WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trường Sa – Gạc Ma 1988: 24 năm nhìn lại

Cách đây hơn nửa thế kỷ, Thống tướng Douglas MacArthur của Hoa Kỳ đã để lại một câu nói bất hủ: “Old soldiers never die, they just fade away ” – Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ nhạt đi.

Nhưng tại Việt Nam, có những người lính trẻ đã chết, cái chết của họ không chỉ mờ nhạt đi mà còn bị chôn vào quên lãng, bị xoá mờ chứng tích. Đó là những người lính Việt Nam đã hy sinh vì Tổ quốc để bảo vệ núi rừng và biển đảo của tổ tiên.

24 năm sau trận Hải chiến Trường Sa – Gạc Ma (14/03/1988) không một dòng thông tin nào nhắc về biến cố này. Điều này hoàn toàn không giống như những sự kiện lịch sử khác luôn được báo chí, truyền hình và hệ thống thông tin cơ sở nhắc đến nhiều lần trước ngày kỷ niệm.

Những người Việt Nam sử dụng Internet hiện tại biết nhiều đến trận hải chiến này phần nhiều qua một đoạn video clip do phía Trung Quốc công bố trên Youtube mô tả cảnh hải quân nước này nã nhiều loạt súng máy phòng không 37 ly cùng pháo 105 ly vào lực lượng hải quân công binh Việt Nam tay không vũ khí đang dầm mình trong nước bám trụ giữ đảo.

Tháng 9 năm ngoái, trong một buổi lễ kỷ niệm cuộc gặp gỡ của các cựu chiến binh đã chiến đấu trên tàu HQ604 trong chiến dịch CQ88 tại Trường Sa (1988) có tên “Vòng tròn bất tử” do Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa tổ chức tại khu du lịch Suối Lương (Đà Nẵng), chín cựu binh sống sót sau trận chiến này mới có dịp gặp lại nhau sau khi bị bắt và được trao trả về Việt Nam 1992. Một trong số chín người này đã mất vì bệnh ung thư.

Tôi không được tham dự cuộc gặp gỡ này với lý do “nhạy cảm”, mặc dù trước đó đã nhận được sự đồng ý của Ban tổ chức chương trình nên đã bỏ lỡ phần chia sẻ của những nhân chứng lịch sử và những khoảnh khắc xúc động của cuộc gặp gỡ này.

Khi tàu bị tấn công, lính và sĩ quan mình trúng đạn ngã la liệt. Tui chỉ kịp xé áo người này quấn cho người kia để cầm máu”, cựu binh Dương Văn Dũng kể. “Tui nhớ đang băng vết thương cho anh Trừ (Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ – HQ604) thì nghe ‘ầm’ rồi tàu chìm.”
“Bọn này ôm phao trôi nổi trên biển gần 12 tiếng đồng hồ mới được bọn nó vớt”, Lê Minh Thoa thuật lại bằng giọng Bình Định, “vậy mà 3 ngày sau là hết bọn tui bị lột da từ đầu đến chân”.

“Cho đến gần đây vợ tui mới tin tui từng chiến đấu ở Trường Sa rồi bị Trung Quốc bỏ tù”, cựu binh Trương Văn Hiền kể, “trước nay nó cứ tưởng tui bị đi tù rồi bịa chuyện để nói với con”. Đứa con gái thứ hai của anh Hiền, năm nay 6 tuổi, thuộc lòng tên các hòn đảo ở Trường Sa, nơi cha mình từng chiến đấu. “Nó cứ đòi coi cái đĩa quay cảnh chiến đấu ở Trường Sa của tui”, anh Hiền nói. ((*))

(Trích từ bài viết “Vòng tròn bất tử” – Trung Bảo)

Tất cả những người cựu binh có mặt trong cuộc gặp gỡ hôm đó đều bật khóc khi được xem lại đoạn phim quay cảnh hàng loạt đồng đội của mình đã ngã xuống dưới làn đạn của lính Hải quân Trung Quốc trên đảo Cô Lin, Gạc Ma…

Những người thân của các chiến sĩ công binh đã nằm xuống trong trận chiến Trường Sa – Gạc Ma 1988 đến giờ vẫn tiếp tục tìm kiếm sự thật về sự hy sinh của chồng, của cha mình.

Chị Mai Thị Hoa, vợ liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương bật khóc khi xem đoạn phim kể chuyện chồng mình hô to khẩu hiệu “Thà hy sinh chứ không để mất đảo. Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo”
Câu khẩu hiệu của thiếu úy Trần Văn Phương được Trương Minh Hiền nhớ lại một cách khác, anh bảo lúc đó anh đứng gần chiếc xuồng, cũng là gần chỗ Trần Văn Phương cầm cờ, hình như đó là “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo!”

(Trích bài “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông” – Hồ Trung Tú)

24 năm trôi qua, vẫn là sự im lặng thường thấy đối với biến cố lịch sử này. Thật khó tin đó là sự thật khi có quá nhiều chương trình kêu gọi đóng góp để xây dựng Trường Sa.

Tại sao những người cựu binh, lẽ ra phải được chào đón và tôn vinh như những anh hùng bởi họ là những nhân chứng lịch sử có thật và xác đáng nhất cho “sự vô nhân bất tín” của nước láng giềng “hữu hảo” Trung Quốc lại muốn quên đi những ngày tháng này?

Có lẽ, những người cựu binh Trường Sa – Gạc Ma năm xưa cũng không thể ngờ rằng, 24 năm sau, nhiều người Việt Nam khác vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thông tin về những gì đã xảy ra, và vẫn tiếp tục nỗ lực âm thầm đấu tranh cho sự thật nhằm giữ đảo cho muôn đời sau.

Có những cái chết bi tráng. Nhưng chắc không có đau đớn nào bằng cái chết của sự thật về những cái chết bi tráng đó. Người ta bằng mọi cách đã xoá đi những vết tích anh hùng của một dân tộc trong khi luôn ra sức ca tụng những anh hùng không có thật. Và có lẽ chỉ có ở Việt Nam mới có chuyện anh hùng bị phân biệt đối xử một cách rạch ròi. Sự xếp loại không tuỳ thuộc vào những người đã nằm xuống vì đại nghĩa, vào xương máu của họ đã đổ ra như thế nào.

Ở Việt Nam, các anh hùng có được ghi nhớ hay không – Điều này tùy thuộc vào kẻ thù đã bắn những viên đạn xâm lăng vào họ.

Nguồn: Facebook Mẹ Nấm

7 Phản hồi cho “Trường Sa – Gạc Ma 1988: 24 năm nhìn lại”

  1. Lê Dân Việt says:

    Mấy CAM, nhân viên xú quán CSN, các cháu du sinh diện 4 con C… hay đọc mẩu tin này rồi tự hỏi đảng cướp CSVN là của ai?

    Trích:

    “Ngày 14 tháng 3 năm 2012

    “KHÓC CHO ANH EM HY SINH, CŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP”…

    Mai Thanh Hải – Nhà báo T, Phóng viên Báo X kể với mình buổi sáng:

    Từ mấy tháng trước, anh T thay mặt Báo, lặn lội tìm đến thăm gia đình 34/64 Liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma ngày 14/3/1988, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa (30 gia đình còn lại ở các địa phương khác, sẽ thăm sau).

    Báo cũng đã làm việc và thống nhất tổ chức cuộc gặp mặt 34 gia đình Liệt sĩ, tại Cam Ranh (Khánh Hòa).

    Thành phần buổi gặp mặt bao gồm các mẹ của Liệt sĩ (mỗi mẹ được đưa 1 người thân đi cùng), lãnh đạo đại diện Hải quân và cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa…

    Cuộc gặp mặt được sự giúp đỡ của Hội Cựu Chiến binh của 1 Doanh nghiệp: Đài thọ tiền đi lại cho thân nhân Liệt sĩ; tặng quà cho mỗi gia đình…

    Tất cả mọi việc đã hoàn tất, giấy mời đã được phát đi, hẹn ngày 14/3/2012 gặp mặt tại Cam Ranh.

    Đùng cái, cách đây 3 ngày (11/3/2012), có lệnh của “trên” yêu cầu hủy cuộc gặp mặt.

    Nhà báo T cay đắng: “Anh trở thành người đi phỉnh (lừa) các mẹ Liệt sĩ” và chán nản: “Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức. Khóc anh em hy sinh cũng không được phép khóc!”…

    Mình nghe xong câu chuyện, cũng chán ặt người: ” Tổ quốc có bao giờ HÈN thế này không?”..

  2. truc tam says:

    Người dân miền Bắc ngày xưa được Bác Hồ tặng cho “quả lừa vĩ đại” : toàn dân miền Bắc hy sinh để giải phóng , giết bọn Ngụy miền Nam bằng cách dùng súng đạn của Tàu và Liên Sô .
    Ngày nay toàn dân Bắc và Nam đều đang ăn “quả lừa trơ trẻn của Đãng Việt Cộng” : chịu khó sống ươn hèn với 16 chữ vàng, 4 tốt do bọn Tàu cộng mớm cho Bộ Chính Trị .
    Vài năm sau thì toàn cỏi Việt Nam tràn ngập bọn Tàu cộng . Chúng sẽ dùng một số Việt gian biết tiếng Tàu để đè đầu dân Việt nam ngu muội, ươn hèn và tất cả tài nguyên, nông sản, lâm sản chở hết về Tàu .
    Bác Hồ nằm trong Lăng mĩm cười toại ý với câu thơ của hắn trước đền Trần Hưng Đạo ngày nào:
    “Bác (Trần Hưng Đạo) đưa non nước qua nô lệ,
    Tôi (Hồ Chí minh) đưa toàn dân đến đại đồng (đồng khổ, đồng ngu, đồng nhục dưới gót cai trị Đại Hán)”

  3. Trúc Bạch says:

    Cái chết “không phản kháng” của các chiến sĩ HQ/QĐNDVN tại Gạc Ma 1988 đã được lãnh đạo “đảng ta” gồm tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, chủ tịch hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười, cố vấn Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp mang sang TQ làm quà dâng lên “hội nghị cấp cao” 4/9/1990 tại Thành Đô (Tứ Xuyên), và đã gặt hái được một thành quả hết sức to lớn là “nối lại tình đoàn kết “truyền thống” vốn có giữa hai đảng, hai chính phủ và nhân dân hai nước Việt-Trung .

    Chỉ tiếc rằng, sự hy sinh của các chiến sĩ HQ/QĐNDVN cho thành quả của “hội nghị cấp cao Thành Đô 1990″ đã bị đảng và chính phủ hai nước Việt-Trung LÃNG QUÊN từ ngay sau khi hội nghị kết thúc “thắng lợi vẻ vang” !

  4. Thomas says:

    Cuối tháng 2-1988 Hải quân Trung Quốc tăng thêm 4 tàu hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa.Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo.
    Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay:
    1) Trung Quốc là bạn hay thù.
    2) Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?
    Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời KHÔNG rõ ràng.

    Hải chiến Trường Sa 14/3/1988: Một Trang Sử che dấu – Một Thời Kỳ Nhục Nhã http://vietnamsaigon.multiply.com/music/item/678/678?replies_read=1

  5. Nam Ka says:

    các lãnh đạo CSVN từ Phạm Văn Đồng, đến Lê Khã kiêu, Nguyễn Tấn Dũng, Sang, Phú Trọng, là những tai sai cũa bè lũ bành trướng Trung Quốc, họ sợ quan thầy Trung Quốc mất lòng. Dân nước, dân biễn, Bô-xíc cho mấy thàng Tàu, tàn ác vói dân, cuộc chiến Hòang Sa, Trường Sa, cuộc xâm lăng biên gới Vietnam, mọi viêt không được nói đến, gi tình hữu nghị với quân xăm lăng phương Bắc. Thật là tuỗi nhục cho dân tộc Viêtnam, chế độ tàn ác CSVN, chũ trương cướp cũa dân, quỳ lụy bọn giặc Tàu, xốm lật đỗ càng xớm, càn tốt cho dân nhờ.

  6. npt says:

    Ngày này cách đây 24 năm những người lính trẽ công binh VN đã bị bọn giặc bành trướng bắc Kinh xâm lược ,âm mưu dùng mọi thủ đoạn đễ sát hại 64 chiến sỹ VN ,nhằm mục đích cướp đảo GACMA thuộc địa phận đảo Trường Sa của VN . Từ đó đến nay Trung cọng đã chiếm luôn hòn đảo này của VN . Nhưng có một điều NNCHXHCNVN luôn phó mặc cho số phận những người chiến sĩ này, đã tử nạn dưới họng súng quân thù của bọn giặc bắc Kinh ,đến nay đã 24 năm nhưng CQCSVN vẫn im lặng như câm ,không tổ chức ngày kỹ niệm 14/3 hằng năm đễ quân đội và nhân dân VN ghi nhớ ,căm thù lũ giặc Tàu xâm lược VN ,chiếm biển đảo VN . Xem ra chính quyền cs VN quá ươn hèn nhu nhược và xem ra các chiến sĩ VN bị tử nạn ở Trường Sa năm 1988 là chuyện không đáng quan tâm ,nên không mở mồm và không có ngày kỹ niệm ,nhưng miệng đám quan tham này vẫn hô hào là yêu nước ,yêu dân tộc VN ,thật là trơ trẽn và hèn mọn không có chính kiến đúng sai ,nhưng miệng thì tự xưng là lãnh đạo này nọ là điều không tưởng cho đám quan tham nhu nhược ,xem giặc là bạn xem dân là thù ,cuối đầu khúm núm trước bọn giặc bành trướng bắc Kinh như một kẽ nịnh thần bị Trung cọng mua chuộc bằng đủ mọi hình thức . Ông cha có câu ,gia bần tri hiếu tử / quốc loạn thức trung thần . hay …Quốc gia hưng vong /thất phu hữu trách .
    Còn những kẽ nghịch tử thì có câu
    Thượng bất chính /hạ tắc loạn
    Tiên tề gia /hậu tề quốc
    Đùng đi theo vét xe đổ của các quan lại ươn hèn như
    Lê chiêu Thống – Trần ích Tắc
    Hèn với giặc /ác với dân .
    Nợ dân phải trả .

Leave a Reply to npt