WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Syria và Mùa Xuân A Rập

Bashar al-Assad

Cuộc nổi dậy tại Syria chống chính quyền của tổng thống Bashar al-Assad đến nay kéo dài đã 10 tháng. Thế nhưng trong khi các cuộc nổi dậy tại Tunisia, Ai Cập và Lybia kết thúc nhanh chóng, tình hình Syria vẫn nhì nhằng chưa ngã ngũ, và không có một dấu hiệu gì nó sẽ ngã ngũ trong năm 2012.

Lý do là hậu trường của các cuộc xuống đường chống Assad không phải thuần túy do phản ứng của đại đa số quần chúng chống một chế độ độc tài. Mặc dù khi các cuộc biểu tình xẩy ra người ta thấy ngoài thành phần chủ lực là tín đồ Hồi giáo hệ phái Sunni (chiếm 75% dân Syria) còn có mặt đủ mọi thành phần tham dự như các nhóm thiểu số Ismailis, nhóm Druze và nhóm trẻ tuổi người Kurds.

Các cuộc xuống đường chống chính quyền của tổng thống Bashar Assad xuất phát từ phong trào “Mùa Xuân A Rập” khởi phát từ Tunisia, qua Ai Cập, Lybia. Nhưng thực chất là sự bộc phát cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai hệ phái Hồi giáo, một bên là hệ phái Sunni gồm các Tiểu vương quốc trong vùng vịnh Ba Tư như Bahrain, Qatar, Liên hiệp các Tiểu vương quốc Hồi giáo (United Arab Emirates) do Saudi Arabia đỡ đầu. Một bên là hệ phái Shiite do Iran, Syria cầm đầu và các nhóm đấu tranh tích cực Hezbollah tại Libanon, nhóm Hamas ở Gaza. Sau lưng hai hệ phái này một bên là các nước Tây phương gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, một bên là Liên Bang Nga và Trung quốc.

Bức tranh tranh gìành quyền lực này còn trở  nên phức tạp và khó nhận diện hơn với sự tham dự của Liên Hiệp A Rập (Arab League). Liên hiệp A Rập hiện gồm 22 nước (đa số có dân gốc A Rập, nói tiếng A Rập) thành lập năm 1945 do 7 nước lớn trong đó có Ai Cập, Saudi Arabia và Syria.  Địa lý của Liên hiệp A Rập bao trọn vùng Bắc Phi châu và Trung đông là vùng đất tranh chấp gay go với Do Thái và giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết trong chiến tranh lạnh.  Bị lôi kéo giữa các cuộc tranh chấp có tầm vóc quốc tế này các nước trong Liên hiệp A Rập không bao giờ có chính sách đối ngoại thuần nhất, trái lại luôn luôn dòm ngó lẫn nhau. Nhưng dù sao hai nước Ai Cập và Syria cũng được xem là hai “cái đầu” của Liên hiệp A Rập – cho đến Mùa Xuân 2011.

Gíó mùa Xuân A Rập lập đổ Hosni Mubarak làm suy yếu Ai Cập, trong khi các tiểu vương quốc trong vùng Vịnh tuy nhỏ nhưng có thế lực nhờ dầu hỏa và biết làm việc với Hoa Kỳ nên có một thế đứng. Và các tiểu quốc này muốn đóng vai trò quan trọng tại Trung đông. Tại Bahrain có một căn cứ của Hải quân Hoa Kỳ, và ngày nay không ai không nghe nói tới  Dubai trong Tiểu vương quốc A Rập thống nhất (United Arab Emirates –UAE) với những kiến trúc tân kỳ nhất, giàu sang lãng phí nhất với các ngân hàng trao đổi dịch vụ tài chánh rộn rịp nhất trên thế giới. Qatar, một tiểu vương quốc khác, nhiều dầu, giàu có và nhiều tham vọng.

Qatar đang làm chủ tịch (luân phiên) Liên hiệp A Rập và muốn dùng thế này để loại tổng thống Bashar Assad đưa nhóm Sunni lên nắm chính quyền để cắt cánh Hezbollah, Hamas và cắt cỏ dưới chân Iran. Chính sách này rất phù hợp với quyền lợi của Anh, Pháp, Hoa Kỳ .

Nhưng Bashar al-Assad là một người lãnh đạo có bản lãnh (tổng thống cha là Hafez al-Assad đã chuẩn bị nghệ thuật lãnh đạo và cầm quyền cho ông ta một cách chu đáo trước khi qua đời năm 2000) và sau khi thay cha ông đã duy trì được uy tín của Syria tại Trung đông và trong khối Liên hiệp A Rập. Đối ngoại Assad không làm gì quá đáng để Hoa Kỳ phải nổi giận. Ông duy trì quan hệ tốt với Iran và Liên bang Nga. Nội bộ ông ưu đãi thành phần thuộc giáo phái Alawite (một giáo phái xuất phát từ hệ phái Shiite) nắm bộ máy hành chánh và quân đội, và thành phần thương gia người Sunni. Quan trọng nhất là ông giữ cho khối Thiên chúa giáo (chiếm 10% trong số 22 triệu dân Syria) không tham dự các cuộc biểu tình chống ông. Các lãnh tụ Thiên chúa giáo đoán biết rằng nếu Bashar Assad ra đi, con chiên của họ sẽ phải khốn đốn như các thành phần Thiên chúa giáo tại Iraq năm 2003 (khi Saddam Hussein bị lật đổ) và tại Ai Cập trong năm 2011 (sau khi Hosnia Mubarak rời chính quyền).

Bản chất các biến loạn hiện nay tại Syria là vậy. Một cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị mà sau lưng là các thế lực quốc tế dưới cái cớ chống độc tài của gia đình họ Assad (TBN: và có độc tài thật) nên nhì nhằng mãi không chấm dứt, mặc dù các cuộc bắn giết xẩy ra hằng ngày trên đường phố tại hầu hết các thành phố lớn tại Syria và cho đến nay đã có khỏang 6.000 người tử nạn và 14.000 người bị bắt giam.

Đối chiếu với các cuộc nổi dậy tại Tunisia, Ai Cập và Lybia người ta thấy:  hai cuộc nổi dậy tại Tunisia và Ai Cập có tính quần chúng cho nên nó gây được xúc động thế giới và hai chính quyền Tunisa và Ai Cập sụp đổ nhanh chóng. Màu sắc của cuộc nổi dậy tại Lybia khác hơn một chút. Nó pha trộn giữa phản ứng quần chúng chống độc tài và quyền lợi quốc tế đối với kho dầu hỏa của Lybia. Hơn nữa Kadafi là người đã phạm quá nhiều tội ác đối với nhân dân trong nước và quá nhiều ân oán giang hồ (vụ đặt bom chuyến bay 103 của hãng Pan Nam năm 1988 giết 259 người). Liên bang Nga và Trung quốc là hai nước có thể giúp chế độ Kadafi được, nhưng hai nước này đã không giúp vì nghĩ là vô vọng và sự giúp đỡ Kadafi sẽ làm cho họ có thể mất quyền lợi về dầu hỏa sau này. Với phiếu thuận của Liên bang Nga, phiếu trắng của Trung quốc,NATO đã có thể dội bom và cuối cùng giết Kadafi.

Trong khi đó Syria không có dầu hỏa. Vị trí của Syria hoàn toàn có tính chính trị và sau khi nhượng bộ Hoa Kỳ, Anh và Pháp để cho chế độ Kadafi sụp đổ, Liên bang Nga và Trung quốc sẽ không thể nhượng bộ thêm nữa.

Liên bang Nga hành xử hết sức thận trọng trong vụ Syria. Cố giúp Assad duy trì quyền lực nhưng không để hở lưng cho dư luận thế giới tố cáo giúp độc tài. Truyền thông quốc tế trong tay các nước Tây phương không phản ánh trung thực bức tranh tranh chấp tại Syria nhưng không phải không tạo ra được một dư luận chán chường ông Bashar Assad và chế độ của ông.

Tháng 12/2011  Liên bang Nga đã thuyết phục Assad chấp nhận đề nghị của Liên hiệp A Rập để cho một nhóm quan sát viên chừng 150 người đến quan sát tình hình và chuẩn bị cho việc tu chính Hiến Pháp và tộ chức bầu cử có nhiều đảng phái tham dự. Mục đích của Liên bang Nga là giúp giảm đổ máu trên đường phố và ổn định tình hình. Cuối tháng 12 khoảng 70 quan sát viên của Liên Hiệp A Rập vào Syria, nhưng không chận đứng được các cuộc  biểu tình và sự bắn giết của các lực lượng an ninh của Assad.  Với sự hiện diện của các quan sát viên, hằng ngày toàn quốc vẫn có khoảng 40 người bị bắn chết. Nỗ lực của Qatar qua việc vận động trục xuất Syria ra khỏi Liên hiệp A Rập (TBN: Syria bị trục xuất ngày 16/11/2011) và đưa quan sát viên vào Syria để giúp lật đổ Assad xem như bất thành. Đoàn quan sát viên chuẩn bị rút về và có thể sẽ báo cáo và chính thức yêu cầu Liên Hiệp quốc ra nghị quyết bỏ bom (như đã làm ở Lybia) để dứt điểm Bashar Assad.

 Tổng thống Assad biết Liên bang Nga và Trung quốc (nhất là Liên bang Nga) sẽ không bỏ ông và Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ không thể thông  qua nghị quyết cho phép NATO hành động. Thủ tướng Vladimir Putin đang gặp nhiều khó khăn trong nước, và thời điểm này, trước cuộc bầu cử tổng thống Tháng Ba tới không phải là thời điểm để Liên bang Nga nhượng bộ Tây phương .

Trong bối cảnh đó ngày Thứ Ba tại Đại học Damacus tổng thống Assad đọc một bài diễn văn dài gần 2 giờ đồng hồ tố cáo sự “phản bội” của khối Liên hiệp A Râp, nhất là của các tiểu vương quốc trong vùng Vịnh đối với Syria, một quốc gia có bề dày văn hóa, chính trị và đã khai sinh ra Liên hiệp A Rập và xây dựng uy tín cho người A Rập. Ông tố cáo các thế lực quốc tế sau lưng sự rối loạn kép dài 10 tháng qua. Ông nhìn nhận chế độ ông cần cãi tổ, nhưng chỉ cãi tổ trong trật tự và ông tuyên bố sẽ mạnh tay dẹp rối loạn bất cứ từ đâu tới.

Bài diễn văn của ông là một hành động chia tay dứt khoát với khối Liên hiệp Arập, và có thể chấm dứt vai trò chính trị của khối này tại Trung đông. Syria – cùng với Iran – đang hiện rõ trên màn ảnh của một cuộc tranh chấp quốc tế khác thay cho cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt cách đây 20 năm.

Người ta tự hỏi: Mùa Xuân A Rập có đang chuyển dần sang một  Mùa Đông A Rập giá rét không?

Jan.13, 2012

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Syria và Mùa Xuân A Rập”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Nhưng Bashar al-Assad là một người lãnh đạo có bản lãnh (tổng thống cha là Hafez al-Assad đã chuẩn bị nghệ thuật lãnh đạo và cầm quyền cho ông ta một cách chu đáo trước khi qua đời năm 2000) “.

    Nói rằng ông Bashar có bản lãnh vì được cha chuẩn bị nghệ thuật lãnh đạo là điều đáng đặt dấu hỏi. Nhìn lại cách cai trị của ông Hafez Assad (cha) thì thấy ông ta là một quân nhân, dùng quân đội nắm chính quyền và dùng sức đàn áp các sự phản kháng của dân một cách đẫm máu. Khi ông Bashar lên cầm quyền thì ông ta tương đối cởi mở hơn và cũng có nghĩa là ông ta không xuống tay đàn áp mạnh như cha ông ta trước kia. Chế độ độc tài tại Syria hình thành và duy trì do cá tính của ông Hafez, Assad, là kẻ giỏi sử dụng sức mạnh để trấn áp chống đối. Nhưng con ông ta là người không có cá tính tàn nhẫn như cha, nên sự chống đối kéo dài và do nhiều nhóm khác nhau nổi lên cùng một lúc. Các chế độ độc tài mang đặc tính của cá nhân dựng nên nó. Chế độ Stalin mang đặc tính mà Stalin tạo ra. Sau khi Stalin không còn, Breznev muốn dân sùng bái mình như Stalin nhưng không được. Chế độ CSVN hình thành do cá tính của ông Hồ Chí Minh. Sau khi ông Hồ không còn, chế độ đó không còn giữ tính chất của thời ông Hồ còn sống. Ông Mubarak tại Ai Cập và Suharto tại Indonesia phải đi xuống mà không truyền lại cho con, giả sử con của các ông này lên nối nghiệp họ cũng chưa chắc duy trì được chế độ vì họ không có cá tính giống như cha họ. Chế độ Cuba ngày nay khi Fidel Castro bước xuống cũng phải thay đổi. Mao Trạch Đông truyền ngôi cho con là Hoa Quốc Phong nhưng Hoa Quốc Phong đâu có duy trì được chế độ theo kiểu Mao mà bị hạ xuống để Đặng Tiểu Bình lên cai trị theo cách khác.

  2. Minh Đức says:

    Trong phong trào Mùa Xuân Ả Rập này, các nước có dân nổi dậy tuy chính quyền có khuynh hướnh rất khác nhau, có chế độ thân Mỹ như Ai Cập, thân châu Âu như Tunisia, chống Tây phương như Lybia, Syria, có chế độ thuộc phe Suni như Arab Saudi, có chế độ thuộc phe Shiai như Syria, nhưng đều giống nhau ở chỗ người dân nổi lên vì muốn có tự do.

    Trong các cuộc nổi dậy đó, hai phe Suni, Shiai đều lợi dụng tình thế để giành ảnh hưởng cho phe mình, một mặt giữ vững chính quyền của phe mình chống lại người dân nổi dậy, một mặt tìm cách lật đổ chính quyền của phe kia. Các nước Tây phương sợ sự chỗi dậy của khối Hồi Giáo nhưng nội bộ của khối Hồi Giáo cũng nát bét, Suni Shiai chống lẫn nhau. Một số người Hồi Giáo cực đoan muốn xây dựng siêu quốc gia Hồi Giáo trên toàn thế giới nhưng xây dựng sao được khi nội bộ Hồi Giáo cũng chia phe phái đánh lẫn nhau. Ông tổng thống Iran, Ahmadinejad, không đi đến các nước Hồi giáo để tìm bạn giúp đỡ khi bị cấm vận mà phải đi Nam Mỹ vì ông ta là Hồi Giáo Shiai và lại không phải là người Ả Rập.

  3. Nguyễn Tha Hương says:

    Ý kiến của Ông Lê Dân Việt rất đúng và ngắn gọn.
    Ông Lại Mạnh Cường viết dài dòng quá! Không ai có nhiều thì giờ rảnh rỗi để đọc những lời bàn hưu tán vượn, lẩm cẩm dài lê thê… lết thết….
    Ba cái chuyện Trung Đông chán lắm Ông ơi.

  4. Lê Dân Việt says:

    Cái ông t/g TBN viết bài này hơi lẩm cẩm quá, ông chỉ thấy bề mặt mà không thấy cái cốt lõi của một chiến lược lớn của Mỹ và Tây phương.

    Ở bất cứ thời đại nào, không một nước lớn nào lại không đặt quyền lợi quốc gia dân tộc họ lên trên hết, cho dù họ có dùng bất cứ một chiêu bài nào đi chăng nữa. Vần đề là các lãnh tụ của các quốc gia nhỏ có tiên đoán ra được chiến lược của các quốc gia lớn, để chuyển động theo mà phát triển dân sinh hay không? Khi chọn sai đường thì gây di hại cho đất nước dân tộc cả trăm năm như sự sai lầm và ấu trĩ của Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Cụ Diệm ngày trước vì không nhìn ra chiến lược của Mỹ lúc bấy giờ nên cũng bị đoản thọ, ông Thiệu cũng vậy, nên dẫn tới sự bức tử VNCH. Hẳn là những bài học nên suy ngẫm.

    Thế trận kế tiếp (rất gần) là Iran chứ không phải Syria. Syria có thể cũng theo đóm mà ăn tàn. Bài bản sẽ khác hơn Iraq hay Lybia, hoặc combine cả hai. Nhưng chuyện tới sẽ phải tới. Những chuyển động đang xảy ra từng ngày, nếu chúng ta để ý một chút thì sẽ thấy.

    Nói tóm lại, Mỹ đang chuyển mình cho một chiến lược cốt lõi sâu xa hơn, họ đang dương Đông kích Tây, Việt nam cũng phải nằm trong quỹ đạo chuyển mình này của Mỹ. Người Philipine cũng đã đoán được chiến lược này, họ cũng đang chuyển động theo, mong rằng những người CS cấp tiến cũng đoán ra được chuyển động chiến lược này của Mỹ mà tóm bắt được cơ hội sắp tới, hòng giảm thiểu tối đa mất mát cho tổ quốc và dân tộc Việt.

  5. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    LIBYA
    Libya là một nước lớn thứ tư ở lục địa đen với diện tích gần 2 triệu cây số vuông và dân số trên 6 triệu mà thủ đô Tripoli chiếm đến gần 1/3 dân số cả nước. Nhờ vào dầu hoả mà Libya đang từ nghèo mạt rệp trở nên giầu có, nhưng cũng chính vàng đen làm xứ này phải chịu muôn vàn đắng cay vì tham vọng của lãnh tụ có biệt danh “chó điên” là viên cựu đại tá Gaddafi.

    Wikipedia
    In 2009 Libya had the highest HDI (Human Development Index) in Africa and the fourth highest GDP (PPP) per capita in Africa, behind Seychelles, Equatorial Guinea and Gabon. Libya has the 10th-largest proven oil reserves of any country in the world and the 17th-highest petroleum production.

    Qua nội chiến ở xứ này ta thấy được gì ?
    1/
    Theo tôi về chính trị dưới thời Gaddafi, đó là một xứ độc tài gia đình trị với sắc thái địa phương cực cao. Bởi đó là một xứ gồm nhiều bộ tộc cát cứ một vùng riêng, như các lãnh chúa thời phong kiến. Gaddafi đã lợi dụng sự phân hóa đó để cai trị bằng bàn tay sắt.
    Y đã bổ nhiệm vợ con mình và tay chân bộ hạ thân tín trong cùng bộ tộc vào những địa vị then chốt. Y còn tuyển dụng bọn lính đánh thuê làm vệ sĩ, hay những binh đoàn quyết tử để bảo vệ qua việc dùng tiền để mua chuộc lòng trung thành của bọn này.

    2/
    Gaddafi dùng tiền phát triển đất nước thì ít mà mua súng đạn tối tân trang bị cho quân đội chính phủ tận răng, nhằm trấn áp mọi manh nha làm loạn chống chính phủ trung ương từ các bộ tộc khác. Trong nội chiến ta thấy y dùng ưu thế không quân và hải quân uy hiếp những toán quân cách mạng ở mọi mặt trận.
    Libya chỉ toàn là đất sa mạc (chả khác gì xứ Saudia Arabia lắm dầu hoả), cho nên chiến tranh thuộc loại đánh nhau trong thành phố. Và các thành phố quan trọng nằm rải rác dọc bờ biển, cách nhau vài trăm cây số. Chiến xa như xe tăng di chuyển không được nhiều, vài chục km một ngày và cần tiếp liệu từ xa, nhưng lại ở một địa thế trống trải dễ bị tiêu diệt với máy bay chiến đấu. Vì thế khi bị liên quân phương Tây khống chế trên trời và ngoài biển, không quân Gaddafi bị đóng đinh trên đất sau một vài phi vụ vội vàng không đạt được mục đích mong muốn, cũng như hải quân không thi hành được nhiệm vụ phong toả tiếp tế bằng đường biển cho quân nổi dậy, quân Gaddafi trở nên yếu thế đi nhiều.

    3/
    Quân nổi dậy quá ô hợp cho nên không tạo nổi chiến thắng dứt điểm, nếu như phương Tây không ngày đêm tận lực ủng hộ.

    Cũng từ đó ta thấy lộ rõ bộ mặt gớm ghiếc của phương Tây, chỉ vì quyền lợi vàng đen mà bất chấp mọi thị phi, mọi khó khăn đang đè nặng xứ sở mình, để thô bạo bằng quân sự vào nội tình Libya, làm lệch cán cân về phe nổi dậy, mặc dù trước đó họ đã từng ủng hộ hết mình Gaddafi (thủ tướng Ý Berlusconi kết bạn mật thiết với Gaddafi; một đại học nổi tiếng của Anh cấp bằng tiến sĩ cho con trai Gaddafi), để đánh bóng chế độ tàn bạo dựng nên bởi Gaddafi, với mục đích sau cùng là tạo ra cái gọi là ổn định (giả vờ) lò lửa Trung Đông như đã nói, đồng thời cũng như nhờ Gaddafi mạnh tay ngăn chặn làm sóng tị nạn từ lục địa đen đổ vào Ý và lân bang, nhưng trên hết cả là khai thác vàng đen đầy rãy nơi đó.

    Tóm tắt, nội chiến ở Libya thực chất là một tranh giành quyền lực giữa các bộ tộc địa phương, với sự can thiệp thô bạo của phương Tây chỉ vì dầu hoả. Dẫn đầu trong đám này là Ý, Pháp, Anh và Mỹ. Ở đây ta có thể tạm dùng hình ảnh “liệt cường xâu xé Trung Hoa” vào thời Thanh mạt ở Tàu.

    (còn tiếp)

  6. lian says:

    “Syria can thiệp quân sự là ý tưởng tốt

    Giải Pháp Can Thiệp Quân Sự Ở Syrie Là Ý Tưởng Tốt
    Emir của Qatar, Sheikh Hamad bin Khalifa al-Thani, nó là một ý tưởng tốt để gửi quân đội Ả Rập tới Syria để chấm dứt đổ máu.

    Ông nói điều này trong một câu hỏi của đài truyền hình Mỹ CBS phát sóng tối qua tại Mỹ. Ông là nhà lãnh đạo Ả Rập đầu tiên nói rõ ràng về can thiệp Quân Sự như vậy.

    Liên đoàn Ảrập đã gửi các quan sát viên vào tháng trước với hy vọng rằng sự hiện diện của họ sẽ làm nản chí bạo lực, nhưng điều đó không thành công. Theo Liên Hiệp Quốc trong mười tháng của các cuộc biểu tình chống lại chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hơn 5000 người chết. (AFP / biên tập)
    14/01/12 03:16
    http://www.ad.nl/ad/nl/1013/Buitenland/article/detail/3121845/2012/01/14/Militair-ingrijpen-Syrie-is-goed-idee.dhtml

  7. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    AI CẬP (AC)

    Vai trò của AC không cần bàn thêm nhiều nữa, bởi ai cũng rõ AC từ xa xưa đã là một nước lớn về dân số, địa lý, văn minh văn hóa, nên có nhiều ảnh hưởng trong khối Ả Rập trong vùng Bắc Phi và Trung Đông cũng như khối Hồi giáo toàn thế giới.
    Thời chiến tranh lạnh, dưới sự lãnh đạo của Nasser và người kế vị là Anwar Sadat, AC từng nuôi mộng làm bá chủ khối Ả Rập chống Do Thái; riêng Nasser từng hợp tác mật thiết với Nerhu của Ấn Độ, Titov của Nam Tư và cả Sukarno của Indonesia để cùng nhau sáng lập ra Khối Thứ Ba Phi Liên Kết, nhằm lãnh đạo các nước trong thế giới thứ ba nghèo đói và lạc hậu, để chia thế chân vạc với Khối Tư Bản và Khối Cộng Sản.

    Wikipedia:
    Phong trào không liên kết thành lập năm 1955 sau Hội nghị Bandung (Indonesia). Phong trào không liên kết là một tổ chức quốc tế gồm các quốc gia tự xem mình là không thuộc hoặc chống lại bất kỳ khối cường quốc lớn nào. Phong trào này chủ yếu là đứa con tinh thần của Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, cựu tổng thống Ai Cập Gamal Abdul Nasser và chủ tịch Nam Tư Josip Broz Tito. Tổ chức được thành lập tháng 4 năm 1955; đến năm 2007, nó có 118 thành viên. Mục đích của tổ chức như đã ghi trong Tuyên bố La Habana năm 1979 là đảm bảo “sự độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các quốc gia không liên kết” trong “cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và tất cả những hình thức xâm lược ra nước ngoài, chiếm đóng, chi phối, can thiệp hoặc bá quyền cũng như chống lại các đại cường quốc và chính sách của các khối”. Họ đại diện cho gần hai phần ba thành viên Liên Hiệp Quốc và 55 phần trăm dân số thế giới, đặc biệt là những quốc gia được xem là đang phát triển hoặc thuộc thế giới thứ ba.

    Trong những lần gây chiến tranh với Do Thái, AC bị thua cuộc nhục nhã, mất đất đai nhiều (bản đáo Sinai), và cố gắng lắm mới thủ hòa trong những lần giao tranh đẫm máu với Do Thái, cho nên cuối cùng Sadat đành phải chôn búa làm hòa, thoả hiệp để đóng vai trung lập, đổi lại nhận được từ Mỹ hàng năm những khoản viện trợ khổng lồ, để phát triển đất nước và tao ra ổn định (dù là giả tạo) cho “lò lửa” Trung Đông.

    Wikipedia:
    Năm 1973, Ai Cập cùng với Syria tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel trong cuộc Chiến tranh tháng 10 (cũng được gọi là Chiến tranh Yom Kippur), dù nó hoàn toàn là một thắng lợi quân sự, nhưng về mặt chính trị lại không mang lại kết quả. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều can thiệp vào, và đạt tới một thỏa thuận ngừng bắn giữa Ai Cập và Israel. Năm 1979, Sadat ký hiệp ước hòa bình với Israel để đổi lấy bán đảo Sinai, một hành động đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong thế giới Ả Rập dẫn tới việc Ai Cập bị loại trừ khỏi Liên đoàn Ả Rập (Ai Cập đã tái gia nhập năm 1989). Sadat bị những kẻ theo tôn giáo chính thống ám sát năm 1981, người kế tục ông là Hosni Mubarak.

    Mubarak kế vị và vẫn tiếp tục theo đổi đường lối của tiền nhiệm, tức tuân thủ theo chiến lược của Mỹ là GIỮ VAI TRÒ TRUNG LẬP ĐỂ KIẾN TẠO AN NINH VÙNG, ĐÁNH ĐỔI BẰNG VIỆN TRỞ MỸ.
    AC mất vị thế đàn anh trong khối Hồi giáo, từ đó tạo cơ hội cho đại tá Khadafi của Libya mơ mộng thay chân, bởi Libya cũng to lớn về diện tích, lại lắm dầu hỏa hơn AC nhiều, sẵn sàng đóng vai Mạnh Thường Quân chi địa cho kháng chiến Palestine chống Do Thái, cánh Hồi giáo ở Liban và những toán khủng bố Hồi giáo khác, cũng như các đồng minh nghèo tiền hơn. Khadafi gây hấn lung tung, nên bị phương Tây gọi là chó điên, bị LHQ cấm vận, cũng như Mỹ tìm cách mưu sát nhiều lần. Cuối cùng Khadafi cũng bắt chước theo Sadat để được ngồi yên trên ngôi vị độc tài.

    Nhìn kỹ ta thấy các lãnh đạo Ai Cập từ khi đươc dành độc lập đến nay đều là những quân nhân cao cấp, cho nên ở đó thực ra chỉ có những chế độ quân phiệt núp dưới chiêu bài dân chủ, chả khác gì thời đệ nhị VNCH (sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm), hay Nam Hàn sau khi lật đổ Lý Thừa Vãn, Indonesia thời Sukarno và Suharto, Miến Điện hiện nay. Nói thẳng ra, quân đội tự sắm cho mình vai trò là “cha mẹ dân” !
    Có độc tài tất nhiên có thối nát, tham nhũng cửa quyền, từ đó xung đột xã hội (social conflicts) ngày một sinh sôi nảy nở ra thật nhiều.
    Cuộc cách mạng ở lân bang Tunisia chính là mồi lửa thảy vào thùng thuốc súng AC thời Mubarak.

    Điều đáng buồn là cuộc cách mạng dân sinh ở AC bị chặn lại không thể bùng nổ bởi cuộc cách mạng dân chủ như mong đợi. Rất nhiều thế lực quốc tế muốn dập tắt nó, bởi dù sao bọn quân phiệt vẫn dễ dậy hơn, tạo được ít ra cái gọi là ổn định vùng. Cho nên phải thừa nhận ở AC chỉ có THAY NGỰA GIỮA DÒNG !
    AC đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu giữa cách mạng dân chủ dân sinh với độc tài quân phiệt như ta thấy trong vài tháng qua.

    (còn tiếp)

  8. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa tác giả và qúi vị,

    Qua phân tích tỉ mỷ của ông Trần Bình Nam (TBN) để đưa tới kết luận như sau:

    [dẫn]
    “Bản chất các biến loạn hiện nay tại Syria là vậy. Một cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị mà sau lưng là các thế lực quốc tế dưới cái cớ chống độc tài của gia đình họ Assad (TBN: và có độc tài thật) nên nhì nhằng mãi không chấm dứt (…)”
    (….)
    Đối chiếu với các cuộc nổi dậy tại Tunisia, Ai Cập và Lybia người ta thấy: hai cuộc nổi dậy tại Tunisia và Ai Cập có tính quần chúng cho nên nó gây được xúc động thế giới và hai chính quyền Tunisa và Ai Cập sụp đổ nhanh chóng. Màu sắc của cuộc nổi dậy tại Lybia khác hơn một chút. Nó pha trộn giữa phản ứng quần chúng chống độc tài và quyền lợi quốc tế đối với kho dầu hỏa của Lybia. Hơn nữa Kadafi là người đã phạm quá nhiều tội ác đối với nhân dân trong nước và quá nhiều ân oán giang hồ (..)
    [hết dẫn]

    Tôi thấy có nhiều điều không thể đồng ý với TBN. Bởi thực chất cuộc tranh đấu nào chả là một cuộc đấu đá giành quyền lực, nhưng được che phủ dưới mục đích cao đẹp với các mỹ từ mà nội dung rỗng tuyếch!
    Mỹ can thiệp vào VN hay các nơi khác dưới danh nghĩa bảo vệ tự do dân chủ nhân quyền bla bla bla, nhưng thực chất chỉ vì quyền lợi của chính họ. Nga, Tàu hay Anh, Pháp … cũng thế. Tuy nhiên đúng như Nguyễn Gia Kiểng đã tiên đoán (Cơ Sở Tư Tưởng), các chủ nghĩa đã cáo chung.
    Đáng tiếc là ở các nước chậm tiến dân tình còn u mê, vẫn còn mang nặng đầu óc phong kiến ngày xưa, vẫn mong đợi một minh chủ, một đảng phái dẫn đầu công cuộc cách mạng dân sinh dân chủ. Họ chưa hề ý thức rõ ràng là chính mình là người chủ thật sự và chính mình quyết định số phận mình.
    Rất may nhờ cách mạng thông tin vào cuối thế kỷ 20, cùng với phát triển vượt bậc ngành giao thông vận tải, khiến cho trái đất bé hẳn lại, không gian trở nên phẳng hơn nhiều, tầng lớp trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận trực hay gián tiếp với thế giới bên ngoài, nhất là nên văn minh tiến bộ phương Tây, nên tư duy nhanh chóng thay đổi. Chính họ đang là những hạt nhân cho phong trào cách mạng dân chủ dân sinh ở nhiều nơi trên thế giới này. Ta thấy rõ vai trò các vị lãnh tụ hay đảng phái lẫn tôn giáo sẽ giảm dần, mà đi thay bằng các phong trào mang tính quần chúng ngày một gia tăng. Dẫn chứng cụ thể nhất là cứ nhìn vào hiện tình tranh đấu dân chủ ở Việt Nam sẽ rõ ngay vai trò của các blogger quan trọng nhường nào. Tương tự ở lân bang Việt Nam cũng thế.

    Để phản biện TBN thật rõ ràng, xin phép cho tôi phân tích theo cái nhìn riêng nhé.

    TUNISIA:
    Đó là một nước bé nhất ở Bắc Phi, nằm kẹp giữa hai nước lớn hơn nhiều là Algeria và Lybia. Sau khi dành độc lập từ tay thực dân Pháp năm 1956 Tunisia trên lý thuyết theo mô hình dân chủ đa đảng …
    Habib Bourguiba là người lãnh đạo cuộc cách mạng thành công, dĩ nhiên trở thành vị tổng thống đầu tiên. Ông được xem như một vị cha già dân tộc, bởi công lao to lớn chả thua gì Mustapha Kemal của Thổ Nhĩ Kỳ; và cả hai đều thân phương Tây.
    Đáng tiêc là Habib Bourguiba bị hạ bệ bởi thủ tướng của mình Zine El Abidine Ben Ali vào ngày 7 tháng 11 năm 1987.
    Ben Ali cai trị bằng một chính thể độc đoán, từ đó cho đến khi bị hạ bệ vào năm 2011. Đảng cầm quyền có hơn hai triệu đảng viên và hơn 6000 đại diện ở khắp nước với dân số khoảng 10 triệu ! Độc tài sinh nhiều tệ nạn, đất nước tụt hậu thê thảm

    Wikipedia:
    - Ben Ali was appointed Prime Minister in October 1987, and he assumed the Presidency on 7 November 1987 in a bloodless coup d’état that ousted President Habib Bourguiba, who was declared incompetent. Ben Ali was subsequently reelected with enormous majorities, each time exceeding 90% of the vote; the final reelection was on 25 October 2009.
    - While Tunisia is formally a democracy with a multi-party system, the secular Constitutional Democratic Rally (RCD), formerly Neo Destour, has controlled the country as one of the most repressive regimes in the Arab World since its independence in 1956.
    - In the Economist’s 2008 Democracy Index Tunisia is classified as an authoritarian regime (chính thể độc đoán) ranking 141 out of 167 countries studied. In 2008, in terms of freedom of the press, Tunisia was ranked 143 out of 173.

    Có độc tài tất có đàn áp, dẫn đến đấu tranh triền miên, như ở Tunisia kéo dài suốt hơn hai thập niên. Để rồi như một gịot nước làm tràn ly nước đầy, vụ một người bán hàng rong tên Mohamed Bouazizi, 26 tuổi tự thiêu ngày 17/12/2010 đã châm ngòi cho cuộc cách mạng mang hương thơm Hoa Lài ở Bắc Phi, lan sang Cận Đông.
    Từ một tranh đấu đòi cải thiện dân sinh đã làm nổ tung ra một cuộc cách mạng dân chủ ở Tunisia, rồi theo hiệu ứng con bài Domino lan rộng ra lân bang Ai Cập, Lybia, trở thành ngọn sóng thần càn quét thế giới Ả Rập theo Hồi giáo vùng Trung Đông.
    Dĩ nhiên yếu tố quốc tế góp phần không nhỏ để đưa đến chiến thắng sau cùng, như ở Lybia, tránh cảnh nổi chiến kéo dài vô ích. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận quốc tế không ít thì nhiều làm cản trở tíên độ dân chủ hóa ở nơi khác,

    (còn tiếp)

    • Chán Quá says:

      Chưa đọc phần tiếp (theo) của LMC mới thấy TBN còn thua xa về kiến thức so với Phản hồi gia LMC.
      Bái phục (chứ không Bội phục) Phản Hồi Gia sau khi uống hết vài cahi “Banh banh cốt mìn dạo Tết Tây còn dư lạì”.

Leave a Reply to Lê Dân Việt