WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tsunami – từ đồng ruộng

Nông dân tập trung khiếu kiện ở Hà Nội

Xã hội Việt Nam hiện vẫn là xã hội nông dân, dân nông thôn vẫn chiếm đến 70% số dân cả nước. Vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp vẫn là một vấn đề cơ bản ở nước ta.
Đảng CS Việt Nam đã ra nhiều nghị quyết về nông nghiệp, nhất là từ Đại hội VI năm 1986, thực hiện chế độ khoán 10 rộng rãi, giải thể phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp, đề xướng việc đưa kỹ thuật mới vào nông nghiệp, sự hợp tác giữa 3 nhà: nhà nông, nhà khoa học kỹ thuật và nhà kinh doanh, và chủ trương xây dựng nông thôn mới. Kết quả còn quá ít.

Luật Đất đai 1987 và 5 lần thay đổi và sửa đổi liên tục vào các năm 1993, 1998, 2001, 2003 và 2009, với hàng chục nghị định, giải thích, hướng dẫn, với hàng ngàn trang tài liệu vẫn chứa đựng nhiều điều vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo nhau, làm rối loạn thêm vấn đề vốn đã vô cùng phức tạp.

Cho đến nay vấn đề nông thôn, nông nghiệp, nông dân lại nổi lên nghiêm trọng hơn bao giờ hết, khi 70 % vụ kiện cáo trong cả nước là về vấn đề đất đai, ruộng đồng, ao hồ, khi nông dân rủ nhau đi khiếu kiện tập thể từ vài chục đến vài trăm người, gõ cửa các ủy ban nhân dân, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra các cấp, có khi đóng trại ở tạm hàng tuần lễ, hàng tháng trời, để đòi giải quyết vấn đề đất đai ở địa phương một cách công bằng và hợp pháp.

Hơn hai năm trước, chuẩn bị cho Đại hội đảng CS khóa XI, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã viết một loạt bài phóng sự – điều tra về nông thôn nhằm báo động dư luận, chỉ rõ chính sách tam nông của đảng đã thất bại, phong trào ly nông không có cách gì ngăn nổi, nông dân không có nước sạch để ăn, nông thôn đang biến thành bãi rác của đô thị, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mãi dâm, gái điếm, trộm cắp, lừa đảo, mê tín dị đoan… lan nhanh. Chủ trương xây dựng nông thôn mới chỉ là hình thức để tuyên truyền mỵ dân, một điều mỉa mai.
Nghiêm trọng hơn nữa là tệ cường hào mới đang ngày một nặng nề khắp các vùng nông thôn, nhất là các nhóm quan chức cướp ruộng đất của dân để đầu cơ mua đi bán lại kiếm lời.
Tình hình đó đỏi hỏi đảng và nhà nước phải xem xét lại cho kỹ toàn bộ mối quan hệ giữa đảng và nhà nước với nông dân chiếm 2 phần 3 số dân ở nước ta.

Lãnh đạo đảng nhiều lần khẳng định mối liên minh công nông là nền tảng của khối đoàn kết toàn dân. Đảng luôn ca ngợi nông dân trong gần một thế kỷ qua đã hy sinh tính mạng, của cải nhiều hơn các tầng lớp khác, nay xứng đáng được đền ơn trả nghĩa theo đạo lý.

Thế nhưng một trong những vướng mắc lớn với nông dân suốt 25 năm nay là Luật Đất đai năm 1987, với quy định trong Lời nói đầu: “Đất đai là tài nguyên quốc gia” và trong Phần chế độ kinh tế, Điều 1 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Trong Hiến pháp năm 1992, Điều 17 cũng ghi rõ: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước…đều thuộc sở hữu toàn dân”.

Đây là vướng mắc cơ bản kéo dài. Thế nào là sở hữu toàn dân? Trên thế giới đã có ở đâu có sở hữu toàn dân?

Xin thưa chỉ có dưới thời chế độ xô viết của đảng CS Liên Xô và ở các nước CS Đông Âu đã có hình thức sở hữu toàn dân, nhưng đều đã bị hủy bỏ hơn 20 năm nay. Vì toàn dân là ai? Cả 88 triệu nhân dân, hay cả hơn 50 triệu công dân Việt Nam đều là chủ tư hữu của mỗi một thửa ruộng ở nước này ư? Và mỗi lần muốn xử dụng ra sao, mua bán đều phải được sự đồng ý của chừng ấy ông chủ, bà chủ hay sao? Nếu không sao lại gọi là sở hữu toàn dân được?
“Sở hữu toàn dân” nhưng lại do “nhà nước thống nhất quản lý” thì còn gì là quyền sở hữu của toàn dân nữa! Sao không quy định luôn “tất cả ruộng đất…đều là ruộng công”, cho rõ ràng, minh bạch?

Theo luật, đã có ở đâu ruộng đất, rừng núi, sông hồ…là thuộc sở hữu toàn dân? Theo công pháp quốc tế, ruộng đất khi thuộc sở hữu toàn dân thì ai quản lý, ai có quyền sở hữu? Cần nói thẳng, nói trắng ra rằng, đây là xảo thuật của riêng đảng CS nhằm không cho người dân nào có quyền sở hữu thật sự một mảnh ruộng đất nào, để cho nhà nước do đảng lập ra tự mình chiếm đoạt, tước đoạt, cướp đoạt, cưỡng đoạt quyền sở hữu tư nhân ấy, nhưng vẫn cứ xoa dịu dân là toàn dân vẫn có quyền sở hữu ghi trên hiến pháp đấy chứ!

Họ coi công dân, nông dân ta, nhân dân ta như một bầy trẻ con. Thật sự là như vậy.
Lúc này, vào đầu năm 2012, họ không thể còn tiếp tục chơi trò không tử tế với nông dân nữa. Vì nông dân ta đã thức tỉnh, nhân dân ta đã thức tỉnh, trí thức ta đã thức tỉnh.
Chính do trò ảo thuật chữ nghĩa như thế mà xuất hiện những từ ngữ kỳ lạ đối với thế giới. Nào là “thu hồi”, rồi “trưng thu”, ”trưng mua”, rồi “đền bù”, rồi “giá thương lượng”, lại còn “cưỡng chế”…Mà chỉ có nhà nước, chinh quyền và tòa án mới có quyền quyết định. Quan hệ giữa nhà nước và nông dân trở nên căng thẳng, xung đột gay gắt.

Nay lãnh đạo đảng không thể lùi được nữa. Tháng 6-2012 tới, Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua Luật Đất đai sửa đổi 2012. Đây là cuộc sửa đổi lần thứ 6 kể từ bộ luật Đất đai 1987, dự định sẽ sửa 6 nhóm vấn đề của bộ luật Đất đai sửa đổi 2009.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia đầu ngành nông nghiệp, nhiều nhà luật học và luật gia, xem chừng lần này vẫn lại chỉ là sửa chữa “mini”, sửa một vài vấn đề thứ yếu, không thật cơ bản, có tính chất như xoa bóp, giải cảm bệnh cảm cúm, không giải quyết được tình hình cực kỳ nghiêm trọng và căng thẳng ở nông thôn Việt Nam.

Ai có thể hiểu biết nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hơn giáo sư Võ Tòng Xuân, người suốt đời gắn bó với đồng ruộng và hạt gạo? Vừa qua, vị giáo sư này đã phát biểu rõ ràng dứt khoát rằng cái “lỗ hổng lớn nhất” trong chính sách nông nghiệp hiện nay chính là khái niệm “quyền sở hữu toàn dân” mà không ai định nghĩa cho rõ ràng được. Nếu không giải quyết quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất của bà con nông dân thì vấn đề nông thôn, nông nghiệp, nông dân vẫn còn bế tắc dài dài. Ông Võ Tòng Xuân là giáo sư – hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ, từng nghiên cứu lâu năm ở Viện lúa ở Philippines, là đại biểu Quốc hội nhiều khóa, là tiếng nói có trọng lượng về nông nghiệp và nông thôn hiện nay.

Ở Hà Nội, giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ tài nguyên môi trường, là người hiểu biết khá sâu về tài nguyên đất đai ở nước ta. Ông đã nhiều lần báo động về nguy cơ xuất hiện gần đây của bọn “cò đất” đầu cơ ruộng đất do những sơ hở của luật pháp hiện tại trong vấn đề đất đai. Ông đặc biệt nói đến một số địa chủ mới đầu cơ ruộng đất, những địa chủ cường hào trọc phú mới do thời thế tạo nên, không hề gắn bó tình cảm với ruộng đồng để chăm bón cho những mùa lúa bội thu, mà chỉ lo bóc lột đất đai theo kiểu con buôn tham tiền. Ông nói thẳng ra rằng đã đến lúc phải trả lại cho nhà nông, cho các hộ nông dân chuyên làm ruộng quyền sở hữu tư nhân về đất đai đồng ruộng, để bà con yên tâm chăm sóc thửa ruộng của mình như chăm sóc nuôi nấng đàn con của mình vậy. Sở hữu toàn dân là con chung không ai lo, kiểu cha chung không ai khóc. Hợp tác hóa nông nghiệp là đại họa cho nông dân, nông thôn, nông nghiệp rồi, nay “sở hữu toàn dân” lại thêm một đại họa khác.
Cũng nên nghe một tiếng nói khác, của ông Trần Quốc Thuận, một luật sư, từng là phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói lên nỗi lo lớn là đất đai đồng ruộng đang không ổn định, đang thay thầy đổi chủ trên quy mô rộng lớn, vào tay không phải những hộ nông dân thành thạo và yêu quý nghề nông, mà lại vào tay bọn quan chức tham ô, bọn đầu cơ “cò đất” buôn bán đất đai bất hợp pháp, giá bán thường cao hơn giá mua từ 4 đến7 lần, tạo ra một lớp địa chủ mới làm giàu phi pháp dựa vào luật pháp mù mờ, không minh bạch, mâu thuẫn nhau, có thể giải thích khác nhau. Ông đề nghị phải trao lại quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, ao hồ cho nông dân mới lập lại được công bằng và trật tự.

Còn tiến sỹ Đặng Kim Sơn, viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho rằng thoạt nghe “ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân”, người dân cảm thấy sướng tai nhưng thật ra đó chỉ là “hư quyền”, quyền không có thật, gây nên không biết bao nhiêu rắc rối, bất công và phi lý. Ý kiến nhiều chuyên gia, giáo sư trong ngành là hãy mạnh dạn trả lại ruộng đồng cho người chủ chân chính là nông dân, như nông dân các nước quanh ta ở Thái Lan, Philippines, Indonesia…chẳng hạn.

Trong buổi gặp mặt chào năm mới Nhâm Thìn, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc mong rằng lãnh đạo Việt Nam hãy biết dùng phanh hãm và biết cài số lùi khi cần. Trong sửa đổi Luật Đất đai sắp đến, đảng không có con đường nào sáng suốt hơn là hãm phanh lại, cài số lùi, từ bỏ cái khái niệm kỳ lạ không giống ai “sở hữu toàn dân” vô cùng tệ hại, trả lại cho nông dân quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh. Các quyền công dân ấy, đảng đã trả lại cho nhà buôn, nhà kinh doanh thương nghiệp, nhà kinh doanh công nghiệp, thủ công ghiệp, nhà kinh doanh dịch vụ từ năm 1986, sao đến nay vẫn chưa trả lại cho nông dân? Sao lại nhất bên trọng, nhất bên khinh như thế. Đây là món nợ đối với nông dân đã đến lúc phải trả.

Nông dân nước ta đang thức tỉnh khá mạnh mẽ. Nông dân Sông Bé, Bình Dương, Cần Thơ, An Giang, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Binh, Bắc Giang… đã có những cuộc tụ họp đông hàng chục, hàng trăm người để đòi công bằng trong vấn đề ruộng đất. Vụ Tiên Lãng nổ ra do vùng này được khoanh lại trong dự án xây dựng sân bay cho cả châu thổ sông Hồng. Bọn quan chức tham ô như bầy ong bu quanh bát mật. Chúng đã bị lộ tẩy và như ong bị vỡ tổ. Bà con nông dân Hà Nội, Hà Đông, Hưng Yên, Nam Định…kéo đến bày tỏ tình đoàn kết với gia đình họ hàng anh Vươn, ngay bên chiếc lều vải.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như kỳ họp Quốc hội sắp đến không giải quyết vấn đề cơ bản nhất trong nông nghiệp hiện nay là quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất? Những đợt sóng thần  tsunami của nông dân sẽ cuồn cuộn dâng cao, đổ về thủ đô đòi lại quyền sở hữu thiêng liêng ngàn xưa về ruộng đất, ao hồ do cha ông đã dày công khai phá.

Đợt tsunami này của nông dân có thể bùng lên từ đồng ruộng, trong ôn hòa và trật tự, vì cuộc sống ấm no và phồn thịnh của nông dân Việt Nam luôn giàu lòng đoàn kết đấu tranh.

Bùi Tín (VOA)

 

2 Phản hồi cho “Tsunami – từ đồng ruộng”

  1. Thất học says:

    Đã chia chác cho nhau ăn hết rồi còn gì nữa đâu mà giải quyết . Dân thưa kiện , nhà nước ù lì . Cán bộ tranh nhau kiếm chác bỏ túi .

    Nhà nước CHXHCNVN hiện nay không thể giải quyết được nạn tham nhũng hối lộ . Nói và làm chỉ là lấy lệ , làm cho có làm, phát biểu cho có phát biểu .

    Yếu kém về tự do , mất dân chủ . Chế độ nhà nước VN vẫn vận hành được chính nhờ độc Tài và mỵ dân .

    Đảng CSVN hiện giờ chỉ đợi đến lúc Cần thì đốn , chứ không thể nào chỉnh được . Bức dây sợ động rừng . Đối với vụ Tiên Lãng càng khui cho mạnh càng thúi .

    Ai sẽ đốn ? Chính các đại gia Tư bản đỏ nhằm bảo vệ Tài sản của mình sẽ ra tay đốn Đảng trước tiên . Tiên hạ Thủ vi cường .

    Anh hùng bất đắc dĩ . Gai đoạn này là giai đoạn thời thế tạo Anh hùng . Một thế cờ bị triệt buộc Trung ương ĐCSVN đã nhìn thấy , nhưng đành phải chấp nhận .

  2. NAM KỲ says:

    Cha đẻ của “sở hữu toàn dân” là CNCS. Muốn chữa bệnh ung thư “sở hữu toàn dân” phải chữa từ gốc là xóa bỏ chế độ quái vật CS đi. Bằng không chỉ là chữa cái triệu chứng, rồi căn bệnh cũ vẫn tái phát, mỗi lúc càng trầm trọng hơn. Hãy đập tan chế độ cộng sản.

Leave a Reply to Thất học