WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giã từ Đức trị

Đôi lời sau 17 năm: Nhân dịp đang có nhiều bài viết rất thâm thúy về “nạn” Đức trị, tôi xin nhắc lại một đoạn liên quan mà tôi đã đề cập trong tiểu luận Chia tay Ý thức hệ, để cùng nhau góp sức xây dựng một nhận thức rất căn bản cho công cuộc Đổi mới hôm nay. Bài viết theo thể Hỏi – Đáp cho ngắn gọn. Xin lưu ý cho rằng năm 1995 tôi chưa có Internet, châu Âu chưa có Nghị quyết 1481, dư luận chưa biết Công hàm của Thủ tướng Phạm văn Đồng, chưa biết rõ dư hại của Ý thức hệ đối với quan hệ Việt Trung như hiện nay…và tôi viết trong tình huống lúc ấy rất đơn thương độc mã. Hôm nay nếu viết lại chắc tôi phải sửa một vài chữ, một vài chữ thôi, mong người đọc hiểu và lượng thứ cho mấy chữ chưa được như ý đó. – HSP -

———————————-

Đạo đức, Đức trị, Pháp trị và Cộng Sản

HỎI: Vì sao trong bài “Đôi điều suy nghĩ…” (.ĐĐSN..) anh luôn đối chiếu Mác-Lê với Khổng – Mạnh?

Marx- Lenin

ĐÁP: Theo nhận thức của tôi thì tư duy chính trị Mác xít chỉ là tư duy Đức trị phong kiến mang màu sắc Công nghiệp.

Trước đây, bản chất Phong kiến của hệ thống chính trị Mác – Lê bị che mờ đi là do mấy nguyên nhân sau:

Về nội dung: Người ta thấy lý thuyết Mác-Lê có những nhân tố mà lý thuyết Đức trị phong kiến không có như “Giai cấp công nhân và Đảng tiền phong”, “tính Quốc tế”, tính “tập thể”, “tính Công nghiệp”, “tính Duy vật biện chứng”…Hơn thế, lý thuyết Mác – Lê luôn nói về ý thức hệ phong kiến như ý thức hệ phản động cần phải tiêu diệt.

Về vai trò lịch sử: Có sự ngộ nhận rằng “chủ nghĩa Đế quốc” là giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa Tư bản, Chủ nghĩa Tư bản sắp cáo chung thì phải có cái gì thay thế nó chứ! Trong cơn khủng hoảng của thế giới ở những thế kỷ đầu của Văn minh Công nghiệp thì sự phê phán đối với xã hội Tư bản đương thời và khát vọng về một thế giới khác đã trở nên mảnh đất tuyệt vời để nảy mầm hạt giống Cộng sản, người ta ngưỡng vọng nó như một cái gì hoàn toàn mới mẻ.. . Sau những thắng lợi huy hoàng ở giai đoạn đầu của trào lưu Cộng sản: chiến thắng phát xít, sự xuất hiện một siêu cường Cộng sản với nền công nghiệp nặng, vũ khí hạt nhân, thám hiểm vũ trụ…thì ngưỡng vọng ấy càng trở thành niềm tin thực sự. Thực tế ấy khiến cho cả những người dù có nhìn thấy những điều không ổn trong tư duy Mácxít cũng không dám nghĩ rằng tư tưởng Mácxít chỉ là bản sao mang màu sắc Công nghiệp của tư tưởng phong kiến lỗi thời.

Nhưng nếu xem xét vấn đề từ sự tiến hóa Đức trị sang Pháp trị sẽ thấy bản chất này hiện ra rất rõ.

HỎI: Đức trị và Pháp trị khác nhau thế nào? Chuyên chính Vô sản là Đức trị hay Pháp trị?

ĐÁP: So sánh đầy đủ ắt phải viết nhiều pho sách, vì trong lịch sử từ Đông sang Tây đã có nhiều biến thể phức tạp. Ở đây chỉ có thể rút ngắn chuyện nghìn năm vào một vài trang, với một vài điều cốt lõi.

Trên đường tìm kiếm những phương pháp để tổ chức, duy trì và điều hành xã hội, các nhà tư tưởng phương Tây cũng như phương Đông rút cuộc đều phát hiện các nhu cầu Đức trị, Pháp trị và nhu cầu ‘phối hợp’ cả hai yếu tố đó. Ba xu hướng này, với vô số biến thể của chúng, đã tồn tại và đấu tranh với nhau từ trước Công nguyên cho tới hôm nay, và cùng với chúng là những cách nhìn khác nhau về bản chất cao quý hoặc tàn bạo của Chính trị và của Nhà nước, cùng với chúng là những cẩm nang khác nhau để dạy những thủ đoạn chính trị cho nội bộ giới cầm quyền mỗi nước mỗi thời. Những chuyện “bếp núc” tàn bạo và dối trá của Chính trị, ta tạm gác sang một bên.

Về triết học mà nói, bao quát hết thảy chỉ có hai phạm trù tư tưởng về tổ chức xã hội, xây dựng trên hai nền nhân văn khác nhau: chủ nghĩa Nhân văn cổ điển và chủ nghĩa Nhân văn mới. Đạo trị nước của Nhân văn cổ điển là Đức trị, đạo trị nước của Nhân văn mới là Pháp trị. Đức trị cực thịnh ở chế độ Phong kiến, ứng với Văn minh Nông nghiệp. Quản Trọng, Hàn Phi, Vệ Ưởng, Machiavel…tuy đã đụng chạm đến “Pháp trị” nhưng về toàn cục thì vẫn nằm trong quỹ đạo Đức trị.

Đức trị hay Pháp trị không phải đơn giản là phẩm chất cá nhân hay phương pháp cá nhân của người cầm quyền hay của một triều đại như nhiều người lầm tưởng. Lại càng không nên tưởng lầm rằng áp dụng pháp luật cho cứng dắn là đề cao Pháp trị! Những chế độ phong kiến hay “Ý thức hệ trị” không thể nào có một nền Pháp trị theo đúng nghĩa.

Pháp trị chỉ có thể ra đời cùng với Văn minh Công nghiệp, mở đầu bằng “Dân chủ Tư sản” và phát triển thành nền Dân chủ Đa nguyên ngày nay. Pháp trị ngày nay cũng có yếu tố Đạo đức, song về tư duy nó khác với Đức trị về “chất”, không thể lẫn lộn với Đức trị được nữa.

Chúng ta hãy xem nền chính trị “Chuyên chính Vô sản” nằm ở chỗ nào trong bậc thang tiến hóa ấy?

Trước hết phải hiểu cơ sở triết học của Nhân văn cổ điển và Nhân văn mới. Cả hai nền Nhân văn đều muốn hướng xã hội và con người đến Chân Thiện Mỹ, cho con người được hạnh phúc trong sự “hòa” với nhau và “thuận” với quy luật. Song mỗi bên nhận thức về Con người một khác và từ đó đưa ra những tiên đề khác hẳn.

Tư duy Nhân văn cổ điển dựa trên tiên đề: Con người ta bản chất là thiện và giống nhau, nhưng trong quá trình sống bị cái ác làm cho “tha hóa” đi và phân ly ra (Nhân chi sơ,tính bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn). Vậy phải chống cái Ác và chống sự phân ly,chống sự “tha hóa”, thu về một mối! Tư duy chiến lược của Đức trị là “nhất thể hóa” xã hội, mà đỉnh cao của nó thể hiện ở tính “tập thể”, “quốc tế”, “đại đồng”…của thuyết Mác – Lênin.

(Tuân tử có nói đến bản tính ác của con người, đó thật là tiếng chuông cảnh tỉnh cho phái Đức trị, song cái Ác mà Tuân tử nói tới chỉ là cái bản tính thứ sinh thôi, bởi “nếu biết tích thiện thì kẻ tầm thường cũng có thể thành kẻ sĩ rồi thành thánh nhân” thì như thế cái Ác sao có thể coi là bản tính được. Về toàn cục Tuân tử vẫn là đại biểu của Đức trị.)

Tư duy “nhất thể hóa” ấy đương nhiên dẫn đến chỗ phải tìm kiếm và khẳng định xem cái khuôn mẫu “thiện” duy nhất ấy là cái gì. Phong kiến khi xưa thì khẳng định đó là “đạo trời”, (hoặc biến thái thành “đạo người”, “đạo vua”…) mà Thiên tử được ủy nhiệm, Mác Lênin thì khẳng định đó là “hệ tư tưởng của giai cấp công nhân” tiêu biểu cho Thời đại, mà Đảng Cộng sản là đội tiên phong được Lịch sử giao phó. Những khẳng định ấy đều mang tính tiên đề nghĩa là chỉ được giải thích chứ không được chứng minh, hoặc đã chứng minh một lần rồi là không bao giờ được “xét lại” nữa. Bởi tất cả những “chân lý” ấy đều là do những đại biểu của họ viết ra chứ có ai biết mặt mũi ông Trời và ông Lịch sử ra sao đâu. Điều này giải thích tại sao tất cả các chính thể Đức trị đều không thoát khỏi màu sắc Tôn giáo.

Về biện pháp, lúc đầu nặng về khuyên răn, giáo dục (cẩu bất giáo, tính nãi thiên: nếu không giáo dục thì cái tính sẽ sai lệch đi), nhưng biện pháp “thiện” này bất lực trước thực tiễn, và các nhà Đức trị đã buộc phải cầu viện đến cái “ác” trong biện pháp. Machiavel khuyên quân vương phải biết lừa đảo và tàn nhẫn (vừa như con vật vừa như thằng người). Thế mà theo Creel thì Machiavel so với Hàn Phi vẫn chưa thấm vào đâu( ); Hàn Phi, Thân Bất Hại … đề cao cái “Thuật” trong phép trị nước. Đến Mác – Lê thì sự quyết liệt này lại lên cao thêm một cấp độ nữa, không ngần ngại nói thẳng ra rằng người Cộng sản mà không dám đẩy cái đấu tranh giai cấp tới cấp độ Chuyên chính Vô sản thì cũng chưa xứng với tầm Cộng sản…!

Nếu tính Ác trong chính trị Machiavel còn được ý thức là cái Ác mà quân vương buộc phải làm, cái Ác trong chính trị Hàn Phi còn manh nha cho Pháp trị, thì đến Mác – Lê cái Chuyên chính hoàn tòan không được nhận thức như cái ác, mà là cái thiện gấp triệu lần những cái thiện khác, không còn là biện pháp bất đắc dĩ của quân vương mà biến thành cái chân lý mà quần chúng cần hướng tới, không phải mở đường cho Pháp trị mà lại trèo lên trên Pháp trị, ức chế Pháp trị. Đến Mác – Lê thì mâu thuẫn thiện – ác nội tại của Đức trị đã lên tột đỉnh.

Hệ tư duy Đức trị khởi thủy là “toàn thiện”: con người thiện, phương pháp thiện, đi đến cái đích cực thiện. Nhưng lối suy nghĩ duy tâm ấy va phải thực tế nên buộc phải bổ sung bằng cách sử dụng cái Ác với tư cách phương pháp, có nghĩa là tự thâu nhận vào trong lòng mình cái Ác, và thế là phải chấp nhận cái đối lập với mình, vì bản tính của thế giới khách quan vốn là Đa nguyên. Những người Mác xít luôn nói đến tính muôn màu muôn vẻ của tự nhiên mà không nhận ra cái lẽ Đa nguyên rất tự nhiên của trời đất, bởi dẫu đã cố gắng duy vật và biện chứng (đồng thời vẫn rất duy tâm và siêu hình) nó vẫn quanh quẩn trong hệ ý thức Nhân văn cổ điển, luôn “nhất thể hóa” xã hội, cứ muốn thu xã hội về một mối, tỏa ra từ một nguồn.

Hệ Nhân văn cổ điển tuy có tự bổ sung như vậy vẫn không thoát khỏi bế tắc. Lúc đầu ta tự an ủi rằng cái Ác chỉ là phương tiện để đi tới cái Thiện nên ráng nhắm mắt mà chịu cho qua giai đoạn “quá độ”. Nhưng việc tách mục đích và phương tiện một cách rành mạch như thế không “biện chứng” chút nào. Mục đích lồng trong phương tiện, và phương tiện cũng lồng trong mục đích, mục đích của công đoạn trước có khi là phương tiện cho công đoạn sau (Cái lát cắt chia đôi mục đích với phương tiện chỉ là lát cắt giả tạo!), mục đích và phương tiện luôn đổi chỗ cho nhau.

Cái Ác cũng biết tự vệ, nửa đường nó dừng lại để tự sinh sôi và không tiếp tục con đường ‘hành Thiện’ nữa.Thiện sử dụng Ác làm phương tiện, thì Ác cũng biết dùng Thiện làm phương tiện! Giai đoạn “quá độ” kéo dài vô thời hạn. Thiện Ác dồn lại một cục, Đạo đức và Phi đạo đức cứ xoắn vào nhau, lẫn lộn không biết đâu mà phân biệt. Quá rành mạch cuối cùng lại không rành mạch. (Khi ấy, cái lát cắt chia đôi Thiện và Ác cũng không giúp ta phân định mọi điều được nữa! Những người chỉ một mực đưa cái Tâm lên đầu để khuyến Thiện thì nhất định sẽ trở thành người ‘ba phải’, không thể khác được!).

Chưa kịp đối phó với bệnh giáo điều coi “phương tiện Mác – Lê” là mục đích để gây cái hại chung, đã phải quay sang đối phó với tật thực dụng ,dùng Mác-Lê làm phương tiện để tạo cái lợi riêng.

Cái bế tắc ấy của thể chế Xã hội chủ nghĩa không mới mẻ gì, chỉ là cái bế tắc nghìn đời của lý tưởng Đức trị, mà đáng lẽ đã được lịch sử cho phép cáo chung cùng với sự cáo chung của chế độ Phong kiến và Văn minh Nông nghiệp rồi.

Các nền Đức trị bế tắc vì coi cái gốc của Thiện là ở bên trên, ở Vua, ở Đảng tiền phong…, nên khi chính cái gốc ấy tha hóa thì không tự “hoàn Thiện” được. Pháp trị khơi thông được bế tắc này là nhờ coi nguồn Thiện vô tận là từ biển cả Nhân dân, nên chủ trương tạo điều kiện gây sức mạnh từ dưới lên để khống chế sự tha hóa của quyền lực thống trị và làm nó lành mạnh trở lại.

Sự ra đời của sản xuất Công nghiệp và Kinh tế thị trường đã chiếu một tia sáng hoàn toàn mới vào tư duy của con người trong việc tổ chức và điều hành xã hội. Người ta nhận ra cái nghịch lý rằng muốn cho xã hội có đạo đức hơn thì phải giả thiết là nó gồm những người những người chưa có đạo đức (đầy đủ), và không thể gom họ về một mối tốt đẹp đã định sẵn được. Nguy cơ vô đạo đức nhất luôn phát xuất từ kẻ đi thi hành đạo đức,bởi quy luật của quyền lực là bành trướng vô hạn độ, nếu không gặp phản lực.

Những người đạo đức thực sự bây giờ giác ngộ rằng phải tạm gác “phương án tối đa” để đảm bảo cho “phương án tối thiểu”: Chưa cần anh đạo đức, xin anh hãy sòng phẳng với chúng tôi cái đã! Pháp trị xây dựng trên sự nghi ngờ nên phải đặt ra luật để lường trước.

Nghĩa là xã hội loài người phải đổi “luật chơi”.

Thay vì sử dụng sức mạnh xã hội theo chiều từ trên xuống để tác động vào đám dân đen, bây giờ phải gây sức mạnh từ dưới lên để khống chế thế lực cầm quyền, thông qua quyền bầu cử và các quyền công dân khác, mà quyền cơ bản nhất là quyền tư hữu.
Thay vì tập trung quyền lực vào một nguồn (nhất nguyên), bây giờ phải “tam quyền phân lập” và chấp nhận nhiều tổ chức chính trị độc lập với nhau trong xã hội (đa nguyên). Thay quyền lực định sẵn, kéo dài vô hạn, bằng quyền lực dân cử, định kỳ hữu hạn.

Thay vì nhân danh một lý tưởng cao xa do áp đặt đơn phương, người cầm quyền chỉ được nhân danh cái khế ước rất cụ thể do mọi người trong xã hội cùng nhau thỏa thuận, gọi là luật pháp. Thay vì bị quy định trong tất cả mọi việc làm, người dân bây giờ chỉ bị quy định về những điều không được làm, do đó phạm vi tự do cá nhân được nới rộng một cách căn bản.

Thay vì lấy chuẩn “tĩnh” là vua hoặc một tập đoàn gọi là tiền phong, phải lấy chuẩn “động” là những lực lượng tiên tiến luôn xuất hiện từ trong xã hội.

Kết quả là một xã hội thần dân ổn định giả tạo dưới ách chuyên chế được thay bằng một xã hội công dân linh hoạt và hơn hẳn về tính Dân chủ.

Tư duy khoa học và tiến bộ này được từ khơi nguồn từ John Locke (1632-1704), Montes quieu (1689-1755)…, phát triển thành nền “Dân chủ tư sản” thế kỷ 18-19,rồi thành nền Dân chủ đa nguyên Pháp trị ngày nay.

Đức trị đã có vô số biến thể thì Pháp trị cũng không thể quy về một hình mẫu cứng nhắc nào. Một thể chế xã hội tốt, nhất định phải phù hợp với những đặc điểm Dân tộc và Lịch sử của mình. Nhưng không thể vin vào đó để duy trì một chế độ Đức trị Mácxít ảo tưởng, mà thực chất là nền Chuyên chính của thiểu số nhân danh Vô sản, thiết lập trên đầu Nhân dân,trong khi Nhân loại đã chuyển sang kỷ nguyên Pháp trị!

Trên cơ sở những điều đã trình bày trên tôi thấy có thể kết luận rằng:

Bản chất của dòng tư tưởng Mác – Lê về xã hội là dòng tư tưởng Phong kiến phục hưng, cộng với ảo tưởng Cộng sản nguyên thủy (hoặc ảo tưởng Nô lệ) trong cơn khủng hoảng tăng tốc của nền Văn minh Công nghiệp.

Học thuyết Mác-Lê không phải là cái gì cao xa chưa tới mà chỉ là cái hoài vọng đã bị vượt qua, chỉ là biến tướng mới mang cái mốt công nghiệp của chủ nghĩa phong kiến đã bị lịch sử vượt qua trước đây nhiều thế kỷ. Nó không phải là thứ cẩm nang dẫn đường đầy tính xúc tích huyền bí đến mức hàng thế kỷ sau chưa có ai hiểu đúng, mà chỉ là những dự đoán lẩm cẩm không bao giờ có thực trên đời.

HỎI: Quan hệ giữa Đức trị và Đạo đức?

ĐÁP: Đạo đức là một giá trị tinh thần cao quý, nhưng cũng biến đổi theo thời đại. Khi thời đại thay đổi thì Đạo đức là yếu tố tương đối ổn định nên biến đổi chậm hơn so với những biến đổi của kỹ thuật, kinh tế, chính trị…Vì thế tác dụng của Đạo đức mang tính hai mặt. Mặt tích cực là duy trì tính ổn định của xã hội, nhất là của dân tộc, chống lại những điều “nhí nhố” nhất thời. Mặt tiêu cực là tính ỳ cao, ở những giao thời của lịch sử thì Đạo đức đương thời luôn thuộc về hệ thống cũ. Lực lượng mới của xã hội muốn đi tới bao giờ cũng phải làm cái động tác phá vỡ Đạo đức cũ như con gà con phá vỏ trứng để chui ra. Vì thế bản chất của tiến hóa và sinh sôi là “phi đạo đức”!

Đạo đức còn có một thuộc tính nữa là rất dễ bị bắt chước để làm giả. Đạo đức giả còn “mê ly” hơn cả Đạo đức thật. Nhà chính trị lão luyện nào cũng phải là một tay “chơi Đạo đức”. Vì thế luật của Pháp trị lành mạnh là “Cấm trị nước bằng Đạo đức!”

Một thuộc tính khác của Đạo đức là xu hướng tự hoại, nghĩa là trong môi trường mà Đạo đức cầm trịch thì Đạo đức sẽ tự mất đi.

Đạo đức là giá trị cao quý mà mỗi con người cần có để đối xử với nhau và giáo dục nhau, muôn đời không ai dám nói bỏ Đạo đức, nhưng Đức trị thì loài người thông minh ngày nay không sài nữa rồi. Phê phán Đức trị tuyệt đối không có nghĩa coi nhẹ Đạo đức, trái lại chính là vì để có Đạo đức thật. Chừng nào chưa biết ghê sợ Đức trị thì dân tộc ấy còn ở trong cơn mê man để làm mồi ngon cho những mưu toan.

Trừ khi cả dân tộc ấy (cả tầng lớp thống trị và bị trị) đều là những tay “chơi Đạo đức” thì không kể! Nhưng chẳng lẽ điều này lại có thể xảy ra, và nếu tất cả đều ranh ma như thế thì tôi còn viết những lời ngốc nghếch này ra đây làm gì? Không, không thể như thế, Nhân dân, ít ra là nhân dân lao động và một thiểu số trí thức, bao giờ cũng lương thiện!

HỎI: Thực tiễn nào ở Việt nam minh chứng cho quan điểm của anh về bản chất Phong kiến của nền Đức trị Mác xít?

ĐÁP: Có thể nói toàn bộ thực tiễn Việt nam và thực tiễn trong “phe” Xã hội chủ nghĩa minh chứng cho quan điểm của tôi. Xin kể mấy ví dụ điển hình:

Theo trí tưởng tượng của Mác thì ý thức hệ Phong kiến là rất xưa cũ, phải trải qua ý thức hệ Tư sản rồi mới tiến lên ý thức hệ Vô sản, mà mỗi “bước” chuyển biến ấy là cả một kỷ nguyên mới, trong lịch sử phải đo bằng ngàn năm chứ đâu phải chuyện chơi! Ý thức lại là cái thay đổi rất chậm so với kinh tế, vậy mà chẳng hiểu sao những nước Phong kiến lạc hậu như Trung hoa, Việt nam, Lào, Cao miên…lại tiếp nhận thẳng ngay ý thức hệ Vô sản một cách nhạy bén đến thế, mà tiếp nhận rồi thì bám chặt lấy, tẩy cũng không đi. Trong khi đó những nước đã ở trình độ cao của ý thức hệ Tư sản thì lại tỏ ra ngu dốt không tiếp thu nổi ý thức hệ tiên tiến của Mác?
Có gì đâu mà lạ! Cùng một chất Phong kiến như nhau thì thâm nhập vào nhau đâu khó khăn gì!
Lúc đầu người ta cứ tưởng Việt nam chưa có giai cấp công nhân bao nhiêu, toàn nông dân thì tiếp thu ý thức hệ Vô sản chắc là khó lắm, ai ngờ bây giờ mới biết cái xứ sở Nông dân Phong kiến lạc hậu này mới chính là mảnh đất lý tưởng của Mác-Lê!
Cái chất Phong kiến gia trưởng thời vua chúa chưa kịp tẩy rửa bởi một nền Dân chủ đã tìm thấy chỗ đứng rất “ngon lành” trong hệ chuyên chính,”dân chủ tập trung”!
Cái chất Đức trị sặc mùi tam Cương ngũ Thường chưa bị thanh toán đã tìm thấy sự đồng điệu trong một thể chế “Ý thức hệ trị”, một thứ Đức trị mới toàn những Nghị quyết, những “Cương” lĩnh, “Thường” vụ…

Nếu nhìn thấy 55 tập Lênin in tuyệt đẹp chắc cụ Khổng cụ Mạnh phải ghen tỵ không được sống tới bây giờ, để Tứ thư, Ngũ kinh cũng được làm quen với giấy “cút-sê”!
Nói: chủ nghĩa Xã hội chính là sự kéo dài của chế độ phong kiến là chí lý lắm vậy.

Mối tương hợp ấy Mác cũng đã mường tượng ra, nhưng ông lại giải thích nó một cách khác.Theo ông, những “Công xã nông thôn”,những”Cộng đồng làng xóm chính là chỗ dựa của nền Chuyên chế phương Đông” là những thứ nhất định sẽ bị thanh toán khi tiến lên chủ nghĩa Tư bản, nhưng lại trở thành cái “khởi điểm trực tiếp để đi tới chủ nghĩa Xã hội” (!)(?).

Đấy chẳng là bằng chứng về sự tương hợp giữa hai thứ Chuyên chế là gì?

Bây giờ thử nhìn vào đội ngũ những người đã du nhập chủ nghĩa Mác-Lê vào Việt nam.

Trước hết về chủ tịch Hồ chí Minh. Theo lời cụ Hồ, cũng như theo lời những người nghiên cứu về cụ Hồ đều thống nhất rằng cụ Hồ gốc là một nhà Nho.Nho giáo ở cụ Hồ là Khổng giáo. Tư tưởng chính trị của Khổng giáo là Đức trị, thậm chí chống Pháp trị.

Về chất Nho của cụ Hồ, ta sẽ không nói tới cái Nho trong cách biểu đạt tư tưởng, trong đó rất nhiều câu nhiều ý là từ sách vở Khổng giáo, chỉ bàn về nội dung tư tưởng bên trong cách biểu đạt đó.

- Cụ Hồ thấm nhuần đạo Khổng ở tính Đạo đức của nó. (“Đạo Khổng là một môn giáo dục về đạo đức và phép xử thế”, lời cụ Hồ nói với nhà thơ Ôxíp Manđenxtam). Về biện pháp để có đạo đức thì xoay quanh mấy chữ “học”, “dạy”, “tu dưỡng bản thân”, “phê bình và tự phê bình” …Cụ nói: “Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải tự cải tạo bản thân.”. “Muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thì trước hết phải có những con người Xã hội chủ nghĩa!”. Tức là cụ Hồ đã đi đúng vào cái vết xe mà Đức trị đã đi suốt mấy nghìn năm: chính tâm, tu thân, trị quốc, bình thiên hạ! Rồi cũng bằng chính tấm lòng khát khao có một thể chế Đức trị cho dân tộc ấy, cụ Hồ đã bắt gặp lý thuyết Chuyên chính Vô sản và “mê” ngay từ buổi gặp đầu. Tôi dùng chữ “cộng hưởng” là vì vậy.

Những cái hay cái đẹp như các cụ nói nào có ai phản đối. Vấn đề là làm thế nào để thực hiện? Khi xã hội đã tiến vào sản xuất Công nghiệp và kinh tế Thị trường thì việc trị nước bằng cách lấy Cá nhân làm gốc để tỏa ra làm tốt xã hội, lấy Giáo dục làm biện pháp trung tâm chắc hẳn đã bị đẩy vào quá khứ cùng với nền Đức trị phong kiến, nếu trên đời đã không sinh ra kẻ kế thừa nó, là nền Chuyên chính Vô sản.

Nếu cụ Hồ chỉ là nhà giáo dục, nhà thơ…thì ta chẳng nói, nhưng cụ Hồ đã nhận mình là “nhà Cách mạng chuyên nghiệp” tức nhà chính trị, tức người cầm quyền thì xã hội chờ đợi ở Cụ một Cơ chế tổ chức xã hội, một bộ luật, và một hệ thống quyền lực sao cho trong đó cái đạo đức cứ được phát sinh và nuôi dưỡng, cái phi đạo đức cứ bị lọc ra và trừng trị; giáo dục rèn luyện chỉ còn là biện pháp hỗ trợ. Thế mới là Đạo đức thật sự, và đó chính là cái Đạo đức của Pháp trị. Nhưng thực tế, cơ chế tổ chức và hoạt động của bộ máy Đức trị Vô sản đã gây những hiệu quả ngược lại với Đạo đức.

Có gì khó hiểu đâu. Hãy xem vai trò người tối cao của bộ máy hành pháp : Thủ tướng!

Sinh thời của Hồ chủ tịch thì thủ tướng là cụ Phạm văn Đồng. Người Việt nam gọi cụ Phạm văn Đồng là vị thủ tướng “của Đạo đức”(!?), cả một đời cứ nói Đạo đức, đặc biệt là đạo đức Hồ chí Minh. Cụ Đồng nói nhiều đến đến ĐỨC và TÀI, đến HỒNG và CHUYÊN.

Nhưng ĐỨC và TÀI thì cụ Hồ đã giảng bằng lời của sách Đại học (một trong Tứ thư): “Đức giả bản giã, Tài giả mạt giã! (Tài chỉ là ngọn, Đức mới là gốc). Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức là không có căn bản!”.

Đề cao Đức không phải là sai, nhưng sau khi đã đưa được Đức lên vị trí tối thượng, cụ Hồ mới cho Đức mang cái nội dung cốt tử của Chuyên chính Vô sản: chữ TRUNG! Mà “trung” là phải “trung với Đảng”! Rồi mới “Hiếu” với Dân!…vân …vân…

Tuy Dân có được kể đến ở ngôi vị thứ nhì, nhưng rồi lại có mệnh đề “Đảng với Dân là một”.

Tuy được “là một” nhưng ngồi chung vào cái ghế này “Dân” sẽ bị “Đảng” thôn tính, vì Dân phải nhớ rằng Đảng luôn là người “lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối”! Thế thì Dân còn chỗ nào mà đứng? Thương thay cho Dân đã thực sự trở thành con đỏ, được ru được nựng, được bế ẵm hết chỗ này sang chỗ kia, nhưng có cái bầu sữa thì ở trong tay “mẹ hiền” mất rồi, không khóc thì Đảng không cho bú, mà liệu có dám khóc không, khi “mẹ hiền” cầm sữa lại cầm cả roi!

Sự tước đoạt ấy là trong phạm vị ý thức hệ. “Hình chiếu” của nó ra thực tế là sự tước đoạt về “sở hữu” và “nhân quyền”: Đảng hô hào đấu địa chủ để “người cày có ruộng”!. “Có ruộng chưa được mấy ngày đã phải vào tổ đổi công rồi vào hợp tác, giao hết ruộng hết trâu cho “Ban Chủ nhiệm”. Và từ đấy trở đi là cảnh:

Mỗi người “làm việc bằng hai”
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe!
Mỗi người “làm việc bằng ba”
Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân!

“Chủ nhiệm” là ai, dứt khoát là người trong Cấp ủy Đảng, nên quyền sinh quyền sát trong tay. Bị chủ nhiệm trù thì con thi vào đại học rồi cũng bị xã gọi về, bố mẹ có sang tỉnh khác để kiếm ăn cũng không thoát khỏi bàn tay quản lý hộ khẩu của Đảng! Trạch trong rỏ cua làm gì có quyền tự do đi học, tự do cư trú …? Có liều lĩnh “tự do ngôn luận” mà gửi đơn kiện tới Thủ tướng thì Thủ tướng lại giảng Đạo đức, Đạo đức thì phải “trung với Đảng” nên đơn kiện lại chuyển đúng về Đảng ủy xã để Đảng ủy hành…pháp!

Con đường Đức trị vòng vèo quá nên người dân đâu có nhìn thấy, Đảng an ủi cho vài câu đạo đức là lại tỉnh cả người, và lại có sức để tiếp tục “làm việc bằng hai”!

Người không hiểu thì tưởng cụ Hồ chỉ mượn Khổng giáo cái chữ nghĩa, còn nội dung thì đã có “Đảng”, có “hợp tác xã” nghĩa là đã mang tính Cách mạng rất mới mẻ rồi! Có biết đâu nội dung phong kiến của chữ TRUNG vẫn được giữ nguyên, “trung” là dứt khoát không được nghĩ đến vị chúa tể thứ hai, “lưỡng Đảng” chẳng hạn là mắc tội chết rồi. Cái mới mẻ là: đáng lẽ trung với với Vua thì nay phải trung với Đảng. Đảng đứng thay vào chỗ của Vua trong cõi tâm linh của người dân Việt, được hưởng trọn tấm lòng “trung quân” mà chế độ Phong kiến phải mất cả ngàn năm mới xây dựng được!

Ví dụ nhỏ trên đây chắc có thể giúp bạn nhận ra rằng sự Tập thể hóa kia không hề khử đi cái nội dung Phong kiến của chữ Trung, trái lại nó làm cho chữ Trung phong kiến được “cập nhật hóa” để nó có thể sống yên giữa thời sản xuất Công nghiệp, ít ra là trong buổi đầu.

Đức trị Vô sản, đem đối chiếu với Đức trị Phong kiến thì tính “cách mạng” chỉ có nghĩa là thay “sự trung thành của cá nhân thần dân với cá nhân Vua” bằng “sự trung thành của một tập thể dân với một tập thể cầm quyền” (tức BCT), để rồi trong tập thể cầm quyền này sự trung thành tối hậu sẽ được giải quyết bằng Đảng tính và nguyên tắc Dân chủ tập trung.

Điều chua chát là trong sự tranh chấp ở cung đình này nhiều phen cụ Hồ và cụ Đồng với tư cách lãnh tụ chân chính của Đảng, đã không phải là người được nhận sự trung thành tối hậu đó. Tôi được nhiều Đảng viên hưu trí kể rằng: Cụ Đồng rất nhiều tâm sự, Cụ bảo “cả đời làm Thủ tướng, tham nhũng như rươi mà tôi chưa cách chức được một cán bộ nào! Hiện nay ta chống tham nhũng nhưng cũng chỉ chống được từ vai trở xuống thôi!”.

Nghĩa là Tham nhũng ở trên đầu là không chống được! Người dân có thể chia sẻ với Cựu Thủ tướng những tâm tư ấy, nhưng chắc vị Cựu Thủ tướng của chúng ta chưa bao giờ dám nghĩ rằng cội nguồn của bi kịch này là ở bản chất Phong kiến của nền Đức trị Vô sản! Chẳng thế mà ít lâu sau cụ Đồng lại tiếp tục cuộc đánh Tham nhũng bằng … những bài giảng Đạo đức, đạo đức Hồ chí Minh!

Chính cụ Hồ với “Đạo đức Hồ chí Minh” có thật trong tay mà chưa chống được tham nhũng, huống hồ một người nào đó không phải Hồ chí Minh, chỉ nói Đạo đức Hồ chí Minh chứ chắc gì đã có Đạo đức thật, thì thử hỏi chống thế nào được tham nhũng?

Xin hãy lắng nghe lời mách nước của thời đại (nếu thực tâm muốn nghe):

Hãy quên Đạo Đức đi, để làm Pháp trị cho ngon lành thì Tham nhũng nó mới sợ!

Muốn có công bằng mà chọn Đức trị là đồ ngốc, vì tình cảm luôn luôn dẫn đến mất công bằng. Muốn có dân chủ mà chọn Đức trị là đồ ngốc, vì tình cảm luôn dẫn đến quân phiệt. Muốn được giải phóng mà chọn Đức trị là đồ ngốc vì Đạo đức là cái bẫy của kẻ thống trị để bẫy nhũng kẻ có tâm mà trí không đủ, chỉ thấy gần mà không thấy xa. Càng hướng thiện bao nhiêu, càng cựa quậy để tìm Đạo đức bao nhiêu thì càng rúc sâu vào bẫy bấy nhiêu. Kẻ thống trị chỉ cần nắm cái bẫy Đạo đức giơ lên là xỏ mũi được cả đàn. Không biết đến bao giờ Nhân dân mới nhận ra điều ấy, lúc ấy người ta sẽ tìm Pháp trị.

Xin nối lại một chút cái mạch suy nghĩ về ĐỨC và TÀI. Khởi đầu có vẻ như đây là hai giá trị song song. Nhưng không, ý thức hệ Đức trị buộc phải coi Đức là gốc, Tài là ngọn. Rồi cái gốc Đức ấy lại phải mang nội dung số 1 là “trung với Đảng”. Chỉ cần thuyết giảng hai bước ấy thôi là TÀI (Trí thức) đã tụt xuống thân phận đầy tớ cho sự nghiệp Chính trị của Đảng. TÀI mà không phục vụ được sự nghiệp Chính trị của Đảng thì cũng “không bằng cục phân”. Đừng nghĩ rằng điều quá quắt này là ở bên Tàu những năm về trước. Chính ở Việt nam đây, ngày hôm nay, giữa lúc “sự nghiệp đổi mới” rất “thành công” này, điều ấy càng đúng hơn bao giờ hết!

Đảng ta đang trọng trí thức và càng ngày càng trọng trí thức, điều ấy xin đừng ai nghi ngờ.

Vì Đảng ta thừa biết nếu chỉ dùng mấy anh bất tài thì dẫu có giữ độc quyền sở hữu đất đai để độc quyền mua bán với nước ngoài cũng không thể hòa nhập được vào thế giới đầy trí tuệ hôm nay. Nên mọi tài năng ắt được sử dụng, nhưng… với một điều kiện: phải phục vụ cho sự nghiệp “chính trị” của Đảng (chú ý rằng “Chính trị” Mác xít thì bao giờ cũng có Kinh tế trong đó rồi! Mác Lê chỉ dạy “Kinh tế-Chính trị học” Économie politique, mà không dạy Khoa học Chính trị Science politique!). Sự nghiệp của Đảng thì luôn đồng nghĩa với sự nghiệp của đất nước, nên ở Việt nam này, dù nói “vì đất nước” hay “vì Đảng” thì ý nghĩa chính trị công khai của câu văn cũng không có gì thay đổi (nhưng trong chốn lương tri thầm kín thì hai câu văn kia lại có nghĩa đạo đức trái ngược hẳn, người ta biết anh vì đất nước thì người ta trọng, chứ biết anh là kẻ vì Đảng thì người ta lánh xa đấy, không “là một” được đâu!).

Vừa ý Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TIỀN, trái ý Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TAI! Chọn đường nào thì chọn!

Trí thức Việt nam nhạy bén, họ hiểu ý Đảng nên chẳng dại gì mà chọn chữ TAI, cứ chọn con đường có hình Bác Hồ chỉ lối, để “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” …thì ” đánh đâu thắng đấy!”. “Cứ có Bác Hồ trong tay là sai khiến được ráo, Chuyên chính Vô sản chỉ nghe lời Bác Hồ “! Người Việt thời nay nói về đồng tiền cách mạng một cách rất đạo đức như thế!

Đấy là bài Đạo đức mà xã hội Mác-Lê đã dạy cho họ.Trong thâm tâm họ thừa hiểu những bài Đạo đức của lãnh tụ Vô sản thuyết giáo, vô tình chỉ để tạo ra một tầng lớp Cường hào mới giầu có gấp vạn lần bọn Cường hào phong kiến khi xưa.

Thời cực thịnh của Đức trị là Phong kiến, ngày nay cứ ham Đức trị là rơi vào Phong kiến, mà Phong kiến ngày nay thì đâu còn cái nét đẹp của phong kiến cực thịnh ngày xưa? Thế nhưng, về ý thức hệ, Việt nam vẫn đang nằm trong vòng Ý thức hệ Phong kiến nên đối với đa số dân chúng, việc ca ngợi Đức trị nghe dễ thuận tai hơn.

Phân tích như trên tôi không có ý gì muốn xúc phạm đến tấm lòng của cụ Hồ chí Minh, cụ Phạm văn Đồng là những vị có công Cứu nước (*), cũng như không dám xúc phạm đến tấm lòng cụ “Các Mác thánh thiện”. Trái lại tôi muốn khẳng định rằng tấm lòng dù thánh thiện đến đâu cũng không thoát khỏi cái vòng Kim cô của Ý thức hệ. Đối với những người điều hành xã hội, vấn đề là phải giải phóng Ý thức hệ trong cái đầu, chứ chủ yếu không phải là khổ công rèn luyện để “chính cái Tâm”!

Đứng trong ý thức hệ ấy thì cái Tâm cũng chẳng “chính” mãi được đâu! “Chính” thật thì ra rìa!

Hà Sĩ Phu (1995)

(*) Xin xem lời dẫn ở đầu bài

 

110 Phản hồi cho “Giã từ Đức trị”

  1. Mrr Phạm says:

    Ai nói Pháp trị không có Đức trị? Mà thực ra, ý của bác HSP muốn nói, Đức trị phải TỎA SÁNG trong Pháp trị. Nhưng LUÔN LUÔN phải NẰM DƯỚI Pháp trị!

    Có lẽ một số người đọc không hiểu ý này của bác HSP, nên cm lạc đề!

    Ai nói tổng thống Mỹ VÔ ĐẠO ĐỨC? Trừ khi dân Mỹ VÔ ĐẠO ĐỨC trước.

    Trở lại bài viết của bác HSP, tôi chỉ là hậu sinh, nhưng hiểu rất rõ ý bác nói gì! Thấy cái MỚI nơi bài viết này của bác như sau, phải nói là rất hay:

    Một là: bác HSP đã phát hiện được tính biện chứng giữa PHƯƠNG TIỆN và MỤC ĐÍCH. Cái này có lẽ đã vạch mặt được sự GIAN MANH trong hệ thống áp dụng CS triết, và đồng thời cũng nêu lên sự KÉM trong tư duy của Mark.

    Hai là tính BIẾN HÌNH của CSản triết chỉ làm cho việc áp dụng chở lại nền ĐỨC TRỊ của những kẻ GIAN MANH trên, khi mà Mark phủ định pháp luật, hay nói đúng hơn, Mark đã bất lực trong việc xây dựng pháp quyền!

    Cá nhân tôi bị mê hoặc bởi CSản triết ngay từ những dòng đầu tiên của nó, không ngờ nó lại là thứ bỏ đi.

    Bởi vì đơn giản, đó là một sự kết hợp mơ hồ đến điên rồ giữa phương pháp biện chứng (chưa được kiểm chứng của Hegel) và thế giới quan duy vật hữu hạn của Mark( phần nhiều phụ thuộc vào Dawin+Vật lý học cổ điển) lúc ấy.

  2. Mrr Phạm says:

    Cám ơn bài viết, ước gì tôi đọc vài viết này cách đây 15 năm, đỡ công đi kiểm nghiệm thực tế bằng cuộc đời tôi.

    Kiểm nghiệm thì tốt, nhưng rất đau khổ. Cũng chỉ tại tôi quá tin người, nay thì tôi chỉ tin pháp trị thôi, và tất nhiên, nền pháp trị ấy có sự đóng góp của tôi cơ.

    Tôi cũng đã đọc toàn bộ về CS triết, nên rất hiểu ý của tác giả HSP nói gì, cám ơn một tấm lòng lớn.

    Trân trọng!

    Mrr Phạm.

  3. nômna says:

    Thưa bác Hà Sĩ Phu (HSP),
    Tui kém chữ nghĩa, mà đọc bài của bác quá sá dài, mà đọc phần còm nữa thì thiệt là ngất ngư luôn.
    Nhưng cũng xin cho tui góp còm cho vui. Nếu được hiển thị thì xin cảm ơn BBT ĐCV trước.
    Tui hiểu gọn bài của bác HSP như sau :
    – Có 2 nền nhân văn : Cổ Điển và Mới; Cổ điển đưa tới Đức Trị; Mới đưa tới Pháp Trị.
    – Đức Trị cực thịnh trong thời phong kiến, qua Khổng, xem ‘nhân chi sơ tính bản Thiện’, chống Ác,
    với ý tưởng tập trung tất cả (đều là người thiện cả) vào 1 mối, đưa tới xu hướng chính trị, 1 mặt
    là Trời – Vua, mặt khác là Mác – Lenin;
    – Khi va chạm thực tế, Đức Trị (toàn thiện), vì nhu cầu, câu móc thêm cái Ác (Hàn Phi, Machiavel..,)
    và tạo thành cái Thuật (Thuật trị nước), và qua Mác – Lê, lên tột đỉnh để trở thành (Ngụy) Đức Trị,
    hay là Đức Trị Macxit, hay là Đức Trị Chuyên chính. Chữ (Ngụy) là chữ cuả tui.
    Qua thời đại, kiểu Đức trị (ngụy trá) như trên bị bế tắc, nên phải tìm cách thóat ra theo ngõ Pháp Trị.
    Đức Trị từ trên xuống (Vua, hay Đảng…xuống Dân);
    Pháp Trị từ dưới đi lên (Dân là nền móng, theo tui luận thêm là Dân Vi Qúi, Xã Tắc Thứ Chi, Quân, hay Đảng, Vi Khinh).
    Về hệ quả của trình tự này cho VN, điển hình qua 2 nhân vật Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng thì
    tác giả nghĩ Ô Hồ mê Đức Trị MácXít (chuyên chính vô sản), còn Ô PV Đồng thì thường đề cập đến
    Hồng và Chuyên. Theo 2 người này thì Đức tức là Hồng là Gốc, chuyên là Ngọn là phụ. Tui diễn ra
    là Hồng trên Chuyên như thường thấy tại VN ngày nay. Đó là Đức Trị Mác – Lê.
    Trở lại, theo bác HSP, đó là “Đức Trị theo nghĩa ‘Trung với Đảng’ như Trung với Vua thời phong kiến”
    Nôm na tui hiểu nôm na như vậy. Có gì sai trật xin bác HSP thứ lỗi và bổ khuyết cho. Đa tạ.

  4. anhvu says:

    Tôi không phải là nhà văn, dịch giả hay nhà tư tưởng, nên việc viết lách không hay ho gì, mong chú thông cảm. Phàm khi đọc một bài viết, mỗi người sẽ có những cách nhìn nhận khách nhau. Riêng tôi, dù rất lười viết, nhưng cũng mạn phép thưa với chú đôi dòng.

    Cảm tưởng đầu tiên của tôi khi đọc bài viết của chú là lãi nhãi, tôi không biết năm nay chú bao nhiêu xuân xanh, nhưng còn viết được thì chú ắt hẳn phải nhỏ tuổi hơn cha tôi rồi, chú nhỉ! Bài chú viết dòi dòng và làm người đọc khó hiểu quá, chúng tôi toàn nông dân nên chắc chú viết những dòng này cũng chỉ để cho các bậc “chấy ngủ”, ý lộn, “chí thức” các chú đọc với nhau để tự sướng hay sao ấy nhể.

    Tôi tìm hiểu về chú trên góc gồ mới biết chú là tiến sỹ, chà, thế tôi phải gọi chú bằng cụ mới phải, so chữ của chú với chữ của tôi, thì chú chấp tôi học cả đời cũng chịu, không sao bằng chú được. Cơ mà, tôi cũng giận lắm, thời chú đi học, lại được học ở trời Tây, lớp cha chúng tôi phải ôm bụng đói mà đánh giặc, chú nhỉ, để mà còn dành tiền đó cho những người như chú đi học nữa chứ lị, sau khi đọc bài viết của chú xong, tôi nằm mộng thấy cha tôi hiện về bảo: “lớp tụi tao đổ máu, nhịn ăn, chịu đói, chịu rét, chịu khổ đánh giặc thay để tụi thằng Tụ nó có điều kiện đi học, sau này hòa bình rồi tụi nó về dựng xây đất nước.”. Giật mình đánh thót, toát cả mồ hôi, tôi kêu thầm: Ôi, chao ôi, cụ đâu biết rằng, sau khi cụ hy sinh, nằm xuống rồi thì những người mà cụ gọi là “tụi nó” được Đảng, Nhà nước, được cụ và đồng đội của cụ hy sinh cho “tụi nó” đi học thành tiến sỹ, bác sỹ vân vân và vân vân lại đang tâm chống lại những người đã cưu mang, đùm bọc mình, đang cổ súy ôm chân đế quốc, lũ người mà các cụ đã đánh đuổi năm xưa, mẹ cha chúng nó, ăn cháo đá bát hết chỗ nói rồi cụ ạ.

    Trở lại bài viết của chú, thoạt đầu, tôi cứ ngỡ chú là nhà chiêm tinh chứ không phải tiến sỹ sinh học, hoặc giả giữa tiến sỹ sinh học với nhà chiêm tinh có những điểm giống nhau chăng, tôi không biết nữa, nhưng vì thấy chú dẫn giải ra chiều những việc mà chú phân tích sau đó, chú đã biết từ lâu lắm rồi: “Xin lưu ý cho rằng năm 1995 tôi chưa có Internet, châu Âu chưa có Nghị quyết 1481, dư luận chưa biết Công hàm của Thủ tướng Phạm văn Đồng, chưa biết rõ dư hại của Ý thức hệ đối với quan hệ Việt Trung như hiện nay…và tôi viết trong tình huống lúc ấy rất đơn thương độc mã”, chà nghe mà choáng, vẻ như tôi đang chiêm ngưỡng cụ trạng Trình tái sinh, …hj…hj…

    Mặc kệ cái cảm giác lờm lợm vì những lời huênh hoang ban đầu của vị tiến sỹ sinh học, tôi vẫn cố gắng đọc bài chú viết, cảm giác tiếp theo là chán, lê thê, dài dòng, cóc hiểu chú nói cái đinh gì cả, nhưng cũng chả dám nói chú viết đúng hay sai, nông dân như tôi biết đếch gì mà sai mới chả đúng, chỉ mù mờ hiểu rằng chú đang phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lê, phủ nhận những thành tựu cách mạng, phủ nhận việc giành độc lập dân tộc…nếu sai thì chú thông cảm, vì tôi hiểu mù mờ ý chú mà lị, hjhj…

    Chỉ có điều, Đảng này, Nhà nước này, nhân dân này hy sinh xương máu, tiết kiệm chi tiêu, ăn uống kham khổ để chú có điều kiện học hành thành tài, vậy mà với tấm bằng “Tiến sỹ” sinh học tôi chưa thấy chú có đóng góp gì cho đất nước, chỉ thấy chú chửi, với lãi nhãi những điều chẳng ai hiểu, vậy phải chăng khi đi sang Tây học chú chỉ lo chơi bời, thi thì quay cóp hả chú, còn nếu thật sự tấm bằng chú có được là do tài học vậy sao cái kiến thức bổ ích đó chú không dùng để nghiên cứu các công trình ích nước lợi dân mà toàn đem kiến thức sinh học của mình để mổ xẻ, xuyên tạc, nói xấu, hay là do chú không được cái này, cái nọ rồi đâm khủng …Nếu đúng thế thì chú là loại bất nghĩa rồi, chú có cả bồ kiến thức như ngày nay là ai cho chú học hành đàng hoàng, tử tế vậy nhỉ??? Đến con chó cho nó ăn ngon nó còn biết quý trọng dù người cho nó ăn không phải là chủ nó huống chi là con người chú nhẩy!

    Trong rất nhiều bài chú viết đều mang tư tưởng thân Mỹ, kẻ đã trút xuống đầu nhân dân Việt Nam hàng triệu tấn chất độc da cam, để di họa cho con cháu dân tộc Việt những đau đớn tột cùng, ôm chân Mỹ như vậy, tôi cho rằng chú là loại người bất nhân;

    Chú làm nhiều bài thơ mà khi đọc dù chú rất thâm, nhưng tôi cũng mạo muội góp ý với chú, cụ Hồ xét về tuổi thì đáng làm bậc cha của chú, xét về nhân cách, chú phải gọi cụ Hồ bằng ông tổ, xét về kiến thức chú chả là cái đếch gì so với cụ Hồ, vì đọc bài viết của cụ Hồ ai ai cũng hiểu, còn đọc bài viết của chú chỉ có loại “chấy thức” tự sướng mới hiểu được với nhau thôi, thế mà chú dám xúc phạm cụ Hồ, một danh nhân văn hóa thế giới, thế là chú chả coi nhân loại ra cóc gì, xúc phạm trưởng bối mình như vậy chú tưởng mình văn hay, mình có tài, kỳ thực chú có nghĩ rằng ở bên kia đại dương kẻ thù cười khà khà với nhau và rằng: thằng chó này, đến cả người như cụ Hồ mà nó còn dám chửi thì Oa Sinh Tơn là cái khỉ khô gì với nó, ôi, mặc mẹ nó, cứ dùng bài viết của nó để mà “thổi”, miễn là mình đạt mục đích của mình …khà…khà…, cho nó ít tiền tiêu vặt, hứa giúp nó khi gặp chút khó khăn, chịu khó gào gào cùng với nó cho nó sướng, còn nó chết lại có thằng khác, lo đách gì…khà.. khà… Đấy, chú thấy mình làm vậy có lẩm cẩm không chứ tôi là tôi thấy chú vừa vô lễ, lại vừa vô trí đấy chú ạ.

    Ôi dào, viết với chả lách, tôi thường ít viết nên viết không trôi chảy cho lắm, chú đọc rồi ráng ghép lại mà hiểu dùm tôi, chắc phải ngừng bút sớm không lại rơi vào lối viết văn lãi nhãi, chú đọc xong chả hiểu gì thì cũng phí, phí công tôi viết nãy giờ, phí luôn cả bao nhiêu năm đèn sách của chú, đến thằng nông dân nó viết mà cũng chả hiểu gì thì toi. Thế nên tôi tóm lại cảm tưởng của tôi về chú trong một chữ như thế này cho dễ hiểu nhá: ọe!

    • Xích lô says:

      Nếu ông anhvu không hiểu bài viết của Hà Sỹ Phu thì thôi đừng comment chứ sao lại chửi bới, chụp mũ TS. HSP đáng tuổi cha của anhvu? Đọc comment của anhvu thật không thể nuốt trôi. anhvu :” Chỉ có điều, Đảng này, Nhà nước này, nhân dân này hy sinh xương máu, tiết kiệm chi tiêu, ăn uống kham khổ để chú có điều kiện học hành thành tài…” không biết anhvu còn đang ở trong rừng hay ra sao mà lại phát biểu như thế? Xem TV nhìn mặt mấy ông quan ông nào mặt cũng bấm ra sữa, mập ú mà anhvu nói ăn uống kham khổ. Mấy quan bây giờ tiền bạc sài không hết, con đi du học Mỹ, Nhật, EU…xài tiền như rác vậy mà anhvu nói tiếc kiệm?…

    • Builan says:

      Ối da caí anh nầy !
      Thật tình tôi cũng không muốn viết làm chi cho caí loaị người như anh
      Anh nấp bóng NÔNG DÂN hay gì gì đi nữa thì caí bản mẹt BB ( bôì bút bưng bô bú buồi bợ bi…..) cuả anh cũng hiện ra mồm một !

      Là dân quê thì anh có biet CHÓ nó đẻ con mấy ngày thì MỞ MẮT không nhĩ ?
      Có lẻ nào anh chưa dược 7 ngày tuôì hay sao ?hay là bị tẫt bẩm sinh ?

      Này nhé, may mà ông cụ nhà anh” HY SINH” không thì bây giờ cũng ĐƯỢC làm SAI NHA THAÍ THÚ ! Công cụ cho giặc Tàu Ô !!! lLẽ ra anh nên mừng, còn laĩ nhaĩ caí nôỉ gì ?

      ” ..Trong rất nhiều bài chú viết đều mang tư tưởng thân Mỹ, kẻ đã trút xuống đầu nhân dân Việt Nam hàng triệu tấn chất độc da cam, để di họa cho con cháu dân tộc Việt những đau đớn tột cùng, ôm chân Mỹ như vậy, tôi cho rằng chú là loại người bất nhân;”

      **Anh mi đang ở trong hang Pat Pó hay trong lâu Ngưng Bich vậy ?
      THỦ TƯƠNG cuả anh đi ăn mày phaỉ chui cưả hậu (hậu môn), còn xoa giày bon tư bản.My ! …. anh có biết không ?
      Haỉ quân MỸ mới vào Cang ĐÀ NẲNG , ai traỉ thảm mời chúng vaò ? Met cười quá à
      Thôi thí anh mi nối nghiệp Cha, ông ..”sinh Bắc tứ Nam,xẽ dọc Trường sơn” . tiếp tục chống mỹ đi , cho thoả chí bình sinh

      ” ..Chú làm nhiều bài thơ mà khi đọc dù chú rất thâm, nhưng tôi cũng mạo muội góp ý với chú, cụ Hồ xét về tuổi thì đáng làm bậc cha của chú, xét về nhân cách, chú phải gọi cụ Hồ bằng ông tổ, xét về kiến thức chú chả là cái đếch gì so với cụ Hồ, vì đọc bài viết của cụ Hồ ai ai cũng hiểu, còn đọc bài viết của chú chỉ có loại “chấy thức” tự sướng mới hiểu được với nhau thôi, thế mà chú dám xúc phạm cụ Hồ, một danh nhân văn hóa thế giới, thế là chú chả coi nhân loại ra cóc gì, xúc phạm trưởng bối mình như vậy chú tưởng mình văn hay, mình có tài, kỳ thực chú có nghĩ rằng ở bên kia đại dương kẻ thù cười khà khà ”

      Cụ HỒ cuả anh là danh nhân văn hóa thế giới ! sao không viết thêm ” Cha già dâm dật còn trinh ? ” khakhakha
      CHA, ÔNG cuả anh, bạn bè trương lứa với anh có ai goị CỤ Trần Ich Tắc, CỤ Lê Chiêu Thống, Cụ Mac đăng Dung …không nhĩ ?? THẰNG VGBN HCM

      Anh “LÊ VĂN TÁM ” ơi, anh lạc hậu -tụt hâu đến gần 40 năm !
      Anh có dám chường caí mặt CAM caí mặt BB cuả anh ra không nhĩ !

      Tôi mời anh tìm đọc baì “AI BIẾN CHẤT… ” (ngày 2/5) cuả ông Lê Hiếu Đằng .
      Thêm baì Phỏng vấn cuả BS Phạm Hồng Sơn ” LÀM CACH MANG…..” (ngày 30/4) – Vơí nhưng câu trả lời cuả “2 nhà LTCM” Đalạt ! (trên trang web nầy)

      Tôi thật tình khuyên
      Muốn viết gì thêm thì cứ đọc đi rối hãy viết !

    • Builan says:

      Chaò anh bạn Xích Lô
      Đã hơn 40 ngày (từ 25/3 dến nay) ANH VŨ mới viết được mấy câu phản biện xem ra rất là tôị nghiệp!

      Mời ANH VU đọc thêm !
      Đọc để rõ hơn.
      Càn học hoỉ nâng cao tay nghề, dù là nghề “linh đanh thuê trên mạn”

      Hữu Loan

  5. Minh Đức says:

    Trích: “Muốn được giải phóng mà chọn Đức trị là đồ ngốc vì Đạo đức là cái bẫy của kẻ thống trị để bẫy nhũng kẻ có tâm mà trí không đủ, chỉ thấy gần mà không thấy xa. Càng hướng thiện bao nhiêu, càng cựa quậy để tìm Đạo đức bao nhiêu thì càng rúc sâu vào bẫy bấy nhiêu.”

    Ông Hà Sĩ Phu viết Đạo Đức là cái bẫy của kẻ thống trị là nhìn theo lối Mác Xít. Mác cho rằng luân lý đạo đức là do giai cấp thống trị đặt ra để bảo vệ địa vị bóc lột của kẻ thống trị. Vì thế ông Hà Sĩ Phu cho rằng càng theo Đức Trị thì càng bị mắc vào cái bẫy của kẻ thống trị, nghĩa là người dân tuân theo đạo đức thì sẽ càng ngoan ngoãn chấp nhận bị thống trị. Nhưng chế độ Đức Trị của Nho Giáo cũng đòi hỏi người cầm quyền phải có đạo đức. Người cầm quyền có đạo đức thì lo cho dân được no ấm mà bản thân mình thì không tham nhũng, không vơ vét của công để làm giàu. Người quân tử theo Nho Giáo gặp lúc nước nhà cần thì ra giúp nước, khi nước nhà không cần nữa thì về làm dân, không bám vào địa vị cầm quyền cốt để vơ vét tiền bạc. Đức Trị như thế thì đâu thể nói là làm cho dân sập bẫy của kẻ thống trị. Chỉ có thứ Đức Trị mà kẻ cầm quyền bắt dân phục tùng đạo đức còn kẻ cầm quyền không theo đạo đức cố bám vào địa vị mà vơ vét tiền bạc thì mới làm dân sập bẫy. Nhưng cầm quyền mà bắt dân tuân theo đạo đức để mình thống trị mà hưởng thụ thì không phải là đạo đức mà là vô đạo đức. Chế độ đó không phải là chế độ Đức Trị mà là chế độ Đạo Đức Giả Trị .

    • ĐẠI NGÀN says:

      CÁI ĐỨC VÀ ĐỨC TRỊ

      Minh Đức nói rầt đúng. Giá trị tinh thần cao nhất của con người chính là cái đức. Đức là đức tính đối với tha nhân, với xã hội. Đức trị là quan điểm hoàn toàn lý tưởng và hữu lý của Nho giáo. Đó là lý do tại sao qua bao nhiêu thời đại, bao nhiêu thế sự hổn tạp, tinh thần Nho giáo vẫn ở trong lòng những người có trí thức, có đức tính. Mác hoàn toàn không chủ trương đức trị mà chủ trương giai cấp trị. Đó là điều hoàn toàn mê tín, huyễn hoặc của Mác. Mác phong thánh giai cấp công nhân là điều hoàn toàn phi lý, phi cơ sở. Vấn đề chính là con người mà không phải giai cấp. Bởi con người có đức tính, có nhận thức mới có lợi cho xã hội nói chung. Con người có đức tính, có phẩm hạnh, có tri thức có thể xuất hiện từ bất kỳ giai cấp nào nếu được giáo dục, rẻn luyện tốt. Chính Mác mê muội vào học thuyết biện chứng của Hegel mà siêu hình hóa giai cấp công nhân là một sự xuẩn ngốc. Thế mà nhiều người không có nhận thức, lại coi đó như một sứ mệnh thiêng liêng của lịch sử. Thật là mù quáng và bé cái lầm. Ngày nay không những tính phi lô-gích, phi thực tế trong học thuyết của Mác đã bị phanh phui và chứng minh một cách khách quan, khoa học, nhưng cả lịch sử thực tế của thế giới cũng đã hoàn toàn cho thấy rõ ràng tính phi hiện thực của học thuyết đó. Đó chính là ý nghĩa đơn giản nhất mà Minh Đức muốn nói tới. Thực chất Mác hoàn toàn không chủ trương đức trị như ông Hà Sĩ Phu nhầm lẫn, trái lại Mác chủ trương bạo lực cách mạng theo kiểu huyễn tưởng để xây dựng xã hội theo quan điểm chủ quan của ông ta. Học thuyết Mác đúng là học thuyết cuồng vĩ. Nhưng chính vì tính cuồng vĩ, lạ đời của nó mà nó đã từng hấp dẫn một số rất đông người kém nhận thức khoa học trên toàn thế giới trong quá khứ. Tuy nhiên, nói cho cùng, tuy quan điểm đức trị là then chót trong chính trị, song trong thời văn minh hiện đại, chỉ duy đức trị không đủ mà có thể chủ quan, ảo tưởng, nên khuynh hướng chính đáng hiện đại chính là yêu cầu quản lý xã hội bằng sự tự do, dân chủ, văn minh, công bằng đích thực, mà không phải đức trị một cách cá nhân hay giai cấp trị một cách nhân danh và giả tạo, giả dối.

      NGÀN KHƠI
      (04/4/12)

    • nômna says:

      Thưa Bác Minh Đức,
      Nômna tui là người đang đi học trong cái trường còm này, học để mong tư duy của mình
      được vững vàng hơn. Ví vậy tui đã rán đọc cái bài dài thậm thượt và đầy chữ nghĩa triết lý
      hàn lâm này của bác HSP, phân tích để xem cái trình độ ‘hiểu’ của mình đạt đến đâu rồi.
      Sau đó tui có viết cái còm trên (còm 107) ngày 05/05/2012.
      Trong còm, tui nói tui hiểu cái Đức Trị má bác HSP muốn từ giả là cái Đức Trị ngụy trá,
      Đức Trị Mác-Lê, Đức Trị chuyên chính vô sản, cái Đức Trị mà Ô Hồ và csvn nhập cảng
      vô VN vì cho rằng dân VN còn nặng nợ với Phong kiến, ‘tẩy mãi mà vẫn chưa sạch’ (chữ
      của b HSP), và nay dùng để chăn dắt người dân VN, dùng chữ TRUNG (như Trung với
      Vua dưới thời phong kiến, theo Đức Trị) để đưa dân đến chỗ Trung với Đảng.
      Đúng như bác đã nhận xét thật chính xác ở câu cuối trong còm của bác là ‘chế độ Đạo Đức Giả Trị’.
      Tui tuyệt đối không bênh vực bác HSP, mà chỉ muốn xem cái hiểu của tui trong cái còm
      107 ở trên có bị sai lệch hay không thôi. Mong được bác chỉ dẫn. Xin đa tạ.

  6. Phong Uyên says:

    Cám ơn bạn Đại Ngàn làm thơ giỏi quá khen làm tôi phỉnh mũi. Tiếng Đức tôi tự học chỉ để tán gái thôi bạn ạ.

    • Non Ngàn says:

      GÁI

      Gái là hoa đẹp trên đời
      Cho dầu gái Đức có hơi kiêu kỳ
      Gái người Hy Lạp nói chi
      Giai nhân số một ai bì được đây

      Ngàn Khơi

  7. Phong Uyên says:

    Bác Lâm Vũ nói đúng: Hegel hay dùng từ Entfremdung để chỉ quá trình một sự vật trở thành xa lạ như khi tinh thần mình bị lạc lõng, bị thu hút, trở thành xa lạ với chính mình. Nhưng Hegel, cũng như bác Ngàn Khơi nói, có khi dùng từ “Entausserung” có nghĩa là “ngoại hiện” (extériosation). Hai từ này, theo Hegel, có nghĩa khác hẳn nhau. Còn Marx thì có lúc dùng từ này, có lúc dùng từ kia để nói về “lao động” khi ra khỏi con người, trở thành xa lạ với con người: Trong một bản viết tay năm 1844 của Marx được 1 nhà Xuất bản Đức in lại để hàng tít là “Die entfremdete Arbeit” rồi bắt đầu bài lại nói “… Entausserung der Arbeit… Die Arbeit dem Arbeiter ausserlich ist…” (Sự tha hóa của lao động… Lao động ra ngoài (vong thân) người lao động). Tiếng Pháp tiếng Anh không phân biệt 2 từ này, đều dịch là “alienation”.
    Tôi không bàn thêm về khái niệm “Lao động” đã bị Marx chính trị hóa, nhưng tiện đây xin nhắc lại là người Pháp và người Đức từ trước tới nay vẫn không cùng một quan niệm về Lao động: người Pháp làm việc để kiếm sống, người Đức sống để làm việc. K. Marx tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp, sống theo kiểu Pháp, nhưng vẫn nghĩ (hay giả vờ nghĩ) như người Đức.

    • ĐẠI NGÀN says:

      RẤT TÂM ĐẮC

      Quả thật tôi rất tâm đắc khi Phong Uyên hiểu rành tiếng Đức và đã đọc vào chính văn tác phẩm của Mác, cũng như hiểu Mác rất tốt. Điều đó có nhiều người VN đáng lẽ nên làm mà lại không làm được, kể cả những người CS cũng vậy. Thật ra, muốn hiểu đúng và phê bình chính xác người khác, cần phải đọc vào chính văn của người đó. Tôi rất cổ vũ các thế hệ trẻ VN ngày nay cần làm như thế. Điều đó để chấm dứt cảnh CS cuồng tín trong bao thập kỷ, và cũng chấm dứt loại Việt kiều “chống cộng” kiểu hạ đảng trong bao thập kỷ. Cho nên mới có thơ vui rằng :

      Phong Uyên quả đúng là uyên
      Đáng làm trí thức hữu duyên trên đời
      Để khi ra đến ngàn khơi
      Non ngàn nhìn thấy thảy cười hân hoan …

      BẠT NGÀN

  8. Phong Uyên says:

    Lâm Vũ nói: “Chẳng hạn Entfremdung (aliénation), khái niệm đặc thù của Marx, miền Nam dịch là Vong thân, miền Bắc dịch là tha hóa…”

    Ngàn Khơi nói: “ý niệm Vong thân hay Tha hóa chủ yếu cũng là ý niệm từ Hegel. Tiếng Đức là Entausserung ( tự tách ra khỏi mình, thành xa lánh với mình của bản thân tinh thần).

    Theo tôi nghĩ, sở dĩ miền Nam, miền Bắc dịch khác nhau là vì :

    Miền Nam dịch “Entfremdung” là “vong thân” theo ý thuần triết học Lý tưởng của Hegel: Khi một cá nhân không còn sở hữu mình nữa và cũng không còn làm chủ được nội lực của chính mình vì bị thuộc bên ngoài (phần nhiều là một cá nhân hay một nhóm người trong xã hội). Theo Hegel, Vong thân nằm trong 1 quá trình tiến hóa vô tận tương ứng với 1 khoảng khắc tiêu cực theo quy luật biện chứng khi bản thân con người thể hiện ra ngoài. Nhưng nhờ vậy mà có ý thức được cái tôi của mình và tạo lại được nội dung bản thân mình.

    Miền Bắc dịch Entausserung là “tha hóa” vì theo K.Marx người lao động phải bán rẻ sức lao động của mình khiến công việc mình làm không còn ý nghĩa nữa, trở thành xa lạ với mình. Tha hóa là sức lao động bị tha hóa (Aliénation du travail). Ý thức Lao động làm con người khác với con vật. Khi Lao động trở thành xa lạ với con người thì con người trở thành xa lạ với chính mình. Khác với Hegel, triết học Macxit là triết học chính trị.

    • ĐẠI NGÀN says:

      THẾ NÀO LÀ TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ MÁC XÍT

      Về mặt khoa học khách quan, xã hội loài người là một quần thể sinh học có đời sống văn minh, văn hóa trên trái đất. Giữa vũ trụ bao la vô hạn, điều này không nói lên một ý nghĩa gì tối hậu cả. Có nghĩa không thể chỉ căn cứ vào sự kiện vũ trụ là vật chất để quy tất cả mọi chuyện vào quan điểm duy vật. Đã là xã hội sinh học, nguyên lý cộng sinh, bổ sung nhau là nguyên lý chủ yếu. Hiện tượng bóc lột trong xã hội luôn luôn có bất kỳ ở đâu, bất kỳ về phương diện nào, không cứ là phương diện kinh tế. Nhưng đó là sự kiện đặc thù, riêng lẻ, không thể loại bỏ, cũng không thể khái quát hóa trở thành nguyên tắc phổ biến như Mác đã làm. Nói chung học thuyết của Mác mang tính phiến diện, cường điệu, quá khích, ảo tưởng về nhiều phương diện. Lao động là ý nghĩa chung của mọi loài sinh vật, không cứ loài người. Mác nhìn lao động một cách cường điệu và phiến diện khiến trở nên chỉ quan tâm tới lao động kinh tế. Lý thuyết Entaesserung của Hegel thật sự là một ức đoán trên quan điểm duy tâm của Hegel. Còn lý thuyết Entfremdung của Marx thực chất là một sự phiên diễn từ khái niệm của Hegel để áp dụng vào quan điểm lao động theo kiểu cường điệu, cực đoan mà Mác chủ trương. Nói chung Mác đã triết lý hóa khoa học chính trị nên cũng không thể gọi là triết lý chính trị được. Triết lý chính trị như Khổng tử, Mạnh tử, Aristote, Roussseau, Montesquieu … mới đúng là triết lý chính trị. Bởi triết lý chính trị ở đây trên cơ sở khoa học thực tế, khách quan, không phải trên ý đồ ý thức hệ theo kiểu chủ quan hoặc lập dị cá nhân đặc thù như Mác. Nhưng nói cho cùng, các suy nghĩ cùa Phong Uyên và của Lâm Vũ đều rất nghiêm túc, chính xác về Mác, và thật sự đều rất đáng trân trọng.

      Võ Hưng Thanh
      (01/4/12)

      • Lâm Vũ says:

        Đại Ngàn: “Mác nhìn lao động một cách cường điệu và phiến diện khiến trở nên chỉ quan tâm tới lao động kinh tế”

        Tôi xin phép được đồng cảm với bác về nhận định này. Nói chung, tôi thấy Mác rất là cường điệu trong “triết lý chính trị”, nhất là thời kỳ sau cuộc cách mạng 1848 thất bại. Nhiều tư tưởng chính trị của Mác trước đó vốn dung hòa đã “cực đoan hóa” rõ rệt. (Tôi thích cách bác gọi là “ý đồ ý thức hệ theo kiểu chủ quan”, còn tôi thích gọi là “cố đấm ăn xôi”).

      • NGÀN KHƠI says:

        HAY LẮM

        Quả nhiên Lâm Vũ thật hay
        Nói đâu trúng đấy tôi nay phục tài
        Đọc người hiểu thật hòa hài
        Còn mình diễn đạt chẳng sai chút nào
        Hiểu nhanh thế mới hay ho
        Hiểu sâu thế mới đáng so ở đời.

        VHT

      • nt says:

        Đúng là chó săn CS HN

      • Trùng Khơi says:

        TÊN ĐỂU CÁN

        Tên có nickname “Nt” chụp mũ người khác theo kiểu nói hạ đẳng, vô ý thức, vô trách nhiệm như “Đúng là chó săn CS HN” mà không cần bằng chứng nào hết. Đúng là một tên đểu cán trong giới Việt kiều hải ngoại ngày nay !

        NON NGÀN

    • Lâm Vũ says:

      Theo tôi nhớ, “vong thân” là chữ của GS Trần Văn Toàn “introduced” trong cuốn “Tìm hiểu (triết hoc?) Karl Marx” (nxb Đ/H Huế, trước 75). GS TVT dùng nó để dịch “Entfremdung”, không phải “Entausserung”, mà cũng để nói về triết học Marx, không phải noí vê triết học Hegel.

      Tuy nhiên, trong cuốn sách đó, đúng là tác giả TVT nói về triết học Marx (ông gọi là Marx “trẻ”) hơn là nhà chính trị K.M., do đó có lẽ đúng là “vong thân” tương đương với Entausserung hơn là với Entremdung.

      Thân

      • ĐẠI NGÀN says:

        THẬT RA

        Thật ra Entaeusserung và entfremdung đều có gốc gác từ hệ thống triết học duy tâm, hay từ tư tưởng duy tâm của Hegel cả. Mác chẳng qua chỉ là người phiên diễn các ý niệm đó qua học thuyết duy vật của mình mà thực chất là hoàn toàn không có cơ sở chính xác, khách quan, hữu lý hay khoa học.

        VHT

      • nt says:

        Đúng là chó săn CS HN.!.!

      • NON NGÀN says:

        ĐÚNG LÀ

        Tay Việt kiều có nichname dấu tên hèn nhát “Nt” đúng là một thứ chó ghẻ hiện nay trong giới Việt kiều hải ngoại. Hắn vừa dốt nát, lại vừa du thủ du thực. Chắc mọi người trong nước và ở nước ngoài hiện tại hẳn cũng đều nhận thấy quả y như vậy !

        VHT

Leave a Reply to anhvu