WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những đứa con nghịch ngợm của Putin

Giới trẻ của nước Nga lớn lên trong tự do như chưa từng có. 20 năm sau khi Chủ nghĩa Cộng sản chấm dứt, thế hệ hậu Xô viết đầu tiên đang biến đổi đất nước – dù có vừa lòng hay không vừa lòng người đã và sẽ là nguyên thủ quốc gia.

Trước khi bình minh rạng sáng trên điện Kreml, Marat Dupri đã bắt đầu chinh phục Peter Đại đế. Marat, 20 tuổi, tóc xoăn màu nâu, mặc một chiếc áo khoác kẻ ô vuông màu xanh lá cây và găng tay màu xanh nước biển để chống lại ngọn gió lạnh như băng. Anh ấy đứng ở bờ sông Moskva, trước anh ấy, bức tượng tưởng niệm vươn cao trên bầu trời đêm, bức tượng mà Moscow dùng để tưởng niệm Nga hoàng Peter I, một vật khổng lồ cao 98 mét bằng thép có màu tối.

Marat và ba người đồng hành bước rón rén qua các camera và những người đứng gác. Họ được gọi là những người trèo lên mái nhà, họ tìm nơi quan sát cảnh vật tốt nhất và sự hồi hộp lớn nhất, vì thế mà họ trèo lên các mái nhà và tháp cao được canh gác cẩn mật của Moscow. Marat leo lên những bậc thang đã rỉ sét ở phía sau tượng kỷ niệm.

Người Nga gọi Peter I là “Đại đế” vì người này đã làm thay đổi đất nước nhiều so với một số người khác. Ông ấy muốn mang lại cho nước Nga một nét châu Âu, nhưng đã thực hiện điều đấy với một sự tàn bạo không khoan nhượng và đã cho đàn áp một cách dã man các cuộc nổi dậy của những người nông dân đói ăn. Trong thời gian xây St. Petersburg, thủ đô mới của ông ấy, đã có hàng chục nghìn người bị cưỡng bức lao động đã chết.

 

Người leo mái nhà Marat: Họ thích smartphone, sử dụng iPads và vào Internet hàng ngày. Ảnh: Anna Skladmann / Der Spiegel.

Marat Dupri, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1991, là một đứa con của sự biến động. Anh ấy ra đời khi đất nước của cha mẹ anh ấy chết đi. Họ đã kể cho anh ấy nghe về thời trước, về tem phiếu lương thực và đói ăn. Về nước nhỏ giọt từ trần của Bệnh viện Moscow, ở nơi mà mẹ anh sinh hạ. Chỉ hai tháng trước đó, xe tăng đã lăn trên đường phố Moscow, những người cứng rắn của Đảng Cộng sản và từ hàng ngũ của cơ quan mật vụ KGB đã tiến hành đảo chính chống nhà cải tổ Mikhail Gorbachev.

Năm 2003, khi nhà đầu sỏ chính trị Mikhail Khodorkovsky bị bắt, Marat mười hai tuổi. Ngày nay, anh ấy ngưỡng mộ Khodorkovsky, do ông ấy “vào tù vì lòng tin của mình”. Tư pháp không độc lập, Marat nói, các phán quyết đã được đặt trước, cũng vì thế mà bây giờ anh ấy học đại học luật.

Marat ngồi lên vai bằng đồng của Peter và chờ mặt trời mọc. Nó thuộc trong những khoảng khắc đấy, những khoảng khắc mà anh ấy cảm thấy mình giống như “người tự do nhất trên thế giới”, anh ấy sẽ nói như thế sau đấy. Sáng rực ở dưới chân anh là những ngôi sao đỏ của các chiếc tháp thuộc điện Kreml, những vật tưởng nhớ về một đế chế cộng sản đã qua đi.

Một quy định bất thành văn có hiệu lực từ thời Nga hoàng, đó là: Nước Nga được cải tổ từ trên xuống. Stalin bán thu hoạch của nông dân để có tiền cho nhà máy và công nghiệp hóa, và đã để cho 3,5 triệu người chết đói chỉ riêng ở Ukraine. Đổi mới của Gorbachev mang lại cho đất nước một sự tự do và không biết phải làm gì với nó. Ít nhất là thời đấy thì chưa.

Vladimir Putin tước quyền lực của giới đầu sỏ và ấn định Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước cho người Nga, việc mà lúc đầu họ đã cảm ơn ông ấy, vì nó mang lại một sự thịnh vượng khiêm tốn, ngay khi cũng không có quyền cùng tham gia quyết định chính trị.

Marat và những người đồng lứa tuổi với anh chưa được mười tuổi, khi Putin trở thành tổng thống cuối năm 1999. Họ hầu như không thể nhớ Boris Yeltsin, người tiền nhiệm của ông ấy. Họ là những đứa con của hệ thống Putin.

Chưa từng có một thế hệ người Nga nào lớn lên một cách tự do như thế hệ này. Họ chỉ biết Chủ nghĩa Xã hội từ sách giáo khoa. Họ xa lạ với sự tôn sùng của cả một tập thể và với tính phục tùng cấp trên.

Năm 1993, khi Boris Yeltsin cho xe tăng nã đạn vào Quốc hội và ban hành một hiến pháp mới, giao cho vị tổng thống một quyền lực hầu như không có giới hạn, thì những đứa con của Putin vẫn còn mặc tả lót. Khi cha mẹ của họ mất đi số tiền dành dụm trong cuộc khủng hoảng 1998 thì họ vừa mới nhập học.

Họ lớn lên với “South Park” và “Simpsons”, những loạt phim hoạt họa vô chính phủ từ Hoa Kỳ. Họ sử dụng iPads, họ thích smartphone, họ vào Internet hàng ngày. Phần lớn họ đều có nhiều điểm chung với những người đồng lứa tuổi ở châu Âu và châu Mỹ hơn là với chính cha mẹ của họ. Ranh giới giữa Đông và Tây mờ dần.

Năm 2012, nhiều đứa con của Putin đã thoát khỏi nạn nghèo và thuộc vào giới trung lưu mới. Ký ức của họ về sự thiếu thốn của những năm trước đây mờ dần cũng như những ấn tượng từ thời nhà trẻ.

Trong truyền hình nhà nước, tuyên truyền của điện Kreml vẫn còn cố dập sự nhớ ơn cho tính ổn định dưới thời Putin vào trong lòng người dân Nga. Nhưng giới trẻ của Putin hầu như không còn xem truyền hình nữa, họ di chuyển trong các thế giới tự do của Internet, họ tìm thông tin và tổ chức mình qua blog, Facebook và Twitter. Lần đầu tiên từ nhiều thế hệ, họ có thể trốn thoát được sự tuyên truyền; cuộc sống của họ đã thoát khỏi sự kiểm soát của điện Kreml nhiều phần lớn.

Điều đấy là mới và ngay bây giờ đã dẫn đến một sự biến đổi của các giá trị và một hình ảnh xã hội mới. Những đứa con của Putin không còn sợ hãi nữa, dù họ có khác nhau cho tới đâu. Họ đấu tranh cho lý tưởng của họ. Họ mơ về dân chủ và tự do báo chí. Về một sự nghiệp như là chính khách hay nhà báo chuyên về thời trang. Hay về một nước Nga dân tộc chủ nghĩa. Nhưng liệu thế hệ Putin cũng có đủ sức mạnh để phá vỡ mẫu mực đang có hiệu lực từ thời Nga hoàng hay không – và thay đổi đất nước từ phía dưới?

Người nữ bất đồng chính kiến

Vera Kitshanova, 20 tuổi, đã dùng một cái bọc ngoài để bọc hộ chiếu của mình lại. Nó che lấp con chim đại bàng hai đầu của Nga hoàng. Trên đấy có hình hai bàn tay, chúng phá vỡ một sợi dây xích. Cô gái với mái tóc quý tộc trẻ muốn ngăn cản không cho Putin được bầu lên làm tổng thống lần thứ ba.

Vera ngồi trong Eat & Talk, một quán cà phê ở gần điện Kreml, điểm gặp gỡ của những người đối lập và nhà báo. Ở đây có Internet, rượu vang rẻ tiền và bút chì, để phác họa kế hoạch lên những tấm trải bàn bằng giấy. Vera gõ vào trong máy tính của cô ấy. Mới 14 tuổi đời, cô đã viết cho một tờ báo địa phương, hiện giờ cô đang làm việc cho tờ báo hay phê phán điện Kreml, “Novaya gaseta”.

Vài trăm mét về phía Nam của Eat & Talk, một sát thủ dân tộc chủ nghĩa đã bắn chết Anastania Baburova hồi tháng 1 năm 2009, một nữ nhân viên của “Novaya gaseta”. Bắt đầu từ ngày đó, Vera muốn làm việc cho tờ báo này.

Khoa Báo chí của Đại học Lomonosov Moscow, nơi Vera đang học, cũng là nơi Anna Politkovskaya đã học, nữ phóng viên nổi tiếng người Nga đã phát hiện ra những vụ vi phạm nhân quyền ở Chechnya và đã bị giết chết năm 2006. “Jourfak” đào tạo nhà báo từ hơn 60 năm nay, nhưng chưa từng là một nơi chốn của tự do báo chí. Thay vào đó, ngôi nhà có lối kiến trúc cổ điển của quyền lực nhà nước này luôn luôn là sân khấu để trình diễn quyền lực. Khi Tổng Thống Dmitri Medvedev từ cầu thang bước lên hội trường chính có nhiều cột trụ ở đây trong tháng 10, tiếng vỗ tay vang lên như sấm cho người sếp của điện Kreml, người trong lúc đấy bị chế giễu ở trên mạng vì ông này đã từ bỏ nhiệm kỳ thứ hai vì Putin. Medvedev vẫy tay cười ban phúc lành và ca ngợi năng lượng đặc biệt của nơi này.

Nó đã được điện Kreml tổ chức. Ngồi trong giới khán giả là những nhà hoạt động chính trị đã được lựa chọn kỹ càng của những nhóm thanh niên trung thành, một người dẫn chương trình truyền hình đưa ra những chỉ dẫn kiểu đạo diễn: “Các bạn phải cười và sau mỗi câu trả lời phải vỗ tay”.

Người của cơ quan an ninh chặn sinh viên Jourfak ở lối vào. Và Vera Kitshanova bị bắt. “Cô ấy là một sinh viên trung bình, thích làm náo loạn”, người trưởng khoa Jassen Sassurski nói sau đó. Ông lãnh đạo Jourfak từ năm 1965. Ông ấy 82 tuổi.

Vera thường xuyên tham dự những cuộc biểu tình phản đối ở Moscow, vào buổi tối, cô tổ chức những nhóm tranh luận cho Đảng Tự do không đăng ký chính thức. Cô mơ về một đất nước mà trong đó “cảnh sát say rượu không còn tấn công người dân nữa”.

Cuộc nổi dậy chống Putin, cái bắt đầu với những cuộc biểu tình đông người chống lại cuộc bầu cử Quốc hội gian lận trong tháng 12, cũng là một xung đột của các thế hệ. Đứng ở một bên là một giới trẻ trải đời, ở bên kia là cha mẹ và ông bà của họ, khủng hoảng và chiến tranh đã làm cho họ mệt mõi. Họ đánh giá cao sự ổn định của những năm Putin, cho tới nay họ tránh động chạm đến chính trị.

Thỉnh thoảng, Vera hỏi khi ở nhà: “Bố mẹ đã ở đâu khi ông thổng thống giật lấy đài truyền hình NTV năm 2000?” Lúc đó, Putin đã để cho Gazprom giành lấy quyền kiểm soát kênh truyền hình đối lập do các tay đầu sỏ chính trị kiểm soát. Từ lúc NTV phát sóng tuyên truyền cho điện Kreml. Sau chuyến viếng thăm Jourfak của Medvedev, Vera được người của NTV phỏng vấn nhưng lời nói của cô chưa từng bao giờ được phát đi. Những khi trở về nhà muộn vào lúc tối khuya vì cảnh sát tra hỏi cô sau một cuộc biểu tình, cô miễn kể sự thật cho mẹ của cô và nói: “Con đi khiêu vũ về”.

Cô gái Putin

 

Cô gái Putin, Lena. Ảnh: Anna Skladmann / Der Spiegel.

Cách Moscow 370 kilômét về phía Tây, Lena Sinizkajy đang cực nhọc bước đi trong tuyết đang tan của đường Lenin với đôi giày cao gót của cô ấy. Cô gái 20 tuổi đang học sắp xong đại học ngành toán, cô ấy dẫn đầu nhóm thanh niên Putin tại địa phương, Đội Vệ binh trẻ trong Smolensk, một tỉnh lỵ gần biên giới với Bạch Nga. Lena hy vọng rằng Putin sẽ không bao giờ thất bại.

Điện Kreml có thất bại trong cuộc đấu tranh chiếm trái tim của những người trẻ tuổi như Vera ở Moscow đi nữa, 300.000 thành viên của những nhóm thanh niên trung thành với điện Kreml cũng tạo thành một lực lượng đấu tranh dự bị được kết mạng tốt trên toàn quốc. Khi Lera gọi điện cho nhân viên nhà nước và chính khách ở bàn làm việc của cô, Vladimir Putin nhìn qua vai của cô, một hình nộm bằng giấy bồi to như người thật. “Putin, người anh hùng của chúng ta”, có ai đã viết lên trên hình người đó như thế.

Putin là “một tấm gương mà giới trẻ chúng tôi có thể so mình với nó”, Lena nói. Một tinh thần yêu nước mới đã xuất hiện cùng với ông ấy. “Ngày trước, nhiều người đi lại với áo thun có hình cờ Mỹ. Ngày nay, họ hãnh diện vì đất nước của chúng tôi và mang lá cờ Nga trên ngực hay một bức ảnh Putin”.

Lena mặc tất lưới và hoa tai hình gấu nhồi bông nhỏ màu hồng. Cô vẫn còn sống chung với cha mẹ, như mơ về một sự nghiệp chính trị ở Moscow: cô thích nhất là làm việc trong Tòa Nhà trắng cạnh sông Moskva, trụ sở của chính phủ. Cô đã thực tập trong ủy ban hành chính tỉnh của Smolensk và đã đạt được điều mà tất cả các thành viên hoạt động chính trị của thanh niên điện Kreml đều hy vọng: quyền lực nhà nước đã chú ý đến cô. Khi cô đi trong Smolensk, đã có lần một chiếc Land Rover ngừng lại cạnh cô. Người tỉnh trưởng kéo kính xuống và hỏi liệu ông ấy có được phép chở cô đi cùng một đoạn hay không.

Putin đã hủy bỏ bầu cử tỉnh trưởng trực tiếp năm 2004, từ lúc đó điện Kreml bổ nhiệm họ. Dưới áp lực của những cuộc phản đối mới đây, bây giờ ông ấy lại muốn cho bầu cử trở lại. Nhưng Lena hoài nghi rằng đất nước của cô đã sẵn sàng cho việc này. Cô nói: “Nhìn một cách khách quan, có thể là có một ông nhà quê đến từ xó xỉnh nào đó bước ra tranh cử. Điều đó có đúng không? Cầm quyền một tỉnh là một thách thức. Nhưng Tổng Thống của chúng tôi có thể bổ nhiệm những người có khả năng cho việc này”. Cô ấy cảm thấy xa lạ với dân chủ.

Lena sinh ngày 20 tháng 3 năm 1991 trong một thành phố là trại lính ở cạnh sông Amur, con sông biên giới với Trung Quốc, cách Moscow 6.000 kilômét về phía Đông. Cha cô là một quân nhân. Cô còn nhớ những gì? “Nhớ phải chờ lương của bố nhiều tháng trời. Nhớ mẹ không có tiền để đi chợ”, Lena nói. Putin đã dọn sạch những tình trạng tồi tệ đấy, ngày nay ai cũng nhận được tiền của mình đúng hạn.

Nhưng giới cán bộ của Đảng Nước Nga Thống nhất của Putin hiện có tiếng là “quân lừa đảo và trộm cắp”, những người biết cách giữ vững đặc quyền của mình. Khi họ chọn Putin làm ứng cử viên, Lena cũng ngồi ở dưới hàng khán giả. Điện Kreml đã chở cô về Moscow cũng như hàng nghìn nhà hoạt động chính trị trẻ tuổi khác. Cô thích về Moscow, nhưng khi cô được hỏi ở trường đại học, tại sao cô lại đấu tranh cho Nước Nga Thống nhất, thì cô không nghĩ ra được câu trả lời nào ngoài câu này: “Không có sự lựa chọn nào khác”.

Đứa con của chiến tranh

 

Đứa con của chiến tranh Taissa: “Có đôi lúc tôi đã nghĩ đến việc ra nước ngoài sinh sống”. Ảnh: Anna Skladmann / Der Spiegel.

Taissa Dshemalajeva, 20 tuổi, khép nép giật nhẹ một mảnh vải trên tóc của cô. Cô ấy choàng khăn trùm đầu, nhưng là một cái khăn của Louis Vuitton. Cô gái Hồi giáo trẻ tuổi từ thủ đô Grosny của Chechnya này thích nhất là làm nghề báo chuyên về thời trang. Vừa học đại học, cô vừa viết cho “Sluchi chodjat – Rumors”, một tạp chí lifestyle cho xã hội cổ xưa của Chechnya mà phụ nữ tìm thấy những lời khuyên về khăn trùm đầu đoan trang và đàn ông tìm thấy những bài tường thuật về thử nghiệm súng ngắn ở trong đó.

Không một nơi nào khác mà sự thống trị của Putin còn để lại những dấu vết sâu đậm hơn. Năm 1999/2000 ông ta đã cho bắn nát thủ đô của nước cộng hòa chịu nhiều ảnh hưởng Hồi giáo đó, năm 2004 ông ta ra lệnh tái kiến thiết. Nhưng bây giờ nước Nga vô thần đang có nguy cơ thất bại trong cuộc đấu tranh chống đạo Hồi cực đoan đang mạnh lên ở đây.

Hai tháng trước khi Taissa ra đời vào ngày 11 tháng 11 năm 1991, Chechnya tuyên bố độc lập. Ba năm sau, Moscow gửi quân đội vào nước cộng hòa; 25.000 người đã chết chỉ riêng trong lần xâm chiếm Grosny. Lúc đó, họ hàng đã mang Taissa sang nước Dagestan láng giềng. Cho đến hôm nay, cô vẫn nhớ lần chạy trốn này và về những sự thống khổ ở hai bên đường. Không có ảnh lúc cô còn bé. “Không ai đứng chụp ảnh trước những đống đổ nát cả”, Taissa nói.

Taissa đi qua một hành lang mua sắm của Grosny, ngày nay có tên là Đại lộ Putin. Cũng như trong Moscow thích khoái lạc, Burberry và Cardin được bán ở đây, nhưng trên tường có các trích dẫn Kinh Coran và những vần thơ sùng đạo nhắc nhở phải tuân lời: “Và mỗi một người tin vào Allah cũng đều phải yêu mến các vua chúa và tuân theo các mệnh lệnh của họ“.

Vị vua Hồi tại địa phương của Moscow có tên là Ramsan Kadyrov. Các nhà hoạt động nhân quyền buộc tội ông đã tra tấn và giết người. Nhưng điện Kreml đánh giá cao ông, vì ông ấy cứng rắn chống lại những người nổi dậy theo đạo Hồi, những người chiến đấu cho một nhà nước thần quyền ở Bắc Caucasus. Nước Nga đã chinh chiến qua hai cuộc chiến tranh vì Chechnya. Nhờ Kadyrov mà những người lính của Moscow không còn phải chiếm từng căn nhà một nữa.

Thay vào đó, bây giờ mỗi ngày Taissa đều phải tiến hành một cuộc đấu tranh tự vệ dai dẳng, cô ấy đấu tranh cho từng centimet da thịt một. Cô ấy kéo tay áo qua khỏi khuỷu tay vừa đúng như những người canh giữ tục lệ cho qua. Nhưng với đầu trần và không có váy dài thì cô không được phép vào nghe giảng trong trường đại học nữa. Người thống đốc của Moscow dựa trên một đường lối Hồi giáo hóa nghiêm khắc.

Taissa thích sống như những người phụ nữ trẻ tuổi ở Moscow và Phương Tây: cô muốn mình đẹp, hợp thời trang và tự tin. “Có đôi lúc tôi đã nghĩ đến việc ra nước ngoài sinh sống”, cô nói. Thỉnh thoảng cô bấm nhầm số 911 trên chiếc điện thoại di động, số cấp cứu mà cô biết được từ phim Mỹ.

Người phát xít

Svetoslav Volkov có vai rộng và có cảm tình với nước Đức. Một chiếc áo len màu đen của thương hiệu Tân Quốc xã Thor Steinar che mất hình xăm của anh: “Danh dự của tôi là sự trung thành”, anh đã cho xăm vào cẳng tay như thế, câu khẩu hiệu của SS thời Hitler.

Con người 20 tuổi này lớn lên ở nơi có “tội phạm hình sự nhiều nhất trong thập niên 90″ của nước Nga. Lyubertsy là một thành phố bê tông không có gương mặt riêng biệt ở sau ranh giới thành phố của Moscow. Mafia cướp giật ở đó, kiểm soát hộp đêm và cả nhà máy. Trước nhà của anh có một tấm bảng tưởng nhớ đến nạn nhân của một vụ ám sát. Svetoslav ba tuổi, khi anh cùng với mẹ từ sân chơi theo dõi những kẻ giết đã bóp cò súng như thế nào.

Svetoslav không uống rượu, không hút thuốc và luyện tập thể thao nhiều. “Straight Edge” là triết lý mà anh đi theo, có thể dịch là “Cạnh Thẳng”. Anh thuộc một thế hệ mới của Tân Quốc xã trong nước Nga, ít gây sự chú ý hơn là giới đầu trọc ngày trước và giỏi hùng biện hơn. Họ tuyên truyền cho một cuộc đấu tranh bằng vũ khí chống lại nhà nước; kẻ thù chính của họ, Svetoslav nói, là Liên bang Nga. “Mục đích là nắm lấy quyền lực”. Để làm được việc đó, anh cùng với những người đồng lứa tuổi tập bắn súng bằng một khẩu súng săn trong bộ quần áo chiến đấu ở một cánh rừng trước Moscow.

Họ mơ về một nước Nga khác: dân tộc, xlavơ và không có Caucasus thuộc vào đó từ 1864. “Chia cắt những sự tồn tại”, Svetoslav gọi như thế. Trong Internet, anh xúi giục căm thù những người Hồi giáo và phổ biến một video tàn bạo. Nó quay một người Chechnya đang cắt cổ một phụ nữ người Nga. “Cho những người khoan dung và nhẫn nại”, Svetoslav đã viết lên trên đó.

Tuy trong những cuộc biểu tình phản đối ở Moscow chỉ có vài lá cờ đen-vàng-trắng của những người dân tộc chủ nghĩa phấp phới bên cạnh những lá cờ của phe đối lập tự do. Nhưng nếu bầu cử tự do thì những người theo Chủ nghĩa Dân tộc sẽ thắng cử khắp cả nước chứ không phải các nhà dân chủ được phương Tây ưa thích.

Người leo lên mái nhà

Marat, người leo lên mái nhà, ngồi ở rìa của một mái nhà cạnh sông Moskva. Bên kia bờ sông, lá cờ Nga đang tung bay trên Tòa Nhà Trắng, trụ sở của chính phủ. Putin có văn phòng làm việc trên tầng thứ tư. Có lần Marat đã nói rằng, thủ tướng là “người chân thật nhất trong số các ứng cử viên” của lần bầu cử tổng thống. Rồi anh ấy lại mắng nhiếc về “quyền lực nhà nước hết sức là tham nhũng” đó, mà người tạo ra nó chính là Putin.

Có lúc anh mơ về một cuộc sống ở Thụy Sĩ, vì “tất cả ở đó đều rõ ràng và có trật tự”. Rồi anh lại kể về sự buồn rầu đã ập đến khi anh rời Moscow. Anh dao động giữa đi và ở, giữa những gương mẫu chính trị khác nhau đến như thế như giữa cựu chính trị Khodorkovsky đã bị bắt giam và Thủ tướng Putin.

Không phải quyết định ngay lập tức, đó cũng là điều mới trong thế hệ Putin. “Chúng tôi không còn sống dưới cái roi của Liên bang Xô viết nữa, cái điều ép buộc quan điểm lên mọi người dân. Ngày nay chúng tôi có được sự lựa chọn tự do”, Marat nói.

Và anh ấy không hề để cho hoài nghi, rằng anh sẽ không cho phép bất kỳ ai tước đoạt đi quyền tự quyết định của anh.

 

Nguồn  DER SPIEGEL

Bản tiếng Việt Anhbasam, Phan Ba dịch

 

Phản hồi