WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam và các nước buộc sẽ phải xem xét lại việc mua vũ khí của Nga?

Phản lực mới Su-35 được trang bị cho không quân Nga- Ảnh RIA Novosti

Việt nam nhiều năm qua trở thành bạn hàng lớn mua sắm vũ khí thứ 3 của Nga sau Ấn độ, Trung quốc với số ngân sách ước khoảng 4 tỷ đô-la từ năm 1999 đến 2012 chủ yếu là máy bay chiến đấu Su-30 và tầu ngầm, các chiến hạm cùng các dàn hỏa tiễn tầm trung và tầm ngắn cũng như vũ khí thông thường. Ngân sách mua sắm vũ khí ngày càng phải tăng hơn so với những năm trước đây vì sự đe dọa của tầu chiến Trung quốc tại biển Đông và những tham vọng ngày càng lớn của quốc gia này về khu vực biển vốn có tiềm năng lớn về dầu lửa và khí đốt. Sự đe dọa quân sự của Trung quốc ngày càng gia tăng không chỉ ở các khu vực ngoài 200 hải lý thuộc vùng biển quốc tế mà Trung quốc còn đe dọa chiếm đóng cũng như đòi chủ quyền ngay ở khu vực bên trong 200 hải lý thuộc chủ quyền của Việt nam. Các hòn đảo vốn thuộc quyền sở hữu mang tính truyền thống tại Hoàng sa và Trường sa cũng bị Trung quốc thôn tính và chiếm đóng rồi lập ra các căn cứ quân sự mang tính lâu dài nhập vào vũng quản lý Tam sa của Đảo Hải nam Trung quốc. Một mặt nữa Trung quốc đang ráo riết tăng nguồn kinh phí quốc phòng trong năm 2012 đã lên tới 100 tỷ USD, tức là tăng 11,2% so với năm ngoái đã khiến cho chẳng những Việt nam mà tất cả các quốc gia khác trong khu vực đều rất lo lắng, nhất là Việt nam và Nhật bản những quốc gia gần nhất với Trung quốc đang bị nước lớn này xâm chiếm đảo biển.

Nhưng điều đáng nói ở đây chính là Việt nam đã phải chắt chiu từng đồng qua thuế của người dân lúc kinh tế đang khó khăn để mua sắm vũ khí hẳn đã không tính đến thái độ không đẹp của người bán hàng là họ bán dao cho hai bên có thể chém nhau trong tương lai? Việt nam không thể không biết nước Nga ngày nay không phải là Liên xô ngày xưa một đồng minh chiến lược toàn diện của Việt nam mà là quốc gia không cộng sản mang tính thực dụng đơn thuần là kiếm lời qua các thương vụ xuất khẩu vũ khí tới các nước miễn là thu được nhiều tiền. Cho nên mặc dù vừa bán vũ khí cho Việt nam và Indonexia, Malaixia cũng như nhiều nước đông nám Á khác thì họ cũng lại bán vũ khí tương tự thậm chí còn hiện đại hơn cho Trung quốc để chắp nanh cho con áo ộp đầy tham vọng này. Theo nhật báo kinh doanh Kommersant của Nga trích một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho hay, hai bên đã thực sự thống nhất về việc Nga giao 48 chiến đấu cơ đa dụng Su-35 Flanker-E cho không quân Trung Quốc. Như thế việc Việt nam va các nước mua Su-30 vừa qua của Nga chỉ tương đương với con số lẻ của con số  khổng lồ mà Trung quốc mua cũng chính từ nhà sản xuất này. Trở ngại duy nhất còn lại lúc này đó là Nga yêu cầu Trung Quốc phải bảo đảm việc bảo vệ bản quyền, nhằm ngăn chặn việc chế tạo các máy bay chiến đấu Su-35 mà không có giấy phép phù hợp nhưng vừa qua Nga cam kết sẽ giao nhanh số lượng máy bay mà Trung quốc đặt mua khi bạn hàng nhiều tiền lắm của lại ngỏ ý muốn mua thêm nhiều mặt hàng đắt giá khác để trang bị cho quân đội của mình. Dù Nga thừa biết Trung quốc chuyên chơi bài mua hàng rồi tháo ra làm hàng nhái để bán cho các quốc gia khác, ăn cắp các kỹ thuật quân sự một cách tài tình để tân trang cho kỹ nghệ quốc phòng của chính mình. Đứng trước các hợp đồng béo bở lên tới  hàng 4 , 5 …tỷ đô-la thì nhưng lời đe dọa cấm Trung quốc sao chép kỹ thuật hàng chỉ là trò nói cho qua chuyện mà thôi vì chẳng thể nào giám sát nổi được ma làm gì trong đêm tối.  Chính Trung Quốc vốn từng bị cho là “làm nhái” các chiến đấu cơ tiên tiến của Nga. Các chuyên gia Nga cho rằng máy bay Thành Đô J-10 là bản sao của Su-27 Flanker, Thẩm Dương J-11 là phiên bản nhái của Su-30 Flanker-C, trong khi FC-1 là sự sao chép từ MiG-29 Fulcrum.

Hiện nay Trung quốc đang ve vãn Nga bán cho họ Su-35 và nếu Nga đồng ý bán thì Trung quốc sẵn sàng đặt mua 30 đến 50 chiếc với số tiền có thể lên tới 20 tỷ đô-la vì loại máy bay này được trang bị hai động cơ 117S với vectơ lực đẩy, là sự kết hợp của tính tiện dụng và khả năng tấn công hiệu quả đồng thời nhiều mục tiêu trên không. Chiến đấu cơ đa dụng này có nhiều tên lửa và các hệ thống vũ khí tiên tiến. Su-35 được mệnh danh là “chiến đấu cơ thế hệ 4++ mang công nghệ của thế hệ thứ 5 hơn hẳn máy bay hiện đại nhất của Mỹ hiện nay”. Nga vẫn chưa có trả lời chính thức về vấn đề này.

Rõ ràng từng đấy đã đủ cho Việt nam phải tính đến tìm kiếm mua vũ khí của nhiều đối tác khác hay phải buộc Nga cam kết không bán vũ khí cho Trung quốc với những gì mình đã mua. Điều này thật khó vì dù thế nào con gấu trắng Nga vẫn không chịu cam kết khi nhìn thấy túi tiền khổng lồ va các hợp đồng to lớn gấp nhiều lần mà Việt nam đã đem lại cho họ.

Sau khi nghe tin Nga bán cho Trung quốc 48 máy bay Su-30 nhiều bạn hàng của Nga ở đông Nam Á đã tỏ ra bất mãn và chắc chắn họ không còn tha thiết với sự chào hàng của con gấu Nga và buộc họ cũng sẽ phải tìm đến các nguồn hàng khác để làm lá chắn chống lại sự bành trướng của Trung quốc hôm nay.

Người Việt nam đã học câu chuyện về ngụ ngôn “mâu thuẫn”. Một người thợ rèn rao bán cái Mâu để bán được nhiều hàng anh ta nói rằng: “Hỡi các vị khách hãy mua mau mâu của tôi. Vũ khí này  không gì không chém đứt, không gì không chọc thủng!”

Khi bán gần hết Mâu thì anh ta lại đem bán Thuẫn và ra rằng: “Hỡi mọi người hãy mua đến mua Thuẫn của tôi. Thuẫn này không gì chém không được, không gì đâm không thủng!”

Và khi khách hàng những người đã nhẹ dạ nghe anh ta nói hay, rao khéo bỏ tiền mua Mâu của anh hỏi anh ta rằng: “Anh nói Mâu anh không gì không chém đứt, không gì không chọc thủng và nay anh lại nói cái Thuẫn này không gì chém không được, không gì đâm chẳng thủng! Vậy liệu lấy các Thuẫn hôm qua anh bán để đâm cái thuẫn này liệu có thủng chăng? Đó là một mặt của mâu thuẫn trong mua bán với thợ rèn gấu trắng Nga.

Một mặt nữa người ta thấy được sự không đẹp của kẻ rèn dao, sản xuất vũ khí cho các bên chém giết nhau miễn là thu được nhiều tiền bất chấp chữ tín nhiệm và đạo đức. Đây là bài học lớn để mọi quốc gia phải xem xét khi mua hàng của Nga. Nhưng cái khó là các quốc gia khác có chịu bán thứ mà Việt nam cần thiết mua để bảo vệ đất nước của mình trước kẻ thù nguy hiểm hay không và làm cách nào để có thể sắm được thì lại là một bài toán khác. Chuyện này các nhà lãnh đạo Việt nam đang phải tính toán kẻo không mua thuẫn về không thể bảo vệ được mình khi kẻ khác mua mâu chém mình. Bài toán bảo vệ đất nước đang đặt ra cần có câu trả lời.

Ngày 7 tháng 3 năm 2012.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

37 Phản hồi cho “Việt Nam và các nước buộc sẽ phải xem xét lại việc mua vũ khí của Nga?”

  1. Bannong says:

    gui Nguyễn Hoàng Hà! (tác giả bì viết)

    Tôi đề nghị ông hãy viết lại một vài bài cho thật hùng hồn thật khoa học để “bác lại” những bài mà người TQ viết được ông Viẹt đưa ra trên đây. Nếu thua rồi cũng phải lên tiếng một câu cho chóng tiến bộ chứ????

  2. Tan says:

    Kính thưa>>>!

    Tôi cũng căm thù CS tham nhũng nhưng tôi cho rằng chỉ có nó mới chống lại được TQ chứ để cho mấy ông Việt Tân (ở Mỹ) và vài cái “tổ chức dân chủ lỏng lẻo” hiện nay mà lãnh đạo VN thì “chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ thì TQ nó chiếm đến tận mũi Cà Mau cho mà xem? Rồi thì các ổng lại chạy “tè ra qùần” như hồi 1975 mà thôi./.

    • Bannong says:

      Tan says:
      13/04/2012 at 05:37

      Kính thưa>>>!

      Tôi cũng căm thù CS tham nhũng nhưng tôi cho rằng chỉ có nó mới chống lại được TQ chứ để cho mấy ông Việt Tân (ở Mỹ) và vài cái “tổ chức dân chủ lỏng lẻo” hiện nay mà lãnh đạo VN thì “chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ thì TQ nó chiếm đến tận mũi Cà Mau cho mà xem? Rồi thì các ổng lại chạy “tè ra qùần” như hồi 1975 mà thôi./.

      Lời bình: Tôi tin là đại đa số người Mỹ cũng nghĩ như lời ông Tan ở trên.(kể cả đem biểu quýet trong quốc hội Hoa Kỳ)./.

      • Vietnam says:

        Tôi luôn đứng trong hàng ngũ chông CSVN thâm những, độcj tài, mất dân chủ nhưng (trong giai đoan hiện nay) tôi lại ủng hộ CSVN trong việc chống TQ (Người Mỹ cũng vây thôi)./.

  3. viet says:

    Chuyên gia Hoa kiều so sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc
    Chủ nhật 08/04/2012 20:26 Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản.
    Kh-59MK: “Sát thủ diệt hạm” trên Su-30MK2 Việt Nam
    Chuyện ít biết về công tác huấn luyện bay Su-30MK2 của Việt Nam
    Báo Trung Quốc đăng ảnh Su-30MK2V mới nhất của Việt Nam
    Ngắm dàn tiêm kích Su-30MK2 hiện đại của Không quân Venezuela
    Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc
    Báo Trung Quốc đăng ảnh các tiêm kích Su-30MK2 mới nhất của Việt Nam
    Không quân Ấn Độ mua thêm 42 máy bay Su-30MKI nâng cấp
    Năm 2012, tên lửa BrahMos sẽ phóng từ máy bay Su-30
    Nga đồng ý bán cho Indonesia 6 “chiến đấu cơ” Su-30MK2
    Nga sẽ giao Su-30MK2 cho Việt Nam đúng tiến độ
    Nga trang bị 12 máy bay Su-30SM cho Hạm đội Biển Đen
    Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản.

    Trên đây là nhận định của ông Andrei Chang, một chuyên gia quân sự gốc Hoa mang quốc tịch Canada. Ông là một cây bút kỳ cựu của Tạp chí quân sự Khán Hòa có trụ sở tại Canada, từng có nhiều bài viết về dòng máy bay Sukhoi có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc của ông Andrei Chang:

    Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng có sự khác biệt đáng kể trong trang bị vũ khí giữa các tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc.

    VIDEO: Bên trong Viện Tên Lửa Chiến Lược của Nga

    AFP trao tặng Huân chương ưu tú cho 2 sĩ quan công an cao cấp Việt Nam

    Hình ảnh đẹp từ triễn lãm hàng không – kỹ thuật quân sự FIDAE – 2012

    Trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.

    Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.

    Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển.

    Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.

    Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.

    Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại.

    Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.

    Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm.

    Theo một nguồn tin chưa được xác nhận từ Nga, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.

    Hy sinh khả năng đa nhiệm, tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không sẽ tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam trước một cuộc tập kích đường không nếu có.

    Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn, ông Chang nhận định.

    Ông Chang lưu ý thêm, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.

    Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012.

    Vấn đề được ông Chang lưu tâm là có sự khác biệt lớn nào giữa các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc hay không? >> Video: Su-30 của Việt Nam trình diễn trên không

    Những cải tiến nhỏ trong Su-30MK2 của Việt Nam là gì đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ các chuyên gia quân sự nước ngoài.

Phản hồi