WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự ích kỷ của làng báo

Mình rất cảm kích bài viết Vì sao CA TP HCM chưa bắt Hoàng Khương? của Phan Lợi ( Cũng không rõ là Phan Lợi hay Phan Muôn), nói về trường hợp thu thẻ nhà báo và đình chỉ công tác nhà báo Hoàng Khương: “Xung quanh việc này Báo CAND và ANTG đăng nhiều bài chỉ trích cách thức tác nghiệp của Hoàng Khương, đồng thời đề nghị xử lý nghiêm hành vi gài bẫy CSGT của nhà báo này, cho rằng đã cấu thành tội đưa hối lộ.”

Mình rất nhất trí với phân tích của Phan Lợi là,” Theo cách “lên tiếng” này, khả năng sau khi được báo CAND “dọn đường”, cơ quan CSĐT Công an TP HCM sẽ khởi tố bị can (và có thể bắt) nhà báo.” Trước tình hình khẩn cấp như vậy, đáng lẽ Hội nhà báo và báo Tuổi trẻ phải ra sức tìm hiểu thực hư trước khi quyết định thu hồi thẻ nhà báo và đình chỉ công tác Hòang Khương, thì họ đã làm rất nhanh, dường như ngay tức thì đẩy Hoàng Khương đến chỗ mất việc mất nghề. Nói như Phan Lợi là đã ” rất nhanh ghi bàn”, thảm hại thay.

Mình không quen Hoàng Khương, chưa gặp anh lần nào, cũng ít khi đọc bài của anh viết. Nhưng vì cùng hành nghề với nhau mình thấy xót xa quá. Cái ông phó chủ tịch Hội nhà báo bảo rằng: “khi anh phát hiện ra có hành vi đưa, nhận hối lộ giữa người thi hành công vụ và người vi phạm thì cách tốt nhất là anh nên trình báo cơ quan có thẩm quyền để bắt quả tang và xử lý cả người đưa và nhận hối lộ”, hi hi thế thì còn gì là nhà báo. Ông này có lẽ chưa bao giờ đi viết bài chống tiêu cực. Cái điều mà ông nói là nghĩa vụ của một công dân. Nhà báo ngoài nghĩa vụ công dân còn là nghĩa vụ của nhà báo, họ phải bí mật đến phút cuối cùng trước khi bài báo được tung ra. Nếu nhà báo biết việc tiêu cực mà đi trình báo với  cơ quan có thẩm quyền thì đảm bảo đến 99% phần trăm không bao giờ bài báo được tung ra nữa. Đó là một sự thật mà bất kì ai hành nghề báo đều biết,   ở ta hay thế giới đều thế cả. Người ta bí mật cho đến khi bài báo được tung ra là để thực hiện đồng thời cả hai nghĩa vụ: công dân và nhà báo.

Về nghĩa vụ công dân, nói như  Phan Lợi rất đúng: “tố giác của công dân” và “tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng” có giá trị pháp lý ngang nhau, không cái nào “to” hơn cái nào.”  Hơn nữa, tố giác công dân trên báo chí bao giờ cũng hiệu quả gấp nhiều lần tố giác cho ai đó, ở nơi nào đó. Bởi vì đó là sự tố giác công khai và minh bạch nhất.  Không một nhà báo nào ngu xuẩn đến nỗi thấy tiêu cực lại đi tố giác kiểu như  ông phó chủ tịch Hội nhà báo đã nói cả, ngoài trừ đây là việc nhỏ không đáng viết một bài báo.

Đối với các nhà báo đi chống tiêu cực thì vấn đề là mục đích chứ không phải hành vi.  Để tóm gọn được một vụ tiêu cực, rất nhiều khi nhà báo phải ” bạn bè, cảnh hẩu”, phải ăn nhậu chơi bời, thậm chí có thể tham gia vào những việc tiêu cực kia, kể cả việc nhận và đưa hối lộ. Đấy là việc nguy hiểm nhưng vì mục đích trong sáng người ta dám làm và dám chịu trách nhiệm. Cũng như hoạt động tình báo vậy, nếu không ăn nằm với địch, không khen địch chửi ta, thì làm sao có thể có được những nguồn tin quí giá?

Thực hư việc Hoàng Khương là thế nào, anh ta chống tiêu cực hay lợi dụng việc chống tiêu cực để trục lợi, cần phải xem xét một cách hết sức cẩn trọng, bởi vì nó hệ lụy đến sinh mạng chính trị và cuộc sống của một nhà báo. Cái cách sút tung lưới đồng nghiệp quá nhanh của báo Tuổi trẻ và Hội nhà báo khiến người ta nghi ngờ, không biết mấy ông này làm báo hay làm bồi bút, bảo vệ đồng nghiệp hay bảo vệ cái ghế của mình?  Và các nhà báo nữa, hơn hai nghìn nhà báo mà chỉ có Phan Lợi lên tiếng thôi sao?

 ”Để khác với con vật, con người không thể im lặng chỉ vì miếng ăn”, hôm nay nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã nói với mình như thế.

Nguồn: Quechoa.info

 

3 Phản hồi cho “Sự ích kỷ của làng báo”

  1. Trần Hữu Cách says:

    Modus operandi của mọi người Việt Nam hiện nay là vâng phục công an một cách tuyệt đối. Thái độ ứng xử này đang tiếp tục được củng cố mỗi ngày bằng những vụ bắt bớ vượt ngoài giới hạn của pháp luật. Trong tình trạng hệ thống tòa án không có đủ trí tuệ và quyền lực để xét nét ngành hành pháp, người dân Việt Nam sẽ không bao giờ thay đổi được cái cách ứng xử này. Báo Tuổi Trẻ ứng xử như vậy là do đã thấm nhuần chủ thuyết công an trị.

    Ở một quốc gia trọng pháp và dân chủ, thì trước hết sẽ có những câu hỏi của các vị dân cử. Sau đó là nội vụ được đem ra tòa án xem xét. Báo chí sẽ được quyền bình luận vào tới cốt lõi pháp lý và đạo đức chức nghiệp của vấn đề. Nhưng ở Việt Nam, công an không bị các thế lực dân sự và pháp lý đó ràng buộc. Họ muốn làm gì thì làm, và trên thực tế không ai thách thức được họ.

    Cách giải quyết của người dân là bỏ chạy chứ không phải đứng lại để lý giải. Nếu không có công lý, thì đó sẽ mãi là hiện trạng của nước Việt Nam ta.

  2. Trần Văn Thông says:

    Bác Lập chỉ được cái nói và gãi đúng chỗ ngứa. Cũng khen cho bác Lợi nữa. Chỉ đau và nhục cho cánh “nhà báo” kia đã bị các bác chỉ mặt vạch tên! Chúng tôi ủng hộ anh Khương nhà báo đã làm 1 việc rất TRỌNG ĐẠI. Chống tiêu cực là vậy đó! Cái giá phải trả bao giờ cũng đắt! Phải trả lại danh dự và phục hồi nguyên trạng công việc cho anh Khương! Mọi người nào còn 1 chút lương tâm hãy lên tiếng đi chứ?

  3. Lê Thiện Ý says:

    Báo Tuổi Trẻ như các báo khác, BỊ SỰ CHỈ ĐẠO cuả đảng; các phóng viên,cán bộ̣ đều là công chức
    với tâm niệm :”đèn nhà ai nấy sáng, chuyên ai nấy lo, chết ai mấy chịu, phận mình mình lo”. Tâm lý CẦU AN LÀ ĐẶC SẢN TRONG CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ! Nó biến con người thành gỗ đá, dửng dưng, ù lì trước nỗi đau khổ, mất mát của kẻ khác (đôi khi lương tâm cũng tĩnh thức vì là “trí thức”) .
    Cũng có người vượt tính ích kỷ, thoát nỗi SỢ triền miên như Phan lợi, Nguyễn Quang Lập; hay còn bao kẻ khác nữa ?

Leave a Reply to Trần Văn Thông