WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việc khai quật một Luận Án Y Khoa: Giá trị và hậu quả của chứng cứ bất toàn

LTS: Đàn Chim Việt vừa cho đăng tải luận án y khoa liên quan tới cái chết của 4 nhân văn để mở đầu cho bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lục.

Là một diễn đàn đa nguyên, tôn trọng các ý kiến khác biệt, chúng tôi cũng sẽ đăng tải các bài viết trái chiều theo nguyên tắc tương kính lẫn nhau trong tranh luận.

Bài viết dưới đây do ông Nguyễn Tường Tâm gửi đăng với ghi chú “được phép của tác giả”. Tác giả bài viết có đề cập tới những nguyên tắc nghề nghiệp của bác sĩ liên quan tới những bí mật của bệnh nhân. Thiết nghĩ, điều này chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nào đó, mang tính hiện tại. Mọi bí mật, đều có thể được tiết lộ hoặc tự động được bạch hóa sau một thời gian nhất định, nhiều nhất là vài chục năm, kể cả bí mật quốc gia.

Người ta mổ xẻ căn bệnh giang mai của Lenin, bệnh tâm thần phân liệt của Van Gogh và rất nhiều danh nhân khác trên thế giới. Darwin cũng từng bị chẩn đoán là  tâm thần phân liệt, trầm cảm, loét dạ dày, bệnh tim… Whitney Houston bị báo chí tiết lộ là đồng tính khi nàng vừa nằm xuống.v.v.

Đã là người của công chúng, phải chấp nhận những mổ xẻ như vậy.

———————————————

Gần đây được phố biến lại [1] trên mạng lưới Hải ngoại những phần chính của luận án tiến sĩ y khoa của BS Mạc Văn Phước, trình ngày 20 – 07- 1968, tại Saigon, do BS Đặng Ngọc Thuận tóm lược và phụ chú liên quan tới “Bệnh tật và cái chết của bốn Văn Nhân Tản Đà – Nguyễn Văn Vĩnh – Phạm Quỳnh – Nguyễn Tường Tam”. Trong phần trình bày kế tiếp, tài liệu này được nhắc tới vắn tắt là “Luận Án”.

Tác dụng chính của Luận Án là để giúp chuẩn y sĩ trình bày một đề tài y khoa trước một ban giám khảo gồm các giáo sư giảng huấn của đại học liên hệ. Khi Luận Án được chấp nhận, đương sự được coi như đã hội đủ điều kiện giáo khoa cần thiết [2] để nhận lĩnh học vị Tiến sĩ Y Khoa [mà tại Viện Nam quen gọi là "Bác sĩ"].

Nhưng nay vì một lý do nào khác, Luận Án đó lại được dùng ngoài phạm vi nhà trường để phản biện một sự kiện trong văn giới, thì giá trị và thủ tục cấu tạo quan điểm của Luận Án phải được xét lại một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc hơn để thẩm định liên hệ mật thiết giữa Luận Án và tác dụng chứng cứ của sự phản biện.

Câu hỏi được đặt ra là liệu Luận Án của BS Mạc Văn Phước, dưới hình thức “Tiểu luận” do BS Đặng Ngọc Thuận tóm lược và phụ chú có đủ tiêu chuẩn và giá trị của một tài liệu hợp cách, toàn hảo trong việc chứng minh “Bệnh tật và cái chết của bốn Văn Nhân Tản Đà – Nguyễn Văn Vĩnh – Phạm Quỳnh – Nguyễn Tường Tam” hay không?

I. THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA LUẬN ÁN

1. Luận Án tự nó chưa đủ tầm vóc của một quan điểm y khoa có uy lực thẩm định chính xác, thực dụng, vì đó chỉ là công trình điều nghiên của một chuẩn y sĩ, có học, nhưng chưa hành nghề, không có kinh nghiệm chẩn bệnh, điều trị, chưa đủ uy tín thuyết phục. Trên thế giới, các luận án đại học, muốn có giá trị phổ quát, cần được hội đồng phân khoa chọn lựa, giới thiệu hay đăng tải qua cơ sở ấn loát đại học. Đây không phải là trường hợp của Luận Án đang xét tới.

2. Luận Án này không phải là một “luận án chuyên khoa” điều trị ruột gan, ung thư [oncology], tâm thần [neurology/psychiatry/mental disorder], vốn là những ngành y khoa chuyên nghiệp [medical specializations].

Do đó, với tầm kiến thức y khoa đại cương, Luận Án không đủ tầm vóc kết luận chính xác về những căn bệnh nan giải gán cho các văn nhân đem ra thí nghiệm trong Luận Án.

3. Về mặt khoa học, Luận Án không liệt kê đầy đủ những chứng cứ y khoa chuyên nghiệp cần thiết để Luận Án có tính cách xác thực khi kết luận về bệnh lý của các văn nhân dùng làm đối tượng của Luận Án.

Trước hết, những người thường không chuyên môn [lay witness], [3] không có kiến thức khoa học và y khoa [lay opinion] lại được đề cử trong việc dẫn chứng chẩn bệnh hay ảnh hưởng cách chẩn đoán bệnh trong Luận Án.

Trường hợp Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

Khái Hưng viết: ‘’Tản Đà đau gan, trông da vàng đủ hiểu‘’ Da vàng là một triệu chứng của nhiều bệnh, không cứ bệnh gan. Song Tản Đà nghiện rượu khiến ta nghĩ đến đau gan cũng đúng thôi.

Tôi [Khái Hưng] đưa tay sờ trán người ốm…: * Không sao, thế nào rồi cũng khỏi. Trông sắc mặt bác tươi tắn và nhất là mắt bác còn tinh thần. Thế nào cũng khỏi !
Bác đau gan. Trông da vàng đủ hiểu. Bệnh đau gan ngày nay người ta đã tìm đuợc thuốc chữa rất công hiệu. Cặp mắt mở to, thi sĩ lắng hết tinh thần chăm chú nghe tôi. Rồi ông thốt ra một câu nói khẽ, lời nói thứ nhất mà tôi nghe thấy: *Uống sâm có được không? Tôi lắc đầu: * Không được, bác ạ. Sâm trệ. Vả sâm thực tốt khó mua. Uống sâm giả hiệu chỉ thêm nguy hiểm.

Ý kiến không chuyên môn [lay opinion] của Khái Hưng về căn bệnh và cách “điều trị” con bệnh Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu mà lại được dùng trong Luận Án để chứng minh các hiện tượng khoa học [Tôi lắc đầu: không được… sâm trệ] và y khoa [Bác đau gan. Trông da vàng đủ hiểu] cho thấy rõ cách sử dụng chứng cứ trong Luận Án hoàn toàn thiếu giá trị thuần thục về mặt khoa học và y khoa.

Trường hợp Nhất Linh Nguyễn Tường Tam

Nguyễn thị Vinh: ‘’Hằng ngày tôi ít dám nói chuyện với anh bởi vì trên guơng mặt anh toát ra một vẻ nghiêm khắc, trầm lặng, rất buồn bã. Ánh mắt luôn luôn nhìn về một cõi xa xăm, mọng lên nỗi chất chứa u sầu’’

Trương Bảo Sơn: ‘’Phải chăng việc mất hai người em thân yêu như mất hai cánh tay đắc lực, đã làm cho Nhất Linh Nguyễn Tuờng Tam xót xa đau lòng khiến nhiều đêm ông đã âm thầm khóc một mình và chán nản, ngưng làm chính trị mất ba bốn năm trời, ẩn cư nơi núi rừng Đà Lạt ‘’

Nguyễn Tường Thiết, con trai nhà văn: “Nhất Linh thường viết trong đêm khuya khoắt. Nhiều khi thức giấc nửa đêm, tôi thường thấy qua khe cửa đèn trong phòng ông còn bật sáng. Có đêm lũ chúng tôi lồm cồm bò dậy vì nghe tiếng khóc trong phòng cha tôi…”

Chuyện này khiến bà em gái Nhất Linh cho rằng ông anh mình ‘’điên’’ dù là điên khôn.

[a] Những lời thổ lộ tâm tình trên trong phạm vi gia đình, thân thuộc, nay lại đem dùng trong khung cảnh khác lạ, bất ngờ nơi Luận Án đều không có cung cách khoa học, vì chỉ gom thành ý kiến không chuyên môn [lay opinion];

[b] đồng thời cũng không trực tiếp chứng minh “bệnh tật của NL-NTT”:

Những thông tin về vẻ “trầm lặng, buồn bã…u sầu”, “tiếng khóc trong phòng cha tôi…” v.v. chỉ là những nhận định hay ý kiến trung thực, cụ thể [4] của các thân nhân về thực trạng buồn bã, đau khổ không hơn, không kém của nhà văn NT-NTT, chứ không hề có dụng ý trực tiếp chứng minh căn bệnh tâm thần, điên khùng nào cả.

Lời Bà em gái Nhất Linh cho rằng ông anh minh “điên” dù là “điên khôn” chỉ nằm trong nhận định thật thà, tự nhiên của một người không hiểu nổi việc làm của người khác, như trong câu: “Ông điên à, nửa đêm, mưa bão còn rủ nhau đi chơi”. Từ “điên” ở những hoàn cảnh đó chỉ là cách phát biểu thân mật trước những hành động liều lĩnh, khác thường, kỳ cục, buồn cười, hay khó hiểu. Nhưng chắc chắn người phát biểu không hề nghĩ đương sự mắc bệnh điên thật.

Gần đây tôi nhận được điện thư February 16, 2012 của văn hữu Chu Xuân Viên [cháu rể của nhà văn NL-NTT] dẫn chứng rõ rệt như sau:

Dear anh Đạt,

Tôi đã nói chuyện với Duy Lam Nguyễn Kim Tuấn rất lâu về vụ này.

Duy Lam biết rất rõ về Nhất Linh kể từ thời NL về Hànội năm 1950 ở Phố Hàng Bè. DL đã được ông chỉ dẫn kỹ thuật viết truyện ngắn.

Sau khi vào Nam, NL trú ngụ tại nhà ông anh (Ng Tường Thụy) ở đó có cả anh Tường Hùng, anh Tường Bá và chị Nguyệt (bà Tôn Thất Niệm). Khi NL làm Văn Hóa Ngày Nay, có sự hợp tác của DL và Tường Hùng.

Tất cả những người cháu này đều có nhận xét như Duy Lam tóm lược: Không có dấu hiệu nào cho thấy Nhất Linh bị tâm thần cả…

Xin anh ghi thêm sự phủ nhận của những người cháu (có tên trên đây) đã cùng ở chung với Nhất Linh một thời gian khá lâu.

Thân kính,

CX Viên

 

4. về mặt lý luận, dẫn giải, thẩm định, những chứng cứ chuyên nghiệp về “bệnh tật của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam” [sic], nếu muốn có giá trị ắt phải là những tài liệu chẩn bệnh, giám định bệnh lý, những phúc trình mạch lạc, không nghi vấn, thích đáng của giới y sĩ phục vụ con bệnh.[5] Nhưng trong Luận Án lại liệt kê những loại chứng cứ chẩn bệnh và phúc trình giám nghiệm rất mơ hồ, đôi khi nghịch lý, phản biện lẫn nhau — thí dụ như:

“Tentative de suicide avec substance inconnue” [BS Nguyễn Hữu Phiếm]
Vào đến bệnh viện, bác sĩ nhận bệnh tưởng như bệnh nhân đã chết rồi. Ông không thấy triệu chứng của một bệnh nào nên cũng nghĩ là tự vẫn bằng độc duợc. Thử nước tiểu thấy có thuốc ngủ tuy không rõ rệt…

Vậy những loại thẩm định, chẩn bệnh hay phúc trình giám nghiệm như trên có giá trị dẫn chứng gì liên hệ tới bệnh tâm thần? Có thể nói là không.

Riêng phúc trình pháp y của BS Nguyễn Văn Bổn khi phẫu nghiệm tử thi của nhà văn NL-NTT chỉ ghi:

Bao tử đầy phân nửa thức ăn (đuợc cột 2 đầu và lấy nguyên vẹn ra với thức ăn để tìm chất độc tại Viện Giảo Nghiệm)

Gan phía dưới có một lằn chai to (bande scléreuse)

Với những phương pháp khám nghiệm thông thường tại chỗ, không thấy thi hài có triệu chứng nào cò thể giải thích cái chết mau chóng của Nguyễn Tường Tam
Có khoản nào, điều nào minh bạch, rõ ràng xác định căn bệnh “tâm não/ điên khùng” cuả nhà văn NL-NTT hay không? Đương nhiên là không.

Về phần thử nghiệm độc duợc thi hành ngày 15 tháng 7 năm 1963 tại Viện Pasteur, chiếu yêu cầu của Tòa Án Saigon ngày 10 tháng 7 năm 1963, dưới đây là Phúc trình kết quả ký tên bởi BS Phạm Văn Tất, trưởng phòng:

Có hiện diện của chất barbiturique với một mức độ rất cao trong nước tiểu của Nguyễn Tường Tam

Sau khi kiểm nhận bằng microcrystalloscopie, có thể kết luận chất barbiturique này là loại Veronal

Có khoản nào, điều nào minh bạch, rõ ràng xác định căn bệnh “tâm não/ điên khùng”cuả nhà văn NL-NTT hay không? Cũng chỉ là không.

5. Về mặt đạo đức và lương tâm chức nghiệp, thiết tưởng Luận Án đã nhiều lần vi phạm đạo đức ngành y khoa, gọi tắt là y đức:[6]

[a] Căn cứ vào lời thề Hippocrate[7] và Qui ước đạo đức nghành y của bất cứ Hiệp hội Y khoa vào trên thế giới [8] thì “thông lệ” người y sĩ phải tôn trọng đời tư [privacy] của bệnh nhân mà mình phục vụ. Chúng ta hãy đọc “Mấy Lời Khuyên Sinh Viên Y Khoa” của BS Nguyễn Hữu Phiếm[9] phát biểu (Buổi nói chuyện do trường Đại Học Y khoa Huế tổ chức ngày 29-6-1968 Tại Trung Tâm Y Khoa Đại Học Saigon):[10]

Nói tới những bổn phận của các bạn, tôi không thể không đề cập đến vấn đề bí mật nghề nghiệp (secret professionnel).

Tuyệt đối người thày thuốc không được tiết lộ cho ai biết căn bệnh của thân chủ mình. Trong bệnh viện khi các bạn còn là sinh viên, các bạn không được nói to để người ngoài biết bệnh tình của con bệnh, hoặc cho biết họ mắc bệnh gì (một bà chủ muốn biết người làm công của mình mắc bệnh lao hay không). Ngay cả đối với nhà cầm quyền, các bạn cũng không được tiết lộ những gì bạn biết về thân chủ của các bạn. Khi viên cảnh sát trưởng hỏi ông Dupuytren để biết ai là kẻ phiến loạn trong số người nằm điều trị trong bệnh viện, ông ta đáp: ”Tôi không biết ai là phiến loạn cả, tôi chỉ biết có những người bị thương thôi.”

Các bạn cũng nên biết rằng các bạn có thể bị phạt tù nếu các bạn không kín miệng.

Sau hết các bạn phải có lương tâm chức nghiệp, hay nói một cách vắn tắt, các bạn khi hành nghề phải có lương tâm. Giáo sư Jean Gosset đã từng nói;”Trong phòng giải phẫu người thày thuốc là chúa tể sau đức Thượng Đế nhưng có trách nhiệm trước lương tâm của mình.”

Bí mật nghề nghiệp [secret professionnel] mà BS Nguyễn Hữu Phiếm nhắc tới là một nhiệm vụ chức nghiệp đặt trên quy tắc bảo trọng tin mật [professional ethics of confidentiality][8] mà người y sĩ chân chính không được vi phạm, căn cứ vào đạo đức chức nghiệp liên hệ.

Vậy chúng ta không rõ:

làm cách nào Sinh viên y khoa Mạc Văn Phước lại được phép thu thập được những tài liệu mật của các BS Nguyễn Hữu Phiếm, BS Nguyễn Văn Bổn, BS Phạm Văn Tất như vậy?

và tại sao Ban Giám Khảo lại chấp nhận một đề tải y học vi phạm đời tư cá nhân của con bệnh mà không thấy rằng Luận Án có thể đã vi phạm đạo đức y khoa và bí mật nghề nghiệp [secret professionnel] mà chính BS Nguyễn Hữu Phiếm đã xác định cùng thời gian trùng hợp với Luận Án [1968]?

[b] Vi phạm bí mật thông tin:

Giữa phóng viên và người cho tin cũng có một liên hệ bảo mật đời tư và nguồn tin tức [Privacy and confidentiality]: không phổ biến nguồn gốc tin tức; không phơi bầy đời tư cá nhân, không thay đổi, bóp méo thực trạng tin tức.

Chuẩn y sĩ với tư cách người thu thập tin tức từ giới thân hữu, họ hàng của văn nhân cũng phải bảo trọng nguồn tin và sử dụng đúng đắn tin tức thu nhận. Ngược lại, trong Luận Án:

Tên tuổi người cho tin đã bị bộc lộ.

Tin tức thổ lộ một cách chân tình đã bị sử dụng trong Luận Án với mục đích phục vụ mục tiêu của Luận Án, hơn là quyền lợi của gia đình văn nhân. Luận Án không hề chứng minh sự ưng thuận minh bạch của gia đình nhà văn NL-NTT để được phép sử dụng những tin tức trên trong Luận Án.

6. Tiêu Chuẩn và Giá Trị của “PHỤ CHÚ”:

BS Đặng Ngọc Thuận đảm nhận công việc tóm lược, phụ chú và phổ biến Luận Án tới công chúng, ngoài phạm vi học đường. Kề từ đây, chúng ta gọi tắt phần phụ chú của BS. Đặng Ngọc Thuận là “Phụ Chú”.
[a] Phụ Chú đôi khi vô cớ, đi quá mức chính xác

Từ cảnh say rượu, nói “lảm nhảm” đã bị phụ chú “cải chứng” thành hội chứng Wernicke-Korsakoff do rượu gây ra. Rồi thành “suy nhược tâm thần”[neurasthenia], thành “trầm cảm” [mental depression], rồi “trầm cảm cao độ” [psychosis]. Những hội chứng và căn bệnh này căn cứ vào đâu mà có, hay chỉ là những giả định, suy diễn một cách tắc trách, tùy tiện. Ngay cả trong Luận Án cũng không hề đề cập tới hay “ám chỉ” những căn bệnh được suy diễn hơn 40 năm sau như thế.

Riêng ở giai đoạn này, cần hỏi BS Đặng Ngọc Thuần có phải là một y sĩ chuyên khoa điều trị tâm thần [psychiatry] với đủ trình độ chuyên môn [qualification] để khẳng định về các hội chứng bệnh trạng một cách mạnh bạo như vậy?
[b] Phụ Trú mâu thuẫn, trái ngược lẫn nhau
Trong “Phụ chú” có chỗ đã ghi những điều trái ngược nhau như dưới đây:
Chúng tôi cho rằng … tâm trí ông tuy suy nhược nhưng bao giờ cũng sáng suốt;
Trên phương diện y học, tự vẫn là một biến chứng của bệnh trầm cảm. Nếu xét cơ chế hành động Nhất Linh tự vẫn đơn thuần như một biến chứng bệnh hoạn, ta có thể đã coi thường hành động hi sinh cao cả của ông để thúc đẩy công cuộc lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm;

Chúng tôi không nghĩ như vậy. Hành động sáng suốt của Nhất Linh vẫn giữ nguyên giá với tính cách tiêu cực của nó. Nếu ông không mắc bệnh trầm cảm, có lẽ ông đã chọn một cách đấu tranh khác có thể tích cực hơn nhưng thành quả cũng tương tự, tiếng vang không chừng lại thua.

Nhất Linh là một nghệ sĩ trước khi là một chính trị gia. Rất có thể ông mường tượng vuốt ve một cái chết đặc biệt khác thường, một cái “chết đẹp’’. Nếu quả thật vậy thì cái chết của ông không phải là cái chết tiêu cực của một bệnh nhân tâm thần, mà là cái chết đã được ông xếp đặt theo sở cầu của mình. Ông muốn cho cái chết của ông đạt được hai mục đích:

- Thứ nhất là để gây một tiếng vang trên thế giới và đánh một đòn nặng vào chính quyền Ngô Đình Diệm

- Thứ hai là để thỏa mãn cái sở cấu thiên tính nghệ sĩ của ông. Ông vừa uống rượu vừa uống thuốc ngủ. Phải chăng ông muốn một cái chết say sưa êm đềm và cũng vui như một giấc mơ của nhân vật Thanh trong tac phẩm Dòng Sông Thanh Thủy vậy ?

[c] Ngoài ra, trước khi “phụ chú”, BS. Đặng Ngọc Thuần có cẩn mẫn kiểm chứng, đối chiếu những tài liệu và chứng cứ đính kèm hay nêu trong Luận Án để từ đó suy diễn và kết luận thêm một cách thận trọng. Nếu không có bằng chứng minh bạch, cụ thể trong Luận Án hay đính kèm Luận Án, Phụ Chú xây dựng trên những chứng cứ bất toàn hay những hà tì kỹ thuật ắt cũng trở thành bất toàn, như những ngọn lá nảy mầm từ thân cây đã bị sâu mọt.

Chúng ta đã thấy rõ, “Phụ Chú” có nghĩa là nhân định bổ túc, đưa ra những kết luận phụ chưa có trong Luận Án. Phụ chú tự nó không phải là một phát biểu, trình bày nguyên thủy, trực tiếp [statement] về sự kiện [bệnh tật, cái chết của văn nhân] như chứng nhận của y sĩ điều trị, mà chỉ là những suy đoán phụ, không trực tiếp, mà là những nhận định nghe ngóng, căn cứ vào lời nói của người khác [hearsay] nên không có giá trị chứng cứ tự tại, trực tiếp.[11]

Trong tất cả bốn hồ sơ bệnh lý liên can tới bốn văn hào trên, nếu Luận Án không thu thập nổi tài liệu bệnh lý chuyên nghiệp rõ ràng, chính xác, minh bạch, trực tiếp, thích hợp, thích đáng [dù vi phạm đạo đức chức nghiệp bảo mật đời tư và bệnh lý của y sĩ đối với con bệnh], nếu không có lời khai bệnh của đương sự, hay sự xác nhận rõ ràng, chính xác, minh bạch, trực tiếp, thích hợp, thích đáng của những người có tri thức và thẩm quyền khai báo, đước phép thông tri, mọi thông tin thu thập khác chỉ có tính cách nghe ngóng vu vơ [hearsay], những phỏng đoán [presumptions] tùy tiện, vô giá trị để dẫn chứng, để kết luận.

Căn cứ vào bản “tóm lược” của BS ĐẶNG NGỌC THUẬN, phần Luận Án về “bệnh tật” của nhà văn Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam thiếu hẳn về mặt chính xác, thiếu chứng cứ, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn, thiếu thời gian cần và đủ để thẩm định kỹ càng, thiếu cơ hội kiểm chứng.

II. Sự phổ biến tin bảo mật, tin thất thiệt, một cách ác ý, bất cẩn

1. Chúng tôi mong những ai “khai thác” Luận Án và những tài liệu liên hệ nên hạn chế tầm mức sử dụng một cách chính đáng, đồng thời kiểm chứng lại tất cả những chi tiết trên trước khi dùng làm tài liệu “dẫn chứng”:

[a] vì việc “khai thác” và phổ biến một cách võ đoán, ác ý về đời tư cá nhân [private life] qua những tài liệu bất toàn, với những tin thất thiệt, không kiểm chứng hay thu thập một cách cẩu thả, bất cẩn

[b] có thể làm tổn thương tới đời sống riêng tư của đương sự, hay làm thiệt hại về mặt vật chất lẫn tinh thần cho những người có liên hệ mật thiết.

2. Các cơ sở truyền thông cũng phải tuân theo những quy tắc chuyên nghiệp và tránh những sai phạm liên quan tới việc phổ biến những sự kiện thuộc đời tư [private facts] [12] và nhất là những tin thất thiệt, vu khống, không kiểm chứng có thể gây thiệt hại vật chất lẫn tinh thần cho nạn nhân.

3. Nội vụ Luận Án xẩy ra tại Việt Nam đáng lẽ, hay có thể, bị xét theo những qui ước đạo đức và luật lệ sở tại, mà BS. Nguyễn Hữu Phiếm đã nhắc nhở một cách vắn tắt, nhưng mạch lạc:

“Nói tới những bổn phận của các bạn, tôi không thể không đề cập đến vấn đề bí mật nghề nghiệp (secret professionnel).

Tuyệt đối người thày thuốc không được tiết lộ cho ai biết căn bệnh của thân chủ mình. Trong bệnh viện khi các bạn còn là sinh viên, các bạn không được nói to để người ngoài biết bệnh tình của con bệnh, hoặc cho biết họ mắc bệnh gì (một bà chủ muốn biết người làm công của mình mắc bệnh lao hay không). Ngay cả đối với nhà cầm quyền, các bạn cũng không được tiết lộ những gì bạn biết về thân chủ của các bạn. Khi viên cảnh sát trưởng hỏi ông Dupuytren để biết ai là kẻ phiến loạn trong số người nằm điều trị trong bệnh viện, ông ta đáp: ”Tôi không biết ai là phiến loạn cả, tôi chỉ biết có những người bị thương thôi.”

Các bạn cũng nên biết rằng các bạn có thể bị phạt tù nếu các bạn không kín miệng.”[10]

4. Trong trường hợp cần “đối chiếu” gượng gạo Luận Án với luật pháp hiện hành tại Hoa Kỳ, người ta có thể cho rằng văn nhân NL-NTT là một “khuôn mặt công khai/công cộng” -–”public figure”, căn cứ vào án lệ New York Times vs Sullivan (1964). Theo án lệ này, các chính khách và viên chức cao cấp [public officials] là những nhân vật “không có đời tư”. Sau đó Tối Cao Pháp Viện còn mở rộng đối tác của án lệ “Sullivan” [Sullivan Case] tới các nhân vật công cộng [public figures], gồm giới tài tử màn ảnh, các tác giả nổi tiếng, các thể thao gia, các nhà kinh doanh năng động, các nhà tài phiệt lớn, có máu mặt v.v.

Trong trường hơp này, nguyên đơn là những người có liên hệ mật thiết bị thiệt hại trong vụ phỉ báng mạ lỵ, muốn thắng kiện phải chứng minh:

tin tức phổ biến là thất thiệt, có tính cách phỉ báng mạ lỵ; bị đơn [tác giả, phóng viên, chủ bút, cơ sở truyền thông] có manh tâm ác ý tức thì [actual malice], khi truyền tin thất thiệt gây phương hại cho nguyên đơn;

Quan Toà Tối cao Pháp Viện William J. Brennan, xét xử vụ New York times vs Sullivan, đã phán định bị đơn có manh tâm ác ý phỉ báng mạ lỵ nếu bị can biết rõ đó là tin thất thiệt mà vẫn phổ biến; hoặc thu thập tin tức một cách cẩu thả, bất cẩn, không kiểm chứng.

TẠM KẾT LUẬN:

Tại Việt Nam và trên thế giới, bệnh tật của văn nhân đã có chỗ đứng nghiêm túc trong nền văn học. Người ta đã nói tới bênh phong cùi của Hàn Mặc Tử để phân tích những dòng thơ chảy máu của thi sĩ hay nghe những gào thét ngay trong thi cảm của ông. Người ta nói tới bệnh điên của Nerval,[13] của Bùi Giáng[14] để có thể hội nhập những dòng thơ văn sáng và tối, tỉnh và say, những ánh chữ đảo ngược, những mỹ nhân ẩn hiện, tách biến, đổi ngôi. Như vậy, dẫn giải bệnh tật của văn nhân để khai triển biên khảo văn học mới là điều đáng làm, vì công ích chung, vì nhu cầu mở rộng kiến thức và sáng tạo.

Nhưng nếu phơi bày bênh tật của văn nhân chỉ để hạ nhục cá nhân họ hay bôi bác, sửa đổi lịch sử, thì hành động đen tối đó trở thành một âm mưu bất chính, đáng khiển trách về mặt văn hoá, đạo đức và luật pháp. Việc khai quật Luận Án sau hơn 40 năm an nghỉ có nằm trong mưu đồ đó không?

Trong thế năng nổ của truyền thông hiện đại, “tất nhiên một nền báo chí tự do có thể là tốt hoặc xấu. Nhưng chắc chắn, nếu không có tự do ngôn luận, ắt sẽ tai hại vô cùng. Tự do là cơ hội cải tiến trong khi nô chế chỉ đem lại tì tịch và khốn đốn [Albert Camus, 1960].[15]

Nhưng dù sinh hoạt ở bất cứ dạng nào, ở bất cứ đâu, do bất cứ lực lượng nào đảm trách thi hành, đệ tứ quyền hay tự do ngôn luận qua báo chí, điều nghiên, sáng tác, nếu muốn giữ đúng sứ mạng và khả năng tồn tại vẫn phải tôn trọng những tiêu chuẩn căn bản về tự do ngôn luận, phẩm giá nhân bản, công lý và nhân ái.

Lạm dụng quyền tự do ngôn luân và báo chí có thể gây ra những vụ kiện về phỉ báng mạ lỵ vừa mất thì giờ tố tụng tranh cãi, vừa tốn kém nhiều tiền bạc.

Đó cũng là cơ hội để giới báo chí, văn học nói chung tự kiểm và phối hợp lương tâm chức nghiệp với đà tiến hoá của nền dân chủ hiện đại, mỗi lúc mỗi tăng trưởng, cải tiến để khỏi tự hủy. Tiến bộ phúc lợi, quyền lực, đạo đức và lương tâm chức nghiệp phải hội nhập, kết sinh, song hành.

Primum non nocere: Trước hết đừng làm hại.[16]

Trân trọng,

TS-LS. Lưu Nguyễn Đạt

 

———————————————

Ghi chú:

[1] Bệnh tật và cái chết của 4 văn nhân: Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Tường Tam- Luận án tiến sĩ của BS MẠC VĂN PHƯỚC (Trình ngày 20 – 07- 1968, tại Saigon) BS ĐẶNG NGỌC THUẬN tóm lược và phụ chú [1 & 2] @DD Người Dân Việt Nam; Đàn Chim Việt.

[2] academic requirements

[3] lay witness is any witness who does not testify as an expert witness.

[4] factual statement/factual opinion

[5] comphrehensive, conclusive, direct, relevant.

[6] GS. Nguyễn Văn Tuấn trong “Đọc lại 12 điều y đức của Việt Nam”, YkhoaNet, có viết: Vì mối liên hệ giữa người thầy thuốc và bệnh nhân, nguyên tắc đạo đức có một giá trị đặc biệt quan trọng trong việc hành nghề chữa bệnh. Ở đại học, chỉ có sinh viên ngành y phải đọc lời tuyên thệ Hippocrate trước khi tốt nghiệp… Lời thề Hippocrate cũng còn được lấy làm chuẩn mực đạo đức cho ngành y nói chung (hay còn gọi là “y đức”).

[7] Lời thề Hippocrate. Nguyên tắc đạo đức y khoa (Hội Y học Mĩ):

Người thầy thuốc phải tận tâm chăm sóc sức khỏe với sự cảm thông và tôn trọng danh dự và quyền con người.

Người thầy thuốc phải duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành, thành thật trong tất cả các giao tiếp chuyên môn, và phấn đấu báo cáo nhà chức trách những thầy thuốc thiếu tư cách, hay bất tài, hay liên đới đến những vụ lừa đảo.

Người thầy thuốc phải tôn trọng luật pháp và nhận lãnh trách nhiệm theo đuổi những cải cách nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.

Người thầy thuốc phải tôn trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp, và các nhân viên y tế khác, và phải bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân trong phạm vi luật pháp cho phép.
Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi, ứng dụng, và trao dồi kiến thức khoa học; duy trì học thuật y khoa; cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh nhân, đồng nghiệp, và công chúng; tư vấn và sử dụng tài năng của các chuyên gia khác khi cần thiết theo chỉ định.

Người thầy thuốc (ngoại trừ các trường hợp cấp cứu) trong điều kiện thích hợp, có quyền chọn lựa ai để phục vụ, ai cần liên hệ, và có quyền chọn môi trường để cung cấp dịch vụ y khoa.

Người thầy thuốc phải nhận lãnh trách nhiệm tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện cộng đồng và y tế công cộng.
Người thầy thuốc trong khi chăm sóc bệnh nhân phải xem nhiệm vụ của mình đối vụ bệnh nhân là trên hết.
Người thầy thuốc phải ủng hộ mọi thành phần trong xã hội được quyền tiếp cận dịch vụ y khoa.

[8] Qui ước đạo đức nghành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới (World Medical Association – Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân: người thầy thuốc phải:

12.tôn trọng sinh mạng của con con người.
13.hành động vì lợi ích của bệnh nhân.
14.tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác.
15.tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân.
16.cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp.
17.không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân.

Nguồn: World Medical Association. International code of medical ethics. World Medical Association Bulletin 1949;1(3): 109, 111.
[9] BS Nguyễn Hữu Phiếm là Tổng Trưởng Y Tế trong chính phủ đầu tiên của quốc gia kể từ khi Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội, thành lập theo sắc lệnh 1-CP ngày 01 tháng 07 năm 1949, Đức quốc trưởng Bảo Đại làm Thủ Tướng. Chính phủ này sau được thay thế bằng sắc lệnh số SL.6/QT ngày 21 tháng 01, 1950, thủ tướng là Nguyễn Phan Long, Chức Tổng trưởng Y Tế được đổi lại là Bộ Trưởng Y Tế (nhỏ hơn). BS Nguyễn Hữu Phiếm được thay thế bằng BS Võ Duy Thưởng.
[10] Buổi nói chuyện do trường Đại Học Y khoa Huế tổ chức ngày 29-6-1968 Tại Trung Tâm Y Khoa Đại Học Saigon. ”BS. Nguyễn Hữu Phiếm: Mấy Lời Khuyên Sinh Viên Y Khoa”, Viet Thuc, March 3, 2012

[11] Hearsay is information gathered by one person from another person concerning some event, condition, or thing of which the first person had no direct experience. When submitted as evidence, such statements are called hearsay evidence. As a legal term, “hearsay” can also have the narrower meaning of the use of such information as evidence to prove the truth of what is asserted. Such use of “hearsay evidence” in court is generally not allowed. This prohibition is called the hearsay rule.

[12] In most states, you can be sued for publishing private facts about another person, even if those facts are true. The term “private facts” refers to information about someone’s personal life that has not previously been revealed to the public, that is not of legitimate public concern, and the publication of which would be offensive to a reasonable person. For example, writing about a person’s HIV status, sexual orientation, or financial troubles could lead to liability for publication of private facts”. Source: Citizen Media Law Project.

[13] Luu, Nguyen Dat, Au Centre Du Vertige Nervalien: Le Voyage en Orient Et La Mise En Abyme, Michigan State University, Ph.D. 1982

[14] Lưu Nguyễn Đạt, “Thơ Bùi Giáng – Từ Phá Thể Sang Hội Nhập”, Việt Thức, Jan. 15, 2011

[15] Lưu Nguyễn Đạt, “Khái Niệm về Tự Do Ngôn Luận”, Tư Tưởng Việt, 2003, trang 120, endnote # 24. “Une presse libre peut, bien sûr, être bonne ou mauvaise, mais sans liberté, elle ne pourra qu’être mauvaise… » Albert Camus, Ecrivain, France, 1960.

[16] Primum non nocere: Trước hết đừng làm hại. “BS. Nguyễn Hữu Phiếm: Mấy Lời Khuyên Sinh Viên Y Khoa”, Viet Thuc, March 3, 2012

28 Phản hồi cho “Việc khai quật một Luận Án Y Khoa: Giá trị và hậu quả của chứng cứ bất toàn”

  1. THƯỢNG NGÀN says:

    LUẬN ÁN KHOA HỌC VÀ NHỮNG CON NGƯỜI CỦA CÔNG CHÚNG

    Luận án là một công trình được viết ra mang tính chất khoa học. Luận án thường như một yêu cầu bắt buộc về phương pháp luận nghiên cứu, nhằm để chứng minh cho trình độ khoa học bắt buộc phải có của một học vị tiến sĩ nói chung. Luận án có thể thực hiện đối với bất kỳ đề tài gì, miễn là mang tính chất mới lạ, hữu ích, có tính chất nghiên cứu mới mẽ thật sự. Bởi vậy một luận án ý khoa nghiên cứu về các trường hợp bệnh lý hay nguyên nhân cái chết của những nhân vật nổi tiếng, trong đó có cả giới nhà văn, không phải hoàn toàn vô lý. Tuy nhiên, những trường hợp như thế thì thật sự không có gì chặt chẽ lắm. Bởi vì với tính cách số ít và đặc thù của những nhân vật mang tính lịch sử, tính cách phổ biến về tật bệnh hay về cái chết không có gì như một quy luật, một nguyên lý khoa học cả. Những sưu tập ở đây thật sự không mang tính chất xác đáng về mặt lâm sàng, nhưng nó chỉ gần như một sự tò mò, khía cạnh đặc thù, thậm chí còn mang tính chất cá biệt hoặc lạ lùng. Có nghĩa sự ức đoán, sự không hoàn toàn chính xác, sự giả định có khi thay thế hẳn cho những thông tin khoa học cụ thể, khách quan thật sự. Tất nhiên vấn đề tôn trọng bí mật nghề nghiệp, khiến người ta không thể công bố sớm những dữ kiện có thể cần được giữ bí mật cho các đối tượng. Dù sao những điều gì liên quan đến tật bệnh hay cái chết của những tài năng, những nhân vật đều không mang tính chất đồng nhất hay đồng hóa cùng những thành công hay các tài năng suất sắc riêng của họ. Đây có thể là yếu tố song hành, yếu tố tương tác phần nào trong tính khí hay dẫn đến những kết quả biểu hiện nào đó trong sản phẩm hay kết quả mà sự nghiệp họ mang lại, nhưng nhất thiết không phải điều này là cơ sở, hay điều kiện tuyệt đối bắt buộc cho yếu tố kia. Không nhất thiết nhà tư tưởng, nhạc sĩ, nhà thơ là phải có yếu tố điên loạn hoặc phân liệt tâm thần hay khía cạnh hoang tưởng nào đó. Như nhà chính trị chẳng hạn, ý nghĩa chính của họ là sự nghiệp cụ họ mang lại được gì hữu ích cho cuộc sống, không phải danh tiếng hảo kiểu hình thức, hoặc thậm chí những khía cạnh đạo đức cá nhân nào đó không hẳn là quyết định cho chính giá trị hay sự phi giá trị của họ. Như có dữ liệu chứng minh rằng Lênin có mắc bệnh giang mai. Điều đó có thể vì điều kiện sống và yếu tố tình dục của ông ta, nhưng đánh giá Lênin về mặt lịch sử là ở kết quả việc làm, hay tư tưởng quan điểm chính trị của ông ta mà không phải chỉ ý nghĩa tính cách đặc thù trong đời sống cá nhân riêng quyết định. Đành rằng con người của công chúng thì không được che giấu bất kỳ điều gì, không thể tô hồng hay xuyên tạc bất kỳ điều gì, hoặc bóp méo khía cạnh tiểu sử bất kỳ điều gì. Người của công chúng thì không có quyền làm cho công chúng thất vọng vì bất kỳ sự dối gạt nào nhưng không phải vì bất kỳ sự kiện khách quan nào. Tự họ làm hay bất kỳ những người nào khác làm cho họ cũng đều như thế cả. Người của công chúng thì không được che giấu bất kỳ sự thật nào. Bởi đó là ý nghĩa chung, giá trị chung, sự minh bạch và sự thật khách quan chung mà không phải chì là điều gì đó chỉ được dành riêng cho họ trong tư cách một người vô danh, thường tình được nữa. Sự lừa dối hay lừa mị công chúng bằng cách tô hồng, thần thánh hóa lãnh tụ chính trị, thật sự còn tệ hơn cả chính những điều xấu khách quan mà chính các lãnh tụ chính trị hay các nhân vật lịch sử nào đó, vì lý do này hay lý do khác, vốn đã từng vì mềm yếu nhất thời, bởi ngoại lệ mà mắc phải.

    NGÀN KHƠI
    (08/3/12)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      GÓP Ý XÂY DỰNG

      Khá khen,
      nội dung hay

      Đáng tiếc,
      hình thức kém

      Một cục
      toàn những chữ
      đen ngòm ngòm
      thấy ngán ngược !

      Cố đọc hết,
      nhưng khó nắm
      vững ý chính toàn bài

      • NON NGÀN says:

        LÂU LÂU

        Lâu lâu lại gặp Lão Ngoan
        Đụng vào như thấy tính toan điều gì
        Ở đời lắm kẻ thị phi
        Chân tơ kẻ tóc cần chi phải bàn
        Đồng lần quả thật không oan
        Thông minh dường ấy mới càng tối tăm
        Đọc người luôn thấy tối om
        Đen ngòm một khối vẫn than lão Đồng
        Tiếc thay uổng những vun trồng
        Bao nhiêu ngày tháng Ngoan Đồng là đây
        Lặng yên thì tội tháng ngày
        Nói ra chẳng khác chê bai lão Đồng !

        NGÀN KHƠI

  2. LÃO NGOAN ĐỒNG says:

    Thưa bà con,

    Y học Pháp lý hay Pháp Y (thời CS hiện nay gọi là Y Pháp) rất quan trọng, trong đó người bác sĩ Cơ Thể Bệnh học (pathologist) thường đóng vai trò trung tâm.

    Ngay tại các bệnh viện ở các nước tiên tiến phương Tây (Tây Âu và Mỹ) như tôi biết, các ca tử vong trong bệnh viện, nếu có gì nghi ngờ thắc mắc, hay để khẳng định đó là một cái chết TỰ NHIÊN (natural death) do bệnh hay không do bệnh (như do tuổi già chả khác gì ngọn đèn khô dầu gần hết bấc lập loè chỉ chực tắt), nhưng ko phải do tự vẫn hay mưu sát, hoặc để phục vụ nghiên cứu, người ta vẫn thực hiện phẫu nghiệm tử thi (autopsie) để sáng tỏ mọi sự. Bởi chẳng những mổ tung tử thi để quan sát kỹ bằng mắt trần, lại còn lấy các mẫu thử nghiệm được lấy đi từ thân xác bất động để làm đủ mọi thử nghiệm, nhất là quan sát dưới kinh hiển vi. Rồi lại chụp hình đủ loại đủ kiểu dưới mọi góc cạnh ….

    Sự tiến hành khảo sát sau khi chết ấy coi như một thủ tục cần thiết được luật pháp quy định, để tíên đến kết luận sau cùng về nguyên do cái chết như đã nói. Nếu chết tự nhiên thì thân nhân được phép chôn cất; nếu không sẽ còn điều tra tiếp tục.
    Thực ra cái xác mang về chỉ là cái vỏ da thịt bên ngoài, chứ trong đã “rỗng ruột” từ đầu đến bụng và các “lỗ trống” được nhét giấy báo cũ (như hồi tôi ở VN quan sát thấy) ! Các mẫu phẩm vật được giữ lại trong sô chậu một thời gian dài (tùy nơi từ vài tháng đến vài năm), nhằm phục vụ cho khảo sát tiếp, nếu như thấy cần thiết. Tóm lại kết thúc thật sự một cuộc điều tra không phải chỉ một lần duy nhất rồi thôi.

    Chính nhờ thế mà Y khoa xứ người tiến bộ thần kỳ, rất chắc chắn bởi cách làm việc khoa học và cực kỳ nghiêm túc ấy.

    Y học Pháp lý hay Pháp Y (thời CS hiện nay gọi là Y Pháp) rất quan trọng, trong đó người bác sĩ Cơ Thể Bệnh học (pathologist) thường đóng vai trò trung tâm.

    Ngay tại các bệnh viện ở các nước tiên tiến phương Tây (Tây Âu và Mỹ) như tôi biết, các ca tử vong trong bệnh viện, nếu có gì nghi ngờ thắc mắc, hay để khẳng định đó là một cái chết TỰ NHIÊN (natural death) do bệnh hay không do bệnh (như do tuổi già chả khác gì ngọn đèn khô dầu gần hết bấc lập loè chỉ chực tắt), nhưng ko phải do tự vẫn hay mưu sát, hoặc để phục vụ nghiên cứu, người ta vẫn thực hiện phẫu nghiệm tử thi (autopsie) để sáng tỏ mọi sự. Bởi chẳng những mổ tung tử thi để quan sát kỹ bằng mắt trần, lại còn lấy các mẫu thử nghiệm được lấy đi từ thân xác bất động để làm đủ mọi thử nghiệm, nhất là quan sát dưới kinh hiển vi. Rồi lại chụp hình đủ loại đủ kiểu dưới mọi góc cạnh ….

    Sự tiến hành khảo sát sau khi chết ấy coi như một thủ tục cần thiết được luật pháp quy định, để tíên đến kết luận sau cùng về nguyên do cái chết như đã nói. Nếu chết tự nhiên thì thân nhân được phép chôn cất; nếu không sẽ còn điều tra tiếp tục.
    Thực ra cái xác mang về chỉ là cái vỏ da thịt bên ngoài, chứ trong đã “rỗng ruột” từ đầu đến bụng và các “lỗ trống” được nhét giấy báo cũ (như hồi tôi ở VN quan sát thấy) ! Các mẫu phẩm vật được giữ lại trong sô chậu một thời gian dài (tùy nơi từ vài tháng đến vài năm), nhằm phục vụ cho khảo sát tiếp, nếu như thấy cần thiết. Tóm lại kết thúc thật sự một cuộc điều tra không phải chỉ một lần duy nhất rồi thôi.

    Chính nhờ thế mà Y khoa xứ người tiến bộ thần kỳ, rất chắc chắn bởi cách làm việc khoa học và cực kỳ nghiêm túc ấy.

    Có quá nhiều yếu tố khách và chủ quan khiến cho xứ ta nói riêng và đa phần các nước Châu Á nói chung, làm trở ngại việc thực hiện thủ tục phẫu nghiệm tử thi, hoặc để phục vụ khoa học, hay để điều tra pháp lý. Xin phép được bỏ qua phần rắc rối tơ vò này cho nhẹ gánh vậy.

    Xin thử tìm hiểu sơ sơ ngành Y pháp, dựa theo một tài liệu tựa đề BỘ MÔN PHÁP Y của người CS ra sao nhé:

    [trích]
    Ở Việt Nam môn học Y pháp được đưa vào giảng dạy tại Trường Y Đông Dương – tiền thân của Trường Đại học Y Dược khoa Hà Nội sau này và Trường Đại học Y Hà Nội ngày nay – từ 1919 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp, do một số thầy thuốc người Pháp đảm nhận, không có bộ môn. Từ năm 1935 nước Pháp cử ông Galliard giáo sư thực thụ của Đại học Paris sang làm hiệu trưởng Trường Y Đông Dương, một số bác sỹ người Việt Nam sau này được bổ nhiệm đứng đầu các Bộ môn, trong đó có Bác sỹ Vũ Công Hoè trưởng Labô kiêm phó trưởng Khoa nội (1937) và sau 1945 phụ trách Labô Ký sinh trùng và Y pháp, sau 1945 phụ trách bộ môn Giải phẫu bệnh Y pháp, sau 1945 phụ trách bộ môn Giải phẫu bệnh – Y pháp; còn bác sỹ Trương Cam Cống trưởng Labô Mô học – Giải phẫu khẳng định bác sỹ Vũ Công Hoè và bác sỹ Trương Cam Cống là những người thầy Việt Nam đầu tiên giảng dạy môn học Y pháp ở Trường Đại học Y Hà Nội, nhưng vẫn kiêm nhiệm, không có Bộ môn Y pháp.

    Tiền thân của Bộ môn Y pháp.

    Từ những năm 1960 lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội đã có ý tưởng thành lập Bộ môn Y pháp nên đã giữ lại một số sinh viên tốt nghiệp bác sỹ loại khá giỏi làm cán bộ giảng dạy nòng cốt cho bộ môn như bác sỹ Tưởng Bích Trúc, bác sỹ Nguyễn Văn Quán, v.v… nhưng không thành. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975, do công tác điều tra, xét xử phạm vi cả nước đòi hỏi, công tác giám định Y pháp phải đáp ứng, nên ngày 24/2/1977 hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nội ra Quyết định số 34/YK-QĐ thành lập tổ Y pháp trong bộ môn Giải phẫu bệnh gồm có các cán bộ:

    - BS. Nguyễn Như Bằng: Chủ nhiệm Khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Việt Đức – Tổ trưởng.
    - BS. Trần Văn Liễu: Cán bộ giảng dạy – Tổ phó.
    - BS. Đinh Gia Đức: Cán bộ giảng dạy.
    - BS. Nguyễn Văn Tuyển: Cán bộ giảng dạy.
    - KTV. Nguyễn Thị Kim Hương.

    TỔ Y PHÁP được thành lập mở đầu giai đoạn cho việc giảng dạy môn học Y pháp với chương trình gồm 50 tiết lý thuyết và 32 tiết thực tập, giảng vào học kỳ II năm VI. Tổ đã đào tạo 5 khoá chuyên khoa.

    * Khoá I – 1975 – 1976 có 5 sinh viên:
    Đinh Gia Đức – Nguyễn Chí Việt – Nguyễn Trọng Hải – Lê Ngọc Hùng.

    * Khoá II – 1976 – 1979 gồm 5 sinh viên”
    Đào Thế Tân – Nguyễn Ngọc Quý – Đỗ Xuân Soạn – Nguyễn Trọng Lợi (Bộ nội vụ gửi) – Lê Việt Vùng (Bộ nội vụ gửi)

    * Khoá V – 1980 – 1981 có 7 sinh viên
    Phạm Xuân Toàn – Nguyễn Hữu Mạnh – Ngô Văn Trung – Đặng Văn Thao – Nguyễn Văn Toàn – Nguyễn Đăng Thiên Tích.

    Bên cạnh công tác giảng dạy, phục vụ tố tụng, Tổ Y pháp đã quan tâm đào tạo cán bộ đi trước một bước, tạo mọi điều kiện để BS. Đinh Gia Đức thi nghiên cứu sinh thành công và học tập ở Tiệp Khắc về tai nạn giao thông.

    Bộ môn Y pháp ra đời.

    Công tác điều tra phá án ngày càng mở rộng, xã hội đòi hỏi điều tra, xét xử phải công bằng, khoa học, khách quan, đúng người đúng tội, trong đó vài trò của Y pháp góp phần rất quan trọng, việc đào tạo bác sỹ Y pháp phục vụ tố tụng yêu cầu số lượng lớn, phạm vi chức năng của Tổ Y pháp bị hạn chế, nên ngày 19/5/1983. Bộ Y tế ra Quyết định 388/ BYT-QĐ ngày 25/5/1983 thành lập Bộ môn Y pháp. Tiếp theo Quyết định 388/ BYT-QĐ ngày 25/5/1983 Bộ Y tế có Quyết định 389/ BYT-QĐ bổ nhiệm PTS Trần Văn Liễu làm Phó trưởng Bộ môn.

    Trên cơ sở các Quyết định 388, 389/BYT-QĐ của Bộ Y tế, ngày 2/8/1983 quyền Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội TS Nguyễn Năng An ký Quyết định 237/YK-QĐ xác định: Bộ môn Y pháp được tách từ Bộ môn Giải phẫu bệnh là đơn vị trực thuộc Ban Giám hiệu. Biên chế của Bộ môn Y pháp gồm có các cán bộ sau đây chuyển từ Bộ môn Giải phẫu bệnh :

    1. PTS Trần Văn Liễu: Phó trưởng Bộ môn.
    2. BS Nguyễn Văn Tuyển: Cán bộ giảng dạy.
    3. BS Đào Thế Tân: Cán bộ giảng dạy.
    4. BS Ngô Hường Dũng: Cán bộ giảng dạy.
    5. KTV Nguyễn Thị Kim Hương.
    6. KTV Nguyễn Huy Tuấn.

    Nhà trường mời BS Nguyễn Như Bằng: Chủ nhiệm Khoa Giải phẫu bệnh , bệnh viện Việt Đức làm trưởng Bộ môn.

    Năm học 1983 – 1984 là năm học đầu tiên Bộ môn được thành lập, cán bộ công nhân viên ít, cơ sở vật chất hầu như không có gì, chủ nhiệm Bộ môn là cán bộ kiêm nhiệm, ít có điều kiện chỉ đạo sát sao công việc của Bộ môn, không có cán bộ chuyên sâu về Y pháp, địa bàn hoạt động phân tán. Đặc biệt Bộ môn mới ra đời đã phải đảm nhận vai trò cấp trung ương đầu ngành Y pháp cả nước do GS. Hoàng Đình Cầu Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế giao 5/11/1983. Năm học này Bộ môn đặt tên là “NĂM XÂY DỰNG BỘ MÔN” trên 2 mặt công tác:

    1. Xây dựng chính trị tư tưởng: Đoàn kết nội bộ, đoàn kết với Khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Việt Đức – ý thức tổ chức kỷ luận – tinh thần làm chủ – chống tiêu cực.

    2. Xây dựng tổ chức – cơ sở vật chất, bám sát hiện trường – gắn giảng dạy với phục vụ.
    [hết trích]

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      BÌNH LOẠN:

      Căn cứ theo tài liệu trên, “tổ sư” người Việt về Cơ thể Bệnh học ở trường Y Hà Nội nói riêng và ngành Tây Y VN nói chung là bác sĩ VŨ CÔNG HOÈ !

      Người đàn em cũng là người thụ ơn và đồng thời bạn văn chương với bs Hoè là giáo sư Trần Văn Bảng (như tôi đã thưa trong bài trước).
      Theo tác giả THƯ MỤC Y GIỚI VĂN THI SĨ là Bằng Vân Trần Văn Bảng đã cẩn trọng ghi lại lý lịch trích ngang ông bạn vàng 24 cara (trg 77) với có hình chụp bán thân đàng hoàng:

      VŨ CÔNG HOÈ

      Bút hiệu Tú Hoè

      1909 – 1994

      Sanh năm 1909 tại Vị Xuyên, Nam Định, quê Tú Xương
      - 1930 đậu tú tài Pháp
      - 1931-37 Y-khoa Đại học Hà Nội

      Y NGHIỆP:
      - 1938 được tuyển làm trưởng môn cơ-thể bệnh-lý trong khu nội khoa. Cống Vọng, dưới quyền G.S. Charles Massias, một người thích nghiên cứu, ham mổ xác chết (ngày nào cũng mổ 1, 2 cái). Bởi vậy công việc trong phòng cơ-thể bệnh-lý do B.S. Vũ Công Hoè phụ trách rất bận rộn. Môn này rất thích hợp với ông, vì bị nặng tai không chữa được bệnh nhân.
      - 1940, thầy Ch. Massias, gốc Do Thái bị huyền chức, người khác đến thay thế. Do thời cuộc, khu Nội-khoa thay đổi trưởng khu, nhưng vị trưởng phòng cơ-thể bệnh-lý Vũ Công Hoè vẫn yên vị, căm cụi trong nhiều năm.
      - 1952, qua Pháp thi thạc sĩ

      Ông giữ chức vị phó Tổng biên tập Revue Médicale, Chủ tịch Hội Giải phẫu Bệnh lý, Ủy viên Tổng hội Y-Dược học – Giáo sư Y khoa Hà Nội.

      VĂN NGHIỆP
      Thi sĩ tài tử. Bắt đầu làm thơ từ hồi còn là sinh viên. Để lại tập thơ đời thường gồm 51 bài đa số là Đường luật, sách xuất bản ở Hà Nội, 1993 (coi hình bìa). Có một số bài thơ Pháp văn. (Tài liệu do B.S. Nguyễn Huy Can cung cấp)

      Ghi chú:

      * Lão Ngoan : ông Can (thạc sĩ Cơ thể Bệnh lý đầu thập niên 60) là đàn em trong ngành Cơ thể bệnh lý của ông Hoè; ông Hoè lại là thày của ông Đào Hữu Anh (American Board of Pathology vào giữa thập niên 60).
      Hai ông Can và Anh là trưởng và phó Khu Cơ thể Bệnh lý trường YKSG, thày ruột của Lão Ngoan !

      * Đào Hữu Anh: Y KHOA ĐẠI HỌC SÀI GÒN Nhìn lại 60 năm lịch sử

      Thành phần ban giảng huấn của YKĐHH (Y Khoa Đại học Hà Nội) trong khoảng 1950-1954 được ghi nhận như sau:
      · Khoa trưởng: GS Pierre Huard.
      · Khoa Giải Phẫu: GS Huard, GS Phạm Biểu Tâm, GS Nguyễn Hữu, BS Trần Ngọc Ninh, BS Trần Anh, BS Đào Đức Hoành
      · Khoa Nội Thương: GS Blondel, GS Đặng Văn Chung, GS Rivoalen, BS Lê Khắc Quảng
      · Khoa Cơ Thể Học: GS Huard, GS Nguyễn Hữu, BS Trần Anh, BS Nguyễn Ngọc Kính
      · Khoa Sản Phụ: GS Montagné, BS Đinh Văn Thắng
      · Khoa Tai Mũi Họng: GS Ollier
      · Khoa Nhãn: GS Keller, BS Nguyễn Đình Cát, BS Nguyễn Văn Nguyên
      · Khoa Bì phu và Hoa liễu: GS Grenier Bolley
      · Khoa Mô học & Bịnh lý học: GS Vũ Công Hòe
      · Khoa Sinh Lý: GS Rivoalen

      * MỘT CHÚT LỊCH SỬ Y KHOA ĐẠI HỌC ĐUỜNG SÀI GÒN (1954-1975) do giáo su Trần ngọc Ninh viết (nhxb Hội Y Si VN ở Canada xuất bản 2002) nơi trang 27 và 28 cho ta một cái nhìn khái quát về “dàn đồng” của trường Y Hà Nội ngoài các giáo sư Pháp sau khi Việt Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, nên một số đông giảng viên lẫn sinh viên Y bỏ theo họ ra chiến khu:

      “Chúng tôi giúp giáo su Huard để lập lại truờng Y khoa đại học Hà Nội mà chính ông gọi là Việt Nam. Một số sinh viên cũ lần luợt trở về, anh Nguyễn Đình Cát, anh Nguyễn Hữu, anh Trần Vỹ ở những lớp trên tôi, anh Hoàng Tiến Bảo, anh Nguyễn Văn Thọ, anh Lê Thế Linh ở những lớp sau tôi. Cung vào khoảng thời gian ấy thì ở Sài Gòn, giáo sư A. Rivoalen và B. Joyeux lập ra một truờng Y khoa tại ngôi biệt thự số 28 đuờng Testard (sau đổi tên là đuờng Trần Qúi Cáp), giáo sư Trần Quang Đệ đuợc mời tham gia. Ở đây, các anh Nguyễn Luu Viên, Đặng Văn Chiếu, Nguyễn Văn Út, đã tốt nghiệp. Truờng Quân Y Việt Nam đuợc mở năm 1949 với giáo sư Trần Quang Đệ làm hiệu trưởng, giáo sư Phạm Biểu Tâm làm phó. Anh Hoàng Văn Đức là sinh viên quân y đầu tiên.
      Bác sĩ Phạm Biểu Tâm và giáo sư Trần Quang Đệ đuợc giáo sư Huard dẫn dắt sang Paris thi thạc si (1948) và là những nguời VN thứ nhất đậu thạc si các đại học Pháp quốc (về Phẫu khoa), sau đó là các bác si Đặng Văn Chung (Nội Khoa), Vu Công Hoè (Co thể bệnh học), Trịnh Văn Tuất (Nha Khẩu Xoang) và Nguyễn Hữu (Co thể học) (1952)
      Truờng Y khoa Hà Nội bắt đầu có bề dày từ đó.”

      (còn tiếp)

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      Thưa bà con,

      Như đã thưa giáo sư VŨ CÔNG HOÈ thuộc loại kỳ cựu của ngành Tây Y Việt Nam nói chung và trường Y khoa Hà Nội nói riêng từ thời thực dân sang thời Cộng Sản. Đóng góp của ông cực kỳ to lớn vì đặt nền móng môn học Cơ thể Bệnh học và cả môn Y học Pháp lý (gọi tắt theo CS thời nay là Y Pháp).

      Đáng tiếc ông chẳng được người CS trân trọng. Bằng chứng tìm hiểu về các ông “tổ theo CS” như Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di … qua Internet phải nói là tài liệu tùm lum, đếm không xuể, với nhiều huyền thoại bao quanh, không rõ sự thật nơi mô !
      Cùng lắm mới tìm được một mẩu tin về ông trong bài viết ca tụng giáo sư Đặng Văn Chung, những cũng đồng thời ca tụng các lãnh tụ CS khác !

      http://www.quandany.com/Khac/Tintucmoi/tabid/107/smid/657/ArticleID/926/Default.aspx

  3. vohoan says:

    Tôi ra trường y khoa năm Mậu Thân 68. Làm luận án hồi đó thì củng qua đề xuất và hướng dẩn của một giáo sư y khoa là thấy. BS Mạc văn Phước có ” khỏa cứu ” gì thì củng qua ý kiến và hướng dẩn của thầy. Không thể đổ lổi sơ suất nếu có cho BS Mạc văn Phước. Chế độ y khoa của VN thời đó theo chế độ y khoa của Pháp có truyền thống lâu đời rồi.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Thưa anh,

      Tôi xin được phép hoàn toàn ĐỒNG Ý với anh
      về nguyên tắc bất di bất dịch làm thèse nêu trên.

      Kính,
      Lại Mạnh Cường

  4. LÃO NGOAN ĐỒNG says:

    Thưa bà con,

    “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”, nhưng mấy ai có lòng tự trọng cao kèm thêm nhiều can đảm, để có thể “vạch áo cho người xem lưng” mình bị rận cắn (tưng bừng) ra sao !

    Một lão già chẳng khôn cũng không ngoan như tôi, có phần dơ dáng dạng hình, nên tự nguyện dơ lưng mình ra cho bà con xem chơi nơi đây :-) !

    Xin tạm sơ lược một chút nét chính về Tây Y ở VN

    1/
    Tây Y ở VN là do thực dân Pháp du nhập vào khi học xâm chiếm VN, biến miền Nam thành thuộc địa, miền Bắc là xứ bảo hộ, miền Trung của vua quan triều Nguyễn, nhưng có cố vấn thực dân ở cạnh, thân phận chả khác nào miền Bắc. Tuy nhiên Pháp biết cái nôi của dân Việt ở vùng đồng bằng sông Hồng, mà đại diện là Hà Nội, nên họ đã đặt nền móng văn minh văn hóa của họ thật vững chắc ở Hà Nội.
    Đầu thế kỷ 20 nhà bác học Yersin được lệnh thiết lập trường Y ở Hà Nội, cấp độ cao đẳng để đào tạo những vị thày thuốc tây y về hai ngành Y và Dược đầu tiên cho bán đảo Đông Dương (người tốt nghiệp gọi là y sĩ Đông Dương). Chẳng bao lâu sau trường được nâng cấp lên thành đại học, đào tạo bác sĩ với chương trình học sáu năm chính thức, một năm dự bị gọi là PCB (vì phải học các môn Physics, Chimie, Biologie) và nếu muốn mở phòng mạch tư phải bảo vệ luận án (thèse). Rồi trong Sài Gòn mở một chi nhánh (annexe).
    Sau Cách mạng tháng 8 /1945, rút kinh nghiệm người Pháp Việt hóa dần dần đại học Y bằng nhân viên giảng huấn người Việt ở cấp độ cao, qua sự kiện đào tạo hai thạc sĩ Y khoa đầu tiên vào năm 1948, một cho trường Y Hà Nội (thạc sĩ Phạm Biểu Tâm) và một cho trường Y Sài Gòn (thạc sĩ Trần Quang Đệ). Hai ông này chuyên về Giải phẫu (Chirurgie / Surgery).
    Năm 1952 có thêm bốn ông thạc sĩ nữa: Đặng Văn Chung môn Nội khoa (Médecine interne / Internal Medecine); Vũ Công Hoè môn Cơ thể Bệnh lý (Anatomie pathologique / (Surgical) Pathology); Nguyễn Hữu môn Cơ thể học (Anatomie) và Trịnh Văn Tuất môn Khẩu Xoang (Stomatologie). [Trời khéo khiến sui sao mà hai ông đầu ở lại Hà Nội và hai ông sau di cư vào Sài Gòn khi đất nước chia hai 1954. Nhưng ông Nguyễn Hữu đã bỏ VNCH sang Pháp làm gío sư khoảng năm 1969, lúc ông mới dậy song sinh viên năm thứ nhất chúng tôi mấy bài học cơ thể về tim và thần kinh / Gross Neurology]
    Hình như khoảng năm 1954 lại thêm hai ông nữa là: Trần Ngọc Ninh môn Chỉnh trực (Orthopédie) và Ngô Gia Hy môn Niệu khoa (Urology), theo như sách viết của ông Trần Ngọc Ninh. [Ông Ninh còn học thêm môn Giải phẫu Tiểu nhi / Chirugie infantile và sáng lập ra khu này ở bệnh viện Nhi Đồng đường Sư Vạn Hạnh quận 10]
    Sau này trong miền Nam vào khoảng thập niên 60 lại thêm một lô thạc sĩ nữa do Pháp đào tạo, trước khi họ bị đánh bật gốc bởi người Mỹ, lúc đó đã can thiệp thô bạo vào chính trường và chiến trường VN.

    2/
    Đó cũng là một khúc quanh lịch sử cho trường Y SG, khi người Mỹ dành ảnh hưởng với người Pháp trên mặt trận giáo dục, mà bãi chiến trường khốc liệt nhất ở trường Y khoa Sài Gòn. Những cũng nhờ thế một luồng gió mới thổi vào trường Y, bằng một loạt những vị bác sĩ được đào tạo chính qui hậu đại học từ Mỹ trở về nước với bằng cấp coi như gần chạm trần (bởi phải học thêm subspeciality nữa mới thực là đụng trần thật sự), nhưng với thời đó theo tôi ở ngay nước Mỹ cũng vào hàng top rồi. Bởi lọt vào học Y ở Mỹ đã khó, lại theo đuổi được chương trình hậu / sau đại học lại càng ngất ngư con tầu đi. Ngay như bây giờ chỉ có một tỷ lệ khiêm nhường các bác sĩ di tản VN là có bằng đụng trần của Mỹ.

    Cạnh đó có những thay đổi về giáo trình (curriculum), cách thi cử, chuyển ngữ với Anh Pháp Việt đề huề như những năm tôi học Y (67-74) ….
    Ngày xưa khi muốn học Y phải có chứng chỉ PCB như đã nói; đến thời chúng tôi thi tuyển thẳng vào năm Dự bị Y khoa (APM = Année Préparatoire en Médecine); bên Nha khoa gọi tắt là APD (Année Préparatoire Dentaire; nhưng coi như năm thứ nhất luôn), rồi mới học sáu năm Y khoa (vậy Y không có sinh viên năm thứ bảy) hay thêm bốn năm cho Nha khoa (vậy Nha có sinh viên năm thứ năm).
    Vài năm sau lại thay đổi, bỏ thi và lớp dự bị mà chế độ tuyển chọn lại trở lại giống như thời thuộc địa cũ, thay PCB (đã dẹp tiệm lâu rồi) bằng SPCN, MPC, MGP v.v… có sẵn ở trường đại học khoa học Sài Gòn.

    3/
    Dù chịu ảnh hưởng của Tây hay Mỹ thì cái yếu nhất của trường Y SG nói riêng và cả trường Y Huế (được Tây Đức và trường Y SG hổ trợ hết mình) là chú trọng đến ĐIỀU TRỊ, xem nhẹ Y khoa cộng đồng, hay Y khoa phòng ngừa. Một phần nào đó cũng do thời cuộc chiến tranh, cũng như ngành này chưa khởi sắc nhiều như ngày nay, với rất nhiều thành quả vượt bậc trong sự tìm kiếm ra thuốc và phương pháp ngừa bệnh hữu hiệu.

    Trình bày theo kinh nghiệm riêng, chúng tôi KHÔNG hề chú trọng đến hai môn học Y KHOA PHÒNG NGỪA và Y HỌC PHÁP LÝ (Médecine légale). Bản thân tôi (tôi nghĩ đa phần lớp tôi) hầu như không bao giờ đi “cua” (cours) trên giảng đường để học hai môn này cả. Học để đi thi rồi sau đó quăng ngay bài học vào sọt rác !
    Thưa bà con,

    “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”, nhưng mấy ai có lòng tự trọng cao kèm thêm nhiều can đảm, để có thể “vạch áo cho người xem lưng” mình bị rận cắn (tưng bừng) ra sao !

    Một lão già chẳng khôn cũng không ngoan như tôi, có phần dơ dáng dạng hình, nên tự nguyện dơ lưng mình ra cho bà con xem chơi nơi đây :-) !

    Xin tạm sơ lược một chút nét chính về Tây Y ở VN

    1/
    Tây Y ở VN là do thực dân Pháp du nhập vào khi học xâm chiếm VN, biến miền Nam thành thuộc địa, miền Bắc là xứ bảo hộ, miền Trung của vua quan triều Nguyễn, nhưng có cố vấn thực dân ở cạnh, thân phận chả khác nào miền Bắc. Tuy nhiên Pháp biết cái nôi của dân Việt ở vùng đồng bằng sông Hồng, mà đại diện là Hà Nội, nên họ đã đặt nền móng văn minh văn hóa của họ thật vững chắc ở Hà Nội.
    Đầu thế kỷ 20 nhà bác học Yersin được lệnh thiết lập trường Y ở Hà Nội, cấp độ cao đẳng để đào tạo những vị thày thuốc tây y về hai ngành Y và Dược đầu tiên cho bán đảo Đông Dương (người tốt nghiệp gọi là y sĩ Đông Dương). Chẳng bao lâu sau trường được nâng cấp lên thành đại học, đào tạo bác sĩ với chương trình học sáu năm chính thức, một năm dự bị gọi là PCB (vì phải học các môn Physics, Chimie, Biologie) và nếu muốn mở phòng mạch tư phải bảo vệ luận án (thèse). Rồi trong Sài Gòn mở một chi nhánh (annexe).
    Sau Cách mạng tháng 8 /1945, rút kinh nghiệm người Pháp Việt hóa dần dần đại học Y bằng nhân viên giảng huấn người Việt ở cấp độ cao, qua sự kiện đào tạo hai thạc sĩ Y khoa đầu tiên vào năm 1948, một cho trường Y Hà Nội (thạc sĩ Phạm Biểu Tâm) và một cho trường Y Sài Gòn (thạc sĩ Trần Quang Đệ). Hai ông này chuyên về Giải phẫu (Chirurgie / Surgery).
    Năm 1952 có thêm bốn ông thạc sĩ nữa: Đặng Văn Chung môn Nội khoa (Médecine interne / Internal Medecine); Vũ Công Hoè môn Cơ thể Bệnh lý (Anatomie pathologique / (Surgical) Pathology); Nguyễn Hữu môn Cơ thể học (Anatomie) và Trịnh Văn Tuất môn Khẩu Xoang (Stomatologie). [Trời khéo khiến sui sao mà hai ông đầu ở lại Hà Nội và hai ông sau di cư vào Sài Gòn khi đất nước chia hai 1954. Nhưng ông Nguyễn Hữu đã bỏ VNCH sang Pháp làm gío sư khoảng năm 1969, lúc ông mới dậy song sinh viên năm thứ nhất chúng tôi mấy bài học cơ thể về tim và thần kinh / Gross Neurology]
    Hình như khoảng năm 1954 lại thêm hai ông nữa là: Trần Ngọc Ninh môn Chỉnh trực (Orthopédie) và Ngô Gia Hy môn Niệu khoa (Urology), theo như sách viết của ông Trần Ngọc Ninh. [Ông Ninh còn học thêm môn Giải phẫu Tiểu nhi / Chirugie infantile và sáng lập ra khu này ở bệnh viện Nhi Đồng đường Sư Vạn Hạnh quận 10]
    Sau này trong miền Nam vào khoảng thập niên 60 lại thêm một lô thạc sĩ nữa do Pháp đào tạo, trước khi họ bị đánh bật gốc bởi người Mỹ, lúc đó đã can thiệp thô bạo vào chính trường và chiến trường VN.

    2/
    Đó cũng là một khúc quanh lịch sử cho trường Y SG, khi người Mỹ dành ảnh hưởng với người Pháp trên mặt trận giáo dục, mà bãi chiến trường khốc liệt nhất ở trường Y khoa Sài Gòn. Những cũng nhờ thế một luồng gió mới thổi vào trường Y, bằng một loạt những vị bác sĩ được đào tạo chính qui hậu đại học từ Mỹ trở về nước với bằng cấp coi như gần chạm trần (bởi phải học thêm subspeciality nữa mới thực là đụng trần thật sự), nhưng với thời đó theo tôi ở ngay nước Mỹ cũng vào hàng top rồi. Bởi lọt vào học Y ở Mỹ đã khó, lại theo đuổi được chương trình hậu / sau đại học lại càng ngất ngư con tầu đi. Ngay như bây giờ chỉ có một tỷ lệ khiêm nhường các bác sĩ di tản VN là có bằng đụng trần của Mỹ.

    Cạnh đó có những thay đổi về giáo trình (curriculum), cách thi cử, chuyển ngữ với Anh Pháp Việt đề huề như những năm tôi học Y (67-74) ….
    Ngày xưa khi muốn học Y phải có chứng chỉ PCB như đã nói; đến thời chúng tôi thi tuyển thẳng vào năm Dự bị Y khoa (APM = Année Préparatoire en Médecine); bên Nha khoa gọi tắt là APD (Année Préparatoire Dentaire; nhưng coi như năm thứ nhất luôn), rồi mới học sáu năm Y khoa (vậy Y không có sinh viên năm thứ bảy) hay thêm bốn năm cho Nha khoa (vậy Nha có sinh viên năm thứ năm).
    Vài năm sau lại thay đổi, bỏ thi và lớp dự bị mà chế độ tuyển chọn lại trở lại giống như thời thuộc địa cũ, thay PCB (đã dẹp tiệm lâu rồi) bằng SPCN, MPC, MGP v.v… có sẵn ở trường đại học khoa học Sài Gòn.

    3/
    Dù chịu ảnh hưởng của Tây hay Mỹ thì cái yếu nhất của trường Y SG nói riêng và cả trường Y Huế (được Tây Đức và trường Y SG hổ trợ hết mình) là chú trọng đến ĐIỀU TRỊ, xem nhẹ Y khoa cộng đồng, hay Y khoa phòng ngừa. Một phần nào đó cũng do thời cuộc chiến tranh, cũng như ngành này chưa khởi sắc nhiều như ngày nay, với rất nhiều thành quả vượt bậc trong sự tìm kiếm ra thuốc và phương pháp ngừa bệnh hữu hiệu.

    Trình bày theo kinh nghiệm riêng, chúng tôi KHÔNG hề chú trọng đến hai môn học Y KHOA PHÒNG NGỪA và Y HỌC PHÁP LÝ (ngắn gọi là PHÁP Y = Médecine légale). Bản thân tôi (tôi nghĩ đa phần lớp tôi) hầu như không bao giờ đi “cua” (cours) trên giảng đường để học hai môn này cả. Học để đi thi rồi sau đó quăng ngay bài học vào sọt rác !

    Trong xã hội văn minh hiện đại ngày hôm nay, hai môn trên giữ một vai trò rất quan trọng. Riêng môn Pháp y vai trò của Pathologist là chủ chốt ! Và môn này phân ngành tùm lum đến chóng cả mặt.

    Hiện nay tôi vẫn thường thích thú theo dõi những phim thuộc loại cảnh sát hình sự, hay tòa án kiện tụng với những màn điều tra pháp y (forensic research) thật hấp dẫn. Bởi hồi sinh viên tôi làm nghiệm chế viên (préparateur) khu Cở thể Bệnh lý trường YSG, nên theo dõi một số trường hợp mổ tử thi khám nghiệp nguyên nhân tử vong rất đàng hoàng, dưới sự chỉ dậy của giáo sư Mỹ Fergussen, một pathologist gửi qua VN để huấn luyện chương trình hậu đại học môn Surgical Pathology cho các bác sĩ VN theo học chương trình hậu đại học môn này.
    (Bác sĩ Vương Ngọc Phát sau khi tốt nghiệp, được gởi đi du học thêm ở Pháp vào năm 1974 và mau chóng được tín nhiệm qua công trình phẫu nghiệm tử thi mà ông thực hiện được cả mấy chục ca trong thời gian theo học chương trình trên. Rồi ông trở thành giáo sư môn này ở Pháp.
    Ông là chồng cũ bà bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, một “sư mẫu” / senior professor của ngành Sản Phụ Khoa trong Nam sau 1975. Hai người bạn học cùng lớp, cùng đậu nội trú và cùng theo học những chương trình hậu đại học do Mỹ bảo trợ, cho nên tay nghề rất vững.
    Ông là đệ tử một giáo sư Pathology danh tiếng tốt nghiệp từ Mỹ về là giáo sư Đào Hữu Anh; bà cũng chẳng kém, đệ tử của giáo sư Sản Phụ Khoa /Ob-Gyn, lại chuyên về Hiếm muộn / Infertility & Steriltiy cũng tốt nghiệp từ Mỹ là ông Nguyễn Ngọc Giệp. Hai ông giáo sư này di tản qua Mỹ đã hành nghề cũ lại dễ dàng)

    WIKIPEDIA
    Forensic science (often shortened to forensics; PHÁP Y) is the application of a broad spectrum of sciences to answer questions of interest to a legal system. This may be in relation to a crime or a civil action. The word forensic comes from the Latin forēnsis, meaning “of or before the forum.” In Roman times, a criminal charge meant presenting the case before a group of public individuals in the forum. Both the person accused of the crime and the accuser would give speeches based on their sides of the story. The individual with the best argument and delivery would determine the outcome of the case. This origin is the source of the two modern usages of the word forensic – as a form of legal evidence and as a category of public presentation.
    In modern use, the term “forensics” in the place of “forensic science” can be considered correct as the term “forensic” is effectively a synonym for “legal” or “related to courts”. However the term is now so closely associated with the scientific field that many dictionaries include the meaning that equates the word “forensics” with “forensic science”.

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      Thưa Ban Biên tập,

      Vì sơ ý nên tôi đã lập lại phần đầu góp ý khá dài.

      Xin vui lòng “giải phẫu” cắt bỏ dùm phần thừa, cho “dễ coi”

      Cám ơn và xin lỗi thật nhiều

      LNĐ

  5. Lữ Út says:

    Ông TS-LS ơi ông kết án mà không thông hiểu ngành nghề của người ta, luận án này dùng một trong những tiến trình định bệnh : differential diagnostic discussion dựa trên những data thu thập được chứ chưa là final diagnostic.Không có việc vi phạm bí mật nghề nghiệp, patient-physician confidential, ở đây vì những data đều lấy từ đệ tam nhân đã được công khai hóa chứ không trực tiếp từ người bệnh.Đã có nhiều differential diagnostics được đưa ra về cái chết của Alexander the Great chỉ bằng vào vài chi tiết trong sử đấy thôi.
    BS Nguyễn Hữu Phiếm ,được viện dẫn ở đây,từng có một trại bệnh riêng ở BV Sùng Chính (trước 75) chuyên điều trị cho cán bộ nằm vùng, cảnh sát VNCH biết nhưng không dám làm mạnh cũng vì tôn trọng hiến pháp và luật pháp.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      1.
      Thưa bạn, đối với những người áo trắng chân chính
      kẻ thù duy nhất cần tiêu diệt càng sớm càng tốt là BỆNH TẬT !

      Phần đầu của các luận án Y khoa thời Việt Nam Cộng hòa thường có câu motto:

      VỚI NHỮNG AI ĐAU KHỔ VÌ BỆNH TẬT
      ƯỚC MONG TÔI LÀ NIỀM AN ỦI

      Tóm gọn, Y khoa phải NHÂN BẢN !

      2.
      Tôi không hề quen biết hay nghe tiếng tăm gì về bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm như bạn kể. Tuy nhiên khi đưa ra những kết tội tày đình như bạn kể, theo tôi để thuyết phục độc giả ta cần có bằng chứng xác thực (hard and authentic proof).
      Nếu không sẽ mang tội VU KHỐNG, BÔI ĐEN người bị kết tội.

      Kính cáo,
      Lại Mạnh Cường

    • LỮ ÚT says:

      Thay vì là bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm xin sửa lại là bác sĩ Lương Phán.
      Tôi xin được muôn vàn tạ tội với vong linh bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm.

  6. nguyenha says:

    Hòan tòan dồng ý với LS Lưu Nguyễn Dạt,một luận án y-khoa mà không dựa vào kết quả khám lâm-sàn,mà chỉ dựa vào “lời kể”dó là một diều không thể chấp nhận dược! Nhưng mà thôi,xin quý-vị chớ bàn nhiều về chuyện “luận án”cuả BS Mạc-Văn-Phước(BS made in VC),mà quên di một vấn dề quan-trọng:Dó là VC tung
    “hỏa-mù” về cái chết của học-giả Phạm Quỳnh.,người có công với nền Văn-Học nước nhà.” Luận-án” chỉ là “Diện”,mà “Diểm” chính là :” Phạm-Quỳnh chết do Bệnh tật, chứ không phải do CS giết!!”. Còn những
    nhân vật khác như :Nhất-Linh,Tản-Dà,Nguyễn văn Vĩnh chỉ là Hoa-Lá-Cành mà thôi!! Dọc những bài viết
    của CS viết,phải “tỉnh-táo”,không thì “bé-cái-nhầm”!!

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      DANH SÁCH Y SĨ VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI TỰ DO, Hội Y Sĩ Việt Nam, Montréal (Quebec), Canada phát hành 1993

      1-
      Trang 215 bắt đầu với

      DANH BIỂU LUẬN ÁN Y KHOA (Bibliographie des Thèses de Médecine)

      Đại học Y Khoa Hà Nội 1935-1954
      (Faculté de Médecine de Hanoi 1935-1954)

      Đại học Y khoa Sài Gòn 1947-1975
      (Faculté de Médecine de Saigon 1947-1975)

      Đại học Y khoa Huế 1967-1974
      (Faculté de Médecine de Hue 1987-1974)

      2-
      từ trang 287- 296 đăng tải người bảo vệ luận án với đề tài.
      Trang 294 tôi tìm thấy :

      MẠC VĂN PHƯỚC
      Bệnh tật và cái chết của Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh và Nguyễn Tường Tam (Études biographiques sur les maladies et la mort de Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh et Nguyễn Tường Tam)

      Kính cáo,
      Lại Mạnh Cường

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Sorry xin vui lòng sửa lại chữ trong câu dưới như sau, cho rõ nghĩa hơn:

      “từ trang 287- 296 đăng tải danh sách những người bảo vệ luận án với đề tài vào năm 1968.
      Trang 284 tôi tìm thấy (…)”

  7. kbc 3505 says:

    Đọc 2 bài viết “BỆNH TẬT VÀ CÁI CHẾT CỦA 4 VĂN NHÂN: TẢN ĐÀ, NGUYỄN VĂN VĨNH, PHẠM QUỲNH, NGUYỄN TƯỜNG TAM” của tác giả Nguyễn Văn Lục, và bài “VIỆC KHAI QUẬT MỘT LUẬN ÁN Y KHOA: GIÁ TRỊ VÀ HẬU QUẢ CỦA CHỨNG CỨ BẤT TOÀN” của tác giả TS-LS Lưu Nguyễn Đạt:

    Thật là thú vị. Nếu được, mong bác sĩ Mạc Văn Phước lên tiếng hay quí vị nào có thể giải thích rằng những phần chính của luận án tiến sĩ y khoa của BS Mạc Văn Phước đã không bị sửa đổi?

    Cảm ơn
    kbc3505

  8. Trần Gia Phụng says:

    Cảm ơn bài viết của tác giả Lưu Nguyễn Đạt. Một luận án y khoa, không dựa trên kết quả khám bệnh lâm sàng, mà chỉ dựa trên lời kể để kết luận bệnh lý là điều bất toàn. Tóm lược lại luận án đó chưa chắc đầy đủ, là điều bất toàn hơn nữa. Tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể: Tháng 11-2011, Nguyễn Văn Lục xuất bản và ra mắt sách tại Nam Cali quyển sách của ông nhan đề Một thời để nhớ. Trang 231, Nguyễn Văn Lục trích dẫn một đoạn của tôi [Trần Gia Phụng] và chú thích số 12 ghi rằng: Việt sử đại cương, Trần Gia Phụng, tập 6. Cho đến tháng 12-2011, tôi chưa in VSĐC tập 6 mà Nguyễn Văn Lục trích dẫn, thì không biết ông có bị bệnh hoang tưởng không? Tôi dùng chữ hoang tưởng là còn nhẹ nhàng lắm. Không lẽ sau nầy có kẻ nào đó dựa vào câu hỏi trên đây của tôi để đi đến kết luật rằng ông Lục bị bệnh hoang tưởng, thì có đúng không? Đó là chưa kể ở trang 232, Nguyễn Văn Lục chê rằng tôi chưa đọc dụ số 10, trong khi trên DCV.net tôi đã gởi tặng Nguyễn Văn Lục photocopy trang đầu tờ Công báo thời Quốc Gia Việt Nam trên đó đã đăng dụ số 10 nầy. Viết như thế mà viết được thì có lẽ hoang tưởng nặng rồi đó. Mời bác sĩ ĐNT khám bệnh cho Nguyễn Văn Lục để xem ông Lục bị bệnh gì mà viết lách lạ lùng như thế.
    Trần Gia Phụng

  9. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Ý kiến mọn,

    Nhất Linh
    Nguyễn Tường Tam là ai ????

    Một NHÂN VẬT LỊCH SỬ
    đồng nghĩa PUBLIC FIGURE !
    không thuộc về một ai, mà mọi người.

    Vì thế cần có nhiều khảo cứu đào sâu về ông,
    nhất là về cái chết còn nhiều nghi vấn bao quanh;
    cùng câu nói bất hủ: Đời tôi để lịch sử phán xét !

    Đến như CHÚA, PHẬT …
    vẫn còn bị soi bói từng ly từng tí
    về thân thế sự nghiệp, tác phẩm …;
    nghĩa là tất tần tật không bỏ sót tí nào.

    Có điều cần chú tâm thật kỹ
    khỉ phóng tay mổ xẻ linh tinh của qúi
    (giá trị tầm cỡ địa phương, quốc gia, toàn cầu)
    đừng làm cà chớn làm ô uế, khiến người đi sau phải
    khổn khổ “kẻ ăn ốc người lo đổ vỏ”, bởi tội cẩu thả kẻ đi trước

    Lại Mạnh Cường

  10. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    NỔ TO HƠN TẠC ĐẠN

    Ý kiến mọn,

    Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là ai ????

    Một NHÂN VẬT LỊCH SỬ

    đồng nghĩa PUBLIC FIGURE !

    không còn thuộc về một ai, mà mọi người.

    Vì thế cần có nhiều khảo cứu đào sâu về ông,
    nhất là về cái chết còn nhiều nghi vấn bao quanh;
    cùng câu nói câu bất hủ: Đời tôi để lịch sử phán xét !

    Đến như CHÚA, PHẬT … vẫn còn bị soi bói từng ly từng tí
    về thân thế sự nghiệp, tác phẩm …; nghĩa là tất tần tật không bỏ sót tí nào.

    Có điều cần chú tâm thật kỹ
    khỉ phóng tay mổ xẻ linh tinh của qúi
    (giá trị tầm cỡ địa phương, quốc gia, toàn cầu)
    đừng làm cà chớn làm ô uế khiến người đi sau phải
    khổn khổ “kẻ ăn ốc người lo đổ vỏ” bởi tội cẩu thả kẻ đi trước

    Lại Mạnh Cường

Leave a Reply to LÃO NGOAN ĐỒNG