WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thơ- Tết nhớ Nguyễn Bính

Nguyễn Bính chết trong nghèo đói giữa ngày Tết năm Bính ngọ  (29 tết 20/01/1966, không có ngày 30)

 

LỜI DẪN: Đã 46 năm kể từ chiều 29 tết (không có ngày 30) năm Bính Ngọ 1966 nhà thơ Nguyễn Bính đã chết trong nghèo đói, bệnh tật tại nhà ông lang Hứa ( Đỗ Văn Hứa – bút danh Tân Thanh). Về cái chết của Nguyễn Bính, có một số bài báo nói khác, cho rằng Nguyễn Bính chết no, chứ không phải chết đói như bọn “diễn biến hòa bình” xuyên tạc. Mấy chục năm trước, tôi (TMH) có gặp ông lang Hứa tại tư gia nhà thơ Vũ Quốc Ái ở Nam Định. Ông lang Hứa làm thơ, bút hiệu Tân Thanh kể rằng : sau 1958 Nguyễn Bính bị nhà nước đuổi về quê vì làm báo “Trăm Hoa”. Báo này do nhà nước xúi và bỏ tiền cho Nguyễn Bính làm, học theo phong trào trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng bên Trung Quốc của Mao Trạch Đông; cốt lừa cho trăm hoa cùng nở rồi “ thịt” hết hoa vàng hoa trắng hoa tím hoa nâu…tức là trừ hoa hồng đỏ máu cách mạng ra còn nhổ hết. Nguyễn Bính về quê làm nhân viên hợp đồng sửa bản in cho ty văn hóa Nam Định nên đói khổ lắm. Năm 1966, cơ quan ty văn hóa Hà Nam Ninh sơ tán lên huyện Lý Nhân, nên Nguyễn Bính hay đến nhà ông lang Hứa ở thôn Mạc Hạ, xã Công Lý ( một người mê thơ Nguyễn Bính) tá túc. Tết đến, không có tiền, Nguyễn Bính tới nhà ông Hứa mượn đỡ chút tiền về cho bà Lai ( là vợ) và cháu Hùng mới ba tuổi có chút tiền ăn tết. Bà Lai làm nghề đan len nuôi chồng con nên rất cực. Trưa 29 tết ( tức ngày 30 tết) Bính Ngọ, Nguyễn Bính do đói quá, lại làm tí rượu, chóng mặt, ra bờ ao nhà ông Hứa rửa mặt, rơi xuống ao. Ông Hứa và người nhà vớt Nguyễn Bính lên bờ. Nhà thơ thổ huyết , tắt thở. Gia đình vội cáng ông lên bệnh viện huyện cho khỏi liên lụy… Nguyễn Bính mất khi mới 48 tuổi.

Trong ba bài thơ dưới, có nhắc đến tên các bài thơ, tập thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính: “Lỡ bước sang ngang”, “Nước giếng thơi”, “Đêm sao sáng”, “Hành phương Nam”…

Thi sĩ Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính )1918-1966

BÚT ĐÀO HUYỆT GIẤY MÀ CHÔN MÌNH DẦN

Trần Mạnh Hảo

Cái thời Nguyễn Bính nguồn cơn
Vẫn đôi bướm ấy đến vờn mùng tơi
Mượn mưa phùn xỉa tăm chơi
Nửa đêm gió bấc rít hơi thuốc lào

“Trăm hoa” dễ được hoa nào
Về xem bướm hoá thi hào vườn dâu
Về xem cái kén mọc đầu
Ruột gan rút hết từng câu nhân tình

Tài cao đẩy thấp phận mình
Vỉa nồi niêu vẫn còn kinh hề mồi
Thơ không thể đổ vào nồi
Ngắm mình trong “nước giếng thơi” hết hồn

“Đêm sao sáng” cạn hoàng hôn
Bút đào huyệt giấy mà chôn mình dần
Một đoàn bươm bướm đưa chân
Hai hàng lục bát khiêng phần mộ thơ…
T.M.H.

 

NHỚ NGUYỄN BÍNH

“Lỡ bước sang ngang” thời gió mưa
Trăm hoa đua nở mắc mưu lừa
Hỏi nghìn “nước giếng thơi” miền Bắc
Cứu nổi thiên tài chết khát chưa ?

T.M.H.
GIAO THỪA NHỚ NGUYỄN BÍNH
Trái tim không giấy chứng minh thư
Đầu anh bờm xơm cỏ hắc ín
Câu lục bát vô gia cư
Tạm trú trong lời ru khép nép

Anh mang theo xuống đất cái thời
Đến nghĩ ngợi cũng phải cần xin phép

Hoa cau như gạo rơi
Lừa bao anh gà dò đến nhặt
Văn chương nào đùa dai

Có Nguyễn Bính đi qua làng chân đất
Câu thơ anh đền mọi thứ dông dài
Khi cuộc đời bị nhiệt
Có thơ anh làm rau má nhọ nồi

Lỡ bước sang ngang
Tình yêu quá giang trang giấy
Chiếc thuyền con thơ tuyển tập anh đâu hay
Trên chiếc thuyền này
Đỗ Phủ từng chết đói
Đám mây màu cháo trắng còn bay

Năm ấy giao thừa trên ổ rơm
Anh gục xuống nhờ bạn bè vuốt mắt
Miệng còn chóp chép thèm cơm
Anh chết rồi còn bạc tóc

Ôi giấc mơ bị thương
Hết “Hành phương Nam”, lại phải hành phương Bắc
Thờ thế vô tâm như kẻ qua đường

Người ta đã chôn anh cùng với ba ngày tết
Tháng giêng không còn anh ngồi lặng đếm mưa phùn
Li rượu trắng để tàn nhang uống hết
Chiếc điếu cày gió bấc rít thâu đêm

Nhà thơ ạ
Không ai lừa được thời gian
Anh chưa vay đã vội trả
Sao chúng ta cứ phải đồng nghĩa với cơ hàn
Cơn gió đói khoác tàu chuối rách
Mà gió bấc kia ưa phách lối luận bàn

Nguyễn Bính ơi
Với anh đêm nay sao trời
Có khi là những hạt cơm rơi…

Tết Nam Định 1976

T.M.H.

 

 

 

12 Phản hồi cho “Thơ- Tết nhớ Nguyễn Bính”

  1. Nguyen Ngoc Long says:

    Tôi có bài thơ này nè. Hình như cũng của Nguyễn Bính, viết nha:

    Học trò trường huyện ngày năm ấy
    Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ
    Những buổi học về không có nón
    Đội đầu chung một lá sen tơ
    Lá sen vương vấn hương thơm ngát
    Ấp ủ đôi ta chút nhụy hờ
    Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc
    theo về tận cửa mới tan mơ
    ***
    Em đi phố huyện tiêu điều lắm
    Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
    Mà đến hôm nay tôi mới biết
    Tình ta như chuyện bướm xưa thôi

  2. NON NGÀN says:

    CA NGỢI NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH

    Việt Nam tuyệt nhất Tố Như
    Vần thơ lục bát vi vu gió trời
    Thơ Người như thể dạo chơi
    Lên ngàn, xuống thác vẽ vời trăm hoa
    Trăm năm trong cõi người ta
    Dễ ai sánh được thiên tài Nguyến Du
    Truyện Kiều còn mãi nghìn thu
    Nguồn thơ lục bát vi vu suối ngàn
    Có bông hoa nhỏ bên đàng
    Xin khen Nguyến Bính ít hàng là đây
    Thơ quê hiền dịu tháng ngày
    Như hoa đồng nội như mây non ngàn
    Như con bướm lượn bên giàn
    Dễ dâu có sắc lá vàng mồng tơi
    Nên thơ thật đáng để đời
    Dễ thương, giản dị mà khơi tâm tình
    Khi yêu đắm đuối thơ tình
    Vẫn còn thắm đượm cả tình nước non
    Cho dầu lỡ bước sang ngang
    Nhà thơ còn giữ tiếng vang trên đời
    Thơ như có nhạc không lời
    Nhạc thơ như thể quyện hồn nhân gian
    Ý thơ đâu khác dát vàng
    Tứ thơ óng ánh chứa chan tình đời
    Những câu lục bát tuyệt vời
    Những câu lục bát để đời không quên
    Cho dầu chẳng sánh Nguyễn Du
    Nhưng thơ Nguyễn BÍnh ngàn thu mãi còn
    …………………………………………………..

    VÕ HƯNG THANH
    (16/01/12)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa bà con,

      Tôi yêu bài thơ
      của VHT tức thì !

      Tại sao ư ?

      Thì đây này:

      “Trăm năm trong cõi người ta
      Dễ ai sánh được thiên tài Nguyến Du
      Truyện Kiều còn mãi nghìn thu
      Nguồn thơ lục bát vi vu suối ngàn”

      “Thơ quê hiền dịu tháng ngày
      Như hoa đồng nội như mây non ngàn
      Như con bướm lượn bên giàn
      Dễ dâu có sắc lá vàng mồng tơi
      Nên thơ thật đáng để đời
      Dễ thương, giản dị mà khơi tâm tình”

      Xin cám ơn Võ Hưng Thạnh nhiều.
      Cứ nhẹ nhàng giản đơn thế nhé VHT

      Lão Ngoan Đồng

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    Thi sĩ Nguyễn Bính ư ?

    Thưa càng già tôi càng khâm phục ông quá chừng.
    Ông viết những bài thơ tình rất chân quê, hay tuyệt vời
    Nhưng ông cũng viết những bài thơ hùng hay không kém

    Tôi mê bài Hành Phương Nam của ông qua diễn ngâm của Tôn Nữ Lệ Ba, trong băng cassette CHÍNH KHÍ VIỆT, với lời giới thiệu rất hay của nhà văn kiêm nhà giáo Đỗ Qúi Toàn giới thiệu:

    “Thi sĩ Nguyễn Bính đã viết bài Hành Phương Nam trong những năm sau cùng của cuộc đại chiến thứ hai khi ông rời đất Bắc vào sống ở Sài Gòn miền Nam nước Việt. Chúng ta đã từng được nghe Nguyễn Bính những bài thơ lục bát nhẹ nhàng như ca dao, Nguyễn Bính trữ tình, Nguyễn Bính lãng mạng. Bài Hành Phương Nam là một Nguyễn Bính khác lạ, một Nguyễn Bính bi hùng, cổ kính với giọng thơ thất ngôn trường thiên, rất nhiều điển tích. Bài hành này biểu lộ ý khí bi phẫn của một người trai xa nhà, trong khi cơn gió bụi bắt đầu nổi lên khắp non sông”

    Hai ta lưu lạc phương Nam này
    Trải mấy mùa qua én nhạn bay
    Xuân đến khắp trời, hoa rượu nở
    Riêng ta với ngươi buồn vậy thay!

    Lòng đắng sá gì non hớp rượu
    Mà không uống cạn, mà không say?
    Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã
    Mà áo khinh cừu không ai may

    Ngươi giam chí lớn vòng cơm áo
    Ta trói thân vào nợ nước mây
    Ai biết thương nhau từ thuở trước
    Bây giờ gặp nhau trong phút giây

    Nợ tình chưa trả tròn một món
    Sòng đời thua đến trắng hai tay
    Quê nhà xa lắc xa lơ đó
    Trông lại tha hồ mây trắng bay

    Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
    Phân tán vì cơn gió bụi này
    Ngươi đi buồn lắm mà không khóc
    Mà vẫn cười qua chén rượu đầy

    Vẫn dám tiêu hoang cho đến hết
    Ngày mai ra sao rồi hãy hay
    Ngày mai sán lạn màu non nước
    Cốt nhất làm sao tự buổi này

    Rẫy ruồng châu ngọc, thù son phấn
    Mắt đỏ lên rồi cứ chết ngay
    Hỡi ơi Nhiếp Chính mà băm mặt
    Giữa chợ ai người khóc nhận thây

    Kinh Kha quán lạnh sầu nghiêng chén
    Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?
    Mơ gì Ấp Tiết thiêu văn tự
    Hài cỏ gươm cuồng ta đi đây

    Ta đi, nhưng biết về đâu chứ?
    Đã dấy phong yên lộng bốn trời
    Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ,
    Uống say mà gọi thế nhân ơi!

    Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
    Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
    Người ơi! Hề người ơi!
    Người sang bên ấy sao mà lạnh
    Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi.

    Hành Phương Nam qua diễn ngâm của nha sĩ Tôn Nữ Lệ Ba
    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=5YHUD_B3vs

    Chưa hết, ta còn gặp một chiến binh Nguyễn Bính kiêu hùng, đồng tác giả bài hát thời Kháng Chiến chống Pháp nổi tiếng, tựa đề TIỂU ĐOÀN BA LẺ BẨY !

    http://www.youtube.com/watch?v=vNMo-VpMbIk
    (Sáng tác: Nguyễn Hữu Trí – Nguyễn Bính – Trình bày: Tốp Ca)

    Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang, Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy, Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy. Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn, tiếng tiểu đoàn 307.

    Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy, cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng, người chiến sĩ tiếc gì máu rơi. Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy nguyện một lòng gìn giữ non sông.

    Đã chiến đấu bao năm ròng chiến đấu với bao thành tích huy hoàng. Trận Tháp Mười trận Mộc Hóa vang tiếng đồn với trận La Bang. Lưỡi gươm vung với cánh tay sắt, đầu giặc rụng nổ súng đồng đồn giặc vỡ tan.

    Nhớ về ông, tôi hình dung ngay đến những bước chân phiêu lãng của ông nhiều nơi trong Nam thời chín năm kháng chiến, rồi khi đình chiến với báo Trăm Hoa. Thiển nghĩ chả mấy người được như ông, cho dù cuối đời ông bị bạc đãi đến nỗi chết đói đi nữa. Ông đã sống hết mình vì nghệ thuật, với thiên chức của người cầm bút chỉ biết ghi lại những rung động chân thật từ lòng mình, mà không khuất phục trước một ai.
    Một thiên tài lớn nhất của Hòa Lan, quê hương thứ hai của tôi, là hoạ sư Van Gogh, cũng kết thúc cuộc đời bi thảm như ông, sau khi đã hoàn tất kiếp con tằm rút hết ruột để nhả những tơ đẹp nhất cho đời. Tôi yêu Nguyễn Bính như yêu Van Gogh.

    Lão Ngoan Đồng

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa bà con,

      Theo tôi thì đúng như wikipedia nhận xét về các sản phẩm tình thần của Nguyễn Bính: “Các tác phẩm của Nguyễn Bính có thể chia làm hai dòng “lãng mạn” và “cách mạng” mà dòng nào cũng có số lượng đồ sộ, nhưng khi nói về Nguyễn Bính là nói về nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt Nam.”

      Thú thực thằng tôi “kết” cái chất cách mạng trong con người lãng tử Nguyễn Bính.

      Chính vì thế khi tìm được một ít tin tức hay hay về Nguyễn Bính về khoảng này trong internet, tôi xin trình làng ngay sau đây. Cũng thưa thật là tôi không rõ mức độ chính xác bao nhiêu, nhưng vì lòng yêu Nguyễn Bính, nên cứ ghi lại để bà con xem dùm tôi cái nào đúng là khẩu khí Nguyễn Bính thật sự !

      [trích]
      Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại xã Đồng Đội, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định; ông lấy bút hiệu Nguyễn Bính.
      Theo tài liệu được Hội Nhà Văn ở Hà Nội công bố về tiểu sử của ông: thuở nhỏ Nguyễn Bính không được đi học ở nhà truờng mà chỉ đuợc học ở nhà với cha là ông đồ nho Nguyễn Đạo Bình và đồng thời cũng được người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm. Ông mồ côi mẹ rất sớm, gia đình túng quẫn, nên khi lên 10 tuổi đã phải theo anh ruột là Nguyễn Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống. Thời gian này ông được người anh dạy học ở nhà… Những năm đầu thập niên 40, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào Miền Nam. Lúc này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết. Năm 1943, Nguyễn Bính lại đi vào Miền Nam lần thứ ba và đã gặp Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang… Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây

      “Từ độ về đây sống rất nghèo
      Bạn bè chỉ có gió trăng theo
      Những thằng bất nghiã xin đừng tới
      Hãy để thềm ta xanh sắc rêu”
      (Từ Độ Về Đây – 1943)

      Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam.

      Năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội một thời gian.

      Năm 1956, Ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ TRĂM HOA (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà văn);

      Đến năm 1958, Nguyễn Bính chuyển về tỉnh nhà Nam Định và phục vụ trong Ty Văn Hoá Nam Định cho đến ngày ông từ giã cõi đờị

      Nguyễn Bính chết ngày 20-1-1966, những ngày cuối năm Ất Tị.
      [hết trích]

  4. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Xin cám ơn Trần Mạnh Hảo
    đã SOI SÁNG cái chết của
    một nhà thơ lớn Việt Nam.
    Đây là một điều rất hệ trọng !

    Lại Mạnh Cường

  5. T. says:

    Ông Nguyễn Bính, tại sao ông những câu thơ tình hay đến thế, làm cho hàng vạn người thanh niên thiếu nữ thời đó rung động mà ông lại ḅị ” chết đói”? Sao ông không làm vè như người ta đã làm, những câu vè mà ông có thểt viế hàng chục ngàn câu , đại khái như :
    Thương cha, thương mẹ thương chồng,
    Thương mình thương một, thương ông thương mười…

    Ơn này, nhớ để hai vai
    Một vai ơn Bác, một vai ơn Người
    Con còn bé dại con ơi
    Mai sau con nhé, trọn đời nhớ Ông’’

    Để được sáng có bia uống như Tô Hoài, hay ở nhà sang gác tía như Tố Hữu ?

  6. Vu says:

    Tran Manh Hao lam toi xuc dong qua.

  7. Người Buôn Gió says:

    Cám ơn tác giả TMH.

    Nguyễn Bính nổi tiếng về thơ tình; Nhưng tôi thích nhất bốn câu sau đây của ông:

    “Ta đi, nhưng biết về đâu chứ?
    Đã dấy phong yên lộng bốn trời
    Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ,
    Uống say mà gọi thế nhân ơi!”

  8. Bùi Tân Phong says:

    Nhớ Nguyễn Bính
    Chemnitz, 24.-25. tháng Năm 1990

    Nguyễn Bính ơi, quê Anh nước ngập đồng chua,
    Đời Anh trải tận cùng non nước;
    Thơ Anh như dầm trong nước mắt,
    Như dân quê thân dầm nước đồng chiêm.

    Nhưng đồng chiêm cũng có bông sen,
    Có bông súng mọc lên từ bùn nước,
    Có hương bưởi hương chanh cho người thương xức tóc,
    Có trống chèo làng Đặng buổi xuân sang.

    Nguyễn Bính ơi,
    Thơ Anh làm man mác khách chùa Hương,
    Xao động mái chèo thuyền bến Thái,
    Nhức nhói tim ai chiều Hà Nội,
    Đời dứt day, thơ cũng dứt day buồn!

    Cuộc đời Anh trải đủ ba miền,
    Hồn thơ Anh chia cùng bao thế hệ;
    Gần gụi thế, mà xa xôi là thế:
    Tôi học thơ Anh qua miệng đời và những trang vở chép tay!

    Đọc và thương, và nhớ mãi điều này:
    Hoa chanh nở giữa vườn chanh … muôn thuở!
    Dẫu phải chịu suốt một đời gian khó,
    Cũng đừng để bẩn lòng, đừng để bẩm trang thơ!

  9. nguyenha@ says:

    Tết về,tôi nhớ mãi mấy câu thơ tỏ tình rất dễ thương của Ng-Bính
    “Trời den như mực tối hôm nay,
    Diểm trốn nhà sang dể gặp tôi
    Hai dứa tôi ngồi bên dống rạ
    Lắng nghe nồi bánh rộn ràng sôi
    Ánh lửa hồng lên,má Diểm hồng
    Tôi không dám hỏi, nhưng dưa mắt
    Ý hỏi sao Em chửa lấy chồng./

    • nguyenha says:

      “trời den như mực tối hôm nay” xin sửa lại”trời den như mực tối Ba-mươi”.Cám ơn

Leave a Reply to Lão Ngoan Đồng