WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, hàng rào hữu hiệu nhất ngăn chặn bành trướng Trung Quốc và bảo vệ Việt Nam

Trước ngày bế mạc Hội nghị APEC 2010 họp ở Nhật Bản cách đây một năm, tổng thống Mỹ Obama đề nghị với lãnh đạo 4 nước: Brunei, Singapore, Chili, New-Zealand đã ký năm 2005 Hiệp ước Pacific four closer Economic Parneship (P4) là sau Hội nghị APEC năm 2011 họp ở Honolulu (Hawaii), Mỹ sẽ mời thêm 5 nước nữa là Malaysia,Việt Nam, Úc, Peru, Nhật Bản cùng Mỹ mở các cuộc đàm phán để thay thế P4 bằng một hiệp định thương mại tự do đa phương toàn diện gọi là Tha ước Đi tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Parnership Agrement), viết tắt là TPP. Đề nghị của Obama được lãnh đạo 9 nước tán thành.

Như ước định, Thỏa ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Mỹ và 9 nước kể trên ký ngày 12-11-2011. Trong tương lai sẽ có thêm chữ ký của Canada và Mexique. Đại Hàn, Đài Loan, Philippin cũng ngỏ ý muốn tham gia. Hiện tại 9 nước thành viên và Mỹ vẫn tiếp  tục những cuộc đàm phán để hoàn tất TPP trong một thời gian càng sớm càng hay.

Trong những cuộc đàm phán trước khi ký TPP, các đối tác đều thỏa thuận mục tiêu của TPP là tập hợp kinh tế các quốc gia thành viên – phát triển cũng như đang phát triển – thành một cộng đồng thương mại tự do duy nhất không còn hàng rào quan thuế. Cộng đồng này sẽ gồm 800 triệu người, nắm 40% kinh tế thế giới với 2 nước chủ chốt là Mỹ và Nhật, siêu cường thứ nhất và thứ 3 trên thế giới.

Nhưng Mỹ cũng đặt điều kiện là các đối tác trong TPP phải tuân theo những quy định về mậu dịch, về xuất xứ hàng  hóa, về rào cản kỹ thuật và về trao đổi dịch vụ. Những đối tác nằm trong TPP phải tôn trọng những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các sáng kiến và phải minh bạch trong chính sách cạnh tranh.

Cũng trong khuôn khổ TPP, những khế ước ký với các chính phủ phải có những điều khoản bảo vệ công nhân, bảo vệ môi trường và công việc làm phải phù hợp với nhân phẩm. Dòng giao lưu tự do của công nghệ thông tin (báo chí, truyền thông) cũng phải được khuyến khích.

Khó mà không thấy là TPP, tuy được coi là hậu thân của P4, nhưng thật ra chỉ là sáng tác  của Mỹ. TPP còn có mục đích ngăn chặn bành trướng Trung Quốc về kinh tế và quân sự ở Tây Thái Bình Dương :

Ngăn chn bành trướng Trung Quc v kinh tế :

Cần nhắc lại là cho tới khi xẩy ra khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, giới tư bản tài phiệt Mỹ đã cấu kết với tư bản cộng sản Tàu để cùng thực hiện ý tưởng Mỹ – Trung Quốc đồng ngự trị (condominium) kinh tế thế giới mà Zoellick, chủ tịch Ngân hàng thế giới gọi là G2 (đối chọi với G20). Sự hợp tác và phân công giữa 2 tư bản – tư bản CSTQ cung ứng nhân công rẻ tiền, tư bản tài phiệt Mỹ  góp tiền tài, trí óc, kỹ thuật – đã biến cả Trung Quốc thành một công xưởng thế giới chế tạo hàng hóa với giá thành hạ lũng đoạn thị trường kinh tế toàn cầu. Nhờ sự cộng tác  “nước với lửa” này, tư bản Mỹ và Cộng sản Tàu đã thâu được rất nhiều lợi nhuận.

Khi xẩy ra khủng hoảng tài chính – kinh tế từ Mỹ lan tràn khắp thế giới, Tư bản Mỹ mới vỡ  lẽ ra rằng chỉ vì hám lợi đã tự đưa thòng lọng cho Tư bản cộng sản Tàu thắt cổ mình :  công kỹ nghệ Mỹ bị đình đốn, thất nghiệp tăng cao, chênh lệch xuất – nhập khẩu mỗi ngày một lớn tạo ra khủng hoảng tài chính. Để dân Mỹ – vốn dĩ là dân tiêu thụ bậc nhất thế giới (70% GDP) -  tiếp tục có tiền mua hàng Tàu, Trung Quốc lấy đô la thâu được từ xuất khẩu đưa lại cho Mỹ vay khiến Mỹ trở thành con nợ lớn nhất của Trung Quốc. Trái lại để hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu, CSTQ thẳng tay bóc lột sức lao động của 200 triệu min gông (dân công, di dân). Chính sách “định hướng kinh tế” của ĐCSTQ là : chỉ dành cho 1300 triệu dân Tàu 30% Tổng sản lượng nội địa (GDP) còn 70% GDP được phân chia cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh (thật ra là Đảng doanh) và cho giới tư sản mại bản liên kết với Đảng để tiếp tục đầu tư kinh doanh xuất khẩu, mua công khố phiếu nước ngoài, cho nước ngoài vay hay giữ tiền mặt (đô la, euro) để các vai vế trong Đảng và giới đại gia mặc sức tiêu sài ở nước ngoài hay để mua chuộc, đút lót chính quyền những nước  độc tài thối nát có nhiều tài nguyên, nguyên liệu cần thiết cho công kỹ nghệ xuất khẩu của Trung Quốc. Tất nhiên là người dân Tàu bị bóc lột sức lao động phải trả một giá rất mắc cho cái chính sách định hướng kinh tế kiểu cộng sản Trung Quốc này. Nhưng cũng nhờ vậy mà kinh tế Trung quốc (nếu chỉ căn cứ vào GDP) giữ được sức tăng trưởng cao nhất thế giới.

Đã vậy Trung Quốc còn là một đối tác gian lận: Ăn cắp trí tuệ, bằng sáng chế và các phát minh để làm đồ nhái lại những sản phẩm cao cấp Mỹ rồi tung ra thị trường quốc tế bán phá giá khiến hàng cao cấp của Mỹ không xuất khẩu được. Dìm giá đồng yuan và gắn chặt yuan với USD để dân Mỹ có thể mua đồ Trung Quốc với giá rẻ mạt, trái lại người dân Trung Quốc không thể mua đồ nhập khẩu của Mỹ được vì giá quá mắc khi chỉ có đồng yuan để sài. Kết quả là trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Mỹ nhập siêu Trung Quốc  gần 4 lần nhiều hơn xuất : Nội trong năm 2010 thâm thủng mậu dịch Mỹ với Trung Quốc đã lên đến 270 tỷ USD!

Muốn cắt đứt cái tròng gian lận này, Mỹ chỉ có cách đem những quy định của TPP về bảo vệ sở hữu trí tuệ, về môi trường, về an sinh xã hội, về chế độ lương bổng… làm hàng rào ngăn cản hàng rẻ tiền Trung Quốc tràn ngập vào thị trường các nước trong khối TPP, đồng thời di chuyển những công xưởng sản xuất của Mỹ và của các nước trong khối TPP ở Trung Quốc  qua những nước đang tiến triển đông nhân công cùng trong khối như Việt Nam, Mexique…  Không còn chỉ phụ thuộc  vào thị trường Trung Quốc, và nhờ có một thị trường TPP rộng lớn và đa dạng, cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ sẽ cân bằng hơn.

Ngăn chn bành trướng quân s Trung Quc:

Trung Quốc luôn luôn nuôi tham vọng làm bá chủ 2 mặt biển Tây Thái Bình Dương tiếp giáp với Trung Quốc là Đông Hải mà Trung Quốc gọi là biển Đông Trung Hoa (Hoa Đông) và biển Đông mà Trung Quốc đặt tên là biển Nam Trung Hoa (Hoa Nam), để từ đó tiến xuống phía Nam Thái Bình Dương và xâm nhập Ấn Độ Dương.

Trong những thập niên đầu của hậu bán thế kỷ thứ 20, Trung Quốc tăng cường lực lượng hải không quân trên mặt biển Đông Hải với mục đích duy nhất là sử dụng cường lực quân sự thâu hồi Đài Loan. Lực lượng hùng hậu của quân đội Mỹ đóng ở Đại Hàn, Nhật Bản và nhất  là sự có mặt của hạm đội 7 Mỹ trấn giữ eo biển Đài Loan đã làm tiêu tan hi vọng hải lục không quân Trung Quốc có thể làm chủ  Đông Hải, qua mặt được hạm đội 7, vượt biển “giải phóng” Đài Loan.

Sau Giải phóng miền Nam 75, Trung Quốc thấy cơ hội làm bá chủ biển Đông đã đến: Mỹ rút khỏi Việt Nam, căn cứ Mỹ ở Philippines bị đòi lại, Mỹ không còn có mặt ở biển Đông. Người “anh em” Việt Nam, bắt buộc phải nhường mọi biển đảo Hoàng  Sa – Trường Sa cho Trung Quốc để trả ơn Trung Quốc đã viện trợ chống Mỹ, sẽ không ra mặt chống đối, chỉ phản kháng lấy lệ.

Quần đảo Hoàng Sa với thời gian đã trở thành một căn cứ tổng hợp của các binh chủng Trung Quốc không quân, bộ binh, thủy quân lục chiến, pháo binh, bộ đội  tên lửa.  Nhiều  hòn đảo được trang bị để trở thành sân bay cho máy bay chiến đấu và bến đậu cho tàu chiến, tàu ngầm. Những hòn đảo trong quần đảo Hoàng  Sa – Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng sẽ trở thành những pháo đài, những tàu sân bay, bảo vệ đường Lưỡi Bò Trung Quốc vẽ và sẽ là những cứ điểm xuất phát những cuộc hành quân xâm chiếm Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, để một ngày kia bành trướng Trung Quốc đi đến tận Úc châu.

Khống chế biển Đông, Trung Quốc có triển vọng nắm trong tay nguồn tài nguyên dầu khí vô cùng phong phú cần thiết cho công kỹ nghệ Trung Quốc đồng thời cũng chi phối được con đường  thương mại quan trọng nhất hoàn cầu: mỗi năm số lượng hàng hóa đi ngang qua  eo biển Malacca vào biển Đông trị giá 5000 tỷ USD (bằng GDP Trung Quốc) trong đó 1/4 là trị giá hàng hóa mậu dịch giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á.

Để ngăn chặn bành trướng Trung Quốc độc chiếm biển Đông, có những thỏa thuận song phương giữa Mỹ và những nước bị Trung Quốc đe dọa :

Malaysia và Singapore thỏa thuận cung cấp căn cứ cho tàu chiến duyên hải Mỹ bảo vệ eo Malacca và Sunda.

Với Philippin có ký hiệp ước phòng thủ lẫn nhau với Mỹ cách đây 60 năm, Mỹ cung cấp tàu khu trục thứ hai. Với Indonesia, Mỹ cung cấp máy bay F16C/D.

Thỏa thuận quan trọng hơn hết là giữa Mỹ và Úc: Úc để cho Mỹ đóng quân ở Darwin (cực Bắc Úc) với đợt đầu là 2500 lính thủy đánh bộ. Mỹ sẽ tăng cường máy bay chiến đấu, đem tàu sân bay tới Úc. Nhờ địa thế Darwin ngó ra vùng biển Đông Nam Á – Nam Thái Bình Dương bao gồm Indonesia, Brunei, 2 eo biển chiến lược Sunda, Malacca,  Singapore, quần đảo Trường Sa, Philippin, Darwin là căn cứ tốt nhất từ đó có thể xuất phát các cuộc hành quân trong trường hợp cần bảo vệ những nước này và những cứ điểm chiến lược trong vùng.

Nhưng Mỹ dự kiến Trung Quốc sẽ không trực tiếp đương đầu với Mỹ ở biển Đông mà sẽ xâm nhập Đông Nam Á qua ngả Lào – Việt :

Các chuyên gia quân sự Mỹ thấy sự có mặt của hàng ngàn người Trung Quốc trong dự án khai thác Bauxite tại Tây nguyên, một vị trí chiến lược chủ chốt nằm giữa 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam, rất đáng quan ngại. Những đơn vị “dân công” khai thác bauxite  có thể chỉ là những đơn vị xung phong của quân đội nhân dân Trung Quốc trá hình “nằm vùng”. Khi được lệnh xuất quân sẽ : Một mặt tiến xuống phía Đông cắt đôi Việt Nam, làm chủ  bờ biển chiến lược Việt Nam từ Đà Nẵng tới Cam Ranh. Một mặt tiến xuống phía Tây hợp với những binh chủng đã nằm sẵn ở những cơ sở “dân sự”, ở những công trường làm cầu cống đường xá nối liền với miền Nam Trung Quốc tại Lào, tràn qua Campuchia, băng qua Thái Lan, chiếm Malaysia, làm chủ eo Malacca. Những căn cứ của hải quân Mỹ ở Singapore, Malaysia sẽ bị vô hiệu hóa nhanh chóng.

Mun ngăn chn Trung Quc, phi bt kín l hng Tây Nguyên. Đó là lí do M cn Vit Nam tham gia TPP mc du Vit Nam là mt nước cng sn thân Trung Quc :

Một khi đã là thành viên TPP, Việt Nam lấy cớ phải tôn trọng những  quy định bảo vệ môi trường, đòi Trung Quốc phải hủy bỏ hợp đồng khai thác Bauxite. Trung Quốc sẽ không còn  lí do  ở lại Tây Nguyên.

Ngoài lí do quân s còn lí do kinh tế:

Sách lược Trung Quốc là tràn ngập Việt Nam sản phẩm tiêu thụ và nguyên liệu cần thiết  cho công nghệ xuất khẩu, gây nhập siêu khiến kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Trung  Quốc về nhập cũng như xuất : Riêng năm 2010, không kể hàng lậu, Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung Quốc 20 tỷ USD trong đó nhập siêu lên đến gần 13 tỷ. Khó mà giảm được nhập siêu  vì:

- Các công ty Trung Quốc luôn luôn thắng các hợp đồng thiết kế, mua sắm và xây dựng vì có sự đồng lõa của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thắng thầu họ nhập máy móc, thiết bị, vật liệu thậm chí cả nhân công và dịch vụ. Những công ty này không những phá hoại môi trường, giành công việc của công nhân Việt Nam mà còn cài gián điệp khắp cùng mọi chỗ có công trình của họ đồng thời cũng kéo theo thương nhân của họ đến mở quán mở tiệm.

- Trung Quốc xuất khẩu qua Việt Nam đủ mọi mặt hàng từ một cây đinh đến những vật thông dụng trong gia đình với giá cực rẻ khiến hàng nội địa không thể nào cạnh tranh nổi, công nghệ sản xuất hàng tiêu thụ trong nước đều bị phá sản. Thậm chí rau quả thịt thà và hàng ngàn loại thực phẩm khác cũng đến từ Trung Quốc ! Hệ quả là thị trường tiêu thụ, cuộc sống thường ngày của nhân dân Việt Nam, đều hoàn toàn dưới sự chi phối của Trung Quốc.

- Công nghệ xuất khẩu Việt Nam, chủ yếu là những ngành dệt may, giày dép…  phải  nhập  từ Trung Quốc  tới 60 – 85% vật liệu, nguyên liệu đã chế tác (vải, sợi, da giày…) rồi chỉ gia công chế biến, lắp ráp.  Trung Quốc nắm quyền sinh sát: chỉ cần Trung Quốc tăng giá nguyên liệu lên 10-15% là công nhân Việt Nam hết đường sống, các khu công nghiệp phải tự đóng cửa. Ngành sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam vì vậy có giá trị gia tăng rất thấp.

Trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi của Tập Cận Bình, chính quyền CSVN còn cam kết “n lc thc hin mc tiêu đt kim ngch thương mi Trung quc – Vit Nam 60 t USD vào năm 2015… ra sc đy mnh hp tác 2 hành lang 1 vành đai kinh tế xây dng khu hp tác xuyên biên gii“. 60 tỷ USD là hơn một nửa GDP Việt Nam hiện giờ. Nhập siêu Việt Nam sẽ nhân  gấp 3 lần ! Khó mà không thấy là trong tương lai rất gần, kinh tế Việt Nam sẽ hoàn toàn dưới sự thống trị của kinh tế Trung Quốc.

Đó cũng là nỗi lo ngại của Mỹ vì khi thực chất hàng xuất khẩu Việt Nam chỉ là hàng Tàu “made in Việt Nam” và xuất khẩu Việt Nam chỉ là xuất khẩu hộ Tàu thì thị trường tiêu thụ Mỹ sẽ lâm vào cảnh tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Việt Nam nằm trong TPP là phương cách hay nhất để ngăn ngừa kinh tế Việt Nam trở thành một chi nhánh của kinh tế Trung Quốc.

Một khi đã nằm trong TPP, Việt Nam phải tuân thủ những qui định về xuất xứ hàng hóa, về bảo vệ môi trường, về bảo vệ tai nạn lao động, về an sinh xã hội, chế độ lương bổng…  Tại Việt Nam, những công ty Trung Quốc không tôn trọng những điều kiện trên sẽ bị loại khỏi những cuộc đấu thầu và hàng hóa Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn cũng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để Trung Quốc gian lận dán nhãn hiệu Made in Việt Nam rồi xuất khẩu lại qua các nước trong TPP. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thường dùng trong nước hay hàng  xuất khẩu cũng  nhờ vậy lấy lại được thị trường tiêu thụ trong nước và sản phẩm xuất khẩu Việt Nam sẽ có một chất lượng tốt hơn và sẽ được yêu chuộng trong một thị trường vô  cùng rộng lớn là khối TPP.

Việt Nam là nước đang phát triển đông dân cư nhất trong những nước ĐNÁ thuộc khối TPP. Các tập đoàn hàng công nghệ cao, hàng điện tử chất lượng tốt, sẽ không sợ thiếu nhân công có trình độ khi bỏ Trung Quốc tới Việt Nam mở công xưởng, mở trung tâm kỹ thuật cao và cũng không lo sợ bị ăn cắp sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế. Việt Nam sẽ trở thành công xưởng kỹ thuật cao và Việt Nam với 9O triệu dân, cũng tạo một thị trường  tiêu thụ đáng  kể cho ngành xuất khẩu các nước trong TPP, nhất là Mỹ, Nhật …

M cũng mun thông qua TPP khc phc chính quyn CSVN ni rng nhân quyn, dân  ch và t do báo  chí :

Cho tới nay có những phần tử trong ĐCSVN lí luận là đi với Mỹ sẽ mất Đảng. Chấp nhận Việt Nam trong khối TPP,  Mỹ đã gián tiếp công nhận ĐCSVN là đảng cầm quyền duy nhất và chứng minh là đi với Mỹ sẽ không mất đảng, trái lại nếu tiếp tục bám vào Tàu sẽ mất hết. Vả lại giới kinh doanh tư bản Mỹ hay bất cứ nước nào đầu tư vào Việt Nam, cũng không đòi  hỏi gì hơn là có ổn định chính trị để dễ làm ăn. Những lobby quân sự và kỹ nghệ làm súng ống  Mỹ còn cho là dễ làm giầu với những chế độ độc tài hơn là với những nước dân chủ hiếu hòa. Tất nhiên là những tổ chức đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi dân quyền Mỹ, Úc, Canada, Nhật… sẽ không chịu ngồi yên và sẽ làm áp lực với chính phủ nước mình để đòi hỏi chính quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận. Chính quyền CSVN cũng khó mà  từ chối quyền tư nhân được tự do xuất bản báo chí và tự do truyền thông vì những quyền này nằm trong quy chế  tự do kinh doanh mà các thành viên TPP đều đã chấp thuận. Quan trọng hơn hết là một khi kinh tế Việt Nam phải vận hành theo những quy định, những luật lệ rõ ràng và phải có  sự minh bạch trong sổ sách, trong kế toán, thì sẽ bớt được tham nhũng và nền tư pháp cũng sẽ độc lập hơn.

Kết lun

Có nhiều giải thích khác nhau về sự kiện Việt Nam gia nhập khối TPP:

Có nhiều người hoài nghi cho rằng quyết định gia nhập TPP chỉ là kết quả của một sự thỏa thuận giữa 2 phái cố hữu trong ĐCSVN là phái “Đảng Lãnh đạo”  mà người cầm đầu là Tổng bí thư Đảng và phái “Quản lí”  mà người cầm đầu là Thủ tướng chính phủ. Hai phái đều thỏa thuận với nhau đi nước đôi : lệ thuộc Tàu về đường lối chính trị, lợi dụng Mỹ về kinh tế. Nói chung, cả 2 phái đều cùng một chí hướng là bảo vệ sự độc tôn của Đảng và tình trạng giậm chân tại chỗ về chính trị cũng sẽ vẫn trường tồn.

Những người lạc quan hơn cho rằng phái Lãnh đạo đã bị cô lập, chỉ còn biểu lộ sự trung thành vì quyền lợi với Trung Quốc bằng một vài lời tuyên bố và bằng một vài phản ứng như huy động công an bắt cóc người này người kia. Những người này còn đưa ra nhận xét trong Đảng hiện nay có thêm một phái mới nổi là phái Trương Tấn Sang. Việt Nam gia nhập TPP phần lớn là công của Trương Tấn Sang. Xu hướng ngả về Mỹ có vẻ đang lên dù với Trương Tấn Sang hay với Nguyễn Tấn Dũng. Hai nhân vật này đang tranh đua nhau, sẽ làm thay đổi cơ chế chính  trị Việt Nam theo  chiều hướng  của ĐCSTQ với một lãnh đạo duy nhất như Hồ Cẩm Đào và ĐCSVN sẽ không còn là nơi tụ tập của một tập thể vô hình vô thể, vô trách nhiệm chia nhau quyền hành mà sẽ trở thành công cụ cầm quyền của một người lãnh đạo duy nhất.

Dù sao gia nhập khối TPP cũng tạo cho Việt Nam cơ hội tốt nhất để tạo dựng được một nền kinh tế vững bền, có nhiều triển vọng, thoát khỏi được sự khống chế của Trung Quốc. Những  người Marxistes chân chính còn dựa vào biện chứng pháp của Marx khẳng định  kinh tế  là hạ tầng cơ sở, chính trị chỉ là thượng tầng kiến trúc, để tin tưởng là một khi nền kinh tế Việt Nam đạt được trình độ tiến triển để hòa nhập với nền kinh tế chung của các nước trong khối TPP thì chính trị Việt Nam cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng dân chủ của các nước này.

© Phong Uyên

© Đàn Chim Việt

 

 

37 Phản hồi cho “Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, hàng rào hữu hiệu nhất ngăn chặn bành trướng Trung Quốc và bảo vệ Việt Nam”

  1. viet says:

    Bạn Phong Uyên thân mến!
    Tôi với bạn gặp nhau ở những điểm lớn nhưng một số cái chi tiết thì còn chưa gặp nhau, cụ thể là:

    Về vấn đề nhập siêu với TQ tôi là có cách nhìn khác, nếu tôi không lầm thì tỷ lệ nhập siêu của Mỹ với TQ có thể nói còn kinh khủng gấp nhiều lần so với nhập siêu của VN từ TQ. Khi đánh gia nhập siêu của 1 quốc gia, phải đánh giá bằng tổng đại số giữa suất và Nhập chứ không đánh giá bằng 1 chỉ tiêu nhập siêu của nước đó với 1 nước nào đó. Nói cụ thể nhập siêu của VN với TQ là lớn (số dương) nhưng với Mỹ chẳng hạn thì VN không nhập siêu mà là xuất siêu (goi là nhập siêu số âm) nếu tính tổng đại số thì nhập siêu tổng sẽ nhỏ hơn so với nhập siêu riêng từ TQ. Với cái đà này tổng đại số nhập siêu của VN đang giảm đi theo từng năm, tức là chiều hướng ngày một tốt hơn. Hơn nữa, nhập siêu với TQ không nhất thiết là xấu vì hàng TQ rẻ hợp với túi tiền của VN, số tiền xuất siêu đói với Mỹ, đáng lẽ sẽ mua hàng của Mỹ để cho cân bằng nhưng hàng Mỹ đắt, chưa phù hợp ta chuyển sang mua hàng của TQ có lợi hơn. Như thế không có gì là xấu. Nhiều người cứ nghe thấy hai tiếng”nhập siêu” là “giãy nảy” lên, không nhất thiết phải như vậy đâu, cứ bình tĩnh mà phân tích. Hơn thế nữa, VN nhập siêu là tất yếu trong giai đoan đang phát triển từ một nền KT thủ công, bây giờ mới băt đâu đầu tư vào hạ tầng cơ sở, vào trang thiết bị công nghệ tiên tiến thì nhập siêu là tất yếu, không thể khác được. Xin ví dụ bạn vưa đầu tư 1 dây chuyền sx mới giá 1 tỷ, mà năm đầu hang hóa bán ra chỉ có 100 triệu thôi, vậy cán cân thanh toán sẽ là chênh lệch rất lớn, nhưng rồi qua từng năm chúng sẽ giảm dần để một ngày nào đó tiền bán ra sẽ lơn hơn tiền mua vào…vv và vv. Đơn giản thế thôi
    Để rõ hơn tôi xin lấy ví dụ như sau: Giả sử để đơn giản ta chỉ tính có 2 nước mà VN quan hệ buôn bán là TQ và Mỹ, và giả sử năm này VN nhập siêu từ TQ là 16 tỷ đô, nhưng suất siêu sang Mỹ là 7 tỷ vậy thực chất VN chỉ nhập siêu có 16 + (-7)= 9tỷ đô mà thôi. Ngoài ra còn có nhiều nguồn đô chảy về VN khác nữa mà ta không tính đến ví như số tiền người lao động nước ngoài gủi về VN cũng hàng vài tỷ đô. Đây có thể cũng nên tính là xuất siêu (hay còn gọi là nhập siêu âm) chứ vì xuất khẩu lao động, mà lao động cũng là hàng hóa chứ? Rồi thì hàng buôn ban tiểu ngạch trốn thuế do ta không quản lý được nên không thống kê vào nữa……Tôi chưa đưa con số chính xác về xuất siêu của VN nhưng đánh giá vè cơ bản, tình hình càng ngày càng khả quan, không đến nỗi xấu như bạn nghĩ đâu.

    Nhiều người nói VN buôn bán với TQ chỉ có thiệt hạị mà thôi, tuy nhiên họ còn nói KT của VN phụ thuộc nặng vào TQ nữa. Theo tôi nói như vậy là rất mâu thuẫn. Đã là thiệt hại thì cần phải thôi ngay không quan hệ chứ? Nhưng đã là “phụ thuộc” thì phải có lợi, mà không thể tách ra chứ? Theo tôi nói cho công bằng thì quan hệ VN với TQ có lúc có nơi bị thiệt hại nhưng nhìn chung vẫn là có lợi. Nếu quan hệ về chính trị, về chủ quyền … mà chưa đến mức phải cạch mặt nhau thì vẫn phải hợp tác bạn thân mến à. Tôi xin nhắc lại với 1 thàng hàng xóm khổng lồ ngay sát vách, việc sống chung với lũ là tất yếu, không thể nào khác được. Cho dù có đánh nhau vỡ đầu mẻ trán rồi quan hệ vẫn cứ là quan hệ mà thôi.

    Về vấn đề TQ ở Tây Nguyên, hiện chủ yếu là nói tới vấn đề bô xit, nhiêu người nói có hang vạn CN TQ lũng đoạn cả Tây Nguyên, rồi có nguy cơ cho quốc phòng này nọ….Tôi cho như thế là đang cường điệu quá dáng. Sự thật là TQ chỉ là người thắng thầu xây dựng mà thôi. Xây nhà máy xong là mời về nước. Nhà máy của VN và người VN sẽ vận hành và sản phẩm làm ra sẽ bán bình đẳng cho mọi đối tương trên thế giới. Hoàn toàn không hề có bất cứ hợp đồng nào ràng buộc bắt VN phải cung cấp sản phẩm cho riêng TQ cả. Hàng nghìn công nhân TQ thì cũng chỉ được hoat đông trong một vùng nhất định, có lực lương VN cảnh giới, lénh phéng là không xong đâu. Cái sai của VN ở đây là việc tính toán hiệu quả chưa chính xác, nay lại phải bổ sung đường vận chuyển, việc quản lí lao đông TQ không chặt, để nhiều người lao đông tay nghề thấp vào VN là không hợp lý. Cái này đa và đang khắc phục dần.

    Xin lỗi hôm nay chỉ có thời gian đến đây thôi, còn vấn đề khác hẹn bạn hôm tới, xin chào!./.

  2. Phong Uyên says:

    Bạn Việt và tôi cứ như là Dupont với Dupond trong TinTin vậy : chúng mình đều 100% đồng ý với nhau về mọi nhận định trong bài tôi viết, chỉ khác nhau về 1 vài từ ngữ được hiểu khác nhau :

    1° Lỗi tại tôi khi tôi để cái sous-titre ” Mỹ muốn thông qua TPP khắc phục chính quyền CSVN nới rộng nhân quyền… “. Lẽ ra tôi phải viết 1 cách khác, chẳng hạn như “TPP tạo điều kiện cho công luận Mỹ đòi hỏi chính quyền CSVN nới rộng nhân quyền…”.

    2° Chỉ 1 thời gian rất ngắn ngủi khoảng năm 1950 khi Staline còn tại vị và CSTQ chiếm toàn thể nước Tàu là ở Mỹ có chính sách bài CNCS của Mac Carthy làm khốn khổ giới văn nghệ, điện ảnh bị coi là thân cộng, chứ ngay từ sau chiến tranh Cao Ly, giữa Mỹ và Nga và sau này với Trung Quốc, chỉ là chiến tranh lạnh giữa các siêu cường tranh giành quyền làm bá chủ thế giới với nhau chứ không phải chống nhau vì ý thức hệ nữa. Vả lại đâu còn ý thức hệ cộng sản ? Tàu, VN đều theo CN Tư bản dã man hồi đầu thế kỷ thứ 19. Mỹ và Tàu đã hợp tác với nhau để đồng ngự trị thế giới (G2) cho tới tận bây giờ và biết đâu đấy Mỹ tạo ra cái TPP hay cài VN vào TPP chỉ cốt để mặc cả với Tàu, nên có thể nói quan hệ giữa Tàu, Mỹ, VN chỉ là quan hệ giữa kẻ cướp, bà già và kẻ cắp, chưa biết ai cao tay ấn hơn ai, nhưng cái chắc là ĐCSVN chỉ giỏi cái khôn vặt nên bao giờ cũng lỗ.

    3° Khi tôi nói “quan hệ giữa Mỹ và VN chỉ bình đẳng nếu các phe phái trong ĐCSVN không chỉ nghĩ đến bảo vệ quyền lợi của các phe phái mình…” là có ý muốn nói trong quan hệ giữa 2 nước, cũng như giữa 2 cá nhân với nhau, chỉ có bình đẳng nếu ngang sức với nhau, hay có 1 cái gì cùng 1 giá trị để đổi chác với nhau chứ không thể muốn bình đẳng là được. Nếu ĐCSVN chỉ nghĩ đến quyền lợi và sự sống còn của các phe phái của mình thì không thể nào có quan hệ bình đẳng với 2 nước này được, nhất là với Tàu vì VN hoàn toàn phụ thuộc Tàu về kinh tế (nhập siêu), quân sự (Tây Nguyên, 300 ngàn Hecta rừng đầu nguồn biên giới) và nhất là cùng một chế độ chính trị với Tàu (nhưng thua xa Tàu vì không có được 1 Đặng tiểu Bình hay ít nhất là 1 Hồ Cẩm Đào). TQ còn sử dụng đồng tiền để lũng đoạn, mua chuộc các phe phái : chứng cớ là VN vừa ký TPP là Tập Cận Bình vội vã qua VN tung ra 300 triệu đô, chắc chắn là vào túi các phe phái chứ thử hỏi bạn 300 triệu đô thấm gì với gần 13 tỷ đô nhập siêu TQ, nghĩa là vào túi TQ mỗi năm ? Trái lại nếu ĐCSVN nghĩ đến tương lai của đất nước thì sẽ đem cái lợi thế địa lí chính Việt Nam về bờ biển chiến lược, về Tây Nguyên, về thị trường tiêu thụ và nhân công VN có thể thay thị trường Tàu để mặc cả với Mỹ 1 cách bình đẳng theo kiểu tiền trao cháo múc.

    4° Khi tôi nói “thoát khỏi sự thống trị của Tàu” là nói về 1 sự kiện khách quan :
    Thống trị kinh tế : Thị trường tiêu thụ VN tràn ngập hàng Tàu, xuất khẩu VN hoàn toàn phụ thuộc nguyên liệu bán chế tác của Tàu và đến năm 2015 mậu dịch VN – Tàu sẽ nhân gấp 3 lần, tức là 60 tỷ đô, chiếm hơn 1 nửa TSL nội địa và nhập siêu Tàu cũng sẽ nhân lên gấp 3 lần 13 tỷ đô bây giờ, thử hỏi trong lịch sử các đế quốc tư bản thực dân khai thác thuộc địa, có nước thuộc địa nào trên thế giới bị khai thác tận lực như vậy không ?
    Thống trị quân sự : Tàu ngồi Tây Nguyên trên mái nhà của VN, Tàu chiếm biển đảo ngăn cấm ngư dân VN ra khơi đánh cá. Chính phủ VN chỉ “cương quyết chống đối” ngoài miệng. Nếu thật muốn chống đối Tàu chỉ cần cho phép dân biểu tình và đưa Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án Quốc tế. Đó chỉ là những phương pháp tranh đấu ôn hòa và cũng là những lợi khí để mặc cả với Tàu, tại sao chính quyền CSVN không làm? Bởi vậy tôi nói nếu có 1 phái nào hay 1 lãnh tụ nào trong ĐCSVN thật tâm muốn qua con đường TPP để đem lại an ninh và thịnh vượng cho VN chứ không phải chỉ để làm chantage với Tàu, vòi tiền lì xì của Tàu, thì phúc cho VN biết mấy !

  3. Lê Dân Việt says:

    @ Tân:

    Tân nói:

    “Từ trước tới nay tôi thấy về cơ bản, CSVN đều đã chọn sự “bình đằng” làm mục tiêu phấn đấu trong mọi quan hệ QT cho dù có lúc, có nợi sự bình đẳng còn bị hạn chế nhưng nhìn chung toàn cục là như vậy. Nên dùng từ “sự ảnh hưởng của Tàu” thay vì nói “sự thống trị” của bọn Tàu, nói như vậy là hơi cường điệu đấy.Vô tư mà nói, CSVN không đến nỗi như vậy đâu!” (Hết trích)

    Mắc đi cầu quá ông Tân ơi, khi nghe ông lên bênh vực cái lũ mãi quốc cầu vinh cướp ngày CSVN.

    Bình đẳng với Tầu ở chỗ nào, khi một thằng đại tướng, bộ trưởng quốc phòng của một quốc gia, thằng thủ tướng một chính phủ… mà phải tới trinh diện thằng đại sứ Tầu ở Hà nội?

    Bình đảng ỡ chỗ nào, khi mà cả một bộ sậu tuỳ tùng cả trăm thằng từ Tổng bí thư, bộ trưởng, Tổng cục trưởng tổng cực chính trị quân đội… phải bò qua trình diện thiên triều mà chẳng theo nghi thức quốc gia?

    Bình đảng ở chỗ nào, khi mà thằng đầu đảng về hiệp định biên giới tuyên bố việc ‘cắt cáp thăm dò địa khí ở biển Đông” là hành động “yêu cho vọt ghét cho chơi” như của cha mẹ đối với những đứa con bất hảo?

    Bình đẳng chỗ nào, khi mà hàng trăm, hàng ngàn tầu đánh cá của Trung quốc tràn vào biển Đông đắnh bắt cá vô tội vạ, thì Tầu cộng lại ra lệnh cấm ngư dân Việt đánh cá ngay trên vùng biển của mình? Khi tầu bè ngư phủ bị tầu của Tầu cộng đâm chìm thì không dám phả đối, mà chỉ dám gọi chúng là “tầu lạ”?

    Nếu Tân không dám trả lời thẳng vào những câu hỏi này thì hãy về nhà đuổi gà cho vợ để kiếm cơm chim mà sống, còn bớt nhục hơn là lên đây mà xủa bậy để kiếm cơm thừa canh cặn do lũ đầu đảng CSVN bố thí cho. Nhục lắm! Với một người có chút ăn học như Tân thì làm gì cũng đủ sống qua ngày. OK.

    • Timsuthat says:

      Chính xác!

      • tan says:

        Kẻ thất bại vì luôn luôn coi thường đối thủ. Chê người ta tất cả mọi mặt mà không nhìn đước cái hay, cái mạnh của người ta thì là kẻ khinh địch. Dưới con mắt của họ chỉ vì cay cú mà trở nên mù quáng và lú lẫn. Người ta xấu toàn diện mà sao vẫn tồn tại, vẫn tiến còn mình hay mình tốt mà mình chỉ còn là cái hồn ma lởn vởn trên cõi trần gian nói năng ba lăng nhăng chẳng có ai them nói chuyện nữa đâu. Thử hỏi hongha, cuulong. viet… họ có đếm xỉa gì đến nữa không? Cứ lởn vơn bên ngoài góp dăm ba câu lạt như nước ốc, thật khôi hài./.

      • Lê Dân Việt says:

        Ai là kẻ thất bại đây hả Tân? Tranh luận không lại thì nói năng phá bĩnh phải không?

        Nếu không đủ tài tranh luận thì về nhà đuổi gà cho vợ mà kiếm cơm chim mà sống đừng lên đây xủa bậy. Nhục lắm!

        Còn mấy cậu CAM khác không dám tranh luận với tớ vì sợ bí, nên tránh xa như sợ ma nhát chứ đừngra bộ không thèm đếm xỉa. Mỉa mai quá. Như Tân đây đâu có thể trả lời được những câu hỏi của tớ, vì đó là sự thật, và sự thật thì không có ai có thể phản biện. Tớ cũng chẳng giỏi gì mà chỉ nói ra sự thật mà thôi.

        Tớ không hiểu cái xãi hội CSVN hiện giờ có cái gì tốt đẹp mà các cậu CAM cứ nhắm mắt bênh vực cho cái sai cái láo của CSVN. Bộ đầu óc của các cậu có vấn đề hay sao vậy. Chán thật!

  4. Viet says:

    Phong Uyên says:
    “…Tôi phân biệt nước Mỹ của công luận, của nhân quyền với nước Mỹ của tư bản tài phiệt của kỹ nghệ làm súng ống chỉ nghĩ về lợi lộc, bất chấp dân chủ dân quyền khi viết “tất nhiên là nhũng tổ chức đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi dân quyền Mỹ, Úc, Canada, Nhật, sẽ làm áp lực với chính phủ nước mình..”. Người Mỹ tốt, hào hiệp là những người thuộc những tổ chức này.”

    Nói như bạn thì đúng 100% rồi nhưng hình như bạn không hiểu ý của tôi. Tôi nói Mỹ thực dụng này nọ là nói “Chính phủ Mỹ” chứ không nói các lực lượng tiến bộ ở Mỹ. Trong giao tiếp (khi nói trống không từ Mỹ, VN hay TQ… thì tức là ám chỉ chính phủ các nước này). Chính phủ Mỹ luôn bị áp lực giữa 2 lục luợng là “tài phiệt” và “tiến bộ” nhưng phần đông nghiêng về phíá các lực lượng tài phiệt mạnh hơn.

    Phong Uyên còn nói: “…Tôi còn nghĩ là Mỹ cần VN để ngăn chặn đường xâm nhập kinh tế và nhất là quân sự xuống ĐNÁ của Tàu còn hơn CSVN cần Mỹ và CSVN biết Mỹ vì muốn ngăn cản Tàu đã chịu nhún rất nhiều khi gián tiếp công nhận ĐCSVN là chính quyền duy nhất khi o bế VN vào TPP. CSVN được thể dùng Tàu làm chantage với Mỹ.”

    Đoạn này về cơ bản tôi đồng ý nhưng phải nói thêm rằng ngày nay, Mỹ không còn coi CNCS là kẻ thù nữa, việc Mỹ muốn cho VN vào là để ràng buộc VN càng gần với Mỹ bao nhiều thì càng xa TQ bấy nhiều và tất nhiên là có lợi cho việc phong tỏa, cô lập TQ. Mỹ cũng không từ chối nếu TQ muốn tham gia nhưng Mỹ biết chắc điều dó không sảy ra vì những “điều kiện” bắt buộc (do Mỹ đưa ra) đòi hỏi các nước khi ra nhập tổ chức này trái với ý muốn của TQ.

    Tuy nhiên câu sau của bạn: “…Quan hệ giữa Mỹ và VN chỉ bình đẳng nếu ĐCSVN không chỉ nghĩ đến bảo vệ quyền lợi của các phe phái trong Đảng mà nghĩ về tương lai đất nước và cơ hội độc nhất cho VN thoát ra khỏi sự thống trị của Tàu.”.

    Câu này tôi thấy chưa hẳn là như vậy. Từ trước tới nay tôi thấy về cơ bản, CSVN đều đã chọn sự “bình đằng” làm mục tiêu phấn đấu trong mọi quan hệ QT cho dù có lúc, có nợi sự bình đẳng còn bị hạn chế nhưng nhìn chung toàn cục là như vậy. Nên dùng từ “sự ảnh hưởng của Tàu” thay vì nói “sự thống trị” của bọn Tàu, nói như vậy là hơi cường điệu đấy.Vô tư mà nói, CSVN không đến nỗi như vậy đâu!

    Tuy nhiên cho dù Mỹ có lôi kéo CSVN đến đâu thì cũng nên nhớ rằng CSVN sẽ không theo Mỹ để đối đầu 100% với TQ. CSVN chỉ đi với Mỹ vừa đủ để “răn đe” TQ đừng có mà bắt nạt VN nữa đấy mà thôi. Một mặt đi với Mỹ , một mặt vẫn quan hệ với TQ. Chỗ nào mâu thuẫn như ở Biển Đông chẳng hạn thì họ vẫn cương quyết tranh đấu, càng ngày sẽ càng mạnh bạo hơn, cương quyết hơn. Chỗ mà không có mâu thuẫn lớn thì vẫn hợp tác 2 bên cùng có lợi, đặc biết là trong lĩnh vực kinh tế. Không thể ‘bỏ TQ” để theo Mỹ hoàn toàn được. Với một thằng hàng xóm khổng lồ ngay sát vách, phải giống như đồng bào Nam Bộ cần “sống chung với lũ” mà thôi./.

  5. ke luu vong says:

    Tác giả có lẽ hơi lạc quan khi nghĩ rằng VN có lợi khi nằm trong khối TPP điều này có thể đúng nếu xảy ra cách đây 20 năm .Hiện nay không khả thi , đường lối cũng như chánh sách mà giới lãnh đạo VN thực hiện không ra ngoài những gì TQ mong muốn và có thể khẳng định 1 điều mọi sự thay đổi ở VN đều đến từ Bắc Kinh chớ không phải từ Wasington nếu chúng ta phân tích kỹ tình trạng kinh tế , chính trị cũng như xã hội VN ,thành phần lãnh đạo ĐCSVN nhiều Hoàng văn Hoan hơn Lê Duẫn và nhận xét của Đông Nam thực chính xác.

  6. Phong Uyên says:

    Viêt says ” Cách viết của PU cứ như là người Mỹ rất tốt, rất hào hiệp…”. Tôi xin trả lời bạn : nếu bạn đọc kỹ lại bài tôi viết thì sẽ thấy là tôi nói ngược lại “… vả lại giới kinh doanh tư bản Mỹ không đòi hỏi gì hơn là có ổn định chính trị (nghĩa là đồng lõa với CSVN lấy cớ này đàn áp dân chủ) … những lobby quân sự và kỹ nghệ làm súng ống Mỹ còn cho là dễ làm giầu với những chế độ độc tài hơn…”. Tôi phân biệt nước Mỹ của công luận, của nhân quyền với nước Mỹ của tư bản tài phiệt của kỹ nghệ làm súng ống chỉ nghĩ về lợi lộc, bất chấp dân chủ dân quyền khi viết “tất nhiên là nhũng tổ chức đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi dân quyền Mỹ, Úc, Canada, Nhật, sẽ làm áp lực với chính phủ nước mình..”. Người Mỹ tốt, hào hiệp là những người thuộc những tổ chức này. Bạn nói “Mỹ thực ra chỉ vì quyền lợi của mình để chống TQ bành trướng… Mỹ cần VN đi với Mỹ…” chính là những điều tôi muốn chứng minh trong bài viết. Tôi còn nghĩ là Mỹ cần VN để ngăn chặn đường xâm nhập kinh tế và nhất là quân sự xuống ĐNÁ của Tàu còn hơn CSVN cần Mỹ và CSVN biết Mỹ vì muốn ngăn cản Tàu đã chịu nhún rất nhiều khi gián tiếp công nhận ĐCSVN là chính quyền duy nhất khi o bế VN vào TPP. CSVN được thể dùng Tàu làm chantage với Mỹ. Quan hệ giữa Mỹ và VN chỉ bình đẳng nếu ĐCSVN không chỉ nghĩ đến bảo vệ quyền lợi của các phe phái trong Đảng mà nghĩ về tương lai đất nước và cơ hội độc nhất cho VN thoát ra khỏi sự thống trị của Tàu.
    Đó cũng là điều tôi muốn nói với bạn D. Nhật Lệ.
    Tôi cũng xin nói với bạn David Nguyễn là từ trước tới nay ĐCSVN vẫn chỉ là 1 hư danh và hư danh thì chỉ biến dạng chứ không bao giờ sụp đổ được, chỉ cần nhìn nước Nga của Putin hiện giờ. Còn “mùa Xuân Ả Rập” còn lâu mới xẩy ra.

    • David Nguyen says:

      Lúc tôi mới vượt biên, lòng tôi vẩn còn tức tối người Mỹ thật. Quốc gia nào cũng vì quyền lợi của họ hết. Người Mỹ không phải là không biết là họ giúp cho TC rồi TC sẻ quay lại bóp cổ họ thôi. Sau khi học về chiến lược tôi mới bớt căm phẩn người Mỹ. Đánh rắn, bạn có muốn đánh vào đuôi của nó không. Khi muốn tấn công ai, chúng ta phải đi qua 5 giai đoạn:
      1/ Gởi đội quân thứ 5: tình báo vào đất địch.
      2/ Xây dựng một quân đội hùng mạnh.
      3/ Ngoại giao để tranh thủ những đồng minh quanh quốc gia muốn đánh
      4/ Tập dợt quân đội tinh nhuệ và đưa quân gần biên giới quốc gia ta muốn đánh.
      5/ Khai hỏa.
      Thử hỏi Mỹ đã đi tới mức nào? Khi TC ngã, VC sẻ ngã theo. Làm khó VC chỉ làm khó cho Mỹ hiện nay (có thêm một kẻ thù và bớt đi một đồng minh).
      Cheer up

      • Timsuthat says:

        Anh David rất tinh anh (chắc trong QĐ Mỹ? – tôi thì chỉ là thường dân nhưng cùng hiểu biết). Tôi không biết giai đoạn sau này sẽ kéo dài bao lâu – sẽ tùy vào TQ (dân cũng như ĐCS).

        Trên căn bản những gì ĐCSVN đã làm gần đây, tôi đoán là – đến giờ thứ 25 lúc chiến tranh coi như là “imminent” – họ mới có quyết định theo phe nào! Dù cho như đang nằm trong tay TQ rồi, nhưng nếu phản TQ để theo phe Mỹ vì chiến thắng chắc chắn thì sẽ vẫn lợi hơn. Còn nếu Mỹ có thể thua (theo như họ dự đoán mà thôi – do họ thấy những phát triển của TQ gần đây) và được TQ mua chuộc với cái giá khổng lồ thì họ sẽ sẵn sàng đứng vào hàng ngũ TQ để đánh Mỹ!

        Tóm lại, vấn đề độc lập vẹn toàn lãnh thổ của VN là “negotiable” đối với ĐCSVN (như họ đã làm lâu nay) – tùy theo phe nào cho họ lối thoát tốt nhất. ĐCS là một tên lưu manh, không thể tin cậy được từ xưa tới nay.

        Nhưng có khi, đến đường cùng thì người ta lại có thể thay đổi! Có ngây thơ để hy vọng rằng ĐCSVN sẽ thấy con đường phần đông các quốc gia tiến bộ đi vào là con đường đúng và cũng sẽ là lối thoát tốt nhất, sớm nhất cho họ không? Quả là khó – đó là cả một điều lạ lùng!

      • David Nguyen says:

        Việt Nam chỉ có cái quần xà-lỏn để trả treo với Mỹ. Cách đây vài năm đài Pháp/RFI đã loan tin trung ương đảng VN đã nhận 50 tỉ đô la để trao đổi với TC. Sau đó, VC mua tàu ngầm và máy bay của Nga, tân trang quân đội. Có tàu ngầm, tàu chiến, hỏa tiển, và máy bay tối tân nhưng ngư dân VN cứ bị “tàu lạ” đụng chìm! Vậy VN mua để làm gì? Bảo vệ TC? Mỹ làm gì không biết. Thương thuyết cái nổi gì. Chúng tôi ở xứ người và học được cái lịch sự thôi. CSVN muốn được Mỹ bảo vệ thì đúng hơn. Theo chiến lược thì chúng ta không nên xữ dụng một chiến lược đến lần thứ hai. CSVN đã học được binh pháp Tôn Tử nhưng lại là học được của Bàng Quyên chứ không học của Tôn Tẩn. Tôi xin mách nước cho bạn: Mỹ đã làm một cuộc thử nghiệm. Họ đưa những tướng tài giỏi của người Mỹ và những nhà kinh doanh ở phố Wall ra mổi bên nắm một sư đoàn Mỹ (30 ngàn người chứ không phải 10 ngàn). Bên giới doanh nhân có một sỉ quan phụ tá nhưng ông ta không được đưa ý kiến mà chỉ giúp kiến thức quân sự. Kết quả là những nhà doanh nhân thắng những tướng tài ba nhất của Mỹ. Các ngài biết chuyện gì rồi.

  7. Đầu năm says:

    Chẳng có tổ chức nào hay bất cứ sự liên kết với các nước về kinh tế hay chính trị có thể ngăn chặn ảnh hưởng bành trướng tham vọng của TQ . Không có dấu hiệu gì cho thấy VN sẻ được bảo vệ !

    Hảy nhìn sơ qua VN là một nước như thế nào trong Cộng đồng Quốc tế . Thứ nhứt là một nước nghèo theo chế độ CS độc tài , một trong những nước tham nhũng nhất thế giới và kém phát triển . Vẩn còn nhận sự giúp đở và tài trợ của Quốc Tế . Cho nên quan hệ với nhửng nước giàu mạnh không có sự cân bằng bình đẳng luôn luôn bị lép vế không có tiếng nói chủ động !

    VN khoe khoang nói rằng có quan hệ ngoại giao hơn 150 nước trên thế giới , con số nói lên chỉ có số lượng chứ không có chất lượng . Cái VN cần là một vài nước có chất lượng để phát triển quan hệ sâu rộng và bền chặt lâu dài . VN đã có và làm được việc này chưa !

    Quanh đi quẩn lại trong quá khứ và hiện tại bây giờ VN đúng ra là 1 nước rất ( cô đơn ) đơn độc trong thế giới này . Không biết nhửng nhà lảnh đạo đỉnh cao trí tuệ VN nhìn thế giới ra sao và mong muốn VN mình ra sao thế nào trong thế giới ấy ! Hay là họ luôn luôn tự cao tự đại cố chấp , sỉ diện của anh hùng nên không thấy VN càng ngày càng bị bao vậy cô lập bởi TQ .

    Nhửng gì VN làm cho tới bây giờ chỉ là giải pháp tạm thời cho một vấn đề lâu dài , nếu không có kế hoạch chiến lược lâu dài thì những việc làm hiện tại sẻ phá sản vô tác dụng !
    Trước 1 TQ bành trướng tham vọng thì nhửng việc VN làm sẻ làm cho họ cứng rắn kiên quyết mạnh bạo và quyết đoán ! VN sẻ làm gì và ra sao trong 10 , 20 năm tới !

    • Bannong says:

      Tôi khẳng định rằng cái tay “Đầu măm” này chắc chắn là một tên “Tàu khựa” nằm vùng chính cống đây mà. Hãy về mà báo cáo với bọn ở “Trung Nam Hải” rằng còn lâu các người mới làm gì nổi VN nhé. Nếu đánh nhau ở Biển Đông, chúng ta sẽ dành một hòn đảo to nhất để xây thêm một cái “Gò Đống Đa” nữa, Hiểu không ? Trước sau gì Hoàng Sa và sáu cái bãi đá trong quần đảo Trường Sa cũng sẽ về tay VN ta.Tổ quốc Trung Hoa của các người đang bị bao vấy tứ bề mà không biết à? Dạo này, lãnh đạo TQ các người có dám to mồm về cái gọi là “đường lưỡi bò” nữa đâu? Nhà người không thấy sao?

  8. David Nguyen says:

    Trung cộng lợi dụng sự hợp tác của Mỹ trong thập niên 1970s. Họ phát triển kinh tế mạnh mẻ với sự bốc lột công sức của người dân Trung Quốc. Một mặt họ xúi dục các phần tử quá khích hồi giáo gây chiến tranh để cầm chân Mỹ và làm nền kinh tế của Mỹ suy yếu dần. Ngoài ra họ tiếp tục cho Mỹ mượn số tiền khổng lồ để tiếp tục chi tiêu và mua hàng hóa của TC. Mặt khác, TC cầm chân các nước ở Đông Nam Á như Việt Nam và Miến Điện không phát triển đượcvà dùng như chư hầu. Họ tạo thành một liên minh để tương lai chống lại Mỹ và các nước Âu Châu. Họ dùng Bắc Hàn như một cản trở khác cho Mỹ, Nhật và Nam Hàn. Như TC phá VN trên mọi lảnh vực. VN bị dịch bệnh liên miên. Kinh tế bị tràng ngập hàng hóa của TC. Họ kiểm soát những nhân vật đầu nảo VN.
    TC gặp Mỹ như “kẻ cắp gặp bà già”. Mỹ đã phản công trên mọi lỉnh vực kinh tế cũng như ngoại giao và chính trị. Cùng lúc, phong trào đấu tranh ở Bắc Phi và Ả Rập nổi lên một cách thành công. Đảng CSVN chỉ còn là hư danh và trở nên một tầng lớp áp bức người dân. Sự sụp đổ là điều chắc chắn. VN có cần đổ máu nửa hay không? Nhìn lại các quốc gia trên thế giới với sự tiến hóa (evolution) trong xã hội như nước Anh đều tốt đẹp hơn những quốc gia với những cuộc cách mạng (revolution) liên tiếp. Có lẻ các nhân vật quan trọng trong đảng CSVN cũng không muốn đất nước vào trong “mùa xuân Ả Rập”?
    Đây là lúc VN nắm lấy cơ hội với mậu dịch xuyên Thái Bình Dương này để tạo uy tín và xây dựng một quốc gia VN hùng cường. Sau này lịch sử không ghi là một đảng bán nước cầu vinh. Nếu đảng CSVN rút ra khỏi hệ thống chính phủ và dần dần dần tạo sự cạnh tranh trong chính trị. Có nghỉa là đa đảng. Có sự cạnh tranh trong chính trị thì mới tạo ra sự cạnh tranh trong mọi phương diện xã hội. Như vậy, quốc gia VN mới phú cường. Lúc đó VN có thể trông cậy vào lực lượng khoa học kỷ thuật của người Việt khắp nơi trên thế giới. Nó giúp đốt giai đoạn trong sự đào tạo những đội ngủ lao động trí thức và chân tay. ĐÂY LÀ CƠ HỘI CHÓT CHO ĐẢNG CSVN TRỞ THÀNH TỘI ĐỒ HAY CÓ CÔNG CHO DÂN TỘC VN!

  9. D.Nhật Lệ says:

    Nói chung,bài viết của PU.khá nhưng ý kiến của Viet làm tôi xin phép đặt câu hỏi là bác hãy chỉ ra có nước nào không vì quyền lợi của họ ? Tôi xin trả lời thay bác là hoàn toàn không có nhưng trừ ra những nước coi quyền lợi của đảng là tối thượng,trên cả quyền lợi của dân và nước họ.
    Nếu biết đặt quyền lợi của tổ quốc trên hết thì VN.cần Mỹ hơn Mỹ cần VN.Lý do là TC.không có khả năng
    tiêu diệt nước Mỹ,cùng lắm là tranh nhau vai trò bá chủ thế giới nhưng TC.có khả năng biến VN.thành chư hầu ! Lý do nữa là Mỹ có nhiều đồng minh chống lại TC,còn VN.thì không nước nào có thực lực đủ để giúp đương đầu với TC.

  10. viet says:

    Phong Uyên says:
    “Dù sao gia nhập khối TPP cũng tạo cho Việt Nam cơ hội tốt nhất để tạo dựng được một nền kinh tế vững bền, có nhiều triển vọng, thoát khỏi được sự khống chế của Trung Quốc. Những người Marxistes chân chính còn dựa vào biện chứng pháp của Marx khẳng định kinh tế là hạ tầng cơ sở, chính trị chỉ là thượng tầng kiến trúc, để tin tưởng là một khi nền kinh tế Việt Nam đạt được trình độ tiến triển để hòa nhập với nền kinh tế chung của các nước trong khối TPP thì chính trị Việt Nam cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng dân chủ của các nước này”.

    Lời Bình: Trên đây là mấy dòng kết bài viết của Phong Uyên, tôi hoàn toàn nhất trí với kết luận này nhưng cần nói ró là nhiều điều phân tích ở phần trên là không đúng, đánh giá chưa chính xác về tình hình mọi mặt ở VN hiện nay. Cách viết của phong uyên cứ như là Mỹ là người rất tốt, rất hào hiệp vì nền dân chủ ở VN? Không hẳn thế đâu thưa bạn PU à. Mỹ thực ra chỉ vì quyền lợi của mình để chống TQ bành trướng mà thôi (vì sao cần chống TQ thì chính bạn đã phân tích ở bài trên). Mỹ cần VN đi với Mỹ, nếu như mà VN đi hẳn với TQ thì sẽ là tai họa cho Mỹ (tai họa thế nào sẽ bàn riêng ở chủ đề khác nếu bạn không đồng ý) và như thế tức là Mỹ cũng cần VN cũng như VN cần Mỹ. CSVN rất biết đièu này và họ sẽ quan hệ với Mỹ trên cơ sở bình đẳng chứ chẳng ai là kẻ cho không ai đâu. Hợp tác 2 bên cùng có lợi, thế thôi./.

    Tuy nhiên mấy dòng kết luận mà “đúng” thì cũng là “rất tốt” rồi, không thể cầu toànviet. Tôi ủng hộ!

    • Đông Nam says:

      ” VN đi hẳn với TQ thì sẻ là tại họa cho Mỹ ” có thật không vậy tự đề cao VN quá chăng !
      Trước mắt VN đi hẳn với TQ là tai họa thảm họa cho VN nói riêng và toàn vùng DNA nói chung VN sẻ đánh mất niềm tin với các nước xung quanh như vậy sẻ tạo ra nhiều kẻ thù không đáng có ! Còn Mỹ họ ở xa làm gì mà tai họa cho họ ! Tự hào và tự tôn dân tộc của người Việt ai củng có cả nhưng mà đề cao VN mình và cho nó quan trọng quá hơn sự thực
      Thì ảo tưởng viển vông chẳng giúp ích gì cả !

      • Timsuthat says:

        Đồng ý cùng ông Đông Nam!
        Mỹ đối với VN – chỉ là để thêm/bớt một đồng minh. Sức mạnh QS mà TQ sẽ có – nếu VN thành thuộc địa của TQ hoặc liên minh QS với TQ – là thêm 1 ngàn dặm tầm bắn, nhưng vũ khí của Mỹ vẫn trị được; đấy là trong thời chiến. Còn lúc hòa bình thì giao thông tự do ngoài 24 hải lý chẳng hề hấn gì.
        VN thuộc vào TQ quả là tai họa thảm cho VN. Tàu luôn dùng các chư hầu như Bắc Hàn và VN làm bia đỡ đạn cho biên cương họ; còn hiện giờ thì họ chỉ cần khai thác, tấn công mọi phía không quân sự.

Phản hồi