WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tài năng và nhân cách: Phải chăng Phạm Duy đã giết Phạm Duy?

Phạm Duy. Ảnh Việt Báo

Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết? Sở dĩ cần có sự sửa chữa là vì tôi được đọc hai bài của giáo sư John C. Schafer, giáo sư đại học Hubold State University. Một bài viết về Phạm Duy, một bài về Trịnh Công Sơn. Trinh Cong Son Phenemenon và The curious memoirs of the Vietnamese composer Pham Duy.(1)
(1) Xin vào Google kiếm tìm

Phải nhìn nhận theo thói quen làm việc của người Mỹ, ông John C.Schafer tra cứu rất nhiều tài liệu, dẫn chứng đầy đủ đến nơi đến chốn. Có những tài liệu dẫn chứng khiến tôi giật mình. Chẳng hạn ông dẫn chứng một tài liệu trong tờ Nghệ Thuật, số 38-39, tháng 3, 1995, một tờ báo ở ngay chính địa phương tôi ở mà tôi vô tình không để ý tới. Thứ hai, ông tránh được thiên khiến và ít đưa ra những phê phán tiêu cực.

Nhưng cũng vì thế, ông tránh đề cập đến những “liên hệ có thể” của Trịnh Công Sơn với phía cộng sản qua bạn bè của họ Trịnh như Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như việc TCS hát trên đài phát thanh Sai gon vào ngày 30 tháng 4. Những mối liên hệ này đã được ông Nguyễn Thanh Ty trong bài viết: ” Một quãng đời của TCS” trong đó có phần lật tẩy “Nguyễn Đắc Xuân” trong bài viết : “Trịnh Công Sơn Cao Nguyên bụi đỏ sương mù”. Trong tài liệu của ông Nguyễn Thanh Ty cho hay ngay trong giới đồng nghiệp của Trịnh Công Sơn ở Bảo Lộc đã chia rẽ ra hai phía rõ rệt. Kẻ lên án, kẻ không. Ông John.C Schafer cũng đọc tài liệu này, nhưng không nhắc nhở tới dư luận, tới những vấn đề tranh luận chung quanh TCS. Nhất là những tranh luận ngay sau khi TCS chết như với bài viết mở đầu cho những tranh luận: Bi kịch Trịnh Công Sơn của họa sĩ Trịnh Cung. Đó là những vấn đề nhậy cảm mà ông John. C. Schafer tránh đề cập tới.

Nhưng trong hoàn cảnh VN- một hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt trước cái sống chết trong gang tấc- Không thể nào mà không có chọn lựa chính trị. Đó là một chọn lựa cho mỗi người VN. Cho nên những bài hát của họ Trịnh hay Phạm Duy- dù là mang đậm nét nghệ thuật- dù là tính nhân bản hay triết học cao- cũng xuất phát từ những hoàn cảnh chiến tranh VN. Chẳng hạn khi nói về những xác chết, về những bom đạn, về sự tàn phá man rợ của chiến tranh thì vẫn là chiến tranh nào? Xác chết ấy do đâu mà đến?

Mỗi xác chết, dù là đàn ông, đàn bà, trẻ con- dù chết ở đồng ruộng hay chết bờ chết bụi thì cũng có một danh tính, một lý lịch. Và kẻ cầm súng nào thì cũng có một sắc phục, một mầu cờ ..Không có cái chết chung chung, chết tình cờ, nhưng không !! Vấn đề là con ngươi đứng ở góc độ nào để nhìn những xác chết ấy.

Bài viết về Phạm Duy của ông John. C. Schafer chủ yếu dựa trên Hồi ký của Phạm Duy mà ông dùng làm tựa đề: The curious memoirs of the Vietnamese composer Pham Duy (Tất cả những bài viết trên đây, mọi người có thể tìm thấy dễ dàng khi bấm vào Google.com sẽ tìm đọc được, nhưng nhiều bài chỉ có trích đoạn) . Vì thế phần không nhỏ của bài viết đưa ra thật đầy đủ chi tiết về những mối tình lớn nhỏ của ông Phạm Duy. Tuy nhiên, giá ông dựa thêm vào cuốn Ngàn lời ca thì sẽ làm rõ hơn trong trường hợp nào, Phạm Duy đã sáng tác được bài nọ, bài kia.

Tuy nhiên vì tránh những mặt tiêu cực trong viêc sàng tác của Phạm Duy, ông J.C. Schafer không triển khai đủ sự vay mượn, sự thay đổi ca từ, sự bắt chước, sự theo thời của một thứ chủ nghĩa cơ hội của Phạm Duy.v.v.

Vì thế, sự chọn lựa thái độ viết một cách bàng quan của giáo sư John. C. Schafer vẫn là sự chọn lựa của một người ngoại cuộc, đứng ngoài nhìn vào. Mặc dù ông đà nhiều năm sống ở Việt Nam, lấy vợ VN, rất am tường văn hóa VN, yêu mến VN nữa. Ông phân tích và hiểu sâu sắc việc xử dung ngôn từ một cách diệu ảo của TCS trong các bài nhạc. Nhưng có thể ông chỉ nhìn những nhạc sĩ này như những nghệ nhân thuần túy bất kể đến hoàn cảnh sáng tác của họ. Đó là họ đang sống, đang sáng tác từ một hoàn cảnh chiến tranh. Chính hoàn cảnh chiến tranh đã khơi nguồn cho những sáng tác của họ. Bài viết của ông J.C Schafer vì thế thiếu một sự quân bình cần thiết về công việc sáng tác và hoàn cảnh sáng tác.

Bài viết của tôi chủ yếu chỉ viết về Phạm Duy và tôi muốn nhấn mạnh tới tiến trình sáng tác một bản nhạc của ông trong bối cảnh hai cuộc chiến tranh ấy.

Nói về “cái chết” của Phạm Duy, tôi chỉ lặp lại điều mà Nguyễn Trọng Văn dùng trong bài nói truyện tại trường Đại Học Văn Khoa Sàigòn vào ngày 6-6-1971, do phong trào Tự Trị Đại Học tổ chức. Đề tài với nhan đề: Phạm Duy đã chết như thế nào?

Bài nói truyện của Nguyễn Trọng Văn nói về cái chết của Phạm Duy nhấn mạnh tới góc cạnh tha hóa chính trị của Phạm Duy mà NTV coi là sự phản bội lý tưởng và một cách lôgich Phạm Duy bị coi như đã chết- một thứ tự sát- mặc dầu ông vẫn sống .. Phần bài viết này phản biện lại bài viết của Nguyễn Trọng Văn ..Phạm Duy không chết ở phạm vi chính trị, nhưng nếu PD có chết thì cái chết ấy ở phạm vi đức lý giữa tài năng và nhân cách của nhạc sĩ PD. Tài năng lớn phải đi đôi với một nhân cách lớn tương xứng.

Bài nói chuyện của NTV thời ấy hẳn gây được tiếng vang trong giới văn học miền Nam lúc bấy giờ. Bởi vì ít nhạc sĩ nào có thể so bì được với Phạm Duy.

Cùng lắm trừ một người. Trong cuốn Về một quãng đời của TCS (tác giả Nguyễn Thanh Ty gửi cho tôi ở dạng bản thảo lúc chưa in thành sách, sau này tác giả tự xuất bản vào năm 2004) có kể rằng, khi cùng ở Blao, TCS có kể về Sài Gòn bán bản quyền bài hát ” Chiều một mình qua phố” cho Duy Khánh với giá bán đứt bản quyền là 3000 đồng. TCS kỳ kèo thì được Duy Khánh trả lời: “Phạm Duy là đắt nhất mà cũng chỉ tới 5000 đồng là cùng, ông là nhạc sĩ mới, gíá vậy là cao lắm rồi”(2)
(2)Trích Về một quãng đời của Trịnh Công Sơn, Nguyễn Thanh Ty, bản thảo.

Co nên chọn Phạm Duy mà không chọn ai khác là một chọn lựa chính trị có chủ đích của Nguyễn Trọng Văn. Cứ bề ngoài thì Phạm Duy là một người đã bỏ hàng ngũ kháng chiến nay là một người quốc gia “Chống Cộng”. Đánh đúng vào cái thành trì tiêu biểu là giới trí thức thành thị miền Nam, đánh vào người nghệ sĩ nổi tiếng nhất và được quần chúng ưa chuộng nhất lúc bấy giờ. Đồng thời tước đi cái ảo tưởng của một ý thức hệ Quốc Gia trong chiến tranh sắp đến hồi chung cuộc.

1. Theo Nguyễn Trọng Văn, Phạm Duy đã chết vì phản bội lại kháng chiến?
* Phạm Duy chối bỏ kháng chiến

Nguyễn Trọng Văn đã nghĩ như thế. Đã viết để chứng minh điều ấy. Nguyễn Trọng Văn cho rằng đã có rất nhiều thanh niên đã theo kháng chiến và sau đó đã dời bỏ kháng chiến. Nhưng việc dời bỏ kháng chiến của Phạm Duy là khác. NTV viết: “Trí thức theo Cách Mạng và bỏ cách mạng không phải là điều khó hiểu, trách Phạm Duy như vậy có lẽ quá khắt khe.

Điều mà Nguyễn Trọng Văn lên án Phạm Duy không phải ở chỗ từ bỏ kháng chiến mà chối bỏ và hơn thế xóa bỏ kháng chiến. Xóa bỏ bằng cách thay đổi lời ca trong các bài nhạc làm trong thời kỳ kháng chiến.(3)

(3) Trích: Nguyễn Trọng Văn, Phạm Duy đã chết như thế nào, nxb Văn Mới, trích tóm tắt các trang 33-34

Phải chăng Phạm Duy đã sửa toàn bộ các lời ca có dính dáng đến kháng chiến? Không hẳn như thế. Nguyễn Trọng Văn đã tổng quát hóa đến mức vu vạ cho Phạm Duy. Ông chỉ thay đổi một số từ liên quan xa gần đến thời kháng chiến như tên Hồ Chí Minh, Vệ Quốc quân vv.. và để cho thuận nghe, ông bắt buộc phải đổi cả câu
Và Nguyễn Trọng Văn kết luận:

Phạm Duy kháng chiến ca của dân tộc đã chết. Điều bi đát không phải bông hoa Phạm Duy chỉ nở một lần, điều bi đát là bông hoa đó đã tự chọn cái chết như vậy.
“Khi Phạm Duy trở về, da mặt ông sần sượng hơn và dày thêm hai ly, máu ông đen lại, tim ông trở thành đá, đàn đứt hết dây, tiếng nói ú ớ tắc nghẹn.. (..) Chính Phạm Duy đã dứt dây đàn khi từ Mỹ về, chính Phạm Duy đã tự cứa cổ và nhét một quả táo thật lớn đầy mồm..(..)n Tình tự dân tộc, hùng khí kháng chiến rung động quê hương thân yêu không còn nữa, chúng ta đứng trước một người xa lạ. Có một khoảng cách thật lớn chia cắt Phạm Duy với mọi người “.(4)
(4)Trich Nguyễn Trọng Văn, Ibid , trang 39-41

Nguyễn Trọng Văn đã dùng cả một cuốn sách để mạt sát Phạm Duy. Nhưng về một số điểm, có thể Nguyễn Trọng Văn nói không sai, Phạm Duy không những sửa một lần mà sửa hai ba lần những bài ca của ông. Và tùy thời, tùy lúc mà ông đã sửa. Điều đó nhiều lúc làm tôi không thể không liên tưởng đến một thái độ xu thời hay một thứ chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng với một nhạy bén chính trị. Sự nhạy bén chính trị đó đáp ứng bằng những sáng tác hợp thời cơ? Từ đó đặt ra vấn đề sáng tác là nguồn cảm hứng đích thực hay chỉ là một nhu cẫu đòi hỏi cấp thời của một tình thế?
Tại sao ở thời điểm đó có kháng chiến ca, tình ca, đạo ca, tâm ca, tục ca? Đó cũng là những suy nghĩ và ngờ vực của tôi khi tìm hiểu về Phạm Duy? Tâm ca của ông có thực sự do những rung động chân thành khổng? Đặng Tiến cũng đặt những câu hỏi nghi ngờ như thế.

Và người ta đã chẳng ngại ngùng gì nói đến một thứ trí thức for rent. Hơn ai hết Phạm Duy hiểu thâm ý của lời mỉa mai này.

Chẳng hạn Nguyễn Trọng Văn đưa trường hợp bản nhạc Quê Nghèo trước đây ca ngợi tình quân dân đoàn kết chiến đấu nay trở thành câu chuyện tình bông lơn, tán tỉnh nhau.

Lời cũ: Bao giờ anh lấy được đồn Tây hỡi anh
Để em gánh nước cho người chiến binh

Nay đổi ra:

Bao giờ em trỏ lại vườn dâu hỡi em
Để cho anh bắc gỗ xây nhịp cầu bước sang

Đến Vườn dâu mà cũng phải bắc gỗ xây nhịp cầu thì kể cũng lạ. Có ép ý, ép lời không?

Trong Bài hát Tiếng sông Lô, cũng cùng một cách thay đổi như trên:

Lời cũ: Quân cướp tham ô ngày nao đã chết không ngờ

Nay đổi ra: Trăng nước mông mênh, thuyền trôi trên sóng đa tình

- Và nhất là bài Bà Mẹ Gio Linh đã được sửa đổi một cách không nuối tiếc với ba lần in và sửa khác nhau:

Lời cũ: Nhà thì Tây đốt còn đâu
Ta vui câu chuyện Bác Hồ
Mẹ mừng con giết nhiêu Tây
Ra công xới vun cấy cầy (..)

Lời mới: tuyển tập xuất bản tại Việt Nam

Nhà thì nó đốt còn đây
Khuyên nhau báo thù phen nầy
Mẹ mừng con đánh giặc hay
Ra công xới vun cấy cầy
Ta yêu con ta, môi trắng bết mầu cờ
Lời mới, tuyển tập Dân ca, Mỹ in và phát hành tại Mỹ
Nhà thì nó đốt còn đây
Khuyên nhau báo thù phen này
Mẹ mừng con đánh giặc hay
Ra công xới vun cấy cầy
Ta yêu con ta, môi thắm bết máu nhòa

Từ đánh giặc Tây trong quân đội Bác Hồ. Chữ nó được sửa lại thì nó là ai đây? Nó đây bây giờ phải được hiểu là Việt công- quân đội cụ Hồ -.

Nguyễn Trọng Văn cũng đã hết lời ca ngợi tiếng Sông Lô nói lên tất cả cái khí thế hào hùng, mưu trí và óc sáng tạo tuyệt vời của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, nay trở thành lời tâm sự của nghệ sĩ đa tình tìm kiếm hạnh phúc trên dòng sông sâu.
Nguyễn Trọng Văn thất vọng là phải.

Lời cũ: Hỡi anh vệ quốc cầm súng ngang tàng
Thuyền tôi đợi bến Tuyên Quang
Nửa đêm trông ánh trăng vàng ( tôi ) nhớ anh (….)

Lời mới:

Hỡi ai đi kiếm hạnh phúc trên đời
Mà chưa tìm thấy an vui
Lặng nghe tôi gửi đôi lời gió trăng

Nguyễn Trọng Văn kết luận:

“Các sáng tác trong thời kháng chiến đều được Phạm Duy sửa lại lời, mất hết lịch sử tính và chiến đấu tinh, chỉ còn là những bản của những tên lại cái, đồng cô bóng cậu” .(5)
(5) Trích NTV, Ibid, trang 34

Nhưng nếu NTV biết rằng sau này ở hải ngoại, tôi lại tìm thấy trong Ngàn lời ca, Phạm Duy lại một lần nữa thay đổi bằng cách giữ lại nguyên văn lời cũ như sau:
Hỡi anh vệ quốc cầm súng ngang tàng

Thuyền tôi đậu bến Tuyên Quang
Nửa đêm trông ánh trăng vàng ( tôi ) nhớ (6)
(6) Trích Phạm Duy, Ngàn lời ca, trang 35.

Sự thay đổi rõ ràng như thế đặt ra vấn đề nhân cách và nhân tài của người nhạc sĩ. Khi hồi cư về thành, Phạm Duy có thể cứ giữ nguyên ca từ hồi kháng chiến. Và sẽ không có ai có lời trách cứ ông. Nhưng khi có ý định về VN, ông cứ lẳng lặng về. Về mà đổi ca từ để đẹp lòng Hà Nôi và tuyên bố vung vít “chửi” cộng đồng hải ngoại là không chấp nhận được. Xóa bỏ, thay lại lời khác, rồi lúc cần lại lại lấy lại lời cũ: Anh Vệ Quốc quân.

Đã mấy ai có thể làm được như Phạm Duy? Nguyễn Trọng Văn không phải là không có lý khi mạt sát Phạm Duy khi ví ông như một thứ điếm sang.

Nhắc lại trong phần đầu cuốn Hồi ký của ông viết vê ông bố: nhà văn Phạm Duy Tốn để thấy nhân cách bố và con khác nhau lắm. Ông nhăc lại những lời nhận xét và khen tặng của Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Văn Cổn, Vũ Bằng và Thanh Lãng đã viết những lời trân trọng về ông Phạm Duy Tốn. Ông cũng nhắc đến những người bạn tâm giao của ông Phạm Duy Tốn mà nhân cách của họ không thể chối cãi được như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Vĩnh, Đỗ Mục thì ông Phạm Duy quả là người con bất xứng.

Cũng khó trách ông lắm, mồ côi cha từ sớm, ông là một đứa trẻ tinh nghịch, hoang tàn, phá phách, “quậy” rất sớm.

Nhưng cũng nên hiểu rằng vào năm 1971, khi Nguyễn Trọng Văn viết cuốn Phạm Duy đã chết như thế nào thì lúc đó Phạm Duy chưa viết hồi ký. Nếu Nguyễn Trọng Văn có dịp đọc hồi ký rồi thì cũng có thể có cái nhìn khác về Phạm Duy.

Và có thể vì có cơ hội đọc lại Hồi ký Phạm Duy mà tôi thấy cần phải nhìn lại quan điểm phê phán của Nguyễn Trọng Văn.

Trong hồi ký 1, ông Phạm Duy viết như thế này về hoàn cảnh sáng tác về chiến dịch sông Lô. “Nhưng trong đám nhạc sĩ chúng tôi, lập tức có ngay những tuyệt phẩm như bài Lô Giang của Lương Ngọc Trác, rồi Trường ca Sông Lô của Văn Cao, Du kích sông Lô của Đỗ Nhuận và Tiếng Hát sông Lô của Phạm Duy. Điều đó cho thấy việc sáng tác nằm sẵn trong chiến dịch tuyên truyền nên mới có trường hợp bốn nhạc sĩ cùng sáng tác về một đề tài.

Bốn nhạc sĩ cùng sáng tác về một đề tài như một thứ đơn đặt hàng thì có phí phạm không?

Phạm Duy viết tiếp. “Nói về cả một chiến dịch thì chẳng nhừng thắng lợi sông Lô chỉ là những chiến công cục bộ, bởi vì vào lúc khởi đầu của chiến dịch Léa, gọng kìm lớn ở miền Đông là Bắc Kạn và Lạng Sơn vẫn còn rất mạnh… Những người phục vụ cho Cục chính trị như chúng tôi được khuyến khích để làm cho chiến thắng Sông Lô trở thành một chiến công vô cùng rực rỡ. Bây giờ nếu có ai tò mò – như tôi – đi tìm đọc những tài liệu của Pháp viết về chiến tranh Đông Dương, sẽ chẳng thấy một dòng chữ nào cho cái được gọi là Lô Giang của Lương Ngọc tức Lương Ngọc Trác. Bài này duyên dáng, mặn mà vô cùng”.(7)

(7) Trích Phạm Duy, Hồi ký 1, thời Cách mạng kháng chiến

Hóa ra đó chỉ là sản phẩm tuyên truyền, mà giá trị nghệ thuật chỉ là phụ, không đáng kể. Mặc dầu vậy đó là những bài hát quen thuộc và nổi tiếng của ông trong thời kỳ kháng chiến.

Cho nên, không lạ gì khi cần, PD đã không nề hà thay đổi tùy tiện tùy theo nhu cầu thực tiễn. Điều đó không khác gì Tố Hữu làm thơ ca ngợi chiến trận Điện Biên. Trong một bài trả lời phỏng vấn của Trần Đăng Khoa, Tố Hữu đã nói huỵch tẹt ra là ông đã viết phịa, không hề ra mặt trận.

Phạm Duy có thể viết phịa, sáng tác phịa về trận đánh trên Sông Lô. Tố Hữu cũng đã làm thơ phịa. Đã gọi là sáng tác phịa thì việc thay dổi lời ca còn có gì được gọi là phản bội? Phải chăng Nguyễn Trọng Văn đã quá lý tưởng hóa những ý hướng sáng tác thuần túy nghệ thuật của Phạm Duy và cũng vì thế lời kết án có thêm trọng lượng.
Thật ra theo tôi hiểu, Nguyễn Trọng Văn đã không biết được trong hoàn cảnh nào mà Phạm Duy đã sáng tác bản nhạc Tiếng hát Sông Lô, cho nên những suy đoán của Nguyễn Trọng Văn vì thế thiếu cơ sở. PD mới 13 tuổi đầu đã bỏ học, đi lang thang. Đến 25 tuổi mới gặp kháng chiến một cách tình cờ lịch sử. Chẳng có chỗ nào cho thấy người nghệ sĩ ấy quyết định chọn lựa đi theo kháng chiến cả.

Cho nên Phạm Duy không theo Kháng chiến theo nghĩa chọn lựa mà cũng không bỏ kháng chiến theo nghĩa phản bội. Không chọn lựa làm sao có phản bội?

** Phạm Duy không phản bội kháng chiến, chỉ có vấn đề ông nhìn lại

Nguyễn Trọng Văn đã tự chọn cho mình một góc đứng nào đó để phê phán Phạm Duy.

Và đã có chỗ kết luận: “Hiện nay, Phạm Duy có thể là người nghệ sĩ có tài, nhưng không phải là đứa con yêu của dân tộc, ông là đứa con hoang”.(..) Nhạc sĩ Phạm Duy của những kháng chiến ca của dân tộc đã chế(..) Ông đã quay lưng trở lại với dân tộc, với chúng ta, ông đã ra đi, ông đã chết “..(08)
(08) Trích NTV, Ibid, trang 45

Nhưng nặng hơn nữa, NTV viết:

Thân phận Phạm Duy guống thân phận một gái điếm, một thứ điếm lành nghề, khéo chiều, dẹp, có tài thỏa mãn bất cứ ai; ăn nằm với ai cũng rung động nhiệt thành, nhưng vì là điếm nên thuộc về mọi người, người tốt, người xấu, người Việt, người nước ngoài, không thuộc hẳn về ai “ .(09)
(09) Trích Nguyễn Trọng Văn, Ibid, trang 130

Cho nên, dưới mắt NTV, dinh tê đã là một phản bội mà đáng nhẽ phải gọi đúng tên là bọn Việt gian. Nhưng hơn là một phản bội, vì đã sửa lại lời ca trong các bài hát của chính mình. Nhưng người ta vẫn có thể đặt ngược lại là: ai phản bội ai? Nếu hành vi bỏ không theo kháng chiến là một phản bội thì thái độ ly khai với kháng chiến có thể được hiểu là thái độ tố cáo sự bội phản của kháng chiến không? Nghĩa là chính kháng chiến Việt Minh là một phản bộ. Và vì thế đã có một số không ít những thanh niên đã đi theo kháng chiến, đã thất vọng và đã dinh tê.

Dinh tê có thể gián tiếp tố cáo một sự bội phản đối với những người đã chót đi theo kháng chiến, vì đã bị lừa.

Trong giới văn nghệ sĩ ở Sàigòn, đã có nhiều người cũng đã từng đi theo kháng chiến và đã bỏ kháng chiến. Võ Phiến ở Bình Định cũng bỏ kháng chiến về với phía Quốc Gia, Bình Nguyên Lộc trong Nam cũng vậy. Rồi cũng trong Nam có Lê Thương đã sáng tác những bản nhạc như Bà Tư bán hàng có bốn người con. Hòa Bình 48, Đốt hay không Đốt, Trần Văn Trạch với Cái đồng hồ, Chuyến xe lửa mùng năm và Nguyễn Đức Quỳnh với Người Việt đáng yêu. Và tên Hoàng Trọng Miên với vở kịch Dưới Bóng Thánh Giá. Đoàn Văn Cừu thì sau nắm đài phát thanh Sài Gòn.

Và Có ai nghĩ rằng, theo Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ từng làm việc ở tòa báo Cứu Quốc và điều khiển một ban Văn nghệ lưu dộng. Cũng không ai nhắc tới Mai Thảo, Tạ Tỵ. Có ai nghĩ rằng Minh Đức Hoài Trinh, thời con gái, mê theo tiếng gọi cụ Hồ vào Thanh Hóa, gặp tướng Nguyễn Sơn, rồi cũng ra Phát Diệm, bị cha mẹ bắt về để lấy Phan Văn Giáo.

Chưa kể những gương mặt chính trị trổi bật thời Đệ nhất Cộng Hòa đã từng đi theo kháng chiến như quý ông luật sư Trần Chánh Thành (bộ trưởng thông tin thời TT Ngô đình Diệm), Lê Khải Trạch, Đinh Sinh Pài, người đã từng họat động với tướng Nguyễn Sơn và Đặng Thái Mai trong khu 4. Hoàng Văn Chí cũng từ khu bốn ra, tác giả cuốn sách nổi tiếng Trăm hoa đua nở trên đất Bắc. Cuốn sách cho thấy chính thể Hà nội đàn áp và trù dập giới văn nghệ sĩ như thế nào.

Với sự chứng dần một số những nhân vật tên tuổi đã từng tham gia và họat động cho kháng chiến, trở về cộng tác với chính quyền Quốc Gia, tôi nghĩ rằng, việc gán cho Phạm Duy phản bội kháng chiến của Nguyễn Trọng Văn khó có cơ đứng vững được. Tại sao chỉ có mình Phạm Duy là người phản bội còn những Trần Chánh Thành, Võ Phiến, Hoàng Thi Thơ thì không?

Vì thế, họa sĩ Tạ Tỵ đã phản biện lại như sau:
Trong những năm kháng chiến, Duy đã đóng góp hơi thở và âm nhạc cho chính nghĩa lúc ấy. Nay sự dấn thân của Duy vào kích thước quân đội và sinh hoạt dân chính miền Nam cũng cũng mang một ý nghĩa tương tự “(10)
(10) Trích: Phạm Duy còn đó nỗi buồn, Tạ Ty, trang 129

Để biện hộ thêm cho Phạm Duy, Tạ Tỵ cũng đã trích dẫn thêm ý kiến của Thế Uyên như sau: “Nhiều khi tôi thấy có những người trẻ quá bất công với anh. Đòi hỏi thế này thế kia. Tôi thường không đồng ý với một thái độ như vậy. Nhạc Phạm Duy cất lên hơn 20 năm rồi, đã đóng góp vào các công trình lớn của dân tộc và hiên diện,. trong các khổ đau của Việt Nam với tư cách là người chứng trong cuộc, người chứng tham dự. Anh phải mệt mỏi và có quyền mệt mỏi, không ai có thể làm anh hùng cả đời được”(11)

(11) Trích: Phạm Duy còn đó nỗi buồn, Tạ Ty, Ibid..

Khi cuốn sách của Nguyễn Trọng Văn ra đời thì nhiều người đã nhìn thấy cái đuôi cộng sả ngoe nguẩy đằng sau cuốn sách ấy. Cách biện luận lộ liễu của NTV như một cán bộ cộng sản thứ thiệt. Cách nhìn một chiều, méo mó, thiên lệch không chối cãi được. Dám NTV đã được chỉ định để viết như thế!! Vì thế sự kết án Phạm Duy của Nguyễn Trọng Văn mất đi nhiều tính khả tín.

Bên cạnh Tạ Tỵ, còn có Cao Thanh Tùng mà ý kiến được coi là dung hòa hơn. Mặc dầu Cao Thanh Tùng không đồng ý việc phân chia một Phạm Duy nghệ sĩ và một Phạm Duy chính trị như nhiều người quan niệm để biện hộ cho Phạm Duy. Ngoài việc Cao Thanh Tùng cũng đồng ý với Thế Uyên như trên. Cao Thanh Tùng trích dẫn một nhạc sĩ Gia Nã Đại Georges E. Gauthier với bài viết: Phạm Duy, một nghệ thuật khúc diện, Thu Thủy dịch, tạp chí Bách Khoa số 347.

Tôi cần phải nói rằng, nếu tôi không thể tưởng tượng nổi một Phạm Duy mà không có VN thì tôi cũng không thể nào tưởng tượng ra một VN mà không có Phạm Duy”. Ông nhạc sĩ Gia Nã Đại viết tiếp;” Chúng ta cần phải tha thứ rất nhiều cho Phạm Duy bởi vì con người đã cống hiến rất nhiều. Nghệ thuật của Phạm Duy là một cống hiến của con tim. Các hành động của nghệ sĩ trong cuộc đời trần thế thuộc về họ và chỉ là những hành động nhất thời. Chỉ có tác phẩm là vĩnh cửu”. (12)
(12) Trích Cao Thanh Tùng trich lại trong bài, Phạm Duy… bất tử, các trang 8-12, tạp chí Trình Bày, số 23, 3-7-1971

Cuốn sách của NTV như thể một một vụ ném lựu đạn, nhưng đã bị trung hòa và loãng đi nhiều khi có một số ý kiến phản biện như trên.

Nhận xét thực tế

Một số thực tế sau đây càng cho thấy, sau khi chiến tranh Việt- Pháp bùng nổ, có đến hằng triệu người phải sơ tán theo chính sách *tiêu khổ kháng chiến* với cảnh vườn không nhà trống. Nhất là kể từ Thanh Hóa trở vào phía Nam, nhiều vùng chỉ còn là đổ nát và hoang tàn. Và cũng hàng triệu những dân chúng các vùng ấy đã *hồi cư*.
Chuyện đó được coi là bình thường trong chiến tranh. Chỗ nào có bom đạn chết chóc thì tránh, chỗ nào an toàn thì tìm về.

Vì thế có rất nhiều dân chúng, trí thức, thành phần đảng phải, chính trị gia đã sơ tán về vùng trái đệm Phát Diệm, còn gọi là an toàn khu. Có rất nhiều người đã dời bỏ kháng chiến hoặc chạy trốn Pháp về đây. Có tất cả khỏang 60 ngàn người đủ thành phần đã tụ tập về Phát Diệm.

60 ngàn người tụ hội về đây đều là để chờ thời, để nghe ngóng tình hình và nhất là chờ cơ hội * Dinh Tê*. Dinh tê, danh từ lần đầu tiên được xử dụng từ chữ rentrer. Chữ dinh tê là để chỉ việc bỏ khu vực kháng chiến để về Hànội. Phạm Duy cùng lắm cũng nằm trong số những người này.

Họ từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ra, tức là bỏ khu tư, bỏ kháng chiến? Và cũng là trường hợp của Phạm Duy.

Nhưng phần đông họ từ Hà nội, từ Chợ Đại, Cống Thần ở Hà Đông vào (có thể là đi buôn), hoặc từ Hải Phòng đến bằng đường biển qua cửa Cồn Thoi, cửa ngõ vào Phát Diệm. Hoặc từ Nam Định Bùi Chu, qua ngã đường sông như Yên Mô- Nho Quan hoặc Cầu Lim- Gia Viễn.

Đó là những người chạy trốn Pháp.

Phát Diệm trở thành vùng an toàn phi chiến- ít ra người ta có cảm tưởng như thế- vùng trái đệm giữa vùng tề và kháng chiến, giáp ranh với liên khu 4 gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài xuống tận khu Bình Trị Thiên Nam Ngãi.

Để chứng tỏ Phát Diệm là nơi tạm trú cho những người trốn chạy cả hai phía Tổng bộ ( danh xưng gọi tổ chức của ĐC Lê Hữu Từ ) đà bắt được một mật lệnh, ngày 9-7-1947 của Việt Minh có câu:”dù có mất cả một đại đội cũng không được đụng đến Phát Diệm” .

Đó là về phía Việt Minh đối với Phát Diệm.

Việt Minh có hai cái lợi để không đụng độ trực tiếp với Phát Diệm.

Thứ nhất, vì Phát Diệm là hậu cần cung cấp tất cả thuốc tây, dụng cụ, máy móc, đá lửa, xăng dầu và đôi khi ngay cả súng ống từ bên Tầu. Đó là nguồn cung cấp sống còn cho khu 4 của kháng chiến. Đường buôn lậu đi từ Hải Phòng, dùng thuyền buồm xuôi Phát Diệm, đến cửa Cồn Thoi, rồi từ đó xuôi Thanh Hóa, vào khu tư.

Thứ hai, về mặt quân sự, Phát Diệm như cái hàng rào che chắn để bảo vệ an toàn khu tư trở vào. Chừng nào Phát Diệm còn có hai cái lợi thế ấy, Phát Diệm vẫn là một an toàn khu.

Mặc dầu giải pháp double jeu đi đến thất bại, nhưng có một điều không thể phủ nhận được là Phát Diệm là nơi trú ẩn an toàn cho những người kháng chiến cũ, cho trí thức và nhất là cho người của đảng phái. Không có Phát Diệm, nhiều nhân vật đã có thể bị giam cầm, thủ tiêu và biến mất trên chốn dân gian này rồi? Làm gì còn những Ngô Đình Nhu, Phạm Đình Viêm, Phạm Đình Chương, Bùi Diễm, Trần Văn Chương, Nguyễn Tường Tam, Hoàng Bá Vỉnh. Và giả dụ họ bị Việt Minh thủ tiêu. Chính trường miền Nam đã hẳn là khác?

Lý do Phạm Duy “dinh tê”

Phần Phạm Duy khi dinh tê cũng có nước mắt nhớ tiếc dĩ vãng và cũng có giọt nước mắt vui mừng vì nhìn thấy cái cái đồn bót phía Quốc Gia. Vui mừng vì biết rằng nay mình được giải thoát.

Nếu những người này sau đó dinh tê về Hà Nội, ta sẽ gọi họ là ai? Họ có khác gì với Phạm Duy không? Thật không dễ để xếp loại họ.

Không lẽ chỉ vì đổi vài lời ca mà trở thành kẻ bội phản?

Đọc hồi ký do chính Phạm Duy viết, không có chỗ nào là bằng cớ cho thấy ông gắn bó hay có ý gia nhập đảng Cộng sản. Và vì thế, việc ông dinh tê là chuyện bình thường như hàng ngàn, hàng vạn người khác.

.- Thứ nhất, có thể chỉ là lý do kinh tế. Đi theo cách mạng là đói. Đói cho mình và đói cho cả nhà. Đó là trường hợp 3 anh em trai bên vợ Phạm Duy. Tác giả viết:” Chúng tôi có khoảng một tháng trời để nhìn thấy chung quanh mình có khá nhiều gia đình đã * dinh tê*. Găp được những gia đình bạn như gia đình Nguyễn Giao (bố vợ Hoàng Thi Thơ), gia đình Đỗ Xuân Hợp, gia đình Đòan Châu Mậu.. là có ngay những vụ bàn bạc về việc rentrer: vào thành hay rester,ở lại ? Ở lại, rester thì không còn tiền để mua gạo mà ăn. Chưa dám nói thịt cá đâu. Nhất là không có tiền mua thuốc men để chống đỡ với các thần bệnh tật …. Trong lòng day dứt vì chuyện”ai làm cho ai phụ tình ai”?

.- Thứ hai, theo Phạm Duy, Trung ương muốn khai tử bài Bên Cầu biên giới của tác giả qua trung gian nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát nên ông nổi giận và:” Tôi thấy cách mạng bắt đầu lẩm cẩm khi kết án bài Vọng cổ trong cái Đại Hội mà tôi vừa tham dự “. Và sau khi được gặp bác Hồ, Phạm Duy đã không có một ấn tượng tốt đẹp gì về con người ấy và sau đó đi gặp nhạc sĩ Khoát :” Tôi tới gặp anh Khoát ngay và trả lời dứt khoát là tôi xin trở về Thanh Hóa.. Tôi rất cảm ơn mọi người, xin được không nhận bất cứ một thứ ân huệ nào cả . .. Nhưng khi vợ chồng tôi tới chào người lãnh đạo văn nghệ của cả nước thì Tố Hữu tặng vợ chồng tôi một số tiền. Tôi nhận ngay vì đó là tiền lương và vãng phí.

Cuộc chia tay dứt khoát với kháng chiến bắt đầu từ việc ông được kết nạp vào Đảng. Ông viết:

“Trong một buổi trưa có nắng vàng nhảy múa trên lá cây, thả bước; trên một con dốc nhỏ nằm trong khu rùng Yên Giã, anh Nguyễn Xuân Khoát bá vai tôi, hai người lặng lẽ đi .. Một hồi lâu, anh Khoát nói giọng thầm thì:

- Đoàn thể cử tao nói cho mày biết. Là mày đã được kết nạp. Mày sẽ được cử đi Moscou. Mày sẽ được ông Cụ gắn cho một huân chương chiến sĩ. Nhưng có điềun kiện. Mày phải bỏ cái tính “chơi” của mày đi. Mày phải khai tử bài hát: Bên cầu biên giới và nếu xuất ngoại thì Thái Hằng phải ở lại . Một mình mày đi thôi . Về suy nghĩ. Mấy, hôm nữa, trả lời tao”.(13)

(13)Trich Hồi ký Phạm Duy, tập hai, thời Cách Mạng kháng chiến

Theo Phạm Duy, chính đề nghị được kết nạp vào đảng làm ông sợ quá. Lên Việt Bắc, không bao giờ ông chờ đợi một đại ân huệ như thế này. Sau khi được gặp ông Hồ, tướng Nguyễn Sơn, ông quyết định tìm đường “dinh tê”. Và ngày 1 tháng năm 1951, đại gia đình họ Phạm chia ra ba nhóm để dinh tê.

Cuộc chia tay kháng chiến đơn giản chỉ có vậy.

- Thứ ba, Phạm Duy đâu phải loại người ngu ngơ khờ khạo. Trong buổi tham dự Đại Hội Văn Hóa tổ chức tại trường Cao Đẳng, có chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn, ông viết:” tôi cũng rất sung sướng được nhìn thấy những thần tượng văn nghệ của tôi. Nhưng tôi lấy làm lạ, tự hỏi thầm tại sao nhóm Tự Lực Văn Đoàn lại vắng mặt? Câu hỏi lớn đấy nhé. Sau đó còn thấy sự chống đối của Nguyễn Đức Quỳnh Khi Xuân Diệu bắt đầu bằng câu nói: Thưa các đồng chí. Nguyễn Đức Quỳnh đứng dạy nói: Tôi không phải là đồng chí của các anh. Xuân Diệu có vẻ hơi lúng túng rồi trả lời: Chúng tôi không cần những đồng chí như anh.

Tôi cũng thấy được sự tranh chấp bạo động như vụ bắt cóc rồi giết nhau ở phố Ôn Như Hầu hay là vụ Việt Minh tiêu diệt các đảng phái ở các tỉnh. Khi ở trong Nam, tôi đã thấy các đảng phái như Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt dự định bắt Trần Văn Giầu và nhóm Việt Minh. Nhưng Dương Văn Giáo ngăn cản để giữ tình đoàn kết. Sau này, chính Dương Văn Giáo bị Việt Minh giết.

Vì thế, tôi không có ý muốn trở thành một cán bộ Việt Minh ở Hà nội (14).
(14) Trích Hồi ký, tập hai, Ibid

Kể như đã rõ ràng, đi theo kháng chiến, nhưng thấy Việt Minh phản bội lại những người yêu nước khác, như giết người của đảng phái. Phạm Duy đã có thể thất vọng về kháng chiến và vì thế dinh tê là điều khó có thể chê trách được.

Và giả dụ rằng, cái đám dinh tê sau này thắng trận thì chữ phản bội còn có ý nghĩa gì? Cuối cùng, kẻ thắng là kẻ tự mang chính nghĩa về phía mình, nói sao chả được.
-. Thứ tư : Xét đến số lượng các bản nhạc Phạm Duy làm trong thời kỳ kháng chiến, xét đủ loại từ Nhạc hùng, nhạc tình, quân ca kháng chiến đến dân ca kháng chiến trên dưới gần 50 bài, tôi nhận ra ông chỉ đổi lời những bài nào có danh từ dính dáng trực tiếp đến Việt Minh như cụ Hồ, đồn Tây, Vệ Quốc Quân mà thôi.

Có bao nhiêu bản như thế? Thực sự không có bao nhiêu. Chỉ có vài bài tất cả theo cách lý giải của tôi. Nguyễn Trọng Văn đã khám phá ra điều này cũng đã là hay lắm. Nhưng chưa đủ yếu tố thuyết phục độc giả nghĩ rằng Phạm Duy là kẻ phản bội.
Hơn nữa, giá trị một bản nhạc hay là chính ở cái hồn của bản nhạc ấy thì vẫn được giữ nguyên. Có cụ Hồ hay không có cụ Hồ, tự nó bản nhạc vẫn hay. Nhạc kháng chiến của Phạm Duy là hay, là thấm thía, là chia sẻ thì vẫn được người nghe tán thưởng.

Cũng đừng quên một điều, khi nghe một bản nhạc hay, người nghe để cái cảm quan nghệ thuật lấn lướt những tiểu tiết thay đổi từ mà Nguyễn Trọng Văn nêu ra. Theo tôi, trừ tên Hồ Chí Minh cần phải đổi. Những từ như giặc Pháp, đồn tây, anh vệ quốc quân, không đổi cũng không sao.

Bằng chứng, ở miền Nam, chúng ta vẫn nghe nhạc Văn Cao, vẫn đọc văn Nguyễn Tuân thời tiền chiến có sao đâu? Sau 1975, tại Vũng Tầu, loa phóng thanh oang oang bài Anh Quốc ơi, Anh Quốc ơi của Phạm Duy đấy !! Thật là buồn cười, nhưng hiểu được. Bài đó có thể hay và người ta chẳng cần biết anh Quốc là anh nào nữa.
Kết luận cho thấy phải chê ngược Phạm Duy đáng nhẽ không nên đổi từ như ông đã đổi. Nguyễn Trọng Văn ngầm phê phán thái độ trở cờ, bỏ kháng chiến của Phạm Duy, thì những người khác lại thấy sự trở cờ đó là bình thường. Trừ trường hợp đổi lại ca từ một lần nữa để về sống ở VN là coi không được.

Nếu Phạm Duy có chết là chết ở chỗ đó. Dư luận có thể kết án ông ở chỗ hèn, chỗ tráo trở, chỗ bán rẻ nhân cách.

Khác nhau là giữa chúng ta và Nguyễn Trọng Văn đứng ở vị thế nào để nhìn vấn đề, để phê phán?

2.- Phạm Duy chết ở một nơi nào khác?

Tài vay mượn hay cảm hứng của người nghệ sĩ?

Mỗi bản nhạc của ông là một tổng hợp hay một cộng lại những văn ảnh, những âm thanh, âm điệu, những ca từ rút ra từ các bài thơ, hoặc rút tỉa từ các câu hò, điệu hát của dân ca ba miền, ngay cả những điệu hát của người dân miền sơn cước, từ các vần điệu đã có sẵn, các văn ảnh quen thuộc như con trâu, cái cầy, đồng lúa xanh, người mẹ quê. Chính nhờ sự pha trộn, thu nhặt đó mà nhạc Phạm Duy rất gần gũi, ăn khách và được đón nhận một cách nồng nhiệt.

Chẳng hạn, trong bài Tiếng Hát trên Sông Lô, theo như sự nhìn nhận của ông, ông đã cảm hứng và vay mượn từ hai câu thơ Đường quen thuộc:

Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn(15)

(15) Tất cả những trích dẫn trên và sau đây đều lấy lại trong tập: Ngàn lời ca của Phạm Duy, xuất bản ở hải ngoại.

Hai câu thơ Đường trên váng vất trong bài tiếng sông Lô của Phạm Duy đã trở thành: Thuyền tôi buông lái như xưa, hoặc Thuyền tôi đậu bến Tuyên Quang và nhất là Thuyền tôi đậu bến Đoan Hùng. Bình minh nghe tiếng chim mừng líu lo.
Trong mấy câu trên, người ta thấy từ vần điệu, âm thanh bằng trắc bổng trầm sao giống nhau thế? Giữa: Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hán Sơn và Bình minh nghe tiếng chim mừng líu lo sao mà sít sao thế. Giống mà không giống. Nửa đêm đổi ra thành bình minh. Tiếng chuông chùa đổi ra tiếng chim mừng..

Cũng theo Phạm Duy, 10 bài tâm ca, 10 bài đạo ca ít ra bắt nguồn từ con số 10 của Mười điều tâm niệm của Hòang Đạo. Sự liên hệ ý tưởng (associations des idées) đó đã trở thành nguồn cảm hứng âm nhạc bắt đầu từ con số 10. Tại sao không 13 hay 35 mà lại 10?

Và từ dấu mốc này, tôi dám đặt câu hỏi nghi vấn, không phải về nhạc tính, mà về một số từ rất rất Trịnh Công Sơn, một số ý hướng rất TCS như các từ Gia tài, tuổi nọ tuổi kia v.v… Uớc mơ (thơ Nhất Hạnh), để lại và những ý hướng về cái chết, về chiến tranh, về trẻ thơ v.v… Trong các bài Tâm Ca, Đạo ca của Phạm Duy.

Lẽ dì nhiên, Phạm Duy không bao giờ nhìn nhận có một ảnh hưởng như thế trên sư nghiệp sáng tác của ông. Và chắc hẳn những bản nhạc đó đã bắt nguồn từ những cảm hứng tâm linh, từ những khát vọng sâu thẳm của cõi người hay thân phận người xuất phát từ những tình trạng bi kịch của đất nước. Chính từ những chỗ ấy đánh động tâm tư, khơi dạy những thao thức của tâm hồn nghệ sĩ và từ đó sản sinh ra những dòng nhạc khá là tuyệt vời.

Người nghe nhạc khi thưởng thức nhạc Phạm Duy, đôi khi bắt gặp những âm hưởng quen thuộc đã bắt gặp ở đâu đó rồi hoặc bắt gặp một con chữ nào đó vv. Có thể một cách vô tình và vô thức, Phạm Duy có cùng những cảm thức, cùng những rung động đã nhập vào ông. Nhất là trong những bản nhạc phản chiến, những bài tâm ca và đạo ca. Chữ nghĩa ấy vào tay Phạm Duy trở thành một con chữ sống động, hiện sinh, như thể có một linh hồn. Vốn nguyên liệu ròng đã có, Phạm Duy chuyển tải tài tình cái vốn đó thành vốn của mình một cách chẳng kém tài hoa.

Thôi thì cứ cho rằng tài hoa bắt gặp tài hoa. Nhưng trong nghệ thuật văn chương hay âm nhạc thì trước sau thiên tài hay không vẫn là ở chỗ sáng tạo, chỗ khởi đầu. Ớ chỗ này, bất cứ ai cũng phải nhìn nhận rằng TCS sáng tạo ra ngôn ngữ, thổi vào chữ nghĩa một sự sống, một linh hồn.

Hơn bất cứ ai hết, TCS cùng một lúc sáng tạo ra ngôn từ và dòng nhạc quyện vào nhau, gắn bó tuyệt vời. Đó là một thứ phù thủy trong ngôn ngữ, thổi vào đó một sự sống.

Trong khi đó, phần lớn âm nhạc của Phạm Duy là vay mượn thơ văn của các thi sĩ khác.

Công của ông là phổ nhạc. Phần kia là của các nhà thơ. Về điểm này, tôi cũng đặt câu hỏi phần vinh danh mà ông được thụ hưởng thì trong đó có bao nhiêu phần đóng góp âm thầm của các nhà thơ được chia sẻ cái vinh danh đó?

Chỗ nào cho Nguyễn Bính, Nhất Hạnh, Phạm Thiên Thư, Linh Phương, Ngô Đình Vận, Hữu Loan, Lê thị Ý, Phạm Lê Phan, Phạm Văn Bính, Hoa Đất Nắng, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Thế Lữ, Hàn Mạc Tử, Bích Khê, Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Tất Nhiên, Thanh Hữu, Du Tử Lê, Cung Trầm Tưởng, Hoài Trinh, Hồng Nam tức Hô Hán Sơn, Guillaume Apolinnaire. Và người chỉ còn có cái bị thằng ăn mày, đói rách tả tơi như Bùi Giáng cũng bị Phạm Duy mượn đỡ bài Gái lộI qua khe cho những bài Tục ca của Phạm Duy. Mà không có một đền bù, vật chất cũng như tinh thần, không có đề tên trên bản nhạc. Không dám bảo là đạo văn, ăn cắp, nhưng rõ ràng là “mượn đỡ”.
Kết luận về phần này thì chúng ta phải thừa nhận rằng vay mượn và cảm hứng đưa đến những bản nhạc để lại cho đời đến như Phạm Duy thì kể là kỳ tài.

Kể là có một không hai.

Nhưng tôi nhận ra một điều thấy cần được nói ra và có thể nhiều người cũng biết như thế. Có nhiều bài do chính ông viết lời như bài Đêm xuân, tại Chợ Neo, Thanh Hóa ghi lại mối tình với Thái Hằng. Hay bài Cành Hoa trắng, Thanh Hóa, 1950 hay bài Gánh lúa, rất nổi tiếng, trước khi dinh tê. Điều đó không có gì để nói nữa.
Có bài mượn lời từ thi sĩ ngọai quốc, như Mùa thu chết mượn thơ của thi sĩ Guillaume Apollinaire ông cũng cẩn thận ghi bên dưới như: theo thơ Guillaume Apollinaire, Sàigòn 1970.
Xem lại những bài ông trích đăng lại trong Ngàn lời ca của ông.Trừ một vài trường hợp khá đặc biệt như bài Nhân danh, ghi theo thơ Tâm Hằng, bài Bi Hài kịch, theo thơ Thái Luân, Đi vào Quê Hương, theo thơ Hoa Đất Nắng (Cả ba bài này đều ít ai biết tới), Kỷ vật cho em thơ Linh Phương. Khi tôi về, theo thơ Kim Tuấn, Tửởng như còn người yêu, thơ Lê thị Ý, Áo anh sứt chỉ đường tà, thơ Hữu Loan. Tôi ước mơ, thơ Nhất Hạnh, bài Để lại cho em, một câu thơ của Nguyễn Đắc Xuân…

Đó chỉ là vài trường hợp họa hiếm. Còn những trường hợp khác thì không được ghi đầy đủ. Và đấy chỉ là ghi lại t Ngàn lời ca của Phạm Duy sau này như một loại sách sử âm nhạc. Nhưng tôi không đủ điều kiện để tìm hiểu xem, khi được ấn hành thành bản nhạc, được in ấn hồi trước 1975, được bán ở các vỉa hè Sàigòn, tên các thi sĩ được Phạm Duy phổ nhạc có được ông trân trọng ghi đầy đủ trên các bản nhạc hay không? Ở Hải ngọai thì tôi được biết có một số bản nhạc được in lại có ghi đầy đủ tên thi sĩ và tên nhạc sĩ. Nhưng điều đó có chắc rằng, toàn thể các bản nhạc của Phạm Duy in ấn trước 1975 đều có đề tên các thi sĩ?

Việc phổ nhạc thơ là một hiện tượng phổ biến trong sinh hoạt văn hóa miền Nam trước 1975. Trong một bài phỏng vấn Du Tử Lê của Cỏ Ngư trên Talawas, ngày 5-5-06, Du Tử Lê cho biết có hơn 300 bài thơ của ông đã được phổ nhạc mà theo ông:” Đó là chưa kể có những nhạc sĩ lấy thơ của tôi, không chỉ là cái ý, mà cả câu thơ, nhiều câu thơ làm thành ca khúc mà không hề đề cập đến tên tôi, dù chỉ là hàng chữ “ ý thơ ” thôi cũng không có. Thậm chí, có báo chí nêu đích danh bài thơ ấy, bản nhạc ấy, nhạc sĩ ây. Nhưng người nhạc sĩ này vẫn lờ đi…”

Riêng trường hợp Phạm Duy, Du Tử Lê có tiết lộ PD có phổ nhạc bài thơ “Kiếp sau, xin giữ lại đời cho nhau” vào năm 1967 gì đó. Rất tiếc, dù đã tìm kỹ, tôi cũng không tìm thấy bài hát này.

Nhưng điều tôi có thể chắc chắn là trong Ngàn lời ca thì hầu như Phạm Duy đã không nêu tên các thi sĩ, tác giả các lời ca của bản nhạc. Ông có cố tình quên tên họ không? Trong khi đó, ông ghi rất kỹ thời gian sáng tác một bản nhạc.
Chính vì thế sau này đã xảy ra trường hợp nhà thơ Hữu Loan bày tỏ công khai nỗi bực dọc ấy. Có một trường hợp mà tôi biết khá rõ về năm bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên, một thi sĩ trẻ ở Biên Hòa. Đó là những bài Thà là giọt mưa, Hai năm tình lận đận, Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, Hãy yêu chàng và Vái trời . 5 bài thơ này đã là nguyên do có sự kiện tụng giữa nhà thơ và Phạm Duy. Về phần Nguyễn Tất Nhiên, dĩ nhiên, cậu thanh niên chưa quá 20 tuổi phải hãnh diện vì thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Về phía Phạm Duy chắc cũng hiểu cái tình huống như thế nên ông nói: Thơ được Phạm Duy phổ nhạc là may phúc lắm rồi. Cho đến lúc bản nhạc được thương mại hóa thì Nguyễn Tất Nhiên ..đòi tiền. Kể từ đó về sau, PD không lấy thơ Nguyễn Tất Nhiên phổ nhạc nữa.

Tôi đã thử tìm trong Ngàn lời ca để xem ông có ghi lại năm bài nhạc, có thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên không? Tôi đã không tìm thấy bài nào trong năm bài ấy.
Và nó chỉ được nhắc tới trong phần mục lục thôi. Phải chăng, do cái giận một thằng”nhóc con” muốn đòi tiền và kiện ông mà Phạm Duy đã cố tình bỏ quên Nguyễn Tất Nhiên? Thật ra cái tính của Nhiên là thế. Sau này, khi gửi các bài thơ của thi sĩ trên tập san Hợp Lưu, anh cũng có thói quen đòi chủ bút Khánh Trường phải trả tiền nhuận bút. Ai viết cho Hợp Lưu nghe chuyện đó cũng phải bật cười. Chủ bút KT đã trả tiền nhuận bút vì thương bạn. Bởi vi, tờ báo ai đã cộng tác viết bài đều biết tập san nghèo quá, ai dám nghĩ đến tiền nhuận bút. Nhận được một số báo mỗi kỳ đã là một niềm vui rồi vì tờ báo quá đẹp, trang nhã, bài viết có chất lượng. Cầm số báo HL như cầm một cuốn sách. Và theo anh Khánh Trường, Nguyễn Tất Nhiên là người duy nhất trong số các tác giả viết bài cho Hợp Lưu được trả tiền nhuận bút.

Nhưng được biết đến lúc nhà thơ này từ giã cõi đời thì PD cũng nằm trong số những người đến tiễn đưa anh về thế giới bên kia.

Phạm Duy đã kể lại trong Ngàn lời ca về người bạn tình của ông, Alice, con gái của một người tình cũ của ông ở Phan Thiết là Hélène, Alice đã làm đến 300 bài thơ tặng ông và đã là nguồn cảm hứng cho Phạm Duy viết phổ nhạc. Khởi đầu là Thương Tình ca với những giai điệu:”

Dìu nhau đi trên phố vắng
Dìu nhau đi trong ánh sáng
Dắt hồn về giấc mơ vàng
Dìu nhau đi chung một niềm Thương

Và tiếp nối là Ngày đó chúng mình, Đừng xa nhau, Kiếp nào có yêu nhau (Thơ của Hoài Trinh). Bài này của Hoài Trinh có in lại trong một băng nhạc ở Hải ngọai, thấy có điền tên tác giả là Hoài Trinh.

Tôi không thấy ông đề tên Alice trong những bản nhạc tình có thể nói là tuyệt vời ấy trong Ngàn lời ca?. Thật là đáng tiếc. Thật là “thằng cha bội bạc”.

Nhân tiện đây, phải nói rằng nhạc tình của Phạm Duy quả là tuyệt vời. Đầy cảm tính. (sentimental) Và chỉ có một người sau này có thể qua mặt ông là Trịnh Công Sơn với nhạc tình đầy não tính( cérébral) Chữ của Phạm Duy). Và có những người trẻ tuổi đã chẳng ngại ngùng viết: “Với tôi, chiều sâu của Phạm Duy là chiều sâu của vực thẳm không đáy, đỉnh cao là đỉnh cao của ngọn trời và kích thước thứ ba là chiều ngang của không gian vô tận”

Xin trích dẫn một đôi câu nữa để chúng ta cùng say sưa ngậm ngùi:

Ngày đó có bơ vơ lạc về trời
Tình trên mây xa khơi có áo dài khăn cưới
Ngày đó có kêu lên gọi hồn người
Trùng dương ơi, Có sót sa cũng hoài mà thôi

Và để nghe Thái Thanh nức nở một lần nữa thơ của Hoài Trinh, phổ nhạc là của Phạm Duy:

Đừng nhìn em nữa anh ơi ..
Kiếp nào có yêu nhau, thì xin tìm đến mai sau ..

Alice đã không có một chỗ đứng đáng nhẽ phải có, đáng nhẽ phải dành cho cô!! Không thể quên như thế được.

Nhưng dưới mắt Phạm Duy: Phổ nhạc là chắp cánh cho thơ bay cao. Vì thế, các thi sĩ bị bỏ quên cũng thật là dễ hiểu, vì ai là người đã chắp cánh cho họ?

Những người đó ít hay nhiều cũng làm nên vóc dáng Phạm Duy. Có thể, nhờ nhạc sĩ mà bài thơ đi xa hơn nữa. Nhưng dù muốn, dù không vẫn là mượn thơ của thi sĩ. Họ đã chẳng có một vị trí xứng đáng trong gia tài âm nhạc của họ Phạm. So ra những người tình của Trịnh Công Sơn may mắn hơn nhiều, vinh dự hơn nhiều, đi vào những thiên tình sử của một nhạc sĩ tài hoa có một không hai. Những Diễm.. và cuối cùng đến Hồng Nhung.

Hãy khoan nói đến chuyện tiền bạc. Hãy trả lại lẽ công bằng về cái thẩm quyền tinh thần, về những sản phẩm trí tuệ ấy.

Tôi vẫn cảm thấy tức anh ách khi viết những dòng này, nghĩ tới Alice, Huy Cận trong Ngậm ngùi và bao nhiêu thi sĩ khác.

Phải chăng chính ở điểm này mà Nguyễn Trọng Văn nên dùng bút để giết chết Phạm Duy thì đúng hơn!!

3.- Phạm Duy của nhiều khuôn mặt

Ngay từ hồi trước 1975, nhiều dư luận cho rằng Phạm Duy là người bất nhất, tham lam, chụp giựt, tính cơ hội trong những sáng tác nhạc của ông. Các chủ đề sáng tác của ông, mặc dầu trải dài suốt hành trình nhân thế của ông, bám sát vào những biến cố của thời cuộc, của đất nước cho thấy nó quá đa dạng, trái khoáy, thiếu cân xứng, thiếu liên tục nhất quán. Nghe những bản nhạc ấy, nhiều khi không khỏi ngỡ ngàng, thấy lạ, thấy kỳ dị và cảm giác quan trọng là thấy có gì đó không ổn. Có thể gọi đó là một thứ sincérité instantannée, thành thật nhất thời cảm hứng nhất thời, xung động nhất thời (émotion primaire)

Cảm hứng nhất thời đó cũng giống như một thanh niên lãng tử, ham vui, chóng chán. Khó có cái gì đọng lại, kết tinh, có chiều sâu, có âm hưởng.

Đó là thứ nhà văn không có style, nhạc sĩ không có nét nhạc, thiếu cá tính, họa sĩ thiếu gam mầu.

Đối với một người như TCS, ta chỉ cần nghe một điệu nhạc, bắt ngay được cái hồn tính của điệu nhạc ấy và biết ngay là Trịnh Công Sơn. Nó có một cái duy nhất, cái độc đáo, cái làm nên thế giới âm nhạc ấy. Cũng vậy, xem tranh phố cổ của Bùi xuân Phái quen thuộc, lướt qua cũng nhận ra gam mầu trong tranh rất xanh nhạt, xám nhẹ, gợi nét buồn với hình ảnh những căn nhà, trống vắng, trơ chọi .. Họa sĩ nổi danh với hai chữ phố phái, một đặc sủng trong tranh Bùi Xuân Phái cũng nhờ ở chỗ có cái đồng nhất thể, cái thể tính của tranh vẽ phố cổ của ông. Trông là biết, là nhìn nhận ra tác giả.

Phạm Duy trái lại đưa người nghe nhạc ông từ thái cực này đến thái cực khác, hay dở lẫn lộn, pha chế, dửng mỡ, thô tục, thanh cao, ngậm ngùi, thiết tha, xót xa, rẻ tiền, vay mượn lung tung, chắp vá tùy tiện.

Có vẻ trong sáng tác, lúc nào ông cũng tham lam, muốn thay đổi, muốn cái lạ, cái mới theo cái kiểu tiện đâu hay đấy, theo cái kiểu có tiền thì làm. Đôi khi không khỏi làm người nghe khó chịu và bực dọc.

Sáng tác nhiều nhất so với các nhạc sĩ khác. Phạm Duy 1000 bài. Trịnh Công Sơn 600. Nhưng cái dở của Phạm Duy cũng không ít.

** Giai đoạn kháng chiến ca

Dành cho giai đoạn này, ông có trên dưới 50 bài. Nhưng chỉ độ 10 bài nay còn được nhắc nhở tới. Bài phổ nhạc đầu tiên Cô Hái mơ, phổ thơ Nguyễn Bính, 1942. Cũng là hay, nhưng khó có thể so bì với Con thuyền không bến của Đặng Thế Phong và Buồn tàn thu của Văn Cao. Mà Đặng Thế Phong sáng tác nhiều nhặn gì cho cam. Nhạc của Đặng Thế Phong dù ít, nhưng bài nào cũng hay. Ít mà tuyệt vời. Những bản nhạc hùng của Phạm Duy trong thời kỳ kháng chiến thì may mắn còn được quân đội VNCH xử dụng như các bản quân hành như Xuất Quân, Nào bao hùng binh tiến lên..Chiến sĩ vô danh, Đường về quê, Khởi hành…

Trong số đó, vài ba bài dân ca kháng chiến thật hay và ngậm ngùi như Nhớ người Thương binh, Ru con, và Nương chiều. Đó là những bài ca với những văn ảnh quen thuộc như mẹ già, con thơ, vợ hiền rất gần gũi với người VN và được nhiêu người ưa thích.

Ít ra, trong giai đọan này, người ta còn nhận ra được tính thuần nhất trong chiều hướng sáng tác của người nghệ sĩ. Mặc dầy vậy, nhiều bài nay không một ai biết đến nữa vì tính tham lam, viết dễ của tác giả như các bài Quân Y ca, Thiếu sinh quân, Ngọn trào quay súng, Một viên đạn là một quân thù. Đòan quân Văn hóa.

Tham lam. Đó là cái dở nhất của Phạm Duy. Đó là cái giá phải trả dành cho những bản nhạc bị bỏ quên mà cũng dành cho chính tác giả. Có đến 3 phần tư những bản nhạc của Phạm Duy sau này đã không ai biết đến nữa.

** Giai đoạn 20 năm miền Nam.

Đây là một thời gian dài đánh dấu sự thành công của Phạm Duy. Thành công của ông bắt đầu với ban Hợp ca Thăng Long trên đài Pháp Á, từ 1951. Tới 1955, thời ông Diệm đổi là Đài phát thanh Quốc Gia. Với những tên tuổI như Hoài Trung (Phạm Đình Viêm) Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Phạm Duy, Thái Hằng và Thái Thanh (Băng Thanh). Với những bài ca khá tuyệt vời như Tình Hoài Hương, Tôi yêu tiếng nước tôi (1953).

Ban Hợp ca Thăng Long

Đây là giai đoạn phong phú và thành công rực rỡ nhất của cuộc đời làm nghệ sĩ của Phạm Duy.

Thoạt tiên với Ban Hợp ca Thăng Long đã nổi như cồn. Có thể so sánh nó giống như Sáng Tạo trong văn học với Mai Thảo. Nhạc với Phạm Duy, với ban Hợp ca Thăng Long. Văn với Mai Thảo với tạp chí Sáng Tạo. Cả hai là những đặc sản miền Bắc mang vào như trái cây đầu mùa ở miền Nam lúc ấy.

Những bản tình ca tuyệt vời cũng hầu hết được sáng tác trong giai đoạn này đã đư tên tuổi PD lên cao, cao thật cao.

Trường ca Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam và dân ca ba miền.

Cạnh đó là Hai bản Trường ca: Con đường cái quan và Mẹ Việt Nam. Hai trường ca này làm nên vóc dáng Phạm Duy. Bản trường ca nói đến người lữ khách lên đường, đi từ Bắc vô Nam.

Về nội dung, nó nói lên được tình tự dân tộc, tấm lòng yêu quê hương đất nước mỗi lần tác giả dừng chân tại mỗi miền. Những câu hò, câu ví của dân ca ba miền được nhắc nhở đến với những địa danh như Thăng Long, Tháp rùa, ải Chi Lăng, Phố Kỳ lừa. Tạ Tỵ đã nhận xét: “Suốt chuyến đi, xuyên nửa quê hương, Duy đã xúc động và nhận diện được chân dung quê hương qua tri giác tinh tế của một nghệ sĩ đã gần 40 tuổi đời” (…) Nếu Con đường cái quan là một hành ca ghi lại bước tiến của dân tộc ta trên một sinh lộ nhất quyết không chịu chia cắt, thì mẹ Việt Nam vẫn là một Âu ca, ca tụng Mẹ tổ quốc và những mẹ điển hình trong truyền kỳ lịch sử nước nhà, đề tài và cảm hứng dựa vào tình thương yêu và tính hiếu hòa, tính tình này đã sinh tồn mạnh mẽ trên đất nước và phải được truyền đi trong thế giới tàn nhẫn của hiện nay (16)
(16)Tạ Tỵ, Phạm Duy còn đó nỗi buồn, trang 200

Nhiều người đồng thời với Phạm Duy bày tỏ một sự trân trọng coi PD là Kẻ du ca Phạm Duy với dân ca ..

Nhưng về hình thức, theo dõi toàn bộ bài hát thì thấy mệt, chán, dài lê thê, cóp nhặt âm hưởng của từng vùng. Nó là một thứ lắp ráp chưa khéo. Tách ra từng đoạn, từng phần thì có phần hay. Những phần đoạn hay thường được giới thanh niên hát trong các sinh hoạt giới trẻ và nhất là trong những đoàn du ca của giới sinh viên học sinh. Chẳng hạn dân ca Như Lý Ngựa ô, Trèo lên quan Dốc, se chỉ luồn kim, Lý con sáo, hát bội trăng rằm, qua cầu gió bay dễ gây rung cảm vì nó rất Việt Nam, gần gũi, quen thuộc, thân thương, gợi nhớ vv được PD lấy cả ý đến lời đến điệu nhạc, điệu hò như thể là của mình.

Nhiều người đã bày tỏ sự không thích của mình. Ông đã xử dụng các câu hò, câu ví như thể là chính ông sáng tác. Không lạ gì, nhiều người đã đồng hóa Phạm Duy vào dân ca đó như thể là của chính ông sáng tác.

Riêng nhạc sĩ Lê Thương đưa ra nhận xét: Những bài như Con đường cái quan hơi dài quá, điệp ý nhiều, có nhiều đoạn lại tham lời, tham ý quá, chẳng khác người mới làm văn không chịu lựa chọn những ý đặc biệt, những tư tưởng độc đáo để diễn tả, trái lại ý nào cũng thích, tư tưởng nào cũng ham, nhất nhất thu cả vào bài văn của mình, làm cho độc giả coi mà mệt, do đó sinh ra ngán ngẩm”(17)

(17)Llê Thương trả lời phỏng vấn của Vũ Bằng, Văn Học, số 102, trang 76 . Trích lại Nuyễn Trọng Văn, Ibid trang, 65

Và một tiếng nói nữa của Trần Văn Khê nhận xét về hai bài hát về miền Nam Cửu Long Giang và Nhờ gió đưa về như sau: “Tôi nghĩ có lẽ Phạm Duy cho rằng miền Nam chịu ảnh hưởng Âu Châu rất nặng nề là khi đến miền Nam người lữ khách đi thời xưa đàn ngày nay, đàn mà nhạc Việt ảnh hưởng Âu Châu rất nhiều, nên hai bài hành khúc, không còn dân tộc tính của nhạc Việt nữa… Riêng đối với tôi, những câu nhạc nửa Âu, nửa Á, nửa Mỹ, nửa Việt Nam làm tôi tiếc người nhạc sĩ sáng tác hai phần đầu, người nhạc sĩ đã đem dân ca lên một mức khá cao để rồi phụ bạc dân ca trong phần chót nhạc phẩm.“ (18)

(18) Trần Văn Khê, Nhận xét Trường Ca Con đường cái quan của Phạm Duy, Văn Học, 102, trang 69. Trích lại trong Nguyễn Trọng Văn, Ibid, trang 67

Dân ca có nghĩa là gia tài chung của mọi người, không ai là tác giả, hay chỉ là vô danh. Vậy mà Phạm Duy đã mượn ý, mượn lời, rồi coi như của mình. Nhiều người như các quý ông Nguyễn Hữu Ba, Trần Văn Khê đã có nhận xét rõ ràng về vấn đề này và yêu cầu ông sửa lại.

Riêng Nguyễn Trọng Văn, thẳng thừng và khó tính hơn coi như một thứ ăn cắp không hơn, không kém. Nguyễn Trọng Văn đà nhận xét khá nặng nề như sau:” Ngoài thái độ lấy gia tài chung của dân tộc làm gia tài riêng của mình, lấy vinh dự của dân tộc làm bậc thang cho riêng mình, việc sử dụng trường ca cũng bị chỉ trích(19)
(19) Nguyen Trong Van, ibid, 72

Khó có thể chấp nhận được tính nhập nhằng của ông. Ông đã nhập nhằng không để tên các bài phổ nhạc của các thi sĩ. Bậy lắm. Không thể làm thế được. Đề thêm tên tác giả, bản nhạc có thể vì thế mà mất gá trị đâu!!!

Nay lại nhập nhằng trong dân ca!!

Trong việc sáng tác của ông đa dạng về thể loại còn đa dạng về đề tài. Phong phú, nhưng trùng lập. Mâu thuẫn và không hợp lý. Các đề tài trong nhạc của Phạm Duy được ông thay đổi như chong chóng, nhảy từ lãnh vực này sang lãnh vực khác. Mỗi lần thay đổi thì ông lại giải thích thế này, thế nọ. Nhưng nghe không lọt tai tý nào.
Nó có vẻ tùy tiện, tùy cơ hội đưa đến. Nó không phải là những điều ông ấp ủ, xuất phát từ tim óc. Ít lắm, ông cũng phải trung thành với chính mình, trung thành với những điều ông ấp ủ. Vì không thể ấp ủ nhiều thứ cùng một lúc được. Vừa mong chấm dứt chiên tranh, vừa phản chiến, vừa hiếu chiến?

Tâm ca, Đạo ca, tục ca…

Vào năm 1965, ông bắt đầu viết tâm ca. Ở thời điểm đó, viết tâm ca là có thể hiểu được, vì đúng thời điểm. Có vẻ thời thượng nữa. Mức độ gia tăng chiến tranh đến chóng mặt với sự tham dự trực tiếp của người Mỹ vào miền Nam. Tâm trạng chán ghét chiến tranh, mỏi mệt, đã mỗi ngày một rõ mặt. Những người Thanh niên trẻ như Trịnh Công Sơn đã góp mặt và đã để lại những dấu ấn rõ nét qua những văn ảnh về bom đạn, xác người, quê hương rách nát.

Phạm Duy kể trong Hồi ký, tập 3, ông có ba người con trai phải nhập ngũ. Ông viết :
Giới trẻ bị động viên. Ba đứa con trai tôi tuần tự nhập ngũ. Tôi đi thăm chúng tại trại Quang Trung, lòng đầy ái ngạ. Gia đình nào cũng có con phải đi lính. Ai cũng nếm mùi chia ly, hoặc mùi chết chóc, mặc dù chưa bị khó, khăn về kinh tế như sau này”. (19)

(19) Trích Hồi Ký Phạm Duy, tập ba, chươg14

Phạm Duy đóng góp bằng 10 bài Tâm ca, phổ thơ Nhất Hạnh. Trong 10 bài Tâm ca, có hai bài thật tiêu biểu như Tôi ước mơ, Giọt mưa trên lá.

Những bài khác như Kẻ thù ta, Tiếng hát to, Một cành củi khô, Ru người hấp hối, Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe, Hát với tôi có tính dung tục, ” hò hét” , “tuyên truyền”. Chẳng có gì là Tâm ca cả .

Thơ đó thể hiện được tình tự nhân loại, con người với những khát vọng, những ao ước ra khỏi cuộc chiến tranh này. Tình con người, tình tự nhân loại thấm nhuần tư tưởng triết học, tôn giáo như hòa trộn vào nhau.

Nhưng tôi có cảm tưởng, ông đà không chuyên chở nổi thơ Nhất Hạnh. Âm nhạc Phạm Duy chưa tới. Thơ ở tầm cao mà nhạc không với tới. Người hát là giọng ca Thái Thanh, tuyệt vời trong Nghìn Trùng xa cách lại tỏ ra khiên cưỡng đối với những bài tâm ca này. Giọng hát đanh quá, chát chúa, sắc quá khi lên cao giết chết cái hồn tính trong Giọt mưa trên lá.

Nhạc không tới, giọng ca không thích hợp đã tự hủy tâm ca của ông và dĩ nhiên thơ của Nhất Hạnh nữa. 10 bài tâm ca này, nay mấy bài còn được nghe ai hát nữa?
Cũng có một số phản ứng của vài trí thức khuynh tả thời đó, Lý Chánh Trung, trên Bách Khoa gọi Tâm ca là ảo tưởng, vì tiếng hát to (trong tâm ca số 2. không thể nào to hơn súng nổ bên bờ ruộng già. Nguyễn Văn Trung thì cho Tâm ca là mê hoặc vì không thay thế được tư tưởng chính trị để dẫn tới một tranh đấu chính trị.

Không nói tới vấn đề Phạm Duy thú nhận có bài ông chỉ sáng tác trong 15 phút. Đó là việc của ông. Nhưng chính bản thân người nghệ sĩ chưa trang bị đủ cái Spiritualité để đi vào cái hồn, cái linh thiêng hòa nhập giữa tâm tình tôn giáo và chất nghệ sĩ.
Ông thiếu một cái gì đó- dung tục mà chưa thoát tục-. Ông mong muốn tâm ca là tiếng nói của lương tâm, của con người đối đầu với sự thật và nhận diện lại mọi thứ, mọi giá trị trên đời này. Nếu thế thì ông đã thất bại.

Trên Văn Học số 21, tháng 10. 1987 sau này, Bùi Vĩnh Phúc có biện hộ phân tích mấy đi nữa về 10 Bài Tâm ca cũng không cứu gỡ nổi PD.

Nói một cách thẳng thừng, 10 bài Tâm ca cũng rất có thể bị xếp chung vào thứ loạn phát (ex-croissance)nói chung của thời kỳ ấy! Nào dân ca, nào tâm ca, đạo ca, du ca, vỉa hè ca, tục ca.v.v..

Vì vậy có một khoảng cách chưa quyện vào nhau giữa nhạc và thơ. Nó khác trường hợp TCS. Mặc dầu Phạm Duy tự tin rằng: Tôi đã nói hộ thi sĩ. Và tôi xin ghi lại đây lời giới thiệu của nhà Lá Bối khi cho in tập nhạc:” Tuy nhiên Lá Bối ghi nhận rằng những bài Tâm ca được trình bày trong đây, tuy cũng xuất phát từ trái tim, tuy cũng là ngôn ngữ khóc cười theo mệnh nước, vẫn còn mang một sắc thái đặc biệt: Đó là tính cách tâm linh nội hướng và ý hướng điều hợp”(20)
(20)Trich Hồi ky Phạm Duy, tập ba, Ibid

Khi Thích Nhất Hạnh nói tới khát vọng hòa bình, nói tới ước mơ thì người tu sĩ thi sĩ ấy gửi gắm trong đó một sức mạnh tâm linh, một khát vọng tôn giáo, một nguyện cầu cho việc giải quyết cuộc chiến tranh ấy. Đem cái sức mạnh tâm linh ấy đến như một giải pháp vĩnh viễn cho con người chẳng những xóa bỏ hận thù mà còn có thể xích lại gần nhau, như anh em?

Ảo tưởng hay ước mơ? Đã gọi là ước mơ thì ai có thể cấm ông Nhất Hạnh được? Quyền ước mơ là quyền tối thượng trong những tình huống thật sự bi kịch đối với một nghệ sĩ. Thường sự phê phán là dựa trên thực tế cuộc đời mà ước mơ thì lại thuộc một thế giới đi ra khỏi cuộc đời hay ở trên cuộc đời. Vậy thì sự phê phán có tỏ ra thích hợp không.

Thiếu cái chiều kích tâm linh trong việc phổ nhạc thơ Nhất Hạnh thì PD khó có hy vọng thành công.

Loạn Phát (ex-croissance) trong trường hợp Phạm Duy

Làm xong 10 bài Tâm ca, PD cho người ta có cảm tưởng như thế là xong. Tâm ca đã hoàn tất, không con có gì để nói tới nữa. Bỏ Tâm ca một cách không thương tiếc, ông nhảy sang lãnh vực sáng tác nhạc khác..

Ngay cùng năm đó, 1965, người ta thấy Phạm Duy sản xuất hàng loạt những bản nhạc nghịch chiều, trái cựa như chửi cha nhau. Thoạt đầu với Huyền sử ca một người mang tên Quốc. Một cách gián tiếp tôn vinh những người hùng trong chiến tranh, thần tượng hóa cái chết của phi công Phạm Phú Quốc. Ông tự hào mở đầu cho dòng nhạc hùng. Và tiếp theo đó một lô hàng sản xuất như mì ăn liền mang nhãn hiệu: Cung khúc Võ Đại Tôn, Mùa Xuân máu đỏ, Bài ca tử sĩ cho người quê tôi. Còn tệ hơn nữa, cũng chính năm đó, một lô sản phẩm có tên: Một hai ba, chúng ta là lính cả làng, Thi đua biện luận, Nông thôn quật khởi.

Ông ra Vũng Tàu trong công tác xây dựng nông thôn. Ông lại cho ra đời một loạt bài hát như: Tay súng tay cầy, Hát hay không bằng hay hát, Cùng nhau xây ấp Mới, Khoác áo mầu đen …

Tôi không có ý nói rằng không nên đề cao phi công Phạm Phú Quốc cũng như những bài thuộc xây dựng nông thôn của ông. Nhưng không thể cùng một lúc khát vọng hòa bình, ngồi lại với nhau, sau đó lại cổ vũ chiến tranh. Và cuối cùng kết thúc với chiến ca mùa hè vào năm 1972.

Phạm Duy trong tình huống và cung cách sáng tác như thế đưa đến sự nghi ngờ về tính trung thực của ông. Những sáng tác lẫn lộn ấy thể hiện tính bèo bọt, tính phù phiếm và bán “hàng giả” của ông..

Tháng 3-1966

Chống chiến tranh, phản chiến, khát vọng hòa bình. Đó là những gì có thể tìm thấy trong tâm ca. Vậy mà cũng chính con người ấy, nghệ sĩ ấy, vào tháng 3-1966, ông được bộ Ngọai giao Mỹ mời viếng thăm Hoa Kỳ. Sau đó vào năm 1970, một lần nữa, ông được gửi sang Mỹ để “giải độc” dư luận Mỹ thường chống chiến tranh. Thật là trái khoáy và trớ chêu quá.
Trong chuyến đi này, tại New York, ông đã có dịp gặp một nhóm chủ hòa đồng thời gặp Thượng tọa Thích Nhất Hạnh, ngồi trên sân khấu hội trường cùng với nhà văn thiên tả Arthur Miller ..

Người Mỹ phản chiến trả tiền lưu trú, đi lại cho nhà sư mặc áo vàng ngồi” tĩnh tọa” trên bục sân khấu kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Cũng người Mỹ trả tiền du lịch cho một nhạc sĩ ngồi ở dưới trong “chiến dịch giải độc” những kẻ chủ hòa ngồi ở trên ..
Ở trên, ở dưới, khoảng cách thật gần. Có hai kẻ thuộc loại chủ nghĩa thời cơ làm hai vai trò khác nhau và được chi trả theo công việc mà họ được chỉ định để làm.

Chuyến đi Mỹ này thật khó nghĩ quá. Đã vậy, bài hát tủ mà ông thường hát cho Mỳ nó nghe lại là bài Giọt mưa trên lá, vì có lời bằng anh văn. Nhận tiền Mỹ, làm công tác tuyên truyền, giải độc cho Mỹ.

Nhưng hát Giọt mưa trên lá cho Mỹ nghe là một công việc vừa chửi Mỹ- kẻ chi tiền-, vừa chửi chính mình-kẻ nhận tiền-.

1970 một lần nữa, ông lại được mời sang Hoa Kỳ đi với đoàn bộ thông tin Hoa Kỳ nhằm “GIẢI ĐỘC”dư luận Mỹ trong vai trò cố vấn.

Người Mỹ có thể nào thông minh và sáng tạo ra một Phạm Duy thủ nhiều vai trò như thế!!~ Và vai nào Phạm Duy cũng thủ diễn trọn vẹn.
Có đến ba bốn Phạm Duy trong những câu chuyện như thế này.

Vỉa hè ca:

Sang đến năm 1968, ông sáng tác những nhạc phẩm có tên là vỉa hè ca, gợi hứng từ Chanson du pavé của Pháp. Vỉa hè ca gồm có các bài như Sức Mấy mà buồn, Nghèo mà không ham, Ô kê salem, Ô kê nước mắm.

Vỉa hè ca biểu tỏ sự nghèo nàn, sự kiệt quệ, sự bế tắc trong sáng tác của Phạm Duy. Lời văn tếu, dửng mỡ, đùa giỡn, bất cần, nó chửi tất cả gia tài sáng tác của họ Phạm. Vỉa hè ca phải chăng là một mặt khác của cuộc đời sáng tác của Phạm Duy! Sức mấy trở thành chữ dùng thông tục .. Cái gì cũng sức mấy ..cả . Sức mấy như một thái độ bất cần, thách đố và coi thường tất cả ..

Tục ca:

Thấy như chưa đủ dose, ông dấn thêm bước nữa, sản xuất tục ca để văng tục vào cái xã hội ông đang sống. Đã có 10 bài Tâm Ca thì tại sao không có 10 bài tục ca. Đó là cái lối lý luận của Phạm Duy.

Thế là 10 bài tục ca ra đời với những tên rất là tục như: Khỉ đột, Tình hôi, Nhìn Lồn.. em Đ.. Cầm cu… Ông viết, trong bấy nhiều bài, bài Nhìn Lồn, tôi viết cho đủ chữ là “tục tĩu quá”. Đã viết tục đuợc như thế mà còn ngại ngùng chi mà không viết đầy đủ chữ. Trẻ con nhìn lồn phụ nữ ngồi đi cầu, nhìn đủ thứ: lồn non, lồn lớn con, mập mạp, lồn mềm… Lồn tròn hoặc lồn móm mém… rồi cuối cùng có đứa nhìn phải đúng lồn mẹ nó. Tôi gọi là tục tĩu quá cũng không quá đáng.

Lại một lần nữa, ông thú nhận viết tục ca là do ảnh hưởng Phạm Duy Tốn,(20) nhất là nhạc sĩ Georges Brassens. Ông hay bắt chước quá. Và cầm nhầm nữa. Mấy bài tục ca này phần âm nhạc thế nào thì tôi không biết, nhưng phần lời ca thì thoải mái và gratuit quá, chẳng để làm gì. Thật sự không biết để làm gì? Từ nhìn lồn sang đạo ca thì không biết phải nói thế nào.

(20) Phạm Duy Tốn có viết một cuốn truyện gọi là Tiếu Lâm Annam rất là tục. Trong đó có kể một câu truyện, người vợ thòm thèm thì nhét một củ từ vào chỗ kín, người chồng không làm được đành ngủ với chó cái và không rút ra được. Nhưng Phạm Duy Tốn chỉ làm công việc ” sưu tập” Tiếu Lâm Annam . Còn Phạm Duy là “sáng tác”
Đây là một bài tục ca tiêu biểu do Phạm Duy sáng tác:

Tôi có người yêu cái đít, to như Thẩm Thúy Hằng
Cái đít nhìn qua khiến cho ta phải ngỡ ngàng nữa
Vừa to vừa lớn ! Như Những mặt vua
Mặt ông tổng thống cũng phải thua(21)
(21) . Trích Hồi ký Phạm Duy, Ibid, tập 3..

Tại sao ông lại viết tục ca để làm gì?

Theo ông, viết tục là để châm biếm xã hội hoặc công phẫn về chính trị thời 1968-1972. Nhất là để “nổi giận” phải văng tục vào nền văn minh cơ khí, nền văn minh chiến tranh, nền văn minh tiêu thụ.

Nổi giận với chiến tranh, với nền văn minh tiêu thụ thì có liên quan gì đến cái đít to tội nghiệp của Thẩm Thúy Hằng bị biến thành con tin !! Đến việc mang những đứa trẻ nít vô tội đi nhìn L. đàn bà !!
Phải chăng Phạm Duy là một con người muôn mặt !

Đạo ca:
Đến năm 1971, sáng tác của Phạm Duy rẽ sang một khúc quặt mới với sự gặp gỡ Phạm Thiên Thư, tức Thiền sư Tuệ Không. Phải nói rằng không gặp Phạm Thiên Thư thì không bao giờ Phạm Duy có ý tưởng viết đạo ca. Sau khi đã đi qua một hành trình sáng tác từ Tâm ca, Tâm Phẫn ca, Vỉa hè ca, Tục ca, Chiến ca và nay thì bay lên chín từng không của Đạo ca .

Ở đây, đó là một bước nhảy vào điều mà ông gọi là Đạo ca. Điều gì đã khiến ông thay đổi như thế? Khó hiểu mà cũng dễ hiểu. Chỉ là cái duyên gặp gỡ với Phạm Thiên Thư mà sinh ra cớ sự.

Thoạt đầu tiên, Phạm Thiên Thư đưa ông bài thơ: Ngày xưa Hoàng Thị. Thế là có bài: Anh tan trường về. Bài hát thật dề thương. Ai cũng thích và ai cũng hát. Nhất là trong những buổi họp mặt đông người.

Sau đó, Phạm Duy khoác áo Thiền sư.

Khi đạo ca ra đời, ông cũng nhận được một số lời khen của bạn bè như họa sĩ Nguyễn Gia Trí, G.E Gauthier và như thường lệ có họa sĩ Tạ Tỵ. Những khái niệm hóa thân, đại vũ trụ, đồng nhất thể, mười phương thế giới là một, hòa vào đạo, vào vũ trụ v.v… Tự nhiên, bỗng chốc ông được thừa hưởng hết những tinh hoa, cốt lõi cao diệu ấy, đạt tới chỗ siêu thoát mà chẳng tốn đồng xu cắc bạc nào.

Những lời khen trên có chỗ sai là người ta chỉ biết có ông, tưởng ông là người có những tư tưởng cao diệu mà không lý gì đến Phạm Thiên Thư cả.

Nhưng không sao, kẻ đã bỏ đời mà đi, thong dong đạo cốt theo tiếng chuông *Cam Lộ* như Phạm Thiên Thư thì còn xá gì ba tiếng thị phi. Ông Phạm Duy cứ an tâm mà vơ hết về mình đi.

Nhưng Nguyễn Trọng Văn, một lần nữa đứng ở quan điểm con người dấn thân, nhập cuộc chỉ thấy ở đó một thái độ thoát ly, chạy trốn: “Những tư tưởng thoát ly của Đạo ca quả thực là một thái độ chạy trốn… Những tư tưởng thoát ly của Đạo ca quả thực là một cái gì mỉa mai, lạc lõng nếu không phải là một cái gì ru ngủ… Đạo ca không phải một thăng hóa, trái lại là một thái hóa so với tâm ca .. Đạo ca là một nối dài của tình ca, tục ca… khi nhữing thứ này không đủ sức giúp người thành thị thóat ly khỏi hòan cảnh đau khổ trước mắt.“(22)

(22) Trích Nguyễn Trọng Văn , Ibid, trang 123- 124

Tôi không nghĩ như Nguyễn Trọng Văn, Đạo ca vẫn có chỗ của nó trong thời chiến. Chính ở những tình huống bi kịch đối đầu từng giây phút với cái chết, với khổ đau, Đạo ca là con đường tối ưu dần đưa con người ra khỏi trốn lưu đầy.

Và lúc nào, con người dù hạnh phúc hay khổ đau thì khát vọng về một thế giới bên trên vẫn là một khát vọng khôn nguôi.

Khát vọng tôn gíáo là một khát vọng bản thể, khát vọng vĩnh hằng.

Nhưng cái vấn đề Phạm Duy là một thứ phù thủy ngôn ngữ lắt léo, từ Tâm ca, tục ca, L..c, có đủ tư cách đóng vai một thiền sư dẫn dắt chúng sinh vào con đường của Đạo, của Tuyệt đối thể với những phạm trù ngôn ngữ như tiểu ngã, đại ngã, đồng nhất thể, mười phương thế giới là một không!

Sau 1975 tại Hải ngoại

Trước khi chấm dứt hành trình sáng tác của Phạm Duy, chúng ta không quên : Bày chim bỏ xứ mà đến nay tôi chỉ được một lần nghe hát. Hình như số phận của nó cũng giống như số phận một số nhà văn sáng tác sau 1975 ở Hải Ngoại.

Tiếng hát, lời ca của Phạm Duy đã tắt.

Trong thời kỳ này, từ 1978 về sau, ông sáng tác và phổ nhạc tất cả gần 100 bài hát. Nhưng hầu như không mấy ai biết đến những bài này. Trong đó, tôi đặc biệt để ý đến thơ Cao Tần và thơ Nguyễn Chí Thiện, loại thơ được coi là Chống Cộng mạnh mẽ nhất đã được ông phổ nhạc. Cạnh đó là những bản nhạc do ông phóng tác như Học Tập cải tạo, Phụ nữ Sàigòn, Độc Lập Tự Do.( Độc lập là mất Cam Ranh, Tự do là bán dân mình cho Nga, No là cơm độn bo bo, ấm là quần rách để thò Bác ra)…
Chống Cộng quá đi ấy chứ.

Chỉ có thể nói thêm một lần nữa, đó là thứ Phạm Duy muôn mặt.
Chẳng ai còn biết tới những bài này nữa. Nó bỏ xứ mà bơ vơ lạc lõng nơi quê người, như chính thân phận bày chim bỏ xứ. Về già, về lại Việt Nam, một lần nữa, tôi lại được hân hạnh nghe ông trình bày sáng tác mới nhất của ông liên quan đến tác phẩm truyện Kiều tại nhà một đại gia ở Sài Gòn. Tôi nghe mà không thấy thích thú gì.
Bữa đó ra về, tôi tự nhủ lòng là Phạm Duy đã hết rồi.
Cuối cùng thì cũng phải nhìn nhận với nhau rằng, có rất nhiều bất cập trong cuộc đời sáng tác của ông. Nhiều bản nhạc của ông cũng như cuộc đời của chính ông, số phận của nó sẽ không còn được ai biết tới.
Nhưng ông cũng đã để lại một số bài tình ca được coi là bất hủ, cũng như một số bài được gọi là dân ca thời kháng chiến khó có thể quên, cộng thêm những bản nhạc hùng, vui tươi dành cho giới trẻ hay du ca: Mẹ Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam, Tôi yêu tiếng nước tôi, Em tan trường về. Kể chi hết được.

Một nhận xét nhỏ đây là lần thư hai, tôi đọc hồi ký của ông. Ông không có một lời phỉ báng bất cứ ai, nhất là giới nhạc sĩ. Dĩ nhiên không kể những lời giải thích rất tùy tiện, khá huyênh hoang, rất chủ quan về lý do tại sao sáng tác cái này cái kia.
Cũng trong bài này, tôi không nói tới những mối tình lớn nhỏ của ông. Một phần vì là đời tư của ông, một phần còn có cái gì để nói nữa, vì tự ông đã kể hết ra rồi trong hồi ký. Ai nói thêm nữa là thừa.

Thứ hai, chuyện ông chọn về VN ở tuổi trên 80 là một chọn lựa cá nhân chẳng nên nói tới làm gì. Tìm về VN ở tuổi đời như thế nên được rộng lượng hiểu là chuẩn bị cho một cuộc hành trình về bên kia thế giới như một giấc mơ hoài hương và chẳng nên dem những dấu ấn chính trị để phê phán ông làm gì. Và nếu hiểu con người Phạm Duy thì thấy rõ rằng, ông là người theo chủ nghĩa thực dụng, bất chấp những tiêu chuẩn giá trị người đời thường mang ra dùng để phê phán ông.

Cũng ở đây, tôi nhận ra rằng Nguyễn Trọng Văn cũng như bất cứ ai phê phán ông thì đã vấp phải sai lầm là đã đánh giá quá cao về ông, về vai trò người nghệ sĩ, đòi hỏi ở ông những điều ông không có được. Trước sau, ông chỉ là một người theo chủ nghĩa duy lợi, duy thực tiễn, chủ nghĩa cơ hội trong bất cứ tình huống nào.

Sau bài nói chuyện của Nguyễn Trọng Văn tại Đại Học Văn Khoa thì bạn bè có đưa ra nhận xét như sau:” Cậu làm như vậy là cho ông ấy đội mồ đứng dậy, chính cậu tác tượng cho ông ta, chứ đâu phải khai tử ông ấy. Hoặc: “Tư cách của Phạm Duy mà cậu lôi ông vào giảng đường Văn Khoa để nói tức là cậu biến ông ấy thành bất tử rồi, vinh hạnh cho Phạm Duy quá còn gì. Đáng lý phải nói bên cạnh đống rác hay cầu tiêu mới phải.”(23)
(23Trích Nguyễn Trọng Văn , Ibid , trang 128

Những phát biểu bên lề như thế và một số nhận xét coi ông như một gái điếm đều là những nhận xét xúc phạm đến ông một cách bất công. Thật không nên.

Bài viết này có khen, có chê và cũng nhằm trả lại công đạo cho ông một phần.
Và vì thế câu hỏi ở đầu bài viết sẽ được trả lời là Phạm Duy còn đó và không thể chết, dù muốn dù không, dù thế nào đi nữa, ông cùng với Trịnh Công Sơn là những nhạc sĩ tài ba nhất của miền Nam Việt Nam Công Hòa trước 1975.

Giết ông thì Ta ở với ai. Phần ông, trong những trang cuối cùng của tập Hồi ký, ông đã viết như sau:

“Ngó lại những ngày đi theo Việt Minh thì chua sót, nhìn vào người quốc gia thì thiếu hứng khởi.(…) Ngồi trước dàn máy điện toán để viết nốt những dòng chữ cuối cùng của đời mình. Suốt trong 16 năm sống ở ngoại quốc, lúc nào tôi cũng bị cái dĩ vãng 20 năm sống ở miền Nam đè nặng trái tim. Hãy cho tôi được xụp lạy thành phố thân yêu ở đây với vài câu trong bài: Thương nhớ Sài Gòn soạn năm 1981 tại Mỹ:

Saigon ơi, yêu tôi xin chờ tôi nhớ
Tôi sẽ trở về để hôn những vỉa hè
Của Thành Đô, cao sang và say đắm
Chia sớt tủi hờn và xây đắp tinh nồng
Sài Gòn ơi dù có thay tên
Mà người yêu còn nhớ không quên …

Chỉ sợ ông không hôn vỉa hè Sài Gòn mà hôn gót kẻ mà ông đã trốn chạy và chửi bới trrong nhiều năm!!

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

 

 

40 Phản hồi cho “Tài năng và nhân cách: Phải chăng Phạm Duy đã giết Phạm Duy?”

  1. Vân Nam says:

    Nếu Phạm Duy không “nhổ rồi lại liếm”(ngôn từ diễn tả một cách thô tục hành động cuả PD khi đến lúc cần thì chuyện gì cũng làm, xưng tụng CS, mạ lỵ những người đã từng cùng PD trong một giới tuyến) thì không ai “chửi” ông ta. Biết bao nhiêu người cũng âm thầm về lại VN vì những lý do cá nhân, như Hoạ sĩ Tạ Ty…, ai chửi ông ấy đâu!
    Ở đây tôi không nói về v/đ PD, mà chỉ nhân chuyện PD để đặt câu hỏi rồi tìm câu trả lời khả dĩ chấp nhận được.

    Tại sao PD trở về VN?
    Chỉ có một mình PD thôi ư?
    Có một xu hướng chung nào không, trong các lãnh vực như chính trị, truyền thông, giải trí( ca nhạc, văn nghệ..), kinh doanh…dù chỉ là thay đổi cách nhìn, hay xét lại phương thức chống lại chính quyền CS chứ chưa đến mức…”đầu hàng”? Phải thú nhận là CÓ!

    Hãy tạm lấy thời điểm 1995, khi Hoa Kỳ bang giao với CSVN làm cái mốc.
    Trước đó thì sao? Về mặt trận chính trị, quân sự, ở HK với Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Ở Pháp với Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh…Về mặt truyền thông, đã có nhóm nào “xé rào” chưa? Về lãnh vực giải trí (entertainment) có ca sĩ hải ngoại nào về VN hát hò hay ca sĩ trong nước ra ngoài nhi nhô gì không? Về mặt trận tình báo, những con bài mà CS gài ngay từ khi những đợt di tản đầu tiên, đến thuyền nhân, ODP, rồi tiếp theo là chương trình HO… đã ló mặt chưa? Đã có những “việt kiều yêu nước” về đầu tư, làm ăn buôn bán với “vc” chưa? Trả lời chính xác các câu hỏi trên giúp chúng ta một cái nhìn thông suốt và bao quát.

    Sau thời điểm 1995 thì sao? Ban đầu còn rụt rè, thăm dò phản ứng rồi ngày càng bạo dạn và cuối cùng là hành động mang tính cách thách thức. Hình như khởi đầu một “xoay chuyển” với nhóm Thông Luận ở Pháp, rồi Việt Tân ở Mỹ. Các đảng phái chính trị lâu đời như QDĐ, ĐV…đã có những “chuyển mình” để vỡ ra làm hai, ba mảnh. Truyền thông, báo chí thì đã dần dần không còn “đi chỉ một đường” như những năm đầu mà đã rón rén xé rào, và ngày càng “vừa đỏ vừa vàng”. Giới văn nghệ thì bắt đầu với vài anh chị “thính mũi, thính tai” và tị nạn “kinh tế” như HL, Elvis…. Giới trí thức thì đã có những vị “xét lại” khuyên đồng bào tỵ nạn “thức thời” ( không rõ do thiện ý, có tâm với dân với nước, có tầm nhìn hay vì danh lợi cá nhân), kẻo bị bỏ lại … đằng sau! Được thể, bọn CS “nằm vùng” mọc lên khắp nơi như…nấm dại.
    Khi người Mỹ còn cấm vận, còn chưa bang giao với CSVN thì chúng ta, NVTNCS còn là một khối đồng nhất mà kẻ thù không đội trời chung là tập đoàn CS trong nước. Khi người Mỹ, vì quyền lợi nước Mỹ thay đổi 180 độ, một số khá đông cũng…thay đổi để… “phục vụ quyền lợi nước Mỹ”! Chỉ còn “trơ khấc” lại những người có quan điểm rõ ràng, trước sau như một, đánh giá đúng bản chất cuả chế độ CS và người CS, và bị gán cho là Chống Cộng Cực Đoan! Chống Cộng Tới…Chiều!

    Phải chăng chính quyền CS trong nước cũng thay đổi tốt hơn khi bang giao với HK hay theo nhịp độ tiếp cận với thế giới?
    Phải chăng chúng ta chống CS theo trào lưu, theo quyền lợi nước Mỹ, Úc, Gia Nã Đại…?(dù phải công nhận hầu hết chúng ta đã trở thành công dân cuả những nước trên, nhưng có nhất thiết phải hành động theo thời như thế và bỏ qua những v/đ mà những người ngoài không thể hiểu nổi và nhất là chính quyền cuả các nước sở tại có đòi hỏi chúng ta phải “thay đổi” không?)
    Phải chăng từ khi Mỹ-Việt bang giao, người dân trong nước không còn bị kềm kẹp, đời sống cuả họ phú túc hẳn ra…và những người Việt phải nhất thời lìa bỏ quê hương được c/q trong nước tôn trọng, và thực tâm hoà giải?
    Những thành phần hô hào “thay đổi” cách tiếp cận với chính quyền trong nước sau gần 20 năm đã gặt hái được thành công nào, cụ thể là họ đã làm cho CSVN “biến chất” ít nhiều hay vẫn như…cũ?

    Chúng ta chống lại cái ác, cái hại dân haị nước cho ai, vì ai? Cho các chính quyền sở tại hay cho chính chúng ta? Ngay như nếu chúng ta “nung nấu” mối thù với CS đi nữa thì khi thấy “người ngoài” thân thiện với CQCS chúng ta cũng…quên luôn mối thù?

    Phạm Duy và những cá nhân khác, các tổ chức, đảng phái khác xem ra đều nằm trong xu hướng này, xu hướng “CUỐN THEO CHIỀU GIÓ”! Có điều ngoài xu hướng chung, mỗi người, mỗi nhóm còn có những động cơ “thầm kín” khác. Ở PD là DANH. Khi được “móc nối ” bởi một ông Tiến Sĩ, Nhạc Sĩ bên Pháp (đã khi ở, khi về, nay Pháp, mai VN, được CSVN lợi dụng suốt nhiều năm, cả trong chiến tranh lẫn trong …”hoà bình”), và với một câu ‘tâm tình”: ” Chính trị thì nhất thời, Văn Hoá thì trường tồn, chúng ta là những người hoạt động văn hoá, chúng ta đứng cao hơn các thể chế chính trị (Quốc-Cộng). Anh định theo cái nhất thời mà bỏ cái trường tồn ư?”

    Thế là Phạm Duy…đổ!!!

    Dĩ nhiên là còn phải tính đến NHÂN CÁCH và bị “quá khứ” chi phối!
    Nếu đã biết văn hoá trường tồn, cao hơn chính trị, hà tất phải cúi đầu nịnh bợ? Bởi vì ông ta vẫn không đủ “tự tin” cho là mình cao hơn, vì …chuyện QUÁ KHỨ!!!

  2. Tam says:

    1, Năm 1953, ông qua Pháp học về âm nhạc, tại đây quen với giáo sư Trần Văn
    Khê. Về lại miền Nam, ông tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp
    ca Thăng Long. Nhạc Phạm Duy phổ biến rất rộng rãi ở miền Nam (mà nhạc
    sĩ Trịnh Công Sơn từng gọi là “bàng bạc khắp mọi nơi” thời bấy giờ).
    Thời gian này ông có những hoạt động trong ngành điện ảnh, và đã gây nên
    một vụ tai tiếng lớn khắp từ Nam chí Bắc khi ngoại tình với ca sĩ Khánh
    Ngọc, là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương – người gọi ông bằng anh rể.

    * Julie Vo Duy Quang con Dau Pham Duy chay khong thoat’ nen bi Hiep DZAM…

    2.http://www.datviet.com/baodatv

    3, ông Phạm Duy về nước VN để nhìn rỏ những việc chính quyền CSVN đàn áp người dân VN mà không dám nói và cũng không dám bênh vực người dân,chỉ ở trong một sự cố định là an phận thủ kỷ thì chỉ biết chống gậy nhìn người dân Vn bị CSVN đàn áp,vậy là gọi yêu tổ quốc phải không anh bạn,tổ quốc là nhà,dân là chủ,chính quyền là người làm công,có gì mà dân không dám nói và bình luận chuyện xã tắc chứ,chả lẽ ở Hoa Kỳ những người biểu tình chống chính quyền Hoa Kỳ là những kẻ lưu vong hay là những người phản bội quốc gia và dân tộc mà chống đối chính quyền vậy anh bạn,vì quốc gia Hoa Kỳ người dân làm chủ và họ không chết nhát hay hèn nhát như ông Phạm Duy hay những người chỉ thủ kỷ đời sống của mình mà để chính quyền CSVN tự tung tự phá hoại tài sản đất đai tổ quốc và dân tộc, vì người Hoa Kỳ họ rất trung thành với tổ quốc của họ,và yêu những gì họ đang có,vì người Hoa Kỳ cũng suất phát từ các nước khác cũng lưu vong như người Vn mà họ trở nên công dân hiệp chủng quốc Hoa Kỳ,việc làm nào không đúng của chính quyền Hoa Kỳ,họ nói thẳng chống đối những việc không tốt và ảnh hưởng đời sống của họ và họ có quyền bình đẳng nói điều sự thật,không phải sợ mà không dám nói,tuy đại đa số người dân Hoa Kỳ biểu tình hằng năm chống chính quyền Hoa Kỳ và những việc làm không hữu ích cho người dân,như người dân Hoa Kỳ rất yêu tổ quốc và giúp chính quyền Hoa Kỳ trong những cơn khủng bố hay trong lúc hoạn nạn,đó là tấm gương mà người Vn nên học ở họ,ở mọi quốc gia nào đi chăng nữa,chính quyền làm xai người dân có quyền phản đối chứ phải không anh bạn,chả lẽ để chính quyền CSVN bóp họng dân không cho nói điều sự thật,lảnh đạo một quốc gia mà người dân không phản đối không biết chống chính quyền,là tự đưa tổ quốc và bao nhiêu sinh mạng người VN vào giao cho chính quyền nắm đầu để làm hàng rào bảo vệ cho đảng cho chính quyền CSVN tự điều khiển,vậy anh bạn thấy có phải mình ngu dốt lắm hay không,nếu Hoa Kỳ mà có rất nhiều người như ông Phạm Duy hay như anh bạn,chỉ biết chống gậy mà không biết chống chính quyền,thì Hoa Kỳ sẽ tự động không còn gọi hiến pháp dân chủ nữa,mà chính quyền đặt quy chế hiến pháp không cần tới điều We are the people mà Hoa Kỳ đã tạo thành hiến pháp bất di bất dịch,làm con người ai ai cũng như nhau,quyền bình đẳng tự do ngôn luận và tự do góp ý,
    Tài năng và nhân cách: Phải chăng Phạm Duy đã giết Phạm Duy? Du’ng vay 100%
    Trau chet de Da, Nguoi ta chet de tieng Ngu, Tieng Nhuc…nhu Pham Duy vay….

  3. Le Binh says:

    Tôi cũng đồng ý, đừng thần thánh hoá con người. Chúng ta nên hiểu nhạc sĩ sống bằng sự cảm xúc, cho nên họ đã sáng tác những bài hát tuyệt vời, họ là những người có nhiều mối tình, hôm nay họ thấy điều nầy đẹp, ngày mai họ lại yêu cái khác. Phạm Duy dù sao khôn ngoan hơn nhạc sĩ Văn Cao nhiều, nếu Văn Cao vào Nam, tôi tin chắc Văn Cao đã có những bài hát nổi tiếng, nhưng ông đã chọn con đường đi theo cs để rồi trở thành người thất chí. Nguyển trọng Văn đi theo cs nên những gì hắn nói không tin cậy được vì bọn cs chửi người khác giỏi lắm, nhưng bọn cs đã làm được gì cho đất nước, chúng bây giờ chỉ sống với quá khứ, nếu bọn vc giỏi thì Việt Nam đâu có đau khổ vì bọn tay sai bán nước cho Tầu.

  4. Nguyễn Tuấn Anh says:

    Tôi là một sinh viên trẻ hiện sống trong nước đây!

    CHÚNG TÔI KHINH BỈ…PHẠM DUY !

    http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=15074

  5. Người Đi Đường says:

    LẠI MỘT VỤ ÁM SÁT HỤT NỮA!
    Đọc“Tài năng và nhân cách, Phải chăng Phạm Duy đã giết Phạm Duy?” của tác giả Nguyễn Văn Lục trên website Đàn Chim Việt, tôi nghĩ tác giả có “vấn đề” khi khổ công giựt một cái tít để cò mồi bạn đọc như thế. Bài thì lấy lại bài cũ, bài cũ thì theo đuôi một bài cũ khác “Phạm Duy chết từ bao giờ” nhại đi nhại lại một điệu bài ca tử thần. Âm mưu đưa Nhất Linh vào nhà thương điên xong, bây giờ lại dùng thủ thuật ám sát Phạm Duy. Cụ Phạm Duy sẽ cười hà hà nói rằng: “Rất tiếc vụ ám sát tôi đã được dự trù từ năm 1971, tới nay (2012) 41 năm, tôi vẫn không chết được đâu ! Ông Lục này, sao mà dở hơi thế!”
    Thì vẫn cái trò dở hơi không ra gì, cho nên ông Vũ Cầm đã nhận xét về cuộc ám sát tâm thần văn hào Nhất Linh của NVL – Chúc thư văn học của Nhất Linh: Một cái chết định sẵn – : sẽ không dài dòng về tư cách tiểu nhân này… một lọai người chất chứa trong đầu óc những lọai tâm địa hèn hạ, tôi đã thấy rùng mình muốn tránh xa… Rồi Nguyễn Tường Thiết cũng đã chỉnh đến nơi đến chốn cái tội “lục lọi” rồi viết bậy: “Như vậy là rõ ràng là ông Lục trích dẫn mà như không trích dẫn. Ông đã cố tình xuyên tạc ý nghĩa thực của bản văn nguyên thủy mà ông trích dẫn. Từ việc “lục tung” rồi bóp méo văn bản của người khác, ông Lục đã bóp méo sự thật. Từ việc bóp méo sự thật, ông Lục đã bóp méo lịch sử!”
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=144007&zoneid=271
    Ông này có vấn đề về cả nghe và đọc, và đặc biệt chỉ thích ngửi thây ma. Cho nên cũng có thể hiểu được cái sản phẩm ông ta viết ra là cái gì rồi, sau khi ông ta dùng các tiểu xảo rẻ tiền, xuyên tạc và bóp méo sự thực như ông ta vẫn hay làm.
    Và kết quả lần này không khá hơn các vụ ám sát khác.
    Phạm Duy vẫn mãi là Phạm Duy. Nhạc Phạm Duy mãi là nhạc Phạm Duy. Việt Nam sẽ mãi là Việt Nam. Phạm Duy vẫn cứ “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”. Và khi đã đến cái tuổi xưa nay cực hiếm (92 tuổi!) như thế thì “chim bay về tổ, cá lội về nguồn”. Phạm Duy vẫn sống, vẫn ăn, vẫn thở, vẫn sáng tác, và tiếp tục chứng kiến cảnh đưa ma những kẻ đã cố tình ám sát mình! Và PD tiếp tục là một kẻ rong ca trên Con Đường Cái Quan.
    Chỉ tội cái tài năng và nhân cách ông tác giả Lục còn lâu chưa bén (hay “chưa liếm”, dùng chữ ông Lục) tới cái gót của Phạm Duy, mà ít nhất, là người Việt nam, có chút ít chữ nghĩa của ông bà cha mẹ để lại, nhẽ ra ông Lục không nên “văng tục liếm” sau khi ám sát hụt một người “cổ lai hi”, một tài năng và nhân cách cách xa ông lắm lắm. Người ta hôn Sài Gòn còn ông thì muốn liếm gót…mà không được!
    Giữa đường thấy chuyện bất bình!
    Người Đi Đường

  6. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa tác giả và bà con,

    Cuộc đời dậy cho tôi hai điều lớn: Một là, KHÔNG THẦN TƯỢNG HÓA HAY THÁNH HÓA ai cả; hai là, TẤM MỀ ĐAY NÀO CŨNG HAI MẶT, PHẢI VÀ TRÁI, cho nên hãy nhìn đời bằng cặp mặt tích cực hơn tiêu cực !

    1/
    Không thánh hóa một ai, bởi hai lẽ.

    Thứ nhất, nhân vô thập toàn; thần thánh chỉ trong kinh sách mà thôi, không dễ gì gặp họ trong đời thường. Phải có DUYÊN mới thấy được dung nhan thánh thần. Ngoài ra chỉ là nhảm nhỉ, tức đồ giả, đồ sơn … mà nhà thơ Nguyễn Duy từng hét to thời phản tỉnh phản kháng: Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ/ Ở lên thum thủm cả tim gan !

    Thứ hai, khi thần tượng tróc sơn nham nhở, đau lòng lắm. Có khi không dám thú nhận đã một đời đi thờ lầm thần tượng, hay thờ một con ác qủi làm thần tượng ….

    Chẳng hạn, đến giờ này vẫn có người tin cụ Hồ là một người toàn bích, kết hợp của những tinh hoa nhất, từ đạo đức gia đình, cho đến tài kinh bang tế thế …. Sự thực cụ Hồ cũng có lúc sai lúc đúng; quan trọng là cụ cũng có … con cu !
    Và con cu của cụ cũng … cứng khi cần thiết, để giải quyết nhu cầu sinh lý, như kiểu tứ khoái: ăn, ngủ, đụ và ỉa. Và nếu có sự cố nào đó xảy ra, như chẳng may cụ Hồ có con rơi con rớt, là chuyện tất yếu (đi đêm có ngày gặp ma; chơi mãi thì cũng làm cho người nữ mang bầu bì).
    Không việc gì mà ầm ỉ. cải chính linh tinh dùm cụ cả ! Và nếu cụ biết được, bèn tìm cách dấu nhẹm đi, và gửi đi chỗ khuất mặt khuất mày mà nuôi con đến lớn khôn, là chuyện nhân bổn đáng khen, bởi “hùm dữ đâu nỡ ăn thịt con đẻ”, chưa kể cụ Hồ là người thấm nhuần Nho giáo, hiểu rõ điều này “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”, nên khi tuổi già lỡ chơi trối bỏi có con là điều … đại phước !

    Cụ Diệm cũng rứa. Cũng có điều được điều không. Không thể lấy điều cụ Diệm đạo đức (hơn hẳn cụ Hồ) mà biện minh cho tất cả. Nói tóm lại, cần fair play. Lịch sử là thế, không thiên vị một ai, cứ sự thật mà nói. Còn ai thích hay không thích, không muốn nghe là tùy họ. Cũng phải nhớ, cấm bôi đen mạ lỵ, bóp méo sự thật, viết sai lịch sử vì mưu đồ riêng tư.

    Có những người vì không vượt nổi cái tôi vĩ đại, cho rằng mình ko sai lầm khi chọn minh chủ, hay tôn ai đó làm thần tượng, nên quyết cãi chày cãi cối đến tận cùng lý lẽ. Cãi không được đâm ra thù oán, dùng lời lẽ không hay không đẹp mạ lị nhau, chửi tuốt luốt từ A đến Z. Chẳng hạn ai đụng đến thần tượng của mình là chửi văng mạng, cố trưng ra những bằng cớ không vững chắc để ngụy biện.

    2/
    Tôi nhìn Phạm Duy bằng hai nguyên tắc trên. Rất thích Phạm Duy, nhưng ko thần tượng ông. Biết ông phạm những nhược điểm khó thứ tha, nhưng tôi vẫn trân trọng những tác phẩm trí tuệ của ông.

    Nói thiệt, ta xem tranh thiên tài Van Gogh có bao giờ soi mói: Thằng cha này điên bỏ mẹ, có lúc cắt tai, rồi tự tử. Chưa kể cả đời hình như bán được mỗi một bức tranh duy nhất với giá rẻ mạt, còn toàn là sống nhờ tiền trợ cấp của ông em ruột thôi !
    Hay trong lúc nghe Bill Clinton diễn thuyết, rồi chỉ nghĩ: Thằng chó đẻ này đã … đút cu vào mồm con nhỏ thực tập sinh Monica gì gì đó !
    Hoặc, cái đéo gì đi tu lại phải thế này thế nọ. Như cấm cưới vợ, vậy con cu trời sinh ra để làm gì !?
    Mjạ, giờ đây khoa học chứng minh rõ, tất cả do hóc-môn (nam là testosterone; còn nữ giới do nữ kích thích tố) nó xúi dục mà ra cả. Nó mà đột nhiên tăng cao, thì nói xin lỗi cu thánh nhân cũng cứng như thép và chỉ mong tìm cách giải quyết sao cho nó … thôi cứng nữa !
    Còn hàm răng Mẹ Tạo hóa sinh ra cho loài người là để ăn tạp, tại sao lại ăn chay kiêng ăn thịt. Rồi đẻ thêm ra trò cho ăn thịt, nhưng cấm kỵ thịt … heo, hay thịt bò bla bla bla.
    Toàn là do con người sáng chế ra rồi làm khổ nhau vì cái trò chơi ác nghiệt này ! Như trước kia làm gì cấm cha cố lấy vợ; đến giáo hoàng còn có vợ con tùm lùm ta là ra cơ mà.

    3/
    Thôi thôi lại đi xa đến lạc đề, giờ xin trở lại ông Phạm Duy … Tiền nhớ. Cái ông giờ đây thích chống gậy xin tiền lẻ khán thính giả trong nước, hơn là chống cộng !

    Thú thật cả đời tôi “sống nhờ” … nhạc Phạm Duy. Trong khi tôi ghét cay ghét đắng cái anh Trịnh Cộng Sản ! Mãi sau này mới (chịu khó) nghe nhạc (tình ca) anh ta, và hiện nay vẫn còn dị ứng cái trò trong nước hay gọi là nhạc Trịnh, để tâng bốc lên mây xanh nhạc sĩ này.
    Ghét anh ta bởi anh ta phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam. Hồi ấy mình chỉ đơn giản nghĩ vậy thôi. Bởi làm trai thời loạn là phải tòng quân cứu nước, íu có biểu tình phản đối linh tinh !
    Vâng phải ANH ĐI CHIẾN DỊCH XA VỜI/ NÒNG SÚNG NHÂN ĐẠO CỨU NGƯỜI LẦM THAN (Phạm Đình Chương); hay lỡ có tử trận, thì cũng ANH KHÔNG CHẾT ĐÂU ANH / NGƯỜI ANH HÙNG MŨ ĐỎ TÊN ĐƯƠNG … Dĩ nhiên nếu có bị chút xìu xìu, thì cũng chỉ đến mức “Anh trở về dang dở đời em / Ta nhìn nhau ánh mắt chưa quen / Cố quên đi một lời gian dối” … (Hồi í mình chưa biết bài có câu Ngày mai đi nhận xác chồng … phổ thơ Lê Thị Ý; nhưng khoái bài hát rất hùng phổ thơ Hữu Loan Màu Tím Hoa Sim)

    Ngày bé mê Phạm Duy, nhưng ko ưa giọng hát cao vút, nhưng mình lại cho là “chua như giấm” của Thái Thanh! Hồi ấy mình lại khoái giọng hát Thanh Thúi mới lạ chứ ! Cô này phát âm “ngọng”, bởi dân Huế (?) và giọng thật trầm, nhưng da diết khôn nguôi ! Mãi mãi về sau mới mê Thái Thanh. qua những luyến láy điêu luyện các bài dân ca, hay cao vút trong Dòng Sông Xanh (Le Beau Danuble Bleu), cũng như các bài cổ điển PD dịch lời (Trở Về Mái Nhà Xưa / Come Back to Sorento ; Tristesse …)
    Cũng nói luôn, nếu “thằng cha bội bạc” (chữ ông NVLục) ko dịch ra Việt ngữ tài tình, thì thằng tôi và nhiều người khác khó mà biết, hay làm quen và tận tình thưởng thức cái hay cái đẹp của những bài nhạc trứ danh bất hủ của nhân loại.

    Thời nội chiến rất mê PD qua những bài hát thời kháng chiến, rồi bài mới sau này là trường ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN, MẸ VIỆT NAM, rồi MƯỜI BÀI ĐẠO CA, hay các bài nhạc phổ thơ từ Cung Trầm Tưởng cho đến Minh Đức Hoài Trinh, sang qua Phạm Thiên Thư tới luôn Nguyễn Tất Nhiên. Dĩ nhiên lộn sộn lạo sạo trong đó kể không hết bài hát tình ca, những bài hát dựa theo thời thế (tạm gọi là chính sự).
    Đó là chưa kể các bài hát NỮ CA, dành riêng cho cô con gái rượu Thái Hiền lúc mới lớn; các bài dịch pop music cho kũ con trai trong ban nhạc trẻ The Dreamers, đang thất nghiệp vì lính Mỹ rút về. Thí dụ đại loại như Em Đẹp Nhất Đêm Nay (La Plus Belle Pour Aller Danser), Bang bang (khi xưa ta bé ta ngu / ta lấy dây thung ta bắn ngay … cu/ Ui da ui da ui da/ Năm nay ta lớn ta khôn/ Ta lấy con C ta bắn ngay M / Ta sẽ không quên bao giờ / Tì tì ti tí ti ti ti tì) …

    Ra đến hải ngoại, thú thật nhờ Phạm Duy mà thưởng thức thật đã NGỤC CA phổ thơ “ngục sĩ” (tôi dị ứng từ ngữ này) Nguyễn Chí Thiện. Phải công nhận PD chọn lựa rất ác các bài thơ trong tập thơ đầy nước mắt cay đắng, lửa căm hờn lẫn tủi nhục, để phổ nhạc thật hết ý. Những bài như Từ Vượn Lên Người và Từ Người Xuống Vượn quả là tuyệt vời. Hay Tôi Là Vô Địch (ăn vài cân sắn sống; ngâm mình vớt nứa giữa dòng sông trời đông; nằm chật chội giữa một người hủi một ho lao… vì còn biết phải làm sao; khi đang sống trong trại giam Việt Cộng). Kể ra còn nhiều nhiều lắm; ấy cũng nhờ cái tài vặt chuyên “đạo nhạc, đạo văn, đạo thơ, đạo ý” PD.

    Sau này nhạc sĩ lại cho ra lò HOÀNG CẦM CA, giúp tôi tìm hiểu về nhóm Nhân văn Giai phẩm kỹ hơn, qua hình ảnh Hoàng Cầm trong tập thơ Đường Về Kinh Bắc, được sáng tác vào cuối thập niên 50 hay đầu thập niên 60, khi nhà thơ rút về quê nhà sau khi bị dập vùi trong vụ Nhân văn Giai phẩm ! PD pick up thật chọn lọc trong tập thơ trên để phổ nhạc cùng lời theo cách riêng của Hoàng Cầm. Nghĩa là đầy ẩn dụ qua các bài nổi tiếng sau này.
    Thứ nhất phải kể đến LÁ DIÊU BÔNG, sau này tôi đếm có ít nhất 6 nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ này. Duy nhất có hai người thành công, làm nổi đình nổi đám trong khán thính giả. Đó là PD khoác cho nó cái áo chính trị; còn Trần Tiến lại cho nó cái vẻ mượt mà tình ca dưới tựa đề khác “Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng” ! Có nhiều giai thoại xoay quanh bài hát của PD lẫn Trần Tiến, nhưng hẹn dịp khác vậy.
    Bài QUA VƯỜN ỔI, CỖ BÀI TAM CÚC … là những tuyệt tác với nhiều ẩn dụ đến bất ngờ. Nguyễn Hưng Quốc khi viết sách bàn về thơ văn lúc còn cộng tác với nhóm Quê Mẹ ở Paris, đã đề cập đến khá chi tiết.

    Tôi hiểu thêm về nhà thơ lớn thời tiền chiến Hàn Mặc Tử qua TRƯỜNG CA HÀN MẠC TỬ, khi PD solo sang Tây Âu và có ghé Hòa Lan làm “promotion” (quảng cáo) nhạc của mình. Đọc lại Hàn thi sĩ và mình so đọ các bài thơ được PD phổ nhạc, phải công nhận PD “pick up” rất thần tình. Cũng như ông diễn giải, bắt đầu áp dụng nhạc đa điệu thay cho đơn điệu vào sáng tác của mình (hình như khởi đầu từ NGƯỜI TÌNH GIÀ TRÊN ĐẦU NON, nhưng trong buổi nói chuyện ở Đức với anh em tị nạn gốc Đông Âu PD lại chịu chơi gọi là Người tình già trên … ĐÙI non, khiến khán thính giả nam cững như nữ dồng loạt ồ lên cười khoái trá ! Ông nhạc sĩ già đầu bạc PD trở nên gần gủi với khán thính giả hơn bao giờ hết. Rồi thêm TỔ KHÚC BẦY CHIM BỎ XỨ).

    Cũng lần đó PD giới thiệu phần đầu MINH HOẠ KIỀU. Tôi thích nhất là phần trao đổi (trong nước giờ gọi là giao lưu) giữa nhạc sĩ và người hâm mộ ông. Chẳng hạn PD cho rằng khi tả về Thúy Vân phải là “khuôn trăng đầy đặn nét NGƯỜI nở nang”, mới hấp dẫn mới sexy ! Bà con có người không đồng ý và tranh luận qua lại thiệt dzui. Riêng tôi chấp nhận cho Pd “phá cách” !
    Cũng như ông giải thích một số điển tích khác trong truyện Kiều theo cách riêng, khá lý thú !

    Một người bạn của tôi ở HL đã có lần tỏ dấu bực mình với PD, viết một bài ngắn trên Thông Luận, cho rằng PD hợm hĩnh, buộc khán thính giả phải thường thực nhạc của mình theo như ý của ông, qua những lần nói chuyện như thế.
    Tôi nghĩ như thế quả là oan cho PD. Bởi ông muốn thưa rõ cùng mọi người, khi ông sáng tác với chủ ý ra sao ? Còn mọi người có quyền tự do fantasie theo ý mình ! Chẳng hạn trong Minh Hoạ Kiều, ông để nghệ sĩ chuyên ca Chèo trong nước Thanh Ngoan ngâm thơ cụ Tiên Điền theo cách mà ông bảo là hồi xưa các cụ ta ngâm như thế ! Hay khi tả cảnh hồ ma Đạm Tiên xuất hiện chứng thực lời nguyện của Kiều, ông đã phản vận dụng ra sao ….

    Sorry đói bụng và thèm cà phê sáng quá xoá. Xin tạm ngưng tán phét một buổi ở đây.

    Lão Ngoan Đồng

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa sáng thứ bảy đầu xuân mà trời lại mưa xuân mù mịt, đành nằm nhà không thả rông xem hoa ngoài đồng nội nữa, hay múa vài đường vợt tennis cho khoẻ thân già. Chợt nghĩ còn nợ phải viết tiếp một chút tâm tình về Phạm Duy với mọi người nên cố gõ phím trở lại, dù chưa có hứng lắm.

      Hồi tưởng lại khi PD phải ngụ tạm nhà tôi một tối, để hôm sau lên đường trở lại Paris, khi ông qua Hòa Lan làm promotion các sáng tác mới cũ. Sau này tôi nghiệm ra, thảo nào PD hãnh diện khoe mình là nhạc sĩ Việt duy nhất từ hồi bỏ nước ra đi, vẫn sống chết với nghề cũ.
      Bởi sau khi sáng tác song, ông lập tức lên đường đi chu du khắp nơi, bất kỳ chỗ nào có đông người Việt còn ái mộ ông, để giới thiệu tác phẩm mới. Có khi ông đi với con cái, như với con dâu là Julie Quang sang Tây Âu làm promotion cho Ngục Ca hồi đầu thập niên 80; thường thì ông đi một mình cho tiện, và chính ông làm đảm trách đủ vai trò trên sân khấu lúc đó. Ở Hòa Lan, riêng tôi theo dõi được hai lần.
      Lần đầu lúc tôi mới qua HL được vài năm, tức cuối thập niên 80. PD sang giới thiệu TỔ KHÚC BÀY CHIM BỎ XỨ (BCBX) mới sáng tác, nhưng chưa có điều kiện in ra thành sách nhạc và thực hiện ghi âm trong cassette. Ông kêu gọi khán thính giả ủng hộ tài chính bằng sự gửi mua trước, để ông có tiền thực hiện mộng ước của chính ông và mọi người. Sau nhiều năm dự án trên được thực hiện, nhưng cũng không ít lời ta thán là bị PD lừa bịp!? Lấy tiền mà không giao sách như giao ước. Thật ra theo tôi biết ở HL, ông giao cho một anh phụ trách (anh Bùi Năng Phán), nhưng bà con đóng tiền phải biết mà níu áo người này đòi tác phẩm, chứ bản thân anh này cũng ko thông báo và giao sách đến từng người đã đóng tiền cho Phạm Duy. Chúng tôi hỏi PD, biết tin bèn níu áo anh Phán, nên có ngay quyển nhạc BCBX đẹp như mơ !
      Lần thứ hai vào cuối thập niên 90, ông qua quảng cáo TRƯỜNG CA HÀN MẠC TỬ với MINH HOẠ KIỀU phần một, và ông lại kêu gọi mọi người đóng góp tài chính để ông thực hiện phần hai, sau đó là các phần khác. Lần này ông đi trần sì một mình và trú tạm ở nhà tôi như kể trên. Tôi nhân cơ hội đó làm quen với ông kỹ hơn, phỏng vấn ông một số điều còn théc méc. Trong khi ấy, bà vợ iêu qủi của tôi đem hết sách nhạc mua của ông từ bao lâu nay, xin ông ký tên vô làm kỷ niệm ! PD vui vẻ làm theo y theo lời yêu cầu.
      Ông yêu cầu tôi đưa ra chỗ nào đó đổi tiền HL ra Mỹ kim để còn cầm về lại Mỹ. Tôi làm đúng theo yêu cầu và ông rất hài lòng. Sau đó tôi chiêu đãi ông một cuộc du ngoạn ngắn gọn về Hòa Lan, như xem cối xay gió (moulin de vent; windmill) và đi thuyền máy dạo trên kinh đào Amsterdam. Tôi lợi dụng cơ hội này để tha hồ tâm tình với ông. Và PD vui lòng kể hết cho tôi nghe những gì tôi muốn.

      Ông giải thích, trong lúc sang Nhật làm promotion, ông tiện thể du lịch sang Tàu, rồi lần mò đến sông Tiền Đường nơi Kiều gieo mình quyên sinh, để tìm cảm hứng làm tiếp Minh Hoạ Kiều. Ông không ngờ con sông Tiền Đường mới to lớn và sóng to gió cả làm sao !
      Bởi nơi đó là cửa sông đổ ra biển, chả khác gì con sông Bạch Đằng bên ta vậy. Riêng tôi lại cố hình dung ra bằng sự tìm cho đến nơi sông Sài Gòn đổ ra biển ở Vũng Tàu và huyện Cần Giờ, để thấy được sự mênh mông sông nước. Dĩ nhiên tra cứu trong sách thì còn lâu mới bằng con sông Tiền Đường.
      Tại sao ư ? Bởi độ chênh lệnh lúc thủy triều rút xuống và lúc lên cao ở con sông Tiền Đường lớn nhất thế giới, ngang ngửa với con sông Amazone bên Ba-Tây ! Khi thủy triều dâng lên sóng sô bờ cuồn cuộn như hàng ngàn hàng vạn kỵ mã phi nước đại vậy đó !

      1/ Wikipedia :
      Sông Tiền Đường hay Tiền Đường giang (钱塘江, Qiántáng Jiāng), tên cổ là Chiết Giang (浙江, 折江), Khúc Giang (曲江) hay Chi Giang (之江), là dòng sông lớn nhất của tỉnh Chiết Giang, chảy ra vịnh Hàng Châu. Đây là vùng đất phát nguyên của văn hóa Việt Trung Quốc. Sông Tiền Đường bắt nguồn từ vùng ranh giới giữa hai tỉnh An Huy và Giang Tây, chảy qua Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Về cơ bản, con sông này chảy theo hướng tây nam-đông bắc.

      2/ Người Lao Động / Thứ Sáu, 02/09/2011 19:35 / THỦY TRIỀU CỰC LỚN TRÊN SÔNG TIỀN ĐƯỜNG
      http://nld.com.vn/2011090207351346p0c1006/thuy-trieu-cuc-lon-tren-song-tien-duong.htm

      Thủy triều trên sông Tiền Đường tại Chiết Giang – Trung Quốc từ lâu đã nức tiếng là lớn nhất thế giới và mỗi năm đều thu hút hàng ngàn du khách đến thưởng ngoạn bất chấp nguy hiểm.
      Những ngày đầu tháng 9, hàng ngàn du khách nối đuôi nhau đổ về bờ sông Tiền Đường (thị xã Hải Ninh, thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang) chờ ngắm những con sóng cao đến 9 m lướt vào bờ với tốc độ 40 km/h. Hàng tấn nước xô bờ trong âm thanh ầm ì như tiếng sấm, tạo nên cảnh tượng “độc nhất vô nhị” trên thế giới.

      Bắt nguồn từ ranh giới tỉnh An Huy và Giang Tây, sông Tiền Đường dài 600 km và đổ ra vịnh Hàng Châu. Đoạn chảy qua tỉnh Chiết Giang chiếm hơn phân nửa chiều dài sông, khoảng 360 km.

      Do cửa sông hẹp nên khi nước biển từ khoảng không quá lớn chảy ngược vào nhánh sông nhỏ đã bị đẩy lên cao, cộng với nước sông Tiền Đường bị dồn ứ trước khi thoát được ra biển khiến cho mực nước dâng cao chót vót, hình thành bức tường nước khổng lồ.

      Ngày tốt nhất để ngắm thủy triều trên sông Tiền Đường là 18-8 âm lịch hàng năm.

      [xem trong bài báo có hình ảnh rõ ràng về các lượn sóng vĩ đại ra sao, khiến người xem bị thương vong là chuyện thường gặp]

      3/ Web Giáo dục Việt Nam: Thuỷ triều sông Tiền Đường, hiện tượng thiên nhiên kỳ thú ở Trung Quốc
      Thứ năm 18/08/2011 13:32

      Hôm 17/8/2011 vừa qua, nhiều người dân địa phương của tỉnh Triết Giang, Trung Quốc lại tụ tập bên bờ sông Tiền Đường để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú vẫn diễn ra đều đặn năm này qua năm khác.

      Tiền Đường là dòng sông lớn nhất của tỉnh Triết Giang, chảy từ phía tây về đông, ra vịnh Hàng Châu, đóng vai trò rất quan trọng trong việc trung chuyển nước giữa hai miền.
      Tiền Đường được bao quanh bởi những trung tâm kinh tế thương mại nhộn nhịp như Thượng Hải, Ninh Ba. Sự dâng tràn thuỷ triều khác thường của sông Tiền Đường là một hiện tượng thiên nhiên lạ lùng nổi tiếng toàn thế giới, do lực hấp dẫn giữa các ngôi sao và trái đất.

      Lực ly tâm gây ra bởi trục quay của trái đất và hình dạng nút thắt cổ chai khác thường của vịnh Hàng Châu làm cho thuỷ triều dễ tràn lên nhưng lại rất khó rút.

      Hiện tượng thuỷ triều bay vút lên cao của sông Tiền Đường là một cảnh tượng cực kì ngoạn mục mà chỉ có thuỷ triều sông Amazone mới sánh kịp.
      Hằng năm, hàng tỉ người trong nước và trên thế giới tập trung ở đó để chiêm ngưỡng hiện tượng tuyệt diệu này vào ngày 17 và 18/8 hàng năm.

      Khi thuỷ triều tràn lên, cột nước có thể cao đến hơn 10 mét và tiếng ồn giống như sấm sét hoặc có hàng ngàn con ngựa đang chạy.

      Dòng thuỷ triều lướt qua có thể rất nguy hiểm nếu bạn không cẩn thận. Nên tốt nhất là phải nghe sự hướng dẫn của cảnh sát địa phương – những người có nhiệm vụ bảo đảm cho sự an toàn của du khách.

      Bắc qua dòng sông là cầu Tiền Đường – cây cầu đầu tiên mà Trung Quốc tự thiết kế và xây dựng lấy, khởi công từ 4/1934 đến /1937 thì hoàn tất.Cầu sông Tiền Đường dài 1453 mét. Đó cũng là kiểu cầu hai tầng đầu tiên ở Trung Quốc. Tầng trên là đường giao thông, tầng dưới là đường ray xe lửa.

      Cầu được thiết kế bởi kỹ sư cầu đường nổi tiếng của Trung Quốc Mao Yisheng, người đã bất chấp lời của những người nước ngoài rằng không thể nào xây dựng được cầu ở một vị trí như vậy, và là người đã có những đóng góp lớn lao cho ngành công nghiệp cầu đường Trung Quốc.

      4/ Đổ xô xem thuỷ triều hiếm gặp trên sông Tiền Đường
      http://www.youtube.com/watch?v=IbYwDBk6udg

      Xin cám ơn Phạm Duy. Nhờ ông mà tôi tìm hiểu kỹ thêm về sông nước, biết được những cảnh quan kỳ lạ thế giới. Đồng thời hồi tưởng lại chiến công của cha ông ta ngày nào đánh tan quân xâm lược Tàu ở con sông Bạch Đằng. Vâng tổ tiên ta đã phải vắt óc tìm mưu tính kế thật thần tình, đánh triệt đường vận lương và tiếp viện binh mã của địch, khiến địch phải tháo chạy khỏi nước ta vào thời Ngô Vương tên tự là Quyền, và thời Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

      Cũng từ đó tôi hiểu kỹ hơn nữa vê con người nghệ sĩ Phạm Duy. Rất yêu nghề và yêu khán giả của mình. Ông không quản ngại mọi chuyện để sống chết với nghề mình chọn cũng như tìm mọi cách tiếp cận với khán giả ái mộ mình. Chính vì thế ông có một chỗ đứng riêng biệt trong tim óc nhiều người, dù là thích hay không thích ông đi nữa. Cứ xem ít nhất có hai người viết sách bàn về ông. Thứ nhất là Nguyễn Trọng Văn và thứ hai là Tạ Tỵ.

      Tạ Tỵ là bạn thân cùng thời với PD. Ông viết PHẠM DUY, NỖI BUỒN CÒN ĐÓ, do nhà xuất bản Văn Sử Học cho ra mắt vào năm 1971 trong miền Nam và sách dày 257 trang !

      Wikipedia:
      Tạ Tỵ sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu tại Hà Nội. Trong giấy khai sinh của ông ghi ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
      Từ khi còn là một sinh viên, Tạ Tỵ đã thành danh khá sớm. Năm 1941, nhờ nhận một giải thưởng tranh, ông được đến thăm kinh đô Huế.

      Năm 1943, ông tốt nghiệp tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Và cũng năm này, bức tranh “Mùa Hè” của Tạ Tỵ đoạt một giải thưởng của Salon Unique.

      Năm 1946, chiến tranh nổ ra giữa Việt Minh và Pháp, Tạ Tỵ cùng với nhiều hoạ sĩ Việt Nam khác, đã tham gia mặt trận Việt Minh chống Pháp và ông là người thầy dạy mỹ thuật đầu tiên trong Liên khu 3. Tác phẩm “Nhớ Hà Nội” năm 1947 (20 × 25 cm) được Tạ Tỵ vẽ trong giai đoạn này.

      Tháng 5 năm 1950, Tạ Tỵ rời khỏi vùng kháng chiến để trở về Hà Nội. Ông viết cho một người bạn rằng “Cách suy nghĩ của tôi không hợp với kháng chiến sau mấy năm chung sống với họ”.

      Bắt đầu từ đầu thập niên 1950, ngoài tài vẽ chân dung hí họa, ông còn sáng tác trên nhiều lĩnh vực khác, như: truyện, thơ, kịch bản, bút ký…

      Năm 1951, ông triển lãm 60 bức tranh tại Hà Nội.

      Sau 1954, ông vào Nam và sống ở Sài Gòn. Ở đây ông đã phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc sau cùng là trung tá trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị.

      Năm 1956, ông triển lãm hơn 60 bức tranh đầu tiên tại Sài Gòn. Và năm 1961, ông triển lãm lần thứ hai 60 bức tranh lập thể và trừu tượng cũng ở nơi đó.

      Năm 1975, sau thời gian học tập cải tạo, ông cùng vợ con vượt biển đến Malaysia và đến định cư tại Hoa Kỳ.

      Trong thời gian sống tại nước ngoài, Tạ Tỵ lại tiếp tục sáng tác. Năm 2003 sau khi vợ ông qua đời tại Mỹ, ông quyết định trở về Việt Nam với ước vọng sống những ngày cuối cùng ở quê hương mình.

      Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.

  7. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa tác giả và bà con,

    Theo tôi truy tìm trong internet tìm thấy một vài sự kiện (facts) hay hay xin trình làng ngay kẻo nguội:

    1/
    Có những hai ông tướng nhà giời NGUYỄN TRỌNG VĂN.

    Một ông Trọng Văn vốn học trò của ông Nguyễn Văn Trung, viết sách về Phạm Duy mà ông Lục đã xử dụng để chửi Phạm Duy. Đó là PHẠM DUY ĐÃ CHẾT NHƯ THẾ NÀO ? , do nhà xuất bản Văn Mới ấn hành và ra mắt nằm 1971; sách dầy 140 trang (khổ ?)

    Một ông Trọng Văn khác, trẻ hơn, lớn lên dưới mái trường xã nghĩa, đại úy pháo binh CS, địa chỉ liên lạc nguyentrongvanhanoitv@gmail.com ; sáng tác văn thơ đủ loại.

    Trong bài viết NGUYỄN VĂN TRUNG: MỘT SỈ NHỤC CHO TRÍ THỨC của ông Văn Sài Gòn, tạm gọi thế, đăng trên Talawas 07 tháng 6, 2008, đã cho biết rõ:
    “Vấn đề liên hệ đến ông Nguyễn Văn Trung và tôi. Ông Nguyễn Văn Trung là một trí thức Công giáo nổi tiếng, viết sách báo thuộc nhiều lãnh vực chính trị, xã hội, triết học, văn học… Ông giúp tôi làm cao học về Triết (D.E.S., năm 1971) thế nhưng cũng chính ông là người gây tiếng xấu, xúc phạm danh dự tôi, điều này tình cờ tôi mới phát hiện gần đây.” (sic)

    2/
    Ông Lục khi viết bình luận, lại thường chỉ dựa vào một tác phẩm nào đó, từ đó phóng to ra, và thường không kiểm chứng lại có đúng thế không ?

    Thí dụ chê Nhất Linh, ông Lục dựa vào luận án và bài viết có update của bác sĩ Mạc Văn Phước là chính; chê lối giáo dục lệ thuộc vào thực dân Pháp, điển hình như ở trường YKSG, ông dựa vào sách viết của giáo sư thạc sĩ Y khoa Trần Ngọc Ninh (nhưng lại cố ý lựa chọn cái nào có lợi cho lập luận riêng của mình và lờ tuốt đi các phần cốt yếu khác. Chẳng hạn có sự tranh chấp kịch liệt giữa hai trường phái theo Pháp và theo Mỹ; đào tạo nhân tài gia tăng thời Mỹ, mà quên rằng thời trước đó, từ lúc một bộ phận quan trọng trường YKHN đã di cư và sát nhập vào với YKSG, cần thời gian củng cố và đầu tư hơn chục năm, nên nhân vào năm 1966 trường dời về cơ sở mới do Mỹ xây dựng, mới bộc lộ ra những dấu hiệu phát triển mạnh mẽ hơn so với trước. Ngắn gọn, đầu tư chưa đủ, cần phải hội đủ các yếu tố như thiên thời, địa lợi và nhân hòa ! Giả như đại học không tự trị, bị chính trị xen vào, như thời tướng Kỳ âm mưu nhưng thất bại, thì còn khuya trường Y mới khá lên được !)

    3/
    Tôi có thể vạch ra rất nhiều thiên kiến của ông Lục khi viết bài trên. Với PD ông Lục nặng lời chưa từng thấy, mặc dù ông mượn lời nói của người khác để dẫn chứng !

    Chẳng hạn:

    3.1/
    Trong khi đó, phần lớn âm nhạc của Phạm Duy là vay mượn thơ văn của các thi sĩ khác.

    3.2/
    Và người chỉ còn có cái bị thằng ăn mày, đói rách tả tơi như Bùi Giáng cũng bị Phạm Duy mượn đỡ bài Gái lội qua khe cho những bài Tục ca của Phạm Duy. Mà không có một đền bù, vật chất cũng như tinh thần, không có đề tên trên bản nhạc. Không dám bảo là đạo văn, ăn cắp, nhưng rõ ràng là “mượn đỡ”.

    Kết luận về phần này thì chúng ta phải thừa nhận rằng vay mượn và cảm hứng đưa đến những bản nhạc để lại cho đời đến như Phạm Duy thì kể là kỳ tài. Kể là có một không hai.

    3.3/
    Tôi đã thử tìm trong Ngàn lời ca để xem ông có ghi lại năm bài nhạc, có thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên không? Tôi đã không tìm thấy bài nào trong năm bài ấy.
    Và nó chỉ được nhắc tới trong phần mục lục thôi. Phải chăng, do cái giận một thằng”nhóc con” muốn đòi tiền và kiện ông mà Phạm Duy đã cố tình bỏ quên Nguyễn Tất Nhiên? Thật ra cái tính của Nhiên là thế. Sau này, khi gửi các bài thơ của thi sĩ trên tập san Hợp Lưu, anh cũng có thói quen đòi chủ bút Khánh Trường phải trả tiền nhuận bút. Ai viết cho Hợp Lưu nghe chuyện đó cũng phải bật cười. Chủ bút KT đã trả tiền nhuận bút vì thương bạn. Bởi vi, tờ báo ai đã cộng tác viết bài đều biết tập san nghèo quá, ai dám nghĩ đến tiền nhuận bút. Nhận được một số báo mỗi kỳ đã là một niềm vui rồi vì tờ báo quá đẹp, trang nhã, bài viết có chất lượng. Cầm số báo HL như cầm một cuốn sách. Và theo anh Khánh Trường, Nguyễn Tất Nhiên là người duy nhất trong số các tác giả viết bài cho Hợp Lưu được trả tiền nhuận bút.

    3.4/
    Tôi không thấy ông đề tên Alice trong những bản nhạc tình có thể nói là tuyệt vời ấy trong Ngàn lời ca?. Thật là đáng tiếc. Thật là “thằng cha bội bạc”.

    3.5/
    Đó là thứ nhà văn không có style, nhạc sĩ không có nét nhạc, thiếu cá tính, họa sĩ thiếu gam mầu.

    3.6/
    Và một tiếng nói nữa của Trần Văn Khê nhận xét về hai bài hát về miền Nam Cửu Long Giang và Nhờ gió đưa về như sau: “Tôi nghĩ có lẽ Phạm Duy cho rằng miền Nam chịu ảnh hưởng Âu Châu rất nặng nề là khi đến miền Nam người lữ khách đi thời xưa đàn ngày nay, đàn mà nhạc Việt ảnh hưởng Âu Châu rất nhiều, nên hai bài hành khúc, không còn dân tộc tính của nhạc Việt nữa… Riêng đối với tôi, những câu nhạc nửa Âu, nửa Á, nửa Mỹ, nửa Việt Nam làm tôi tiếc người nhạc sĩ sáng tác hai phần đầu, người nhạc sĩ đã đem dân ca lên một mức khá cao để rồi phụ bạc dân ca trong phần chót nhạc phẩm.“ (18)
    (18) Trần Văn Khê, Nhận xét Trường Ca Con đường cái quan của Phạm Duy, Văn Học, 102, trang 69. Trích lại trong Nguyễn Trọng Văn, Ibid, trang 67

    Riêng Nguyễn Trọng Văn, thẳng thừng và khó tính hơn coi như một thứ ăn cắp không hơn, không kém. Nguyễn Trọng Văn đà nhận xét khá nặng nề như sau:” Ngoài thái độ lấy gia tài chung của dân tộc làm gia tài riêng của mình, lấy vinh dự của dân tộc làm bậc thang cho riêng mình, việc sử dụng trường ca cũng bị chỉ trích(19)
    (19) Nguyen Trong Van, ibid, 72

    Kết, tôi nghĩ nói về ông Lục thế đủ rồi, chả nên phí lời phí sức thêm nữa.

    Lão Ngoan Đồng

    Ghi chú:

    1/ Buổi sinh hoạt ở Hà Nội do UNESCO bảo trợ, chủ đề thơ phổ nhạc với sự hiện diện của hai nhân tài đất nước là Trần Văn Khê và Phạm Duy, nhưng Phạm Duy là diễn giả chủ chốt ! Tôi tin là, trước công chúng đông đảo ở thủ đô Hà Nội, ông Trần Văn Khê nói thật lòng mình hơn bao giờ hết.

    Giáo sư Trần Văn Khê nói về nhạc sĩ Phạm Duy trong chương trình “Thơ phổ nhạc”
    http://www.youtube.com/watch?v=CljpismnyFw&feature=related

    2/ Cũng nói thêm là, tôi có một bài tiểu luận tựa đề PHẠM DUY và THƠ PHỔ NHẠC (trg 155-190), in trong MÙA ĐẤT THẤP, TUYỂN TẬP NHỮNG CÂY BÚT TẠI HÒA LAN, nhà xuất bản Cái Đình, Holland, 1998 (ISBN 90-802498-4-X NUGI 381)
    Để viết bài nay cho thật đầy đủ và chính xác (dĩ nhiên làm sao hoàn hảo được với một cây viết không chuyên như tôi), tôi đã liên lạc chặt chẽ với PD để xin tài liệu, cũng như nhờ ông xem lại có điều gì chưa đúng, nhất là ở phần ông gặp gỡ và phổ thơ Phạm Thiên Thư, sau này thơ Nguyễn Tất Nhiên ra sao. Chính ông cung cấp tài liệu qúi cho tôi để viết về những bài thơ của Hoàng Cầm được ông chọn phổ nhạc, cũng như giao tình thâm hậu giữa hai bên ra sao ?

    Tôi cũng không ngần ngại “truy” PD về vụ xì-căng-đan “ăn chè nhà Bè”, nhưng khéo léo qua bản photocopie bài viết về Phạm Đình Chương (trg 34-49) của nhạc sĩ Lê Hoàng Long, qua tác phẩm CHUYỆN TÌNH CÁC NHẠC SĨ TIỀN CHIẾN, của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội năm 1996.

  8. Trực Ngôn says:

    Tôi là người thích đọc ông Nguyễn Văn Lục, nhưng hôm nay đọc bài viết này tôi thấy lạnh người!
    ‘Tài năng và nhân cách: Phải chăng Phạm Duy đã giết Phạm Duy?’

    Không, tôi không nghĩ như vậy, ông Phạm Duy sẽ chết vì bàn tay ‘vô hình’ của ông Nguyễn Văn Lục!

    Ông Lục mượn bóng dáng John C.Schafer làm điểm tựa, mượn lời của Nguyễn Trọng Văn chỉ để dạo khúc nhạc đầu, và ông đã từ từ chỉ cho đám ‘kên kên’ thấy rõ được những yếu huyệt của Phạm Duy mà mổ, ráy rỉa và móc thịt, moi gan.

    Với bài viết này thì Phạm Duy chết là cái chắc! Đấy cũng là cách đưa dao cho kẻ khác giết Phạm Duy của ông Nguyễn Văn Lục?

    Ông Lục ơi, hãy để cho ông Phạm Duy chết một cách tự nhiên với tuổi già, không nên độc ác với một người đã cận kề miệng huyệt!

  9. Theo Em says:

    PD người nhạc sỉ bị rất nhiều kẻ phê phán hay ca tụng nhưng phần đông không đúng như ông ta nghỉ đâu ! Khi nói tới PD là ta đã nói đến gia tài đồ sộ âm nhạc của ông ta , một gia tài to lớn như thế chắc ông ta muốn phải có người thừa hưởng chứ
    Không ai khác hơn là người dân Việt ở trong nước cho nên việc ông làm là đúng trong phạm vi đó 100%

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Bravo !
      Bình rất hữu lý !

      “Theo Anh”,

      Tấm mề đay nào cũng có hai mặt. Nếu biết nhân cái tốt cái tích cực, để bù (lỗ cho) cái xấu cái tiêu cực, vẫn hay hơn. Các cụ ta đã dậy kỹ rằng DỤNG NHÂN NHƯ DỤNG MỘC ! PD có lúc được lúc không về nhân cách; nhưng tài năng và gia tài âm nhạc quả là vô địch ở VN !

      Như đã từng thưa, PD khi về nước, đã tạo nên một phong trào hát nhạc Phạm Duy khá sôi động (cũng chả khác gì hiện tượng “Lính Chê” ra hát ở Hà Nội). Các chương trình rất chọn lọc, phải nói khá kén chọn, nên đạt phẩm chất cao (tôi xem kỹ các DVD hay xem trên YouTube). Rất nhiều bài sáng tác sau thời di cư vào Nam 54, đã được hát lại và vẫn có nhiều người ưa chuộng, giả trẻ lớn bé ở ca hai miền Nam Bắc.
      Người ta còn nhớ và ngưỡng mộ Phạm Duy, là gián tiếp nhớ và ngưỡng mộ cái thời ông đã sáng tác ra các bài hát để đời đó.

      Rồi còn có sự so sánh và đua nhau hát bài TÌNH CA, để gọi là ngầm so tài với bài hát cùng tên, do nhạc sĩ Hoàng Việt, tay tổ được huấn luyện tại Liên Xô (Hoàng Việt đã tử trận trong chiến trường B.)
      Tình Ca của Hoàng Việt, soạn theo kiểu giao hưởng hoàn toàn theo phương Tây, được dân ngoài Bắc ngưỡng mộ và coi như một tuyệt tác (masterpiece); trong khi Tình Ca của PD lại dựa theo lối ngũ cung, thắm đượm tình tự dân tộc, mượt mà qua luyền láy ngân nga của dân ca.

      Lại “đẻ” ra một vài ca sĩ đứng đắn, có trình độ, chuyên trị nhạc Phạm Duy (điển hình như Đức Tuấn; kéo theo Mỹ Linh, Quang Dũng; ban tam ca Ba Dòng Kẻ …).

      Thay vì để mất PD trọn vẹn vào tay CS, ta cần lợi dụng sự hiện diện của PD ở trong nước, mà đánh động và nhấn mạnh cái gì đã tạo được con người PD như ngày hôm nay.
      Có phải là chỉ nhờ thời kháng chiến chống Pháp, hay đúg ra là nhờ sống 20 năm thời cộng hòa trong Nam, và nối tiếp là hơn ba thập niên nơi đất Mỹ ?
      Cũng như tại sao lại bỏ Cộng đi biền biệt trong suốt thời kỳ (sáng tác) sung sức nhất, cho đến khi sắp xuống lỗ, mới theo con cái về lại cố hương (theo như truyền thống xưa cũ của ông cha là “được chết trên quê hương hơn là bỏ xác nơi xứ người”) ?
      Và nếu đầu hàng Cộng thật sự, tại sao lại xin cho hát lại tình ca sáng tác thời chống Cộng
      Thực ra hỏi chơi cho dzui chứ câu trả lời đã nằm sẵn trong câu hỏi rồi đó.

      Nói tóm lại, chính có sự giao lưu trong ngoài thông thoáng, giúp cho cái hay cái đẹp, cũng như cái dở cái xấu, của hai miền Nam Bắc thời nội chiến, và sau này ở hải ngoại lẫn trong nước, được phơi bày và phổ biến trọn vẹn hơn, giúp cho người ta có cái nhìn khách quan hơn, chọn lựa THEO Ý MÌNH dễ dàng hơn và không sợ sai lầm như xưa.

      Lão Ngoan Đồng

      Ghi chú: XIN BAN BIÊN TẬP CHO GIỮ LẠI LỜI CA ĐỂ SO SÁNH

      TÌNH CA HOÀNG VIỆT
      http://www.youtube.com/watch?v=AKw8peEoiFU (Trung Kiên)
      http://www.youtube.com/watch?v=CrPxhT04nCc&feature=related (Quang Thọ)
      LMC: tôi thích giọng hát của Quang Thọ hơn Trung Kiên !

      Khi hát lên [ Lyrics from: http://www.lyricenter.com ]
      tiếng ca gởi về người yêu quê ta
      Ta át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba
      Em ơi! nghe chăng lời trái tim vọng ra
      Rung trong không gian mặt biển sôi ầm vang
      Qua núi biếc chập chùng xa xa
      Qua bóng mây che mờ quê ta
      Tiếng ca đời đời chung thuỷ thiết tha
      Em có nghe tiếng ca chứa đựng hận thù sâu xa
      Ðã biến tình đôi ta thành những ánh sao toả sáng
      Vượt băng băng qua đêm tối tìm hương hoa
      Bến nước Cửu Long còn đó em ơi!
      Bãi lúa nương dâu còn mãi muôn đời
      Là còn duyên tình ta thắm trong tiếng ca không thể xoá nhoà.
      Khi đã nghe tiếng ca của lòng người yêu phương xa
      Em hãy ngước mắt lên vui nhìn trời xanh quê ta
      Chim bay giăng giăng ngoài nắng xuân đẹp thay
      Tan cơn phong ba lòng đất yên rồi đây
      Em hãy nở nụ cười tươi xinh
      Như cánh hoa xuân chào riêng anh
      Nói nhau nghìn lời qua đôi mắt xanh
      Ta hát chung tiếng ca vang dội từ nghìn phương xa
      Xua kẻ thù đi mau, dập tắt chiến tranh đẫm máu
      Ðập tan ngay bao đau khổ và chia ly
      Giữ lấy đức tin bền vững em ơi
      Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời
      Làm một bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao ngườị

      =====

      TÌNH CA PHẠM DUY

      http://www.youtube.com/watch?v=Bo7xItKZ7ZM (Mỹ Linh)
      http://www.youtube.com/watch?v=jaYxyrE5RzU&feature=related (Thái Thanh)
      LMC: tôi yêu tiếng hát Thái Thanh hơn Mỹ Linh, vì nhiều tình tự dân tộc qua giọng hát

      Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
      Mẹ hiền ru những câu xa vời
      À à ơi ! Tiếng ru muôn đời
      Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
      Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
      Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
      Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
      Tôi yêu tiếng ngang trời
      Những câu hò giận hờn không nguôi
      Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi
      Vững tin vào mộng đẹp ngày mai
      Một yêu câu hát Truyện Kiều
      Lẳng lơ như tiếng sáo diều (ư diều) làng ta
      Và yêu cô gái bên nhà
      Miệng xinh ăn nói thật thà (à à) có duyên…
      Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh
      Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình
      Nhìn trùng dương hát câu no lành
      Ðất nước tôi ! Dẫy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn
      Ðất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi
      Ðất nước tôi ! Núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng
      Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi
      Tôi yêu những sông trường
      Biết ái tình ở dòng sông Hương
      Sống no đầy là nhờ Cửu Long
      Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong
      Người yêu thế giới mịt mùng (*)
      Cùng tôi ôm ấp ruộng đồng (ừ đồng) Việt Nam
      Làm sao chắp cánh chim ngàn
      Nhìn Trung Nam Bắc kết hàng (à hàng) mến nhau

      [ Lyrics from: http://www.lyricenter.com ]
      Tôi yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu
      Vài ngàn năm đứng trên đất nghèo
      Mình đồng da sắt không phai mầu
      Tấm áo nâu ! Những mẹ quê chỉ biết cần lao
      Những trẻ quê bạn với đàn trâu, áo ơi
      Tấm áo nâu ! Rướn mình đi từ cõi rừng cao
      Dắt dìu nhau vào đến Cà Mâu, áo ơi
      Tôi yêu biết bao người
      Lý, Lê, Trần… và còn ai nữa
      Những anh hùng của thời xa xưa
      Những anh hùng của một ngày mai
      Vì yêu, yêu nước, yêu nòi
      Ngày Xuân tôi hát nên bài (ư bài) tình ca
      Ruộng xanh tươi tốt quê nhà
      Lòng tôi đã nở như là (ừ là) đoá hoạ..

      • kbc 3505 says:

        Cám ơn the links ông posted,

        Mỹ Linh (ML) hát cũng hay lắm, phát âm cũng rõ, giọng hát cũng lôi cuốn; nhưng luyến láy hay lên cao thì vẫn chưa điêu luyện bằng Thái Thanh (TT). Theo tôi nhận xét thì chẳng riêng gì ML mà cho tới nay vẫn chưa có giọng ca nữ nào đạt chất lượng tiêu chuẩn cao hơn TT thời thập niên ’50, ’60, ’70 thế kỷ trước. Chẳng vậy thì sao có danh hiệu “Tiếng hát vượt thời gian”!

        kbc3505

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Bạn mến,

        Tôi nghe Mỹ Linh hát lúc còn là học viên trường Trung cấp Thanh nhạc Hà Nội và thấy ML hát rất hay bài THÌ THẦM MÙA XUÂN ! Khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương, mái tóc demi-garcon đặc biệt, giọng hát có nội lực với kỹ thuật căn bản chuẩn mực do có học hành và đào tạo chính qui, đã chiếm trọn cảm tình của tôi. Sau đó thêm một số bài đáng kể, như HÀ NỘI ĐÊM TRỞ GIÓ (thơ Chu Lai, nhạc Trọng Đài), rồi CHỊ TÔI (làm nền trong bộ phim truyền hình nhiều tập Người Hà Nội; hình như phỏng theo truyện Phố Lính của Chu Lai), TRÊN ĐỈNH PHỦ VÂN (hai bài này có âm điệu của ca trù) …
        Càng về sau ML càng nổi tiếng và trở thành một siêu sao (diva) trong làng ca nhạc nội địa. Tuy nhiên tôi vẫn thích hình ảnh thơ ngây ngày nào của ML, hơn là một mợ ML trông hơi sồ sề và hát quá điêu luyện, mất chất nữ sinh ngày nào (trong khi Thanh Lan dù đã già, nhưng nhập vai trẻ ngày xưa, đại loại như Người Ở Lại Charlie (aka Anh Không Chết Đâu Anh) và Chiều Trên Phá Tam Giang … cùng chung với Nhật Trường, vẫn trẻ trung vẫn hay và làm rơi lệ nhiều người)

        wikipedia
        Mỹ Linh sinh ngày 19 tháng 8 năm 1975. Cô là một trong bốn giọng hát của phía Bắc, được báo chí tôn xưng một cách không chính thức là Diva Việt Nam bên cạnh Thanh Lam, Hồng Nhung và Trần Thu Hà.
        Sở trường là những ca khác mang phong cách Pop, Funk và R&B
        Tháng 8 năm 1993, Mỹ Linh cùng ban nhạc Hoa Sữa tham gia “Liên hoan các ban nhạc nhẹ toàn quốc” và đoạt giải nhì cùng với giải “Ca sĩ trẻ gây ấn tượng nhất liên hoan” với bài Thì thầm mùa xuân (của nhạc sĩ Ngọc Châu).
        Sau cuộc thi đó, cô bắt đầu sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp và Thì thầm mùa xuân cũng trở thành hit đầu tiên của cô. Sau đó cô tiếp tục thành công với Chị tôi (Nhạc: Trọng Đài, thơ: Đoàn Thị Tảo), Trên đỉnh phù vân (Phó Đức Phương) vào năm 1996.
        Năm 1997, Mỹ Linh tốt nghiệp hệ trung cấp, khoa thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội.
        [hết trích]

        Đánh cộng cần tìm hiểu kỹ về cộng, cho nên tôi không ngại ngần mà truy tìm lục lọi. Cũng có khi mình tìm ra được bài hay, ca sĩ hoặc nhạc sĩ như ý (ít nhiều). Quan trọng nhất là, biết thêm nhiều về quan niệm và khiếu thẩm mỹ của những người sống trong môi trường CS ra sao. Hiểu thêm hơn về họ, bởi họ cũng gắn bó một thời với những bài hát, ca sĩ, nhạc sĩ … thời họ đang sống.

        Có thông cảm qua hiểu nhau, mới dễ đối thoại, bởi có chuyện mà nói mà bàn thoải mái. Từ đó dễ có kết đoàn, bởi ít nhiều tìm ra được mẫu số chung quan trọng.
        Chẳng hạn đều là nạn nhân, như Nguyễn Duy kết luận trong bài thơ Đá Ơi : TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH / PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI !

        Chính xác 101 % !
        CS thắng, nhưng dân ngoài Bắc như Nguyễn Chí Thiện cực tả: GIẤY BÁO TỬ BAY ĐẦY MÁI RẠ / CHỈ CÓ CÁI LOA LÀ VUI .
        Trong Nam ư ? ANH TRỞ VỀ BẠI TƯỚNG CỤT CHÂN, hay HÒM GỖ CÀI HOA; còn “vinh quang” hơn thì ANH LÊN LON GIỮA HAI HÀNG NẾN CHONG (còn vợ thì NGÀY MAI ĐI NHẬN XÁC CHỒNG/ SAY ĐI ĐỂ THẤY MÌNH KHÔNG LÀ MÌNH; hay như Nguyễn Tât Nhiên có bài thơ đại khái nhớ sơ sơ NGƯỜI YÊU TÔI KHÓC NGẤT / CHIỀU NGHĨA TRANG BIÊN HÒA / CHO THƯƠNG TÀ ÁO TRẮNG ….)

        Thôi tâm tình như ri đủ rồi. Sắp đến 30 tháng tư, chính mình sẽ ngoài cười trong khóc !

        Tại sao cười ư ?

        Nhìn người mà ngẫm đến ta, nên “Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi” !
        Bởi ở xứ Hòa Lan 30 tháng tư hàng năm lại là NGÀY NỮ HOÀNG (Queen’s Day) !
        Dân chúng HL được nghỉ vui chơi, bày đồ cũ ra lề đường bán tự do, còn các cửa tiệm đóng chặt cửa.
        Du khách đông nghẹt, tấp nập trên bến dưới thuyền, bởi là dịp đến HL xem hoa: thật & giả, nhưng … biết nói !

        Lão Ngoan Đồng

        TB

        * THÌ THẦM MÙA XUÂN (nhạc sĩ Ngọc Châu; ca sĩ Mỹ Linh)
        http://www.youtube.com/watch?v=-WVvKkrx3HU

        * HÀ NỘI ĐÊM TRỞ GIÓ (thơ Chu Lai; nhạc Trọng Đài. ca sĩ Mỹ Linh)
        http://www.youtube.com/watch?v=1lDQdghuBZo&feature=related

        * CHỊ TÔI (thơ Đoàn Thị Tảo; nhạc sĩ Trọng Đài; ca sĩ Mỹ Linh)
        http://www.youtube.com/watch?v=Fpk_s8MnCrU&feature=related

        * TRÊN ĐỈNH PHÙ VÂN (nhạc sĩ Phó Đức Phương; ca sĩ Mỹ Linh)
        http://www.youtube.com/watch?v=m8IeKgWg21E&feature=related

        * VN Express Thứ ba, 21/4/2009: Nhớ phim ‘Người Hà Nội’
        Nghe “Chị tôi” của Nguyễn Trọng Đài tự nhiên muốn xem lại bộ phim “Người Hà Nội”. Hình như phim đó từ năm 96 hay 98 thì phải. Lúc đó còn quá bé để hiểu được mọi thứ. Có những khi cứ nghĩ sao không để khi người ta đủ cảm nhận và hiểu biết hãy cho xem, cho học, cho ngẫm nghĩ, ngẫm nghĩ đơn giản như việc phân tích một bài văn. Nhưng, có lẽ thế không đúng. Vì phải cho người ta trải qua, như thế để khi nhìn lại thấy mỗi giai đoạn có một cách cảm khác nhau. Càng lớn, càng sâu sắc hơn.

      • kbc 3505 says:

        Có một lần tình cờ tôi được nghe nửa bài “chị tôi” qua một giọng hát trẻ mà tôi khẳng định phải xuất thân từ miền bắc sau 1975. Rất ngạc nhiên vì đã từ lâu tôi chưa nghe giọng ca nữ nào hát hay như vậy ngoài TT trước kia. Mở link Lão Ngoan post tôi mới biết người ca sĩ đó là ML.

        Cám ơn Những chia xẻ của Lão Ngoan.

        Chúc Lão một week-end vui vẻ.

        kbc3505

      • Lão Ngoan Đồng says:

        QUÀ MỌN GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN :-) !

        Theo dõi kỹ sinh hoạt văn nghệ trong nước, ta có thể tìm ra được những viên đá qúi. Nếu biết chùi rửa, rồi chịu khó trạm trổ sẽ thành món “trang sức” đắt giá cho mình.
        (Nếu về nước hoạt động, sẽ dễ dàng bắt rể trong dân qua những chuyện trò vô thưởng vô phạt phi chính trị, nhưng là những cú “tồi tâm chưởng”, đánh vào lòng người ….
        Anyway phải chuẩn bị tất cả cho một lần lên đường sẽ tới)

        Theo tôi có một số ca sĩ hay nhạc sĩ đáng nói đáng để ý, nhưng dĩ nhiên mỗi người có một cách chọn riêng.
        Chẳng hạn Nguyễn Trọng Tạo với TIẾNG HÁT SÔNG QUÊ, qua giọng hát MINH PHƯƠNG hay ANH THƠ (được coi như những ca sĩ chuyên trị dân ca hiện nay trong nước); GIÁNG SON nữ nhạc sĩ kiêm ca sĩ với GIẤC MƠ TRƯA qua tiếng hát học trò THUỲ CHI, kết hợp với tài múa LINH NGA (với biên đạo múa/ choreographer Đặng Hùng) là những thí dụ điển hình.
        http://www.youtube.com/watch?v=o_OKOmCuTIE

Leave a Reply to Nguyễn Tuấn Anh