WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc chiến bốn mươi năm trước: Mùa hè đỏ lửa (1972)

An Lộc

Mùa hè đỏ lửa là tên một quyển bút ký chiến tranh của nhà văn Phan Nhật Nam, ghi lại những trận đánh khốc liệt vào mùa hè năm 1972.  Hôm nay, bốn chục năm sau, xin sơ lược trở lại những trận đánh ghi dấu một thời oanh liệt của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

1. NGUYÊN NHÂN

Tháng 5-1971, bộ Chính trị đảng LĐ Bắc Việt Nam đưa ra “quyết định thế tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam, đánh bại chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trong thế thua.” (Bộ Quốc Phòng CHXHCNVN, Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1975), Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2005, tr. 644). Ngoài lý do đã được tiết lộ trên đây, nguyên nhân việc CSVN mở cuộc tấn công năm 1972 có thể phỏng đoán là:

Thứ nhất, sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân thất bại, CSVN phải ra nghị quyết 9 cho quân đội CS ở trong Nam nghỉ dưỡng và tránh đụng độ với quân đội VNCH. (Nguyễn Kỳ Phong, “Hành quân Lam Sơn 719: Nguồn gốc và khuyết điểm”, điện báo Talawas ngày 12-6-2008).  Trong khi đó quân đội VNCH mở những cuộc hành quân lớn đánh qua Cao Miên (4-1970 đến 2-1971) và Hạ Lào (1971), nắm thế chủ động trên chiến trường.

Sau khi đưa thêm nhiều sư đoàn để bổ sung lực lượng ở trong Nam, CSVN quyết định tái phát động hành quân, nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường. Tháng 12-1971, Nicolai Podgorny, chủ tịch nhà nước Liên Xô, đến Hà Nội và hứa hẹn gia tăng viện trợ không hoàn lại các loại võ khí hạng nặng. Đầu năm 1972, Liên Xô gởi qua các chiến xa T-54, T-55, PT-76, đại bác 130 ly, 150 ly, đại bác phòng không 57 ly, hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 Sagger, hỏa tiễn địa không SA-7 Strela. (Nguyễn Đức Phương, Chiến tranh Việt Nam toàn tập, từ trận đầu (Ấp Bắc – 1963) đến trận cuối (Sài Gòn – 1975), Toronto: Nxb. Làng Văn, 2001, tr. 550.)

Thứ hai, về phương diện quân sự, CSVN thất bại trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, nhưng về phương diện chính trị, CSVN đã gây chấn động lớn đến dân chúng và chính trường Hoa Kỳ trong năm bầu cử tổng thống 1968. Tổng thống Lyndon Johnson phải bỏ cuộc, không ứng cử tổng thống lần thứ hai.  Richad Nixon, ứng cử viên đảng đối lập đánh bại ứng cử viên đảng đương quyền, lên làm tổng thống. Ngày 24-6-1970, thượng viện Mỹ bãi bỏ “Nghị quyết vịnh Bắc Việt”, giới hạn quyền của tổng thống gởi quân ra nước ngoài.  (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: Mallard Press, 1989, tr.166.)  Đây là thời cơ thuận tiện để CS mở cuộc tấn công, nhất là sau cuộc họp giữa Kissinger và Chu Ân Lai vào tháng 7-1971, CSVN được biết thêm tin chắc chắn người Mỹ sẽ rút quân, bỏ rơi VNCH.

Năm 1972 cũng là năm bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ. Vấn đề Việt Nam rất nhạy cảm với cử tri Mỹ. Có thể vì vậy, CSVN tung đại quân tấn công VNCH nhằm tạo ra một chấn động mới, thúc đẩy dân chúng Hoa Kỳ đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ chẳng những nhanh chóng rút quân mà chấm dứt hẳn sự can thiệp vào Việt Nam.

Thứ ba, CSVN mở các chiến dịch 1972 nhằm tăng cường uy thế của phía CSVN trong hòa hội đang tiếp diễn tại Paris. Trong hòa hội Paris, CS đòi giữ nguyên trạng sau khi ngưng bắn.  Vì vậy, CS mở cuộc tấn công nhằm lấn đất giành dân.  Cũng trong dự thảo hiệp định Paris, CSVN đòi hỏi quân đội và võ khí nước ngoài không được nhập vào VNCH sau khi hiệp định được ký kết.  Vì vậy CSVN tìm cách hủy diệt các đơn vị cũng như quân nhu quân dụng quân đội VNCH, để VNCH yếu hẳn sau khi ngưng bắn.  Trái lại, toàn khối CS bí mật tiếp tục viện trợ cho Bắc Việt qua đường bộ ở biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, mà không ai có thể kiểm soát được.

2.- DIỄN TIẾN CHIẾN CUỘC

Theo quyết định của bộ Chính trị đảng LĐ, quân đội CSVN mở chiến dịch đại quy mô, tấn công ở cả bốn quân khu VNCH:  Quảng Trị và Thừa Thiên ở Quân khu I (từ 30-3-1972); Kontum ở Quân khu II (từ 30-3-1972 ); Bình Long ở Quân khu III (1-4-1972); Định Tường, Kiến Tường ở Quân khu IV (10-6-1972).  Cộng sản đặt tên cho các cuộc hành quân trên đây lần lượt là: chiến dịch Trị Thiên, chiến dịch Bắc Tây nguyên,  chiến dịch Nguyễn Huệ, và chiến dịch Đồng bằng sông Cửu Long.  Phía VNCH, gọi chung cuộc chiến năm 1972 là “mùa hè đỏ lửa”, phát xuất từ tên quyển ký sự chiến trường là Mùa hè đỏ lửa, của nhà văn Phan Nhật Nam.  Về phía Hoa Kỳ, thì cuộc chiến năm 1972 được gọi là Easter Offensive.

Mặt trận Quảng Trị ở Quân khu I (từ 30-3-1972): CSVN gọi đây là chiến dịch Trị Thiên.  Lực lượng CS gồm  ba sư đoàn Bộ binh (304, 308, 324), hai trung đoàn độc lập (27 và 48), bốn tiểu đoàn BB Quân khu Trị Thiên, Đoàn đặc công 126 và 10 tiểu đoàn đặc công, hai trung đoàn xe tăng (202, 203), bảy trung đoàn pháo binh, ba sư đoàn pháo phòng không (365, 367 và 377), bốn tiểu đoàn tên lửa, phòng không và lực lượng võ trang địa phương. (Trung Tâm Tự Điển Bách Khoa Quân Sự, Tự điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tr. 202.)

Đối đầu với lực lượng hùng hậu nầy, về phía VNCH có hai sư đoàn Bộ binh là Sư đoàn 1 đóng ở Huế và Sư đoàn 3 (thành lập tháng 10-1971) đóng ở Quảng Trị, hai lữ đoàn TQLC (147, 258), ba thiết đoàn (20, 11, 17), một số tiểu đoàn Địa phương quân, một số đơn vị Pháo binh, và về sau tăng cường thêm hai lữ đoàn Dù (1 và 2).  Chiến cuộc tại vùng Quảng Trị có thể chia thành ba giai đoạn:

Thứ nhất: Mở đầu, ngày 30-3-1972, CSVN xua quân vượt vĩ tuyến 17, xâm phạm vùng phi quân sự, tấn công các căn cứ tiền đồn dọc đường số 9, chiếm căn cứ Carroll ngày 2-4-1972.  Trung tá Phạm Văn Đính, trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 BB, thuộc Sư đoàn 3 BB, đầu hàng địch tại căn cứ nầy.

Cũng ngày 2-4-1972, tổng thống Nixon ra lệnh cho Hạm đội 7 oanh kích những nơi quân đội Bắc Việt tập trung tại vùng phi quân sự, vừa bằng phi cơ vừa bằng chiến thuyền đậu dọc duyên hải Quảng Trị.  Ngày 6-4-1972, hai oanh tạc cơ Mỹ bị hòa tiễn SAM-2 bắn rơi.  SAM-2 là võ khí Liên Xô mới trang bị cho Bắc Việt.  Khi đến Đông Hà, CSVN bị chận đánh dữ dội.  Trước tình hình căng thẳng, bộ Tổng tham mưu VNCH tăng phái thêm ba liên đoàn BĐQ 4, 5, 6 cho Quân đoàn I.

Thứ hai:  Ngày 26-4, CSVN tiếp tục tấn công, chiếm Đông Hà ngày 28-4, áp lực nặng nề Quảng Trị.  Ngày 30-4, chuẩn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh Sư đoàn 3 BB, họp cùng các sĩ quan chỉ huy, quyết định chuyển quân khỏi Quảng Trị, nhưng trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh Quân đoàn I ra lệnh tử thủ Quảng Trị.  Lệnh tử thủ đến sau khi các đơn vị thuộc Sư đoàn 3 đã chuyển quân.  Trong khi đó, CSVN đưa một cánh quân khác tiến qua A-Shau (A Sao), bao vây các căn cứ Bastogne và Checkmate, đe dọa Huế.  Ngày 1-5-1972, CSVN chiếm thành phố Quảng Trị, tiến quân tới bờ bắc sông Mỹ Chánh. Thành phố  Huế hoảng loạn.  Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu liền cử trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn IV, ra giữ chức tư lệnh Quân đoàn I, thay trung tướng Hoàng Xuân Lãm.  Tướng Trưởng tái lập an ninh thành phố Huế, tái phối trí lực lượng phòng thủ.

Thứ ba:  Ngày 8-6-1972, các lữ đoàn TQLC cùng các lữ đoàn Dù vượt sông Mỹ Chánh, phản công ra hướng bắc, mở đầu giai đoạn thứ ba của cuộc chiến Quảng Trị.  Từ ngày 13-9, quân VNCH tái chiếm Quảng Trị, và treo cờ lên cổ thành Quảng Trị ngày 16-9-1972.  Quân đội VNCH tiếp tục tảo thanh quân CS.  Tuy chống cự mãnh liệt, quân CS dần dần rút lui, nhưng vẫn chiếm giữ vùng phía bắc sông Thạch Hãn.  Sau biến cố Quảng Trị, thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh được đề cử thay thế chuẩn tướng Vũ Văn Giai, chỉ huy Sư đoàn 3 BB-VNCH.

Mặt trận Kontum ở Quân khu II (từ 30-3-1972 ):  CSVN gọi cuộc hành quân nầy là chiến dịch Bắc Tây nguyên.  Lực lượng CS gồm  hai sư đoàn Bộ binh (320 và 2), bốn trung đoàn BB (24, 28, 66, 95), hai trung đoàn pháo binh, trung đoàn đặc công 400, sáu tiểu đoàn pháo phòng không, một tiểu đoàn xe tăng, một đại đội tên lửa, cùng lực lượng võ trang địa phương.  (Trung Tâm Tự Điển Bách Khoa Quân Sự Hà Nội, sđd. tr. 157.)  Phía VNCH, tại Quân khu II lúc đó, có hai sư đoàn Bộ binh (22 và 23), hai lữ đoàn Dù, 11 tiểu đoàn BĐQ Biên phòng và Địa phương quân.

Chiến cuộc Kontum có thể chia thành hai giai đoạn.  1)  Vào đầu tháng 4-72, quân CS uy hiếp các căn cứ phía bắc Kontum.  Ngày 11-4, quân CS tấn công căn cứ Charlie. Trung tá Nguyễn Đình Bảo, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Dù tử trận.  Ngày 21-4, CS tràn ngập căn cứ Delta.  Charlie và Delta là hai căn cứ hỏa lực nằm về phía tây của căn cứ Võ Định.  Căn cứ Võ Định cũng không giữ được.  (Võ Định nằm trên quốc lộ 14, phía bắc Kontum và phía nam Tân Cảnh.)  Ngày 24-4, quân CS chiếm các căn cứ Tân Cảnh và Daktô II ở phía bắc Võ Định.  Quân CS tiếp tục tấn công các căn cứ khác ở vùng nầy, nhưng không chiếm được căn cứ Ben Het do các tiểu đoàn 72 và 95 BĐQ trấn giữ.  Ngày 10-5-1972, thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, phụ tá hành quân Quân đoàn I, được cử làm tư lệnh Quân đoàn II, thay thế thiếu tướng Ngô Dzu.  2)  Từ 14-5-1972, quân CS tập trung tấn công vào Kontum.  Có khi quân CS chiếm được trại Ngọc Hồi ở Kontum, hậu cứ của Thiết giáp và căn cứ tiếp vận, nhưng đã bị đẩy lui ngay.  Sư đoàn 2 Sao Vàng bị B52 gây thiệt hại nặng, sau đó phải giải thể.  Vào cuối tháng 5-1972, mặt trận Kontum yên tĩnh trở lại.  Quốc lộ 14 giữa Kontum và Pleiku được khai thông.

Sau Kontum, CSVN tấn công Bình Định cũng thuộc Quân khu II vào đầu tháng 6-1972, chiếm các quận Tam Quan, Hoài Nhơn và Hoài An,  Tuy nhiên, vào cuối tháng 7-1972, quân đội VNCH tái chiếm ba quận nầy.

Mặt trận An Lộc (Bình Long) ở Quân khu III (1-4-1972):  CSVN gọi cuộc hành quân nầy là chiến dịch Nguyễn Huệ.  Lực lượng CS gồm ba sư đoàn Bộ binh (5, 7, 9), ba trung đoàn BB (24, 71, 205), trung đoàn đặc công 429 (7 tiểu đoàn), 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo phòng không, 20 tiểu đoàn và 63 đại đội bộ đội địa phương. (Trung Tâm Tự Điển Bách Khoa Quân Sự Hà Nội, sđd. tr. 186.)

Phía VNCH, Quân khu III có ba sư đoàn Bộ binh 5, 18 và 25, một lữ đoàn Dù, năm liên đoàn BĐQ, một lữ đoàn Thiết kỵ, Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, và các đơn vị Địa phương quân.  Phòng thủ chính bên trong An Lộc là sư đoàn 5 BB do đại tá Lê Văn Hưng chỉ huy. (Đại tá Hưng lên chuẩn tướng tại mặt trận An Lộc.  Ông đã cam kết: “Khi nào tôi còn, An Lộc còn.”)

An Lộc là tỉnh lỵ tỉnh Bình Long, nằm trên quốc lộ 13, án ngữ giữa Sài Gòn và mật khu 708 của CSVN trên đất Cao Miên.  Cộng sản dự tính đánh chiến An Lộc để làm lễ ra mắt chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam vào ngày 20-4-1972.  (Nguyễn Đức Phương, sđd. tr. 569.)  Nhằm tạo thế nghi binh, từ 1-4-1972 một số đơn vị CS tấn công các căn cứ phía bắc Tây Ninh.  Ngày 4-4-1972, sư đoàn 5 CS tiến về Lộc Ninh (tỉnh Bình Long), phía bắc An Lộc, và chiếm được Lộc Ninh ngày 8-4-1972.

Sau khi chiếm Lộc Ninh, quân CS tiến xuống phía nam, đe dọa An Lộc.  Cuộc chiến An Lộc kéo dài từ  8-4-1975 đến ngày 12-6-1972.  Ngoài sư đoàn 5 CS, một cánh quân khác của CS, sư đoàn 7 CS xuất phát từ biên giới Cao Miên, đi vòng qua An Lộc, phong tỏa quốc lộ 13 phía nam An Lộc.  Trong khi đó, sư đoàn 9 CS cũng từ biên giới Cao Miên, đánh thẳng vào phía tây An Lộc.  Như thế cả 3 sư đoàn CS đánh kẹp An Lộc vào giữa.  Quân CS vừa pháo kích dữ dội, vừa sử dụng xe tăng T-54 và BTR-60 dẫn đầu, tiến chiếm phía bắc thành phố An Lộc, đồng thời chiếm các căn cứ trên quốc lộ 13, phía nam An Lộc, để chận đường tiếp tế của quân đội VNCH.

Quân đội VNCH dàn ra đối phó với hai trận tuyến của CS.  Một mặt quân phòng thủ An Lộc chiến đấu anh dũng, chận đứng và đẩy lui các cuộc xung phong của quân CS ngay tại An Lộc.  Một mặt các đơn vị VNCH khác cương quyết giải tỏa quốc lộ 13, nhằm tiếp ứng An Lộc.  Ở cả hai mặt trận, hai bên giằng co từng tấc đất, từng ngôi nhà.  Quân CS sử dụng chiến thuật “tiền pháo hậu xung”, pháo kích dữ dội trước khi xung phong.  Quân VNCH biết rõ cách đánh nầy, nên sau mỗi đợt CS pháo kích, liền chuẩn bị sẵn sàng để nghênh chiến.

Bên cạnh đó, Không quân đã yểm trợ tích cực cho Bộ binh VNCH chiến đấu.  Ngoài việc oanh kích các nơi tình nghi quân CS trú đóng, Không quân VNCH phụ trách chuyển vận quân đội, thả tiếp liệu (lương thực, nước uống, quân nhu, quân dụng), tải thương binh.  Vừa vì thời tiết xấu, vừa vì bị súng phòng không của CS bắn phá, việc tiếp liệu có khi ít hiệu quả, một số kiện hàng không đến tay quân đội VNCH mà lọt vào tay quân CS.  Hơn nữa, vì bị bắn phá dữ dội, các trực thăng tải thương hoạt động rất khó khăn, và nhiều trực thăng bị bắn rơi.  Trong khi đó, những phi vụ B-52 Hoa Kỳ liên tiếp dội bom nặng nề xuống chiến trường, giúp đánh tan các đơn vị CS chung quanh An Lộc, phá vỡ các kho võ khí do CS mới chuyển từ miền Bắc Việt Nam.

Riêng tại thị trấn An Lộc, kể từ 8-4-1972, quân CS tấn công tất cả 7 lần.  1) Trong lần đầu, ngày 13-4-1972, quân CS dùng chiến xa T-54 tiến vào An Lộc.  Dù đã bắn cháy 7 chiếc, quân VNCH phải lui về phòng thủ phía nam thị trấn.  2) Ngày 14-4, quân CS xung phong lần thứ hai.  Quân VNCH ẩn nấp trong các cao ốc, hầm trú ẩn, sử dụng súng M72, súng B40 và B41 (hai loại nầy tịch thu được của quân CS), chống trả và gây hư hại nặng các loại xe tăng CS.  Ngày 16-4, Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được đưa đến An Lộc, tăng cường lực lượng phòng thủ ở đây.  3)  Ngày 18-4, quân CS tấn công An Lộc lần thứ ba.  Nhờ sự yểm trợ của Không quân, nhất là B-52, quân CS bị chận đứng.  4) Sáng sớm 21-4-1972, CS pháo kích 2,000 trọng pháo đủ loại vào thị trấn và mở 4 mũi tấn công.  Đêm 22 rạng 23-5, quân CS gia tăng tấn công, nhưng bị đẩy lui khi các chiếc xe tăng của CS bị bắn cháy.  5)  Sáng 11-5-1972, quân CS tấn công An Lộc lần thứ 5, với chiến xa T-54 dẫn đầu.  Hai bên cận chiến.  Suốt ngày 12-5, quân đội VNCH đẩy lui lần nữa cuộc tấn công của CS.  6)  Chỉnh đốn lại đội ngũ, ngày 14-5, CS tấn công tiếp ở các mặt đông bắc, tây và nam.  Trong ba ngày giao chiến, số binh sĩ cả hai bên tử trận lên đến 600 người.  Các chiến sĩ Biệt cách Dù phải lập một nghĩa địa bên cạnh chợ An Lộc để an táng. (Sau khi An Lộc được giải tỏa, trước nghĩa trang nầy có hai câu đối:  “An Lộc địa, sử ghi chiến tích / Biệt cách Dù vị quốc vong thân.”)  7)  CSVN dự tính tấn công ngày 19-5 để kỷ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh, nhưng bị B-52 dội bom chận đứng.  Ngày 23-5, quân CS mở bốn đợt tấn công vào phòng tuyến quân đội VNCH ở phía nam thị trấn An Lộc.  Lần nầy, những cuộc tấn công của CS yếu ớt nên đều bị đẩy lui.

Từ đây vòng đai bảo vệ An Lộc mở rộng dần, trong khi quân đội VNCH ở ngoài cũng dọn được đường vào An Lộc.  Ngày 8-6-1972, quân bên trong và bên ngoài An Lộc bắt tay được với nhau.  Ngày 12-6-1972, chuẩn tướng Lê Văn Hưng tuyên bố trên đài phát thanh: “An Lộc hoàn toàn giải tỏa.”

Mặt trận các tỉnh ở Quân khu IV (10-6-1972):   CSVN gọi cuộc hành quân nầy là chiến dịch Đồng Bằng Sông Cửu Long.  Lực lượng CS gồm 2 sư đoàn Bộ binh (5 và C30b), 3 trung đoàn Bộ binh chủ lực thuộc Quân khu 8 (1, 88, 320), 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn pháo binh, ba tiểu đoàn đặc công, 7 tiểu đoàn và 14 đại đội địa phương.  (Trung Tâm Tự Điển Bách Khoa Quân Sự Hà Nội, sđd. tr. 170.)  Về phía VNCH, có hai sư đoàn BB (7 và 9), một liên đoàn BĐQ, hai trung đoàn Thiết giáp, một liên đoàn Đặc nhiệm Hải quân, năm đại đội Tuần Giang và Địa phương quân.

Cuộc tấn công của CS tại đồng bằng sông Cửu Long lần nầy diễn ra trong ba giai đoạn: 1) Quân CS tấn công căn cứ Long Khốt (thuộc tỉnh Long An) và thị xã Mộc Hóa (thuộc tỉnh Kiến Tường).  Tấn công nhiều lần nhưng thất bại, quân CS phải rút lui ngày 14-6.  2) Trong tháng 7-1972, quân CS tấn công phía bắc và nam đường số 4 thuộc hai tỉnh Kiến Tường và Mỹ Tho.  3) Từ 6-8 đến 10-9, quân CS tấn công Bến Tre, Chợ Gạo, Gò Công, nhưng đều bị đẩy lui.

KẾT LUẬN

Tính đến tháng 9-1972, thiệt hại về nhân mạng về phía quân đội CSVN lên đến khoảng 100,000 quân; và phía VNCH khoảng 50,000 quân.  Một số thống kê khác cho thấy CSVN thiệt hại 70,000 quân trong khi VNCH 30,000. (Nguyễn Đức Phương, sđd. tr. 587.)  Người ta ghi nhận thêm sau khi CSVN thất bại trong các chiến dịch 1972, ở Bắc Việt, đại tướng Võ Nguyên Giáp bị người phụ tá là đại tướng Văn Tiến Dũng thay thế, nắm thực quyền trong bộ Quốc phòng Bắc Việt Nam.

Các cuộc tấn công của CSVN vào năm 1972 nói chung không thành công, và bị quân đội VNCH đẩy lui ở khắp bốn mặt trận.  Những trận đánh vào mùa hè đỏ lửa cho thấy khi còn được trang bị đầy đủ, dầu số quân ít hơn, quân đội VNCH cũng đủ sức để đẩy lui những cuộc tấn công vũ bão của đối phương.  Trong cuộc chiến vào mùa hè nầy, cộng sản chỉ gây được tiếng vang về chính trị trên thế giới để đẩy mạnh cuộc vận động ngoại giao.

© Trần Gia Phụng

(Toronto, 19-02-2012)

© Đàn Chim Việt

 

47 Phản hồi cho “Cuộc chiến bốn mươi năm trước: Mùa hè đỏ lửa (1972)”

  1. Trần Tuân says:

    Các anh chạy sang Mỹ để lánh nạn chinh strị hay để kiếm tiền (làm giàu?). Nếu đơn thuần chạy đi trong lúc trong lúc trong nước đói khổ thì các anh không có lý tưởng và khi các anh đủ giàu thì thấy thằng Mỹ nó đầy cái dở mà trước đấy anh chưa biết. Còn nếu anh có lý tưởng, vì nhất thời hiểu lầm, anh không hợp tác với Mỹ, thậm chí đánh Mỹ thì khi tỉnh táo, anh sẽ sửa chữa sai lầm, tuy nhiên lúc đó anh đã biết hết mặt trái của Mỹ rồi, chỉ tìm cách khám phá mặt phải thôi. Thế nên có khi ăn cơm Bắc kỳ anh thấy toàn nói điều hay về Mỹ nghĩa là người ta tiếp cận tích cực, chỉ nói mặt tích cực mà không đề cập đến những mặt trái đã thuộc nằm lòng!…..

    • Dao Cong Khai says:

      Bởi tui biết Bắc Kỳ họ “thâm thuý” nói chuyện khéo quá, nên tui không dám cưới con gái của họ nữa. Đó là bữa cơm đầu tiên và cũng là cuối cùng trong gia đình họ và tôi quyết định một chữ “chẩu”. Té ra dân ngoài đó họ giả dối và xảo quyệt thế.

      Đối với tui, tui không tin là gia đình cán bộ Bắc Kỳ đó họ giả dối với tui, nhưng với kinh nghiệm thì tui thấy họ tỏ ra ngưỡng mộ Hoa Kỳ hết cỡ thợ mộc. Nghĩa là họ thay đổi hẳn 180 độ so với thế hệ VC Nguyễn Văn Trỗi… Bây giờ sau khi chiến thắng những kẻ “tay sai” đế quốc Mỹ, chính họ mới là những kẻ mong mỏi được làm tay sai thực sự cho Mỹ. Rõ ràng bơ sữa Mỹ (hoặc chỉ cần cái mark của Mỹ) đã cải tạo tâm hồn những cán bộ VC như họ.

      You không tin tui thì đọc hồi ký của bộ đội gái, nhà văn Dương Thu Hương sau “GP” được vào SG sẽ thấy cảm tưởng của họ đúng với mô tả của tui.

      • Trần Tuân says:

        Thật tội nghiệp! Các anh có cái nhìn méo mó về nguwòi miền Bắc thế thì sao có thể chung tay xây dựng đất nước được? Các anh chê CS nhưng có vẻ như anh chẳng khác gì những người CS ko biết đặt lợi ích Quốc gia lên hàng đầu. Những người CS khác họ cũng tâm huyết lắm, nhưng chưa tìm ra con đường đi đích thực! Nếu việc tìm ra con đường đi đúng đắn cho một Quốc gia dễ thế thì ai chả làm Thủ tưởng, Tổng thống được. Chê là một chuyện còn làm được hay không lại là chuyện khác. Tôi cũng mê Mỹ lắm, nhưng không mù quáng ôm chân Mỹ, chạy theo Mỹ mà muốn hợp tác win-win với Mỹ. Họ có nền dân chủ tuyệt vời nhưng đó không phải là thiên đường!
        Anh chê dân Bắc Kỳ nhưng trong huyết quản của anh có dòng máu Bắc Kỳ đấy. Chắc học sử ta đều biết Trịnh – Nguyễn phân tranh, nhà Nguyễn phải vào Nam lập căn cứ, sau này Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, đến Nguyễn Ánh lên, lập lên triều Nguyễn và bờ cõi nước Việt mở tiếp vào phía Nam. Không biết anh thuộc đời thứ mấy không biết “thâm thúy” nữa!
        Lòng hận thù sẽ dẫn ta đến ngõ cụt! Đất nước này cần mở lòng cho những người con xa xứ, phải có ai đó đứng ra xin lỗi những người đã chịu hoạn nạn, chịu mất nhà cửa, chịu thiệt thòi sau chiến tranh, nhưng đất nước này cũng không nên khuyến khích các tư tưởng quá khích, tư tưởng dân tộc hẹp hòi vì những tư tưởng ấy sẽ không giúp cho Đất nước phát triển được.
        Cảm ơn anh đã tham gia tranh luận và rất lấy làm tiếc nếu có điều gì đó làm anh phật lòng! Tôi xin dừng tranh luận tại diễn đàn này!
        Chúc anh mọi điều tốt lành!

      • Dao Cong Khai says:

        Thì tui cũng cảm ơn you, nhưng cần phải nói cho you biết là tui không hận thù với những người vào đây tranh luận ngược chiều với mình. Bởi tui quan niệm nơi đây là để những suy nghĩ khác biệt nói lên cái suy nghĩ của mình một cách bình đẳng, không ai hăm doạ ai và cũng không ai sợ ai cả. Tui cũng chẳng phật lòng vì phải nghe người khác bất đồng với ý kiến của mình gì cả. Tui, chúng tui vẫn có những hận thù, nhưng chỉ hận thù đúng đối tượng cần phải hận thù thôi, những kẻ cai trị, những kẻ có quyền hành, quyền lực, hoặc sức mạnh về bất cứ phương diện gì; họ cướp tự do, hạnh phúc và tương lai của người khác. Họ đã cướp, còn đang cướp và sẽ tiếp tục cướp… Hận thù cần phải có để đặt vào những chỗ đó. Chứ người dân miền Bắc họ cũng chỉ là nạn nhân của những kẻ kia thôi.

        You nói đúng, người miền Nam hay ngoài Bắc thì tính hoài cũng tới chỗ bà con vòng vòng với nhau thôi. Mà dân miền Bắc thì cũng chỉ là nạn nhân của những kẻ cai trị ngoài đó thôi. Nhưng đâu phải cùng chủng tộc với nhau hay thân thuộc ruột thịt với nhau mà bỏ qua chuyện ăn hiếp nhau được. You ăn hiếp anh em trong nhà một lần thì nó bỏ qua, you ăn hiếp nó hoài thì nó thù you tới già! Người Mỹ bên đây cũng vậy, đa số dân cựu họ cũng gốc bên Anh sang đây làm ăn thôi, nhưng tại sao họ phải dùng súng đạn đứng lên lật đổ Thực Dân Anh cai trị họ? Việc họ đánh đuổi những kẻ cầm quyền cùng quê hương bên Anh với họ ra khỏi nước Mỹ có ai không chấp nhận không?

        You muốn đất nước của you phát triển chứ đâu muốn đất nước tui phát triển. Hồi đó đất nước tui đang phát triển thì VC vào phá nhà máy điện (Thủ Đức) giật mìn phá cầu Bình Lợi, cầu Bến Lức, cầu Thị Nghè… VC họ đâu muốn đất nước tui phát triển, họ pháo kích bừa bãi vào dân cư chúng tui để gây xáo trộn an ninh… Khi nói tới phát triển đất nước thì phải xác định phát triển đất nước nào? Tui đâu liên quan gì tới đất nước bên VC ở đó đâu mà bàn tới chuyện phát triển đất nước. Có muốn đóng góp hay phát triển một vùng đất nào thì trước hết người ta phải có niềm tin vào nơi đó có thể phát triển được về một số mặt căn bản như là tự do dân chủ, nhân quyền, công bằng xã hội, thì mới hạn chế được những mâu thuẫn để có thể phát triển các mặt khác chứ.

        Hồi đó còn sống ở VN với VC, sau khi họ chiến thắng họ đâu có cho chúng tui chia xẻ gì với đất nước đó. Vì thế tui đâu có liên hệ gì với đất nước đó?

  2. MêLoạn says:

    ”Vào thời điểm 1972 thì quân Mỹ đã rút đi. Nếu đảng CSVN chỉ đánh để cho Mỹ rút đi thì sao Mỹ rút đi rồi mà CSVN vẫn còn tiếp tục tấn công miền Nam? Mục đích chính của đảng CSVN là đánh chiếm miền Nam chứ không phải là vì Mỹ can thiệp hay Mỹ đem quân vào miền Nam.”(MinhĐức)
    MinhĐức nói chuyện có vẻ rốirắm, bấtbìnhthường rồi đó nghe! Lẻ dĩnhiên là thế, chiếntranh là tranhgiành hơn thua, đánh thì phải đánh cho đến khi giành hết cả nước mới thôi chứ, Mỹ nó rút vì nó có chiếnthuật mới, nó để lại cho chính dân vn tự lo, nhưng nó vẫn còn cungcấp vũkhí đạndược, xăngdầu, lươngthực mọi thứ… và lẻ dĩnhiên là vẫn còn chỉđạo, điềukhiển kia mà! Đúng ko? Đâu cóthể cứ Mỹ rút lui là thôi đánh được?!?
    Ngay cả hiện nay ở Irắc, APhúHãn, Mỹ đã rút nhưng chiếntranh vẫn còn kia kìa…

    • Austin Pham says:

      Ông ta nói không sai, chỉ có anh thì giả vờ không biết. Trong cái thế giới này ai nấy đều hiểu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Phun đi liếm lại hàng ngàn lần đó mà.

      • NựcNội says:

        Tạisao ko nói: ”đừng nghe những gì TámThẹo nói, hãy nhìn những gì TámThẹo làm”
        Hoặc là nói: ”đừng nghe những gì các ”cha” nói, hãy nhìn những gì các ”cha” làm!”
        Có phải là chínhxác hơn nhiều ko???

      • Austin Pham says:

        Hình như câu vừa rồi có tác dụng gây “bức xúc” ngoài sức tưởng tượng. Thôi ráng ngũ ngon, câu đó trở thành “chân lý” lâu rồi tám!

      • NhảmNhí says:

        Lâu rùi là bao lâu? Sau 75? Từ cả ngàn năm các bọn quan gia
        vua chuá hay các bọn chínhtrịgia gì gì chúng cũng đều thường nói
        một đàng, làm một nẽo trước thời cs lâu rùi ”cha”! Ngay cả kụ Rê-
        Xu nhà ta cũng hứa sẽ trởlại, mà rồi chìm luôn, thấy mẹ gì đâu???
        Rứa thì phải nói sao đây? Đừng nghe những gì ”chuá” lừa nói, mà
        hãy nhìn những gì hắn làm?!?

  3. Minh Đức says:

    Vào thời điểm 1972 thì quân Mỹ đã rút đi. Nếu đảng CSVN chỉ đánh để cho Mỹ rút đi thì sao Mỹ rút đi rồi mà CSVN vẫn còn tiếp tục tấn công miền Nam? Mục đích chính của đảng CSVN là đánh chiếm miền Nam chứ không phải là vì Mỹ can thiệp hay Mỹ đem quân vào miền Nam. Vào năm 1968, thì những người lãnh đạo miền Bắc nghĩ ra khi tung ra cuộc Tổng Công Kích thì dân miền Nam sẽ nổi dậy tiếp tay với quân CS nhưng họ đã lầm vì dân miền Nam không nổi dậy nghĩa là dân miền Nam không nghĩ là Mỹ xâm lăng VN như là Pháp. Vào thời điểm 1972, thì có lẽ đảng CSVN hy vọng quân Mỹ đã rút chỉ còn quân đội VNCH thì quân đội chính quy từ miền Bắc vào với xe tăng và pháo 130 thì quân đội VNCH sẽ không chống đỡ nổi. Nhưng đợt tấn công này cũng bị bẻ gẫy. Trận đánh năm 1972 là do quân đội đưa từ miền Bắc vào và quân đội miền Nam đánh nhau, không có lính Mỹ, số quân CS gốc tại miền Nam cũng rất ít. Từ 1973 trở về sau cho đến 1975 thì tình hình lại khác vì sau 1973 thì Mỹ bắt đầu cắt viện trợ cho miền Nam, quân đội VNCH bắt đầu thiếu đạn khi đánh nhau, nhiều phi cơ không bay được vì thiếu phụ tùng thay thế, quân xa thiếu xăng dầu nên không chạy được. Trong khi đó giá dầu hỏa gia tăng, Liên Xô có rất nhiều tiền nhờ bán dầu hỏa nên viện trợ rất nhiều cho miền Bắc.

  4. Tháng Tư Đen -USA says:

    Ai giết tướng Hưởng ? Toàn cảnh bất hòa cùng những người bị thủ tiêu, giữa phe quân đội Cao văn Viên và phe Nguyễn khắc Bình Đặc ủy Trung ương tình báo …Ai có thể thống kê hết trong đám loạn quân này …?

  5. npt says:

    SAI lầm lịch sử thời cận đại thì đã rõ …cuối cùng dân tình khốn khổ …quan lại 2 bên đối địch trừ những người đã chết …người còn lại dù tha hương nhưng vẫn sung sướng hơn dân đen …Ông Hò và Diệm là 2 người VN sinh ra ,ở gần nhau trên quê hương QB & HT …Việt Nam, cùng học trường QH Huế , cuối cùng 2 người đi theo 2 chủ thuyết , đễ làm gì ?…đễ đối đầu nhau làm cho đa số TN dân lành bị kẹt bắt đi lính thành kẽ thù của ,đối đầu trong các trân tuyến …Cuộc chiến càng thảm khốc tạo cho con người tàn nhẫn …có lúc quá dã man vì chiến tranh luôn xài luật rừng …Nay còn lại những người đã đi qua chiến tranh hãy biết nhìn nhận làm sao như nước Đức là quý ,đễ cho lớp con trẽ hậu thế mai sau đùng đi theo vết xe đổ sai lầm của cổ máy chiến tranh do kẽ khác định đoạt một cách cưỡng bứt ,mà Dân Tộc VN chính là nạn nhân của cuộc chiến tranh mà người dân và con em họ phải chịu cảnh làm bia đỡ đạn một cách vô nghĩa …Ngày nay về quê trong nhũng ngày giỗ TỘC tôi thấy những người lính VNCH & NGƯỜI LINH CS cũng ngồi chung mâm cổ …nói xa hơn Nguyễn tấn Dũng vẫn làm sui gia với một quan chức chế độ VNCH .mà 2 gia đình này vẫn vinh thân phì gia …giàu nứt đố đổ vách , còn lại ai khổ …là dân đen và các cựu chiến binh của 2 bên chiến tuyến …là một minh chững sống động nhất , gia đình ,gia tộc tôi vẫn có những người phải chết cho cuộc chiến tranh vô ích này ở 2 đầu chiến tuyến bất đắc dĩ ..vì bị ép đi ra chiến trường trong thời loạn lạc ..Nhưng sao đất nước VN không xóa được vết nhơ tủi nhục ..mà vẫn hiện hữu những điều đen tối ,mờ ám nguy nan của một kiếp người …trong một đất nước mà DÂN TỘC phải gánh quá nhiều đau khổ ,gian nan cũng vì cái lý thuyết xa vời của những cái đầu mang những ý thức hệ thú tính …mang nặng hận thù đầy tội lỗi ,mà chính những người dân phải gánh lấy hậu quả thương đau này , người chủ xướng trong cuộc đang còn mê muội quá đà , quá trớn như một cổ xe đứt phanh lao dốc …Các vị (…..)…hãy suy ngẫm lại cho nhân dân Việt được nhờ …Đùng mang mộng vĩ cuồng ..thì muôn đời, muôn kiếp cũng không bao giờ chấm dứt …cái vòng lẫn quẫn tối tăm mù mịt này được .Như một trận đồ bác quái ” mê hồn trận “

  6. Tran Van Tuan says:

    Thưa anh Dao Cong Khai! Tôi hiểu nỗi niềm của anh, nhưng nếu ta không thực sự mở lonhf thì không bao giờ sửa lại được quá khứ! Chiến tranh đã qua, 2 bên đều tổn thất! Người miền Bắc ăn đói mà vẫn phải dồn hết cho tiền tuyến, thanh niên miền Bắc lên đường Nam tiến, bỏ hết cả quê hương mà khônge nề gian khổ. Vf anh biết tại sao không? Tại vì lúc đó Miền Bắc là “tất cả vì Miền Nam thân yêu!”, lúc đó “đồng bào miền Nam đang ngày đêm rên xiết dưới gót giầy Mỹ – Ngụy”. Tiếng gọi đó thiêng liêng lắm! Chứ không phải như anh đang cho rằng Người “miền Bắc là CS thì cư ở đó đi”! Vì nếu quan niệm thế thì Người Miền Bắc dại gì đổ xương máu “xâm chiếm” miền Nam để giờ mời Người Miền Nam lên làm cả Thủ tướng và Chủ tịch nước, để “bị miền Nam lãnh đạo”?
    CS có ở cả 2 miền. CS là một phong trào chính trị chứ không pahỉ là con người cụ thể. Giả sử VNCH còn đó, không lẽ các anh đuổi hết CS miền Nam ra khỏi quê hương của họ? Việc làm đấy thì có khác gì sự án tránh mà các anh đang giành cho Chính quyền trong nước?!
    Người dân Nam Hàn bây giờ muốn thống nhất lắm, nhưng họ nói: Trung quốc không muốn cho họ thống nhất vì không muốn thấy một nước Triều Tiên Thân Mỹ ở sát mình! Nhật không muốn họ thống nhất vì lo Triều Tiên mạnh hơn Nhật. Còn Mỹ cũng không muốn họ thống nhất vì không kiểm soát được những người CS miề Bắc! Thế đấy các anh ạ! Ta đã thông snhất được, chỉ có điều cái giá đố quá đắt!
    Chúng ta bình tâm, sáng suốt, sẽ tìm ra lời giải!

    • Minh Đức says:

      Những người lãnh đạo Bắc Hàn cũng không muốn thống nhất để đi theo đường lối Nam Hàn. Đi theo kinh tế thị trường và dân chủ đa đảng như Nam Hàn thì bao nhiêu là cán bộ Bắc Hàn mất chức, mất quyền. Bắc Hàn chỉ chấp nhận thống nhất theo kiểu Bắc Hàn. Người dân Nam Hàn thì chỉ có một số thiên tả muốn thống nhất và mang ảo tưởng những người lãnh đạo Bắc Hàn sẽ thay đổi chế độ. Nếu thống nhất để rồi dân Nam Hàn phải sống như dân Bắc Hàn thì bao nhiêu người dân Nam Hàn muốn như thế? Những gì xảy ra tại Bắc Hàn cho thấy những người lãnh đạo Bắc Hàn chỉ lợi dụng sự ngây thơ của một số nhà lãnh đạo Nam Hàn để lấy viện trợ, để Nam Hàn đầu tư vào Bắc Hàn giúp Bắc Hàn giải quyết khó khăn về kinh tế nhưng không muốn thay đổi chế độ vì thay đổi là họ mất quyền.

    • Dao Cong Khai says:

      Bây giờ Việt Kiều chúng tôi bị Mỹ nó lôi kéo bắt ép di tản sang Mỹ, cũng đang rên xiết và khổ nhục dưới sự cai trị của bọn Mỹ Nguỵ bên đây, xin các thanh niên VN mang súng đạn sang đây giải phóng dùm chúng tôi đi!!! Hay mang ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sang đây, hoặc mấy cô du học sang đây công tác trong tiệm massage để “giải phóng” chúng tôi cũng được!

      Nói chuyện với các đồng chí giống y như nói chuyện với mấy chú bộ đội miền Bắc hồi bảy nhăm mới mò vào SG. Bây giờ chính các đồng chí mới là những người mê Mỹ hơn ai hết! Tôi về SG năm ngoái, có việc phải ghé một gia đình bắc kỳ nọ, cán bộ về hưu; ăn cơm trong gia đình họ mà tôi không thể nào nói câu nào phê bình hay chê bai người Mỹ, mặc dù đề cập tới Mỹ tôi có nhiều điều rất không ưa. Thế nhưng nói chuyện với VC tôi không hề dám chê bai Mỹ điều gì nữa, tôi không có cơ hội để nói với họ những điều đó nữa.

  7. Minh Đức says:

    Chiến dịch của CS phát động vào thời gian được gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa này là để hỗ trợ việc đàm phán đang diễn ra tại Paris. Chiến thuật của CSVN cũng giống như chiến thuật của CS tại Đại Hàn là trong khi hai bên đang đàm phán thì CS cố tấn công thật mạnh trên mặt trận để những người phía bên kia trong bàn hội nghị thấy rằng kẻ địch rất mạnh nên phải nhượng bộ khi ký kết hiệp định. Báo chí miền Nam lúc đó thấy ý định của Hà Nội nên gọi đó là chiến thuật “vừa đánh vừa đàm”. Tổng thống Mỹ Nixon cũng hiểu chiến thuật này của CS nên phía Mỹ cũng đem hỏa lực ra để yểm trợ quân đội VNCN, ngăn chận các cuộc tấn công của CS để cho CS thấy là không thể lấn VNCH được. Để có đủ lực lượng tung ra cuộc tấn công đúng vào lúc hội đàm Paris đang tiếp diễn nên miền Bắc đã phải bắt lính 16, 17 tuổi để đủ quân số, huấn luyện sơ sài vài tuần lễ rồi cho lên xe Molotova chở vào miền Nam.

  8. Xóm Mới says:

    Năm thằng trên chiếc xe tăng
    Nổ ÙM một phát năm thằng tiêu ma
    Vợ con bỏ lại quê xa
    Vườn nhà hiu quạnh mẹ già lao đao…
    Bây giờ Đảng rước Mỹ vào
    Đéo ai còn nhớ thằng nào chết oan!

    Mình có thằng anh họ ngoài Bắc. Đến tuổi đi bộ đội một thằng em họ khác rủ lánh lên mạn ngược làm công nhân xây dựng. Nhưng nó không nghe. Những buổi liên hoan hát hò liên miên, nhiều thằng giơ tay xung phong…

    “Nổi lửa lên em, trăng đã dậy rồi khơi bếp hồng lên nhé, lá nếp rau rừng thêm ấm tình anh nuôi, nổi lửa lên em đánh Mỹ đêm ngày…”

    (Đ.m, nổi lửa lên luộc mấy củ khoai mì rồi ngồi vẹo mồm nhai chứ có phải cháo gà gì đâu mà ồn ào thế? Ồ không, hôm nay chỉ có rau thôi, hết khoai mì luôn rồi!)

    Dĩ nhiên là những thằng cán vấu cò mồi thì không bao giờ được chọn.

    Ít lâu sau thằng anh họ chết. Bọn nó định xuống làng phong cho cái bằng cái liệt sĩ nhưng thằng bà con ở Mặt trận Tổ cò Huyện bàn ra, bảo bác tôi đang ốm nặng, hãy khoan đã… Ông bác ốm chán rồi lăn ra chết. Đám Mặt trận Tổ cò liền đến thăm – bố liệt sĩ mà, ngày đó gia đình liệt sĩ còn được ưu đãi lắm. Chị vợ linh cảm được điều không may, gào lên, anh X ơi, anh ở đâu, bố anh chết rồi anh có biết không… Đám cán vấu kẹt quá bèn phong liệt sĩ luôn, một công hai chuyện.

  9. Bụi bặm says:

    Càng đọc càng đớn đau . Đừng nhắc nữa có lẻ tốt hơn . Tất cả đều mất , đầu hàng , tù tội , bỏ nước ra đi …… Nghỉ lại đều tại mình , mất trâu mới lo làm chuồng thì đã quá trể phải không các bạn .

  10. Phan BA says:

    Thôi quý vị ơi! anh em cốt nhục, gà ‘nhà’ đá nhau cái nỗi gì!!! cho em xin, em xin tránh xa mấy ‘anh em’. Xin đừng nhận họ .. nhận hàng…

    Giết, giết nữa, bàn tay không ngừng nghỉ..

    Đây là ý đồ của Trung cộng!!! Từ đám Pol pot, nguyễn tất thành, lê văn nhuận, văn dáp ở việt nam.. Trên thế giới có tụi Shinning Path, Nepal, Sudan, Moro ở Philippines.. cả thế giới; trung cộng nó nuôi một lũ người ít học và hung ác, để giết dân họ.. Không riêng gì mấy người ‘anh em’ ở việt nam đâu.

    Cứ lải nhãi ‘anh em’ hoài, làm tôi thấy kinh tởm.

Phản hồi