WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi Bộ trưởng “lục túi” người dân

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng (Ảnh: VietNamNet)

Tháng 11-2011, giữa lúc QH đang bàn thảo chủ trương cắt giảm đầu tư công, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng, rất hồn nhiên, đề nghị QH bố trí khoản ngân sách 40.000 tỷ đồng, thu vượt từ dầu thô, cho các công trình trọng yếu của ngành giao thông. Lý giải nguyên nhân, Bộ trưởng Thăng, cũng rất hồn nhiên- “tiết lộ”: Hiện Bộ GT-VT không còn tiền để đầu tư hạ tầng.

QH tất nhiên từ chối.

Chỉ hơn 1 tháng sau, vào ngày gần như cuối cùng của năm, Bộ trưởng Thăng ký đề xuất thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm. Lần này, lý do không phải vì ngành GTVT “không còn tiền”, mà được thay thế bằng một lý do có vẻ cao cả và cấp bách hơn “chống ùn tắc giao thông”.

Lý do thật sự thế nào, có lẽ chỉ Bộ trưởng Thăng biết. Mà thực ra, Bộ GTVT cũng chẳng đủ lịch sự để phải “tế nhị”. Ngày 2-1, trả lời tờ NLD, người phát ngôn Bộ GTVT thật thà: “Cách đây không lâu, Bộ GTVT đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án Quỹ Bảo trì đường bộ, trong đó cũng đã tính tới phương án thu phí đối với xe máy, ô tô nhằm sửa chữa, duy tu đường sá. Muốn có thêm một khoản tiền để làm mới hạ tầng giao thông thì cần thiết phải có thêm khoản thu, trong đó có việc thu phí lưu hành phương tiện xe cá nhân”.

Tính chất “gánh nặng” đổ từ trách nhiệm nhà nước lên vai người dân thực ra đã được nói tới từ năm 2008 khi TP HCM đề xuất tăng thu lệ phí và thu phí hằng năm đối với xe môtô, gắn máy. “Xe gắn máy hiện vẫn là phương tiện đi lại, sinh sống, làm ăn của người dân có thu nhập thấp. Do vậy, nếu buộc người dân đóng phí cao thì do nhu cầu cuộc sống, người dân vẫn phải sử dụng xe gắn máy. Chứ đi bằng phương tiện nào trong khi giao thông công cộng không đáp ứng nhu cầu của họ?”- Ông Lê Hiếu Đằng, khi đó đương chức Phó Chủ tịch MTTQ TP HCM nói. Ông Đằng cho rằng bản chất của câu chuyện tăng phí và thu phí phương tiện là “Đẩy khó khăn cho người dân”; là “Làm gánh nặng tài chính của mỗi gia đình càng thêm nặng nề”.

Năm 2008 TP HCM chưa có tàu điện ngầm. Xe bus đô thị gắn liền với sự bất tiện, mất thời gian. Đến giờ, tàu điện ngầm vẫn nằm đâu đó ở thì tương lai. Còn xe bus, dù khuyến khích cán bộ ngành GTVT đi xe bus nhưng cũng chính Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, người từng “thí điểm đi xe bus”- cũng thừa nhận rằng: “Với tình hình chất lượng xe buýt như hiện nay thì đến tôi còn chẳng thể đi nổi…”

Đối với người dân, bao gồm cả ở TP và nông thôn, chiếc xe gắn máy giờ đã trở thành đôi chân, thành chiếc “cần câu cơm”.

Có lẽ là ngay cả Bộ trưởng Đinh La Thăng, người vừa ký đề xuất thu phí lưu hành đối với tất cả các loại “chân”, thu phí giờ cao điểm đối với 11 triệu “cần câu cơm” ở 5 TP lớn, chắc chắn cũng sẽ “cắn bút” để trả lời rằng nếu người dân không đi bằng xe gắn máy thì họ đi bằng gì.

Có một người đã nói đúng bản chất vấn đề. TS Khuất Việt Hùng Trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT (ĐH GTVT Hà Nội) nói rất thẳng thắn: “Việc thu phí lưu hành xe chỉ làm tăng ngân sách chứ không tác động đến hành vi sử dụng xe máy của người dân, không làm giảm số lượng người sử dụng xe máy và vì vậy không làm giảm ùn tắc giao thông. Khi người ta sở hữu xe máy và bị đóng phí lưu hành thì đương nhiên họ sẽ sử dụng xe máy vì đằng nào cũng đã đóng phí rồi”.

Cần phải nói thêm là không phải vì đánh phí cao mà người dân có thể đi bộ.

Câu hỏi đặt ra, vì thế, không phải mức đóng là cao hay thấp, mà phải là việc buộc người dân phải đóng tiền vì Bộ GTVT “không còn tiền”, thậm chí là để “giảm ùn tắc” là đúng hay sai, là hợp lý hay không hợp lý, nhất là khi việc thu phí chỉ có tác dụng làm tăng mấy chục ngàn tỷ vào “ngân khố” giao thông chứ gần như sẽ không có tác dụng làm giảm ùn tắc.

Có người nói bằng việc ban hành một văn bản nhạy cảm như vậy vào ngày cuối cùng của năm, dịp mà hầu hết các cơ quan truyền thông nghỉ tết dương lịch, và dưới danh nghĩa “Cách mạng chống ùn tắc”, Bộ trưởng Thăng đã khôn ngoan hơn rất nhiều so với hôm ông “xin tiền trước QH”.

Nhưng khôn ngoan để làm gì khi bản chất của câu chuyện là ông đã “lục túi” người dân dưới danh nghĩa giảm ùn tắc giao thông, đã đẩy áp lực trách nhiệm của một Bộ trưởng lên vai người dân.

Theo blog Đào Tuấn

7 Phản hồi cho “Khi Bộ trưởng “lục túi” người dân”

  1. hoangviet says:

    Đinh La Thăng ngu quá mức rồi, ‘Thu phí lưu hành xe để đảm bảo công bằng xã hội’.
    Dân có đóng thuế, đóng phí… cho nhà nước để nhà nước đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất cho XH phát triển và người dân được hưởng lợi và cái đó gọi là trách nhiệm công dân không liên quan gì đến công bằng XH cả,nó được quy định rõ trong pháp luật.Dân giao tiền cho Nhà nước mà quản lý kém, dẫn đến tham ô tham nhũng, dự án không hiệu quả thì Cán bộ,Công chức,Viên chức phải chịu trách nhiệm cái này nó đã có trong Luật Cán bộ, Công chức, Viên chức rồi. Ngân sách cho đầu tư phải được được thông qua Quốc Hội trong niên khóa tài chính hàng năm, thu đâu, chi đâu phải rõ ràng cho nên việc Thăng làm là ép quốc hội rất là bố láo, chuyên quyền, không có nguyên tắc bài bản gì, đệ trình của Thăng là có vấn đề về thủ tục pháp lý và tùy tiện.
    Còn xét về mặt lý luận thì công bằng XH là một phạm trù rộng, nó không liên quan đến hoàn cảnh kinh tế,hay cơ sở hạ tầng vật chất, một đất nước giàu, cơ sở hạ tầng vật chất tốt chưa chắc đã có công bằng XH và ngược lại. Công bằng XH là một phạm trù khách quan nó nằm trong bản chất của chế độ XH . Từ khi con người có cuộc sống cộng đồng, cuộc sống rất sơ khai về vật chất, và cho đến bây giờ công bằng xã hội mang tính tinh thần, đạo đức, nhân văn tình người là cơ bản còn công bằng vật chất cho đến bây giờ nó thể hiện bằng sự cống hiến và lao động chân chính mà pháp luật ghi nhận, không có sự cảm tính và so bì.
    Mặt khác nói như Thăng là dân đang tiêu tiền “chùa” mà không đóng góp gì cả,lạ thật chính phủ lấy tiền từ đâu ra,có phải từ tiền thuế và phí của dân không,người ta chỉ nói quan tiêu tiền “chùa” , chưa ai nói dân tiêu tiền “chùa”, cái cách nói của Thăng là cách nói là dân phải ơn Đảng, ơn nhà nước, mọi thứ của dân đều là của Đảng ,của Bác , đó là điều láo toét nhất của chế độ này đấy Thăng ạ.
    . Làm đến Bộ trưởng, hàm ủy viên TW mà không hiểu biết gì về thực tiễn, lý luận, luân thường đạo lý như Thăng thì chỉ có tiền mới đẩy chú lên được thôi Thăng ơi.

  2. Tập Cận Thị says:

    Thu phí xe ô tô và xe máy là một quyết định sáng suốt của ngài bộ trưởng. Vì, vừa chống được ùn tắc, vừa chống được ô nhiễm, lại có thêm tiền để có qũy sửa chữa đường xá.
    Dân nghèo chuyển sang đi xe c̀ông cộng, đi xe đạp, hoặc nếu gần, thi đi bộ. Ùn tắc đường phố sé bớt đi. Ô nhiễm cũng bớt đi. Nhất là VN ta đỡ phải mua một lượng xăng dầu bằng ngoại tệ. Mà xăng dầu thì càng ngày càng mắc. Ta chù động đi làm bằng xe đạp lại làm cho cơ bắp tay chân được thể dục đều đặn, sức khoẻ tăng lên. Thế là ích nước, lợi dân.
    Hoan hô ngài ḅ̀ trưởng tuổi trẻ tài cao

  3. Phan BA says:

    Nhìn mặt anh này có vẻ điếm đàng và có mặt như hề nữa.. Thật tức cho lũ đười ươi.

    Con đường ĐẠI LỘ Đông tây, có ba lằng, hai lằng lớn ở ngoài dành cho xe hơi, lằng nhỏ ở trong, rộng bằng nửa lằng lớn là dành cho xe 2 bánh.

    Như ta biết là 80-90% người dùng là xe 2 bánh, nên lằng dành cho xe 2 bánh chật như nêm, vả lại nó hơi nghiêng xuống ở phía trong và có vũng nước đọng nên hơi nguy hiểm. Và như vậy rất nhiều người vào lằng 2 dành cho xe tải.

    Các chú công an chỉ đứng đó bắt, dễ như vớt lăng quăng và kiếm bộn tiền.

    Luật như vậy là ngu hay là lưu manh đây hả mấy bác!! à quên, xứ việt cộng xài luật rừng, nên cách này là cách bảo vệ kẻ yếu!!! cũng vậy 3% việt cộng xử dụng 90% tiền thuế, của cải của dân việt!!!

    • MINH HẰNG says:

      THẤY GÌ TRÊN GUƠNG MẶT NÀY ?

      Thấy mặt tên này cãm tuỡng đầu tiên cuả mọi nguời là bộ mặt cuả tên du côn. Nhìn rộng ra sẽ thấy một nhà nuớc cuả bọn du côn. Đó là điều đáng buốn cho số phận và tuơng lai cuả mộ dân tộc.

  4. Huhu says:

    Thằng ngu.

  5. Lê Dân Việt says:

    Xin phép BBT cho đang bản tin ngắn này để nhắn với mấy CAM cho thấy tình hình “đang rút chạy” của con cái cán bộ CS Tầu và Việt.

    Phải chăng họ đang rút chạy ?
    Financial Review (Lê Văn chuyển ngữ)

    MELBOURNE: Trong vòng mấy tuần qua, một làn sóng người đến từ Á châu, đa số là những nam nữ trẻ tuổi, đã nhập cư vào Úc dưới diện di dân kinh tế. Ngoài khoản tiền hơn 500 ngàn Úc kim phải đóng ký quỹ trước đó, theo qui định của bộ Di trú để được liệt vào diện di dân này, những thanh niên nam nữ này cũng mang theo những khoản ngoại tệ rất lớn.
    Một giới chức di trú dấu tên xác nhận về làn sóng di dân đặc biệt này, và nói thêm là đa số đến từ Trung Quốc và Việt Nam. Số lượng ngoại tệ, đặc biệt là Mỹ kim và quý kim, mà họ kê khai theo qui định của quan thuế Úc tính trung bình là vào khoảng 50 ngàn mỗi người.
    Một hiện tượng lạ lùng khác nữa là thị trường địa ốc ở Úc cũng sôi động không kém trong mấy tuần qua. Tony White, một chuyên gia bán đấu giá bất động sản, cho biết là rất nhiều căn nhà được người mới nhập cư chấp nhận mua chỉ sau vài lần ra giá. Ông cho biết thêm là rất nhiều ngôi nhà ở các vùng sang trọng cũng có người mua sau mấy tháng không ai đoái hoài tới và chủ nhân phải chịu xuống giá. Chẳng hạn như một căn nhà có trị giá đến 4 triệu đồng ở North Sydney đã được một cặp vợ chồng Á châu rất trẻ gật đầu mua trong buổi đấu giá vào hôm thứ Bảy 6.3 vừa qua.
    Một viên chức di trú khác thì cho biết là hiện tại ở Canada cũng có làn sóng di dân tương tự. Theo ông thì đây là con cháu của những người giàu có ở Trung Quốc và Việt Nam được sắp xếp để di dân sang Úc và Canada nhằm đề phòng những bất ổn chính trị sẽ xảy ra.
    Theo một số kinh tế gia thì tuy Trung Quốc và Việt Nam chưa ảnh hưởng gì nhiều bởi các cuộc cách mạng ở Bắc Phi và Trung Đông, nhưng các bất ổn về kinh tế và xã hội đang ngày càng gia tăng vì tình trạng lạm phát quá cao.
    Trong khi các nước Á châu khác có tỷ lệ lạm phát dưới 10% thì tại Việt Nam tỷ lệ này đã vượt mức 14% (tức gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế) và đang gây điêu đứng cho người dân. Một số công ty ngoại quốc ở Việt Nam cũng đang tính đường rút lui hay đình hoãn việc mở rộng kinh doanh vì tình trạng mất kiểm soát về tỷ giá ngoại tệ và vàng của chính quyền Việt Nam. Vào tuần qua, trong nỗ lực kềm chế lạm phát, chính quyền Hà Nội đã ra lệnh cấm kinh doanh trao đổi bằng vàng miếng khiến cho thị trường lại thêm xáo trộn vì người dân không còn tin vào đồng bạc VN vốn bị phá giá đến lần thứ 6 chỉ trong vòng 2 năm qua.
    Adam Peterson, một doanh gia Úc có nhiều năm làm ăn tại VN, cho biết là hình như có làn sóng đổ xô đi mua vàng và ngoại tệ khiến cho tình hình càng lúc càng xấu thêm.
    Ông Peterson cũng không tin là mùi hương Hoa Nhài đang lan sang Á châu, nhưng nhún vai nói: “Biết đâu được. Nếu họ tính đến chuyện rút chạy thì cũng đâu phải là chuyện lạ!”.
    Cái gì gây ra lạm phát ở Việt Nam?

  6. vungu says:

    Hoan hô ông ĐLT Bộ Trưởng GTVT , anh em CSGT có tiền tiêu vặt , nhờ khám xét xe lưu thông đủ loại . Bộ Trưởng muôn năm..muôn năm .

Phản hồi