WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghiệp vụ nhập vai và công an trong báo chí điều tra

Hoàng Khương

Cảnh sát bí mật

Năm 2003, bộ phim tài liệu của hãng BBC “Cảnh sát bí mật” phát hình cảnh sát Anh đội mũ trùm đầu theo dấu hiệu của Ku Klux Klan, tổ chức phân biệt chủng tộc khét tiếng của Mỹ. Những cảnh sát này thường xuyên dùng những từ như “mọi đen” hay “Paki” miệt thị với người Trung Ấn. Bộ phim gây sốc toàn nước Anh khi đưa ra sự thật về tình trạng phân biệt chủng tộc trong giới cảnh sát.

Phóng viên 28 tuổi Mark Daly của BBC đã gia nhập lực lượng cảnh sát ở Manchester 9 tháng và bí mật quay phim tại trung tâm huấn luyện ở Cheshire.

Mark Daly bị bắt vào tháng 8-2003 sau khi cảnh sát nhận được mật báo về một nhà báo đóng giả lọt vào lực lượng cảnh sát. Cảnh sát điều tra anh vì tội làm hỏng quân phục do giấu camera và làm phí phạm tiền công quỹ đào tạo anh thành cảnh sát.

Hãng BBC bị chỉ trích vì dùng thủ pháp nhập vai. Nhưng ban biên tập bảo vệ cách họ làm vì cho rằng đó là cách duy nhất có thể thu thập được chứng cớ.

Năm sĩ quan cảnh sát Anh từ chức và bảy cảnh sát bị đình chỉ. Thủ tướng Anh Tony Blair nói bất cứ ai, kể cả cảnh sát, cũng phải sốc khi chứng kiến những cảnh trong bộ phim.

Mark Daly được tại ngoại sau đó. Viện công tố quyết định rằng không có đủ chứng cớ để đưa anh ra tòa.

Mark Daly được nhận giải Nhà báo trẻ của năm 2004 cho loạt điều tra này.

Sau khi bị bắt, Mark Daly nói trên tờ The Guardian: “Đề tài vô cùng quan trọng và tôi nghĩ BBC hoàn toàn đủ lý do để thực hiện bài điều tra. Tôi biết là tôi có sự ủng hộ tối đa của BBC và họ sẽ đứng sau tôi. Cảnh sát Manchester luôn nói rằng họ cởi mở và đáng tin cậy. Vì thế, họ nên chào đón cuộc điều tra này.”

Nghiệp vụ nhập vai

Nhập vai để viết điều tra là thủ pháp báo chí phổ biến ở Anh, nhưng không phổ biến ở Mỹ và nhiều nước khác vì thường bị coi là không đạo đức. Các hãng tin lớn hầu như hoàn toàn không cho phép phóng viên nhập vai. Nhà báo của các hãng tin thường được quy định phải nói rõ vai trò nhà báo trước khi phỏng vấn. Trừ những trường hợp đặc biệt, ví dụ ở các nước chiến tranh hoặc thù địch thì nhà báo được phép nghe các cuộc trò chuyện mà không cần xưng vai trò nhà báo.

Nhận xét về vụ nhà báo Hoàng Khương ở Việt Nam, Stephen Whittle, nguyên giám đốc biên tập của BBC, phụ trách vụ “Cảnh sát bí mật” đặt câu hỏi: Ai là người đề nghị trả tiền? công an hay nhà báo? Nhà báo nên luôn luôn tránh vi phạm luật pháp. Trong trường hợp này, nếu công an nói rõ rằng anh ta sẽ trả lại xe nếu nhận được một khoản hối lộ thì nhà báo nên dừng lại. Nhà báo đã có đủ chứng cớ. Báo chí Anh không thường tham gia vào hành động tội phạm bằng cách trả tiền hay đưa ra những hành động ủng hộ thực tế.

Tuy việc thế nào là đủ chứng cớ đối với pháp luật Việt Nam và pháp luật Anh khác nhau. Nhưng ý kiến của người từng đứng đằng sau những vụ điều tra hàng đầu của báo chí Anh gần đây đáng để tham khảo.

Ông Whittle nói trong trường hợp “Cảnh sát bí mật” của BBC, nhà báo Mark Daly chỉ được phép ghi hình bí mật khi các cảnh sát có những hành động phân biệt chủng tộc. Anh không được phép khuyến khích hoặc gợi ý để họ nói hoặc có hành động phân biệt chủng tộc.

Nhiều người học báo chí ở Việt Nam chắc vẫn nhớ đến tác phẩm“Dưới lốt da đen” của nhà báo John Howard Griffin. Câu chuyện nhà báo Mỹ nhuộm da để viết về nạn phân biệt chủng tộc ở miền Nam nước Mỹ trở thành nguồn cảm hứng để nhập vai của các nhà báo trẻ.

Ngay người viết cũng bắt đầu nghề báo bằng việc nhập vai mua ma túy ở ngõ Lò Lợn, Bạch Mai hay phá đường dây môi giới mua bán con nuôi với Pháp mà không có bất cứ sự phòng bị gì, ngoài việc không mang giấy tờ để tránh bị những kẻ buôn ma túy phát hiện.

Những thủ pháp nghề nghiệp nguy hiểm này được thực hiện nhiều ở Việt Nam và đã mang lại nhiều bài điều tra nóng bỏng. Tuy nhiên, vụ nhà báo Hoàng Khương cho thấy các nhà báo Việt Nam còn thiếu những quy định rõ ràng về luật pháp và đạo đức khi sử dụng thủ thuật này.

Báo chí Anh có những quy định rõ ràng khi sử dụng thủ thuật này như sau:

Một là đề tài phải mang tính lợi ích công lớn. Tham nhũng của công an trong trường hợp nhà báo Hoàng Khương nằm trong tiêu chí này.

Hai là có chứng cớ như tài liệu hoặc nhân chứng cho thấy đúng là có các hành động vi phạm.

Ba là những thủ pháp và phương tiện nhà báo sử dụng phải được xem xét, cân nhắc so với mức độ nghiêm trọng của đề tài. Việc nhập vai chỉ nên được sử dụng trong trường hợp chống lại tội phạm hoặc hành vi sai trái nghiêm trọng. Trong vụ “Cảnh sát bí mật”, phóng viên BBC chỉ nói dối đúng một điều trong hồ sơ xin gia nhập lực lượng cảnh sát. Ban biên tập BBC cho rằng đó là vấn đề nhỏ so với sự nghiêm trọng của đề tài đang được điều tra.

Bốn là không bao giờ nên đặt bẫy đối tượng điều tra.

Năm là nhà báo cần phải đảm bảo bài viết công bằng nhất.

Ở một số nước như Ấn Độ và Peru, nhà báo nhập vai đã phát hiện những vụ việc lớn, thậm chí dẫn đến sự ra đi của Thủ tướng. Nhập vai còn có thể mang lại sự giật gân cho những bài báo mang tính thương mại, giải trí.

Vụ Hoàng Khương không phải là dấu chấm hết cho nghiệp vụ nhập vai

Trong trường hợp nhà báo Hoàng Khương, câu hỏi về nghiệp vụ được đặt ra là liệu lợi ích công có bị lẫn với lợi ích riêng (về cậu em vợ). Hai là Tòa soạn Tuổi Trẻ có được biết và kiểm soát quá trình nhập vai như BBC đã làm với Mark Daly?

Hy vọng những kết quả mang tính lợi ích công mà các bài báo của Hoàng Khương mang lại được cơ quan công quyền cân nhắc, so sánh với hậu quả các lỗi nghiệp vụ của anh, giống như Viện công tố đã làm với Mark Daly.

Hy vọng vụ nhà báo Hoàng Khương không khiến cho việc sử dụng nghiệp vụ nhập vai bị dừng lại hoàn toàn ở Việt Nam. Vì trong một số hoàn cảnh, nhập vai là nghiệp vụ quan trọng của nhà báo để điều tra những sai phạm lớn.

Trên thế giới, có ít trường hợp nhà báo bị khởi tố vì nhập vai được ghi nhận. Nhưng các tòa soạn luôn biết rằng họ phải đối mặt với các nguy cơ bị bắt và kết tội. Vì vậy, các tòa soạn và nhà báo nên chuẩn bị các phương án kỹ, nắm chắc về luật và không đánh giá thấp các nguy cơ phải đối mặt khi sử dụng thủ pháp này.

Trần Lệ Thùy (Theo Facebook)

—————————————

Ghi chú của tác giả: Bài viết dành cho lớp tập huấn báo chí điều tra, tháng 1-2012. Trong bài có sử dụng tư liệu và trao đổi với các học giả tại Viện nghiên cứu báo chí Reuters, Đại học Oxford và các đồng nghiệp báo chí Việt Nam.

3 Phản hồi cho “Nghiệp vụ nhập vai và công an trong báo chí điều tra”

  1. Mynh says:

    Nếu không nhập vai làm sao HK có thể lôi ra được những con sâu đang lộng hành trên khắp nẻo đường đất nước (Những công an GT biến chất).Những bài phóng sự của HK làm nức lòng người đọc biết bao!
    Nếu bảo tòa án là tòa án nhân dân, thì tôi là một thành viên cùa “nhân dân” bảo rằng HK vô tội.
    Ngược lại HK rất có công.
    Có điều đáng xấu hổ cho ban lãnh đạo báo Tuổi trẻ, chỉ vì muốn phủi tránh nhiệm nên đã vội vã kết tội” HK bằng cách sa thải ký giả đã có hơn 50 bài báo rất có giá trị đăng trên báo này. Họ rất hèn và thiếu đạo đức làm người.

  2. Tien Pham says:

    “Nhập vai để viết điều tra là thủ pháp báo chí phổ biến ở Anh, nhưng không phổ biến ở Mỹ và nhiều nước khác vì thường bị coi là không đạo đức. ”

    Ở Mĩ những vụ nhập vai này được gọi là “sting operations.” Nói thí dụ, cảnh sát Mĩ thường hay có những vụ sting operations để bắt, và buộc tội, các quý vị hành nghề và mua mại dâm, ma tuý, etc. Trong mấy trường hợp này, theo tôi hiểu, là họ chẳng những nhập vai, mà còn chủ động gài (đưa tiền chẳng hạn) người có tiềm năng phạm tội. Tôi nghĩ luật sư của anh HK nên nghiên cứu những cases này.

    Phần tôi, tôi thấy lập luận của ông Trương Nhân Tuấn rất hợp lí.

  3. Lê Thiện Ý says:

    Việc làm của Hoàng Khương là trong sáng, động cơ vì lợi ích chung cho xã hội, chống tiêu cực ở ngành c/a;vốn được đảng “đặc biệt ưu ái”, có vô số hành vi kiểu KIÊU BINH : giết người vô cớ, xâm phạm cơ thể, tài sản công dân, bất chấp luật pháp và công pháp quốc tế về Nhân Quyền, trắng trợn “hành dân” để làm tiền .v.v.
    Hành vi “làm tiền” là nỗi bức xúc của xã hội, trái tôn chỉ của ngành c/a, trái chủ trương đảng “TRONG SẠCH HÀNG NGỦ CÁN BỘ-ĐẢNG VIÊN”. Chính Nguyễn Phú Trong cũng nhìn nhận: “Suy thoái, biến chất ở phần lớn đ/v …ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của dân …”Chẳng lẽ lời của TBT là lời nhảm nhí, vô giá trị? Hoàng Khương giúp đảng, xây dựng niềm tin vào “CHỦ-TRƯƠNG ĐÚNG-ĐẮN CỦA ĐẢNG” sao lại bị bắt? (nên bắt NPT và TBTbáo T/T trước vì họ chủ trương) !
    NÓI MỘT ĐÀNG, LÀM MỘT NẺO LÀ THUỘC TÍNH CỦA CS !

Leave a Reply to Tien Pham