WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân cách, đạo đức của giới quan chức Việt Nam.

Bà Lưu Lan Phương Trưởng phòng Lãnh sự (trái) cùng phóng viên Nguyệt Nhi. Ảnh XX.

Tiếng súng Đoàn Văn Vươn trong biến cố Tiên Lãng ngày càng hé mở ra nhiều tình tiết mới liên quan đến văn hóa và bản chất của những kẻ có tên gọi là ‘công bộc của nhân dân’. Một trong những số đó là ‘công bộc’: Nguyễn Văn Thành, bí thư thành ủy Hải Phòng, ủy viên trung ương Đảng, thủ lĩnh ‘sứ quân’ Hải Phòng. Người đã công khai phản bác các ý kiến chỉ đạo của thủ lĩnh sứ quân trung ương Ba Đình Nguyễn Tấn Dũng trong việc giải quyết hậu quả vụ Tiên Lãng nhân một buổi họp mặt với các bô lão về hưu tại Hải Phòng. Ai xem xong cái video clip cuộc nói chuyện của ông Thành thì cũng thấy rõ một điều rằng ông ta chẳng coi ai ra cái đinh rỉ gì, kể cả ông Nguyễn Tấn Dũng hay ông Lê Đức Anh.

Sự việc xảy ra tại xã Quang Vinh mới đây là việc ‘kẻ xấu’ phá nốt cái lều tạm mà vợ con anh Vươn, Quí đang tá túc nói lên một điều rằng sứ quân Hải Phòng đã công khai thách thức người dân và nhất là công khai thách thức sứ quân trung ương Ba Đình. Vụ Tiên Lãng sẽ đi vào ngõ cụt, trung ương sẽ thỏa hiệp và giơ cao đánh khẽ sứ quân Hải Phòng, chuyện trừng phạt họ khó xảy ra vì nó sẽ làm rạn nứt tình ‘đoàn kết’ trong liên minh các sứ quân.

Chưa có vụ việc nào mà người dân Việt Nam lại được chiêm ngưỡng thỏa thê và tường tận bộ mặt thật của các quan chức Việt Nam các cấp từ xã, huyện, tỉnh đến trung ương nhiều và rõ nét đến thế. Người dân cũng không thể nào tưởng tượng được rằng văn hóa và quan trí của những kẻ lãnh đạo tại Hải Phòng lại xuống thấp đến thế! Anh Vươn và anh Quí đã vô tình gỡ bỏ cái mặt nạ cuối cùng mà đảng ta vẫn đeo bấy lâu nay, tấm mặt nạ có tên là chính quyền ‘của dân, do dân và vì dân’.

Biến cố Đoàn Văn Vươn sẽ có tác dụng như một liều thuốc cực mạnh và cực đắng cho cả người dân lẫn chính quyền Việt Nam. Liều thuốc này sẽ đánh thức tinh thần dân tộc, sự quật cường, dũng cảm, nhân văn trong mỗi con người Việt Nam. Chưa có vụ việc nào mà sự đoàn kết, chia sẻ được thể hiện mạnh mẽ và nhanh chóng như trong lần này. Từ tầng lớp trí thức tinh hoa đến những người dân cùng khổ trên khắp đất nước. Dư âm của nó sẽ còn vang vọng mãi đến mọi miền, mọi ngõ ngách của cuộc sống. Rất nhiều người sẽ thức tỉnh qua sự kiện này và đương nhiên tất cả chúng ta phải cám ơn người anh hùng nông dân Đoàn Văn Vươn. Một chân lý lại được khẳng định mạnh mẽ từ khu đầm hồ Cống Rộc rằng ‘con giun xéo mãi cũng quằn’, người dân Việt Nam không hoàn toàn ‘liệt kháng’ trước bất công và bạo quyền.
Sự kiện này và những gì đã, đang và sẽ diễn ra tại Tiên Lãng sẽ dồn chính quyền Việt Nam vào chân tường, đẩy chính quyền vào thế đối đầu với nhân dân. Liều thuốc đắng này khiến chính quyền nuốt không nuốt được, nhổ ra cũng không xong. Xử anh Vươn, anh Quí có tội cũng khó vì người dân cả nước đứng về phía họ. Tội danh ‘giết người’ đối với họ quá vô lý và khiên cưỡng, đúng như tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương từ CHLB Đức đã viết, làm gì có ai chết mà buộc tội họ giết người? Súng hoa cải không phải vũ khí giết người và nhất là những người bị thương trong đoàn cưỡng chế không phải là đang ‘thi hành công vụ’ vì quyết định cưỡng chế hoàn toàn sai trái…

Nếu xử các quan chức Hải Phòng cũng không dễ vì chính quyền trung ương cũng chính là chính quyền Tiên Lãng phóng to như lời cụ Lê Hiền Đức, người ‘liên lạc’ năm xưa của cụ Hồ. Nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng cho rằng chính quyền Hải Phòng thực chất là ‘Đảng Hải Phòng’. Theo chúng tôi thì dùng từ ‘sứ quân’ có lẽ đúng nhất. Việt Nam hiện nay đang bị ‘loạn sứ quân’, không chỉ có 61 sứ quân các tỉnh mà là hàng trăm, hàng ngàn sứ quân lớn nhỏ trên khắp đất nước. Mỗi xã, mỗi huyện, mỗi tỉnh, mỗi tập đoàn kinh tế, thậm chí là mỗi cơ quan nhà nước cũng là một sứ quân. Các sứ quân này có thể làm bất cứ điều gì để kiếm tiền mà không bị trừng phạt hay phải chịu bất cứ trách nhiệm gì, miễn là không được công khai cổ vũ cho dân chủ, cho đa nguyên đa đảng là được. Nạn sứ quân này chỉ chấm dứt khi có một Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện và ra tay.

Việt Nam sẽ trở thành một nước dân chủ là việc phải đến và nó không còn là tương lai quá xa. Thế nhưng, một trong những di sản nặng nề nhất mà chế độ cộng sản để lại cho dân tộc Việt Nam đó là sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức, về nhân cách con người, nhất là trong bộ máy cai trị, các quan chức lớn nhỏ của chính quyền. Chủ nghĩa Mác-Lenin xuất thân từ một tổ chức khủng bố nên nó đã tôn vinh và thực hành bạo lực một cách triệt để và dã man. Cố trung tướng Trần Độ cho rằng Phát-xít + Tần Thủy Hoàng = Cộng sản. Những khái niệm như bao dung, thỏa hiệp, đối thoại không có trong đầu những người cộng sản. Sự kiện Tiên Lãng cho chúng ta thấy rõ điều đó: Chỉ một mình anh Đoàn Văn Quí là bắn vào đoàn cưỡng chế nhưng sau đó cả nhà anh Vươn gồm 6 người đều bị bắt và khép tội ‘giết người’, hai người phụ nữ là chị Thương và chị Hiền đứng trên đê xem cũng bị bắt và bị đánh đập dã man dù một chị đang mang thai. Lực lượng cưỡng chế đã bắn xối xả và ném trái nổ vào căn nhà tình nghi, may mà anh Quí chạy kịp không thì đã tan xác. Chưa thỏa mãn với thế, sáng hôm sau chính quyền Tiên Lãng cho xe ủi vào san bằng hai căn nhà thành bình địa mà không hề báo trước với vợ con anh Vươn, anh Quí một lời. Dù anh Vươn anh Quí có phạm tội gì đi nữa thì vợ con họ cũng là con người nên phải sống, phải có chổ ăn, chổ ngủ. Chưa hết, sau khi Thủ tướng đã có kết luận, chính quyền Tiên Lãng vẫn bất chấp thủ tướng, bất chấp dư luận phá nốt cái lều còn lại của gia đình họ. Thử hỏi trên đời còn cái ác nào lớn hơn thế không?

Một sứ quân ở nước ngoài là Tòa đại sứ Việt Nam tại CH Séc cũng hành động y như vậy, với não trạng tôn thờ bạo lực y như vậy, với đạo đức thấp kém y như vậy. Sau khi một công dân Việt Nam là Đỗ Xuân Cang từ chối ký vào bản cam kết ‘không chống phá nhà nước XHCN VN’ vì lý do Đại sứ quán Việt Nam (ĐSQVN) không giải thích được rõ ràng ‘thế nào là chống phá nhà nước’? thì đã bị Tòa đại sứ không gia hạn hộ chiếu đồng thời gửi công hàm ngoại giao cho Sở Di trú Séc yêu cầu họ không cấp qui chế tị nạn cho anh Đỗ Xuân Cang. Bị công luận lên tiếng và chỉ trích thì ĐSQVN tại Séc lên tiếng bằng bài trả lời phỏng vấn của bà Lưu Lan Phương, Trưởng phòng Lãnh sự, một chức vụ quan trọng trong Tòa đại sứ, bà là người ký tên vào các cuốn hộ chiếu được cấp tại Séc. Tuy hoan nghênh tinh thần cầu thị của ĐSQVN tại Séc nhưng phần trả lời của người đại diện sứ quán không khỏi khiến mọi người thất vọng và nhiều câu hỏi được độc giả đặt ra cho Tòa đại sứ. Một độc giả ‘thắc mắc’: Bà Lưu Lan Phương nói: ‘Đối với trường hợp ông Cang, tôi và kể cả Đại sứ cũng không đủ thẩm quyền tự quyết định mà phải tuân theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng trong nước’. Vậy chứ các ông các bà sang đây làm cái quái gì vậy? ‘Đại sứ đặc mệnh toàn quyền’ của một nước mà có cuốn hộ chiếu không dám cấp thì còn làm được việc gì? Nếu trong nước (Bộ Công an) nói ông Cang có tội, nếu chưa bắt được nhốt tù, thì cũng phải có cái quyết định nào đó trưng ra chứ?!

Kiến thức về ngoại giao của bà Lưu Lan Phương rất kém cỏi khi bà cho rằng việc bắt buộc công dân của mình ký vào các bản cam kết là ‘không được chống phá nhà nước’ để được xem xét làm các thủ tục lãnh sự là việc làm bình thường của tất cả các nước?! Xin thưa với bà là chỉ có chính quyền Việt Nam và mấy ‘người anh em’ như Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên mới có cái luật rừng quái gở đấy chứ làm gì có nước nào? Bà thử dẫn chứng một nước cụ thể thử xem? Việc bà khẳng định rằng ĐSQVN tại Séc thu các loại lệ phí đúng như qui định đã bị đông đảo bà con tại Séc phản đối và quả là cán bộ nhân viên ĐSQVN tại Séc không biết xấu hổ là gì khi Đài Châu Á Tự Do phỏng vấn thì các nhân viên Sứ quán trả lời với giọng điệu y như bà Phương đã nói.

Chuyện dối trá để tồn tại trong môi trường ‘Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ là điều có thể hiểu và thông cảm được nhưng thái độ, hành động đe dọa như một băng nhóm xã hội đen xuất phát từ chính miệng lưỡi các quan chức trong chính quyền, nhất lại là từ các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài như trường hợp Đại sứ quán VN tại Séc là điều không thể tưởng tượng và chấp nhận được. Cùng với bà Lưu Lan Phương còn một bài viết nữa của tác giả Nguyễn Thành Vĩnh (có lẽ là người thân thiết của ĐSQVN tại Séc, bởi vì một người có ăn học và có lương tri không ai lên tiếng bênh vực chế độ này cả, cứ thử đọc Vietnamnet hay Dantri hoặc một trang mạng có uy tín ở Việt nam thì sẽ không bao giờ tìm thấy những bài viết như thế). Anh Vĩnh cho rằng mình đã tốt nghiệp đại học Ngoại giao? Nhưng lời lẽ của anh Vĩnh lại mang nặng tính chụp mũ và đe dọa. Cứ nhìn vụ Tiên Lãng thì rõ. Không biết ai sợ ai? Thường thì kẻ to mồm nhất là kẻ sợ chết nhất và một kẻ hung hăng chỉ ‘to còi’, ‘rung cây dọa khỉ’ khi có cả một băng đảng cầm súng đứng phía sau hỗ trợ chứ giáp mặt thì chưa biết ai hơn ai. Một mình anh Quí cùng làm cho gần 100 công an và bộ đội ‘chạy rẽ đất’ và cả sứ quân Hải Phòng mất ăn mất ngủ đấy thôi. Những người này chạy là đúng vì nếu không may ‘hy sinh’ thì chỉ thiệt thân và ‘cốc mò cò xơi’, chết cho thằng khác hưởng. Nếu có chút bản lĩnh thì anh Vĩnh hãy lên tiếng trả lời công luận bằng cách trả lời phỏng vấn báo chí thay cho đồng chí đại sứ Đỗ Văn Đông, ‘đồng nghiệp’ của đại sứ Đỗ Hòa Bình tại CHLB Đức, người đang bị tố cáo là bao che cho một kẻ tội phạm đang bị truy nã tại Việt Nam.

Xin anh Vĩnh nhớ cho câu: ‘Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân’. Người anh hùng xuất phát từ bộ máy nhà nước, nếu có thì họ sẽ làm Đinh Bộ Lĩnh để dẹp nạn sứ quân. Còn những kẻ ‘cố cùng liều thân’ tức là những kẻ ‘không còn gì để mất tại Việt Nam’ thì nhiều vô số. Anh Đoàn Văn Vươn đã đánh thức hàng triệu Đoàn Văn Vươn khác, là những người nông dân mất đất trên khắp đất nước. Khi tất cả họ ý thức được và đứng dậy thì không có sức mạnh nào ngăn cản nổi. Khi đấy anh có bắn họ cũng không sợ nói gì đến chuyện hù dọa này nọ. Anh là người học ngoại giao sao nhân cách giống bọn xã hội đen quá vậy? Thiết tưởng khi đã đi ra nước ngoài, sống và làm việc ở các nước dân chủ thì ít nhiều anh cũng mở mắt ra một chút, phải khá hơn bọn cường hào ác bá ở Tiên Lãng chứ? Thật là thất vọng cho những người như anh, như ngài đại sứ Đỗ Xuân Đông, bà Lưu Lan Phương và cái sứ quán Việt Nam tại Séc.

Ôi Việt Nam quê hương tôi. Tương lai nào đang chờ đón chúng ta khi xã hội vẫn còn đầy rẫy những kẻ ‘hèn với giặc, ác với dân’ như thế này? Biết bao giờ người dân Việt Nam có cái quyền lựa chọn cho mình những thằng ‘đày tớ’ tử tế để cuộc sống đỡ nhục hơn?

Hoan hô anh Đoàn Văn Vươn.

© Việt Hoàng

© Đàn Chim Việt

77 Phản hồi cho “Sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân cách, đạo đức của giới quan chức Việt Nam.”

  1. VoChua says:

    Xưa nay giàu có, kwan kwyền
    Là phường ác bá, chuyên hiếp, lường dân đen(dânngukhuđen)!
    Kao nhất có kụ ”chuá” hiền(?)
    Ai không tin, ”iêu” kụ là kụ nghiền nát ngay!
    Kụ là chuátể đầu bày
    Dân con, cháu kụ đều học ”thày” y-chang!!!

  2. ĐẠI NGÀN says:

    CHÍNH TRỊ TÔN GIÁO

    Nhiều người thực chất không hiểu thuyết mác xít là gì cả, trong số đó ngày nay vẫn còn có ông Lữ Phương. Đại trí thức cỡ Trần Đức Thảo còn nhập nhòa nhập nhoạng về học thuyết Mác, về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, về xã hội cộng sản trong tương lai, thì mức như Lữ Phương liệu có biết gì sâu sắc. Thật sự nguồn gốc quyết định của chủ thuyết Mác chính là thuyết biện chứng hay biện chứng luận hay biện chứng phép hay nói nôm na là phép biện chứng của Hegel. Hegel cho rằng đầu tiên hết của mọi sự là tiền đề, thực thể trừu tượng, siêu hình. Do tiền đề tự mâu thuẫn, tạo thành phản đề. Sự mâu thuẫn tự giải quyết hợp thành tổng đề hay hợp đề. Lý luận triết học duy tâm của Hegel là lý luận hoàn toàn tư biện, không có chứng minh gì hết, mà thực chất cũng không chứng minh được, cho dù mọi thực tế trong cuộc sống chẳng ăn nhập gì với lý thuyết “biện chứng” đó cả. Kiểu lập luận của Hegel là kiểu biện giải theo lô-gích hình thức. Nhưng Hegel quên rằng cái vòng biện chứng lòng vòng luẩn quẩn đó sẽ không thể nào tự chấm dứt được. Bởi vậy Hegel thành ú ớ, cho mình là đỉnh cao của triết học, là nhận thức luận tuyệt đối và bao quát nhất. Có nghĩa lịch sử triết học buộc phải chấm dứt với Hegel. Mác vẫn ngây thơ nên chớp được khái niệm biện chứng đó của Hegel liền biến nó thành chìa khóa cho kinh tế chính trị học, cho học thuyết được gọi là cộng sản khoa học của ông. Cuối cùng cái vòng luẩn quẩn đó cũng không thể tự chấm dứt, thế là Mác tự chấm dứt lịch sử thế giới bằng chính học thuyết của mình, bằng chuyên chính vô sản. Tức triết học duy vật biến thành một niềm tin tôn giáo, một tôn giáo duy vật ! Biện chứng từ duy tâm của Hegel chuyển sang thành biện chứng duy vật nơi Mác đã hoàn toàn nhảm nhí, phi lô-gích rồi, nên chẳng đặng đừng nó phải biến thành niềm tin thâần túy mà không cần chứng minh, và cái thực hiện niềm tin thuần túy mà vô lý đó tạm gọi là chính trị tôn giáo là như vậy. Tôn giáo thật sự có giáo điều, tín điều, bó buộc tín đồ phải tin theo mà không được không tin, không được phản biện hay biện luận theo lý trí. Nhưng đó là việc của tôn giáo, việc niềm tin có tính đặc thù, cá nhân, riêng lẻ. Đàng này Mác buộc toàn thể xã hội, toàn thể mọi người, toàn thể lịch sử phải tin theo mình, đó quả là tôn giáo chính trị, cho dầu đó chì là niềm tin phi lô-gích, phi khoa học và phản khoa học trong thực tế. Bởi vì lấy cái siêu hình, vô hình làm cơ sở cho thực tại như tôn giáo dù sao còn khả khi. Đằng này Mác lại lấy cái nghịch lý làm nền tảng cho thực tại, cho nguyên tắc lô-gích
    và khoa học, quả thật là sự tôn giáo hóa xã hội, tôn giáo hóa chính trị v.v… chính là vì vậy. Lênin cũng là người đầu tiên thực hiện sự tôn giáo hóa đó. Tức bằng một sự tổ chức xã hội hoàn toàn có hệ thống toàn diện nhưng chỉ dựa trên niềm tin tuyệt đối mà không được chứng minh, không được phê phán, không được phản biện. Chỉ có tin và tin. Và để bảo đảm niềm tin đó được trưởng cửu, mở rộng, lâu dài, người ta kết hợp thêm vào đó biện pháp tuyên truyền, biện pháp giáo dục bằng mọi giá, tạo nên một đội ngủ chuyên viên hoàn toàn hùng hậu, nhiệt tình hay cuồng nhiệt, dù thực chất có cuồng tín hay không để làm nhiệm vụ chuyển tải niềm tin không căn cứ khách quan đó cho muôn vàn thế hệ tương lai, khiến nhân loại như sự thăng hoa, sự bốc hơi giống như chất long não trong lịch sử. Tất nhiên trong thực tế đó thì không ai phản ứng được, phản đối được, vì nó đi kèm theo sự kiểm tra, kiểm soát toàn diện, cũng như bạo lực nghiệt ngã. Chỉ đợi sau khi ngã ngủ một thời gian dài thử nghiệm không dẫn đến đâu, cả loài người mới thật sự giật mình thức tỉnh hay tỉnh giấc một giấc mơ hoa không tiền khoáng hậu. Đấy ý nghĩa tôn giáo của chính trị xã hội nó là như thế. Nó đi kém theo kinh tế khắt khe, theo giáo dục giáo điều, theo sự bó buộc của tư duy, ý thức con người cá nhân nói riêng, và kể cả lịch sử cũng như nhân loại nói chung. Nó tạo ra các nhà thơ, các giới văn nghệ sĩ nịnh thần, có ý thức hoặc không ý thức, nhưng đều hòa lẫn vào trong lòng yêu cầu duy nhất của sự truyền bá hay giáo dục ý thức hệ theo kiểu hệ thống, một chiều và hoàn toàn mang tính thần bí, hoàn toàn như bản chất tôn giáo như thế. Do vậy đã tôn giáo thì phải có thần tượng. Lãnh tụ chính trị trở thành thần tượng thiêng liêng thay thế vào cho các thần tượng siêu nhiên của tôn giáo. Chính Mác đã chưởi các tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng. Đến phiên Mác khi đã trở nên một tôn giáo chính trị, nó lại trở thành một thứ thuốc phiện mới, thứ thuốc phiện ý thức hệ, cũng những thần tượng mới, đó là các thần tượng lãnh tụ. Tham vọng Mác là giải phóng con người. Nhưng đây không biết là thực chất, ngụy biện, hay ảo giác. Điều này chỉ có chính bản thân Mác mới biết rõ. Tiếc thay ông đã chết mà không để lại “di chúc”, nên rút cục người ta cũng chẳng rõ ý chí sau cùng của ông ta là gì. Chỉ biết rằng không có phép biện chứng Hegel chắc chắn cũng không có Mác và Ăng-ghen, điều này trong dẫn nhập vào Tư bản luận chính Mác đã vui sướng và minh bạch thừa nhận. Cho nên quả đúng cái vòng luân hồi là như thế. Mác phủ nhận duy tâm để cuối cùng thành duy tâm. Mác phủ nhận tôn giáo để cuối cùng thành tôn giáo. Mác khao khát giải phóng nhân loại để cuối cùng nô lệ nhân loại khiến cho nhân loại hãi hùng và buộc phải phủ nhận lại Mác. Mác chỉ công nhận biện chứng luận của Hegel để cuối cùng biện chứng tự nhiên của lịch sử phát triển văn hóa và khoa học trong các thế hệ đi sau đã soi rọi và vạch trần ra những gì tăm tối, nghịch lý của học thuyết Mác mà vào chính thời sau Mác, sau Lênin người ta chưa đủ trình độ để thấy, hoặc có rất nhiều người vẫn thấy nhưng không thể nào được quyền hay có điều kiện để nói ra hết được.

    Ngàn Khơi Võ Hưng Thanh
    (01/03/12)

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      Theo tôi thiển nghĩ, Mác KHÔNG TỘI gì hết.

      Chính vì thế mà ông vẫn được tôn thờ ở Đức, ít ra cũng ở nơi ông hạ sinh, tức thành phố Trier. Tôi đã đến đây du lịch vài lần, và một lần ghé ngang qua nhà của Mác nằm gần quảng trường trung tâm thành phố.

      Wikipedia (tiếng Hòa Lan):
      Trier is een centrum van wijnhandel en heeft een belangrijke functie als winkelcentrum voor een grote regio. Trier is ook bekend als geboorteplaats van Karl Marx. Zijn geboortehuis is thans ingericht als museum: het Karl Marx-huis.

      Ông chỉ là một triết gia thuần túy, rất bức xúc trước những bất công của xã hội phương Tây, nhất là trong thời kỳ tư bản phát triển thật man dại trong các cuộc cách mạng kỹ nghệ về máy hơi nước, rồi máy nổ …
      Nói rõ hơn ông chỉ là một lý thuyết gia chủ thuyết Cộng Sản, không hơn không kém. Mục đích chính của ông nhắm vào là đòi hỏi công bằng xã hội qua sự đề cao giới lao động. Bởi họ vốn làn nạn nhân muôn đời của giới quyền qúi thời đó, và bọn cầm quyền lại được tiếp tay thật đắc lực bởi các địa chủ loại cường hào ác bá, các tu sĩ của các giáo hội địa phương. Bọn này sống cực kỳ xa hoa , tách rời với quảng đại quần chúng nghèo hèn, khốn khổ ….

      Bài Rock Đồng Hồ của Trần Tiến nêu hình tượng rất hay về cảnh xã hội bóc lột ấy. Chiếc kim dây gầy và dài ngoằng chạy 60 vòng chiếc kim phút béo hơn mới nhích lên một nấc; đồng thời nó phải chạy 3.600 vòng chiếc kim giờ béo ụt ịt mới nhích lên một nấc. Sự bất công ấy cứ thế tiếp diễn ngày đêm theo năm tháng trôi qua lạnh lùng.
      Cay đắng ở chỗ người ta thường hỏi nhau: “Mấy giờ rồi ?” Íu có ai hỏi mấy giây rồi ? Cùng lắm là mấy phút rồi (như trong hội thi thể thao chẳng hạn).
      Dã man hơn cả khi chiếc đồng hồ hỏng hóc, người ta mới la toáng lên như thế đau đớn lắm: “Ôi cái kim giây của tôi … ngưng chạy mất rồi !”

      Theo tôi, Mác là một nhà cách mạng về tư tưởng, đòi hỏi quyền sống cho dân nghèo chiếm đại đa số. Cuộc cách mạng ông mơ tới là cách mạng dân sinh và dân quyền !

      Kẻ tội đồ chính là người đem ứng dụng nó vào thực tế, nói rõ hơn là Lê Nin và cho thêm xi măng cốt thép vào là Stalin cùng Mao. Chúng dùng thuyết Mác làm bình phong che đậy cho những âm mưu đen tối của chúng. Xã hội và quốc gia chúng tạo ra không giống như Mác nghĩ và mục tiêu hoàn toàn đi ngược lại với điều Mác mong đợi.

      Tôi lại nghĩ, lý thuyết của Mác có thể sai ít nhiều, nhưng hảo ý của Mác chất ngất trong tác phẩm để đời của mình.

      Hãy công bằng (fair play) với Mác.

      Kính cáo,
      Lão Ngoan Đồng

      • NGÀN KHƠI says:

        NGƯỜI THƯỜNG VÀ NHÂN VẬT

        Người thường dầu nói bậy cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới ai, trừ phi anh ta cố tình vu cáo người khác, và bị pháp luật xét xử. Song nhà khoa học, nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà nghệ thuật thì không được quyền nói bậy, làm bậy trong tính cách là nhân vật, khi họ đã trở thành nhân vật. Einstein phải luôn nghiêm túc, nói đúng, vì nói điều gì hại nhân loại, ông ta có thể trở thành tội đồ. Cả nhiều ngàn năm trước, Jesus, Thích Ca, Khổng tử, Mạnh tử, Lão tử, Trang tử v.v… đều không thể nói sai hay làm sai, bởi vì bản thân họ đã khách quan và tự nhiên là những nhân vật lịch sử thật sự. Khi Mác lấy biện chứng luận của Hegel, Mác dư biết nền tảng của nó là duy tâm. Vậy mà Mác lại phiên thành cơ sở của duy vật. Tính phi lô-gíc như vậy Mác không thể không biết, trừ phi ông ta ngụy biện, bệnh hoạn, mưu sự riêng, hay kém thông minh. Một người như Mác không thể không biết tâm lý học về cá nhân con người và xã hội con người, thế mà ông chủ trương chuyên chính, chủ trương xã hội đấu tranh giai cấp, chủ trương một thế giới đại đồng ảo tưởng, ảo giác … Chỉ cần vài khía cạnh đó thôi, cũng không thể bảo ông ta không có trách nhiệm hay không có tội với nhân loại do các hậu quả gián tiếp hoặc trực tiếp từ tư tưởng không chính xác, không minh bạch, không khách quan do chính mình đưa ra. Thầy lang vườn có thể chữa bệnh ẩu. Nhưng vị bác sĩ khoa học không có quyền như thế. Người thuốc nam có thể cho thuốc ẩu, nhưng vì dược sĩ khoa học không có quyền như thế. Kinh tế học là một khoa học mang tính kỹ thuật và tâm lý kết hợp, vậy mà với trình độ nhận thức của Mác, ông ta đã biện chứng hóa theo công thức tư biện phi lý của Hegel về kinh tế lịch sử chính trị học một cách không căn cứ, như thế không thể nói ông không có trách nhiệm hay có tội trong tư cách một nhà khoa học hay một nhà triết học. Triết học và tôn giáo là lãnh vực con người cần luôn khám phá mới, thế mà Mác cho tôn giáo là thuốc phiện một cách ngang xương, cho rằng phải “thực hiện” triết học một cách vô lối, như thế trong tính cách là nhà triết học Mác đã tầm thường hóa triết học, phủ nhận triết học, tính cách nông cạn như vậy về bản thân của tồn tại, về ý nghĩa của tư duy nhân loại, không thể nói Mác là sâu sắc hoặc không có trách nhiệm về mặt nhận thức luận của loài người nói chung. Một người dốt nát nói bậy về duy vật biện chứng hay duy vật lịch sử đều có thể cảm thông hay châm chế được. Một người xuất sắc như Trần Đức Thảo mà luận về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử theo kiểu trẻ con, nông cạn, ngây thơ, không thể nói là không có lỗi hoặc không có tội về mặt trí thức được. Cho nên, lỗi hay không lỗi, tội hay không tội, không phải chỉ xét riêng lẻ nơi khía cạnh nào, mà chính là xét chung ở nguyên nhân, bản chất, cũng như kết quả những việc làm hay lời nói của một nhân vật trong tác dụng chung của nó đối với lịch sử xã hội loài người trong thực tế khách quan không phủ nhận hay bào chữa được nói chung. Sự không thận trọng chính là tội vô trách nhiệm, sự không chính xác mà lập lờ chính là tội về nhận thức hay tội về trí thức trong ý nghĩa của thành viên điển hình hay nhân vật của cộng đồng nhân loại hoặc lịch sử phát triển giống loài nhìn chung nhất.

        NON NGÀN
        (01/3/12)

      • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

        Theo tôi, chúng ta hay mắc phải căn bệnh cố hữu THẤN TƯỢNG HÓA (lãnh tụ), bởi có nhu cầu đó. Tại sao lại có nhu cầu ấy ? Bởi ngu dốt, lười biếng, bị đầu độc tư tưởng do tẩy não có hệ thống, đọc (nhiều) mà chưa tiêu hoá nổi, bởi thông tin sai lạc v.v…

        Triết gia, khoa học gia, bác sĩ kỹ sư v.v… cũng năm bẩy thứ tám chín loại, không thể vơ đũa cả nắm.

        Không phải là cứ có mác triết gia là thành cha mẹ dân, đứng đầu môi ngành nghề … chỉ vì triết là món ăn cao cấp nhất. Thế nên tha hồ cho triết gia nói nhăng nói cuội, viết càn không qui cách, rồi vặn vẹo con chữ như thợ làm bánh nhồi bột đổ khuôn, hay như anh thợ làm kẹo kéo khi kéo dài khi thu ngắn, khi đổ bột màu xanh đỏ, khi bỏ thêm tí đậu phông thành nhân … !

        Bác sĩ cùng chỉ là một anh thợ chuyên môn sửa bộ máy con người khi hỏng hóc, trục trặc. Anh ta có thể là một anh thợ giỏi hay dở là chuyện thường ngày ở huyện, xã, ấp. Không phải cứ có mác bác sĩ là giỏi tất cả.
        Chả khác gì tiến sĩ Toán Ngô Bảo Châu khi bước ra ngoài ngõ, quên lãnh vực toán, là có thế sa vào bãi chân trâu và ngã vỡ mặt ngay !

        Nói cụ thể hơn, dân ta thích thần tượng hoá một số nhân vật, xét ra so với thế giới cũng chưa là cái đinh rỉ gì hết, nhưng vì tự ái dân tộc, vì ngu dốt, vì đủ thứ lại tâng bốc thành vĩ nhân thời đại hay chí ít ra loại vĩ nhân tỉnh lẻ. Chẳng hạn Trần Đức Thảo từng tranh luận với chủ soái phong trào hiện sinh là triết gia Pháp Jean Paul Sartres; Phạm Công Thiện tự học và biết nói nhiều ngoại ngữ, đánh bạn với Henry Miller (?) và được ông này chu cấp tiền bạc bla bla bla; Bùi Giáng làm thơ dễ như lấy đồ trong túi và thơ ra từng chùm chứ ko từng bài một.

        Như đã nói Mác bức xúc trước thời cuộc và mang nặng đẻ đau ra chủ thuyết Cộng Sản, mà có người đã coi đó như “tiếng thét nổi giận” của kẻ cùng khổ trước sự hoang dại của chủ nghĩa tư bản thuở ban đầu, cùng với đám tu sĩ Kitô giáo tham tàn bạc ác, với đám quí tộc …
        Khi vận dụng chủ thuyết đó vào thực tế cái hay là phải biết thay đổi sao cho phù hợp với tình thế, đừng giáo điều đến cứng nhắc, vì duy ý chí.
        Chủ nghĩa tư bản tồn tại và phát triển mạnh, bởi vì người áp dụng đã uyển chuyển (flexible) thay đổi, gọt dũa thành một tuyệt tác (masterpiece). Và không thể phủ nhận một phần chính là nhờ chủ nghĩa CS làm thay đổi bộ mặt của nó làm cho nó nhân bản hơn nữa.
        Chủ nghĩa CS mang mầu sắc nhân bản ở Liên bang Nam Tư thời Titov là một bằng chứng cho thấy bản thân chủ nghĩa CS không phải là một cái tội tày đình.
        Cũng như cuộc suy thoái và chíu xíu nữa thành khủng hoảng kinh tế tài chính trong mấy năm trước cho thấy kinh tế chỉ huy của chủ nghĩa CS cũng có chỗ đắc dụng và bổ túc cho kinh tế thị trường của tư bản!
        Thật đúng là đứt tay mới hay thuốc.
        Rồi sự biến thái của chủ nghĩa CS với các đảng CS ở phương Tây thành chủ nghĩa và đảng dân chủ xã hội, đã giành được một số thắng lợi đáng kể trong những năm qua ở các nước cựu CS.

        Nói tóm lại, CẦN XÉT TỪNG CÁ NHÂN, VẤN ĐỀ MỘT trong từng thời điểm và không gian một. Qua đó ta mới đánh giá thật chính xác thảnh quả của việc gì hay về cá nhân đó. Có lúc hay lúc dở, không phải tất cả là dở hay là hay cả. Đừng vội vàng vơ đũa cả nắm, rồi đánh giá tổng quan dựa theo đủ loại thống kê báo cáo ở một thời điểm nào đó, mà sẽ phạm phải những sai lầm ngu ngơ, ấu trĩ.

        Cho đến nay không ai có thể phủ nhận đóng góp tích cực của chủ nghĩa xã hội và CS vào mặt công bằng xã hội. Đó cũng là điểm yếu ở xã hội thuần tư bản như Mỹ. Chẳng hạn về mặt chăm sóc sức khỏe toàn dân (có đến hơn 30 triệu người ko bảo hiểm sức khoẻ), so với các nước Tây Âu chú trọng hơn về mặt này (bởi có pha trộn tính xã hội chủ nghĩa ở trong)

        Lão Ngoan Đồng

      • NON NGÀN says:

        ĐÃ THÒI ĐUÔI RA RỒI

        Diễn đàn tranh luận công khai ngoài hai bên trao đổi nhau, còn có bên thứ ba quan trọng nhất đó là đa số thầm lặng. Họ chính là quan tòa cao nhất, trình độ, giá trị, hiểu biết, nhận xét, kể cả đạo đức của họ cũng cao nhất. Họ chính là tập thể vô danh, ẩn tàng nên không ai qua mắt họ được, vì họ ở khắp nơi, giỏi ở khắp nơi. Trong tính cách như thế, cái khôn ngoan nhất của người tranh luận công khai là lòng thành và sự trinh khiết của tư duy. Thiếu lòng thành, có tà ý như thế nào đó, tức không thật lòng, thật chí thiện vì tha nhân, vì cái chung, vì chân lý, vì công tâm, vì cộng đồng đích thực, cái tôi tầm thường, hạ cấp sẽ tự nó lộ ra không tài nào che giấu được. Quả nhiên Lão Ngoan Đồng lúc đầu chưa lộ rõ, nhưng qua vài bài viết đã lộ rõ nguyên hình các màu sắc vốn có hay tự nhiên của mình dầu nó có được che giấu hay ngụy tạo ra sao. Ôi quả thật lão mà không lão, ngoan mà không ngoan, đồng mà lại dị với thiên hạ, đó chính là Lão Ngoan Đồng như một cái hiệu giả trá và đã lòi đuôi ra thật sự. Cứ đọc ngôn từ và bài viết của LNĐ người ta thấy rõ giống anh đánh cờ lập luận chưa sạch nước cản. Trình độ cỡ bậc trung mà cứ ưa lý luận ở bậc cao, làm sao không tự để lộ cái bậc trung hay cái bậc thấp đó của mình dầu nó có muốn trèo lên như kiểu bậc cao. Bởi không ai tự giấu được bản chất thật của mình nên người xưa từ Khổng Lão tới Phật đều khuyên con người ta phải nên chí thiện, không bao giờ xa điều chí thành, chí thiện là như thế. Chí thành thông thánh, chắc điều này LNĐ vẫn còn nhiều ấm ớ !

        ĐẠI NGÀN
        (03/03/12)

      • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

        Thưa tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể hơn để mọi người dễ dàng hình dung ra điều tôi vừa trình bày.

        Aspirine khi mới được khám phá ra, trở thành một thần dược trị nóng sốt và cả viêm nhiễm (inflammation) khi dùng ở liều cao.
        Tuy nhiên đó là một loại acid nhẹ, nên có ảnh hưởng xấu trên bao tử, nhất là những người có bệnh viêm hay loét bao tử, và phải dùng thuốc lâu dài với liều lượng cao, như khi chữa bệnh phong thấp (Rhumatisme).

        Rồi người ta tìm ra được loại thuốc hạ nhiệt mới, nhưng không hại bao tử, như Paracetamol chẳng hạn.

        Còn chống viêm lại có những loại khác, như một loại gọi tắt là NSAID, được dùng với liều lượng thấp hơn (uống thuốc dễ dàng hơn vì ngày chỉ dùng thuộc một hai lần, mỗi lần một hai viên, thay vì sáu bẩy lần với liều lượng lớn hơn nhiều), và tác dụng phụ lên bao tử ít đi hơn Aspirine.

        Aspirine trở nên mất đất dụng võ một thời gian dài.

        Nhưng rồi Aspirine tái xuất giang hồ khi dùng với liều lượng thật nhỏ (300mg) để ngừa nghẹt mạch máu, do tác dụng làm loãng máu, ở một số đông trường hợp (bệnh sơ cứng động mạch, nhất là động mạch vành của tim; áp huyết cao; từng bị tai biến mạch máu não …)

        Như thế ta thấy, một người tài giỏi sẽ “dụng nhân như dụng mộc”. Tức gổ tốt như lim sẽ dùng làm những cột chính, làm bàn thờ; gỗ dở hơn (gõ) làm bộ ván nằm; gỗ kém hơn làm rui kèo, bàn ghế thường, trạm trong bếp; gồ kém nữa làm phên dậu; gỗ kém chất hay gỗ vụn làm củi; thậm chỉ phế liệu như dâm bào của gỗ còn được nén lại để đun bếp thay than củi ở một số nơi và thời kỳ.

        Kết luận, TẤT CẢ TỪ CON NGƯỜI MÀ RA CẢ !

        Cần học khôn ngoan qua kiến thức từ trong sách vở, hay từ trường lớp. Nhưng cũng rất cần kinh nghiệm thực tế ngoài đời, bởi không phải lúc nào cũng y chang như trong sách vở cả.

        PHẢI ĐỨNG VỮNG TRÊN HAI CHÂN CỦA MÌNH.

        Không thiếu gì kẻ chỉ lý thuyết suông mà thiếu hẳn sự dấn thân, nhất là vi đại nghĩa. Đó chỉ là con mọt sách hay loại trí thức tháp ngà. Nói hay làm dở như hạch !

        Lão Ngoan Đồng

      • NGÀN KHƠI says:

        TIÊU CHUẨN KHOA HỌC VÀ TIÊU CHUẨN TRIẾT HỌC

        Xin được trả lời vắn tắt Lão Ngoan Đồng thế này. Nói đến khoa học phải nói đến thước đo và chuẩn mực. Thước đo hay độ đo phải căn cứ trên đơn vị chuẩn. Sự chuẩn mực là tính lô-gích và tính chính xác. Không đạt hai yêu cầu đó không thể nói đến khoa học, đến ý nghĩa hay đến giá trị khoa học khách quan, đúng đắn, hiệu quả. Triết học cũng vậy. Triết học là sự chính xác, sự chuẩn mực trong tư duy, triết học không phải nói lung tung theo cảm tính hoặc tùy hứng. Đứng trên những tiêu chuẩn như thế, mọi nhà khoa học, toán học nổi tiếng trên thế giới họ luôn thật sự là những nhà khoa học đúng nghĩa. Không ai phủ nhận Husserl, A. Camus, M. Ponty, Heidegger, Sartre … chẳng hạn đều là những nhà triết học đúng nghĩa. Trần Đức Thảo trái lại chỉ là một nhà mác xít học, một chiến sĩ cộng sản thực tế, một nhà pro-Marx, nhưng bảo Thảo là một triết gia theo đúng nghĩa thì có hơi chưa đạt. Phạm Công Thiện chỉ là hiện tượng khoe mẽ tư duy, dù là tư duy cóp nhặt của người khác, của Phật, của thiền, của các nhà văn quốc tế có khuynh hướng triết học, nhưng bảo Thiện là nhà tư duy, nhà triết học, chỉ thật sự không nghiêm túc, hài hước. Bùi Giáng là nhà thơ có thể có tài, nhưng bảo là nhà thơ lớn hay thậm chí là nhà tư tưởng thì quả lại có hơi ngố. Ngô Bảo Châu đúng là nhà toán học. Nhưng bảo Châu là nhà lịch lãm việc đời thì có hơi non tay ấn. Vậy thì tiêu chuẩn chung của con người tiêu biểu phải là tính thành thật, tính công chính, tính nghiêm túc. Do đó mọi sự giả tạo, giả dối, không trung thực, không thẳng thắn đều không phải là con người tiêu biểu, đừng nói chi đến ý nghĩa khoa học hay triết học đúng mức. Khoa học và triết học đều là ý nghĩa, giá trị, tri thức của nhân loại, không phai danh vọng hay uy tín riêng của cá nhân nào. Nhầm lẫn hai yếu tố này tức là nhầm lẫn giữa yêu cầu chuẩn mực, tiêu chuẩn, hay chân lý, giá trị khách quan với các hiện tượng hoặc ngụy giá trị bề ngoài. Long lương hảo của con người, lòng thương người, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn, không phải chỉ duy nhất Mác mới có, không phải duy nhất chủ nghĩa Mác mới có, nếu thành thật hiểu theo hướng đó. cho nên xét giá trị đích thực của bản thân Mác, của học thuyết Mác không phải xét theo hướng đó được mà phải xét chuẩn mực khoa học, triết học chính xác, khách quan, hiệu dụng thực tế của tư duy Mác và của học thuyết Mác Nói khác đi Mác không yếu về lòng nhân văn, về ý chí muốn cách mạng, muốn cải tạo, muốn thay đổi xã hội, muốn giải phóng con người, hay kể cả tình yêu thương con người, yêu thương xã hội. Song cái yếu của Mác hay của học thuyết Mác chính là cái yếu về mặt khoa học, mặt triết học đúng nghĩa. Con người của Mác gần với con người chính trị dấn thân hơn là con người triết học chuyên môn chiều sâu, sáng tạo thật sự. Mác phần lớn là người tổng hợp các triết thuyết, các quan điểm khác làm quan điểm của mình. Cái non yếu của Mác là cái chủ quan, cái tự mãn, cái duy ý chí trong lý luận. Cái nguy hiểm của Mác là cái vô trách niệm và lãng mạn tếu khi tuyên bố chuyên chính vô sản. Đây là điều phản khoa học, phản lịch sử, phản nhân văn của chính bản thân học thuyết và tư duy của Mác. Khổng tử và Lão tử nhiều ngàn năm trước đã đặt nặng ý nghĩa bản chất chọn lọc và yêu cầu tinh hoa, nhất là yêu cầu giáo dục nơi con người, đặc biệt người cầm nắm quyền hành. Thế nhưng tới thế kỷ 19 Mác lại ngờ nghệch chủ trương chuyên chính vô sản. Mác tính dùng biện pháp dĩ độc trị độc, nhưng thực chất chỉ khiến cho độc tính càng bị lậm. Mác không phải không hiểu yếu tố tâm lý học nơi con người. Vậy mà Mác đã phớt lờ yếu tố tâm lý học này một cách thật sự ngu ngơ hay vô trách nhiệm. Điều đó khiến có thể suy nghĩ Mác giống như trường hợp của Phạm Công Thiện, tức là kiểu làm dáng trí thức, làm dáng khoa học, làm dáng triết học, kiểu lập dị, chơi trội. Mà nếu như thế cũng chưa hẵn đã là nhà triết học, nhà khoa học đúng nghĩa khách quan hay chân chính. Tôi chỉ xin mạo muội nhận xét thẳng thắn có thể chủ quan về Các Mác như vậy, chắc điều đó khó mà thỏa mãn Lão Ngoan Đồng được, nhưng cũng không thể nào làm khác hơn được.

        Đại Ngàn Võ Hưng Thanh
        (03/03/12)

      • NGÀN KHƠI says:

        TỪ CÁC MÁC ĐẾN MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ ĐẾN LÃO NGOAN ĐỒNG

        Các Mác từng nói các nhà triết học chỉ ngồi để giải thích thế giới, vấn đề là cải tạo thế giới. Mác cũng nói chỉ có thực tiển (praxis) mới quý, lý thuyết chưa chắc quý. Mao Trạch Đông cũng bảo tiêu chuẩn của chân lý là thực tiển, chỉ có bạo lực hành động vô sản mới quý, trí thức tiểu tư sản không đáng cục phân. Lão Ngoan Đồng (dù không ai biết) cũng nói trí thức tháp ngà chỉ là con mọt sách, nói hay mà làm dở như hạch. Có điều từ Mác đến Lênin, đến Mao, đến LNĐ chỉ có thâm ý thực tiển theo mình hiểu, sự dấn thân theo cách của mình mới giá giá trị thật, những cái khác đều phi giá trị. Sự ngụy biện, sự hẹp hòi, sự ngông nghênh chính là ở chỗ đó. Mác từng nói ai không phải tư tưởng của ta đều là lủ phản động, lủ tư sản cả. Điều đó đến Lênin, đến Mao đều cho ai không theo thuyết Mác đều là lủ phản cách mạng. Lão Ngoan Đồng quá thấm nhuần tư tưởng đó nên muốn ai cũng đi vào thực tiển chống cộng hay hộ cộng. Không đi vào thực tiển đó là bọn lý thuyết suông, bọn trí thức tháp ngà. Thật là bé cái lầm cho các giọng điệu, miệng lưỡi ngụy biện, chỉ thấy mình mới là trung tâm là cái rốn của chân lý khách quan được hiểu một cách chủ quan. Đó là kiểu lời nói tự phô bày bản chất trá hình ngôn ngữ của nó ra là như thế. Giống như kiểu cái bu mê riêng của thổ dân Úc châu ném ra, tự khắc nó sẽ quay về lại mình nếu không trúng đích để còn tha hồ ném nữa ! Tất cả họ quên rằng nếu Einstein không đưa ra thuyết tương đối, không đưa ra công thức hoàn toàn lý thuyết E = mc2, thì Einstein nhà thiên tài bậc nhất của nhân loại trong lãnh vực vật lý làm cả loài người hãnh diện, thì nhiều lắm ông ta cũng chỉ nổi tiếng thực tiển như một gã thợ cơ khí đầy uy tín trong một gara sửa xe, hay như một gã làm marketing bán xe hơi được nhiều người biết tiếng mà thôi. Đấy cái lý thuyết tháp ngà và cái thực tiển ra ngỏ gặp anh hùng của Lão Ngoan Đồng và Phạm Văn Đồng nó là như thế đó.

        NON NGÀN
        (03/03/12)

      • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

        Này này “Triết ra” Non xanh nước biếc,

        Ấy ấy đừng vội HƯNG PHẤN, mà loạn ngôn ;-) !
        Ta thử bàn loạn về các vấn đề “triết ra” nếu ra nhé

        1/
        TIÊU CHUẨN KHOA HỌC VÀ TIÊU CHUẨN TRIẾT HỌC

        - Nói đến khoa học phải nói đến thước đo và chuẩn mực. Thước đo hay độ đo phải căn cứ trên đơn vị chuẩn. Sự chuẩn mực là tính lô-gích và tính chính xác. (sic)

        - Bình loạn:
        Cái gì trên đời này cũng TƯƠNG ĐỐI, cho dù là trong môn khoa học thực nghiệm ! Giờ thì đúng, nhưng khoa học tiến bộ theo thời gian lại trở thành lỗi thời, thậm chí sai bét.
        Chẳng hạn định đề Euclide chỉ đúng trong hình học phẳng, nhưng qua hình học không gian thì khác rồi.
        Trong tương lai không xa người ta sẽ tìm ra có những vật thể bay nhanh hơn ánh sáng. Từ đó hy vọng rằng người ta có thể du hành về quá khứ, mà tìm hiểu lại một số điều khả dĩ trong tầm tay. Tôi nghĩ sẽ thú vị vô cùng, bởi đó là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngoạn mục. Mọi tiêu chuẩn, mọi đánh giá, mọi giá trị cũ sẽ t thi nhau mà … đổ ụp.
        Những cái anh coi là chuẩn mực hiện nay chỉ là tạm thời, đừng nghĩ là vĩnh viễn.

        Bởi thế tôi cổ võ dân chủ đa nguyên là ở chỗ cốt yếu không coi cái gì là CHÍNH THỨC ! Như một tôn giáo chính thức (quốc giáo), một ngôn ngữ chính thức, một lịch sử chính thức (kiểu như Việt sử là sử của người Kinh đem áp dụng cho mọi sắc tộc, như Chăm, Miên, Hoa … chẳng hạn). Cũng không một chính quyền trung ương mạnh, mà phải tản quyền về từng địa phương cho hợp với tình thế tại chỗ.
        Nói tóm lại không chơi trò “nhất bên trọng nhất bên khinh” !

        Từ đó cho thấy ngay cái tiêu đề TỪ CÁC MÁC ĐẾN MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ ĐẾN LÃO NGOAN ĐỒNG và câu kết “Đấy cái lý thuyết tháp ngà và cái thực tiển ra ngỏ gặp anh hùng của Lão Ngoan Đồng và Phạm Văn Đồng nó là như thế đó.” chỉ là một sự CHỤP MŨ ĐẦY ÁC Ý, tìm mọi cách bẩn thỉu nhất để buộc đối phương phải lo sợ và im tiếng !

        2/
        Cũng chính lối kết tội vừa cay độc vô lối, vừa thiếu thiện chí ấy, là hệ quả của sự nhìn đâu cũng thấy bóng ma chập chờn (tôi thường gọi đó là những kết luận thiếu tình người của một kẻ bị qủi ám). Chẳng hạn anh hoàn toàn phủ nhận thiện chí Mác, rồi chửi Mác ấu trĩ, rồi Mác thích làm dáng như kiểu Phạm Công Thiện bla bla bla.
        Cứ thử hỏi bàn dân thiên hạ ở diễn đàn này ai làm dáng hơn ai ? Anh, hay Mác, hoặc Thiện ? Hãy thành thật với chính mình đi bạn nhé.

        Hay cứ làm dáng, ấu trĩ, nguy hiểm … như Mác (hay như Thiện) đi, đời sẽ cám ơn, hay ít ra trong giới Triết sẽ (có một số người) tán tụng không dứt tiếng. Sách vở mổ xẻ Mác chất cao hơn núi đấy chứ. Bài viết về Thiện cũng chất ngất, dù chưa có thành sách (bao nhiêu).
        Chả biết chính bản thân anh viết nổi được như họ chăng, mà đã luận tội như máy (chém), rồi chửi bới linh tinh loạn cào cào.
        Mác bỏ công sức cả đời nghiên cứu và viết ra bộ Tư Bản Luận đồ sộ nhìn mà phát ngán; đọc tác phẩm rút gọn cũng vỡ đầu vỡ tim. Anh làm được cái gì là lớn lối khua môi múa mỏ chứ.
        Chính anh viết Việt ngữ cũng chưa song. Mỗi cái còm là một cục chữ đen ngòm, với những từ ngữ rỗng tuếch, nhưng leng keng đầy tiếng chuông bán cà rem dạo.

        3/
        Xảo thuật “gắp lửa bỏ tay người” thể hiện rõ qua lý luận lươn lẹo (hay lý luận con lươn không sợ đầu lầm bùn, thấy nguy hiểm sắp thua sắp chết vội vàng lẩn trổn chúi đầu sâu xuống vũng bùn) qua cách qui kết Lão Ngoan Đồng chả khác gì CS, kết tội trí thức là mọt sách, tháp ngà bla bla bla

        Tôi nghĩ, chính anh là kẻ không mù mắt nhưng mù trí tuệ, khi đọc những dòng chữ này của tôi ở cuối phần góp ý.

        “Cần học khôn ngoan qua kiến thức từ trong sách vở, hay từ trường lớp. Nhưng cũng rất cần kinh nghiệm thực tế ngoài đời, bởi không phải lúc nào cũng y chang như trong sách vở cả.
        PHẢI ĐỨNG VỮNG TRÊN HAI CHÂN CỦA MÌNH.
        Không thiếu gì kẻ chỉ lý thuyết suông mà thiếu hẳn sự dấn thân, nhất là vi đại nghĩa. Đó chỉ là con mọt sách hay loại trí thức tháp ngà. Nói hay làm dở như hạch !”

        Nói thẳng luôn, tôi khuyên chính bản thân anh đó, chứ chẳng ai khác ở đây cả.

        Còn nhiều điều trao đổi lắm, chẳng hạn cái nhìn của người phương Tây khác với người phương Đông về tôn giáo, hay về các vấn đề khác; cũng như vẫn chưa có một thống nhất ý kiến thế nào là người trí thức đúng nghĩa trong các cuộc tranh luận vừa qua giữa người Việt với nhau.

        “thành thật, công chính, nghiêm túc” như anh nói cũng chỉ là điều ắt có chứ chưa đủ. Tại sao ư ?

        Góc nhìn mỗi người một khác, thì chỉ có một ước lệ chung tạm thời (a compromis; an agreement; a consensus) nhằm đi đến một đồng thuận theo kiểu như Nho giáo quan niệm (quân tử hòa nhi bất đồng; tiểu nhân đồng nhi bất hòa).
        Các cụ ta nôm na rất khéo qua câu “bá nhân bá tánh (bá bao tử)” là thế ! Vâng tất cả chỉ là những anh mù sờ voi thôi. Cứ xem phim Rashomon thì rõ ngay điều tôi nói. Và ta lại trở lại điều tôi thưa ban đầu: cứ TƯƠNG ĐỐI thôi anh ạ. Đứng chủ quan đâm ra quá khích, coi ai cũng là kẻ thù mình và vội vàng cưỡng từ đoạt lý mà kết tội bừa bãi những ai khác mình. Chỉ có bọn cuồng tín như Hồi giáo quá khích, độc tài kiểu CS … mới hành xử vô văn hóa như rứa.

        Wikipedia
        To compromise is to make a deal between different parties where each party gives up part of their demand. In arguments, compromise is a concept of finding agreement through communication, through a mutual acceptance of terms—often involving variations from an original goal or desire

        Hẹn anh lúc khác vậy, bởi còn phải tiếp tục theo dõi góp ý nơi khác.

        Lão Ngoan

      • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

        Sorry xin bổ túc thêm một chút. Đó là tôi chợt nhớ ra một thí dụ điển hình hay hay, để cùng nhau so sánh mà chiêm nghiệm nhé :-) !

        Ta xem ông Alfred Nobel đã tìm ra thuốc nổ (Dynamite) và trở nên giầu có. Nhưng cuối đời ông thấy người ta đã lạm dụng nó chế tạo ra vũ khí chiến tranh, nên đã đặt ra giải thưởng Nobel, như một sự “chuộc lỗi lầm” cũ.

        Tôi thiển nghĩ, nếu Mác còn sống để thấy cái thiên đường CS do Lê Nin xây dựng, chắc hẳn ông ấy sẽ đem treo cổ tác phẩm Tư Bản Luận của mình để chuộc tội [kiểu như các nhà thơ thời tiền chiến đi theo CS, trong đại hội văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc, có người đã làm "trò hề" qua cách treo cổ tác phẩm của mình (viết trước 1945) trên một cây que nhỏ, coi như đoạn tuyệt hẳn với quá khứ]

        Lão Ngoan

      • NON NGÀN says:

        Lão Ngoan Đồng viết : “Mác bỏ công sức cả đời nghiên cứu và viết ra bộ Tư Bản Luận đồ sộ nhìn mà phát ngán; đọc tác phẩm rút gọn cũng vỡ đầu vỡ tim. Anh làm được cái gì là lớn lối khua môi múa mỏ chứ”.
        Rồi sau đó Lão lại viết : “Tôi thiển nghĩ, nếu Mác còn sống để thấy cái thiên đường CS do Lê Nin xây dựng, chắc hẳn ông ấy sẽ đem treo cổ tác phẩm Tư Bản Luận của mình để chuộc tội [kiểu như các nhà thơ thời tiền chiến đi theo CS, trong đại hội văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc, có người đã làm “trò hề” qua cách treo cổ tác phẩm của mình (viết trước 1945) trên một cây que nhỏ, coi như đoạn tuyệt hẳn với quá khứ”.
        Một người mà tư tưởng, lập luận, quan điểm thiếu nhất quán từ trước ra sau như thế thật chẳng khác gì như con tắc kè thay đổi màu sắc. Thùng rỗng kêu to là như thế. Một kiểu lý luận áp mở, nhập nhằng chẳng có chút gì là ý thức, là trí thức nghiêm túc cả. Vừa thú nhận mình dốt, mình thấp kém, sau đó lại lên mặt dạy đời. Đúng là một thứ lão hủ, một thứ lên đồng chứ chẳng phải ngoan đồng gì cả.

        TRÙNG KHƠI

      • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

        hahhahahaaaaa

        Viết song góp ý rồi tôi sợ người ta hiểu lầm điều mình viết, bèn bổ túc bằng thí dụ về trường hợp Alfred Nobel.

        Ấy thế mà Non Ngàn Nước Nhược vưỡn cứ “ngu bền dốt lâu khó cải tạo” !

        Mác cùng Nobel có công tìm kiếm ra cái hay cống hiến cho đời, nhưng rồi lại bị kẻ xấu lợi dụng làm hại đời. Đó là đìêu tôi muốn nhấn mạnh đến.

        Chủ nghĩa CS hay tư bản đều có mặt mạnh mặt yếu như đã thưa rõ. Người áp dụng phải biết tùy cơ ứng biến, không giáo điều cứng nhắc duy ý chí.
        Trong thực tế rõ ràng các người CS đã mắc phải căn bệnh độc tài duy ý chí, cho nên cứ giáo điều theo đúng trong sách và lại còn sáng chế tùy tiện, như Mao chẳng hạn. Và cái chính quyền chuyên chính vô sản thực tế là do một nhóm trong Bộ Chính trị cầm đầu, và đảng CS là một thứ siêu chính phủ, nắm trọn quyền sinh sát trong tay mình.

        Con mọt sách đã HƯNG PHẤN quá cỡ thợ mộc nên lên gân chửi bởi đến đứt gân cổ, hahahahahaha

        Lão Ngoan

        TB; Khi có dịp rảnh tôi sẽ cho biết tiến hoá xã hội loài người ra sao và tôn giáo, nhất là các giáo hội trần gian đóng vai trò thế nào trong đời thường

      • Thích Nói Thẳng says:

        Theo tôi Lão Ngoan Đồng đã “Play the guitar to the ears of a buffalo Non Ngàn”.

        Mong Lão (ông) và Lão (bà) nếu rỗi thì nên học cụ Nguyễn văn Hương thì hơn.

      • Nghịch Lý Thường says:

        Một cuộc tranh luận thật hay giữa hai nhà đại tài NGÀN KHƠI (Đại Ngàn Võ Hưng Thanh) và bên kia là Lão Ngoan Đồng. Lúc đầu, cuộc tranh luận nói về Mác, rồi dần sang tới bác sĩ, thầy thuốc nam, dần dà ông nói gà bá nói vịt và cuối cùng thành ra hai con gà chọi mổ nhau, tìm cách móc mắt nhau. Nhưng xem ra con gà Đại Ngàn khá cứng cựa.

      • Builan says:

        Thích Nói Thẳng says:
        03/03/2012 at 13:34
        Theo tôi Lão Ngoan Đồng đã “Play the guitar to the ears of a buffalo Non Ngàn”.

        *Theo tôi viết THẲNG như thế xem ra hơi NẶNG!

        *Ông VHT- NK _ ĐN- NK … luôn mắc phaỉ một lỗi lầm rất ấu trĩ – SÂN SI dẩn đến ” No mất ngon…..”
        Trí thức mà HỖN là hỏng ! ma đưa lối quỹ dẩn đương viết nhãm ! Viết như ri là nghiã làm sao ???
        “TỪ CÁC MÁC ĐẾN MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ ĐẾN LÃO NGOAN ĐỒNG”
        Còn thêm : “… Đấy cái lý thuyết tháp ngà và cái thực tiển ra ngỏ gặp anh hùng của Lão Ngoan Đồng và Phạm Văn Đồng nó là như thế đó. ” VHT ơi là VHT !!!!!!!

        Tranh luận với phong thái điềm tỉnh như LNĐ mới là đáng nể !
        ” PHẢI ĐỨNG VỮNG TRÊN HAI CHÂN CỦA MÌNH.
        Không thiếu gì kẻ chỉ lý thuyết suông mà thiếu hẳn sự dấn thân, nhất là vi đại nghĩa. Đó chỉ là con mọt sách hay loại trí thức tháp ngà. Nói hay làm dở như hạch !”

        Nói thẳng luôn, tôi khuyên chính bản thân anh đó, chứ chẳng ai khác ở đây cả.”

        Tôi vì SỢ CHƯỈ nên thôi dám viết thêm.
        KHA KHA KHA k h a !

      • ĐẠI HẢI says:

        ĐI VỚI MA

        Người xưa nói đi với Phật mặc cà sa
        Đi với ma mặc áo giấy
        Ôi Kỳ Lân chứng nào tật ấy
        Chỉ lộn sòng thấy giấy muốn cà sa
        Đi với ma áo giấy cũng gọi là
        Một tí xíu cuộc đời cần lịch thiệp
        Nếu chẳng thế thà cuỗng trời ra trùng trục
        Lão Ngoan Đồng chỉ đồng nát đồng lần
        Có gì đâu mà ta phải phân vân
        Như kẻ bảo tai trâu chi đàn gãy
        Đúng một thứ cù nhầy cù nhẩy
        Cứ lòi ra thiên hạ khỏi tìm tòi
        Bút đã sa gà chết đám gà toi
        Ăn chẳng đặng thì vứt vào hào rãnh
        Lại chỉ sợ môi trường ô nhiễm
        Rắt vôi lên mà đốt quách cho xong
        Non ngàn đây cao rộng cả trời xanh
        Đàn đúng nghĩa chỉ gió trời thoang thoảng
        Đại ngàn đó nhìn vào ai chẳng thấy
        Đừng phao vu hỗn láo những ai kìa
        Bởi cà sa chỉ đáp Phật cao sang
        Còn áo giấy lại luôn cần cho ma quái !

        TRÙNG KHƠI
        (04/3/12)

      • TRÙNG KHƠI says:

        LÃO NGOAN ĐỒNG

        Lâu rồi cứ nghĩ lão ngoan
        Bây giờ mới thấy lão càng đáng thương
        Lên gân lão tưởng đường đường
        Hóa ra gân tóp mười phương nhìn vào
        Lại còn lớn tiếng ối dào
        Luận về tiến hóa tầm phào ghê chưa
        Ễnh ương mức thế là vừa
        Ham làm bò mộng quả thừa khôn ngoan
        Lão Ngoan Đồng nát đồng tàn
        Đồn lần thiên hạ âm vang cũng vừa
        Ngoan gì cỡ ấy thấy chưa
        Lão gì cỡ ấy chẳng thừa trẻ con
        Hiểu gì tri thức bằng lon
        Tưởng mình bao lấp trời non chẳng bằng !
        …………………………………………………………..

        NGÀN KHƠI
        (04/3/12)

    • Kien Le says:

      Ma’c Le^ chi cho me^.t the^’ ! Ly’ thuye^’t na`y ly’ thuye^’t kia, dda~ ho+n tra(m trie^.u ngu+o+`i bi. gie^’t vi` nhu+~ng ca’i ao? tu+o+?ng a^’y, mo+ mo^.ng a^’y !
      Cuo^’i cu`ng la.i pha?i tro+? ve^` chu? nghia~ tu+ ba?n tho^ so+.
      To^i ye^u ca^`u ha~y dde^? cho ca’c CU: a^’y ngu? ye^n. Chi? co`n ma^’y cu. so^’ng xo’t nga`y ho^m nay ma` the^’ gio+’i dda~ ddu? kho^? so+? ro^`i.
      Ne^’u ba`n lua^.n ca’i ly` thuye^’t na`y dde^? kie^’m tie^`m thi` to^i ra^’t tho^ng ca?m cho O^ng ba.n.

  3. Teo says:

    Toi nghĩ quan chuc VN hiện nay đạo đức không bị xuổng cấp…. Vi bởi
    xua nay họ có đâu mà xuổng.Nếu có chăng là lên….chức thôi!!!!

  4. kbc 3505 says:

    Trong bài nói chuyện “BỆNH ĐÃ CHẨN, AI UỐNG THUỐC TRƯỚC TIÊN?”. Đồng chí nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu nói: “ĐÃ TẮM PHẢI BIẾT GỘI ĐẦU.”

    Lời dạy dỗ đàn em của đồng chí nguyên tổng bí thư họ Lê chắc muốn ám chỉ các đồng chí nhỏ rằng: “Đã làm phải biết nhận tội?” Không biết tôi đoán có đúng không nhưng tôi không tin. Cứ nhìn đồng chí bí thư thành uỷ Hải Phòng Nguyễn Văn Thành mặt cứ trơ trơ chối bay không nhận tội trong vụ cướp đất ở Tiên Lãng thì biết. Vì từ xưa tới nay đã có đồng chí nào làm sai mà biết nhận tội đâu? Ngay cả chính bản thân đồng chí nguyên tổng bí thư cũng vậy. Thưa đồng chí có đúng vậy không?!

    Hay là đồng chí muốn ám chỉ: “Đã ăn phải biết chùi mồm?” Có lý lắm. Nó cũng giống như “Đã (có) quyền phải biết tham nhũng!” Thì ra đồng chí có ý khuyên đàn em như vậy. Có quyền thì phải biết tham nhũng và đã ăn thì phải biết chùi mồm! Nghe rõ chưa các đồng chí?!

    kbc3505

  5. Lữ Út says:

    Thật là nực cười khi mà “gốc gác ba đời bần cố nông” lại được đem ra bàn luận về đạo đức, nhân cách, sang trọng, lịch sự.

  6. T. says:

    “Các thế lực thù địch” ngày càng tỏ ra nguy hiểm, tới nay chúng đã dùng vụ Cống Rộc” để phá hoại sự chia chác quyền lợi của 14 người trong Bộ Chính Trị của chúng ta. Vậy các đồng chí hãy nhận định cho rõ đâu là bạn, đâu là thù trong 14 người của chúng ta?

  7. Quốc Tâm says:

    Nếu anh ngay thẳng, trung thực, minh bạch, không dối trá lưu manh thì việc gì phải sợ!? Một đại sứ quán mà bắt buộc, làm khó công dân mình phải ký một văn bản như thế rõ ràng anh đang sợ. Anh sợ vì anh biết anh lưu manh, dối gạt, không minh bạch. Và anh cũng biết người khác biết anh như thế. Và như thế thì làm gì có nhân cách mà mất! Một cách ứng xử ngu dốt, hèn, không có nhân văn làm sao có nhân cách mà mất.

  8. Manh Cuong says:

    Gởi ông Trương Tấn Sang, bây giờ đã có một bầy ngóc đầu lên rồi đó, nhất là con sâu to Hải Phòng, ông là một chủ tich nước VN, đố ông dám tiêu diệt bầy sâu này.

  9. Tanh Lòng says:

    Ôi Tổ quốc ta, ta đau đớn quặn lòng
    Bởi tanh hôi của bè lũ quan tham
    Tự xưng danh là trí tuệ
    Mà sống cuộc đời tanh tưởi trên lầm than.

  10. Gà con says:

    Xin trích đoạn này: Lực lượng cưỡng chế đã bắn xối xả và ném trái nổ vào căn nhà tình nghi…
    Cái này nên chú ý nha. Nếu người ta không bắn xối xả và ném trái nổ vào nhà thì không được bịa ra như vậy.Khi viết về hành vi “cố ý giết người hàng loạt” thì phải có bằng chứng cụ thể nhé! Có lẽ đến giờ phút này không thể tìm lại được nhân chứng vật chứng để kết tội lực lượng cưỡng chế đã cố ý tàn sát những người trong căn nhà 2 tầng cuả anh Vươn nữa. Nhà thì bị ủi đi rồi, nhân chứng thì chắc không ai dám nói. Mà cũng chẳng ai đi theo lối này.

Leave a Reply to VoChua