WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Báo chí – người tiêu dùng và lạm bàn chuyện thực phẩm bẩn

Khó hiểu quá. Thiệt là khó hiểu thiệt đó. Dạo này đi đâu, vòng quanh site nào cũng thấy mấy tiêu đề “Bánh mứt bẩn“, “Lạp xưởng dơ“, “khô không hợp vệ sinh“… Tùm lum tiêu đề đánh hội đồng cái gọi là không khí Tết. Cũng không biết từ khi nào bánh mức vào ngày Tết thì là điều bắt buộc phải có, bánh tét, bánh chưng, lạp xưởng, khô mực, khô bò, trở thành những món ăn đặc trưng cho ngày tết cổ truyền của Châu Á chúng ta. Để thấy được tính cần phải có của những món ăn này thì ai là người Việt Nam đều biết là “đúng thế“. Vì lý do đó mà cứ gần Tết là website nào cũng giật hot bằng những tiêu đề gây “bấn loạn“ cho người tiêu dùng. Một trong những chuyện tréo nghoe mà năm nào cũng thấy.

Đợt vừa rồi mẹ mua về mấy chục thùng mứt đủ các loại. Nào là mứt sen, mứt gừng, mứt năng, rồi thì là mứt me, mứt mận, mứt đào, rồi có cả mứt vô bọc sẵn rất đẹp của “Hàn Quốc“, “Mã lai“. Hàng thì nhiều, chất đầy hết cả kho, kiến bò tùm lum mỗi ngày đều phải kiểm tra xem có ướt hay có ẩm không. Chất lượng mức phải được bảo quản đẹp, khô, và còn nguyên không bị dập nát hay biến dạng. Mắc công, tốn sức, mất thời gian, đó là chưa kể đến nếu nhiệt độ ẩm làm mức bị chảy nước lại phải đem đi phơi. Rất cực.


Bấy nhiêu đó thì cũng đủ thấy để đáp ứng những sản phẩm đặc trưng để đến tay người tiêu dùng còn đảm bảo chất lượng thì các chủ hộ kinh doanh gia đình như chúng tôi phải mệt mỏi và cực nhọc như thế nào. Chưa kể đến quá trình bảo quản gây nhiều trở ngại cho chúng tôi về mọi mặt. Ấy vậy mà vẫn bị các anh các chị nhà báo “rỗi rảnh“ kiếm chuyện đủ đường để bơi móc hết đường này đến hẽm nọ bắt bẻ từng chút một.

Kính thưa với các anh các chị nhà báo là chẳng có món ăn nào hợp vệ sinh nếu chúng ta nghĩ là nó mất vệ sinh cả. Một số lượng lớn các sản phẩm cứ nghĩ là sạch sẽ, đủ chuẩn an toàn thực phẩm nhưng chỉ là bề nổi. Như những nhà làm kẹo, làm mứt, làm lạp xưởng dịp Tết phải trữ từ vài trăm kg mỡ, ruột, và các vật liệu làm ra thành phẩm từ vài tháng trước là chuyện bắt buộc. Nếu không trữ đến cận mới mua thì giá thành sẽ rất cao. Mà giá thành cao thì giá sản phẩm phải bị đội lên gấp nhiều lần. Vì lý do cơ bản “Người Việt nghèo chuộng hàng rẻ“ nên các chủ hộ kinh doanh phải có chiến thuật đi đúng đắn “như mất vệ sinh“ theo kiểu ngôn ngữ của cánh nhà báo là điều dễ hiểu.


Hôm qua nằm trên phòng nghe bà chị họ than mà buồn hết cả ruột “Tết năm nay chắc em không có nổi tiền mua cho hai đứa con em bộ quần áo quá chị Năm à“. Mẹ bất ngờ hỏi “Sao vậy“. Chị ta buồn buồn nói giọng nhỏ xíu “Năm nay thịt heo không có nên giá cao em không dám mua nhiều nên làm lạp xưởng không được. Tiền đâu mà sắm sửa cho con“. Ai cũng có nỗi lo riêng mà chẳng ai có thể hiểu dùm họ cả. Nhà báo không viết bài thì nhuận bút đâu mua cơm. Nhà làm bánh mức không trữ vật liệu thì làm sao có đồng lãi. Thực phẩm tươi sống giá thành cao thì lấy đâu ra sản phẩm rẻ cho người Việt Nam. Thì là vậy đó. Ai cũng có cái trắc ẩn mà có ai hiểu dùm cho ai được đâu.


Nói thì là nói cho nó vơi đi cái lòng buồn bực cánh nhà báo thế thôi. Chứ cũng chả biết làm sao cả. Mứt thì vẫn phải mua, lạp xưởng thì vẫn phải làm, giá thì vẫn phải vừa túi tiền người tiêu dùng, còn cánh nhà báo thì cứ tìm thông tin “ô nhiễm“ mà giật tít. Chỉ tội là tội người tiêu dùng. Đọc thông tin trên mấy trang báo mạng, báo giấy cứ nói là hoang mang tột độ. Lòng thì lo mà vẫn phải mua. Không tặng quà cho hàng xóm, dòng họ, sếp trên, cấp dưới thì cũng không gọi là “Người Việt“. Hoang mang nối tiếp hoang mang, lo lắng đè đầu lo lắng. Ôi! cuộc sống sao mà chói chang quá, nhìn mãi mà lòa hết cả mắt.


Chẳng biết đến bao giờ chúng ta sống cùng nhau, tồn tại với nhau, thấu hiểu cho nhau và cùng nhau sống một cuộc sống thật tốt đẹp đây nữa. Cứ hết người này làm tổn hại người kia, và người kia vô tình làm tổn hại người nọ thì cuộc sống vẫn cứ mãi là những nhức nhói khó bày tỏ thành câu.

Nhũn hết cả chi chi…

Mi Điệu – Yumi

4 Phản hồi cho “Báo chí – người tiêu dùng và lạm bàn chuyện thực phẩm bẩn”

  1. Dao Cong Khai says:

    Sorry, em không dám ăn đồ made in Vietnam. Tốn tiền bò tới đây còn bon chen đớp mấy cái thứ “quốc hồn quốc tuý” đó vào cơ thể để cho nó phải mệt mỏi chống virus hoặc ngộ độc vì hoá chất làm chi.

    Cái mạng em ở đây nó khác rồi, không rẻ bèo như còn làm công dân nước CHXHCN VN hồi đó nữa… Thứ nhất là đồ VN, thứ 2 là đồ Ba Tàu là em đầu hàng vô điều kiện. Đồ ăn của Mỹ bán đâu có đắt đâu mà phải mua đồ rẻ của đám CS đó. Nước mắm thì kẹt lắm em phải mua nước mắm Thái Lan. Còn Việt Hương với Phú Quốc thì sorry, em chạy sang đây để trốn mấy cái mùi vị đó; nước mắm VN bao giờ cũng có mùi thúi hơn nước mắm Thái Lan, có lẽ điểm đặc biệt của nó là cái mùi thúi rất VN của nó làm cho em sợ. Mấy bố già bên đây không cao máu, cao mỡ thì cũng bị tiểu đường…, đớp mấy cái mứt của VN vào thì uống thuốc tiểu đường còn công hiệu gì nữa. Chưa kể trong những thứ mứt đó có đủ loại hoá chất do Ba Tàu chế tạo, ăn vô sẽ bị ung thư tùm lum nữa.

  2. ailê says:

    Không biết khi viết “mẹ ” mua sắm tết là mẹ nào? .mẹ ai?. Chắc không phải mẹ của áílê tui rùi.(Nhiêu người cứ kêu gọi ,viết mẹ ” trống không,làm như mẹ mình củng là mẹ thiên hạ,mà thiên hạ củng có nhửng người già mất mẹ ,nghỉa là bà ngoại các cháu/hay chính mình củng là mẹ của các con lớn hết rồi. Nhưng nói tóm lại,mẹ ai củng được,mà ở thới buổi nàymuadự trử cho cái Tết nhiều thế đến nổi sơ kiến sợ chảy nướcsơ thiu,sợ hư…thì MẸ củng giỏi quá trời !
    Thực phẩm ,ngay ở Mỷ,trong các nhà hàng ăn,bán trong các chợ,củng chẳng sạch sẻ gí cho lắm. Đả có lần người góp ý này nhìn thấy cái đáy của một thùng đựng chip bán tại cửa hàng ăn đầy cứt chuột.
    mà chủ (ngoại quốc) còn bắt lượm miếng chip nào còn nguyên hay bị chuột gặm một xíu để bán cho khách hàng ăn ,chấm với nước chấm (hủ lớn) (không biết có gì trong đó không ?. Còn có người nói nếu vào bếp một quán ăn VN,thì còn đáng sợ,không còn muốn ăn nửa. Chuyên mất vệ sinh còn nhiếu…không thấy thì cứ vui vẻ hưởngthụ
    Còn báo chí đưa nhửng thực phẩm “mất vệ sinh” đó là nhửng thực phẩm làm gian dối (như cách làm cá khô thiều ở Nhatrang/có video đàng hòàng) hay cá bỏ trong phân cali thay vì ướp đá lạnh,hay chích thuốc cho cákhỏi ươn.Chế biến tômcủng vây .Ngay cảsửa hộp vô hộp tại SF củng cónhản nhiều loại nhiều nước,nhưng củng chẳng biết thực chất ra sao.Càphê là bắp rang với hương vị càphê.Thịt thúi,mở hôi chúng ta đều có đọc báo nghe củng gơm khi ăn góimở trong mỉ ăn liến>Mà mì ăn liền có lớp sáp cho sợi mì đẹp Cón ướp formol,hàn the,melamine, và các chất hóa học khác …cho nên tác giả củng không cần phải la hỏang hay oán trách nhà báo “nóiquá lời” vì các chất ướp hoá học gây nhửng bệnh nan y vế sau. Tết thì càng cẩn trọng hơn ,ví du như bánh chưng bánh tét thì nên đặt gói không cần nhân thịt hay đâu xanh,mà cần nếp nhiều hơn ,hay mứt thì có thể chỉ nên ăn mút gừng mứt sen (cho có th6i),khong nên ăn khô bò,khô thiều …Có ai đi chợ mua trái cây về mà phải đổ hết vì trong ruột ở giửa đen thuichưa ? Có ai thử mua cam về đê một tháng vẩn còn tươi roi rói ? Thôi thì hạn chế ăn uống lại. “cơm thương cháo thương chớ “ai” thương mình ?
    Nói như một người Mỷ là đành chịu.Cứ giao số mênh cho Chuá trời định đoạt…

  3. diet tau says:

    Dân nghèo Việt Nam có bị nhiễm bệnh hay “ngủm” vì “thực phẫm không an toàn” thì Cán bộ nhà nước vẩn sống nhăn răng vì các đồng chi’ con cháu cu Hồ có nhiều tiền đê/ mua thức ăn thượng hạng, có vườn trên nóc nhà để trồng rau tươi, ngay cả có ruộng trồng lúa riêng cho các đồng chí giòi bọ thưởng thức ..
    Truy cho cùng thì ngộ độc thực phẩm là chính sách của “nước lạ” cùng với sự đồng lỏa tiếp tay của cán bộ Việt Cộng làm cho dân Việt càng nhiều bệnh hoạn thì càng tốt cho Tàu,
    Hiện nay ở Việt Nam nhiều nhà có người bị bệnh ung thư, dịch lở, loét dạ dày, nội lo kiếm tiền đi nhà thương, lo chạy thuốc không xuể thành thử không ai còn thì giờ chống nhà nước hay “diễn biến hòa bình” nửa .
    Đa số nhà thương tư là sở hữu của cán bộ Cộng Sản . Càng có nhiều bệnh nhân thì Việt Cộng tư bản đỏ càng hốt dollar hay bạc “cu Hồ”

  4. Hoa Mộc Lan says:

    Xin có đôi lời cùng Mi Điệu như sau nha
    Trích: Kính thưa với các anh các chị nhà báo là chẳng có món ăn nào hợp vệ sinh nếu chúng ta nghĩ là nó mất vệ sinh cả. Một số lượng lớn các sản phẩm cứ nghĩ là sạch sẽ, đủ chuẩn an toàn thực phẩm nhưng chỉ là bề nổi. Hết trích
    Đúng như thế. Không có món ăn nào sạch sẽ đến mức vô trùng vì như vậy không biết có còn ngon lành nữa chăng? Tôi đã làm qua nhiều khâu trong nhà hàng cũng như đã từng bán thực phẩm. Tôi biết và vẫn quan niệm rằng Sạch sẽ chỉ là một khái niệm cho từng cá nhân. Nếu anh chị thích sạch sẽ như ý mình thì chỉ còn có nước đừng bao giờ đi tiệm ăn. Vì bất cứ nhà hàng nào cũng “dơ dáy” ở một vài khâu trong quá trình chuẩn bị hay nấu nướng.
    Nhưng vấn đề không phải là sạch sẽ là trên hết. Hợp vệ sinh còn phải được hiểu là thức ăn không pha chế với những chất hoá học có hại trực tiếp hoặc sẽ gây hại về sau cho người tiêu dùng. Ở Việt nam vẫn chưa được chính quyền quan tâm về vấn đề này. Thí dụ như tôm tươi nhảy tanh tách ngoài chợ…chưa chắc đã hợp vệ sinh vì nó vưà được dopping với nhiều chất hoá học để “tươi tỉnh” khi ra chợ, hay rau tươi được rửa với chất hoá học giử rau xanh và lâu úng. Thịt thì thoa màu cho tươi cho bắt mắt…vv và vv

    Nhà sản xuất không thể dựa vào lý do ” sợ thịt heo cuối năm lên giá” nên mua và trử thịt trong tình trạng thiếu vệ sinh (ôi thối hay thịt không còn tươi) và sau đó lại phải nhờ vả đến chất hoá học để “hoá giải” cái mùi. Về kinh tế mà nhìn thì có thể nhà sản xuất có nhiều lời hơn, nhưng về khiá cạnh nhân đạo thì không được hợp lý vì sẽ có rất nhiều người (trẻ em, người già, người bệnh) không tiêu hoá nổi các thực phẩm này, hoặc bị dị ứng với các chất hoá học trong đó…
    Nói cho cùng thì người nghèo vẫn phải mua đồ rẻ để dùng. Nó như cái vòng lẩn quẩn khó mà thoát ra.
    Để hiểu lý do tại sao thì chúng ta cần có sự công bằng trong suy luận, và khi đề cập đến vấn đề này không có nghĩa là muốn HẠI ai mà chỉ là nêu lên cái tệ hại của chính quyền không bảo vệ được người tiêu dùng. Nghĩa là không có ban ngành để kiểm tra an toàn thực phẩm. Và trên hết là ban ngành này phải SẠCH SẼ. Chứ nếu ban ngành này mà DƠ BẨN thì làm sao đủ tư cách để thanh tra???

Leave a Reply to diet tau