WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, hàng rào hữu hiệu nhất ngăn chặn bành trướng Trung Quốc và bảo vệ Việt Nam

Trước ngày bế mạc Hội nghị APEC 2010 họp ở Nhật Bản cách đây một năm, tổng thống Mỹ Obama đề nghị với lãnh đạo 4 nước: Brunei, Singapore, Chili, New-Zealand đã ký năm 2005 Hiệp ước Pacific four closer Economic Parneship (P4) là sau Hội nghị APEC năm 2011 họp ở Honolulu (Hawaii), Mỹ sẽ mời thêm 5 nước nữa là Malaysia,Việt Nam, Úc, Peru, Nhật Bản cùng Mỹ mở các cuộc đàm phán để thay thế P4 bằng một hiệp định thương mại tự do đa phương toàn diện gọi là Tha ước Đi tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Parnership Agrement), viết tắt là TPP. Đề nghị của Obama được lãnh đạo 9 nước tán thành.

Như ước định, Thỏa ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Mỹ và 9 nước kể trên ký ngày 12-11-2011. Trong tương lai sẽ có thêm chữ ký của Canada và Mexique. Đại Hàn, Đài Loan, Philippin cũng ngỏ ý muốn tham gia. Hiện tại 9 nước thành viên và Mỹ vẫn tiếp  tục những cuộc đàm phán để hoàn tất TPP trong một thời gian càng sớm càng hay.

Trong những cuộc đàm phán trước khi ký TPP, các đối tác đều thỏa thuận mục tiêu của TPP là tập hợp kinh tế các quốc gia thành viên – phát triển cũng như đang phát triển – thành một cộng đồng thương mại tự do duy nhất không còn hàng rào quan thuế. Cộng đồng này sẽ gồm 800 triệu người, nắm 40% kinh tế thế giới với 2 nước chủ chốt là Mỹ và Nhật, siêu cường thứ nhất và thứ 3 trên thế giới.

Nhưng Mỹ cũng đặt điều kiện là các đối tác trong TPP phải tuân theo những quy định về mậu dịch, về xuất xứ hàng  hóa, về rào cản kỹ thuật và về trao đổi dịch vụ. Những đối tác nằm trong TPP phải tôn trọng những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các sáng kiến và phải minh bạch trong chính sách cạnh tranh.

Cũng trong khuôn khổ TPP, những khế ước ký với các chính phủ phải có những điều khoản bảo vệ công nhân, bảo vệ môi trường và công việc làm phải phù hợp với nhân phẩm. Dòng giao lưu tự do của công nghệ thông tin (báo chí, truyền thông) cũng phải được khuyến khích.

Khó mà không thấy là TPP, tuy được coi là hậu thân của P4, nhưng thật ra chỉ là sáng tác  của Mỹ. TPP còn có mục đích ngăn chặn bành trướng Trung Quốc về kinh tế và quân sự ở Tây Thái Bình Dương :

Ngăn chn bành trướng Trung Quc v kinh tế :

Cần nhắc lại là cho tới khi xẩy ra khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, giới tư bản tài phiệt Mỹ đã cấu kết với tư bản cộng sản Tàu để cùng thực hiện ý tưởng Mỹ – Trung Quốc đồng ngự trị (condominium) kinh tế thế giới mà Zoellick, chủ tịch Ngân hàng thế giới gọi là G2 (đối chọi với G20). Sự hợp tác và phân công giữa 2 tư bản – tư bản CSTQ cung ứng nhân công rẻ tiền, tư bản tài phiệt Mỹ  góp tiền tài, trí óc, kỹ thuật – đã biến cả Trung Quốc thành một công xưởng thế giới chế tạo hàng hóa với giá thành hạ lũng đoạn thị trường kinh tế toàn cầu. Nhờ sự cộng tác  “nước với lửa” này, tư bản Mỹ và Cộng sản Tàu đã thâu được rất nhiều lợi nhuận.

Khi xẩy ra khủng hoảng tài chính – kinh tế từ Mỹ lan tràn khắp thế giới, Tư bản Mỹ mới vỡ  lẽ ra rằng chỉ vì hám lợi đã tự đưa thòng lọng cho Tư bản cộng sản Tàu thắt cổ mình :  công kỹ nghệ Mỹ bị đình đốn, thất nghiệp tăng cao, chênh lệch xuất – nhập khẩu mỗi ngày một lớn tạo ra khủng hoảng tài chính. Để dân Mỹ – vốn dĩ là dân tiêu thụ bậc nhất thế giới (70% GDP) -  tiếp tục có tiền mua hàng Tàu, Trung Quốc lấy đô la thâu được từ xuất khẩu đưa lại cho Mỹ vay khiến Mỹ trở thành con nợ lớn nhất của Trung Quốc. Trái lại để hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu, CSTQ thẳng tay bóc lột sức lao động của 200 triệu min gông (dân công, di dân). Chính sách “định hướng kinh tế” của ĐCSTQ là : chỉ dành cho 1300 triệu dân Tàu 30% Tổng sản lượng nội địa (GDP) còn 70% GDP được phân chia cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh (thật ra là Đảng doanh) và cho giới tư sản mại bản liên kết với Đảng để tiếp tục đầu tư kinh doanh xuất khẩu, mua công khố phiếu nước ngoài, cho nước ngoài vay hay giữ tiền mặt (đô la, euro) để các vai vế trong Đảng và giới đại gia mặc sức tiêu sài ở nước ngoài hay để mua chuộc, đút lót chính quyền những nước  độc tài thối nát có nhiều tài nguyên, nguyên liệu cần thiết cho công kỹ nghệ xuất khẩu của Trung Quốc. Tất nhiên là người dân Tàu bị bóc lột sức lao động phải trả một giá rất mắc cho cái chính sách định hướng kinh tế kiểu cộng sản Trung Quốc này. Nhưng cũng nhờ vậy mà kinh tế Trung quốc (nếu chỉ căn cứ vào GDP) giữ được sức tăng trưởng cao nhất thế giới.

Đã vậy Trung Quốc còn là một đối tác gian lận: Ăn cắp trí tuệ, bằng sáng chế và các phát minh để làm đồ nhái lại những sản phẩm cao cấp Mỹ rồi tung ra thị trường quốc tế bán phá giá khiến hàng cao cấp của Mỹ không xuất khẩu được. Dìm giá đồng yuan và gắn chặt yuan với USD để dân Mỹ có thể mua đồ Trung Quốc với giá rẻ mạt, trái lại người dân Trung Quốc không thể mua đồ nhập khẩu của Mỹ được vì giá quá mắc khi chỉ có đồng yuan để sài. Kết quả là trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Mỹ nhập siêu Trung Quốc  gần 4 lần nhiều hơn xuất : Nội trong năm 2010 thâm thủng mậu dịch Mỹ với Trung Quốc đã lên đến 270 tỷ USD!

Muốn cắt đứt cái tròng gian lận này, Mỹ chỉ có cách đem những quy định của TPP về bảo vệ sở hữu trí tuệ, về môi trường, về an sinh xã hội, về chế độ lương bổng… làm hàng rào ngăn cản hàng rẻ tiền Trung Quốc tràn ngập vào thị trường các nước trong khối TPP, đồng thời di chuyển những công xưởng sản xuất của Mỹ và của các nước trong khối TPP ở Trung Quốc  qua những nước đang tiến triển đông nhân công cùng trong khối như Việt Nam, Mexique…  Không còn chỉ phụ thuộc  vào thị trường Trung Quốc, và nhờ có một thị trường TPP rộng lớn và đa dạng, cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ sẽ cân bằng hơn.

Ngăn chn bành trướng quân s Trung Quc:

Trung Quốc luôn luôn nuôi tham vọng làm bá chủ 2 mặt biển Tây Thái Bình Dương tiếp giáp với Trung Quốc là Đông Hải mà Trung Quốc gọi là biển Đông Trung Hoa (Hoa Đông) và biển Đông mà Trung Quốc đặt tên là biển Nam Trung Hoa (Hoa Nam), để từ đó tiến xuống phía Nam Thái Bình Dương và xâm nhập Ấn Độ Dương.

Trong những thập niên đầu của hậu bán thế kỷ thứ 20, Trung Quốc tăng cường lực lượng hải không quân trên mặt biển Đông Hải với mục đích duy nhất là sử dụng cường lực quân sự thâu hồi Đài Loan. Lực lượng hùng hậu của quân đội Mỹ đóng ở Đại Hàn, Nhật Bản và nhất  là sự có mặt của hạm đội 7 Mỹ trấn giữ eo biển Đài Loan đã làm tiêu tan hi vọng hải lục không quân Trung Quốc có thể làm chủ  Đông Hải, qua mặt được hạm đội 7, vượt biển “giải phóng” Đài Loan.

Sau Giải phóng miền Nam 75, Trung Quốc thấy cơ hội làm bá chủ biển Đông đã đến: Mỹ rút khỏi Việt Nam, căn cứ Mỹ ở Philippines bị đòi lại, Mỹ không còn có mặt ở biển Đông. Người “anh em” Việt Nam, bắt buộc phải nhường mọi biển đảo Hoàng  Sa – Trường Sa cho Trung Quốc để trả ơn Trung Quốc đã viện trợ chống Mỹ, sẽ không ra mặt chống đối, chỉ phản kháng lấy lệ.

Quần đảo Hoàng Sa với thời gian đã trở thành một căn cứ tổng hợp của các binh chủng Trung Quốc không quân, bộ binh, thủy quân lục chiến, pháo binh, bộ đội  tên lửa.  Nhiều  hòn đảo được trang bị để trở thành sân bay cho máy bay chiến đấu và bến đậu cho tàu chiến, tàu ngầm. Những hòn đảo trong quần đảo Hoàng  Sa – Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng sẽ trở thành những pháo đài, những tàu sân bay, bảo vệ đường Lưỡi Bò Trung Quốc vẽ và sẽ là những cứ điểm xuất phát những cuộc hành quân xâm chiếm Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, để một ngày kia bành trướng Trung Quốc đi đến tận Úc châu.

Khống chế biển Đông, Trung Quốc có triển vọng nắm trong tay nguồn tài nguyên dầu khí vô cùng phong phú cần thiết cho công kỹ nghệ Trung Quốc đồng thời cũng chi phối được con đường  thương mại quan trọng nhất hoàn cầu: mỗi năm số lượng hàng hóa đi ngang qua  eo biển Malacca vào biển Đông trị giá 5000 tỷ USD (bằng GDP Trung Quốc) trong đó 1/4 là trị giá hàng hóa mậu dịch giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á.

Để ngăn chặn bành trướng Trung Quốc độc chiếm biển Đông, có những thỏa thuận song phương giữa Mỹ và những nước bị Trung Quốc đe dọa :

Malaysia và Singapore thỏa thuận cung cấp căn cứ cho tàu chiến duyên hải Mỹ bảo vệ eo Malacca và Sunda.

Với Philippin có ký hiệp ước phòng thủ lẫn nhau với Mỹ cách đây 60 năm, Mỹ cung cấp tàu khu trục thứ hai. Với Indonesia, Mỹ cung cấp máy bay F16C/D.

Thỏa thuận quan trọng hơn hết là giữa Mỹ và Úc: Úc để cho Mỹ đóng quân ở Darwin (cực Bắc Úc) với đợt đầu là 2500 lính thủy đánh bộ. Mỹ sẽ tăng cường máy bay chiến đấu, đem tàu sân bay tới Úc. Nhờ địa thế Darwin ngó ra vùng biển Đông Nam Á – Nam Thái Bình Dương bao gồm Indonesia, Brunei, 2 eo biển chiến lược Sunda, Malacca,  Singapore, quần đảo Trường Sa, Philippin, Darwin là căn cứ tốt nhất từ đó có thể xuất phát các cuộc hành quân trong trường hợp cần bảo vệ những nước này và những cứ điểm chiến lược trong vùng.

Nhưng Mỹ dự kiến Trung Quốc sẽ không trực tiếp đương đầu với Mỹ ở biển Đông mà sẽ xâm nhập Đông Nam Á qua ngả Lào – Việt :

Các chuyên gia quân sự Mỹ thấy sự có mặt của hàng ngàn người Trung Quốc trong dự án khai thác Bauxite tại Tây nguyên, một vị trí chiến lược chủ chốt nằm giữa 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam, rất đáng quan ngại. Những đơn vị “dân công” khai thác bauxite  có thể chỉ là những đơn vị xung phong của quân đội nhân dân Trung Quốc trá hình “nằm vùng”. Khi được lệnh xuất quân sẽ : Một mặt tiến xuống phía Đông cắt đôi Việt Nam, làm chủ  bờ biển chiến lược Việt Nam từ Đà Nẵng tới Cam Ranh. Một mặt tiến xuống phía Tây hợp với những binh chủng đã nằm sẵn ở những cơ sở “dân sự”, ở những công trường làm cầu cống đường xá nối liền với miền Nam Trung Quốc tại Lào, tràn qua Campuchia, băng qua Thái Lan, chiếm Malaysia, làm chủ eo Malacca. Những căn cứ của hải quân Mỹ ở Singapore, Malaysia sẽ bị vô hiệu hóa nhanh chóng.

Mun ngăn chn Trung Quc, phi bt kín l hng Tây Nguyên. Đó là lí do M cn Vit Nam tham gia TPP mc du Vit Nam là mt nước cng sn thân Trung Quc :

Một khi đã là thành viên TPP, Việt Nam lấy cớ phải tôn trọng những  quy định bảo vệ môi trường, đòi Trung Quốc phải hủy bỏ hợp đồng khai thác Bauxite. Trung Quốc sẽ không còn  lí do  ở lại Tây Nguyên.

Ngoài lí do quân s còn lí do kinh tế:

Sách lược Trung Quốc là tràn ngập Việt Nam sản phẩm tiêu thụ và nguyên liệu cần thiết  cho công nghệ xuất khẩu, gây nhập siêu khiến kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Trung  Quốc về nhập cũng như xuất : Riêng năm 2010, không kể hàng lậu, Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung Quốc 20 tỷ USD trong đó nhập siêu lên đến gần 13 tỷ. Khó mà giảm được nhập siêu  vì:

- Các công ty Trung Quốc luôn luôn thắng các hợp đồng thiết kế, mua sắm và xây dựng vì có sự đồng lõa của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thắng thầu họ nhập máy móc, thiết bị, vật liệu thậm chí cả nhân công và dịch vụ. Những công ty này không những phá hoại môi trường, giành công việc của công nhân Việt Nam mà còn cài gián điệp khắp cùng mọi chỗ có công trình của họ đồng thời cũng kéo theo thương nhân của họ đến mở quán mở tiệm.

- Trung Quốc xuất khẩu qua Việt Nam đủ mọi mặt hàng từ một cây đinh đến những vật thông dụng trong gia đình với giá cực rẻ khiến hàng nội địa không thể nào cạnh tranh nổi, công nghệ sản xuất hàng tiêu thụ trong nước đều bị phá sản. Thậm chí rau quả thịt thà và hàng ngàn loại thực phẩm khác cũng đến từ Trung Quốc ! Hệ quả là thị trường tiêu thụ, cuộc sống thường ngày của nhân dân Việt Nam, đều hoàn toàn dưới sự chi phối của Trung Quốc.

- Công nghệ xuất khẩu Việt Nam, chủ yếu là những ngành dệt may, giày dép…  phải  nhập  từ Trung Quốc  tới 60 – 85% vật liệu, nguyên liệu đã chế tác (vải, sợi, da giày…) rồi chỉ gia công chế biến, lắp ráp.  Trung Quốc nắm quyền sinh sát: chỉ cần Trung Quốc tăng giá nguyên liệu lên 10-15% là công nhân Việt Nam hết đường sống, các khu công nghiệp phải tự đóng cửa. Ngành sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam vì vậy có giá trị gia tăng rất thấp.

Trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi của Tập Cận Bình, chính quyền CSVN còn cam kết “n lc thc hin mc tiêu đt kim ngch thương mi Trung quc – Vit Nam 60 t USD vào năm 2015… ra sc đy mnh hp tác 2 hành lang 1 vành đai kinh tế xây dng khu hp tác xuyên biên gii“. 60 tỷ USD là hơn một nửa GDP Việt Nam hiện giờ. Nhập siêu Việt Nam sẽ nhân  gấp 3 lần ! Khó mà không thấy là trong tương lai rất gần, kinh tế Việt Nam sẽ hoàn toàn dưới sự thống trị của kinh tế Trung Quốc.

Đó cũng là nỗi lo ngại của Mỹ vì khi thực chất hàng xuất khẩu Việt Nam chỉ là hàng Tàu “made in Việt Nam” và xuất khẩu Việt Nam chỉ là xuất khẩu hộ Tàu thì thị trường tiêu thụ Mỹ sẽ lâm vào cảnh tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Việt Nam nằm trong TPP là phương cách hay nhất để ngăn ngừa kinh tế Việt Nam trở thành một chi nhánh của kinh tế Trung Quốc.

Một khi đã nằm trong TPP, Việt Nam phải tuân thủ những qui định về xuất xứ hàng hóa, về bảo vệ môi trường, về bảo vệ tai nạn lao động, về an sinh xã hội, chế độ lương bổng…  Tại Việt Nam, những công ty Trung Quốc không tôn trọng những điều kiện trên sẽ bị loại khỏi những cuộc đấu thầu và hàng hóa Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn cũng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để Trung Quốc gian lận dán nhãn hiệu Made in Việt Nam rồi xuất khẩu lại qua các nước trong TPP. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thường dùng trong nước hay hàng  xuất khẩu cũng  nhờ vậy lấy lại được thị trường tiêu thụ trong nước và sản phẩm xuất khẩu Việt Nam sẽ có một chất lượng tốt hơn và sẽ được yêu chuộng trong một thị trường vô  cùng rộng lớn là khối TPP.

Việt Nam là nước đang phát triển đông dân cư nhất trong những nước ĐNÁ thuộc khối TPP. Các tập đoàn hàng công nghệ cao, hàng điện tử chất lượng tốt, sẽ không sợ thiếu nhân công có trình độ khi bỏ Trung Quốc tới Việt Nam mở công xưởng, mở trung tâm kỹ thuật cao và cũng không lo sợ bị ăn cắp sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế. Việt Nam sẽ trở thành công xưởng kỹ thuật cao và Việt Nam với 9O triệu dân, cũng tạo một thị trường  tiêu thụ đáng  kể cho ngành xuất khẩu các nước trong TPP, nhất là Mỹ, Nhật …

M cũng mun thông qua TPP khc phc chính quyn CSVN ni rng nhân quyn, dân  ch và t do báo  chí :

Cho tới nay có những phần tử trong ĐCSVN lí luận là đi với Mỹ sẽ mất Đảng. Chấp nhận Việt Nam trong khối TPP,  Mỹ đã gián tiếp công nhận ĐCSVN là đảng cầm quyền duy nhất và chứng minh là đi với Mỹ sẽ không mất đảng, trái lại nếu tiếp tục bám vào Tàu sẽ mất hết. Vả lại giới kinh doanh tư bản Mỹ hay bất cứ nước nào đầu tư vào Việt Nam, cũng không đòi  hỏi gì hơn là có ổn định chính trị để dễ làm ăn. Những lobby quân sự và kỹ nghệ làm súng ống  Mỹ còn cho là dễ làm giầu với những chế độ độc tài hơn là với những nước dân chủ hiếu hòa. Tất nhiên là những tổ chức đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi dân quyền Mỹ, Úc, Canada, Nhật… sẽ không chịu ngồi yên và sẽ làm áp lực với chính phủ nước mình để đòi hỏi chính quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận. Chính quyền CSVN cũng khó mà  từ chối quyền tư nhân được tự do xuất bản báo chí và tự do truyền thông vì những quyền này nằm trong quy chế  tự do kinh doanh mà các thành viên TPP đều đã chấp thuận. Quan trọng hơn hết là một khi kinh tế Việt Nam phải vận hành theo những quy định, những luật lệ rõ ràng và phải có  sự minh bạch trong sổ sách, trong kế toán, thì sẽ bớt được tham nhũng và nền tư pháp cũng sẽ độc lập hơn.

Kết lun

Có nhiều giải thích khác nhau về sự kiện Việt Nam gia nhập khối TPP:

Có nhiều người hoài nghi cho rằng quyết định gia nhập TPP chỉ là kết quả của một sự thỏa thuận giữa 2 phái cố hữu trong ĐCSVN là phái “Đảng Lãnh đạo”  mà người cầm đầu là Tổng bí thư Đảng và phái “Quản lí”  mà người cầm đầu là Thủ tướng chính phủ. Hai phái đều thỏa thuận với nhau đi nước đôi : lệ thuộc Tàu về đường lối chính trị, lợi dụng Mỹ về kinh tế. Nói chung, cả 2 phái đều cùng một chí hướng là bảo vệ sự độc tôn của Đảng và tình trạng giậm chân tại chỗ về chính trị cũng sẽ vẫn trường tồn.

Những người lạc quan hơn cho rằng phái Lãnh đạo đã bị cô lập, chỉ còn biểu lộ sự trung thành vì quyền lợi với Trung Quốc bằng một vài lời tuyên bố và bằng một vài phản ứng như huy động công an bắt cóc người này người kia. Những người này còn đưa ra nhận xét trong Đảng hiện nay có thêm một phái mới nổi là phái Trương Tấn Sang. Việt Nam gia nhập TPP phần lớn là công của Trương Tấn Sang. Xu hướng ngả về Mỹ có vẻ đang lên dù với Trương Tấn Sang hay với Nguyễn Tấn Dũng. Hai nhân vật này đang tranh đua nhau, sẽ làm thay đổi cơ chế chính  trị Việt Nam theo  chiều hướng  của ĐCSTQ với một lãnh đạo duy nhất như Hồ Cẩm Đào và ĐCSVN sẽ không còn là nơi tụ tập của một tập thể vô hình vô thể, vô trách nhiệm chia nhau quyền hành mà sẽ trở thành công cụ cầm quyền của một người lãnh đạo duy nhất.

Dù sao gia nhập khối TPP cũng tạo cho Việt Nam cơ hội tốt nhất để tạo dựng được một nền kinh tế vững bền, có nhiều triển vọng, thoát khỏi được sự khống chế của Trung Quốc. Những  người Marxistes chân chính còn dựa vào biện chứng pháp của Marx khẳng định  kinh tế  là hạ tầng cơ sở, chính trị chỉ là thượng tầng kiến trúc, để tin tưởng là một khi nền kinh tế Việt Nam đạt được trình độ tiến triển để hòa nhập với nền kinh tế chung của các nước trong khối TPP thì chính trị Việt Nam cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng dân chủ của các nước này.

© Phong Uyên

© Đàn Chim Việt

 

 

37 Phản hồi cho “Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, hàng rào hữu hiệu nhất ngăn chặn bành trướng Trung Quốc và bảo vệ Việt Nam”

  1. Người Buôn Mộng says:

    Hơn ai hết, Trung cộng (TC) biết nếu/khi VN gia nhập TPP, VN sẽ bớt lệ thuộc vào TC,
    và có thể “thoát Trung”.

    Vì vậy, TC sẽ làm đủ cách để cấm VN không được gia nhập TPP.

    Để xem VN bị ảnh hưởng của TC như thế nào.

    San Diego – Hoa Kỳ

  2. Vũ duy Giang says:

    Có nguồn tin trên diễn đàn tư(private Website)của 1 nhóm người Việt ở Âu Mỹ để báo động là tổ chức BPSOS đang xin 1 triệu chữ ký(trong chiến dịch”Một triệu con tim…”) để thỉnh nguyện các nhà cầm quyền Mỹ LOẠI Việt nam ra khỏi TPP là”hàng rào hữu hiệu nhất để ngăn chặn bành chướng TQ,và bảo vệ VN”,theo tác giả bài viết đã phân tích rất hay,và đúng tình trạng vùng Đông Á-Thái Bình Dương

    Nếu nguồn tín này chính xác, thì lại thêm 1 tổ chức chỉ” vì thù nhà,mà quên nợ nước”,hoặc tổ chức xin thật nhiều chữ ký,để làm bằng chứng vẫn hoạt động cho 1 cộng đồng,ngõ hầu tiếp túc được chính quyền Mỹ cho tiền trợ cấp. Có lẽ vì vậy mà có khi BPSOS,bị đổi nhầm tên thành PBSOS(Phở Bò SOS) !!

  3. bannong says:

    Phong Uyen cũng cần xem bài này:

    Thế lưỡng nan của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế
    Thứ sáu, 28 Tháng 10 2011 00:00

    Khi vị thế quốc gia không ngừng gia tăng, đồng thời những lợi ích cũng như trách nhiệm càng mở rộng. Việc đảm bảo lợi ích, thực hiện trách nhiệm cường quốc buộc Trung Quốc ít nhiều đi ngược lại với chính sách truyền thống không can dự của nước này.

    Với tình thế như vậy, bài phân tích “The Dilemma of Power” trong chuyên mục xã luận của tờ “Thời báo” (Anh) ngày 17/10 đã đặt ra câu hỏi rằng Trung Quốc sẽ triển khai sức mạnh tới đâu để bảo vệ các lợi ích của họ ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Phi? Giả sử Trung Quốc phải can dự, một cách hòa bình hoặc sử dụng quân sự, điều đó sẽ gây hại như thế nào đối với chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác mà Trung Quốc vẫn rao giảng?
    Các chuyên gia phân tích quân sự phương Tây cho rằng những động thái quân sự rầm rộ gần đây của Trung Quốc là nhằm phô trương sức mạnh. Cùng với việc phát triển các công nghệ mới và các kỹ thuật chiến tranh mạng, Trung Quốc vừa thử nghiệm máy bay tàng hình J-20 và bắt đầu cho chạy thử tàu sân bay. Trung Quốc hiện tích cực đẩy mạnh khả năng triển khai và duy trì các lực lượng tác chiến phối hợp trên đất liền, biển và trên không. Trong hai thập kỷ nữa, Trung Quốc sẽ đứng thứ hai thế giới – chỉ sau Mỹ – về khả năng triển khai sức mạnh quân sự.
    Với sức mạnh đã và đang được tăng cường, giờ đây Trung Quốc sẽ phải quyết định sử dụng sức mạnh của mình khi nào và sử dụng như thế nào. Về mặt truyền thống, Trung Quốc thường quan tâm tới các nước láng giềng và các mục tiêu chiến lược cấp khu vực – đó là an ninh xung quanh đường biên giới, tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, các tuyến đường thương mại và đặc biệt là ngăn chặn nỗ lực tìm kiếm độc lập của Đài Loan. Các vấn đề này hiện vẫn là những ưu tiên của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc giờ đây bị buộc phải bao quát thêm cả các “chiến trường” xa hơn. Có khoảng 1 triệu người dân Trung Quốc đang lao động tại châu Phi, kinh doanh, quản lý các dự án và mang về cho Trung Quốc nguồn nguyên liệu thô. Họ trông chờ sự bảo đảm an ninh từ phía Bắc Kinh, và gần đây Bắc Kinh lâm vào thế buộc phải bảo đảm điều đó. Trung Quốc đã gửi tàu chiến để sơ tán khoảng 15.000 lao động tại Ai Cập và khoảng 35.800 lao động tại Libi.
    Một vấn đề tồi tệ hơn là hiện người dân châu Phi bắt đầu “khó chịu” về sự hiện diện của Trung Quốc, cho dù Bắc Kinh liên tục khẳng định rằng họ không thực hiện chính sách thực dân, không bóc lột hay lợi dụng các đối tác thương mại. Đã xảy ra những vụ bạo động tại một số nước nhằm phản đối các đối tác thương mại Trung Quốc – vốn bị coi là đang phá giá tại các thị trường địa phương. Theo báo “Nikkei” (Nhật Bản), Tổng thống Dămbia Michael Sata, vừa mới đắc cử hồi cuối tháng 9/2011, trong chiến dịch vận động tranh cử đã sử dụng “lá bài tẩy chay Trung Quốc” và nói rằng “họ (người Trung Quốc) không phải là những nhà đầu tư mà chỉ là những kẻ ký sinh”. Ngay sau khi trúng cử, Tổng thống Sata đã triệu Đại sứ Trung Quốc và thông báo rằng Lusaka sẽ xem xét lại toàn bộ các hợp đồng mà doanh nghiệp Trung Quốc ký với quốc gia này. Người Trung Quốc bị cáo buộc là đồng lõa với nạn tham nhũng và rất nhiều người trong số họ đang gây ra nỗi kinh hoàng tại các mỏ khai thác, các giàn khoan dầu mỏ và các chi nhánh ngân hàng nơi họ làm việc.
    Tại Ănggôla, các cuộc biểu tình đã diễn ra liên tục nhằm phản đối Chính quyền của Tổng thống Dos Santos dành quá nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhìn chung, người dân châu Phi đang hướng mũi dùi chỉ trích vào các chính quyền quá phụ thuộc vào nguồn tiền của Trung Quốc. Sự bất mãn đối với Trung Quốc đã khiến một số vụ tấn công nhắm vào người Trung Quốc và doanh nghiệp Trung Quốc liên tục xảy ra gần đây. Ngày 11/10, một người phụ nữ Trung Quốc đã bị một nhóm cướp giật tại Tandania tấn công làm tử vong, tiếp đó một bệnh viện của Trung Quốc cũng bị tấn công, cướp tiền và máy tính trong ngày 12/10. Trong thời gian tới, một loạt nước châu Phi như Mađagaxca, Gambia và Cộng hòa Cônggô sẽ tiến hành bầu cử, và nhiều khả năng các chính sách chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ là chủ đề chính trong các cuộc tranh cử nếu tình hình hiện nay vẫn không được cải thiện.
    Nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh khó có thể giữ im lặng khi các công dân và các lợi ích quốc gia của họ bị đe dọa. Ngoài ra, thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc còn nằm ở Hội đồng Bảo an, nơi Bắc Kinh bị chỉ trích vì đã ủng hộ cho Xuđăng trong vụ thảm sát Dafur, và nằm ở việc nước này vươn ra Ấn Độ Dương, nơi bọn hải tặc Xômali đang đe dọa các tàu hàng của Trung Quốc.
    Bắc Kinh tự thấy đang bị rơi vào tình thế buộc phải đưa ra các quyết định dựa trên đạo đức chính trị cũng như dựa trên lợi ích cá nhân – một tình huống khó xử đối với một quốc gia từ lâu rất thù địch với các chiến dịch về nhân quyền của nước ngoài. Khả năng sử dụng sức mạnh quân sự để răn đe cũng làm gia tăng tình thế khó xử của Trung Quốc. Nhiều khả năng không can dự sẽ vẫn là chính sách chính thức của nước này. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc phải chấp nhận gánh vác các trách nhiệm toàn cầu với tư cách là một cường quốc, nước này sẽ phải đưa ra những quyết định không chỉ dựa trên lợi ích cá nhân mà còn phải dựa trên sự ổn định, an ninh và khả năng điều hành tốt. Đây thực sự là một vấn đề khiến Trung Quốc bối rối.
    Theo “The Dilemma of Power”, The Times (Anh)

Leave a Reply to bannong