏi; một mình một ngựa với tam quyền lập pháp trong tay thì ai có thể kiểm soát và kềm chế được đảng Cộng Sản đây ông luật gia Lê Hữu Đằng?

    Đã thế, ở Đề nghị (7) ông lại viết: ““Cần có những điều khoản minh bạch, rõ ràng về quyền tự do bầu cử và ứng cử của công dân mà không có bất cứ tổ chức nào, kể cả đảng Cộng Sản đi ngược lại hoặc vi phạm.”

    Cái gì kỳ cục vậy?
    Dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản độc tài độc tôn thì không một tổ chức hay đảng nào khác được sinh tồn, vậy thì đề nghị (7) này có dư thừa không? Hay ông Đằng muốn nói rằng nên có những tổ chức, đảng đối lập cuội làm cảnh trang trí như kiểu dân chủ giả hiệu, giả cầy?

    Không biết ông Đỗ Thái Nhiên có phải là luật gia hay không, nhưng phản biện của ông (theo từng điểm của ông Đằng) tuy hơi dài nhưng đi vào thực tế, nhất là những điểm (3) + (5) + (6) + (8).

    Ý kiến của ông luật sư VÕ HƯNG THANH cũng chẳng khác gì của ông Đằng là mấy. Ông cho rằng “phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng cho dù thiện chí thế nào, cũng chỉ lẩn quẩn, lòng vòng ở những điều gì đã từng ràng buộc cách đây trên nửa thế kỷ. Ý kiến của ông Đỗ Thái Nhiên dường như có vẻ cũng giống như chuyện vuốt đuôi con thằn lằn.

    Tôi đồng ý với bình luận của ông VHT về ông Đằng, nhưng nói với ông ĐTN như thế thì không đúng. Với tư cách là người viết bài chủ, ông ĐTN phân tích và gop ý từng điểm, như vậy để người đọc dễ tham khảo, đấy cũng là phương pháp khoa học đấy chứ?

    Khi viết rằng: “Ở đây tôi không nói đến đa nguyên, đa đảng, bởi vì hiện nay nó vẫn còn là điều cấm kỵ. Đã cấm kỵ thì phỏng nói để làm gì. Còn chuyện đa nguyên đa đảng có cần thiết hay không, có khoa học hay không lại là chuyện khác“, là ông luật VHT không muốn bàn về việc sửa đổi hiến pháp cho VN, mà cũng giống như ông Lê Hiếu Đằng, ông chỉ muốn “gọt” Hiến pháp làm sao cho vừa chân đảng Cộng Sản?

    Vậy thì câu: “Nên nói chung lại, ý nghĩa của Hiến pháp là ý nghĩa của toàn dân, của khoa học, của tính khách quan và của yêu cầu lịch sử thực tế, thế thôi. nghe rất hay nhưng bị rơi vào trống vắng, mâu thuẫn?

    Theo nhận xét của tôi, (dựa vào góp ý của các ông LHĐ và VHT) thì câu kết của ông Võ Hưng Thanh như một lời nhắn nhủ, không chỉ cho ông Lê Hiếu Đằng và cho cả chính mình rằng: “tốt nhất cần nên biểu hiện mọi sự suy nghĩ xác thực, thẳng thắn, rạch ròi, hơn là chỉ rào đón theo quán tính vẫn đã vốn có trong thời gian, hoặc chỉ theo lối mô típ thường thấy, hay quanh co kém phần cần thiết.”.

    Nói cách khác, cần có những “ý tưởng đột phá” để góp ý cho Hiến pháp mới của VN không bị rào cản và hạn hẹp bởi sự lãnh đạo của riêng đảng CSVN.

    • ĐẠI NGÀN says:

      TRẢ LỜI ÔNG TẬP LÀM VĂN

      Sở dĩ tôi có đôi lời ngắn ngủn này là vì ông TLV có nói đến tên tôi mà lại hiểu không đúng ý tôi. Ý tôi tất nhiên không giống ý ông LHĐ, nhưng ông TLV lại cho tôi y hệt ông LHĐ là điều có hơi quá. Thật sự tôi nói có hơi hàm ý, nhưng ông TLV lại không thấy ra được cách hàm ý trong ý kiến của tôi chính là như thế. Tôi cho rằng việc lập nên HP hay sửa đổi HP, đều hoặc là của toàn dân, hoặc là của một nhà nước nhất định. Nếu là việc của nhân dân, đó tức là ý nghĩa dân chủ. Nếu đó là việc của một nhà nước, đó tức là ý nghĩa thiếu hoặc không dân chủ. Nhà nước tôn trọng ý kiến của toàn dân, hay chỉ muốn làm theo ý của riêng mình, chính là như thế. Tôi nghĩ HP của VN năm 1992 rất còn nặng nhiều về “ý thức hệ” của một thời kỳ quá khứ đầy tính nặng nề, nên ngày nay cần phải được sửa đổi để cho khoa học, phát triển, thực tế, phù hợp với tố chất hội nhập mới mẽ, cũng như có sự hợp lẽ với tình thế đang đòi hỏi về nhiều mặt hiện đại trong hiện tại hơn. Thế nhưng, việc sửa hay không sửa, sửa như thế nào, sửa cơ bản hay không cơ bản, đó là trách nhiệm, ý muốn, quan điểm, hay cái nhìn của nhà nước. Nói cụ thể là các người lãnh đạo, các chuyên viên liên quan trong toàn bộ những vấn đề này phải quyết định. Như vậy, tôi không giống ông LHĐ cũng như ông CHHV, hay ông LCĐ chẳng hạn. Bởi tôi nghĩ cá nhân mình có nhiều ý hướng hữu ích cho đời, hà tất phải chỉ chúi mũi vào các điều chính trị nhiêu khê, phức tạp và quá đa đoan trong cuộc đời này. Nói rõ hơn, trong tính chất như nhà tư tưởng trong ý nghĩa cổ điển, tôi hoàn toàn không thống nhất với quan điểm của ông Mác hay ông Lênin, đó là chỗ khác của tôi với mọi người mác xít. Đấy điều này tôi không hề muốn nói ra, nhưng vì có ý kiến nhận định có phần mơ hồ về các phát biểu hàm súc của tôi trên ĐCV nên buộc lòng tôi phải bộc bạch thêm một cách bất đắc dĩ, thế thôi. Chắc đọc những dòng này ông TLV và những người khác đều có thể thông cảm.

      Việc đời vốn thế mà thôi
      Nếu đời không hiểu có Trời hiểu ta
      Nói Trời là nói bao la
      Nói đời là nói gần xa mọi người
      Dẫu như cánh én mười mươi
      Ta mong xuân tới mọi người cùng vui !

      Võ Hưng Thanh
      (17/12/2011)

      • Tập Làm Văn says:

        Không đối thoại, không tranh luận, sẽ không thể hiểu nhau.
        Cám ơn ông Võ Hưng Thanh đã làm rõ ý kiến của mình.

  4. Thất học says:

    Tất cả nhận xét của tác giả đều đúng . Tuy nhiên đề nghị bí thư kiêm chủ tịch là hoàn toàn sai

    Hai chức này gộp lại với nhau thì quá ư là mất dân chủ , một trăm phần trăm là Đảng trị

    Một lỗi lầm từ tâm thức , một nỗi sợ hãi làm lẫn lộn giữa quyền lợi dân tộc và quyền lợi cá nhân ( đảng mất , mình mất ) . Ước muốn một xã hội VN tự do dân chủ , nhưng phải có Đảng là một điều hoang tưởng trong đầu óc của các Đảng viên trí thức CS hiện nay

    Nếu không dám dứt khoát một cách triệt để từ nhận thức , để nhận thấy ĐCSVN là chướng vật duy nhất , thì đừng mong gì có một bản hiến pháp nòng cốt cho xã hội VN tự do và dân chủ .

  5. Nguyen V N says:

    Cám ơn tác ggiả ĐTN đã phản biện một cách vữngg chắc ơng Đằng CSVN hay MTTQ gì đó.

    Tôi thì giản dị cục mịch, chẳng cần nghiêng cứu gì cả cứ lấu Bic quẹt lên điều 4 HP CSVN là xong. Vì sao NTD và đồng bọn nói bỏ điều 4 là tự sát, vì vây chúng tự sát là Đất nước có phước.
    Mặt trận tổ quốc cũng là chúng Ông Đằng cầu viện chi cho mệt. Đảng CS tự sát thị đứa con hoang MTTQ thiếu mẹ cũng chết theo để lại cho ANC; CNT Viet Nam lạ
    Mặt trận đoàn kết Dân tộc cho TD DC và Chống Ngoại xâm và lãnt tụ ta CHHV hay Nguyễn đan Quế lo tổ chức Bấu cử làm lại Hiến Pháp tự do như CH ta ngày xưa.
    THế là xong vừa bổ vừa tốt và ít tốn kém xương máu mà CS đã lừa ta.
    Nguyen V N

  6. vuvan says:

    Sư tổ,sư phụ,sư huynh,sư tỉ,đệ mụi,đều nhất tề bỏ môn phái hết ,mà đàng này anh cứ ôm khư khư mải cái xả hội chủ nghỉa,mà cái xả hội chủ nghỉa không sao diển tả ra cái hệ thống gì ,có cái ghế bành mục rỏng mà thôi .Thật tàn tệ và tham lam vô độ.nói đi nói mải chỉ quyết giử cái ghế mà thôi .Chỉ chờ một ngày nhân dân mang búa tới nện mới buông mà thôi .

  7. dân đen says:

    Lê Hiếu Đằng có lên tiếng bây giờ cũng chỉ để đồng bọn của Lê Hiếu Đằng nghe thôi. Nhân dân toàn miền Nam nầy ít ra cũng may mắn hưởng được và hiểu được thế nào là Tự Do Dân Chủ đích thực, dù bất hạnh thay nó quá ngắn ngủi.Đến giờ phút nầy Lê hiếu Đằng vẫn chứng tỏ mình là một đãng viên
    cộng sản, y đâu hề cho mọi người thấy y đã tỉnh thức vì mình đã sai đường. Điều cốt lỏi mà chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác là :
    -KHÔNG BAO GIỜ CÓ TỰ DO, DÂN CHỦ DƯỚI CHẾ ĐỘ CS, DÙ CÓ SỬA ĐỔI CỞ NÀO.
    -CộNG SẢN KHÔNG THỂ NÀO ĐƯỢC SỬA ĐỔI MÀ TRỞ NÊN TỐT. CHỈ CÓ GIẢI THỂ MÀ THÔI.

  8. Dù sao ông Hồ Cương Q. cũng đã tung cánh chim tìm về tổ ấm,còn một chút gì để nhớ để thương,rất xứng đáng được hoan nghên.Còn ông Lê Hiếu Đằng,mãi đến bây giờ vẫn còn chưa chịu mỡ mắt.Qua bài viết đề nghị sữa đổi hiến pháp 1992,đã chứng tỏ trong lòng ông ta vẫn còn tự hào về đảng ta,tự hào với thành tích ĐỐT XE MỸ,CHỐNG QUÂN SỰ HỌC ĐƯỜNG,HÁT CHO ĐỒNG BÀO TÔI NGHE…
    Lần đầu tiên vào ĐCV,dù biết trước comment này có lẽ sẽ bị xóa,nhưng không thể nào nhịn được.

  9. Mâu thuẫn ngay từ gốc!
    mục tiêu hướng đến là CÔNG BẰNG – DÂN CHỦ.
    Muốn vậy phải có TAM QUYỀN PHÂN LẬP.
    Nhưng TAM QUYỀN PHÂN LẬP không thể có ở thể chế độc quyền.
    thế là CÔNG BẰNG – DÂN CHỦ không bao giờ đạt được.
    và mục tiêu tiếp tục rêu rao CÔNG BẰNG – DÂN CHỦ.

  10. Hàn Tín says:

    Ông Lê Hiếu Đằng có cảm thấy ăn năng thì kêu gọi bè bạn thành lập MTGPMN : Giải phóng miềm nam một lần nữa, nhân dân Miền Nam mang ơn Ông suốt đời…..

Phản hồi