WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Người có tố chất thì không cần pháp trị”

Pháp trị là dành cho loại người không có tố chất

Chuyện giáo sư nổi tiếng của đại học Bắc Kinh mắng chửi dân Hồng Kông thậm tệ trên truyền hình trở nên hoạt đề văn hóa nóng bỏng. Vượt qua những cơn thịnh nộ về những từ ngữ thô lỗ cộc cằn, trận chửi này còn lộ ra nhiều thứ, đặc biệt là quan niệm của học giả Trung Quốc đối với xã hội pháp trị như thế nào.

Khổng Khánh Đông bận đồ nho nhã trên TV

Khổng Khánh Đông, giáo sư hệ Trung Văn của đại học Bắc Kinh, cháu đời thứ 73 của Khổng Tử đã dùng những từ ngữ như đồ con hoang, đồ chó, đồ hèn hạ để mắng chửi dân Hồng Kông chỉ vì một chuyện va chạm văn hóa đi tàu và ngôn ngữ giao thiệp giữa dân Hồng Kông và dân Lục Địa.

Chuyện xảy ra do em bé từ Trung Quốc ăn uống vung vãi làm sao khiến hành khách và nhân viên ở Hồng Kông phản ứng về quy định cấm ăn trên tàu. Hai bên nói vịt nói gà bằng hai thứ tiếng Quảng Đông và Phổ Thông trong cách giải quyết dẫn đến tình huống tranh cãi thô bạo mang tính đại diện giữa người thuộc hai “chế độ”. Diễn biến tâm lý phức tạp giữa dân Hồng Kông và nội địa Trung Quốc từ lâu nay có cơ bùng nổ ngoài mức dự toán.

Thái độ của Khổng Khánh Đông cũng có dấu hiệu mang tính đại diện cao cho tâm lý người dân lục địa. Khổng Khánh Đông không phải là giáo sư tay ngang mà là nhân vật truyền thông có uy tín sắc sảo về ngôn ngữ văn học Trung Quốc từ Hán Đường cho đến Kim Dung, Lỗ Tấn.

Người ta không tin rằng với một chế độ kiểm duyệt gắt gao mà để cho đoạn băng mạ lỵ dài sáu phút phát sóng. “Nếu đối tượng bị chửi là dân Tân Cương – Duy Ngô Nhĩ thì ngay lập tức có cảnh nổi loạn xuống đường đốt xe” các đài radio, truyền thông Hồng Kông quả quyết . Dân Hồng Kông hiện đang biểu tình đòi đại học Bắc Kinh phải khai trừ chức vị giáo sư của Khổng Khánh Đông nhưng chắc là không được đáp ứng vì thế lực của nhân vật đại diện văn hóa cánh tả này rất lớn.

Truyền thông Hồng Kông phân tích rằng sự mắng chửi như thế này là có bàn tay của trung ương đảng dính vào, muốn dằn mặt vào thái độ của người Hồng Kông vốn tự hào về văn hóa đương đại nhờ có quy củ do thực dân đế quốc Anh để lại mà quay lưng lạnh nhạt với Trung Quốc. Đây cũng là đây là thủ pháp trấn áp công cộng ở vị trí của kẻ mạnh lên những tinh thần yếu đuối.

Xung đột văn càng bốc cao, thậm chí trên mạng còn có phong trào kêu gọi độc lập Hồng Kông, kêu tỉnh Quảng Đông sát lại với Hồng Kông (dùng căn cước tiếng Quảng Đông) để thành lập một nước cộng hòa ly khai với Trung Quốc đại lục. Tuy lý tưởng này không dễ thực hiện vì chênh lệch thế lực quá lớn nhưng phản ảnh tâm lý lòng người phân tán trong nước Trung Quốc.

“Pháp Trị có gì hay?”

Nhưng điều đáng nói hơn là qua sự kiện này, người ta thấy rõ lý luận của học giả Trung Quốc về nền pháp trị. Qua lời của Khổng Khánh Đông, nền pháp trị ở Hồng Kông là phương tiện thống trị lên loại dân không có tố chất, không thể tự chủ. Pháp trị như là cây roi để quất lên đầu bọn chó chứ con người có tố chất, tự chủ thì ai cần đến biện pháp này. Tư tưởng của Khổng Khánh Đông lại có sức thu hút lực lượng cánh tả. Các nhóm theo tinh thần chủ nghĩa dân tộc phương Bắc Trung Quốc cũng nhao nhao nhảy vào đấu tố luôn tỉnh Quảng Đông cho rằng tỉnh này chính là quê hương của bọn Hán gian. Sự miệt thị này tạo nên tâm lý mâu thuẫn nội bộ dân tộc Trung Hoa một cách gay gắt.

Thấy rằng nhận thức của học giả Trung Quốc như thế này còn nguy hiểm hơn là những câu chửi chó mắng mèo theo kiểu ghen tị về ưu thế xã hội của người Hồng Kông, ứng cử viên hành chánh trưởng quan tranh cử trong năm 2012 Đường Anh Niên phải trấn an và đính chính trước dân chúng rằng: “Người Hồng Kông không phải là chó, pháp trị là tố chất và giá trị cốt lõi của người Hồng Kông”. Tuy câu đính chính này hơi buồn cười: “Dĩ nhiên người Hồng Kông không phải là chó rồi” nhưng đã đụng chạm đến cơ cấu chính trị.

Cẩu Trùng Chi Tranh

Hiện nay hai bên Hồng Kông và Trung Quốc chửi bới nhau rất căng. Tuy một bộ phận dân chúng Trung Quốc không đồng tình với Khổng Khánh Đông nhưng học phiệt cánh tả cũng rất mạnh bạo, rất mãn nguyện như trả được thù hận và mặc cảm thua sút bấy lâu. Bên Hồng Kông cũng không thua, gọi ngược lại đại lục là thứ côn trùng châu chấu tạo nên trận chiến mới mà BBC tiếng Trung gọi là “Cẩu Trùng Chi Tranh” (cuộc chiến giữa chó với trùng) tan vỡ lòng người, nguyền rủa nhau tới bến, rất có chiều hướng lan rộng.

Khổng Khánh Đông bị dân Hồng Kông khắc họa

Trước đây, Vương Khánh Đông thường hay lên truyền hình trung ương bận đồ nho gia, giảng đàm học thuyết Trung Dung, Luận Ngữ một cách say sưa. Nhưng ở một góc độ phàm phu tục tử lại vị giáo sư “Bắc Đại” này có thể tuôn ra từng tràng như hát, nào là “vương bát đản” (có nghĩa là trứng rùa, con hoang), đồ mất gốc, chó, chó săn, đê tiện, bố mày là người Anh à?… Vương Khánh Đông cũng có thể nhái giọng điệu để cười cợt, chửi bới, công kích hạ nhục thân phận dân Hồng Kông từng bị Anh Quốc bắt làm nô lệ mà còn vác mặt lên trời.

Những lời chửi bới rất có bài bản, cay nghiệt, cường điệu, xuyên tạc hiện trạng nhưng gây ấn tượng về nội dung và thời lượng (vì đài truyền hình cho phép). Tính cách lý luận văn hóa Cộng-Khổng phối hợp rất có khí thế và sôi sục khiến những người lý luận căn bản không dễ dàng bẻ gãy.

Là tác giả của nhiều sách và bài viết về ngôn ngữ văn học, “Khổng hoà thượng” (xưng hiệu ăn khách trên truyền hình và blog cá nhân) lại giáo sư cộng tác với đài truyền hình trung ương trong tiết mục “Bách Gia Giảng Đàn” chuyên giảng về Khổng Giáo nên có rất nhiều tín đồ “con nhang đệ tử” yêu thích. Khổng Khánh Đông còn là đảng viên cộng sản, và là nhà nghiên cứu tinh hoa Khổng giáo do đó gánh vác vai trò trí thức học giả của Trung Quốc đại lục hiện nay.

Nguồn: Facebook Trần Đông Đức

——————————

Tài liệu tham khảo:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/01/120124_hongkong_chinese_anger.shtml

http://www.bbc.co.uk/zhongwen/simp/hong_kong_review/2012/01/120124_hkreview_hkdog.shtml

http://rfavietnam.com/node/1026

 

15 Phản hồi cho ““Người có tố chất thì không cần pháp trị””

  1. Lão Ngoan Đồng says:

    3/
    Thấy ăn khách quá xoá, nhiều nơi, trừ Đàn Chim Việt, đã tự động mở “lôi đài” ngay trên trang blog hay web của mình, khiến càng thêm nhộn nhịp và … rối rắm !

    Tình hình trở nên ngày một “sôi đậu”, wên sôi động, nhất là khi có giáo sư Toán Ngô Bảo Châu nhập cuộc. Anh em hai ông Nguyễn Quang Lập trên web Quê Choa và nhà văn Nguyễn Quang Vinh tức Cu Vinh tức thì có bài phản bác. Rồi thư riêng … mà chung giữa “choa” Lập với “toán” Châu thắm đượm tình anh em, chấm dứt thảo luận khá gay gắt giữa đôi bên.

    Riêng tôi chú ý nhiều đến bài viết của hai trí thức dấn thân trong nước. Đó là “PHẢN BIỆN XÃ HỘI LÀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC”, tác giả Nguyễn Huệ Chi quen thuộc, và nhất là “XÃ HỘI MUỐN PHÁT TRIỂN PHẢI CÓ TRÍ THỨC VÀ LÒNG TRẮC ẨN” của Nguyễn Quang A !

    Tôi đề nghị Ban Biên Tập Đàn Chim Việt cho đăng lại hai bài viết có giá trị trên. Nếu không bạn đọc nên tự tìm trong internet rât dễ dàng.

    Cũng qua đây xin ghi lại góp ý của tôi nơi blog của nhà văn Nguyễn Quang Vinh mấy hôm trước dưới bài víết tựa đề GỬI VÀI LỜI VỚI CHÂU GIÁO SƯ hôm 24 tháng 1 vừa qua.
    Tháng Một 26, 2012 lúc 4:05 chiều

    Thưa qúi đồng hương,

    Tôi đề nghị chúng ta nên đọc thêm bài tham luận của một số trưởng lão như ‘Phản biện xã hội là vai trò của trí thức’ của Nguyễn Huệ Chi và nhất là bài “Xã hội muốn phát triển phải có tri thức & lòng trắc ẩn” của Nguyễn Quang A.

    Ngô Bảo Châu có nhiệt tình, nhưng còn thiếu tri thức và kinh nghiệm sống, hệ quả dĩ nhiên là có phát biểu nhiều hạn chế.

    Tôi đánh giá cao những đóng góp của Ngô Bảo Châu, những năng nổ trong thời gian qua về hiện tình đất nước, nên không thấy buồn bực vì những hạn chế ấy. Ngô Bảo Châu là trí thức thế hệ trẻ, đang ở độ tuổi chín tới, cần thời gian để đào luyện cho thêm chín mùi với ý thức trách nhiệm nhiều như các bận đàn anh đi trước (Quang A, Huệ Chị …)

    Riêng tôi hy vọng với đà này Ngô Bảo Châu sẽ tiến xa hơn nữa, nếu như NBC biết lắng nghe, biết phục thiện, biết học hỏi thêm nơi bậc đàn anh, hơn là chăm chăm phản biện linh tinh, mất thì giờ vô ích và tạo nên những cơn bão trong ly nước vô bổ.

  2. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa qúi đồng hương,

    2/
    Nếu như đề cập tới vụ “đả lôi đài” thời “Hậu Hoài”, tức sau bài phản biện Phạm Thị Hoài nói trên, lúc ấy tôi mới chỉ theo dõi trên BBC là nơi khởi nguồn ra nội vụ, tôi cũng “tranh thủ” góp ý linh tinh như sau trên blog Trương Duy Nhất

    24/01/2012 at 14:06
    Thưa qúi đồng hương,

    Xin trân trọng giới thiệu dưới đây một số phản hồi tiêu biểu tính đến nay, sau bài bàn về trí thức thời nay của giáo sư Chu Hảo và bài phản biện của nhà văn Phạm Thị Hoài.

    2.1/
    TIẾP TỤC TRANH CÃI VỀ VAI TRÒ TRÍ THỨC
    BBC – chủ nhật, 22 tháng 1, 2012

    [trích]
    Trên blog Quê Choa của mình, ông Lập viết: “Không thể nghĩ đơn giản: trí thức là người lao động trí óc”.”Các nhà khoa học được coi là Trí thức hay không phải xét xem họ đã dấn thân trong cộng đồng và xã hội như thế nào, xưa nay đều thế cả.”
    Nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng bày tỏ quan ngại: “Phát biểu của Châu, dù vô tình đi chăng nữa, sẽ làm cho đám trí thức trùm chăn được thể vênh vang, tiếp tục trùm chăn kĩ hơn nữa, trong khi vẫn có cớ để dè bỉu và chỉ điểm những trí thức chân chính”.
    Trực diện hơn nữa, một blogger khác – nhà văn, dịch giả Phạm Viết Đào, viết ra nhận xét của ông về một giới trí thức mà “phần lớn có thể xếp họ vào tầng lớp ‘trí ngủ’ , họ buông xuôi, họ làm ngơ, họ thờ ơ với thời cuộc, với vận mệnh đất nước”.
    Ông Đào viết: “Trong lớp trí thức này được bổ sung thêm những thành phần kiểu như Giáo sư Ngô Bảo Châu”. Ông cũng cho rằng việc nhà nước Việt Nam vinh danh Giáo sư Châu là “động thái chính trị hơn là một hành động thể chế hóa chính sách trọng dụng trí thức”.
    [hết trích]

    Bình … loạn:
    Tôi đồng quan điểm với Nguyễn Quang Lập. Muốn được công nhận là người trí thức (chân chính) một khi anh giỏi CHUYÊN MÔN, đồng thời lại rất DẤN THÂN trong cộng đồng hay xã hội anh đang sống. Không dấn thân vào đời thì anh chỉ là một thứ chuyên gia không hơn không kém. (Cũng cần phân biệt rõ với đám có học vị nhưng trực hay gián tiếp tham chính, như vào vai chuyên viên cho guồng máy chính quyền nhà nước. Tôi gọi họ là chính trị gia có học (thức). Đó là cụm từ ngữ chính xác nhất).
    Không thể chấp nhận nổi một người được gọi là trí thức, trong khi “trùm chăn”, cố tìn làm ngơ trước thời cuộc cháy bỏng ! Đó là loại “trí ngủ” đúng nghĩa.
    Cũng như hạng học cao hiểu rộng, đóng góp nhiều thành quả lao động trí óc cho đời, nhưng lại bán rẻ lương tâm cho qủi, tự nguyện (hay bị ép buộc) làm tay sai phục vụ phục vụ cho cái ác. Chẳng hạn đám chuyên gia khoa học thời Đức Quốc Xã, quân phiệt Nhật, thời CS, hay cho bọn độc tài dưới mọi hình thức (như ở các nước Hồi giáo cực đoan chẳng hạn …)
    Chính vì thế mà tôi đã nhiều lần thưa: Cái học chuyên môn chưa làm người ta trưởng thành ra ! Ý tôi muốn thưa rõ, không ít những anh chuyên viên giỏi chuyên môn nhưng lại mù (mờ) thời cuộc, do chỉ chú trọng đến sở học hơn việc đời thường chung quanh.
    Tôi còn muốn nói rõ thêm nữa là, trí thức là người phải biết YÊU THƯƠNG MUÔN LOÀI trên hành tinh này. Những hạng học cao mà mang nặng tinh thần quốc gia cực đoan chỉ biết dân biết nước mình thôi (chẳng hạn như đám thinktank phục vụ duy nhất cho nước họ ,such as Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Úc …), hay tự giới hạn lại vào một điểm nào đó (sắc tộc, tôn giáo, hay con người thôi …) thì cũng chưa được gọi là trí thức. (Như thế ta miễn cưỡng gọi là trí thức Kitô giáo / Phật giáo / Hồi giáo / Ả Rập / dân da trắng = Caucasian intellectuals….)

    Nói tóm lại, làm người trí thức ắt phải có CHUYÊN MÔN CAO, nhưng chưa đủ vì lại cần có NHÂN CÁCH LỚN ! Để làm gì ư ? Thưa để giữ sạch lương tâm trong mọi trường hợp, chỉ biết phục vụ cái THIỆN và cương quyết NÓI KHÔNG với cái ác; luôn luôn KHIÊM TỐN hoà mình hoàn toàn vào đại chúng; đồng thời có lòng NHÂN ÁI cao độ, để yêu thương vạn vật muôn loài trong trời đất !

    2.2/
    PHẢN BIỆN TRUNG THÀNH VẪN LÀ ĐÁNG QÚY
    BBC – thứ bảy, 21 tháng 1, 2012

    [trích]
    Nhà văn Võ Thị Hảo nói với BBC rằng nhiều trí thức có ‘trách nhiệm’, có ‘lương tri’ trong nước hiện nay đã và đang buộc phải chọn con đường ‘phản biện trung thành’ trong tình huống có nhiều yếu tố rủi ro và có thể ‘không có lợi’ khi lên tiếng công khai.
    Nhà văn, nhà báo nữ đồng tình với quan điểm của giáo sư Chu Hảo khi ông đánh giá rằng “tầng lớp trí thức thực sự” hiện chưa hình thành và “chưa có nhiều” về số lượng ở Việt Nam.
    “Muốn có trí thức phải có dân chủ và tự do ngôn luận, như thế mới hình thành được một tầng lớp” bà Hảo nói, nhưng tỏ ra khác biệt so với ý kiến của Giáo sư Hảo khi cho rằng việc đảng có tham vọng lãnh đạo trí thức là “trái với tự nhiên.”
    “Chẳng đảng nào có thể lãnh đạo được trí thức. Đảng nào cũng chỉ là một sự vật để trí thức và mọi công dân có thể nhìn ngắm và giám sát và để quyết định rằng nếu họ hay, họ phù hợp với lợi ích của mình thì ủng hộ, hay là phản đối mà thôi.”
    [hết trích]

    Bình … loạn:
    Sai hoàn toàn khi nói chỉ khi có tự do dân chủ mới có trí thức. Phải nói rằng, dân chủ tự do là “phân bón”, tạo điều kiện thuận lợi (facteurs favorisants) cho trí thức phát triển và nảy nở thật toàn diện.
    Duới thời Pháp thuộc vẫn có và có nhiều trí thức, lại dấn thân mạnh bạo hơn bao giờ hết. Thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Tàu nảy sinh ra nhiều tư tưởng gia sáng giá nhất lịch sử của Tàu. Đó là thời kỳ vàng son nhất trong kho tàng lịch sử, văn hóa tư tưởng Tàu.
    Nhìn chung ta thấy rõ, trong khó khăn lại nảy sinh ra nhiều văn nghệ sĩ, tư tưởng gia, trí thức chân chính và cực kỳ tài giỏi. Chẳng hạn trong VN thời kỳ kháng chiến chống Pháp kéo dài nhiều thập niên, trong thời nội chiến hai miền Nam Bắc, dưới thời CS hiện nay. Nhưng cũng có khi ở một thời kỳ nhất định nào đó lại nảy sinh những bông hoa qúi, như Thời Tiền Chiến ở VN chẳng hạn.

    Xin tạm thời trình với quan viên khắp nơi như thế

    3/
    Thấy ăn khách quá xoá, nhiều nơi, trừ Đàn Chim Việt, đã tự động mở “lôi đài” ngay trên trang blog hay web của mình, khiến càng thêm nhộn nhịp và … rối rắm !

  3. Bần-Nông says:

    Đây cũng là 1 kết quả hình thành từ những cái “quái thai” trong chế độ CS. Chả trách sao con người làm ngơ trước 1 em bé hơn 2 tuổi bị xe cán cách đây ko lâu. Từ đó đưa ra 1 xã hội “vô cảm” thì cũng chẳng có gì lạ. Buồn thay cho VN cũng nằm trong “hệ lụy” nầy. Sự bất ổn như thế nầy trong 1 xã hội “dị tộc” vẫn thường xảy ra. Người Hồng Kông gọi ông ta là “bastard” cũng ko đúng lắm đâu. Ông nầy nên gọi là “a son of a bitch” thì đúng hơn.

  4. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa qúi đồng hương,

    Vừa qua đã nổ ra một cuộc tranh biện rất hào hứng về VAI TRÒ TRÍ THỨC TRONG ĐẠI CUỘC ĐẤT NƯỚC, lôi cuốn được nhiều vị tai to mặt lớn, nam cũng như nữ, trẻ lẫn già tham gia tích cực. Đáng tiếc là Đàn Chim Việt lại bỏ qua vụ này ! Và cũng chả ai nhắc đến nó, vì lúc này quá nhiều điều lôi cuốn bạn đọc bốn phương, mà nổi cộm nhất là vu DÂN SỰ BẤT PHỤC TÙNG CHÍNH PHỦ qua vụ việc Đoàn Văn Vơn, rồi gia đình Trịnh Kim Tiếng khiếu kiện, Bùi Minh Hằng bị bắt giam …., rồi cuối năm tết nhất với lắm bài tản mạn về Xuân, chơi xuân kẻo xuân tàn ….
    Trong khi đó chủ đề về trí thức trí ngủ trí chùm chăn đã cũ mèm, không còn lôi cuốn giới bình dân, ngoài mấy vị mũ caó áo rộng, học giả lẫn học thật !

    1/
    Thoạt kỳ thủy giáo sư CHU HẢO trong nước “nhảy ngựa”, khiến nhà văn nữ PHẠM THỊ HOÀI ngoài nước bèn “vội vàng vén phứa tịnh lên”, bởi thấy “hai xe hà” của ông nhà nước chễm chệ “gác hai bên !

    Nói cho có đầu có đũa thì thấy rằng tình hình đạo đức trong nổi bộ đảng CS quá suy đồi, gây nên nhiều nỗi oan khiên trong dân vào thời chèo thuyền ra biển lớn, nên đảng CSVN kỳ này hạ quyết tâm cái gọi là CHỈNH ĐỐN CÁN BỘ đảng trong đại hội Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ tư khoá 11 vừa qua ở Hà Nội vào những ngày cuối của năm cũ 2011.
    Dĩ nhiên tổng bí Nguyễn Phú Trọng trong diễn văn bế mạc đã ra sức kêu gọi toàn đảng quan tâm đến công tác mà Trọng mô tả là “SỐNG CÒN” đối với đảng và chế độ CS.

    Theo BBC đưa tin cho hay: “Ông (Trọng) cho biết là trong hội nghị lần này ‘không ít vấn đề lý luận và thực tiễn chưa đủ sáng tỏ’ cho nên các ủy viên trung ương có ‘ý kiến thường rất khác nhau’ trong khi ‘trình độ nhận thức, trí tuệ của chúng ta có mặt còn hạn chế’ (nguyên văn).
    (mở ngoặc đơn, íu mjạ tớ phải đoán mò chứ hiểu ngay chết liền tại chỗ rằng, nội bộ trung ương không đồng nhất, nhưng vì tình hình cấp bách phải tung ra kêu gọi thế thôi. Hệ quả theo tớ đoán lại trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong thực tế, bởi trung ương cứ việc ngôn còn hành hay không là cấp dưới. Nói khác đi, chỉ là một dạng tuyên truyền cũ rích xưa nay nhằm trấn an dư luận rằng trên có quan tâm để ý, và nếu có sai sót thì sẽ lại lập lại bài ca xưa cũ “trên luôn luôn đúng, chỉ có dưới sai” , do suy diễn tầm bậy hảo ý của trên bla bla bla)

    Nói tóm tắt các đầu lĩnh trong đảng CS nhất trí (chưa hẳn là hoàn toàn đồng ý 101) với nhau cho phép khởi đầu màn kịch cổ điển PHÊ VÀ TỰ PHÊ !

    Quốc Phương của đài BBC Tiếng Việt đưa tin hôm thứ hai, 2 tháng 1, 2012 BBC như sau:
    Trong bài diễn văn bế mạc của mình, Tổng bí thư Trọng cũng dành thời gian đáng kể chỉnh đốn lại việc phê bình và tự phê bình – phương thức chủ yếu để giữ gìn kỷ cương trong đảng.
    “Đây là khâu mấu chốt nhất nhưng thực hiện cũng có nhiều khó khăn nhất,” ông phân tích.
    “Nếu không thật tự giác, chân thành, công tâm thì rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác; trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình,” ông nói.

    Được cấp trên bật đèn xanh, nên mới có người Chu Hảo mạnh dạn lãnh ấn tiên phuông phát pháo khai thành là thế.

    1.1/
    Qua trung gian BBC ông Chu Hảo gọi là trả lời phỏng vấn của ký giả Quốc Phương đài này hôm 01/01/2012 (bình loạn : khéo sắp đặt chương trình phỏng vấn quá xá, mới chấm dứt đại hội trung ương đảng là có cái loa thổi kèn toe toe ngay) với nội dung tóm gọn như BBC đưa như sau:

    [trích]
    Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Việt Nam cho rằng năm mới 2012 chứa đựng những yếu tố mới, đem lại hy vọng cho sự phát triển của đất nước.
    Trao đổi với BBC hôm 01/01/2012, Giáo sư Hảo, người đồng thời là Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, thuộc Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), tỏ ra lạc quan:
    “Trước sau gì thì những cái tốt đẹp cũng sẽ dần dần tới, mọi sự cuộc sống đều sẽ đổi thay. Tất cả mọi sự tốt đẹp bao giờ cũng ở phía trước,” ông nói.
    “Cái biểu hiện mới nhất mà tôi nghĩ, cũng đang hy vọng nhất là chính Thủ tướng đã đề nghị ra Luật Biểu tình. Điều đó là điều đáng hoan nghênh và tôi hy vọng điều đó sẽ được thực thi.”
    Giáo sư cũng cho biết quan điểm riêng của mình về một số vấn đề như nên sửa đổi Hiến pháp, soạn thảo luật về đảng ra sao và đặc biệt, ông cho biết đánh giá của mình về tư cách của trí thức Việt Nam ở trong nước thời gian vừa qua và hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    “Với đúng định nghĩa về trí thức mà tôi hiểu, thì thực sự chưa hình thành ở Việt Nam từ sau năm 1954 và sau năm 1975 cho tới bây giờ,”
    “… Khả năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của mình, khả năng dự báo và tạo ra dư luận lành mạnh trong xã hội chưa có nhiều. Và tôi nghĩ đấy là điều đáng thất vọng,” Giáo sư Chu Hảo nói với Quốc Phương của BBC.
    [hết trích]

    Nếu phát biểu của giáo sư Chu Hảo chỉ có thế, tôi đoan chắc 101 % sẽ không có chuyện gì xảy ra, bởi người biết chuyện sẽ chép miệng mà rằng, “lại cái trò mẹ hát con khen hay” !
    Ấy cũng bởi tổng bí Phú Trọng trong hội nghị trên đã đánh giá thành quả năm 2011 là đảng và nhà nước CS đã “giải quyết thành công không ít vấn đề về đối nội và đối ngoại”. Chẳng hạn như kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 6% bla bla bla. Nhờ thế mà “chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị…được tăng cường. Vị thế nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao,” (nguyên văn).

    Ai dè ông thợ giày Chu Hảo lại dại dột đi quá mũi giầy ! Ông đụng vào ổ kiến lửa nên đã mạnh dạn phang mạnh giới trí thức khi được hỏi tiếp theo về sự tồn vong của đảng CS và trí thức VN
    Xin trích dẫn nguyên văn phần tường thuật phỏng vấn này để rộng đường dư luận

    [trích]
    Nhân nói về vai trò của Đảng cộng sản, thành viên Hội đồng Trung ương của Vusta cũng cho biết quan điểm của mình về việc có nên “giải tán” hay không sự lãnh đạo của đảng đối với trí thức ở Việt Nam.
    Trước hết Giáo sư Chu Hảo đưa ra bình luận của mình về tư cách của “đội ngũ trí thức” trong nước những năm qua, dưới hàng chục năm lãnh đạo của đảng.
    “Tầng lớp trí thức theo định nghĩa mà tôi hiểu chưa hình thành ở Việt Nam từ sau năm 1954 và sau năm 1975 ở Miền Nam.”
    “Khả năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của mình, khả năng dự báo và tạo ra dư luận lành mạnh trong xã hội chưa có nhiều. Và đó là điều đáng thất vọng.”
    Giáo sư Hảo cho rằng chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước và đưa ra điều kiện đi kèm:
    “Không nhất thiết. Nếu như đảng cộng sản Việt Nam mở rộng dân chủ và thực sự tôn trọng tự do học thuật, thực sự tạo ra những cơ chế dân chủ để thực sự phát huy sự năng động, sáng tạo tư duy, để có thể bảo vệ được những người có những ý kiến thiểu số, nhưng chưa hẳn đã là sai trong thời điểm hiện tại.”
    “Rất có thể năm, mười năm, những ý kiến đấy lại là sáng giá. Thế thì những người có ý kiến khác với chính thống, có ý kiến trái ngược, phải tạo điều kiện cho người ta phát biểu.
    Giáo sư Chu Hảo nói nhiều kiến nghị của trí thức và các tầng lớp nhân dân chưa được đảng, nhà nước trả lời và đối thoại một cách đàng hoàng, nghiêm túc.
    “Và khi ý kiến của người ta chưa được giới cầm quyền thừa nhận, thì được bảo lưu và bảo vệ. Để cho người ta tiếp tục được phát huy tinh thần tự do sáng tạo của mình.”
    Với điều kiện này, Giáo sư Chu Hảo cho rằng có thể sẽ có giải pháp kép cho cả vị thế, tư cách của tầng lớp trí thức Việt Nam, lẫn sự tồn tại của đảng.
    “Trong điều kiện ấy thì một đảng cũng được, hai đảng cũng được. Một đảng cộng sản Việt Nam cũng được nếu mà bảo vệ và tạo điều kiện ấy, thì sẽ tạo được một tầng lớp trí thức.”

    Cuối cùng, Giáo sư Hảo nhận xét về cách thức ứng xử của lãnh đạo đảng, nhà nước và đặc biệt là chính phủ trong năm qua trước các ý kiến, kiến nghị phản biện của giới trí thức, nhân sỹ trong nước:
    “Tôi có một nhận xét chung là những tiếng nói chung của giới tạm gọi là trí thức, những người hoạt động chính trị – xã hội đã nghỉ, các tướng lĩnh…, chưa được chú trọng một cách thật đầy đủ. Đặc biệt chưa có sự đối thoại,”
    “Có nhiều ý kiến đã được tiếp thu, nhưng nhiều văn bản chính thức qua các kiến nghị gửi lên trên lại không được trả lời một cách công khai, đàng hoàng và theo cách xã giao. Trong thời gian tới đây “phải có chuyển biến” về sự tiếp thu và đối thoại,” Giáo sư nói với BBC.
    [hết trích]

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Như tôi mới nhận định trong góp ý ngay bên dưới, Chu Hảo chỉ là một anh trí thức CS theo phò cái gọi là “chính thống”, hay ngắn gọn gọi là “trí thức lề phải” ! Bên Tàu mới đây có đại giáo sư Khổng Khánh Đông, một trí thức lề phải, cũng gây một cơn bão trong ly nước khi họ Khổng dùng ngôn từ bất xứng chửi đồng hương mình ở mảnh đất Cảng Thơm bé bằng cái kiến khi đứng cạnh người khổng lồ lục địa !

      1.2/
      Sau cú “nhảy ngựa” đột xuất nhưng thực ra theo tôi có tính toán kỹ, bị nhiều trí thức trong và ngoài nước cho là không đẹp mắt ấy, nhà văn nữ PHẠM THỊ HOÀI, rất nổi tiếng khi làm bà chủ mạng Talawas hơn là văn tài, đã từng có bài bình rất hay về trí thức Việt Nam trong nhiều năm trước, dễ gì bỏ qua cơ hội tốt mà không lên tiếng.
      Từ Cộng hòa Liên bang Đức Phạm Thị Hoài đã vội vã cho ra ngay bài phản biện gửi cho BBC và được chính thức đăng đàn vào ngày 17 tháng giêng vừa qua dưới tựa đề “SỰ LẠC QUAN VÔ TẬN” ! Trong đó nữ sĩ họ Phạm tên Hoài đã trang trọng gắn cho người Chu Hảo cái nhãn thật kêu “ĐỐI LẬP TRUNG THÀNH” với CS !

      Ngay trong phần đầu bà định nghĩa họ là ai ?

      [trích]
      Đối lập trung thành tại Việt Nam là ai? Theo quan niệm của tôi, họ là những người không hài lòng với hệ thống chính trị trong nhiều vấn đề lớn, công khai phản biện và tìm giải pháp thay đổi trong phạm vi các vấn đề đó, nhưng không đụng chạm, hay tránh đụng chạm đến nền tảng tồn tại của hệ thống.
      Họ gắn bó với hệ thống vì xác tín, vì thói quen hoặc vì không có, hay không biết đến lựa chọn nào khác. Họ góp phần tích cực xây dựng và duy trì hệ thống, và qua đó có địa vị, uy tín và những quyền lợi nhất định trong hệ thống. Mong muốn của họ là cải tạo hệ thống nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của nó. Sự sụp đổ này đồng nghĩa với sự phủ định họ ở một số phương diện căn bản. Điều đó chắc chắn là đau đớn.
      Họ thường là đảng viên Đảng Cộng sản, lực lượng chính trị duy nhất độc quyền cầm quyền và độc quyền xác quyết sự độc quyền của mình trong Hiến pháp Việt Nam. Giới hạn xa nhất mà họ có thể đi là thỉnh cầu Đảng của họ nhượng cho những lực lượng chính trị khác thuê vài mét vuông để ngụ cư trong lãnh địa mênh mông của Đảng mà hợp đồng thuê đương nhiên do Đảng soạn thảo. Như thế là đã quá nhiều hào phóng.
      So với một số nhà đối lập trung thành đi trước, ông Chu Hảo còn đứng vững ở bên này giới hạn cho phép. Thay vì bị trừng phạt như Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Hộ hay bị thanh lí như Trần Độ, bị vô hiệu hóa như Trần Xuân Bách, những người đã đặt ít nhất là một nửa bàn chân sang phía bên kia hoặc ở giai đoạn cuối đã đoạn tuyệt hệ thống, ông Chu Hảo còn được đảm đương những chức vị tuy không có thực quyền nhưng có một bục đứng để phát ngôn trong một không gian nhất định, còn được phép dấn thân vào những dự án tâm huyết chừng nào chúng chưa bị hệ thống coi là nguy hiểm, còn được xuất hiện như một nhân vật của công chúng chừng nào ông biết làm cho hình ảnh của mình giống một bông hoa cài lên ve áo chế độ hơn là một cái gai.
      [hết trích]

      Bà Hoài còn đi xa hơn nữa qua cách giải thích rất lý thú như sau dưới tiêu đề “trả giá mềm”:

      [trích]
      Đối lập trong một chế độ toàn trị tất nhiên là phải trả giá. Tuy những người cộng sản nổi tiếng về sự thanh trừng nội bộ trong chính hàng ngũ của mình không thua gì sự đàn áp kẻ thù bên ngoài, nhưng cái giá của đối lập trung thành chưa bao giờ cao chạm trần và có thể thỏa thuận, tùy ở tài mặc cả của những người trong cuộc và cũng tùy thời giá. Thời giá hôm nay, theo tôi, thuận lợi cho những người đối lập trung thành hơn hẳn các đồng chí của họ vài thập kỉ trước.
      Cái giá duy nhất mà họ phải trả, như ông Chu Hảo phàn nàn, là tiếng nói phản biện của họ không có hồi âm. Tôi nghĩ, đó là một cái giá rất mềm, so với những ví dụ chúng ta được biết từ hơn nửa thế kỉ qua. Thay vì bị trừng phạt, bị thanh lí, bị vô hiệu hóa, họ chỉ không được đếm xỉa.
      Dĩ nhiên không có chuẩn để so sánh nỗi đau tâm lí. Ở người không được đếm xỉa, nó có thể lớn hơn ở người bị trừng phạt.
      [hết trích]

      Dưới tiêu đề chính “lạc quan vô tận” bà Hoài đánh phá rất ác (liệt) làm tôi khâm phục lý luận sắc bén ấy :

      [trích]
      Nhiều người đối lập trung thành tin rằng mình phải đứng trong hệ thống, phải thuộc về nó mới có cơ hội thay đổi nó, hay ít nhất mới có điều kiện để “làm một cái gì đó có ích” như cách nói nôm na. Những cống hiến của ông Chu Hảo và nhiều trí thức đứng trong hệ thống nhưng đứng ngoài guồng máy đủ lớn để bỏ qua sự xỉa xói vô liêm sỉ từ phía những người thường xuyên đem họ ra dè bỉu, trong khi mình thì đóng tất cả các vai, từ vai em ngoan biết phận qua vai đàn anh đàn chị khinh bạc, chưa kể vai chỉ điểm, chỉ trừ vai bồi bàn trong đại tiệc thủ lợi khổng lồ của các cá nhân do hệ thống đẻ ra.
      Và cũng đủ lớn để bỏ qua sự mạt sát bạt mạng từ những người hùng Việt kiều ẩn danh trên mạng, những kẻ thừa khí phách để chê bai giới trí thức trong nước xu phụ quyền lực, trong khi mình thì chỉ thiếu một giọt can đảm để chính danh. Tôi kính trọng những cống hiến của ông Chu Hảo, nhưng không chia sẻ tọa độ chính trị của ông. Tôi cũng tin rằng những lựa chọn đối lập khác có thể có ích không kém, nếu không muốn nói là càng ngày càng cần thiết hơn.
      (…)
      Đến tận những ngày cuối cùng của Cộng hòa Dân chủ Đức, một số trí thức và văn nghệ sĩ hàng đầu của quốc gia này còn theo đuổi mô hình một chủ nghĩa xã hội nhân đạo. Họ cũng là những nhà đối lập trung thành, muốn cải tạo chứ không phá bỏ hệ thống.
      Sứ mệnh không thành của họ, ở thời lịch sử sắp cáo chung, còn dễ định nghĩa. Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam nay chỉ còn trên giấy tờ, trong sách giáo khoa và trong tâm tưởng của thế hệ những người từng coi nó là lí tưởng sống. Các nhà đối lập trung thành ở Việt Nam phải theo đuổi một chủ nghĩa xã hội hồng có bộ mặt người trên lí thuyết và đối diện với một chủ nghĩa tư bản đỏ có bộ mặt rừng rú trong thực tế. Sứ mệnh của họ là cải tạo hệ thống nào để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống nào, thật không dễ trả lời, chưa nói tới việc thực hiện.
      Nhưng ông Chu Hảo là người lạc quan. Lạc quan vô tận. Tạp chí Xây dựng Đảng Xuân Nhâm Thìn này có bài “Tết đến rồi…!” của ông. Cứ từ từ, “tất cả mọi sự tốt đẹp bao giờ cũng ở phía trước”, như ông tuyên bố.
      [hết trích]

      Thú thật đọc song bài phản biện tôi khoái quá, bèn góp ý trên blog của Trương Duy Nhất như ri :

      18/01/2012 at 17:50
      Thưa qúi đồng hương,
      Tôi thích truyện ngắn của Phạm Thị Hoài (PTH), cũng như một số bài xã luận, đặc biệt nhất là bài tựa đề HƯ CẤU THẬT, HIỆN THỰC GIẢ !
      Riêng bài xã luận trên, tôi thấy PTH lý luận gẫy gọn, ngôn từ sắc bén. Tôi rất thích và cho là Hoài phát biểu có ý thức cao với nhiều trách nhiệm (hơn Chu Hảo). Vâng, tôi nghĩ PTH rất nghiêm túc khi phản biện.
      Những điểm tôi tâm đắc nhất trong bài xã luận (….)

      2/
      Phạm Thị Hoài đã chính thức mở màn cho một cuộc “đả lôi đài” vô cùng kỳ thú của mọi hạng người trong và ngoài nước !

    • truc ngon says:

      Chu Hảo là anh “Chao Hủ” lậu, con cháu của chú Chu Hỉ và có giây mơ với đồng chí Chu Ăn Lại bên Tàu nên phát biểu linh tinh, lang tang: “Khả năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của mình, khả năng dự báo và tạo ra dư luận lành mạnh trong xã hội chưa có nhiều. Và đó là điều đáng thất vọng.”
      Chú Chao Hủ nên nhớ là bọn Việt cộng mà chú phò đã dùng đủ mọi thủ đoạn từ “thắt chặn bao tử, kiễm soát nồi cơm , chèn ép lý lịch, vu vạ linh tinh …” thànhnh thử chẳng còn anh chàng trí thức nào có: ‘ Khả năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của mình ‘ . Ngay cả chú Chao Hủ nửa cà !!!
      Hãy tỉnh dậy và động nảo, động tâm thêm hơn chú Chu Hảo ơi không thôi thì Chao sẽ Hủ Bại đó .

  5. Ngụy Quân Tử - Hồ Chí Ngu says:

    Con cháu của Khổng Khâu mà còn bị chế độ CS tẩy não trở thành loại người mạt hạng như thế, chả trách chi dân thuờng. Cũng để hiểu rõ và thông cảm (nhưng đề phòng) khi cần giao tiếp với những con người thuộc loại sản phẩm của XHCN chính thống, không khéo chúng nó lại tru tréo nghe phát khiếp!!!! Cách hành xử, suy nghĩ hiểu biết về tính Dân chủ, pháp trị, Tự Do, của những con người dưới chế độ CS đã hoàn toàn bị bóp méo.

    Ngạc nhiên hơn nữa là con cháu của Khổng Khâu lại lớn tiếng mạ lỵ dân HK là những đứa con hoang vì không biết nói tiếng Quan Thoại, một ngôn ngữ mà ngay chính Khổng Tử cũng không dùng hàng ngày.

    Sự chia rẽ, ly tán đất nước nào cũng có thể có, nhưng ở nước Tàu có thể dẫn đến nội loạn, chia cắt lãnh thổ. Đó là điều chúng ta đang mong chờ cầu mong sớm xảy ra.

  6. Trần Hữu Cách says:

    Tôi xin được bày tỏ chút… quan ngại khi nhớ lại việc Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đề nghị Việt Nam nên xây nhiều(!) Viện Khổng Tử.

    Việt Nam chắc phải làm theo “đề nghị” của ông Tập thôi — có dám không theo? Nhưng tôi hy vọng là Trung Quốc sẽ không đưa bất cứ một hậu duệ nào của Khổng Tử sang thuyết giảng tại các Viện Khổng Tử!

    Đúng là “khổng hoảng” văn hóa!

  7. Vu Trung says:

    Người ta nói “con nhà tông hông giống lông cũng giống cánh”, nhìn con cháu mà biết được tổ tiên. Ngẫm lại, mấy lão Khổng, lão Trang cũng chưa hẵn là ra gì, có chăng là cái cửa miệng, chẵng qua sách vở tô vẽ lên. Nếu không thì cả tỉ dân ấy chúng lấy tro trát lên mặt của tổ tiên chúng rồi.

  8. Wild pig says:

    Thằng cha này bản mặt nhìn rất côn đồ vũ phu lỳ lợm cứng đầu ngoan cố không có tố chất nét gì riêng của trí thức học giả , đây là dịp để con chó sủa . Việc làm của CS là nuôi nhửng con chó này thật mập để đem tới nhửng nơi cần tiếng sủa của nó .

  9. Lão Ngoan Đồng says:

    Chế độ với xã hội nào con người đó !

    Ông đại giáo sư này, thứ nhất chuyên về Nho giáo, thứ hai là cháu nhiều đời của đức Khổng Tử, nhưng đã sống quá lâu trong chế độ Cộng Sản, hệ quả là tự biến hóa dần dần theo qui luật chung “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Ông ta biến chất thành một tên CS trí thức trung thành với đảng CS.
    Vì thế chả nên ngạc nhiên, khi ông ấy dựa vào một cái lý cớ nhỏ, để dùng bạo lực ngôn từ vô nghĩa lý (non-sense verbal violence), nhằm mạ ly rất thô bỉ dân cư Hồng Kông, vốn là nơi được hưởng qui chế “một nước hai chế độ” (cũng như MaCao), từ khi sát nhập vào Tàu lục địa.

    Ai ai cũng biết là trong chế độ độc tài, nhất là độc tài toàn diện như CS, mới đẻ ra lắm loại “trí thức phò chính thống” này. Chúng tự nguyện làm bày khuyển nô trung thành trong công tác bảo vệ đảng và chế độ. Chúng sẵn sàng bóp méo sự thật để phục vụ đảng CS, như Chế Lan Viên tả rõ trong hai bài thơ Bánh Vẽ và Trừ Đi của tập thơ cuối đời Di Cảo !
    Đấy chính là những tên lính canh cửa khốn nạn nhất của ngôi đền CS, bởi chúng sẵn sàng xét giấy mọi người vào mọi lúc, rồi bới bèo ra bọ, để hạch sách, làm khó người bị chúng ghét ganh, đố kỵ hơn là nghi ngờ có âm mưu chống đối chế độ.

    Dân Hồng Kông chính là nơi bị đám “trí thức phò chính thống” ấy bực mình nhất vì ganh ghét với đố kỵ, vì họ được hưởng quá nhiều ưu đãi so với phần còn lại của Tàu lục địa. Đã thế dân đất Cảng Thơm (Hương Cảng) lại vẫn cứng đầu, tỏ ra bất phục đám cầm quyền trung ương Bắc Kinh, luôn luôn biểu tình đòi hỏi được tự do hơn nữa.

    Lão Ngoan Đồng

  10. maison says:

    Quan Thoại là tiếng lai căng của người Mãn Châu gần 300 năm cai trị nước Trung Hoa áp đặt. Cũng vì lẽ đó không thể dùng tiếng Quan Thoại để đọc thơ Đường cho đúng âm điệu, đúng luật thơ được.

Leave a Reply to Lão Ngoan Đồng