WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Vik-độc tài” của Hungary đối mặt với cơn hồng thủy phản đối trong và ngoài nước

Chế độ ngày càng chuyên quyền của Viktor Orbán đã đưa hàng ngàn người xuống đường phản đối, với các phong trào chính trị mới, và thậm chí cả tuyệt thực, đang tiếp diễn.

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán nói chuyện ở lễ khai mạc một cuộc triển lãm ở Budapest hôm thứ Hai, trong khi hàng vạn người biểu tình chống ông ta ở bên ngoài.

Vây quanh bởi những bình trà uống dở và cứ ba người tụm lại thành một nhóm, những người tuyệt thực đi vào đêm thứ 26 của cuộc biểu tình ngồi bên ngoài đài phát thanh nhà nước tối hôm thứ Tư. Nhiệt độ xấp xỉ độ đóng băng và mưa tuyết bắt đầu rơi. Nhưng trước đó tình hình còn tồi tệ hơn nhiều, Balazs Nagy Navarro nói. “Ít nhất bây giờ họ đã tắt nhạc,” ông nói, chỉ vào một hộp cát treo trên một cửa sổ tầng trên.

Bên trong hộp là một chiếc loa trong “năm hay sáu ngày liên tục” quanh lễ Giáng sinh đã chơi kèn bài Jingle Bells hết cỡ âm lượng. Đó không phải là chiến thuật xua đuổi duy nhất. Đằng sau mặt kính của gian tiếp tân MTVA là những gương phản xạ được đùng để cố làm lóa mắt những người biểu tình bên ngoài và ngăn các nhà nhiếp ảnh khỏi chụp được những bức ảnh tốt khi đội bảo vệ riêng đến để giải tán khu trại (họ đã không đến).

“Đây là kiểu Guantánamo ” Nagy Navarro nói. Nagy 44 tuổi, anh là người làm chương trình tin tức nước ngoài ở MTV1 bị mất việc ngày 27 tháng Chạp. Anh đã làm việc ở đài này, tương đương với BBC1, từ năm 1992, và là lãnh đạo công đoàn nổi tiếng. Nhưng đã bị sa thải một cách thô bạo, vì đã khởi động cuộc tuyệt thực ngày 10 tháng Chạp, anh nói. Anh và đồng nghiệp, phóng viên Aranka Szávuly  (cũng bị đuổi việc hôm 27 tháng Chạp) quyết định phản đối cái mà anh coi là “những mánh khóe lan rộng của các chương trình phát sóng trên TV nhà nước ở Hungary” kể từ khi chính phủ dân tộc chủ nghĩa bảo thủ của đảng Fidesz, đảng chiếm đa số hai phần ba nghị viện, lên nắm chính quyền hồi tháng Tư 2010.

Họ và những người tuyệt thực khác, sống bằng nước trà xúp loãng, và không phải là những người duy nhất đứng lên chống Fidesz và kẻ lãnh đạo ngày càng chuyên quyền của nó, thủ tướng Viktor Orbán – một luật sư 48 tuổi tốt nghiệp Oxford có năm con và niềm đam mê bóng đá, kẻ đã làm một cú quay ngoắt về tư tưởng từ khi ông ta làm nên tên tuổi như một người bất đồng chính kiến chửi bới chế độ cộng sản trong những ngày kết thúc chiến tranh lạnh.

Ngày thứ Hai có ít nhất 30.000 người và có thể đến 70.000 (các ước tính khác nhau) tụ tập bên ngoài nhà hát opera neo-Renaissance (tân-Phục hưng) ở Budapest trong một cuộc biểu tình lớn nhất ở Hungary trong nhiều năm. Họ đang nói lên nỗi tức giận của họ đối với bản hiến pháp cấp tiến mới, đang được chúc tụng trong một buổi ăn mừng do Orbán chủ trì.

Trong khi quần chúng thét lên “Viktator!” bên ngoài, những người ngồi trong thính phòng dát vàng nghe một bài diễn văn của tổng thống trung thành với Fidesz, Pál Schmitt. Trong đó, ông ta không một lần nhắc đến cuộc biểu tình trên đường phố khiến các xe con có tài xế hết sức khó khăn mới đến được đúng giờ.

Sau đó, sau khi Orbán đã ra đi bằng cửa sau, một người biểu tình, András Istvánffy 30 tuổi nói cuộc biểu tình chắc chắn đã làm thủ tướng run sợ. “Orbán là sản phẩm của sự tiếp thị chính trị, người đã tự làm nên tên tuổi của mình bằng cách tỏ ra không sợ hãi và luôn đối đầu với những người phỉ báng mình. Có nhiều chính khách khác mà bạn chờ đợi sẽ đi cửa sau, nhưng không phải Orbán,” anh nói. “Có điều gì đó đã thay đổi.”

Péter Krekó, giám đốc nghiên cứu của think-tank Thủ đô Chính trị đặt cơ sở ở Budapest, đồng ý. “Cho đến lúc này, chính phủ đã quét sạch mọi lời phê bình bằng cách nói ‘chúng tôi giành được đa số hai phần ba trong những cuộc bầu cử dân chủ; chúng tôi có sự ủy nhiệm của nhân dân Hungary.’ Nhưng hàng chục nghìn người biểu tình trên các đường phố và các cuộc điều tra ý kiến cho thấy sự ủng hộ đối với Fidesz đã giảm đi một nửa, điều này không còn đúng nữa.”

Các cuộc loạn đói

Tác giả Helen PiddMột số nhà bình luận phấn khích đã gợi ý một sự trục xuất theo kiểu-Mubarak sắp diễn ra. Nhưng có ít người Budapest đồng ý: Fidesz quá tập trung và các nghị sĩ của nó, do Orbán lựa chọn, có quá nhiều để mất nên không thể khởi động một cuộc nổi loạn ‘hàng ghế sau’. Điều mà nhiều người tin là, nếu đồng forint vẫn xuống đến những mức thấp kỷ lục và Orbán từ chối làm những nhượng bộ về chính sách để đổi lấy những khoản tín dụng quốc tế đang vô cùng cần thiết, thì tình hình sẽ trở nên tệ hại.

Jávor Benedek, một nghị viên của đảng xanh ‘Chính trị Có thể Khác’ (LMP) non trẻ, tiên đoán các cuộc “nổi loạn đói” từ những người dân Hungary nghèo nhất, đặc biệt là những người Roma ở vùng nông thôn thua thiệt, nếu Hungary vứt bỏ giúp đỡ từ bên ngoài và chính phủ tiếp tục cho ra rìa những người thấp cổ bé họng nhất trong xã hội. János Samu, một nhà phân tich vĩ mô ở Concorde, nói điều hết sức tai hại cho Orbán là khi nhân dân thấy đồng forint sụt giá từng ngày trong khi lãi suất thị trường của tiền Hungary vay nợ tăng lên.”

Trong khi người dân thường Hungary lo lắng về điều gì sẽ xảy ra cho tiền thế chấp mà họ nhận bằng francs Thụy Sĩ, đối với nhiều quan sát viên nước ngoài hiến pháp mới là nguồn khổ não nhất. Nó có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng, và, kết hợp với ít nhất 350 đạo luật được gấp rút thông qua trong 20 tháng cầm quyền của Fidesz, các nhà phê bình nói nó đã hầu như rỡ bỏ mọi cản trở và mọi đối trọng với quyền lực của chính phủ và đảng cầm quyền. Sự độc lập của ngân hàng trung ương đã được thỏa hiệp, và những người trung thành với Fidesz hiện giờ đứng đầu những hội đồng đầy quyền lực giám sát truyền thông, tư pháp và ngân sách. Đã có những cuộc đàn áp thẳng tay những quyền của người Roma, và các quĩ cho giáo dục và chăm sóc xã hội bị xé vụn, những người hoạt động nói.

Một số nhân vật và tổ chức quan trọng nhất thế giới cũng thấy đã đến lúc phải lên tiếng. Hôm thứ năm, một phát ngôn viên của Liên hiệp châu Âu khẳng định rằng, nếu không có một hứa hẹn từ Hungary rằng một số đạo luật sẽ được thay đổi hoặc hủy bỏ, thì cả EU lẫn IMF đều không ngay cả thảo luận về gói cứu trợ tài chính nhiều tỉ euro cho dù Orbán biết Hungary rất cần. (mặc dù ông ta gọi nó là “hợp đồng bảo hiểm”). Các luật sư của EU đang rà soát cẩn thận qua các điều luật mới nhất [của Hungary] và sẽ sớm phát biểu chúng có phù hợp với luật châu Âu hay không.

Nhưng, người phát ngôn của ủy ban Châu Âu Olivier Bailly, nói, “đối với chúng tôi sự độc lập của ngân hàng trung ương là yếu tố quan trọng nhất cho sự ổn định tài chính” mà EU muốn chính phủ Hungary bảo đảm trước khi các cuộc thương thảo có thể bắt đầu.

IMF cắt đứt đàm phán trước Giáng sinh khi Hungary từ chối sửa đổi một luật để thỏa mãn IMF. Luật này cho phép chính phủ chỉ định đại diện của nó vào hội đồng quản trị ngân hàng trung ương cũng như đòi hỏi hội đồng này trình chương trình nghị sự của nó cho chính phủ. Nó đã được thông qua từ đó.

Orbán, với tính cách ngạo mạn điển hình, khăng khăng nói rằng Hungary có thể đi con đường riêng của mình và chẳng cần chịu ơn bất cứ ai. Nhưng khi các nhà kinh tế bắt đầu nói về điều gì sẽ xảy ra nếu khoản vay không thông qua được (ngân hàng chạy, lãi suất tăng vọt, lạm phát phi mã, có khả năng vỡ nợ) – và truyền thông bắt đầu đưa tin từng đoàn người Hungary đang vượt biên giới Áo với những túi xách đầy tiền – đã có thông báo rằng một phái đoàn Hungary có thể có một chuyến viếng thăm “không chính thức” đến IMF ở Washington vào tháng Giêng.

Các nhà kinh tế tin rằng Orbán không có lựa chọn nào khác ngoài việc bãi bỏ các luật để đổi lấy 15-50 tỉ euro mà ông ta cần vay để thanh toán sớm món nợ mà IMF cho vay để bảo lãnh cho nước này lần trước, năm 2008. Chính phủ Hungary có những vấn đề khổng lồ về vay nợ sau khi hai hãng đánh giá tín nhiệm tuyên bố trái phiếu của nó sẽ thành “vô giá trị” vào cuối năm nay. Điều này đi đôi với sự kiện là giá trị của đồng forint đang rớt xuống thảm hại, bạn sẽ thấy những yếu tố của một cuộc khủng khoảng đặc biệt nguy hại.

Danh sách những tên tuổi lớn lên tiếng công khai về mối lo ngại của họ vẫn tiếp tục dài thêm. Hillary Clinton đã viết thư cho Orbán để nêu lên những quan ngại. Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso cũng thế. Hôm thứ Sáu đại sứ Mỹ ở Budapest xuất hiện trên đài phát thanh nhà nước của Hungary để bày tỏ “nỗi thất vọng” của bà rằng chính phủ Hungary đã từ chối xem xét bất kỳ mối lo ngại nào của Mỹ trong mấy tháng qua. Hôm thứ Ba ngoại trưởng Pháp, Alain Juppé đã phát biểu về cái nhìn tối tăm của Pháp về tình hình Hungary.

Benedek của LMP nói Orbán đã mắc một “sai lầm hết sức lớn” bằng cách lôi kéo sự chú ý vào bản thân ông ta tại cuộc họp cấp cao khẩn cấp ở Brussels hôm 8 tháng Chạp. “Bằng cách đe dọa phủ quyết gói cứu trợ tài chính, ông ta đã buộc Merkel, Sarkozy and Barroso chú ý đến ông ta. Mọi người đã biết rõ rằng có những vấn đề lớn ở Hungary nhưng họ đã quá bận rộn với cuộc khủng hoảng đồng euro nên không làm được gì nhiều về chuyện đó. Khi Orbán đe dọa phủ quyết việc cứu đồng euro, các lãnh đạo khác thấy giống như “chúng ta không thể bỏ qua anh chàng này”. Từ quan điểm của chúng tôi, chúng tôi vui vì ông ta đã làm thế.”

Các hạn chế đối với tinh thần tích cực

Các thành viên của phe đối lập chính trị đang quan sát từ bên ngoài tất cả tình hình này bộc lộ dần ra. Tất cả than thở về cảm giác bất lực. Benedek của LMP, đảng chiếm 7,48% số phiếu và 16 ghế trong cuộc tổng tuyển cử 2010, nói ông đã không thể làm nên một tác động thật sự nào trong nghị viện, mặc dầu đã đưa ra đến 200 điểm sửa đổi và, cùng với các đồng nghiệp của ông, đã nói thường xuyên hơn trong phòng thảo luận, hơn hầu như bất kỳ chính khách nào khác.

“Thật chán nản không thể tưởng được. Tôi, giống như nhiều đồng nghiệp, tin tưởng ở chủ nghĩa tích cực, và khi chúng tôi thành lập đảng năm 2009, là bởi vì chúng tôi nhận thức rằng có những giới hạn cho chủ nghĩa tích cực và nghĩ rằng để thay đổi có hiệu lực bạn cần phải vào nghị viện,” ông nói. Chúng tôi là những người lạc quan khi nhận ghế của mình. Bây giờ chúng tôi đang tự hỏi liệu có cách nào tốt nhất để tiêu dùng cái nghị lực của chúng tôi không?” Đầu tuần này một trong các đồng nghiệp của ông, bà Virág Kaufer, đã từ chức nghị viên, nói rằng bà nghĩ ở ngoài nghị viện bà có thể có ích hơn.

Ngày 23 tháng Chạp, Kaufer, Benedek và nhiều đồng nghiệp đối lập khác tự xích họ vào các cổng của nghị viện, một tòa nhà kiểu gothic bên bờ sông Danube. Bốn mươi ba người đã bị bắt, trong đó có 15 chính trị gia đảng viên LMP. Đó là một nỗ lực tuyệt vọng để bày tỏ sự thất vọng với “sự dỡ bỏ có thệ thống nền dân chủ” của đảng Fidesz, Benedek nói. Nhưng như một chiến thuật lôi kéo sự chú ý, nó có tác dụng. “Cuộc biểu tình đã được đưa tin trên khắp các phương tiện truyền thông quốc gia và quốc tế. Đó là một bước ngoặt.”

Khi các cuộc biểu tình lớn lên, những người Hungary trẻ tuổi đang bắt đầu thăm dò các khả năng thay thế cho các đảng chính trị hiện có. Trên gác quán rượu Hải Âu ở Budapest hôm thứ Năm, một nhóm tự xưng là Một triệu cho Tự do Báo chí (gọi tắt là nhóm Một Triệu) đang bàn bạc vạch kế hoạch hành động sắp tới. Từ khi được thành lập trên Facebook bởi nhà hoạt động chính trị kỳ cựu Péter Juhász tháng Chạp năm 2010, tập thể này đã lớn lên đến 95.000 thành viên Facebook, và trong tháng Mười đã vận động được từ 50.000 đến 100.000 người đi biểu tình chống các luật mới về truyền thông, tất cả được trả khoảng 1,7 triệu forint (khoảng 5.000 bảng theo tỉ giá lúc đó) tiền ủng hộ được hứa trên mạng xã hội.

Các mục tiêu của họ rất lớn, Juhász nói. “Các cuộc điều tra dư luận gần đây nhất nói từ 55-60% người Hungary đã vỡ mộng về chính trị đến nỗi họ thà không bầu cho bất cứ một đảng chính trị nào nếu nay mai có một cuộc bầu cử. Điều chúng tôi muốn làm là tạo ra những điều kiện trong đó những gương mặt mới có thể lộ ra như những lãnh đạo tương lai.”

Họ đang tiến hành một bước đi thực tế là tạo ra một diễn đàn truyền thông mới “để phát biểu những ý tưởng và những vấn đề không được trình bày trong truyền thông luồng chính”, Juhasz nói. Ông tin tưởng cánh cổng này sẽ có ngân sách để thực hiện những cuộc điều tra báo chí.

Một tổ chức Thụy Sĩ ủng hộ truyền thông đã hứa giúp 50.000€, ông nói.

Một sáng kiến khác là cuộc bầu cử “tổng thống thay thế của Hungary”, một cuộc thi tài năng do Facebook khởi xướng để tìm ra những gương mặt chính trị mới có thể là một tổng thống tốt hơn -hay ít ra là khác hơn- vị tổng thống thật. Adam Schönberger, một trong những người tổ chức nói: “Chúng tôi muốn đưa ra một thay thế cho tương lai, để tìm ra ai có thể nói ra những vấn đề ẩn giấu mà truyền thông lẩn tránh.” Tổng thống mới cũng sẽ có văn phòng và các cố vấn, Schönberger nói, ông hy vọng các phong trào phản kháng ở các nước khác sẽ bắt chước mô hình này.

András Istvánffy đã thành lập một đảng chính trị lấy tên là Nền Cộng hòa thứ Tư (gọi tắt: 4k!) – ông nói cái tên này là thích hợp “bởi vì Nền Cộng hòa thứ ba đã chết hôm mồng 1 tháng Giêng” ý nhắc đến hiến pháp mới đổi tên nước từ Cộng hòa Hungary thành đơn giản là Hungary. 4K! tự coi nó là thay thế của cánh tả cho đảng  Xã hội chủ nghĩa, đã làm cho người Hungary xa lánh tệ hại đến nỗi Fidesz đã có thể giành được siêu đa số trong năm 2010.

Istvánffy muốn thấy chế độ Orbán – hay, như ông diễn tả, “nền độc tài tạp nham, phi lý của ông ta” – chấm dứt. Nhưng không quá sớm. “Chúng tôi chưa đăng ký như một đảng chính trị cho đến tháng Năm và chúng tôi cần thời gian để tự tổ chức lại.”./.

Ghi chú:

“Vik-độc tài”: Tên thủ tướng là Viktor, được chèn thêm chữ -ta- vào giữa, thành Viktator, chỉ khác từ Diktator (độc tài) một ký tự đầu.

Nguồn:  Helen Pidd in Budapest, Guardian.co.uk, Friday 6/1/2012

© Hiếu Tân

Phản hồi