WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đầu xuân nói chuyện Thánh Thần

“… không bà mẹ nào muốn con là thánh.”
N.B.P

Hồ Chí Minh trên bìa tạp chí Time

Ý tưởng thượng dẫn của nhà văn Nguyễn Bình Phương, trong tác phẩm mới nhất của ông (Xe Lên Xe Xuống *), xem ra, hơi lạ. Nó khiến tôi không dưng mà cảm thấy vô cùng ái ngại cho cụ bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của ông Hồ Chí Minh, người vẫn thường được mô tả như là một vị thánh, ở Việt Nam.

Thánh nhân hay tạo ra những thánh địa. Nhỏ nhất cũng cỡ thành phố rực rỡ tên vàng. Lớn hơn chút xíu là cấp thủ đô của lương tâm nhân loại. Còn lớn nữa thì cả một đất nước của niềm tin và hy vọng. Ngoài ra, thánh nhân cũng thường là nguyên do cho những Thời Đại Của Thánh Thần, như Thời Đại Hồ Chí Minh Quang Vinh – chả hạn.

Các thánh (tất) không nhiều nhưng cũng không hiếm lắm. Họ vẫn xuất hiện lai rai ở khắp mọi nơi. Chỉ riêng tại Châu Á, đã có nhiều nhân vật hóa thánh và được sùng kính hết cỡ: bác Mao, bác Pol Pot, bác Kim Nhật Thành, bác Kim Chính Nhật…

Có điều rất đáng phàn nàn là tiêu chuẩn để hiển thánh của những nước xã hội chủ nghĩa anh em, dường như, không được chia sẻ bởi đa phần nhân loại. Bên kia dẫy núi Pyréneés thiên hạ lại nhìn qúi bác bằng đôi mắt (hoàn toàn) khác, với tên gọi cũng khác – những nhà độc tài, hay những tên bạo chúa – thay cho hai chữ thánh nhân. Tiêu chuẩn bình chọn và xếp hạng của họ cũng khác hẳn, căn cứ theo số sinh linh đã bị sát hại trong thời gian các bác cầm quyền – chứ không dựa vào tượng đài, lăng tẩm, hay văn thơ (cung đình) nhan nhản trên những phương tiện truyền thông của nhà nước. Xin đơn cử một thí dụ, tìm thấy ở trang filibustercartoons.com:


Bản bình chọn này cũng đã được  phổ biến, vào ngày 9 tháng 01 năm 2012, trên danchimviet.info, cùng với lời thuyết minh như sau:
“Trang mạng kể trên đã chia các nhân vật lịch sử thế giới ra làm 3 loại quái vật tùy theo mức độ tội ác mà họ gây ra cho nhân loại.

- Chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất 20 triệu người: Stalin, Hitler và Mao.

- Chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất một triệu người: Danh sách này có 15 người, trong đó có Hồ Chí Minh, Polpot, Lenin, Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, Saddam Hussein…

-  Chịu trách nhiệm về cái chết của trên 10.000 người: Có 16 nhân vật, trong số đó có cố Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam- Lê Duẩn”.

Nếu phân theo hình thức phạm tội ác thì có 4 loại: Phát xít, cộng sản, chế độ quân phiệt và chế độ quân chủ. Chủ nghĩa cộng sản góp mặt 12 người.

Các nước ‘vinh hạnh’ có 2 người là Nga (Stalin, Lenin), Việt Nam (Hồ Chí Minh, Lê Duẩn), Bắc Triều Tiên (cha con ông Kim). Số còn lại rơi vào Campuchia, Romania, Nam Tư (cũ), Trung Quốc, Ethiopia và Afghanistan.”


Bác Hồ Chí Minh đang từ thánh bỗng hoá thành một con quái vật, và bị “qui chụp” tội phạm chống lại nhân loại ở mức đại trà (massive crimes against humanity). Làn ranh giữa thánh thần và ác qủi (thiệt) mong manh dễ sợ. Thảo nào “… không bà mẹ nào muốn con là thánh.”

Có con hoá thánh theo kiểu bác Hồ – ngó bộ – lôi thôi thật, lôi thôi lắm, và (e) là sẽ còn lôi thôi lâu chứ không phải bỡn.

Why?

Thì tại vì cái nước mình nó thế chứ sao! Cứ như bên nước bạn, ở bắc Hàn chẳng hạn, thời gian hóa thánh chỉ có hạn thôi. Tượng đài của bác Kim Đại Thành, Kim Chính Nhật, hay Kim Chính Ân … dù có dựng lên khắp nơi chăng nữa cũng sẽ bị giật sập ngay, và kể như xoá sổ, sau khi chế độ của họ sụp đổ.

Ở ta thì khác, theo như mong mỏi của ông Tố Hữu:

Mong manh áo vải, hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

Ta không có hàng ngàn “tượng đồng phơi những lối mòn” của lãnh tụ như bên nước bạn, thay vào đó là hàng vạn áng văn/thơ ca tụng “manh áo vải” và “hồn muôn trượng” của thánh nhân – cùng với hàng triệu trang sách báo, cùng sách giáo khoa tung hô công đức của Người. Đó là chưa kể đến vô số những bản nhạc … thương râu, nhớ dép được hát ra rả suốt ngày qua hệ thống loa phường – ở Việt Nam.

Văn hoá của Đảng (ta) để lại ấn tượng trong lòng dân sâu và lâu hơn những tượng đài, ở Bắc Hàn, nhiều lắm. Xin đơn cử một thí dụ:

Bà tôi không theo đạo bà bảo chiếc gối bông là ‘chiếc bùa hộ mệnh’ của bà. Tôi để ý mỗi khi có việc gì hệ trọng thì bà lại lần giở chiếc gối, lấy ra một tờ giấy ố vàng đưa lên áp vào ngực và lẩm nhẩm khấn vái như người ta đọc kinh…”

“Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước rợp cờ hoa mừng giải phóng, bà tôi lặng lẽ làm mâm cơm thắp hương lên bàn thờ Bác. Khác với mọi lần, bà tôi kính cẩn khấn vái rất lâu, nước mắt bà chảy dài làm tôi cũng muốn khóc theo. Khấn vái xong bà gọi tôi đến lấy cho bà chiếc gối. Tôi hồi hộp nhìn theo tay bà lần giở từng lớp bông gòn lấy ra một túi nilông đựng một tấm ảnh Bác Hồ đen trắng được bà cắt ra từ tờ báo Quân đội Nhân dân cũ và một tờ giấy ố vàng hơi nhàu, đó là bản Di chúc của Bác.” (“Chiếc Gối Thần Của Bà Tôi”, Tuổi Trẻ Online 22/06/2007)

Từ 30 tháng 4 năm 1975 đến nay đã hơn một phần tư thế kỷ. Người phụ nữ Việt Nam, với chiếc gối thần dấu kín tấm ảnh và di chúc Bác (e) đã qua đời. Tuy thế, những thế hệ người Việt kế tiếp vẫn cứ một lòng thương nhớ Bác – kể cả những em bé lên ba:

“Kỳ thật Bống và Bác, không, chính xác phải là Cụ Hồ, sống cách nhau cả thế kỷ. Ấy thế mà chỉ cần một lần vào thăm lăng Bác, dăm ba lần xem phim tư liệu về Bác Hồ, xem ảnh và nghe mẹ kể những câu chuyện về tình cảm của Bác Hồ với trẻ em, Bống đã cảm thấy gần gũi và kính trọng Bác.

Đến nỗi mấy hôm nay, khi các đài truyền hình liên tục giới thiệu những đoạn phim về Bác Hồ vui chơi với thiếu nhi và những bài hát, điệu múa liên quan đến chủ đề này là Bống lại cảm động, cảm xúc dâng trào, dụi vào lòng mẹ và thổn thức:’Con nhớ Bác Hồ quá’. Rồi nước mắt vòng quanh, Bống lại nói, con nhớ Bác Hồ lúc còn sống, chơi với trẻ con ấy…

Bé Bống. Ảnh: vnExpress

Tối qua khi đi ngủ, chẳng ai nói gì đến chuyện này nhưng bỗng dưng Bống sụt sịt. Mẹ hỏi sao thế thì Bống òa lên khóc: ‘Con nhớ Bác Hồ quá!’. Mẹ càng hỏi, càng dỗ dành thì Bống càng khóc nhiều hơn. Mẹ nói ‘để hôm nào mẹ bảo bố cho con đi lăng Bác nhé’. Bống òa lên nức nở, như những lần bị mẹ đánh oan:’Con nhớ Bác Hồ lúc còn sống, lúc bác nói chuyện với các em bé. Sao Bác Hồ lại chết hả mẹ? Sao Bác không sống mãi mãi với con như là hai mẹ con mình mãi mãi bên nhau vậy?”

“Bống làm bố mẹ luống cuống. Cuống vì không biết dỗ con thế nào, và lúng túng vì con khóc thương quá. Nhưng quả thật đây là tình huống mà cả hai bố mẹ không hề nghĩ đến, thậm chí có tưởng tượng cũng chẳng thể tưởng tượng ra chuyện này. Sao Bống của mẹ lại đa sầu đa cảm đến thế nhỉ?” (“Con Nhớ Bác Hồ Quá”, VnExpress 26/09/2007).

“Đa sầu, đa cảm đến thế” là yếu tính chung của rất nhiều người cầm bút (trong hợp tác xã tư tưởng) ở Việt Nam, chứ chả riêng gì bé Bống. Chính những ông bà văn thi sĩ (quốc doanh) này đã làm cho bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

Di sản của Bác, cũng như của cả nền văn hoá Đảng, rất khó bị phân hủy với thời gian. Nó sẽ còn lưu lại rất lâu, ở đất nước chúng ta. Và đây là sự bất hạnh (chung) cho cả dân tộc Việt, chứ chả riêng chi cụ bà Hoàng Thị Loan. Hèn chi mà “… không bà mẹ nào muốn con là thánh.”

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

——————————————–
(*) Sách do Diễn Đàn Thế Kỷ xuất bản tháng 12, 2011, giá 20 mỹ kim. Liên lạc với nhà xuất bản: (714) 839-8746 hoặc: phamxuandai@yahoo.com. Có bán tại các hiệu sách vùng Little Saigon. Mua sách qua bưu điện: Trong nước Mỹ, xin gửi chi phiếu hoặc bưu phiếu $22, ngoài nước Mỹ, xin gửi $25 / một cuốn. Đề tên người nhận YEN TRAN, Diễn Đàn Thế Kỷ, 9702 Bolsa Ave #112, Westminster CA 92683 – USA

 

10 Phản hồi cho “Đầu xuân nói chuyện Thánh Thần”

  1. Với tuổi đời ngoài TÁM bó,nhưng tôi vẫn nhớ sau ngày toàn quốc kháng chiến,đ4 có lần chính mắt một số đông dânlàng tôi,thấy Bác (HỒ) cùng một số tháp tùng,vựơt qua tả ngạn sông Hông trên đừơng lên Việt Bắc.Thiên hạ sau này viết (tándương và lên án Bác khá nhiều:Riêng tôi,tuổi già khó ngủ lại nhớ câu “Bác (Hồ)” vẫn còn trong quần chúng ta. sau đó tôi lại mơ màng ngủ tiếp.

    • NON NGÀN says:

      ĐỪNG NÊN

      Đừng nên đụng đến thành đồng
      Bác Hồ Sĩ Thoảng quả gồng mình a
      Năm nay tám bó nở hoa
      Mới hay hai Bác kể ra chuyện đời
      Bác thì đi tận mù khơi
      Bác thì ở lại ngủ chơi mơ màng
      Cuộc đời hai Bác đều sang
      Mặc ai cứ ngủ mình càng thức chơi … !

      NGÀN KHƠI

  2. Cử Hai, Nam Định says:

    Tập Kiều

    Ngàn năm ai có khen đâu (2496)

    2681 : Xét trong sự nghiệp già Hồ
    1414 : Mượn mầu son phấn đánh lừa con đen
    789 : Phẩm tiên rơi xuống tay hèn
    690 : Mặc lòng đổi trắng thay đen khó gì

    691 : Họ Mao ra sức gíúp vì
    708 : Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai
    1373 : Chiến hoà sắp sẵn hai bài
    776 : Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu

    1935: Quan phòng then nhặt lưới mau
    1500 : Đọa đầy dân chúng ngóc đầu chẳng lên
    1706 : Hay đâu địa ngục ở miền
    3230 : Rêu trùm kẽ ngạch, cỏ len mái nhà

    1667 : Di hài nhặt sắp về nhà
    838 : Mượn mầu chiêu tập lại là còn nguyên
    1783 : Ban ngày sáp thắp hai bên
    790 : Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai

    Thấy người nằm đó biết sau thế nào (110)

    Cử Hai, Nam Định
    Reply

  3. ĐẠI NGÀN says:

    THẦN THÁNH VÀ CON NGỪỜI

    Có ai thần thánh trên đời
    Cũng ăn cũng ị cũng người như nhau
    Chẳng qua khác một cái đầu
    Người khôn một tí người hầu ngu hơn
    Đâu như đám cá lờn bơn
    Hay như một lứa cá mè ngang nhau
    Thế nên từ trước đến sau
    Tôn xưng thần thánh ngỏ hầu để đi
    Ấy cầm thiên hạ ngu si
    Còn không cũng đám rất chi nịnh thần
    Coi thường đất nước nhân dân
    Chỉ mình có lợi cóc cần gì ai
    Thế nên chuyện quả khôi hài
    Ai đưa thần thánh lên đài vinh quang
    Nói nghe như kiểu mơ màng
    Khói nào không lửa quả oan Thị Mầu
    Nếu mình không muốn trước sau
    Đố ai lôi đặng lên đài quang vinh
    Vậy ra cũng chỉ thường tình
    Xưng thần xưng thánh hoại mình mà chi !

    NGÀN KHƠI
    (28/01/12)

  4. Biên Niên says:

    Hãy nhìn dung mạo Hồ trên tờ bìa tạp chí:nét mặt xấu,gian giảo,mắt láo liên ,chứng tỏ người có tính tình gian độc.Nếu có ai đó nói dung mạo không liên quan đến trí đức thì lại sai hoàn toàn trong trường hợp của Hồ.Ngày nay đã có nhiều bằng chứng rõ ràng về tánh ác độc ngầm của Hồ như thủ tiêu các chí sĩ,đồng chí nào không ăn cánh,giết chính vợ mình,tác giả chính của cải cách ruộng đất đẩm máu,…và cả các “tài”chôm thơ văn của người khác làm của mình,viết bài tự ca ngợi.Hồ chí Minh được ca ngợi bốc chính từng mây là do nhờ guồng máy văn nô .Các nhà văn,nhà báo,nhà thơ,sử học bồi bút này tuyên truyền tưởng tượng ra tài đức của Hồ và cái đảng của ông để dụ dân Việt vốn có tinh thần chống ngoại xâm nhưng bị thực dân khinh khi,đè ép quá nhiều hết lòng ủng hộ ,kể cả hy sinh của cải tánh mạng để cho Hồ và đảng của ông nổi tiếng.Dân Việt bản chất thật thà kiểu dễ bị dụ đã hy sinh biết bao người ngoài mặt trận để cho những người như Hồ ,Võ nguyên Giáp,… ngồi chỗ hậu cứ an toàn thành danh và nổi tiếng.Để rồi sau đó,sau khi đoạt công của biết bao sự hy sinh theo kiểu mù quáng của biết bao người để “thành danh”,Hồ và đảng của ông trở mặt ,ăn cháo đá bát,lật lọng,phủi ơn ,hầm hồ đe dọa,bỏ tù,bắt giết ngược lại những người mà họ từng mang ơn(cải cách ruộng đất,nhân văn giai phẩm) và sau cùng đem đất nước lại vào vòng khống chế của Tàu .Do oan khiên nghiệp chướng,ngày nay dân Việt vẫn bị buộc phải ca ngợi Hồ ngoài miệng và cả những tay bồi bút vẫn cảm thấy có gì gượng chướng trong đầu khi đặt bút viết về”tài năng công lao,đạo đức bác Hồ”,nhưng rõ là chính hình tượng Hồ là cái gì đó gây cản trở sự phát triển của đất nước và gây đau buồn, mất đoàn kết dân tộc

  5. Tường Minh says:

    Ngày xưa tôi cháu(ngoan) bác hồ,
    Bây giờ mới biết bác đồ hại dân .
    Ngày xưa tưởng bác độc thân
    Bây giờ mới biết bác “mần” cũng ghê!
    Ngày xưa ngắm bác thấy “phê”,
    Bây giờ nới thấy ghê ghê quá trời.
    Ôi trời hỡi!
    bác hồ ơi!
    Sao sinh ra, để hại đời hại dân?
    Ai bán nước, ai buôn thân?
    Ngày nay lịch sử muôn phần tường minh!

    Trên trời cao, sao vẫn sáng lung linh.

  6. Dao Cong Khai says:

    Nếu tôi là Hittle thì tôi cũng giết một số người Do Thái lúc đó. Hittle tàn sát người Do Thái đó là một điều ác, nhưng việc thù người Do Thái của Hittle và của người dân Đức cũng như Âu Châu nói chung thì điều đó có những lý do hợp lý của nó. Chẳng qua quý vị bị Mỹ và tài phiệt Do Thái ở Mỹ tuyên truyền nhiều quá nên quý vị không nhận ra điều đó.

    Do Thái ở Âu Châu cũng như Ba Tàu ở Á Châu. Đó là một cái vấn nạn nơi các quốc gia có những nhóm người đó. Hittle giết Do Thái bởi vì trước Đệ Nhị Thế Chiến, nước Đức bị kiệt quệ về kinh tế, trong khi đó di dân Do Thái bên Đức thì đầu cơ tích trữ phá rối thị trường và nắm hết những nguồn kinh tế của Đức. Không phải riêng gì Hittle hay nước Đức, có cả một phong trào bài Do Thái ở khắp Âu Châu.

    Người Mỹ họ ca tụng những kẻ gian ác như Hồ Chí Minh, tay sai của Tàu…, nhưng họ lại nhai đi nhai lại những vụ hành quyết người Do Thái của Đức Quốc Xã là vì họ muốn tuyên truyền cho bọn Do Thái gốc Mỹ đang nắm hết vận mệnh chính trị trong quốc gia này. Lính Do Thái ngày nay có nhân đạo gì với những công dân gốc Ả Rập ở nước họ? Họ kiểm soát dân Ả Rập bằng xe tăng và lính dã chiến chứ không phải bằng cảnh sát thường. Trong khi dư luận Mỹ lại chỉ trích tấm hình tướng VNCH bắn tên khủng bố VC hồi tết Mậu Thân 1968 là vô nhân đạo! Như thế thì làm sao chúng ta tin tưởng và tôn trọng được người Mỹ?

    Tôi đồng ý là hoàn đất nước của Do Thái họ cần phải hành xử như vậy; nhưng tại sao khi nói tới lịch sử chiến tranh VN họ lại chỉ chú ý đến, và kết án những điều VNCH và những người chống cộng bắt buộc phải hành động để bảo vệ an ninh và tự do của chính mình. Trong khi họ cố tình không chú ý đến những hành vi lừa đảo, gian ác và phi nhân bản ngoài sức tưởng tượng của phía CS Hà Nội đối với người VN ở cả 2 miền trong thời gian chiến tranh quốc cộng…

    Mỹ quan niệm đó là cuộc chiến của họ với VN, một phe là Mỹ và một phe là VN (ám chỉ VC đại diện cho toàn dân VN). Cả 2 phe đó đều có những sự kiện tàn ác kinh khủng đáng ghi nhớ của thế kỷ. Đó là thảm sát Tết Mậu Thân năm 68 ở Huế, và Cải Cách Ruộng Đất hồi 1954 và 1945 ở miền Bắc của VC. Phía Mỹ thì có vụ Mỹ Lai ở Quảng Ngãi đáng ghi vào lịch sử nước Mỹ. Nhưng có lẽ những sử gia Mỹ sẽ không ghi điều đó vào lịch sử, để họ dễ tuyên truyền lường gạt dân Mỹ.

    Hồi chiến tranh VN có 1 thằng tướng Do Thái sang VN rồi tuyên bố “Nếu muốn thắng CS hãy để cho CS thắng”. Nay nó để cho CS thắng để nó bắt tay với VC để bóc lột nhân dân VN, mượn tay cán bộ VC vét sạch tài sản người dân VN để đem sang Mỹ mua nhà, mua xe, bỏ vào ngân hàng Mỹ và nuôi tư bản Mỹ.

    • ĐẠI NGÀN says:

      ĐÀO CÔNG KHAI

      Công khai mọi chuyện ở đời
      Ông đào ra được cũng thời đáng khen
      Chớ chi cứ để nhập nhằng
      Hỏa mù thiên hạ nhăn răng tưởng cười
      Phải chăng người gốc đười ươi
      Phải chăng người gốc chỉ loài thiên lôi
      Sai đâu đánh đó trên đời
      Thời bình thời chiến mọi thời như nhau
      Nhận tiền khen trước khen sau
      Lãnh lương ca ngợi lau hau tràn trề
      Công khai mọi chuyện tứ bề
      Kiểu ông Ba Chốp gột lề mới hay !

      TRÙNG KHƠI
      (28/01/12)

    • Phan Nguyen says:

      Tôi thành thật mong ông cạn tường về khả năng phân biệt cái khác nhau trong các vụ thảm sát và hậu quả của nó: Hành động riêng lẻ của một tập thể nhỏ trong một quần thể rộng lớn và chủ trương của một tập thể nhỏ làm hành động chung áp dụng cho cả một quần thể rộng lớn. Murder and genocide are different in….. Mass.

  7. xoathantuong says:

    Mạn phép t/g để đăng lại ở trang web của tôi: http://xoathantuong.tripod.com/tnt_dauxuan.htm

    Con xin bái phục bác
    ====================
    Con xin bái phục bác CUNG
    Lâu nay tưởng bác anh hùng thế gian
    Ai ngờ bác thật rõ ràng
    Là tên bán nước đầu đàn lưu manh

    Con xin bái phục bác THÀNH
    Lâu nay tưởng bác trung thành với dân
    Ai ngờ bác phản nhân dân
    Tự đem biển đảo cúng dâng láng giềng

    Con xin bái phục bác TIÊN
    Lâu nay tưởng bác phóng viên một thời
    Ai ngờ bác viết chuyện đời
    Của ngay chính bác để ngợi ca mình

    Con xin bái phục bác MINH
    Lâu nay tưởng bác thật tình thương dân
    Ai ngờ bác vị bản thân
    Theo quân cộng sản đẩy dân xuống mồ

    Con xin bái phục bác HỒ
    Lâu nay tưởng bác đơn cô một mình
    Ai ngờ bác hoá chồn tinh
    Bốn năm bà vợ nhân tình vài ba

    Con xin bái phục bác BA
    Lâu nay tưởng bác lìa nhà cứu dân
    Ai ngờ bác chẳng vì dân
    Vào trường bảo hộ vinh thân cứu nhà

    Con xin bái phục CHA GIÀ
    Lâu nay tưởng bác xứng là cha ông
    Ai ngờ bác chỉ đánh đồng
    Cha già dân tộc qua sông lật đò.

    (Lê dủ Chân, Trích từ Ý kiến Bạn đọc, danlambaovn.blogspot.com)

Leave a Reply to NON NGÀN