WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhớ Trịnh Công Sơn

 

Mười một năm qua, Trịnh Công Sơn đã đi vào cõi bất tử. Anh chọn ngày cá tháng tư- ngày nói dối toàn thế giới để ra đi. Hóa ra, tin anh đi khỏi cuộc đời này, về thực chất là một tin bịa đặt. Trịnh Công Sơn không bao giờ chết khi các ca khúc tuyệt vời của anh còn sống mãi với dân tộc.

Trịnh Công Sơn là bạn với cả nước. Hỏi có gia đình Việt nào không một lần mê mẩn vì các ca khúc “gây nghiện” của anh.. Trong chừng mực ấy, kẻ viết bài này cũng là bạn của Trịnh.

Nhớ cuối năm 1992, ngồi uống café với Trịnh Công Sơn trước Hội Âm nhạc TP.HCM. Anh bảo: “Hảo có thơ gì mới đọc cho mình nghe với?”. Hầu như lần nào gặp nhau, có cơ hội yên lặng là anh hỏi tôi có làm được bài thơ nào mới, đọc cho “moi” nghe chơi! Thơ phú lênh láng một hồi xong, Trịnh Công Sơn bảo : “ Mình sắp in một tập nhạc có tựa đề : “ Bên đời hiu quạnh”, đã xin được giấy phép, do Hội Âm nhạc thành phố đứng ra in, đây là tập nhạc đầu tiên của mình được phép ra trong chế độ mới ( CS) nên phải cẩn thận. Từng bản nhạc đã được “cơ quan chức năng” duyệt, kể cả lời tựa do bạn mình là Bửu Ý viết. Mình muốn Hảo viết cho mình mấy dòng in trân trọng nơi bìa bốn, đồng ý chứ?”. Tôi hơi bất ngờ, bảo anh : “ Anh Sơn này, theo Hảo, anh nên mời anh Nguyễn Quang Sáng hoặc anh Nguyễn Duy, hai bạn nhậu của anh viết cho có phải thú vị hơn không?”. Anh Sơn bảo: “Sáng và Duy có viết về mình mấy bài in báo, nhưng dài quá, không thể trích mấy dòng nơi bìa bốn của tập nhạc được; vậy “moi” mới nhờ Hảo, cũng muốn có một kỷ niệm với Hảo cho vui…”. Tôi đồng ý!

Hai ngày sau tôi chưa kịp viết thì anh Trịnh Xuân Tịnh, người em trai thứ hai của anh Sơn tìm tôi giục, rằng : “ Bìa một đã làm, anh Sơn bảo chờ mấy dòng của anh Hảo mới làm tiếp bìa bốn của tập nhạc…”. Tôi ngồi viết ngẫu hứng mấy dòng sau đưa cho anh Tịnh: “Nghệ thuật hi vọng của Trịnh Công Sơn là nghệ thuật băng qua tuyệt vọng, có đi qua lò bát quái của phần số, nhân tính mới còn cơ phát lộ. Trong lò lửa luyện ngục của anh, chúng ta được gặp cái mát lành của tuyết đầu mùa. Anh chỉ ra rằng băng tuyết cũng có thể dùng để sưởi ấm. Anh làm ta tin vào khả năng lặng im của loài quạ. Thực ra thiên chức của nghệ thuật là thức tỉnh nỗi cô đơn cùng tận của con người. Chính cô đơn là hình ảnh tư duy của chàng Hamlet. Chừng như sự chết và hư vô là hai tên gọi khác của nỗi cô đơn? Thức tỉnh nỗi cô đơn, nghệ thuật đồng thời cũng thức tỉnh cả cái chết và niềm hư vô. Âm nhạc của Sơn làm ta có cảm giác vừa rơi lên đỉnh vực nỗi cô đơn. Chỉ có thể đi hết cái tôi, chúng ta mới có cơ gặp cả loài người”- Trần Mạnh Hảo 10-1992 ( Bìa bốn, tập nhạc BÊN ĐỜI HIU QUẠNH –TRỊNH CÔNG SƠN -Tình khúc -Nhân Bản 1973-Hội Âm Nhạc TP-Giấy phép xuất bản số 345 ngày 9 tháng 01 năm 1993- In và nộp lưu chiểu tháng 06 năm 1993)

Bằng thiên tài của mình, quả thực Trịnh Công Sơn đã đi hết nỗi cô đơn kiếp người, đi hết niềm hư vô và đi băng qua cái chết để đến với sự bất tử của anh trong lòng dân tộc ViệtNamvà thế giới. Trịnh Công Sơn không chỉ là một hiện tượng âm nhạc hậu bán thế kỷ thứ XX của Việt Nam; anh còn là một hiện tượng văn hóa của dân tộc đau thương và bất hạnh vào bậc nhất của thế giới này. Tuồng như không phải anh cô độc ôm đàn hát lên nỗi niềm day dứt mê ly của mình mà chính là những vết thương của lịch sử đang cất tiếng hát, vết thương của nỗi cô đơn, vết thương của tình yêu, vết thương của bất hạnh và hạnh phúc, vết thương của vô thường, vô ngã, vô vi, vô ưu, vô vọng, vô biên, vô lượng … cùng cất tiếng hát.

Trịnh Công Sơn, chính anh mới là cây đàn của mẹ ViệtNam. Mẹ ViệtNamđã ôm anh vào lòng như bức tranh người đàn ông ôm cây Tây Ban Cầm của Pablo Picasso để hát lên tình yêu và nỗi buồn vô tận của kiếp người. Hay nỗi buồn mượn anh mà hát lên những giai điệu có thể làm “đá ngây ngô” cũng ứa nước mắt ? Hay cỏ cây, mây trời, núi sông, ruộng đồng… đã mượn anh mà hát lên nỗi niềm vạn thưở của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du …?

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn không chỉ là ma thuật giai điệu hài hòa với phần lời rất thi ca sâu thẳm mà còn là thiền học, triết học cất lời, rót vào tâm hồn người cả nỗi ưu tư của đất trời, những thắc thỏm, u hoài trần thế, những băn khoăn, day dứt, sầu thương, hoài vọng, hoài nghi, hụt hẫng, ngơ ngác nhân sinh. Tôi cho rằng một số nhạc sĩ chê phần nhạc của Trịnh Công Sơn là đều đều, đơn điệu… là vô căn cứ nếu không phải là do đố kị tài năng. Nhạc Trịnh bỏ lời đi, vẫn vô cùng quyến rũ, vẫn làm mê mẩn hàng triệu người. Phần lời của nhạc Trịnh quả tình siêu việt, là thi ca được hát lên. Bằng chứng là rất nhiều bài hát Trịnh Công Sơn được hòa tấu không lời vẫn cứ tuyệt vời, làm thổn thức hàng triệu triệu trái tim người nghe.

Đánh tên Trịnh Công Sơn lên công cụ tìm kiếm Google, sẽ thấy rất nhiều bài báo vu cho Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, là tên văn công hạng bét, là phản bội Việt Nam cộng hòa, nơi đã sản sinh ra thiên tài Trịnh… Ngay cả một người bạn thân của anh Sơn là họa sĩ T.C. cũng cho Trịnh có ý đồ chính trị…Không, Trịnh Công Sơn trước hết là một con người phi chính trị, một văn nghệ sĩ thuần túy. Âm nhạc của anh vượt lên mọi đối kháng chính trị trong suốt cuộc chiến ViệtNam. Nếu Trịnh từng là Việt Cộng nằm vùng, không đời nào năm Mậu Thân 1968, anh lại viết bài hát “ Tôi đã thấy” : “ Chiều đi lên Bãi Dâu hát trên những xác người…” than khóc cho hàng nghìn người bị quân đỏ tàn sát? Nếu Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, không bao giờ anh viết về cuộc chiến ViệtNamlà: “hai mươi năm nội chiến từng ngày”? Nếu Trịnh là Việt Cộng, không bao giờ anh dám viết bài hát (Requiem – Kinh cầu hồn) “Cho một người nằm xuống” là đại tá Lưu Kim Cương bị quân đỏ bắn chết năm Mậu Thân 1968 tại sân bay Tân Sơn Nhất ? Nếu Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, sau năm 1975, sinh viên Huế sao lại dám mang nhạc anh ra đấu tố, anh phải đi lao động cải tạo trồng sắn trên núi; và quan trọng hơn là nhạc của anh mấy năm liền vẫn bị cấm hát? Anh phải bỏ Huế vào Sài Gòn sống với mẹ và các em.

Sau năm 1975, tôi có dịp sinh hoạt chi bộ với nhà văn Nguyễn Quang Sáng lúc anh Sáng bắt đầu cặp kè với Trịnh Cộng Sơn như bóng với hình. Chi bộ hỏi anh Sáng về chuyện đó, anh Sáng khai: “Thành ủy và anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) chỉ thị cho tôi bám sát Trịnh Công Sơn để lôi kéo anh ta về phía cách mạng. Trên bảo : nhạc sĩ này là thành phần đáng ngờ, có thể anh ta từng làm việc cho CIA, cần phải theo dõi anh ta trong mọi nơi mọi lúc”. Có thể vì chưa hiểu được nhiệm vụ cách mạng này của nhà văn Nguyễn Quang Sáng mà nhà văn Đặng Tiến (bên Pháp) mới viết rất không đúng rằng: “Nguyễn Quang Sáng và Nguyễn Duy điếu đóm cho Trịnh Công Sơn” chăng? Có thể vài bài hát của Trịnh Công Sơn như: “Huyền thoại mẹ”,” Em ở nông trường em ra biên giới”, “Ngọn lửa Matxcơva”… anh làm trong lúc bị “phê” rượu Tây với sự tranh thủ hết sức thân tình của Nguyễn Quang Sáng chăng? Nếu anh Sơn là Việt Cộng, anh đã để cho nhà nước tổ chức đám tang mình ở Hội văn nghệ hay tại nhà tang lễ Lê Qúy Đôn giành cho những cán bộ công khai và cán bộ ngầm có công với hai cuộc kháng chiến. Anh Sơn trối lại cho các em là tang lễ anh sẽ chỉ tổ chức tại nhà mình 37D Phạm Ngọc Thạch mà thôi! Nếu anh Sơn là Việt Cộng nằm vùng, ít nhất anh đã được giải thưởng quốc gia về văn học nghệ thuật?

Trịnh Công Sơn không phải người của quân đỏ hay quân xanh. Anh là con của mẹ Việt Nam, đến đất mưa bom bão đạn này để hát lên niềm hi vọng về nỗi tuyệt vọng con người, hát lên tình yêu bi thảm kiếp người, hát lên nỗi buồn mang mang thiên cổ  nhân sinh của một gã du tử đến từ khu vườn các thiên sứ.

Chừng như từ khi sinh ra Trịnh Công Sơn đã bị thần thi ca, thần âm nhạc Apollon cướp mất cả hồn xác, biến anh thành âm nhạc, thành thi ca thuần túy. Bao nhiêu người đàn bà đẹp mê anh, yêu anh chừng như đã không giành được thân xác anh và linh hồn anh mãi mãi? Tình yêu anh đã hiến tế cho âm nhạc, thi ca, cho triết học, thiền học, không còn chỗ cho phái đẹp cư trú. Những người đàn bà ghé qua âm nhạc anh trú ngụ ít ngày rồi cũng  “ bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”. Nói cho cùng, tình yêu của Trịnh Công Sơn dành cho các người đẹp là một tình yêu thiên sứ. Mà thiên sứ thì chỉ yêu bằng tâm hồn thôi! Còn thể xác anh đã tận hiến cho đất trời, cho cát bụi, cho Phật, cho Chúa…cho âm nhạc của mình muôn thưở trường tồn cùng dân tộc ViệtNam. Mười một năm trước, Trịnh Công Sơn đã mang nguyên vẹn niềm trinh nguyên thiên sứ của mình về với cát bụi để mãi mãi thủy chung cùng cõi hư vô, thủy chung cùng thần Apollon mà bất tử với cây đàn Lia vĩnh cửu trên Niết Bàn ẩn cư trong trái tim mỗi người Việt yêu nhạc Trịnh.,.

Sài Gòn ngày 30-03-2012

© Trần Mạnh Hảo

© Đàn Chim Việt

 

36 Phản hồi cho “Nhớ Trịnh Công Sơn”

  1. Hoa`ng says:

    Cu+’ vie^’t ddu+o+.c tha^.t lo`ng mi`nh, trong ta^m the^’ tu+. do ca’ nha^n, ddo’ mo+’i thu+.c la` ddie^`u quan tro.ng.

  2. Đai phu says:

    Nhớ làm chi,chuyện cũ đã đi qua,lịch sữ cũng đã đi qua,muốn đỗi thay hay thay đỗi nữa cũng chẵng đi đến đâu.Giống như tình nhân cũ không đi sao tình nhân mới đến.Ai cũng biết kễ từ năm 1945-1975 tình hình chính trị tại Việt Nam đã bị chi phối dữ dội bỡi tình báo Trung cộng,KGB và nhất là tình báo CIA Mỹ.Do thế những nhân vật phãn chiến như Trịnh Công Sơn hay nhà sư Thích Tŕi Quang dù thân cộng hay không,cục diện như thế đã bị tình báo quốc tế khai thác tối đa,có khi còn bí mật ũng hộ về mặt nầy hay mặt khác đễ một phần sớm dẫn đến sự sụp đỗ cũa VNCH càng sớm càng tốt.Riêng về phần thế giới tư bãn tự do mà người MỸ lãnh đạo,nghe quá mơ hồ không đũ ma lực đễ phãn lại tuyên truyền cũa chũ nghĩa CS Lêninist.Lúc bấy giờ,lý thuyết chính nghĩa cũa thế giới tự do đã bị khũng hoãng đến tột bực.Phần những nhà hoạt động chính trị cũa VN không nhìn thấu được sự việc trọng đại lịch sữ,cho nên khi họ đã thay đỗi chiến lược,thì đó là nguyên nhân sâu xa thay đỗi chính trị tai VN và trước tiên đã bức tữ VNCH,ta không thễ trách họ được.Tuy nhiên,lịch sữ hôm nay lại khác xưa rất xa,thế giới dân chũ tự do đã có chính nghĩa thực sư chứ không còn mơ hồ nữa,đó có thễ nói là chính nghĩa cũa nhân loại,phục vụ cho con người,văn minh mới đó là văn minh toàn cầu,đễ có vũ trụ hoà,đễ sau đó vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh toàn diện.
    Cho nên mới nói ai cũng có cái tài năng chuyên môn cũa mình như nhân vật họ Trịnh nhưng lĩnh vực nào ra lĩnh vực đó,đễ cùng nhau tồn tại.Vì mục đích chung,tài năng là đễ cống hiến và phục vụ cho con người.Trong khi người làm chính trị thì phãi được đào tạo đến nơi đến chốn,đễ lèo lái con thuyền Quốc gia cho đến nơi đế chốn,chọn người trao việc chứ không chọn việc thay người …Nền dân chũ cũa văn mình tây phương,sỡ dĩ tồn tại lâu bền là do tính cách hệ thống tự do nhưng rất chặc chẽ,tuy có bất đồng chính kiến nhưng tài năng nào hoạt riêng cái nấy nên chẵng những tồn tại mà còn có thễ giúp nhau cu thễ hơn nếu bên nào phãi gặp khó khăn.
    Vì thế,khi nhắc đến nhân vật lịch sữ,nhất là ỡ VN thời cuộc cận đại,trong đó phãi có hay có dỡ,có đúng có sai,đễ không ngừng cãi tiến,chứ không phãi luôn là thân tượng vĩnh viễn…Đúng theo câu nhân vô thập toàn,bỡi thế đâu có gì phãi bà thêm.

  3. Người Việt yêu nước says:

    Thưa nhà văn Trần Mạnh Hảo,
    Dĩ nhiên mỗi người có khiếu thẩm mỹ , hoặc thẩm âm khác nhau.
    Riêng tôi và những bạn thân đã ngồi trong các giảng đường đại học (nhiều khoa khác nhau) ở Sài gòn trong cuối thập kỷ 1960 (thời mà nhạc Trịnh đang bắt đầu có chỗ đứng trong giới sinh viên học sinh), có nhận định về TCS:
    - Nhạc Trịnh chỉ có một số bài nghe được trong tuyển tập da vàng, ngoài ra những bài sau này đều na ná như nhau, với giọng đều đều gây buồn ngủ. Chả có gì đáng gọi là “thần âm nhạc” cướp hồn.
    -TCS là một tên hàn nhát, tham sinh úy tử. Trong khi tầng lớp thanh niên phải tham gia tòng quân thì TCS trốn quân dịch, sáng tác những bài hát phản chiến một chiều, đâm sau lưng chế độ đã nuôi dưỡng mình…
    - TCS còn hèn nhát hơn khi sống trong một xã hội độc tài toàn trị, nhân dân đói khổ mà TCS ngâm miệng như hến thối, không có một tác phẩm nào mang tính hiện thực xã hội.
    Kính đề nghị nhà văn Trần Mạnh Hảo hãy để cho TCS ngủ yên không nên thần tượng hóa TCS kẻo gây ác cảm thêm cho nguười đã chết.
    Với những gì nhà văn Trần Mạnh Hảo công bố những ngày gần đây, tôi tin bài này do “rượu Tây” viết chứ không phải chính tác giả.
    Bài này quá tệ, không xứng tầm TMH.
    Trân trọng,
    (Ý của còm này đã được post trên trang Dân làm báo)

    • Người Việt yêu nước says:

      Xin quý vi vui lòng đọc “cuối thập kỷ 1960″ thành “cuối thập niên 60″.
      Xin cám ơn,

  4. Lâm Vũ says:

    Trích: “Hay cỏ cây, mây trời, núi sông, ruộng đồng… đã mượn anh mà hát lên nỗi niềm vạn thưở của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du …?”

    Không biết sẽ còn bao nhiêu ý kiến tranh tài “bốc thơm TCS” với TMH, nhưng tôi nghĩ sẽ chẳng ai với cao hơn mắt cá chân của tác giả đâu!

  5. Vũ duy Giang says:

    Tình cờ được biết TTC khi học ở Dalat,mà thuở ấy TTC đã bắt đầu sáng tác nhạc một cách dể dàng(có khi đưa cho bạn,và nói là”Toa có đặt lời dùm được không,vì Moa mới viết nhạc thôi!”),và là nhạc sĩ nổi lên trong chiến tranh Quốc-Cộng ở VN,nên ông đã làm ra những bài hát thấm thía khi nghe, như “Người con gái VN”, hay “Gia tài của Me”, mà ông đã tiên đoán rằng:

    “Gia tài của Mẹ,để lại cho con
    Gia tài của Me….một bọn LAI CĂNG,một lũ bạc tình
    Gia tài của Mẹ,để lại cho con,….gia tài của Mẹ,một NƯỚC VIỆT BUỒN”

  6. Việt Gian says:

    Không biết đến bao giờ nước Việt mới hết đánh giá con người mà thay vào đó tìm hiểu những điều tốt đẹp trong những bài thơ câu ca của các tác giả mà bên cộng sản thì nói là ngụy quyền, còn bên cộng hòa thì nói họ là người cộng sản.
    Tài năng của Trịnh Công Sơn đã vượt qua tất cả các rào cản đó để trở thành một huyền thoại bất tử. Và cũng không thể phủ nhận mức độ tự do của chế độ Việt nam cộng hòa đã tạo nên một quả núi huyền thoại âm nhạc cho Việt nam như tên của ông – Sơn, đây là điều tốt đẹp mà chính quyền cộng sản hiện nay có thể áp dụng.

  7. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Tôi lại có một chút ý kiến như ri:

    1/
    Cứ NẾU mãi ta sẽ đi xa sự thật, bởi lông bông trong cái không cùng !
    Cho nên cứ xét cái đã và đang thấy cũng đủ … mệt nhoài

    2/
    Tài với nhân cách là hai sự việc tách biệt
    Có người vừa có cả hai; có người chỉ có một !

    Sở hữu cả hai đặc tình trên rất hiếm,
    nhưng có một, nhất là có tài thì không thiếu !

    Mà chữ TÀI liền với chữ TAI một vần !
    Đặc biệt lại cậy tài, điển hình như Phạm Duy !

    3/
    Trịnh Công Sơn ư ?
    Theo tôi chả khác gì những người khác.
    Chẳng hạn người bạn tri kỷ Văn Cao của TCS.

    Họ có tài, nhưng sinh bất phùng thời,
    Những con người trong sạch, nhưng yếu đuối
    Thời thế đã tạo hứng khởi, giúp họ làm nên danh vọng
    nhưng đồng thời cũng xô đẩy, dập vùi tài năng hiếm có của họ !

    (Mở ngoặc đơn, như ta biết nghệ sĩ ở ta thường nghèo, thường chịu số phận “cô đầu văn nghệ” cho giới cầm quyền. Thực ra trí thức cũng rứa, nhất là sống trong chế độ phong kiến và độc tài dưới mọi hình thức. Để sống còn, họ thường “lấy ngắn nuôi dài” ! Nghĩa là viết vớ vẩn, kiểu feuilleton cho các nhật báo để chạy gạo kiếm sống, để nuôi dưỡng cho tác phẩm dài hơi đứng đắn. Mai Thảo từng cho biết thế; hoạ sĩ kiếm văn sĩ Khánh Trường từng thú nhận có khi phải viết thuê truyện dâm ô để nuôi sống mình và tạp chí Hợp Lưu ! Văn sĩ phương Tây cũng rứa, dưới hoàn cảnh khác nhau thôi. Cho nên đừng làm lạ khi có các hạt sạn trong các tác phẩm của Phạm Duy, TCS. Chẳng hạn PD với bài Sức Mấy Mà Buồn (bỏ qua đi Tám) chạy theo thời thế; TCS bị chửi nhiều nhất với bài Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên với câu hát làm bận lòng nhiều người là “Em Ra Đi Nơi Này Vẫn Thế” v.v…)

    4/
    Tóm lại, TCS vẫn là TCS, dù ai nói ngả nói nghiêng với nhiều huyền thoại hay bôi đen.
    TCS có chỗ đứng riêng trong lòng dân Việt, cũng như trong chiều dài lịch sử đất nước !

    Em còn nhớ hay em đã quên ?
    Nhớ Sài gòn mưa rồi chợt nắng
    Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
    Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
    Sáng che em vòm lá me xanh

    Em còn nhớ hay em đã quên ?
    Bên hàng xóm đôi khi ghé thăm
    Có hai mùa vẫn đi về
    Có con đường nằm nghe nắng mưa

    ĐK:
    Em ra đi nơi này vẫn thế
    Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ
    Vườn xưa vẫn có tiếng Me ru
    Có tiếng em thơ
    Có chút nắng trong, tiếng gà trưa

    Em còn nhớ hay em đã quên ?
    Nhớ đường dài qua cầu lại nối
    Nhớ những con kênh nối hai giòng sông
    Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng
    Nỗi xôn xao hàng quán đêm đêm

    Em còn nhớ hay em đã quên ?
    Trong lòng phố mưa đêm trói chân
    Dưới hiên nhà nước dâng tràn
    Phố bỗng là giòng sông uốn quanh

    Em còn nhớ hay em đã quên ?
    Nhớ Sài gòn những chiều ngợp gió
    Lá hát như mưa suốt con đường đi
    Có mặt đường vàng hoa như gấm
    Có không gian màu áo bay lên

    Em còn nhớ hay em đã quên ?
    Khi chiều xuống bên sông nước lên
    Én nô đùa giữa phố nhà
    Có nắng vàng lạc trên lối đi

    DK:
    Em ra đi nơi này vẫn thế
    Vẫn có em trong tim của mẹ
    Thành phố vẫn có những ước mơ
    Vẫn sống thiết tha
    Vẫn lấp lánh hoa trên đường đi

    Em còn nhớ hay em đã quên ?
    Nhớ Sài gòn những chiều gặp gỡ
    Nhớ món ăn quen nhớ ly chè thơm
    Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
    Phố em qua gạch ngói quen tên

    Em còn nhớ hay em đã quên ?
    Quê nhà đó bao năm có em
    Có bóng dừa có câu hò
    Có con đò chở mưa nắng đi

    Em còn nhớ hay em đã quên

  8. Ông già cc0cg says:

    Qua tấm ảnh…

    Tui thấy khuôn mặt của người lại cái và mắt của loại chồn hôi!

  9. D.Nhật Lệ says:

    Nhờ sống dưới chế độ dân chủ (tương đối vì bị CS.miền Bắc tìm cách thôn tính) của VNCH.mà TCS.được
    nổi danh thế giới vì ông được quyền ca tụng tình yêu,cổ vũ hoà bình v.v.thậm chí ông có thể kêu gọi chấm
    dứt chiến tranh mà chẳng mất một sợi lông chân nào cả,chứ không hề bị trù dập đến thân tàn ma dại như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm.Ngay cả Hữu Loan bỏ quan về làm dân,không muốn làm bồi bút trong Hội Nhà
    Văn,chỉ muốn kéo xe bò chở đá để mưu sinh còn bị bọn cán bộ gây khó khăn đủ điều nhưng nhờ ông có nhân cách đáng phục mà ông mới vượt qua hết mọi thách thức.
    Theo tôi,bài này của TMH.viết rất trung thực,trung thực hơn nhiều văn thi sĩ trong nước,muốn ăn theo hay
    ăn mày tài năng TCS.nên đã tâng bốc qúa đáng,thậm chí là hồ đồ về TCS.qua bài viết về kỷ niệm này nọ
    với họ Trịnh.(Ngoài TCS.thì Bùi Giáng cũng là một khuôn mặt nổi bật của miền Nam mà nhiều văn thi sĩ
    trong nước cũng muốn ăn mày tài năng cùng phong cách sống ở đời như triết gia của BG.!).
    Có điều là sau 1975,họ Trịnh nhận ra mình không còn tự do sáng tác như trước kia được nữa và nhờ
    VVKiệt ra tay cứu ông cho nhập hộ khẩu ở SG.sau khi TCS.chạy khỏi Huế vì bị trù dập sát ván ! Thế là
    2 bên đều có lợi : VVK.lợi dụng danh tiếng tầm quốc tế của TCS.để tuyên truyền cho chế độ và TCS.
    viết một số ca khúc xu nịnh nhà nước để trả ơn VVK.Cũng may là TCS.còn giữ mình,chưa xu nịnh đến
    mức ca tụng lãnh tụ HCM.như đa số tài năng khác.Đọc thơ văn của những nhà văn nhà thờ nổi tiếng
    một thời trước khi theo CS.thì thấy họ phải tâng bốc họ Hồ thành cha già,thành thánh thì biết ! Sở dĩ thế
    là vì chúng ra sức lợi dụng tài năng của họ để tuyên truyền thì mới dễ lừa gạt… dân ngu khu đen !
    Tóm lại,nếu TCS.là thiên tài nhờ xã hội miền Nam thì sau 1975,TCS.không những kém tư cách mà còn
    thui chột tài năng vì viết nhạc theo đơn đặt hàng hay nói đúng hơn là được lệnh phải viết.Xuân Diệu,Huy
    Cận,Chế Lan Viên,Nguyễn Tuận tài năng biết bao nhưng tác phẩm họ viết ra sau khi trở thành văn thi nô
    đều nhạt nhẽo,giả tạo,đáng vất vào sọt rác cả !

  10. Hoa An says:

    Đừng mong ai, đừng nghi ngại

    Trịnh Công Sơn, 1969

    Hỡi những con chim đêm sao chưa vỗ cánh
    Hỡi những anh nông dân sao chưa về làng
    Hỡi những người mẹ già hằng đêm sao khóc
    Hỡi chúng ta hôm nay đang nghe gì không

    Những chiếc khăn tang bay trên tóc bù rối
    Những mắt ai tim ai đang mong người về
    Những chiếc nạng gập ghềnh người im tiếng nói
    Những sớm mai âm u sao chưa đổi thay

    Còn nụ cười trên đôi môi
    Còn trái tim chân ta còn tới
    Vì giống nòi vì nước nhà tả tơi
    Xin anh chị hãy vùng lên
    Đời sống này đầy bóng tối
    Triệu anh em chia sớt nguy nan
    Xây cách mạng dựng đời người mới
    Dân ta thề quyết lòng giữ nước
    Dù trên vai đời sống nhọc
    Dù đạn bom đêm đêm gầm thét

    Xin dân tộc hãy vùng lên
    Già gái trai cùng tiếp nối
    Vì quê hương không có tương lai
    Bao tháng ngày nhìn đời lửa cháy
    Xin anh chị sẵn sàng đi tới
    Đừng mong ai đừng nghi ngại
    Vì đời ta hôm nay đã thắm máu người

    ông trần mạnh hảo sau 1975, tcs mà được như trên thì tốt biết mấy !!!
    tiếc rằng tcs còn thua Việt Khang,chỉ hai bài thôi đã đi tù với Việt Cọng
    còn tcs trước bảy lăm biết bao nhiêu bài mà cứ ngồi uống rượu tây tà tà .
    Nhớ tcs làm chi hả ,chỉ lo cho Việt Khang bi chừ ở tù ra răng rồi thì tốt hơn !!!

Phản hồi