WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhớ Trịnh Công Sơn

 

Mười một năm qua, Trịnh Công Sơn đã đi vào cõi bất tử. Anh chọn ngày cá tháng tư- ngày nói dối toàn thế giới để ra đi. Hóa ra, tin anh đi khỏi cuộc đời này, về thực chất là một tin bịa đặt. Trịnh Công Sơn không bao giờ chết khi các ca khúc tuyệt vời của anh còn sống mãi với dân tộc.

Trịnh Công Sơn là bạn với cả nước. Hỏi có gia đình Việt nào không một lần mê mẩn vì các ca khúc “gây nghiện” của anh.. Trong chừng mực ấy, kẻ viết bài này cũng là bạn của Trịnh.

Nhớ cuối năm 1992, ngồi uống café với Trịnh Công Sơn trước Hội Âm nhạc TP.HCM. Anh bảo: “Hảo có thơ gì mới đọc cho mình nghe với?”. Hầu như lần nào gặp nhau, có cơ hội yên lặng là anh hỏi tôi có làm được bài thơ nào mới, đọc cho “moi” nghe chơi! Thơ phú lênh láng một hồi xong, Trịnh Công Sơn bảo : “ Mình sắp in một tập nhạc có tựa đề : “ Bên đời hiu quạnh”, đã xin được giấy phép, do Hội Âm nhạc thành phố đứng ra in, đây là tập nhạc đầu tiên của mình được phép ra trong chế độ mới ( CS) nên phải cẩn thận. Từng bản nhạc đã được “cơ quan chức năng” duyệt, kể cả lời tựa do bạn mình là Bửu Ý viết. Mình muốn Hảo viết cho mình mấy dòng in trân trọng nơi bìa bốn, đồng ý chứ?”. Tôi hơi bất ngờ, bảo anh : “ Anh Sơn này, theo Hảo, anh nên mời anh Nguyễn Quang Sáng hoặc anh Nguyễn Duy, hai bạn nhậu của anh viết cho có phải thú vị hơn không?”. Anh Sơn bảo: “Sáng và Duy có viết về mình mấy bài in báo, nhưng dài quá, không thể trích mấy dòng nơi bìa bốn của tập nhạc được; vậy “moi” mới nhờ Hảo, cũng muốn có một kỷ niệm với Hảo cho vui…”. Tôi đồng ý!

Hai ngày sau tôi chưa kịp viết thì anh Trịnh Xuân Tịnh, người em trai thứ hai của anh Sơn tìm tôi giục, rằng : “ Bìa một đã làm, anh Sơn bảo chờ mấy dòng của anh Hảo mới làm tiếp bìa bốn của tập nhạc…”. Tôi ngồi viết ngẫu hứng mấy dòng sau đưa cho anh Tịnh: “Nghệ thuật hi vọng của Trịnh Công Sơn là nghệ thuật băng qua tuyệt vọng, có đi qua lò bát quái của phần số, nhân tính mới còn cơ phát lộ. Trong lò lửa luyện ngục của anh, chúng ta được gặp cái mát lành của tuyết đầu mùa. Anh chỉ ra rằng băng tuyết cũng có thể dùng để sưởi ấm. Anh làm ta tin vào khả năng lặng im của loài quạ. Thực ra thiên chức của nghệ thuật là thức tỉnh nỗi cô đơn cùng tận của con người. Chính cô đơn là hình ảnh tư duy của chàng Hamlet. Chừng như sự chết và hư vô là hai tên gọi khác của nỗi cô đơn? Thức tỉnh nỗi cô đơn, nghệ thuật đồng thời cũng thức tỉnh cả cái chết và niềm hư vô. Âm nhạc của Sơn làm ta có cảm giác vừa rơi lên đỉnh vực nỗi cô đơn. Chỉ có thể đi hết cái tôi, chúng ta mới có cơ gặp cả loài người”- Trần Mạnh Hảo 10-1992 ( Bìa bốn, tập nhạc BÊN ĐỜI HIU QUẠNH –TRỊNH CÔNG SƠN -Tình khúc -Nhân Bản 1973-Hội Âm Nhạc TP-Giấy phép xuất bản số 345 ngày 9 tháng 01 năm 1993- In và nộp lưu chiểu tháng 06 năm 1993)

Bằng thiên tài của mình, quả thực Trịnh Công Sơn đã đi hết nỗi cô đơn kiếp người, đi hết niềm hư vô và đi băng qua cái chết để đến với sự bất tử của anh trong lòng dân tộc ViệtNamvà thế giới. Trịnh Công Sơn không chỉ là một hiện tượng âm nhạc hậu bán thế kỷ thứ XX của Việt Nam; anh còn là một hiện tượng văn hóa của dân tộc đau thương và bất hạnh vào bậc nhất của thế giới này. Tuồng như không phải anh cô độc ôm đàn hát lên nỗi niềm day dứt mê ly của mình mà chính là những vết thương của lịch sử đang cất tiếng hát, vết thương của nỗi cô đơn, vết thương của tình yêu, vết thương của bất hạnh và hạnh phúc, vết thương của vô thường, vô ngã, vô vi, vô ưu, vô vọng, vô biên, vô lượng … cùng cất tiếng hát.

Trịnh Công Sơn, chính anh mới là cây đàn của mẹ ViệtNam. Mẹ ViệtNamđã ôm anh vào lòng như bức tranh người đàn ông ôm cây Tây Ban Cầm của Pablo Picasso để hát lên tình yêu và nỗi buồn vô tận của kiếp người. Hay nỗi buồn mượn anh mà hát lên những giai điệu có thể làm “đá ngây ngô” cũng ứa nước mắt ? Hay cỏ cây, mây trời, núi sông, ruộng đồng… đã mượn anh mà hát lên nỗi niềm vạn thưở của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du …?

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn không chỉ là ma thuật giai điệu hài hòa với phần lời rất thi ca sâu thẳm mà còn là thiền học, triết học cất lời, rót vào tâm hồn người cả nỗi ưu tư của đất trời, những thắc thỏm, u hoài trần thế, những băn khoăn, day dứt, sầu thương, hoài vọng, hoài nghi, hụt hẫng, ngơ ngác nhân sinh. Tôi cho rằng một số nhạc sĩ chê phần nhạc của Trịnh Công Sơn là đều đều, đơn điệu… là vô căn cứ nếu không phải là do đố kị tài năng. Nhạc Trịnh bỏ lời đi, vẫn vô cùng quyến rũ, vẫn làm mê mẩn hàng triệu người. Phần lời của nhạc Trịnh quả tình siêu việt, là thi ca được hát lên. Bằng chứng là rất nhiều bài hát Trịnh Công Sơn được hòa tấu không lời vẫn cứ tuyệt vời, làm thổn thức hàng triệu triệu trái tim người nghe.

Đánh tên Trịnh Công Sơn lên công cụ tìm kiếm Google, sẽ thấy rất nhiều bài báo vu cho Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, là tên văn công hạng bét, là phản bội Việt Nam cộng hòa, nơi đã sản sinh ra thiên tài Trịnh… Ngay cả một người bạn thân của anh Sơn là họa sĩ T.C. cũng cho Trịnh có ý đồ chính trị…Không, Trịnh Công Sơn trước hết là một con người phi chính trị, một văn nghệ sĩ thuần túy. Âm nhạc của anh vượt lên mọi đối kháng chính trị trong suốt cuộc chiến ViệtNam. Nếu Trịnh từng là Việt Cộng nằm vùng, không đời nào năm Mậu Thân 1968, anh lại viết bài hát “ Tôi đã thấy” : “ Chiều đi lên Bãi Dâu hát trên những xác người…” than khóc cho hàng nghìn người bị quân đỏ tàn sát? Nếu Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, không bao giờ anh viết về cuộc chiến ViệtNamlà: “hai mươi năm nội chiến từng ngày”? Nếu Trịnh là Việt Cộng, không bao giờ anh dám viết bài hát (Requiem – Kinh cầu hồn) “Cho một người nằm xuống” là đại tá Lưu Kim Cương bị quân đỏ bắn chết năm Mậu Thân 1968 tại sân bay Tân Sơn Nhất ? Nếu Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, sau năm 1975, sinh viên Huế sao lại dám mang nhạc anh ra đấu tố, anh phải đi lao động cải tạo trồng sắn trên núi; và quan trọng hơn là nhạc của anh mấy năm liền vẫn bị cấm hát? Anh phải bỏ Huế vào Sài Gòn sống với mẹ và các em.

Sau năm 1975, tôi có dịp sinh hoạt chi bộ với nhà văn Nguyễn Quang Sáng lúc anh Sáng bắt đầu cặp kè với Trịnh Cộng Sơn như bóng với hình. Chi bộ hỏi anh Sáng về chuyện đó, anh Sáng khai: “Thành ủy và anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) chỉ thị cho tôi bám sát Trịnh Công Sơn để lôi kéo anh ta về phía cách mạng. Trên bảo : nhạc sĩ này là thành phần đáng ngờ, có thể anh ta từng làm việc cho CIA, cần phải theo dõi anh ta trong mọi nơi mọi lúc”. Có thể vì chưa hiểu được nhiệm vụ cách mạng này của nhà văn Nguyễn Quang Sáng mà nhà văn Đặng Tiến (bên Pháp) mới viết rất không đúng rằng: “Nguyễn Quang Sáng và Nguyễn Duy điếu đóm cho Trịnh Công Sơn” chăng? Có thể vài bài hát của Trịnh Công Sơn như: “Huyền thoại mẹ”,” Em ở nông trường em ra biên giới”, “Ngọn lửa Matxcơva”… anh làm trong lúc bị “phê” rượu Tây với sự tranh thủ hết sức thân tình của Nguyễn Quang Sáng chăng? Nếu anh Sơn là Việt Cộng, anh đã để cho nhà nước tổ chức đám tang mình ở Hội văn nghệ hay tại nhà tang lễ Lê Qúy Đôn giành cho những cán bộ công khai và cán bộ ngầm có công với hai cuộc kháng chiến. Anh Sơn trối lại cho các em là tang lễ anh sẽ chỉ tổ chức tại nhà mình 37D Phạm Ngọc Thạch mà thôi! Nếu anh Sơn là Việt Cộng nằm vùng, ít nhất anh đã được giải thưởng quốc gia về văn học nghệ thuật?

Trịnh Công Sơn không phải người của quân đỏ hay quân xanh. Anh là con của mẹ Việt Nam, đến đất mưa bom bão đạn này để hát lên niềm hi vọng về nỗi tuyệt vọng con người, hát lên tình yêu bi thảm kiếp người, hát lên nỗi buồn mang mang thiên cổ  nhân sinh của một gã du tử đến từ khu vườn các thiên sứ.

Chừng như từ khi sinh ra Trịnh Công Sơn đã bị thần thi ca, thần âm nhạc Apollon cướp mất cả hồn xác, biến anh thành âm nhạc, thành thi ca thuần túy. Bao nhiêu người đàn bà đẹp mê anh, yêu anh chừng như đã không giành được thân xác anh và linh hồn anh mãi mãi? Tình yêu anh đã hiến tế cho âm nhạc, thi ca, cho triết học, thiền học, không còn chỗ cho phái đẹp cư trú. Những người đàn bà ghé qua âm nhạc anh trú ngụ ít ngày rồi cũng  “ bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”. Nói cho cùng, tình yêu của Trịnh Công Sơn dành cho các người đẹp là một tình yêu thiên sứ. Mà thiên sứ thì chỉ yêu bằng tâm hồn thôi! Còn thể xác anh đã tận hiến cho đất trời, cho cát bụi, cho Phật, cho Chúa…cho âm nhạc của mình muôn thưở trường tồn cùng dân tộc ViệtNam. Mười một năm trước, Trịnh Công Sơn đã mang nguyên vẹn niềm trinh nguyên thiên sứ của mình về với cát bụi để mãi mãi thủy chung cùng cõi hư vô, thủy chung cùng thần Apollon mà bất tử với cây đàn Lia vĩnh cửu trên Niết Bàn ẩn cư trong trái tim mỗi người Việt yêu nhạc Trịnh.,.

Sài Gòn ngày 30-03-2012

© Trần Mạnh Hảo

© Đàn Chim Việt

 

36 Phản hồi cho “Nhớ Trịnh Công Sơn”

  1. Thiến Heo says:

    Nhạc Tàu xào Nhạc Chịnh

    Có 2 lý do chính khiến nhạc TCS được tôn vinh trong xã hội Vc:
    - Vc không có nhạc sĩ sáng tác văn nghệ có “chất lượng” nhiều. TCS với số lượng trên 500 ca khúc nghe cũng được. Trong xứ mù kẻ chột là vua.
    - Nhạc TCS phiêu bồng lãng đãng. Không có địa danh thật. Không có tình yêu thật. Cái này phù hợp với chủ nghĩa CS hư vô và tam vô. Ca ngợi “quê hương” chung rất dễ. Nhưng ca ngợi Bạch Đằng Giang thử xem. Hay hát về Đà Lạt mộng mơ, An Giang trù phú, Huế thơ ca, Sài Gòn tự do, Pleyku trữ tình, thử xem. Sẽ không được vì thực tế bọn Tàu cộng đã “khống chế” lãnh thổ VN nhiều nơI trong yếu.

    Tuy nhiên, còn một mặt khác, đó là người VN hát nhạc Chịnh phần nào để phản kháng lại nhạc hơi Tàu tràn lan trong nước. Về mặt này, nhạc Chịnh cũng có phần “tích cực” của nó. Nhạc Chịnh là tiếng than van sầu muộn của một dân tộc đang bị TQ thôn tính.

  2. Minh Đức says:

    Ông Trần Mạnh Hảo viết: “Trịnh Công Sơn không phải người của quân đỏ hay quân xanh”, khác với nhận xét của Hoàng Xuân Sơn khi được Bùi Văn Phú phỏng vấn về Trịnh Công Sơn . Hoàng Xuân Sơn viết: “Sau này, khi gặp lại Trịnh Công Sơn một lần duy nhất ở Canada, một vài bạn cũ, và chính tôi cũng nhận thấy anh có phần biến chất: một người đã từng được hưởng ơn mưa móc của chế độ mới qua cách suy nghĩ, diễn đạt và ứng xử. Như thế, từ thời điểm này, bảo Trịnh Công Sơn là người của cộng sản cũng không ngoa.” Hoàng Xuân Sơn viết như thế là ông ta cho rằng TCS là người của “quân đỏ” rồi.

    Trước 75, Trịnh Công Sơn tuy không phải là đảng viên đảng CS, không gia nhập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nhưng đã sinh hoạt gần gũi với nhóm trí thức do CS chỉ đạo và đóng góp bằng cách viết báo, viết bài hát . Trịnh Công Sơn viết trên báo Hành Động, một tờ báo chui do CS chủ trương, và TCS biết CS chủ trương tờ báo đó như sau: “Chống tham nhũng, đòi hòa hợp hòa giải dân tộc v.v… chỉ là những cái cớ tiên khởi để từ đó nhân dân tự cứu mình ra khỏi nanh vuốt độc tài của một chánh sách hiếu chiến và phi dân tộc mà thôi. Nhân dân đã ý thức từ lâu về thân phận của mình, ngày qua tháng lại cũng chỉ là nạn nhân của bóc lột và phỉnh phờ. Ngày nào họ chưa lên tiếng chống đối, ngày đó họ vẫn còn là cơ hội tốt, để đóng góp thêm xương máu của chính họ và của con cái họ, vẫn còn là cái bình phong tốt để tập đoàn cai trị kia nhận tiền viện trợ Mỹ để chia nhau.”

    Đoạn văn trên và những lời trong bài hát của TCS thời đó cho thấy TCS suy theo cách của các trí thức miền Nam ngả theo phía Mặt Trận GPMN, cho rằng Mỹ là xâm lược, chính quyền miền Nam hiếu chiến. Cần phải đuổi Mỹ đi, lật đổ chính quyền miền Nam, thống nhất với miền Bắc thì mọi sự sẽ tốt đẹp. Như thế đâu phải là TCS phi chính trị!

    Năm 1979, khi Joan Baez và hơn 80 văn nghệ sĩ Mỹ viết thư ngỏ lên án chính quyền CSVN vi phạm nhân quyền thì TCS viết trên báo Đất Việt, báo do CS chủ trương ở hải ngoại, như sau: “”tiếp tay cho tư bản thọc sâu lưỡi dao vào vết thương của dân tộc Việt Nam chưa được hàn gắn.” Gọi Joan Baez là tiếp tay với tư bản là Trịnh Công Sơn nhìn vấn đề theo khía cạnh đấu tranh giai cấp của CS, chứ không còn thuần túy nhìn theo khía cạnh nhân đạo. Ở đây chẳng những TCS không phi chính trị mà còn đỏ chói nữa là khác.

    Nguyễn Quang Sáng cũng viết rằng các bài hát “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” và “Khi em ra đi nơi này vẫn thê” là TCS viết theo chỉ thị của ông Võ Văn Kiệt. Nguyễn Quang Sáng có lẽ là người theo lệnh Võ Văn Kiệt nắm TCS và chỉ đạo TCS trong sinh hoạt văn nghệ. Chính Trần Mạnh Hảo cũng cho rằng Nguyễn Quang Sáng đã “tranh thủ” TCS viết các bài Huyền Thoại Mẹ, Em ở nông trường em ra biên giới”, “Ngọn lửa Matxcơva”. Người ta cung cấp cho mình danh vọng, tiền rượu cho mình thì khi người ta yêu cầu thì mình phải viết theo ý người ta. Nguyễn Quang Sáng là người đã từ chối không kết nạp TCS vào đảng CS khi TCS làm đơn gia nhập. Nguyễn Quang Sáng cũng chỉ là người làm theo lệnh trên với chính sách chỉ dùng TCS làm công cụ để tuyên truyền cho chế độ nhưng không kết nạp vào đảng CS. Không kết nạp vào đảng thì có lợi trong việc tuyên truyền hơn, dễ làm mờ màu sắc chính trị của TCS hơn, dễ nói TCS không thuộc về phe nào, để dùng TCS làm nhân vật điển hình cho trí thức miền Nam noi theo.

  3. nguyễn duy ân says:

    ???

    Ðêm trong mật khu Xuân Nhị và Trịnh Công Sơn
    -Trần Quan Long & Bắc Phong Sài Gòn-

    Trịnh Công Sơn, không hẳn chỉ là một tên nhạc sĩ phản chiến a dua theo VC, mà hắn là một tên cộng sản nằm vùng. Và hắn cho biết “tôi cảm thấy không có gì ân hận” về con đường theo cộng sản của hắn.

    Trong một bài viết tựa đề “Ca khúc mang đến sự cảm thông giữa mỗi người” đăng trên báo “Ðại Ðoàn Kết” và được trích đăng lại trên báo Nhân Dân ngày 27/9/99, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN. Ðây là một đoạn trên báo Nhân Dan, chúng tôi xin trích đăng từ một tiểu đoạn có tên như sau:

    Thuở ấy Nhị Xuân. Em ở nông trường.
    Em ra biên giới
    “Ðêm Nhị Xuân không còn thấy rõ màu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một mầu áo. Mưa xuống, hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi ( Phạm Trọng Cầu, Trần Long Ẩn và tôi…) cùng anh em thanh niên xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế. Ðêm cứ dài ra, và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Những bàn tay xiết chặt, những cái vẫy tay trong đêm không nhìn thấy.
    Quá giờ giới nghiêm, xe nằm lại giữa đường, không được và thành phố. Ngủ lại chờ sáng. Về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái thanh niên xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp trong đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam….” ( Trịnh Công Sơn )

    Thế là đã rõ như ban ngày, từ “Nối Vòng Tay Lớn”, đến “Gia Tài Của Mẹ”, đến “ Người Con Gái Việt Nam Gia Vàng”… rồi sau đó, khi cả nước tang thương trong ngục tù thù hận, cả nước đói từng hơi thở tới miếng ăn, Trịnh Công Sơn lại ra “ Em ra đi nơi này vẫn thế!”… Tất cả không là phản chiến trong cái nghĩa lương thiện của nó, mà là những lời nhạc của một tên cộng sản nằm vùng, phản bội, phục vụ có chỉ đạo từ bưng biền mật khu, từ Hà Nội… cho sách lược nhuộm đỏ miền Nam.

    Bao nhiêu ngưồi đã chết vì ảnh hưởng, hậu quả, hệ quả của lời nhạc Trịnh Công Sơn? Vô số! Vô lượng! Vậy mà giờ đây vẫn có người bao che cho TCS, bênh vực TCS, chào đón TCS khi hắn ra nước ngoài, qua Canada… Dường như ngươì ta không biết hắn là một tên VC đêm đêm lén ra mật khu với cộng sản, làm việc cho cộng sản. Chỉ hát với Phạm Trọng Cầu, với Trần Long An, với thanh niên xung phong tải đạn AK không sao? Chẳng lẽ từ Sài Gon lẽn ra bưng với VC chỉ để dạo đàn “ Nối Vòng Tay Lớn”?. Còn “Bác cùng chúng cháu hành quân”để đâu?
    Theo chúng tôi được biết, về sau, để trả công lao cho tên nhạc sĩ năm vùng này, Hà Nội đã cho Trịnh Công Sơn đi thăm Mạc Tư Khoa, tại cái nôi vô sản này của thế giới cộng sản, Trịnh Công Sơn đã lần đến lăng Lenin và sáng tác nhạc phẩm “ Ánh Sáng Mạc Tư Khoa”. Về lại Hà Nội, bài này được hát trên đài vài hôm thì biến động ở Nga xẩy ra, và sau đó, đế quốc Liên Sô sụp đổ, “Ánh Sáng Mạc Tư Khoa” cũng theo đó mà chìm vào đêm tối thiên thu.

    Không biết bên cạnh Trịnh Công Sơn, có bao nhiêu nhạc sĩ du ca, phản chiến ở Miền Nam làm việc cho cộng sản, nhất là những tên chưa lộ mặt ra ánh sáng và còn ẩn mình trong vỏ áo quốc gia chống cộng?

    Sau khi chúng tôi đưa ra ánh sáng về trường hợp Trịnh Công Sơn, không biết những ai từng là nạn nhân của cộng sản, có thấy lương tâm vẩn đục khi vẫn còn coi Trịnh Công Sơn là thần tượng, trong những chương triình hát theo đĩa, trong băng nhạc, trong âm thanh. Người ta sẽ thật vô tình khi vẫn để Trịnh Công Sơn ngồi chễm chệ trên nỗi đau của mình mà không biết tủi nhục.

    Trần Quan Long & Bắc Phong Sài Gòn

  4. Tien Ngu says:

    1) Không có miền Nam tự do, không có nhạc Trịnh công Sơn.
    2) Nếu Trịnh công Sơn ở miền Bắc cs, có tài sáng tác cỡ nào đi nữa, cũng phải…ngọng. Như Văn Cao, như Nguyễn hữu Loan, như Quang Dũng…
    3) Cộng sản là tai hoạ của nhân loại, Trịnh công Sơn…hồ hỡi đón chào cs Bắc Việt khi chúng đắc thế ở miền Nam. Chuyện này ai cũng rành.
    4) Dân tộc chia ly, tan tác, thãm tử trên biển đông, trong rừng sâu, đói…trơ mòng, nhiều thế hệ bị láo, bị dốt, bị chết non…

    Trinh công Sơn….tỉnh rụi, không hề có một lời ca, tiếng nói đối với dân tộc. Mặc dù bị csVN có khi đá lên, đá xuống, nhạc sỉ vẫn…trơ mặt chuột, hát nịnh cs tới bến.
    Ánh sáng Mạc tư Khoa, em nông trường, anh biên giới…
    Thậm chí nhạc sỉ còn…viết văn xuôi, bơm VC tới bến qua các bài về con tàu thống nhất.
    5) Mang tài năng ca nhạc, tiếp tay với csVN lừa người cho đến chết.

    Không hề nói lên được một lời công đạo cho miền Nam tự do trước 1975. Nơi đã dưỡng dục Trịnh công Sơn, tạo cho ông ta một môi trường sinh nhạc thoãi mái, tha hồ mang tâm tình ghi ra nhạc…

    (Đây là lời thật, khách quan. Những kẽ phãn bội tự do, nhân bãn, tiếp tay cs lừa dân, cần phải được vạch mặt. VN hiện nay vẫn còn trầm luân dưới cái láo của VC, chính vì các văn nghệ sỉ cò mồi, đầu độc trẽ thơ, chuyên nghề đánh lận con đen…)

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Nghe nói Hà Châu Ý Yên thường hay khoe rằng mềnh nà chiến binh của miền Nam tự do…

      Lý ra vạch mặt những tên ăn cơm tự do, thờ cha cs, rước Cộng về đào mồ cuốc mả những người đã nằm xuống vì bảo vệ tự do cho….những anh nằm vùng, là bổn phận của Ý Yên hà Châu.

      Thế nhưng ngược lại, gặp cái bài như thế này của Trần mạnh Hão, Ý…nín thinh. Ý không biết cách giãi thích cho ông Trần mạnh Hão tỏ tương hơn về Trịnh công Sơn, độc hại hơn là có công với….cách mạng, ý quyên có công với dân tộc. Ý cũng không dám ra mặt…nịnh công khai, Ý chỉ tìm cách…chọt những góp ý thật thà của Tiên Ngu…

      Là sao? Ý là ai đây?

  5. Lâm Vũ says:

    Với tôi, bài viết tiêu biểu cho những bài viết vô thưởng vô phạt, kiểu nhân ngày giỗ kỵ mượn rượu bốc thơm người chết, nhân cơ hội tự tán thưởng mình tí cho đỡ tủi! Nói chung, không có gì đáng nói, ngoại trừ nó giúp cho tôi hiểu những nhận xét của một số văn nghệ sĩ trong nước về TMH. Điều tôi muốn nói là về TCS, nhưng không nói về nhạc TCS mà chỉ vài khía cạnh thực tế.

    Quả là TCS có biệt tài… sống xót. Thời VNCH, cho dù chính quyền miền Nam có biết trọng dụng tài năng thế nào, nhưng không phải ai cũng được làm như TCS. Sơn có đám bạn “nối khố” toàn là “phản động” (những HPNT, NĐX…), chính anh làm nhạc phản chiến, không phải một vài bài mà cả hàng tập nhạc chống chiến tranh thế mà anh vẫn “vô tư” sống phầy phây sống ở thành phố, đi tán gái đều đều chẳng bị cảnh sát hỏi giấy! Để so sánh, một thằng bạn học của tôi cũng “phản chiến”, sinh hoạt trong phong trào PG, đã bị bắt đi tù mọt gông…

    Sau tháng Tư, 1975, TCS thuộc thành phần CS không ưa, anh chạy ra Huế tưởng rằng có thể núp bóng những người bạn “phản động” ngày xưa đã chạy ra bưng, nay trở về trong chiến thắng. Nào ngờ những người bạn đó cũng nằm trong rọ, không biết chính cái đầu mình chẳng biết bay lúc nào. TCS đành phải chịu “nhún nhường”, đi công trường học tập “lao động tốt”, viết nhạc (giả vờ) hoan hô cách mạng. Nhưng rồi cơn bỉ cực cũng qua đi, TCS lại tìm được bóng mát che thân – nghe nói bóng mát đó lại là một cây cổ thụ của chế độ… Thế là anh lại trở lại đời sống cũ, sáng cognac chiều uýt-ky… cho qua ngày…

    Tóm lại, tôi không biết một ai có thể “sống hùng sống mạnh” qua nhiều triều đại khổ nạn như TCS. Những kẻ có tội đòi đòi tự do làm văn nghệ trong chế độ miền Bắc, ta thường gọi là nhóm NV – GP, có ai thoát khỏi khổ lụy? Hữu Loan 30 năm đi thồ đá, Trần Dần phải cứa cổ, bà Thụy An tự chọc thủng mắt. Văn Cao nhờ là tác giả của bản Quốc Ca không bị tù đày, nhưng 30 năm được làm nhạc nhưng không được có lời (làm sao phổ biến?), được vẽ nhưng không đựợc dùng mầu, được làm thơ như cấm viết ra giấy… So với họ thì TCS quá may mắn, hay có “tài riêng”?

    Đàng khác nói cho công bằng, chắc hẳn thâm tâm TCS cũng chẳng sung sướng hạnh phúc gì. Dù sao anh cũng không phải người mù, cũng còn trái tim đập trong lồng ngực thì thấy người khác đau khổ thì hẳng anh cũng chẳng thật sự hạnh phúc. Buồn hơn nữa, khác với ngày trước dưới chế độ “Ngụy”, anh không thể nói lên tâm tư mình một cách trọn vẹn dù nhà nước đã cởi trói.. sơ sơ cho văn nghệ sĩ.

    Nhưng chẳng riêng anh, mọi văn nghệ sĩ khác cũng thế… cho đến gần đây mới bắt đầu có những người đã giũ được nỗi sợ mà nói lên sự thật. Nhưng TCS đã không còn để một lần trong đời thật sự dấn thân vào “cuộc chơi”, trong cuộc đời thật chứ không chỉ trong ca từ…

    Biết đâu, nếu anh còn sống…

    LV
    TB. Giống như một bạn viết ý kiến, tôi cũng có thắc mắc tại sao TCS có biết bao bạn bè “ngồi quanh chiếu” mình, mà lại đi nhờ đến ông TMH viết “lời bạt” (ở bìa bốn). Theo những gì tôi biết về TCS, thì chàng không làm điều này vì.. hứng. Nhưng có ý gì thì tôi không thể biết, vì tôi không biết gì về “thân thế” ông TMH cả!

    • Non Ngàn says:

      NHẠC TRỊNH

      Nhạc vàng họ Trịnh viết ra
      Có người thấy đỏ chắc là không oan
      Công Sơn phản chiến rõ ràng
      Có người phản chiến lại càng không ưa
      Cuộc đời nói mấy cho vừa
      Quả dưa có sọc lại vừa đỏ xanh
      Nhạc hay ai kẻ nghe rành
      Cả về thực chất ai banh vấn đề …

      Ngàn Khơi
      (03/4/12)

    • Bạt Ngàn says:

      NGƯỜI NGHỆ SĨ

      Người nghệ sĩ chủ yếu sống bằng cảm tính và tình cảm. Người triết học và người khoa học chính yếu sống bằng lý tính và bằng đầu óc. Bởi vậy người khoa học và người triết học thì luôn luôn đáng nễ, còn người nghệ sĩ thì nhiều khi lại đáng thương và đáng thông cảm.

      Non Ngàn

      • Lâm Vũ says:

        Bác BN nói đúng lắm, trong thời buổi nhiếu nhương, hoàn cảnh văn nghệ sĩ thật ra đáng thương hơn là đáng ghét. Để sống còn – nhiều khi không phải chỉ cho mình mà cho giả đình vợ con – phải cúi đầu chịu nhục. Kiên cường như Trần Dần, Hoàng Cầm, Văn Cao, Nguyễn Tuân… cuối cùng vẫn phải chịu thua bạo lực. Những Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Hữu Loan, Phùng Cung, Phùng Quán là bậc anh hùng hào kiệt rồi, không thể mang ra để so sánh.

        Nếu nói về con người băng xương bằng thịt, thì TCS không có gì đặc biệt, cũng “trần tục”, hèn yếu như mọi người bình thường thôi, không nên đòi hỏi TCS phải là anh hùng cái thế, trong khi anh chỉ là thi sĩ, có tài biến thơ mình thành những bài ca diễn tả tâm trang nhiều người, nên được ưa thích cho đến bây giờ. Cũng không nên vì nhạc của TCS được nhiều người ưa thích mà mong đợi ở anh những điều anh không thể làm được.

        Viết thêm.
        Bắt đầu biết tới nhạc tình TCS đúng lúc tuổi mới lớn, tôi cũng đã mê mẫn trước những lời ca trữ tình lãng mạn. Nhưng khi nghe sang đến “Ca khúc da vàng” tôi nhận ra ngay những “ẩn ý” của TCS trong đó, từ đó tôi bớt thích nhạc TCS đi nhiều, có chăng là thỉnh thoảng nghe Hạ Trắng, Diễm Xưa, Biển Nhớ… những bản nhạc Sơn viết lúc “tình chưa lo sợ”, khi chiến tranh ý thức hệ chưa chiếm lĩnh mất một phần hồn lớn của anh. Nói trắng ra, ngay lúc đó tôi đã nhận ra con người TCS đang bị cấu xé giữa mong uớc làm chỉ hát ca cho tình yêu và những hệ lụy do những liên hệ với đám bạn bè đấu tranh, sát máu. Anh có gắng làm bạn với cả hai bên, rốt cục chỉ trở thành kẻ đơn độc giữa cuộc đời. Chắc hẳn mãi sau này anh mới nhận ra những người bạn “đấu tranh” của anh chỉ lợi dụng anh cho “sự nghiệp cách mạng” của mình. Nhưng giả sử anh có nhận ra sự thực đó sớm thì cũng không dễ tách rời ra với họ. Trên phương diện đó, CS là những con đỉa hút máu, chỉ buông tha nạn nhân khi quá no đủ không thể hút thêm được nữa, hay không cần thiết nữa. CS đối với Văn Cao cũng thế. Chả trách, sinh thời Sơn và Văn Cao đã trở thành “đôi bạn chân tình”…
        4/04/2012

      • Ngàn Khơi says:

        NÓI THÊM VỀ NGƯỜI NGHỆ SĨ

        Thật ra người nghệ sĩ lúc nào cũng có hai phương diện. Phương diện nhạy bén và phương diện yếu đuối. Nhạy bén có nghĩa trực cảm về sự thật và chân lý nhanh hơn người thường. Nhưng yếu đuối là có phi phản ứng tiêu cực, thụ động, chậm lụt hơn người bình thường. Chính do vậy nhiều khi người nghệ sĩ hướng dẫn thời cuộc qua các sáng tác của mình, nếu thuộc loại nhạy bén. Nhiều khi họ lại đi sau, nô lệ thời cuộc, bị thời cuộc lợi dụng, nếu họ thuộc về loại sau, tức loại yếu đuối, chậm lụt. Chính họ có thể là tiên phong của xã hội, hướng dẫn xã hội, mà cũng có thể gây tác hại cho xã hội cũng thế. Đó là các trường hợp nổi bật của thi ca và âm nhạc hoặc văn học mà ai cũng biết. Dầu sao, nghệ sĩ cũng là tinh hoa của xã hội. Bởi vậy xã hội nào coi thường nghệ sĩ, không xem trọng nghệ sĩ, đều là các xã hội phản nhân văn, bất nhân. Cũng vậy, xã hội nào lợi dụng nghệ sĩ, coi nghệ sĩ là công cụ thuần túy hay tầm thường của chính trị, cũng là xã hội phi nhân, phản nhân văn, vì coi thường nhân cách và giá trị con người, đặt mục tiêu tuyên truyền vụ lợi lên trên trước mọi ý nghĩa và giá trị khách quan của con người.

        NON NGÀN
        (04/4/12)

      • Lâm Vũ says:

        “Bởi vậy xã hội nào coi thường nghệ sĩ, không xem trọng nghệ sĩ, đều là các xã hội phản nhân văn, bất nhân”

        Hoàn toàn đồng ý với bác NN.

  6. ĐẠI NGÀN says:

    THƠ VÀ NHẠC QUA TRƯỜNG HỢP TRỊNH CÔNG SƠN

    Thơ là sản phẩm mỹ thuật của ngôn ngữ, hình tượng và nhạc tính. Nhạc là sản phẩm nghệ thuật của tiết tấu và âm sắc. Nhạc không lời, hay nhạc hàn lâm, kinh điển, là khung trời của nghệ thuật thanh âm và cảm xúc. Nhạc có lời hay ca khúc như thường hiểu, là thế giới kết hợp giữa nghệ thuật ngôn từ và thẩm mỹ âm sắc. Nói chung, thơ và nhạc đều là thế giới của âm sắc và nhịp điệu. Dân tộc VN là dân tộc chuộng văn học, nhưng cũng có sở thích âm nhạc, nên đối với người Việt, nhạc có lời hay nhạc khúc tiền chiến như là nét đan xen giữa thơ và nhạc. Có nghĩa ở đây cả thơ và nhạc đều thỏa mãn được yêu cầu thẩm mỹ về ngôn ngữ và nhạc tính rất nhiều nhạc sĩ VN tiền chiến đã mang lại cho mọi tầng lốp công chúng. Đó là ý nghĩa trong thơ có nhạc và trong nhạc có thơ của thơ ca tiền chiến và nhạc khúc trữ tình tiền chiến mà ai cũng biết. Đó chính là nghệ thuật vị nghệ thuật, nhưng cũng qua đó mà vị nhân sinh cùng lúc. Tới khi cuộc cách mạng chống Pháp bùng nổ và xen vào trong đó cả cuộc cách mạng vô sản theo hương mác xít, nhiều người lớn tiếng nói đến nghệ thuật vị nhân sinh theo cách một chiều và quá khích. Kết quả trong suốt ba mươi năm chiến tranh kinh hoàng, toàn thể văn học nghệ thuật và văn nghệ miền Bắc đều tập trung cho chính trị khiến nghệ thuật trở thành công cụ thuần túy. Có nghĩa nếu có nghệ thuật thực chất ở đây chỉ có thể là nghệ thuật xé rào hay nghệ thuật còn lại chỉ như một dư vị phụ. Nhân văn giai phẩm hay những bản nhạc lãng mạn thời tiền tiến chính là thuộc loại nghệ thuật như thế. Trong khi đó ở miền Nam hoàn toàn khác hẳn. Có khung trời nào đó về tự do nghệ thuật, ngoài khung trời chính trị chống với miền Bắc mà ai cũng biết. Trịnh Công Sơn là một trường hợp xen kẻ, đan xen như kiểu đó. Nhạc hay ca khúc Trịnh Công Sơn rõ ràng là nghệ thuật vị nghệ thuật mà đồng thời cũng có bộ phận nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật âm nhạc mang tính cách thời sự chính trị đương thời mà mọi người đều biết. Nói khác đi, trong khi hầu hết các nhạc sĩ miền Nam lúc ấy hoặc làm nhạc trữ tình, vô tư, vô thưởng vô phạt, bên lề cuộc chiến, hay có những nhạc sĩ tích cực làm nhạc trong mục đích chính trị của chiến tranh, thì riêng Trịnh Công Sơn lại là một trong số ít nhạc sĩ phản chiến tích cực nhất. Có nghĩa nhạc của Trịnh Công Sơn là nhạc vàng nhưng không hẳn chỉ thuần khiết vàng, hay vàng thuần túy kiểu tình cảm âm nhạc lãng mạn. Nhạc của Trịnh Công Sơn có đỏ hay không thì chưa hẳn, nhưng có điều người ta thấy đó như là nhạc hồng, tức có phần nào là phản chiến khuynh ta mà không phải tuyệt đối là phản chiến khuynh hữu như một vài nhạc sĩ khác thời đó. Song nói cho đúng, nhạc hay ca khúc của Trịnh thường có tính hấp dẫn nhiều người, đó là sự kết hợp khéo léo nhuần nhuyễn giữa ý thơ và ý nhạc. Mặc dầu về thẩm khiếu âm nhạc cao cấp, họ Trịnh chưa tới mức đó, như những thiên tài âm nhạc quốc tế. Song nói về thẩm khiếu âm nhạc đời thường, bình dân, bình dị, phổ biến, thì quả ca khúc của họ Trịnh là một bậc thầy phù thủy về kết hợp giữa lời thơ và tứ nhạc. Trong Trịnh công Sơn, thơ và nhạc hoàn toàn hòa điệu, đó là điểm mạnh nổi bật mà không phải ai cũng có. Thật ra, có thể nói TCS là một nhạc sĩ tài hoa, tức thật sự có tài âm nhạc, sức sáng tạo rất mạnh, nhưng không phải hoàn toàn độc chiêu lắm. Có những nhạc sĩ khác, không sáng tác kiểu ồ ạt như TCS, nhưng trong đời họ, chỉ cần vài bản nhạc, hay có khi chỉ một bản nhạc bất hử là cũng đã đủ danh tiếng để đời. Điều này đối với nhiều nhạc sĩ VN không hiếm. Tất nhiên, sức hay hay sức hấp dẫn, quyến rũ của âm nhạc cũng còn tùy trình độ thưởng ngoạn của thành phần quần chúng. Nhạc TCS có tính quãng đại, đó cũng là lợi điểm nhất định khi có nhiều fan hâm mộ mình của người nhạc sĩ. Bây giờ thì trên nửa thế kỷ dã trôi qua, cuộc chiến tàn khốc cũng đã trôi qua, ai đúng mặt nào, phương diện nào, điểm nào, cả đất nước hay toàn thế giới cũng đều rõ, những người làm chính trị và cả những người thuộc giới văn học nghệ thuật hay âm nhạc cũng vậy. TCS quả may mắn còn để lại nhiều tác phẩm mà người đời hiện tại vẫn luôn hay mãi mãi thưởng thức. Trong khi đó, có nhiều tác giả lại đã bị chôn vùi vĩnh viễn khi thời cuộc đã qua nhanh hay chậm. Âu cái duyên hay cái nghiệp trong cuộc đời này cũng chỉ là thế. Chính trị kiểu tuyệt đường lui và tuyệt đường tới của nghệ thuật thật sự vô cùng có tội đối với nghệ thuật cũng như có tội đối với nhân gian và cuộc sống. Nghệ thuật không bao giờ cuồng tín. Nhưng nếu nghệ thuật cuồng tín thì cũng tự hủy diệt tính nghệ thuật. Nói khác đi, nghệ thuật là tâm hồn, lý trí, lẽ phải, mà không bao giờ là sự bắt buộc, ức chế, sự giả đò hay thậm chí là sự dua nịnh nhất thời dù trong mọi phạm vi hay ý nghĩa nào đó.

    NON NGÀN
    (02/4/12)

  7. mộtnguoiVN says:

    Không ngờ Trần mạnh Hảo cũng có tài ” bốc phét” quá. Trịnh công Sơn theo tôi và nhiều bạn bè chỉ là một “quái thai” của thời đại chẳng ở được với chế độ nào mà cũng chẳng chế độ nào muốn cho ở, đứng núi này trông núi nọ, chính mình cũng không chịu nổi mình, lúc nào cũng muốn phản loạn, phản loạn với chính bản thân, phản loạn với tất cả mọi người đưa ra những lời ca giọng nhạc coi như thật thấm thía nhiều tình người nhưng xét cho kỹ thì đó là những rên rỉ của một kẻ lạc loài, một kẻ than khóc cho riêng mình vì đã sống không đúng thời,vì nghèo vì xấu trai vì không có một tình yêu đúng ý. Cho đáng kiếp, họ Trịnh đã phải sống với bọn Cộng sản không dám thở than gì và những dòng nhạc sau 75 đã có mùi khác lạ, mùi của kẻ muốn hoang đàng nhưng lại sợ hãi, mùi của kẻ chán đời muốn chốn khỏi thực tại và đúng như ý, họ Trịnh đã đi vào vùng vĩnh cửu nhưng không biết nơi đó Trinh công Sơn còn rên rỉ nổi loạn nữa không ?

  8. con vitsays says:

    thuong tiec nhac si

  9. Khinh Binh says:

    TCS có bao nhiêu bạn chí thiết từ thời cũ, hà cớ gì nhờ ông TMH viết vài dòng trên bìa sách? Chân tình hiểu nhau chăng? Tôi không tin như thế lắm, có cái gì không “thơ mộng” lắm nơi đây!

    Hãy đứng trên đôi chân của chính mình. Mọi sự núp bóng, ăn theo, dầu ca ngợi hay phê phán đều làm giảm giá trị cua người viết. Tháng Tư này có nhiều chuyện rất đáng nhớ,rất gần, như ông Cù Huy Hà Vũ bị bỏ tù vừa một năm..

  10. Hồi kí của TT NT Dũng - CHXHCNVN says:

    Vào năm 1973, khi tôi còn du kích viên ở Huế, nhiệm vụ của tôi cùng các đồng chí là giết đồng bào ở Huế càng nhiều bao nhiêu, thì chiến công sát hại đồng bào vô tội ở Huế của tôi càng lớn.

    Nhờ công tác ở Huế mà tôi quen biết nhạc sĩ TCS và đồng chí NĐXuân là đôi tình nhân. Lúc đó đồng chí NĐX đã từng khóc lóc quì xuống năn nỉ với tôi là nếu tôi báo cáo với chính ủy chuyện tình của đồng chí NĐXuân và TCSơn là đồi trụy, thì đồng chí Xuân sẽ đến sở cảnh sát Thừa Thiên để nhận tội.

Leave a Reply to Tien Ngu