WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam và các nước buộc sẽ phải xem xét lại việc mua vũ khí của Nga?

Phản lực mới Su-35 được trang bị cho không quân Nga- Ảnh RIA Novosti

Việt nam nhiều năm qua trở thành bạn hàng lớn mua sắm vũ khí thứ 3 của Nga sau Ấn độ, Trung quốc với số ngân sách ước khoảng 4 tỷ đô-la từ năm 1999 đến 2012 chủ yếu là máy bay chiến đấu Su-30 và tầu ngầm, các chiến hạm cùng các dàn hỏa tiễn tầm trung và tầm ngắn cũng như vũ khí thông thường. Ngân sách mua sắm vũ khí ngày càng phải tăng hơn so với những năm trước đây vì sự đe dọa của tầu chiến Trung quốc tại biển Đông và những tham vọng ngày càng lớn của quốc gia này về khu vực biển vốn có tiềm năng lớn về dầu lửa và khí đốt. Sự đe dọa quân sự của Trung quốc ngày càng gia tăng không chỉ ở các khu vực ngoài 200 hải lý thuộc vùng biển quốc tế mà Trung quốc còn đe dọa chiếm đóng cũng như đòi chủ quyền ngay ở khu vực bên trong 200 hải lý thuộc chủ quyền của Việt nam. Các hòn đảo vốn thuộc quyền sở hữu mang tính truyền thống tại Hoàng sa và Trường sa cũng bị Trung quốc thôn tính và chiếm đóng rồi lập ra các căn cứ quân sự mang tính lâu dài nhập vào vũng quản lý Tam sa của Đảo Hải nam Trung quốc. Một mặt nữa Trung quốc đang ráo riết tăng nguồn kinh phí quốc phòng trong năm 2012 đã lên tới 100 tỷ USD, tức là tăng 11,2% so với năm ngoái đã khiến cho chẳng những Việt nam mà tất cả các quốc gia khác trong khu vực đều rất lo lắng, nhất là Việt nam và Nhật bản những quốc gia gần nhất với Trung quốc đang bị nước lớn này xâm chiếm đảo biển.

Nhưng điều đáng nói ở đây chính là Việt nam đã phải chắt chiu từng đồng qua thuế của người dân lúc kinh tế đang khó khăn để mua sắm vũ khí hẳn đã không tính đến thái độ không đẹp của người bán hàng là họ bán dao cho hai bên có thể chém nhau trong tương lai? Việt nam không thể không biết nước Nga ngày nay không phải là Liên xô ngày xưa một đồng minh chiến lược toàn diện của Việt nam mà là quốc gia không cộng sản mang tính thực dụng đơn thuần là kiếm lời qua các thương vụ xuất khẩu vũ khí tới các nước miễn là thu được nhiều tiền. Cho nên mặc dù vừa bán vũ khí cho Việt nam và Indonexia, Malaixia cũng như nhiều nước đông nám Á khác thì họ cũng lại bán vũ khí tương tự thậm chí còn hiện đại hơn cho Trung quốc để chắp nanh cho con áo ộp đầy tham vọng này. Theo nhật báo kinh doanh Kommersant của Nga trích một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho hay, hai bên đã thực sự thống nhất về việc Nga giao 48 chiến đấu cơ đa dụng Su-35 Flanker-E cho không quân Trung Quốc. Như thế việc Việt nam va các nước mua Su-30 vừa qua của Nga chỉ tương đương với con số lẻ của con số  khổng lồ mà Trung quốc mua cũng chính từ nhà sản xuất này. Trở ngại duy nhất còn lại lúc này đó là Nga yêu cầu Trung Quốc phải bảo đảm việc bảo vệ bản quyền, nhằm ngăn chặn việc chế tạo các máy bay chiến đấu Su-35 mà không có giấy phép phù hợp nhưng vừa qua Nga cam kết sẽ giao nhanh số lượng máy bay mà Trung quốc đặt mua khi bạn hàng nhiều tiền lắm của lại ngỏ ý muốn mua thêm nhiều mặt hàng đắt giá khác để trang bị cho quân đội của mình. Dù Nga thừa biết Trung quốc chuyên chơi bài mua hàng rồi tháo ra làm hàng nhái để bán cho các quốc gia khác, ăn cắp các kỹ thuật quân sự một cách tài tình để tân trang cho kỹ nghệ quốc phòng của chính mình. Đứng trước các hợp đồng béo bở lên tới  hàng 4 , 5 …tỷ đô-la thì nhưng lời đe dọa cấm Trung quốc sao chép kỹ thuật hàng chỉ là trò nói cho qua chuyện mà thôi vì chẳng thể nào giám sát nổi được ma làm gì trong đêm tối.  Chính Trung Quốc vốn từng bị cho là “làm nhái” các chiến đấu cơ tiên tiến của Nga. Các chuyên gia Nga cho rằng máy bay Thành Đô J-10 là bản sao của Su-27 Flanker, Thẩm Dương J-11 là phiên bản nhái của Su-30 Flanker-C, trong khi FC-1 là sự sao chép từ MiG-29 Fulcrum.

Hiện nay Trung quốc đang ve vãn Nga bán cho họ Su-35 và nếu Nga đồng ý bán thì Trung quốc sẵn sàng đặt mua 30 đến 50 chiếc với số tiền có thể lên tới 20 tỷ đô-la vì loại máy bay này được trang bị hai động cơ 117S với vectơ lực đẩy, là sự kết hợp của tính tiện dụng và khả năng tấn công hiệu quả đồng thời nhiều mục tiêu trên không. Chiến đấu cơ đa dụng này có nhiều tên lửa và các hệ thống vũ khí tiên tiến. Su-35 được mệnh danh là “chiến đấu cơ thế hệ 4++ mang công nghệ của thế hệ thứ 5 hơn hẳn máy bay hiện đại nhất của Mỹ hiện nay”. Nga vẫn chưa có trả lời chính thức về vấn đề này.

Rõ ràng từng đấy đã đủ cho Việt nam phải tính đến tìm kiếm mua vũ khí của nhiều đối tác khác hay phải buộc Nga cam kết không bán vũ khí cho Trung quốc với những gì mình đã mua. Điều này thật khó vì dù thế nào con gấu trắng Nga vẫn không chịu cam kết khi nhìn thấy túi tiền khổng lồ va các hợp đồng to lớn gấp nhiều lần mà Việt nam đã đem lại cho họ.

Sau khi nghe tin Nga bán cho Trung quốc 48 máy bay Su-30 nhiều bạn hàng của Nga ở đông Nam Á đã tỏ ra bất mãn và chắc chắn họ không còn tha thiết với sự chào hàng của con gấu Nga và buộc họ cũng sẽ phải tìm đến các nguồn hàng khác để làm lá chắn chống lại sự bành trướng của Trung quốc hôm nay.

Người Việt nam đã học câu chuyện về ngụ ngôn “mâu thuẫn”. Một người thợ rèn rao bán cái Mâu để bán được nhiều hàng anh ta nói rằng: “Hỡi các vị khách hãy mua mau mâu của tôi. Vũ khí này  không gì không chém đứt, không gì không chọc thủng!”

Khi bán gần hết Mâu thì anh ta lại đem bán Thuẫn và ra rằng: “Hỡi mọi người hãy mua đến mua Thuẫn của tôi. Thuẫn này không gì chém không được, không gì đâm không thủng!”

Và khi khách hàng những người đã nhẹ dạ nghe anh ta nói hay, rao khéo bỏ tiền mua Mâu của anh hỏi anh ta rằng: “Anh nói Mâu anh không gì không chém đứt, không gì không chọc thủng và nay anh lại nói cái Thuẫn này không gì chém không được, không gì đâm chẳng thủng! Vậy liệu lấy các Thuẫn hôm qua anh bán để đâm cái thuẫn này liệu có thủng chăng? Đó là một mặt của mâu thuẫn trong mua bán với thợ rèn gấu trắng Nga.

Một mặt nữa người ta thấy được sự không đẹp của kẻ rèn dao, sản xuất vũ khí cho các bên chém giết nhau miễn là thu được nhiều tiền bất chấp chữ tín nhiệm và đạo đức. Đây là bài học lớn để mọi quốc gia phải xem xét khi mua hàng của Nga. Nhưng cái khó là các quốc gia khác có chịu bán thứ mà Việt nam cần thiết mua để bảo vệ đất nước của mình trước kẻ thù nguy hiểm hay không và làm cách nào để có thể sắm được thì lại là một bài toán khác. Chuyện này các nhà lãnh đạo Việt nam đang phải tính toán kẻo không mua thuẫn về không thể bảo vệ được mình khi kẻ khác mua mâu chém mình. Bài toán bảo vệ đất nước đang đặt ra cần có câu trả lời.

Ngày 7 tháng 3 năm 2012.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

37 Phản hồi cho “Việt Nam và các nước buộc sẽ phải xem xét lại việc mua vũ khí của Nga?”

  1. viet says:

    guỉ tác giả Nguyễn Hoàng Hà, Tác giả nên nhớ rằng VN không phải là I ran, Nga có ‘đánh dĩ mười phương cũng còn phsỉ ẻe một phuqoqng lấy chồng” chứ. Mời tác giả hãy xem chính người TQ nói gì?:
    Nga Việt hợp tác- TQ lo lắng?
    Báo Trung Quốc: Nga mới là mối họa lớn của TQ tại Biển Đông
    Thứ năm, 18 Tháng 8 2011 13:02

    Bài trên Liên hợp tảo báo của Trung Quốc cho rằng Nga mới là mối họa lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Chính Nga là cường quốc bên ngoài đến Biển Đông sớm nhất chứ không phải Mỹ. Nga tích cực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí tại Biển Đông, ký nhiều hợp đồng bán vũ khí hiện đại, bao gồm tàu ngầm, máy bay, cho Việt Nam.

    Chú Gáu Nga và Rồng TQ
    Tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Clinton phát biểu nhấn mạnh các nước cần giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Sau đó, Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lần lượt có phát biểu tỏ đồng thuận và việc đó đã trở thành chính sách đã rồi của Mỹ đối với Biển Đông. Chính sách của Mỹ tất nhiên có lợi cho việc duy trì bảo vệ lợi ích đã rồi tại quần đảo Trường Sa của những kẻ nhanh chân đến trước, khiến những kẻ đến sau ở vào thế bị kìm kẹp, ngăn trở, đành bó tay hết cách, cũng lại phải hướng đến đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.

    Nga nhanh chân đến trước Mỹ: Trên thực tế, Mỹ cũng là kẻ đến sau tại Biển Đông. Ngoài các nước ASEAN thì kẻ nhanh chân đến trước tại Biển Đông lại là Nga chứ không phải Mỹ.

    Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Liên Xô cũ kết hợp với Việt Nam thành lập công ty góp vốn, cùng liên thủ khai thác mỏ Bạch Hổ ở Biển Đông, sản lượng khai thác chiếm một nửa tổng sản lượng dầu thô của Việt Nam; đến nay, đây vẫn là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam.

    Theo thống kê, đến nay Nga đã trở thành đối tác hợp tác nước ngoài lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Các công ty dầu mỏ phương Tây khác như Exxon Mobil, BP, TOTAL những năm gần đây mới góp vốn với Việt Nam khai thác dầu khí.

    Nga hợp tác với Việt Nam vừa có lợi ích an ninh vừa có lợi ích kinh tế, bởi Nga được chia sẻ lợi ích kinh tế to lớn tại Biển Đông, Nga đã trở thành chỗ dựa lớn nhất của cộng đồng kinh tế do Việt Nam liên kết với các cường quốc trên thế giới tạo nên trên vấn đề Biển Đông. Và như vậy dễ thấy rằng tại sao trong những năm gần đây Nga lại đồng ý bán cho Việt Nam những trang bị vũ khí đời mới lợi hại chuyên dùng cho xung đột tại Biển Đông với mức ưu đãi lớn hơn nhiều so với TQ.

    Gần dây, VN đặt mua của Nga những hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo 636, 13 máy bay chiến đấu Su-27, 20 máy bay Su-30 và nhiều tên lửa đối biển, radar…. Vũ khí mà Nga bán cho VN có tính năng tiên tiến hơn hẳn các vũ khí bán cho TQ trước đây, tỷ lệ giữa tính năng và giá cả cũng cao hơn. Cuối năm 2011, loạt máy bay chiến đấu Su sẽ hoàn tất giao hàng. Cuối năm 2013, ngoài các tàu ngầm lớp Kilo, những vũ khí đời mới lợi hại này sẽ bước đầu hình thành sức chiến đấu.

    6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo là “tuyệt chiêu” trong hải chiến Trường Sa và cũng được giao hàng lần lượt từ cuối năm 2011 và giao hết trong vòng 5 năm. Trong khi Nga đang chế tạo tàu ngầm thì VN đã đào tạo đồng bộ các sỹ quan làm việc trên những chiếc tàu ngầm đó, hiện Nga và Ấn Độ đang phụ trách việc đào tạo. Từ đó có thể thấy, các tàu ngầm mới và lợi hại này sẽ nhanh chóng hình thành sức chiến đấu và hoạt động khắp nơi thuộc vùng Biển Đông và biển phía Đông TQ, tạo ra sự đe dọa khá lớn đối với các nước láng giềng trong đó có TQ, nhằm đảm bảo an toàn cho việc khai thác các mỏ dầu của VN.

    Nói về lợi ích thực tế trong cấu trúc hiện nay ở Biển Đông, Mỹ là kẻ đến sau và không bằng Nga. Nếu nhìn vấn đề một cách cô lập thì việc Mỹ có mặt ở khu vực Biển Đông là không hề có lợi ích chiến lược to lớn về an ninh và kinh tế. Theo đánh giá, sở dĩ Mỹ ủng hộ ASEAN chống lại TQ trong vấn đề Biển Đông, xét ở góc độ chiến lược thì chủ yếu là để tránh xảy ra cục diện sau khi TQ trỗi dậy sẽ thách thức sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực CÁ – TBD, ra tay khi còn sớm để kiềm chế sức mạnh của TQ tiến xuống phía Nam. Còn việc đảm bảo cho máy bay quân sự, tàu thuyển của Mỹ tự do lưu thông giữa TBD, Ấn Độ Dương hay như việc giữ ổn định tình hình Biển Đông thì cũng chỉ là một cách nói.

    Cách tiếp cận của Nga ở tầm chiến lược khác xa so với Mỹ. Cách tiếp cận tầm chiến lược nêu trên của Mỹ đều thích hợp với Nga. Ngoài ra, Nga và VN còn có tình hữu nghị truyền thống, như năm 1979, trong chiến tranh biên giới Trung – Việt và “cuộc chiến lưỡng sơn” kéo dài 10 năm sau đó, Liên Xô cũ là cường quốc duy nhất ủng hộ VN chống TQ. Hơn nữa Nga lại là nước có lợi ích kinh tế thiết thực nhất tại Biển Đông. Biển Đông giống như một kho báu, bằng việc hợp tác lâu dài với VN, những khoản ngoại tệ khổng lồ mà Nga kiếm được từ đó dường như không bao giờ cạn.

    Ngoài ra, từ chính sách ngoại giao khác nhau của hai nước Nga, Mỹ đối với các nước quanh Biển Đông cũng có thể cảm nhận thấy Nga và Mỹ có lập trường khác nhau đối với vấn đề Biển Đông, từ đó có thể lần ra manh mối. Thái độ can thiệp của Mỹ là nhằm tăng cường trao đổi qua lại với ASEAN, NB và Australia, còn việc ủng hộ ASEAN thì vẫn xoay quanh đồng minh truyền thống là PLP, việc ủng hộ một số quốc gia khác như VN chủ yếu vẫn chỉ dừng lại trên bề mặt ngoại giao và đe dọa. Cùng trên vấn đề Biển Đông nhưng chính sách của Nga lại khác. Nga cũng ủng hộ gián tiếp các nước ASEAN nhưng dành viện trợ thực tế cho VN.

    Tóm lại, ngoài việc tăng cường hợp tác với VN về ngoại giao và kinh tế thì Nga còn nâng đỡ VN bằng hành động thực tế. Hiện nay, Nga ngoài mặt vẫn giữ thái độ tươi cười với TQ, trong ngoại giao thì “nói ý cay bằng lời ngọt”, trong hành động thì chỉ làm không nói. Nga giống như “con vịt đạp nước”, trên mặt nước thì dường như không có động tĩnh gì nhưng dưới nước lại giở võ chân.

    Đây cũng là nguyên nhân tại sao trong khi VN tăng cường “chuẩn bị đấu tranh quân sự” thì toàn bộ vũ khí cho hải chiến lại lấy từ Nga chứ không phải Mỹ và Mỹ lại chỉ gián tiếp ủng hộ VN về mặt đe dọa chiến lược. Đây là chỗ khác nhau cơ bản về mức độ ủng hộ của Mỹ và Nga cho VN trong tranh chấp ở Biển Đông.

    Theo diễn biến tình hình Biển Đông hiện nay, một khi VN và TQ xảy ra một trận hải chiến thì toàn bộ vũ khí sắc bén mà quân đội VN sử dụng để giết hại quân giải phóng TQ là của Nga chứ không phải của Mỹ./.

    Tác giả: Tiết Lý Thái – Nghiên cứu viên Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford

  2. viet says:

    gui Nguyễn Hoàng Hà hãy xem người TQ nói gì/ đừng quá lo xa như thế!

    TQ lo VN hợp tác với Nga, Ấn, Mỹ???

    ——————————————————————————–

    Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam
    Thứ tư, 24 Tháng 8 2011 00:00 dinh tuan anh
    Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15, trong những năm gần đây thực lực quân sự của Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á

    Thời gian gần đây, Việt Nam có rất nhiều động thái ở Biển Đông: Vào cuối tháng 5 Việt Nam chỉ trích tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của họ ở Biển Đông, dân chúng Việt Nam liên tục trong nhiều tuần biểu tình chống Trung Quốc. Ngày 9/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố phải bảo vệ vùng biển và các đảo của Việt Nam bằng sức mạnh của toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Ngày 13/6, Hải quân Việt Nam hai lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng Biển Đông, sau đó lại công bố lệnh huy động nhập ngũ. Ngày 15/7, Việt Nam và Mỹ bắt đầu tổ chức diễn tập liên hợp trong một tuần ở vùng biển gần Đà Nẵng. Để củng cố lợi ích đã có của mình ở Biển Đông, Việt Nam một mặt dựa vào sức mạnh của ASEAN và cơ hội thuận lợi Mỹ “trở lại Đông Nam Á” để đẩy mạnh ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng thiết thực tăng cường bố trí quân sự và hiện đại hóa quân đội ở Biển Đông.

    I, Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á

    Những năm gần đây, thực lực quân sự của Việt Nam được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á.

    Lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh. Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng.

    Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế. Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không.

    Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần.

    Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa. Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không.

    Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

    Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân. Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.

    Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển.

    II- II, Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân

    Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai.

    Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”. Vì thế Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân – không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ.

    Bước vào thế kỷ mới, Việt Nam đặc biệt chú trọng ảnh hưởng của tranh chấp chủ quyền và lợi ích biển ở Biển Đông đối với an ninh quốc gia. Sau Đại hội lần thứ 9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chiếm, làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân. Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần. “Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.

    Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh. Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan. Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2.

    Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa. Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên. Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”. Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến. Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm “Ruby”. Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.

    III- III, Tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ-Ấn Độ là có ý đồ ở Biển Đông

    Trong tiến trình thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, Việt Nam có một biện pháp quan trọng là tích cực tăng cường quan hệ quân sự với các nước, trong đó hợp tác quân sự giữa Việt Nam với Mỹ và Ấn Độ là đặc biệt đáng quan tâm, vì đây cũng là một bộ phận của chiến lược quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Việt Nam, được thể hiện ở ý đồ “liên Mỹ”, “liên Ấn” để kiềm chế Trung Quốc.

    Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Cohen đi thăm Việt Nam, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam sau 25 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, đánh dấu việc khởi động quan hệ quân sự Việt-Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bush (con), Mỹ đã mở rộng giao lưu quân sự với Việt Nam, các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên diễn ra liên tục, tàu quân sự hai nước thường xuyên đi thăm lẫn nhau, lại còn đi đến hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, y học quân sự… Sau khi Obama lên nắm quyền, quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến thêm một bước mật thiết hơn. Năm 2010, Mỹ và Việt Nam lần đầu tiên tổ chức giao lưu phòng vệ cấp thứ trưởng quốc phòng, tàu sân bay USS George Washington và tàu khu trục mang tên lửa USS John S. McCain của Mỹ đến thăm Việt Nam cập cảng Đà Nẵng. Việt Nam còn diễn tập quân sự chung với Mỹ ở Biển Đông. Ngoài hy vọng được Mỹ viện trợ quân sự và đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự, việc Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ còn có một nguyên nhân rất quan trọng khác là kéo Mỹ vào, làm tăng thêm sức nặng đối đầu với Trung Quốc, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày một nổi lên rõ hơn.

    Những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng không ngừng mở rộng. Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Fernandez đi thăm Việt Nam, ký “Hiệp định hợp tác phòng vệ” giữa hai nước, quyết định tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi tình báo, đóng tàu hải quân, chống cướp biển. Để thực hiện các nội dung hữu quan, tháng 10 năm đó hai nước còn tổ chức diễn tập quân sự chung ở Biển Đông. Ngoài ra, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ về kỹ thuật công nghiệp quân sự cũng không ngừng gia tăng. Nhà máy công nghiệp quân sự Nasik của Ấn Độ đã giúp Việt Nam cải tiến khoảng 200 máy bay chiến đấu MiG-21 đang trong chế độ quân dịch. Ấn Độ còn quyết định cung cấp cho Việt Nam các bộ linh kiện dùng để kiểm tra sửa chữa máy bay chiến đấu MiG và nâng cấp máy bay chiến đấu SU-27. Cung cách Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và Ấn Độ, lôi kéo các nước lớn can thiệp tranh chấp trong vấn đề Biển Đông sẽ khiến cho vấn đề Biển Đông phức tạp thêm một bước./.

    Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” (Trung Quốc)

  3. viet says:

    mời các ban xem ngươi tQ nói gì nhé:

    Chiến thuật giữ Biển Đông của Việt Nam
    BBC-Cập nhật: 15:05 GMT – thứ hai, 16 tháng 1, 2012

    Quân đội Việt Nam đang tăng cường khả năng phòng thủ
    Thời gian qua, việc Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng đã làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà phân tích.
    Robert Karniol, một cây bút có uy tín về các đề tài quân sự Á châu, vừa có bài nhìn nhận ‘Việt Nam đang chuẩn bị để bảo vệ tốt hơn đòi hỏi chủ quyền của mình trên Biển Đông’.
    BBCVietnamese.com xin lược dịch và giới thiệu cùng quý vị.
    Nhà phân tích hiện ở Singapore cho rằng Việt Nam đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan.
    Theo nhận định của giới quan sát, cán cân quân sự qua eo biển nay đang nghiêng dần về phía Trung Quốc, và qua đó Bắc Kinh thúc đẩy các quyền lợi an ninh rộng lớn hơn là chỉ để đối phó với Đài Loan.
    Nói thẳng ra, thì tham vọng chiến lược của Trung Quốc là có đủ năng lực quân sự để đương đầu với bất cứ thách thức nào từ phía Hoa Kỳ.
    Để làm việc này, bên cạnh quá trình hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng hạt nhân, Trung Quốc phát triển một chiến thuật riêng để đối trọng với Hoa Kỳ. Chiến thuật này có tên là ‘sát thủ giản’ và đã được nhiều nhà phân tích phương Tây chú ý tìm hiểu.
    ‘Sát thủ giản’ có thể diễn giải một cách đơn giản là thay vì tăng cường chạy đua vũ trang, Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu công dụng và hiệu quả của vũ khí Mỹ, thí dụ qua việc phát triển các thiết bị chống vệ tinh.
    Trong hải quân, Trung Quốc ứng dụng ‘sát thủ giản’ bằng phương thức chống tiếp cận mà giới quân sự gọi là anti-access/area denial (A2/AD). Đó là thiết lập các vùng trên biển đặc biệt nhằm mục tiêu chống lại các cuộc tấn công của đối thủ. Với cách thức này, Trung Quốc có thể đối phó ngay trong trường hợp hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ được huy động tham gia xung đột nhằm bảo vệ Đài Loan.
    Giải phóng quân Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến DF-21D với tầm che phủ trên 1.500 km. Có loại tên lửa này trong tay, Trung Quốc có thể kìm chân bất cứ hoạt động hải quân nào của Hoa Kỳ hay một quốc gia nào khác trong khu vực.
    ‘Dĩ độc trị độc’
    Bên cạnh hỏa tiễn tầm xa, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển hệ thống phòng không nhằm phát hiện và tiêu diệt các loại chiến đấu cơ của địch. Tiếp đó là đội ngũ tàu ngầm đang ngày càng được đầu tư để đối phó với các đe dọa trên mặt biển.
    Giới chuyên gia được dẫn lời nhận định các nỗ lực nói trên đang giúp Trung Quốc tạo dựng các ‘khu vực chống tiếp cận’ càng ngày càng rộng, khiến quân đội Hoa Kỳ hoạt động càng lúc càng khó khăn.
    “Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội.”
    Phân tích gia Robert Karniol
    Theo ông Robert Karniol, Việt Nam đã phát hiện và ứng dụng chiến thuật của Trung Quốc.
    “Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội.”
    Nhà phân tích này cho rằng việc Hà Nội mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK và chiến hạm lớp Gepard của Nga chính là để tăng khả năng chống tiếp cận (A2/AD) với chủ trương không chạy theo số lượng mà chú ý tính năng.
    Loại chiến đấu cơ Su-30MK đời mới mà Việt Nam mua có gắn hỏa tiễn chống tàu chiến Kh-59MK với tầm bắn 115 km, trong khi chiến hạm Gepard có kèm tên lửa chống tàu chiến Kh-35E với tầm xa 130 km và có thể tấn công tàu trọng tải lớn tới 5.000 tấn.
    Hà Nội cũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, được trang bị thêm hỏa tiễn 3M-54 Klub chống tàu trên mặt biển với tầm bắn 300 km.
    Song song, Việt Nam cũng mua thêm một số hệ thống phòng thủ bờ biển của Israel, với tầm che phủ khoảng 150 km. Về phòng không thì có ba đài radar vi sóng hết sức tối tân Vera của Cộng hòa Czech. Được biết, Washington thoạt tiên chặn việc mua bán radar này, nhưng sau lại chấp thuận.
    Tất cả các sáng kiến trên, theo ông Karniol, là để bảo đảm Việt Nam không bị yếm thế trong trường hợp Trung Quốc muốn tìm cách độc chiếm Biển Đông.
    Theo đúng chiến thuật A2/AD của Bắc Kinh, Hà Nội có thể cản trở các hành động phiêu lưu của Bắc Kinh một cách tinh vi hơn.
    Phân tích gia quân sự từ Singapore cũng nhấn mạnh: chính các nhà hoạch định chính sách quân đội Việt Nam, với kinh nghiệm qua nhiều thập niên tác chiến, đã tự đưa ra được chiến thuật này.
    Bấm Trở về đầu trang

  4. viet says:

    chính vì Nga ban vk cho cả vn lẫn TQ nên mới không sảy ra đánh nhau.mời các bạn xem ngưoi tQ noi gì nhé:
    (1)BÁO HONGKÔNG * CUỘC CHIẾN HOA VIỆT
    Nếu khai chiến trên biển Đông,
    khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam
    Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như “Đại công báo”, “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ.
    (2) Hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.
    (3)1- Rào cản chính trị: – Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa).
    (4)Khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau), cơ bản bằng không. Thế nhưng, quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.
    (5)- Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . “Học thuyết quân sự mới” biển Đông là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.

    (6)- Chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, “Hiệp ước đồng minh Mỹ – Xinhgapo – Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự “Karat”.
    (7)- Trường Sa có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam – Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, bất lợi với Trung Quốc.
    (8)2- Rào cản về quân sự
    - Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa – quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc.
    (9)Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.để vẫn thắng được nước mạnh.
    (10)- Cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”,xu thế sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.

    (11)- Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km.
    (12)- Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.
    (13)3- Rào cản về địa lý
    - Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 – 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km.
    (14)- Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km…buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không, thời gian tác chiến so với máy bay Việt Nam ngắn hơn 50%.
    (15)- Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.
    (16) Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.
    (17)- Địa hình Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Trung Quốc tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.
    (18)4- Rào cản về chiến thuật
    - Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu của Trung Quốc, tấn công các tàu cỡ lớn của Trung Quốc.

    (19)- Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng không kích tầm siêu thấp, khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 – 500 tấn trở xuống, nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không hiệu quả mà có khi lại làm mồi cho các loại phương tiện săn ngầm của VN do Nga trang bị./.

  5. Lê Dân Việt says:

    Ông Hông Hà nên vào link dưới đây để coi xem tiền thuế của dân được các cán Cộng xử dụng ra sao, Làm gì có chuyện mua sắm vũ khí để bảo vệ tổ quốc, vì đất nước VN đã bị 3 Dũng và BCT đảng cướp CSVN bắn đứt cho giặc Tầu rồi. Còn gì nữa mà bảo vệ đây? Các bài của ông viết thiếu tính nghiên cứu chuyên môn, phần nhiều đóng vai trò PR cho CSVN thì đúng hơn.

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=145754&zoneid=1

    • Tan says:

      Cái chuyện CS ăn cướp thuế của dân thì cứ việc la làng cho nó mất mặt( nhưng nội dung này không phải là chủ đề của diễn đàn ở đây hôm nay), đã nói cái gì thì phải đúng không CS nó cho chúng ta chỉ là một lũ vịt giời mà thôi! Chúng ta càng lí luận nhiều thì càng lòi “cái đuôi dốt nát” ra để CS nó dễ bề tìm cách trị . có khi chúng ta chỉ là “một lũ vịt giơi thật” để CS nó vặt lông, cũng nên?

      Muốn đánh đổ CSVN thì phải hiểu nó, cái yếu thế nào?, cái mạnh ở đâu?. Chúng ta chỉ toàn thấy nó là xấu là yếú mà hơn nửa thế kỉ nay có làm gì được nó đâu. Cái gì của nó mạnh, nó tốt càng cần phải biết chứ! Biết mới đối phó được chứ!”Biết địch biết ta -”trăm trận trăm thắng” cơ mà

      • Bannong says:

        “Chỉ co kẻ anh hùng thì mới dám khen kẻ thù, còn bọn tiểu nhân thì không”! ( không biết mấy cái đầu rỗng…ở đây có hiểu được câu nói trên hay không?)

  6. viet says:

    Việt – Nga hợp tác phát triển tên lửa hành trình
    Cập nhật lúc :8:10 PM, 15/02/2012
    Dự kiến trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu làm việc để phát triển chung một tên lửa hành trình mới.

    (ĐVO) RIA Novosti dẫn lời ông Mikhail Dmitriev, Giám đốc Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga cho biết, trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu hợp tác để cùng nhau phát triển một tên lửa hành trình mới. “Trong năm nay, Việt Nam sẽ tăng cường năng lực để bắt đầu sản xuất một loại tên lửa hành trình mới, dựa trên tên lửa Uran (>> chi tiết) của Nga”, ông Dmitriev nói với các phóng viên.

    Theo đó, dự án sẽ thực hiện theo mô hình giống như Liên doanh Nga – Ấn đã phát triển và cho ra sản phẩm là tên lửa hành trình siêu âm BrahMos. (>> chi tiết)

    Theo ông Dmitriev, Nga và Việt Nam đang đàm phán về một hợp đồng quân sự khác, liên quan đến hợp tên lửa chống tàu Bastion. “Chúng ta đang nói về một hợp đồng mua bán tên lửa khác, hợp đồng sẽ được cấp tín dụng cho vay có thời hạn”, ông Dmitriev nói.

    Việt Nam sẽ phát triển tên lửa hành trình tiên tiến dựa trên tên lửa Uran của Nga.

    Ông này cũng nhắc lại, trong năm 2011, Nga đã hoàn thành hợp đồng đầu tiên trong việc cung cấp hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion cho Việt Nam. (>> chi tiết)

    Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới không được tiết lộ. Điều đáng chú ý là Uran-E của Nga là tên lửa hành trình chống tàu có tốc độ cận âm, còn BrahMos được phát triển dựa trên tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Yakhont (biến xuất khẩu của tên lửa Onyx). Không có tốc độ nhanh như tên lửa siêu âm, bù lại tên lửa cận âm thường có giá thành rẻ và khối lượng nhẹ. Do đó, loại tên lửa này phù hợp với các chiến thuật lấy số lượng áp đảo.

    Như vậy, Việt Nam sẽ sớm có một nhà máy chế tạo tên lửa hành trình thuộc hàng “tiên tiến bậc nhất” trên thế giới, với sự giúp đỡ của Nga

    Trước đó, Tổng Giám đốc công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obonosov cũng đã tiết lộ rằng, công ty này đã bàn giao đầy đủ số tiên lửa chống tàu Kh-35E (hay còn gọi là Uran-E) cho Việt Nam từ năm 2009-2010 trong hợp đồng được ký kết trước đó (>> xem thêm), với số lượng bàn giao là 31 tên lửa Kh-35E.

    Phần lớn các chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực.

    Việc cùng hợp tác và phát triển lên một biến thể tên lửa mới sẽ giúp Việt Nam sớm tiếp thu được công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến, dần dần tự sản xuất tên lửa cho các tàu tên lửa như tàu lớp Molniya, Gepard 3.9… cũng như xin giấy phép và mua dây chuyền công nghệ.

    >> Nga bàn giao đủ tên lửa cho Gepard Việt Nam
    >> Việt Nam muốn có nhiều tàu Gepard hơn

    >> Bộ đôi ‘kình ngư’ trên biển Đông
    >> Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói

    >> Su-30 sẽ sớm được bán cùng BrahMos
    >> Việt Nam tự chủ số lượng tên lửa bảo vệ lãnh hải

    >> Hải quân Việt Nam: Tinh gọn, cơ động, linh hoạt
    >> Chuyên gia Hoa kiều nói về bước tiến Hải quân VN

    Thanh Dung (theo RIA Novosti

  7. Viet says:

    Báo Nga: VN sẽ sản xuất tên lửa tầm bắn 300km
    Cập nhật lúc :9:58 AM, 18/02/2012
    Trang mạng Đài tiếng nói Nga (Ruvr) cho biết, với sự giúp đỡ của Nga, sắp tới Việt Nam sẽ đưa vào sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35.

    Theo đó, tên lửa mới sẽ có tầm xa tấn công mục tiêu lên tới 300 km và mang theo đầu đạn nặng tới 300 kg. Tên lửa được thiết kế để có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, có thể chống lại mức độ gây nhiễu cao và cường độ hỏa lực mạnh của đối phương. Như vậy, so với nguyên mẫu, tên lửa Việt – Nga hợp tác sản xuất có tầm bắn được nâng lên gấp đôi.

    Ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết: “Đây là loại tên lửa cận âm hiệu quả cao. Nó có thể vượt qua phòng không của bất kỳ lực lượng hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, giống như tên lửa BrahMos được liên doanh Nga-Ấn phát triển.

    Năm 2011, Việt Nam xếp thứ ba sau Ấn Độ và Algeria trong số các khách hàng nước ngoài mua vũ khí lớn nhất của Nga. Nếu trong năm 2003, thị phần xuất khẩu vũ khí của Nga cho Việt Nam chỉ là 1%, thì tới năm 2011 đã đạt mức10%, ông Igor Korotchenko cho biết:

    “Việt Nam đã chiếm vị trí ưu tiên về nhập khẩu vũ khí của Nga trong vài năm qua. Điều này liên quan với các quyết định của lãnh đạo Việt Nam nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội trong tình hình mới. Việt Nam quan tâm đến việc tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang của mình và đặc biệt là hải quân, đủ hùng mạnh để đẩy lùi bất kỳ mối đe dọa quân sự nào có thể xảy ra”, ông Korotchenko nói thêm.

    Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam sẽ sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 và tên lửa Yakhont. Ảnh minh họa: Tên lửa Yakhont.

    Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á nhận được hai tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion. Mỗi tổ hợp được trang bị 36 tên lửa hành trình dẫn đường có cánh Yakhont. Với hai hệ thống tên lửa này, Việt Nam có thể bảo vệ 600 km đường bờ biển và giám sát vùng biển trong khu vực đến 200.000 km2. Hiện tại, Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc mua thêm một tổ hợp tên lửa loại này.

    Năm 2011, Hải quân Việt Nam cũng đã được bổ sung thêm hai chiếc tàu tuần tra Svetlyak, có thể hoạt động độc lập trong vòng 30 ngày. Tàu tên lửa lớp Molniya đã chứng minh tính hiệu quả của nó, vì vậy mà Việt Nam và Nga ký hợp đồng sản xuất theo giấy phép tại TP HCM thêm 10 tàu như vậy.

    Hai tàu khu trục nhỏ mang tên lửa chống tàu Kh-35E và có bãi đáp máy bay trực thăng Gepard được đánh giá cao, với phạm vi hoạt động 9.000 km. Tại Việt Nam, tàu Gepard thứ nhất, tàu HQ-011 được đặt tên vua Đinh Tiên Hoàng và tàu thứ hai đặt tên là HQ-012 Lý Thái Tổ. Dự kiến Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam thêm hai tàu khu trục chống ngầm lớp này.

    Hai năm tới, Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm riêng. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã đăng ký thỏa thuận mua 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 vào hồi tháng 5/2011.

    Trong năm 2011 vừa qua, Nga đã hoàn thành việc chuyển giao đến Việt Nam 20 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2V. Ngoài ra, hai nước cũng đang bắt đầu nghiên cứu khả năng mở trung tâm dịch vụ bảo dưỡng máy bay Sukhoi tại Việt Nam.

    Trong những năm tới, tỷ lệ phần trăm của Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng lên, các chuyên gia Nga khẳng định.

    Nga sẽ tiến hành nâng cấp căn cứ Hải quân Cam Ranh thành căn cứ đóng quân cho các tàu ngầm Kilo, cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng ven biển. Hiện đang chuẩn bị thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất tại Việt Nam tên lửa chống hạm Yakhont.

    Theo ông Igor Korotchenko, đến năm 2014, thị phần Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng đến 15%.

    >> VN hướng tới khả năng chế tạo xích xe tăng
    >> Việt – Nga hợp tác phát triển tên lửa hành trình

    Theo Ruvr

  8. bannong says:

    Trung Quốc bác tin mua 48 máy bay Su-35
    Cập nhật lúc :8:37 AM, 10/03/2012
    Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin rằng Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận với Moscow để mua 48 máy bay Su-35.

    (ĐVO) Trước đó, hàng loạt các phương tiện truyền thông Nga đã loan báo rằng, Nga và Trung Quốc có thể nhanh chóng ký kết một hợp đồng cung cấp 48 chiến đấu cơ đa năng Su-35 cho Không quân Trung Quốc (PLAAF) với trị giá khoảng 4 tỷ USD. (>> chi tiết)

    Tuy nhiên, hôm 9/3 báo chí Trung Quốc trích dẫn một văn bản của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bác bỏ thông tin. Theo đó, “Thỏa thuận trên không có cơ sở xác thực”, RIA Novosti dẫn lại.

    Văn bản cũng nêu rõ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ca ngợi mối quan hệ hợp tác kỹ thuật – quân sự giữa hai nước, và nhấn mạnh “hợp tác kỹ thuật quân sự Nga – Trung là bộ phận quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, mối quan hệ này liên tục phát triển và đã cho ra nhiều kết quả”.

    Mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và Nga đã và đang phát triển ổn định, hai bên đang tích cực hợp tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, và đạt được kết quả tốt, nguồn tin cho biết.

    >> Nga bồi thường Su-35 cho Việt Nam?
    >>Thương vụ Su-35 và những khả năng đổi chác
    >> ‘Soi’ thương vụ 4 tỷ USD của Nga – Trung

    Thanh Dung (theo Rian)

  9. Mặt Vêu, Mày Váo, Làm Láo, Cháu Bác says:

    Đọc các bài viết của tác giả Hoàng Hà ta hay bắt gặp những miểng “bom” cài cắm có “mang tính Đảng CSVN”. Bài này cũng không khác gì, đọc đoạn sau chúng ta sẽ nghĩ gì về một Đảng mafia CSVN nổi tiếng khắp hoàn vũ về tính tham nhũng ăn bẩn ăn vặt ăn cướp của toàn dân VN. Xin trích “….Việt nam đã phải chắt chiu từng đồng qua thuế của người dân lúc kinh tế đang khó khăn để mua sắm vũ khí ……” Xin lỗi, chỉ cần tịch thu tài sản của chừng vài ba thằng đầu lãnh của Đảng cũng đủ mua tàu ngầm, máy bay để trang bị cho quân đội VN chống giặc Tàu…còn nếu tịch thu toàn bộ tài sản của tất cả các Đảng viên cao cấp của bọn CSVN thì đủ cung cấp vũ khí cho cả nước Tàu, ông Hoàng Hà có biết chăng??????

  10. haile says:

    Dù có chủ-quan, cũng không làm ai mất mát gì. Liên-Ban Sao-Viết Chủ-thuyết Cọng-sản dã không còn nữa. Chính phủ Nga bây giờ (có thể cả trong tương-lai) không phải là đồng-minh của Mỹ. Như Anh, Úc, Canada….Việc Nga bán vũ-khí chiến-tranh cho Tàu cọng lẫn Việt cong. Để hai nước đánh nhau. Nói cách khác. Nga trang-bị phương-tiện chiến tranh (Loại hiện-đại) cho Quân-đội Tàu cong và Việt cọng giống nhau. Không thể không có suy-diễn nào khác thuyết-phục hơn là cho Tàu Việt đánh nhau ?
    Giả-thuyết : Những biến-cố đã xảy ra . Công-khai, hay bí-mật, giữa Việt cọng và Tàu cọng. Công-hàm hay mật-nghị giữa hai đãng Cọng sản Việt, Tàu. Đều là “Hiện-tượng đánh lừa bản-chất” nhằm làm cho khả-năng giải-đoán của Mỹ bị dằng-co khó có kết-luận chính-xác. Để Việt cọng dùng chiến-thuật “Đu giây” khai thác Dollars của Mỹ. Chính Mỹ phải hướng nổ-lực sưu-tầm vào đây. Để tránh tái diễn cảnh Mỹ bỏ tiền đầu tư về nước trong danh-dự, như trước 1975 ! Mong rằng Giả-thuyết nầy không xảy ra trong tương lai.

    • Tan says:

      chính vi Nga bán vk cho cả VN lẫn TQ nên mớí không xảy ra đánh nhau bạn haile à!

Leave a Reply to Mặt Vêu, Mày Váo, Làm Láo, Cháu Bác