WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Nỗi đau Hoàng Sa” tới Ba Lan

Người đem “Nỗi đau Hoàng Sa” tới Ba Lan không phải ai khác, chính là tác giả và đạo diễn của bộ phim, ông Andre Hồ Cương Quyết. Sau khi đem đứa con tinh thần của mình rong ruổi khắp nước Pháp, qua Đức, rồi đến Cộng Hòa Séc, sáng nay ông Andre Hồ Cương Quyết đã có mặt tại Ba Lan để tiếp tục “phá vỡ bức tường im lặng” như ông từng tuyên bố.

Andre Hồ Cương Quyết ở trung tâm thương mại EACC

Sinh trưởng ở miền Nam nước Pháp, duyên cơ với Việt Nam của ông đến từ một hợp đồng dạy học. Năm 1968, đặt chân tới Sài Gòn, tận mắt chứng kiến cuộc chiến huynh đệ hương tàn, ông đã phản đối chiến tranh và treo cờ mặt trận Giải phóng Dân Tộc miền Nam Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khi đó đã cho ông vô tù gần 3 năm. Sau khi ra tù, bị trục xuất khỏi Việt Nam, ông tiếp tục đi nhiều nơi trên thế giới để phản chiến.

Những năm gần đây, ông nhiều lần quay trở lại Việt Nam thăm thú, sinh sống. Năm 2009, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trao cho ông quốc tịch Việt Nam. Cái tên theo ông từ thưở tù đầy “Hồ Cương Quyết” trở thành tên gọi chính thức. Với người Việt ông là anh Quyết, bác Quyết, ông Tây Lý Sơn và cũng có người gọi đó là ông Tây Việt cộng.

Yêu thương, gắn bó với Việt Nam, ông cùng đau nỗi đau của người Việt; uất ức tới trào nước mắt khi biển đảo bị lấn chiếm dần và ngư dân tả tơi bầm dập vì bị bắt, bị đánh, bị đòi tiền chuộc, thậm chí bị sát hại. Xuất phát từ tình cảm đó, ông đã nằng nặc đòi ra khơi, đánh bắt cá cùng dân đảo Lý Sơn, đòi trực tiếp đi tới vùng biển ‘nhạy cảm’ nơi những ngư dân thân cô, thế cô giữa biển cả mênh mông thường xuyên bị ‘tầu lạ’ bắt bớ, hành hung.

như ông kể, một sự ”đổi chác” nho nhỏ đã diễn ra, để ‘ông già ương bướng’ này đừng khăng khăng bơi ra Hoàng Sa nữa. Ông được phép dựng một bộ phim.

Tôi tập trung 5 năm cho bộ phim, nghiên cứu kỹ càng, gần 3 tháng với ngư dân trong 5 chuyến đi, 10 ngày quay phim và một tháng rưỡi để chỉnh“. Andre chia sẻ.

Ông vui sướng và xúc động được sống trong những ngôi nhà mà ông gọi là “giản dị” của ngư dân. Được ăn, ở, làm việc cùng họ. Và nhiều lần ông đã khóc cùng họ. Giờ đây, ông trở thành bạn bè, người đưa tin, thành phát ngôn viên cho họ.

Không phải tất cả, nhưng đã có những người trong bộ máy chính quyền ủng hộ và giúp đỡ ông, khi ngấm ngầm, lúc công khai.

 

Thăm "trụ sở" của Đàn Chim Việt


Phim “Hoàng Sa, Việt Nam – Nỗi đau mất mát” được ra đời trong bối cảnh như thế. Bộ phim được sự đỡ đầu của bộ Ngoại Giao Việt Nam và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, cùng sự giúp đỡ kỹ thuật một cách chuyên nghiệp của Hãng phim TFS. Nhưng rồi, hình như sự thật trong đó trần trụi quá, phũ phàng quá. Kẻ ác, kẻ phi nghĩa thì ngang nhiên hoành hành, ra vào vùng biển Việt Nam như vào chốn không người. Ngư dân thấp cổ bé họng, dường như không được ai bảo vệ, không được ai bênh vực. Người ta không thấy chính quyền ở đâu, tính đảng ở chỗ nào. Thêm vào đó, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bất ngờ bùng nổ hết sức mạnh mẽ trong mùa hè vừa rồi đã khiến một bộ phim tài liệu hết sức xúc động và chân thực rơi vào thế kẹt ‘nhạy cảm’.

Ngay trong buổi công chiếu lần đầu tại thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 11 năm ngoái, vì lý do không được giải thích rõ ràng nào đó, nơi chiếu phim đã bị ngắt điện và buổi chiếu bị giải tán trong sự ngơ ngác của tác giả, khán giả và các bạn hữu.

Chưa đưa được nỗi đau Hoàng sa ra công luận, ông Tây Lý Sơn cảm thấy day dứt khôn nguôi, không phải vì sự phí hoài công sức bao tháng ngày lặn lội mà vì tiếng kêu, tiếng thét của bà con ngư dân vẫn chưa được nghe thấu. Ông quyết định đem đứa con tình thần của mình sang châu Âu.

Và bà con kiều bào ở đây trở thành những khán giả chính thức đầu tiên của bộ phim. “Hoàng Sa, Việt Nam – Nỗi đau mất mát” đã được chiếu tại nhiều thành phố của Pháp, tại 2 địa điểm ở Đức và 2 thành phố của Cộng Hòa Séc. Mỗi nơi chỉ có chừng trên dưới 100 khán giả nhưng đã là sự cổ vũ tinh thần rất lớn cho đạo diễn Andre Hồ Cương Quyết. Ông cảm thấy mình như trẻ lại ở tuổi 20 và quên hết mệt nhọc.

Ở xa ngàn dặm, nhưng ông vẫn luôn giữ mối liên hệ khăng khít với bà con Lý sơn và dõi theo những chặng ra khơi của họ. Từ Pháp, ông viết e-mail thông báo về việc Trung Quốc mới bắt giữ 2 tầu cá Việt Nam và khẳng định chắc nịch: “Anh biết rõ vì vẫn trao đổi hàng ngày với bà con”. “Đó là bắt cóc, là khủng bố”- ông phẫn nộ nói.

Chính thông tin ấy, nhưng nhiều ngày sau, báo chí Việt Nam mới đưa tin.

“Không gì có thể làm Andre nản lòng”- những người tiếp xúc với ông đều có chung một nhận xét như vậy.

Long đong ngay từ lần công chiếu đầu tiên, tại Pháp, chính quyền thành phố Montpellier, quê hương của tác giả đã từ chối cho mượn hội trường trong Ủy ban chỉ vì lo sợ thiệt hại kinh tế từ những hợp đồng xuất khẩu rượu vang sang Trung Quốc.

Mặc dù, được chính quyền bố trí cho một phòng nhỏ ở vùng ngoại ô, nhưng Andre đã thẳng thắn từ chối vì bộ phim – theo ông- xứng đáng được chiếu ở một nơi trang trọng hơn và ông tin rằng, một ngày gần đây nó sẽ xuất hiện trong một rạp chiếu phim chuyên nghiệp.

Tháng Năm này, Andre sẽ quay lại với bà con Lý Sơn. “Chỉ ở Sài Gòn 2 ngày thôi, rồi anh sẽ đi Lý Sơn với bà con khoảng 2 tháng và sẽ tiếp tục chiếu bộ phim này ở Việt Nam”. “Cá ở đó rất tươi và ngon, còn tỏi Lý Sơn tuyệt vời nhất thế giới”- Andre nhắc khi cùng chúng tôi ăn món phở trong một tiệm ăn nhỏ ở Wólka.

 

"Tỏi Lý Sơn ngon nhất thế giới"- Andre nói trong tiệm phở



Lý Sơn luôn xuất hiện trong câu chuyện của ông, cứ vài câu ông lại “ngư dân”, lại “Lý Sơn”, lại thuyền thuyền, lưới lưới… Lớn lên ở vùng ven biển Địa Trung Hải ông đã từng chài lưới, đánh cá, bơi thuyền từ nhỏ nhưng nói rất phục tài ngư dân Việt Nam, khi họ lặn xuống độ sâu có khi tới vài chục mét để đánh bắt hải sâm.

Không cần thăm thú nơi nào ở Warsaw, không danh lam thắng cảnh, ông chỉ muốn nhanh chóng được chiếu phim, được gặp gỡ bà con kiều bào để làm sứ giả cho nỗi đau mất mát- Nỗi đau mang tên Hoàng Sa.

Số tiền gom góp được của bà con châu Âu sẽ được Andre trao tận tay ngư dân vào những công việc thiết thực nhất, mua lưới, sửa chữa tầu cá giúp họ bám biển, duy trì làng nghề, để kiếm sống và xa hơn cả để giữ gìn từng mét vuông biển cả mà cha ông chúng ta từ ngàn đời để lại.

Hãy tới xem bộ phim để ủng hộ tinh thần cho đạo diễn Andre Menras Hồ Cương Quyết và hơn cả là cho ngư dân Việt Nam.

- 13 giờ ngày 29-3-2012 tại Trung tâm thương mại EACC, Box D111A, Hala 2, tầng 2 (Wólka Kosowska)

- 18 giờ ngày 30-3-2012 tại trụ sở Hội Tự do Ngôn Luận (SWS), số 7 phố Marszałkowska, Warszawa.

© Đàn Chim Việt

 

 

12 Phản hồi cho ““Nỗi đau Hoàng Sa” tới Ba Lan”

  1. THOMAS CHU says:

    Nhiệt liệt,nhiệt liệt hoan hô hoan hô ngàn lời hoan hô sư phụ LNĐ đã khai sáng cho cá nhân tui trên diễn đàn này.Chúc ông dồi dào sức khỏe.Một ngày nào mà thiếu lời bàn tha thiết tuyệt vời của ông thì ngày đó tui ăn
    ngủ mất ngon.Hỏng biết ông có bùa ngãi chi rứa mà sao lời bàn của ông nghe phê và có ép-phê dễ sợ .Tui
    khen ông nhiều thì coi chừng có người “ghen” ông à nha.

  2. Trúc Bạch says:

    Không biết ông Ăn Rế Măng Rá có biết rằng chính đảng cs ViệtNam là kẻ đả bán khống Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông cho Tầu qua công hàm bán nước 1958, và đồng thời cũng chính đảng csVN đã ngầm tán đồng việc Trung cộng cưỡng chiềm Hoàng Sa của VNCH năm 1974 không ?

    Cuốn phim của ông chỉ có thể hoàn thành “sứ mang” của nó nếu được chiếu ở trong nước, còn mang ra ngoài này chiếu thì ích gì ?

    Ngày xưa, khi ông còn có lợi cho Việt công thì chúng cho ông mang tên Hồ Cương Quyết, ngày nay khi ông “giở chứng” là chúng nó cho ông thành Hồ Quang Quác ngay ; Cộng sản là thế đó, mong ông “sáng mắt, sáng lòng” !

  3. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa ban Biên Tập và bà con,

    1/
    Trên đời này cái làm người ta nhớ lâu nhất là khi làm SAI, và phải lãnh chịu hệ quả của cái sai đó.
    Sai phạm càng nhiều càng nhớ đến suốt đời, trừ khi anh hay chị nhất định chối bỏ cái sai đó, mà đổ lội lung tung, cho hoàn cảnh, người khác v.v….

    Trên diễn đàn này, có những người KHÔNG HỀ bao giờ chịu nhận sai, khi được người khác vạch cho thấy lỗi của họ. Họ còn phản ứng ngược lại, bù lu bù loa kể tội kẻ chân tình góp ý với họ

    Ngoài đời, cụ thể ở nước ta, người CS cũng thế. Họ tự coi như mình là Number One, trong khi họ đã thú nhận dài dài là vừa học vừa làm. Và họ thản nhiên đến vô cảm trước mọi phản ứng từ phía nhân dân, dẫn xuất từ những bức xúc trước thời thế (như vụ Vinashin, Bô-Xít, khai thác điện nguyên tử …), từ những nỗi đau do mất mát gây ra bởi những cái sai không thể tưởng tượng nổi của đảng CS cấm quyền (như phong trào Dân Oan, Giáo Oan ….).

    Câu trả lời ngắn gọn của họ là, đó là chủ trương đường lối của trung ương đảng và người cầm đầu chính phủ chỉ là kẻ thừa hành. Mà ai cũng rõ đảng của họ chỉ khoảng 3 triệu dân, tương đương với khối người Việt hải ngoại thôi, trong khi cả nước khoảng 90 triệu dân.

    Sự kiêu ngạo đến ngạo mạn thách thứ cả nước đó là, do họ tự phong cho mình là đội ngũ tiên phong nhất xã hội trong mọi thời đại. Nói khác đi họ là những người ưu tú nhất (élite), là bộ óc của tổ quốc VN, cho nên họ phải nằm ở vị trí lãnh đạo muôn đời, mặc dù người dân là chủ chính thức của đất nước, nhưng phải chịu sự chỉ huy của họ. Rồi họ lập ra bộ máy nhà nước để thi hành những mệnh lệnh từ bộ óc đó.

    Bất kỳ kẻ nào tỏ thái độ chống đối họ là bị qui chụp là phản động, có âm mưu phá hoại bla bla bla
    Và nếu kẻ thù là người Việt thì họ gọi đó là thằng/con Việt gian phản quốc, mà dĩ nhiên sẽ bị xử tội rất nặng. Mà khi do áp lực xã hội hay quốc tế mà phải thả ra, hay vì lý do nào đó (như sắp chết, hay đã bất khiển dụng), thì họ rêu rao là cho giảm án, tạm tha …. với lý do nhân đạo etc etc etc

    2/
    Qua bài tường thuật trên ta thấy được gì ?

    ANDRÉ MANDRAS đã phạm liên tục rất nhiều lỗi lầm nghiêm trọng.

    2.1/
    Thứ nhất, không hiểu rõ cuộc nội chiến ở VN, nên chọn sai chiến tuyến. Nói thẳng, phụ trợ cho cái ác lên ngôi chúa tể.

    Chuyện này không có gì là lạ cả, bởi thời đó không thiếu, phải nói là rất nhiều kẻ đã tham gia vào phong trào Phản Chiến Chống Mỹ và VNCH, hoan hô Mặt trận Phỏng giái và CS Bắc Việt, tôn thờ các lãnh tụ CS đương thời như Hồ Chí Minh, Che Guevera. Đó là những kẻ bên ngoài lề (outsider) quen nhìn chiến tranh qua lăng kính của phim ảnh, hơn là thực tế ngoài đời, nhưng lại tự cho mình là những kẻ ưu thời mẫn thế. Đến những tay đại trí thức như Jean-Paul Sartres, các nghệ sĩ danh tiếng như Bob Dylan, Joan Baez, Jane Fonda … còn bị mờ mắt nữa là dân cắc ké.

    2.2/
    Thứ hai, khi CS thắng trận, André càng nghĩ mình đã suy nghĩ và hành động đúng, nên lại càng lún sâu vào sai lầm.
    Anh ta chắc hẳn say men ké chiến thắng cùng người CS, nên tai điếc mắt mù không thấy được những thảm cảnh thuyền nhân VN trong những năm sau đó và kéo dài ít ra đến hai thập niên.
    Tôi còn độ chừng có thể André chả khác gì Hội Y Tế Hòa-Việt (Het Medisch Comité Nederland-Vietnam) cũng hùa theo CSVN nhục mạ bôi đen những thuyền nhân VN.
    Rồi chiến tranh biên giới, nhất là ở vùng Tây Nam tổ quốc giữa VN với Kampuchia. Cuộc chiến này đã làm hao tổn xưong máu hai bên, nhưng tội nghiệp nhất vẫn là dân Miên. Họ vừa chịu tai họa lịch sử là đám Khmer Đỏ, sau đó lại cái họa CSVN mưu toan chiếm đóng lâu dài và tìm cách đồng hoá dân Miên qua sự di dân thật nhiều qua đó, theo kiểu chính sách tàm thực ngày xưa của tổ tiên VN đã chiếm đất Chàm và Thủy Chân Lạp.
    Thế giới phải mạnh mẽ can thiệp CSVN mới chịu nhả “sợi gân gà Miên”, bởi dù khó nuốt nhưng buông ra thì lại tiếc, vì đã mất bao công lao, và như thế là phải từ bỏ mộng ước làm “tiểu bá vùng” (ĐNÁ) ấp ủ bấy lâu nay!

    2.3/
    Thứ ba, cương quyết trở thành người Việt Nam.
    Rất tốt, nhưng đau buồn thay lại một lần nữa chọn sai vị trí.
    Thay vì ở trong phong trào dân chủ tự do lại cố thủ trong hàng ngũ CS,
    và khốn nạn nhất là sự tự hào vô biên với cái tên mới HỒ CƯƠNG QUYẾT !

    Thú thực, tôi cho đến đó là HẾT THUỐC CHỮA. Căn bệnh nhập lý !
    Bởi vì đến phút đó mà vẫn chưa nhận rõ ra bản chất thật người CS ra sao !
    Trong khi biết bao kẻ khác đã nhận ra cái lầm to thế kỷ và chân thành hối lỗi.

    2.4/
    Vì thế tôi không ngạc nhiên trước phản ứng hiện nay của Hồ Cương Quyết, anh ta quyết tìm mọi cách thực hiện rồi sau đó đem trình chiếu tác phẩm để đời của mình; không được trong nước thì ở cộng đồng người Việt hải ngoại !

    Nếu anh ta hiểu rằng, CS đã dùng anh ta làm con bài tuyên truyền cho chế độ bán nước buôn dân cho ngoại bang của chúng, thì anh ta sẽ tìm một nơi thanh vắng sống nốt quãng đời còn lại, hay xuống tóc đi tu nơi cửa Phật, hoặc nép mình dưới chân Chúa Cứu Thế trong một tu viện nào đó.

    Cứ xem bọn đồng chí … choé trong đảng CSVN đã lợi dụng hình tượng Hồ Chí Minh ra sao kể từ khi qua đời đến nay.
    Nào là dựng lăng ướp xác, đi trái với nguyện vọng kẻ đã quá cố; rồi lại thêm cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh”.
    Rồi motto khắp chốn “sống, chiến đấu và lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại” …. trong khi đời tư của Hồ đã bị phanh phui với những bỉ ổi dối trá cùng cực nơi con người tự nhận mình là “cha già dân tộc” !
    Thực ra ngay bản thân Hồ cũng muốn thế, nên đã cầm nhầm thơ văn, mạo tên Trần Dân Tiên viết sách ca tụng chính mình.

    Thời đại này các hình ảnh kiểu đó, như Mao, Kim Nhật Thành, Fidel Castro … đã cháy tan mất tiêu rồi.

    Lời cuối, XIN CÁM ƠN LÒNG TỐT CỦA ANDRÉ MANDRAS, nhưng riêng tôi không dám nhận nó.
    Chỉ khi nào anh thấu hiểu được thật kỹ bản chất cuộc chiến VN cùng người CS, những mất mát niềm đau thật sự của con dân nước Việt chúng tôi mới coi anh là người đồng bào và đồng chí thân ái nhất.
    Tôi giả sử như CSVN dành cho anh nhiều dễ dãi để chiếu phim trên ở VN, có lẽ giờ đây anh chả phải lần mò lặn lộn đi xa như thế, phải không anh !?

    Đây là những bộc lộ chân tình nhất, của một đứa con tổ quốc Việt Nam, đang phải sống lưu vong.

    LẠI MẠNH CƯỜNG

    • Nguyễn Cường says:

      Anh Lại Mạnh Cường! Nếu đó là lòng tốt thì sao mình không nhận? Không nhận lòng tốt thì anh chỉ giữ mãi căm hờn trong lòng mà thôi. Anh đã từng sang Praha, đã từng gặp anh em và chính anh đã từng đem lòng tốt của mình đến với những người chẳng hề quen biết là anh em ở đây. Vậy thì sao anh cứ giữ lòng căm thù với những người như ông Hồ Cương Quyết. Em không quan tâm nhiều tới quá khứ của người khác. Hành động hiện tại quan trọng hơn.

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Dear Nguyễn Cường,

        Bạn đã nhầm lẫn tai hại vô cùng khi cho rằng, TÔI CÒN NUÔI NHIỀU HẬN THÙ với André Manras, alias Hồ Cương Quyết !

        Tôi thiển nghĩ, bạn chưa thông hiểu hay không hiểu (rõ) thế nào là HÒA GIẢI HÒA HỢP DÂN TỘC, mà tôi tán thành và cổ võ, khi nhiều lần đơn thương độc mã sang các nước Đông Âu trợ giúp và nối vòng tay lớn với đồng hương ở đó.

        Tôi qua Đông Âu với thắm đượm tình dân tộc nghĩa đồng bào hơn là lý tưởng chính trị, xin bạn nhớ dùm điều này nhé. Các anh em Đông Âu, như Trương Tiến Dũng và Trần Ngọc Tuấn ở Tiệp, hay Phạm Văn Man, Yên Phong, Cù Ngọc Hưng, Phạm Hoàng (nhóm Cánh Én ở Nam Đức), cùng nhiều anh em khác gốc gác Đông Âu hiện đang ở Đức, chắc chắn biết rõ điều này hơn ai hết. Đến nay chúng tôi vẫn còn giữ những liên lạc đầy tình thân ái, cho dù còn những khác nhau về chính kiến đi nữa.

        Bên trên tôi đã cạn lời lý giải, mà bạn vẫn chưa chịu hay cố tình không hiểu, đúng thật là … hết thuốc chữa !

        Tôi đã từng thưa: TÔI KHÔNG CHỦ TRƯƠNG HAY CỔ VÕ GIẾT NGƯỜI CỘNG SẢN, MÀ CHỈ TÌM CÁCH DIỆT CHẤT CỘNG SẢN TRONG NGƯỜI HỌ !

        Vâng tôi không hề hiếu sát, muốn giết các lãnh tụ hay đảng viên CS (muốn cũng chả được), mà chỉ đòi thủ tiêu (dù rất khó) đảng CS bằng mọi giá, bởi đó là hòn đá tảng ngăn chặn tiến trình dân chủ hóa VN, là nguồn cơn mọi tai vạ cho dân và nước Việt.

        Với André Manras, tôi nghĩ anh ta vẫn còn dính khá nhiều chất Cộng trong máu huyết, cho nên tôi mong mỏi anh ta hãy nhìn lại để giác ngộ đâu là chân lý (“hồi đầu thị ngạn”, quay đầu ra khỏi bến mê !).

        Không phải bất cứ ai yêu mến VN, chống Tàu … là ta ôm chầm lấy và coi là đồng chí thân thương cả. Trái lại nên thận trọng và đừng vội sớm “lạc quan cách mạng”, mà sẽ thiệt thân.

        Bài học ngày cũ, VNCH theo phe Mỹ và Bắc Việt ôm chân Nga Hoa, vẫn chưa phải mờ trong tâm trí dân Việt !

        Lại Mạnh Cường

      • Nguyễn Cường says:

        Anh Lại Mạnh Cường! anh nhắc tới Trần Ngọc Tuấn. Chính anh TN Tuấn cũng vừa phỏng vấn ông A.M một bài rất dài và đăng trên báo Xa Xứ ra ở Séc. Với tôi, tôi ủng hộ việc làm hiện nay của ông A.M, đó là: Đưa vấn đề HS bị Trung quốc xâm chiếm ra cho công luận biết, đưa những hình ảnh bà con ngư dân khó khăn, những người đàn bà góa phụ khốn khổ cho mọi người biết..và kêu gọi mọi người giúp đỡ. Nói thật với anh, tôi không làm được nên nếu ai làm được việc đó tôi cũng đều ủng hộ hết.

    • Chim Gõ Kiến says:

      Comment của LMC rất hay và rất đúng. Tôi cũng có những suy nghĩ tương tự như anh.
      Cái tên Hồ Cương Quyết, và chiến tích của Andre’ Mandras theo MTDTGPMN chính là những lỗi lầm của ông. Cái sai của ông là vì tuổi trẻ – “20 tuổi không theo cs là không có trái tim”.
      Nhưng tôi ủng hộ ông về làm bộ phim “Nỗi đau Hoàng sa” trong việc dựng phim và chuyến công du chiếu bộ phim khắp châu âu, mà xuất phát từ tấm lòng chân thành của một người yêu công lý, công bằng XH và bác ái. Bộ phim của ông nói lên nỗi khổ của người dân biển Quảng Ngãi, bộ phim tố cáo nỗi đau mất mát người thân trong cuộc mưu sinh trên biển do bọn xâm lược, do thiên tai, nhưng nhà quyền quay lưng, không đoái hoài mặc dù vẫn hô hào bám biển là bảo vệ chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ.
      Bộ phim là bản bản án chế độ cs, nên nhà cầm quyền cs không hề thích thú và cả “bạn nước lạ” cũng bị động chạm.
      Bản án chế độ này không phải ai là người VN nào cũng dám làm vì nhà tù sẵn sàng đón họ vào “nghỉ ngơi” ngay, và tất nhiên những tác phẩm như phim này sẽ là chứng cứ để buộc tội “chông đối nước “Cộng Hồn Xí Họn Củ Nôn VN” và không bao giờ được mọi người biết đến nỗi đau của ngư dân vùng biển VN ngày nay.
      Đơn cử như ông Nguyễn Minh Hoàng có 2 quốc tịch Việt – Pháp đã phải ngồi nghỉ trong “nhà đá” vì tấm lòng yêu quê hương đất nước mà từ Pháp “lặn lội” trở về để giúp thế hệ trẻ. Còn Andre’ cũng 2 quốc tịch nhưng là Pháp – Việt cũng từ Pháp trở lại VN vì lòng yêu nước thì chưa bị như vậy, nhưng bị xua đuổi, ngăn trở, vì do ông có 2 quốc tịch nhưng (lại nhưng) là Pháp – Việt mà chưa bị bắt giam.
      Một người Việt gốc Pháp mà có tấm lòng yêu Tổ quốc thứ hai của mình và làm được điều đó cũng là đáng trân trọng và giúp ích cho dân cho nước VN đấy chứ.
      Hãy tha thứ cho lỗi lầm của tuổi trẻ của người thanh niên Andre’, hãy ủng hộ Andre’ lúc tuổi đã xế chiều nhưng vẫn nồng nàn lòng yêu đồng bào nghèo khổ.
      Như thế còn hơn rất nhiều kẻ mồm thì hét rất to vì dân và vì nước, còn thực sự là hại dân, bán nước phải không anh LMC?

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Chim Gõ Kiến ơi,

        Tôi chỉ bàn đến CÁI LÒNG TỐT của André Manras, chứ không hề đề cập đến phim tàl liệu anh ấy thực hiện.

        Phim thì … cứ xem.
        Lòng tốt … xin xét lại !

        Như vừa mới hồi âm với Nguyễn Cường, tôi đã lý giải “hết mình”, đi từ A đến Z, chứ không “dừng chân” ở một trạm nghĩ nào trong quá trình Việt hóa của André cả đấy chứ.
        Đọc kỹ lại đi nhé, đoạn đầu tôi cho là một lầm lẫn thời đại, bởi biết bao kẻ “to đầu” hơn André mà còn bé cái lầm nữa là André.
        Tôi đã từng tiếp xúc rất nhiều sinh viên học sinh ở Hòa Lan và họ đã thú nhận từng đứng trong hàng ngũ phản chiến; hay chính đó làm động lực nghiên cứu về Việt Nam (cụ thể như giáo sư dân tộc học Hòa Lan Oscar Salemink, trước làm việc ở Amsterdam, nay đang tùng sự ở Đan Mạch, đã nghiên cứu và sang tận Hà Nội ở mấy năm liền, giao tiếp với rất nhiều văn nghệ sĩ VN tầm cỡ, bởi anh ta đại diện cho Qũy Ford thời đó).
        Điều khác biệt là phần đông đã giác ngộ và quay đầu khỏi bến mê, nhưng André nhà ta lại lún sâu vào bùn CS.
        Chỉ đến khi anh ta không được tạo cơ hội trình chiếu phim tài liệu trên, mới quay qua phía cộng đồng hải ngoại (chống Cộng) !

        Thú thật nếu là người thường tôi chẳng quan tâm, bởi trong cộng đồng chúng ta không thiếu kẻ mang danh tị nạn chính trị, nhưng thực chất là tị nạn kinh tế, bằng chứng sau khi thoát nạn, nhận quốc tịch mới, họ đã “áo gấm về làng” !
        Riêng với André tôi có lời cảnh … cáo chân tình, không to tiếng mạ lị gì cả.

        Phải nhìn rõ, TÔI CÓ LÀ KẺ HẸP HÒI CHĂNG ???

        Ở đây ai cũng biết, tôi rất trực tính, trắng đen rõ ràng !

        Lại Mạnh Cường

    • Thanh says:

      Rất đồng ý với LMC về những suy nghĩ của bạn về Andre’ Menras Hồ Cương Quyết. Đả đảo CS! Đả đảo HCM, tên nói dối trắng trợn và tên giết người dã man nhất trên thế giới!

  4. Khinh Binh says:

    Tôi không biết ông Hồ (Tây) này có biết ông Hồ (Tàu) là thủ phạm làm mất Hoàng Sa của VN không?

  5. Nguyen quoc viet says:

    HỒ CƯƠNG QUYẾT … ??? . Cái gì của HỒ CƯƠNG QUYẾT xin trả lại cho HỒ CƯƠNG QUYẾT . Qúa khứ cũng như hiện tại .

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      1-
      Nguyen quoc viet ơi,

      Bội phục
      quá xoá :-) !

      Ngắn gọn,
      nhưng đầy đủ
      và đanh thép hết mực.

      Xin phép lập lại
      (có chút sửa đổi)

      HỒ CƯƠNG QUYẾT ư ?
      Cái gì của HỒ CƯƠNG QUYẾT,
      xin trả hết lai HỒ CƯƠNG QUYẾT,
      tất cả qúa khứ cũng như hiện tại :-( !

      Xin cám ơn nhiều Nguyen quoc Viet :-) !

      2-
      Nhắn gửi HCQ,

      Trả hết cho người
      chuyện cũ “đẹp ngời”

      Chuyện dân nước tôi
      Buồn nhiều hơn vui

      Xin trả hết cho người
      chuyện ngắn chuyện dài

      “Adieu” người
      cho người đi :-( !

      Lão Ngoan Đồng

      Ghi chú:
      Adieu is French for farewell
      Aidieu ở đây có nghĩa là vĩnh biệt !

Leave a Reply to Chim Gõ Kiến