WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phim Touch – Giao Cảm: vượt qua ý muốn của đạo diễn?

Một cảnh trong phim Touch. (Nguồn: Cinequest)

Touch có lẽ là phim Việt-Nam đầu tiên bước vào địa hạt tâm lý một cách mạnh dạn và nghiêm túc, nhất là đây chính là một tác phẩm đầu tay của đạo diễn trẻ Nguyễn Đức Minh (em ruột của tài tử Nguyễn Long) dũng cảm đối đầu với đề tài xuyên chủng tộc, nằm trong phạm trù tình cảm trai Mỹ gái Việt. Gọi Touch là Giao Cảm có lẽ đúng và xác thực với tình cảnh và cốt chuyện của cuốn phim khi đạo diễn Nguyễn Đức Minh muốn nói đến sự giao cảm giữa người và người qua những nghề nghiệp mà bàn tay là mối truyền cảm gần gũi và thực tiễn nhất để đưa con người đến gần với nhau. Mở đầu cuốn phim bằng những hình ảnh, âm thanh và màu sắc đa dạng đan xen với nhau, đập vào mắt khán giả có lẽ đạo diễn muốn giới thiệu về chủ đề Touch của anh.

Tuy là trực giác thứ tư sau nghe, nhìn, và ngửi, bàn tay có lẽ là một chức năng tuyệt diệu của con người để mang lại một cảm giác trực tiếp đi vào hệ thần kinh và sau đó tim óc. Cho nên khi sử dụng bối cảnh tiệm móng tay/nail và những người làm nail cho cuốn phim là một chọn lựa khéo cho tiền đề cảm giác hay giao cảm này.

Porter Lynn và đạo diễn Đức Minh trong phần Q&A tại rạp AMC, San Jose ngày 10 tháng 3 sau giờ chiếu phim.

Tâm là một cô gái thầm lặng trưởng thành trong một tình cảnh không mấy êm xuôi. Trong một gia đình 3 người cùng với cha mẹ, cô là người con duy nhất. Tuy vậy sự thừa hưởng những tình cảm êm dịu của người mẹ lúc còn bé chỉ lả một trải nghiệm lén lút và cấm đoán khi người cha khắc nghiệt trở về nhà. Cảm giác trìu mến ôm chân mẹ từ đó trở thành trái cấm tình cảm đối với Tâm, và không biết thói quen tìm khoái cảm này bị ngắt đoạn từ lúc nào, và đã ảnh hưởng bao nhiêu trong tuổi cập kê của Tâm, cuộn phim không cho biết.

Nhưng Nguyễn Đức Minh muốn người xem tin rằng kỷ niệm khoái-cảm-đi- với-hình-phạt của người cha đã chi phối tâm lý Tâm, cũng như tình thương người mẹ chịu sự kềm giữ không bộc lộ tình thương của người cha đã làm cho cô ghét người cha cay nghiệt (mẹ mất hơn một năm trước khi vào phim). Trái lại có lẽ sự khắt khe quá đáng của ông đã làm cô trở nên rụt rè, thầm kín với những ước muốn riêng tư của mình. Gặp Brendan, một người thợ máy da trắng khi anh này bị cô vợ bỏ bê hất hủi vì công việc bận bịu của chị, nhất là vì hai bàn tay cáu ghét, đen bẩn vì dầu xe, lý do khiến Brendan tìm đến tiệm nail. Và từ đấy những ve vuốt, những tâm tình chia sẻ đã giúp làm nảy nở một tình cảm riêng biệt giữa hai người.

Nói chung diễn xuất của những nhân vật chính như cô Tâm (Porter Lynn) Brendan (John Ruby) ba cô Tâm (Nguyễn Long) Sandie, vợ anh Brendan (Melinda Bennett) rất khá. Kể cả tính tự nhiên và bạo mồm bạo miệng của ca sĩ Mỹ Lan, thủ vai bà chủ tiệm nail VIP. Kỳ, người bạn trai đóng vai tình hờ của cô Tâm (Tony LaThành) cũng khá trong vai trò kỹ sư hiền lành và gà mờ, cũng như mẹ cô Tâm (Lê thị Hiệp) tuy là các vai phụ.

Một phim tình cảm xã hội đương đại ở Mỹ, tuy không đả động đến chuyện quá khứ chiến tranh hay chính trị Việt Nam, vẫn mang lại cho khán giả một điều gì đó không ổn về tâm tính và cách ứng xử của các nhân vật trong phim. Tôi có cảm tưởng vai trò của những nhân vật chính – nhất là Việt Nam – cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc chiến khốc liệt, và cuộc di tản, vượt biên đầy tang thương vừa qua, tạo nên các con người không toàn vẹn, với những căn bệnh tâm lý, tật thói bất bình thường. Người cha tàn ác với con (child abuse là điều phạm pháp trong xã hội Mỹ). Người tình kềm chế tình yêu và dục vọng đang lên của mình. Người con gái hiện đại trong xã hội Mỹ phụng vụ hai người đàn ông trong đời.

Lẽ dĩ nhiên đây không phải là dụng ý của đạo diễn kiêm tác giả kịch bản. Bằng cách tạo dựng những tình tiết éo le, những màn thịt da khêu gợi mạnh bạo, dìm xuống nước rồi (bồn tắm) rồi lại vục lên bờ, kích thích cảm giác trai gái đều là những kỹ thuật để thu hút khán giả, nhưng cũng chính là điều thánh thiện giả dối và không tưởng khi kết cục một cách gượng ép, không hợp tình, hợp lý. Sôi động tình tứ trong dục vọng với Brendan hơn, Tâm lại chọn người mình không thương để trao thân một cách tẻ lặng, làm tình theo kiểu tu thiền Tantric của Ấn độ. Cái khó và cũng chính là nhược điểm của tác giả và truyện phim khi anh liều lĩnh đi quá sở trường của mình để bước qua địa hạt tâm lý. Nguyễn Đức Minh khi chọn một đề tài tình cảm và tâm lý và tính dục bạo dạn cho cuộn phim Touch, mong nó mang lại sự hưởng ứng đề huề của Việt-Mỹ lại chọn sự hy sinh nhút nhát của 1 kiều nữ Việt Nam. Có phải anh sợ làm mất lòng khán giả Việt?

© Nguyễn-Khoa Thái Anh

© Đàn Chim Việt

 

3 Phản hồi cho “Phim Touch – Giao Cảm: vượt qua ý muốn của đạo diễn?”

  1. Tạ Tốn says:

    Coi như đây là một bài điểm phim ngắn của NKTA . Nói về người cha của Tâm , phần trên TG dùng chữ ” khắc khe ” . Phần dưới tác giả lại dùng chữ ” tàn ác ” . Tôi chưa được hân hạnh xem phim nầy , nhưng tôi hiểu hai chữ ” khắc khe ” và ” tàn ác ” có hai nghĩa khác nhau . Người ta nói ” Hùm dử cũng không ăn thịt con mình ” TG dùng chữ ” tàn ác ” có thể nào gọi là hơi quá đáng lắm không ?Không phải ai cũng bị ảnh hưởng ” cuộc chiến khóc liệt ” và cuộc “di tản vượt biên đấy tang thương ” rồi trở nên người cha ” tàn ác ” ( theo cách suy diễn của TG ). Nếu có đây chỉ là 1 phần triệu triệu của sự ngoại lệ .

  2. Khanh Huynh says:

    Tác giả sắp hàng chờ đi ăn ké với luật sư còi hụ Nguyễn hửu Liêm.

  3. ms boat people says:

    Lâu quá mới có bài ‘điểm báo’ của tác giả. Mấy hôm có sự kiện TNT quan trọng của đồng bào hải ngoại, chắc tác giả bận đi nghỉ hè nên không nghe tiếng trên diễn đàn.Im thin thít.

Phản hồi