WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc “Chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng”

Cuốn sách “Chuyện tình của Liên Hòa Hòa Thượng” vừa xuất bản tại chùa Viên Giác, Hannover, Đức quốc là một cuốn sách độc đáo. Độc đáo vì tác giả là một cao tăng: Hòa Thượng Thích Như Điển.
Hòa

Thượng Như Điển giải thích cơ duyên đưa đẩy Thầy viết câu chuyện tình này là do thời gian tịnh thất tu học hằng năm tại Úc châu lần thứ 8 năm 2010 Thầy có cơ hội đọc cuốn “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong” của tác giả Nguyễn Hiền Đức. Cuốn sách có thuật lại chuyện tình một chiều của Quận chúa Hoàng Cô, em ruột vua Gia Long với một vị cao tăng đã gắn bó với triều đại nhà Nguyễn Gia Long từ khi còn bôn ba chống Tây Sơn cho đến khi lên ngôi Hoàng đế.

Hòa Thượng Như Điển đánh giá câu chuyện của tác giả Nguyễn Hiền Đức với những chứng cớ trưng dẫn có thể là sự thật nên Thầy đã dàn dựng phóng tác để qua đó nói đến những kín đáo của nhân sinh mà xưa nay ít có cây bút nào bàn đến. Thầy Như Điển thấy rằng trong văn chương cũng có vài tác phẩm về chuyện tình trong chốn thiền môn, nhưng – theo như Thầy biết – đều do thường nhân viết. Họ tiểu thuyết hóa qua tưởng tượng hay hư cấu theo chuyện có thật. Chưa có một tác phẩm nào nói đến tình yêu tại chốn sơn môn do một tu sĩ viết. Bởi nhiều lẽ, và lẽ đơn giản nhất là tu sĩ trên nguyên tắc thoát tục đi tu thì không nói đến chuyện tình . Hòa Thượng Như Điển cho rằng như vậy là chưa đào sâu cội nguồn tình cảm của con người, một thiếu sót tài liệu về mặt tu học và cũng là một thiếu sót về mặt văn học.

Mối tình trong “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong” của tác giả Nguyễn Hiền Đức kết thúc trong bi ai, nhưng không làm cho thiền môn nhuốm màu tục lụy. Thầy Như Điển nghĩ rằng có ai hiểu được tình yêu của Hoàng Cô, có ai hiểu được tinh thần của Liên Hoa Hòa Thượng trước một mối tình trong sáng như vậy … nếu không phải là một tu sĩ.

Hòa Thượng Như Điển lấy một quyết định quan trọng. Thầy tạm gác ra mấy tuần lễ để viết cuốn “Chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng”. Thầy nói với độc giả rằng, người tu sĩ vẫn còn một quả tim con người với những xúc động tự nhiên của nó. Nhìn khác đi là thần thánh hóa người khóac áo tu hành dù vị tu sĩ đã đạt đến một đẳng cấp nào được “người đời” trao tặng trong nghi lễ. Đi tu không phải là tìm cách diệt những cảm xúc đó mà chính là để thăng hoa nó, biến nó thành hoa, thành trái tô điểm cho cuộc đời. Và người nữ khi yêu thương một tu sĩ cũng chưa hẵn đã làm một việc sai trái.

Hiểu Hòa Thượng Như Điển như vậy, tôi thấy Thầy thật can đảm. Thầy đi vào hỏa ngục để cứu chúng sinh. Thầy đụng chạm đến vấn đề không một cao tăng nào dám đụng chạm để mang đến những lý giải cho những điều từ trước đến nay còn bỏ trống.
Câu chuyện thật có trong chính sử như sau: Vua Gia Long khi còn bôn ba ở Gia Định tranh giành ngôi vương với vua Quang Trung có thời gian cùng kẻ tùy tùng trú tại chùa Từ Ân, để Mẹ, vợ, các em và các con nương nhờ chùa Khải Tường trong tỉnh Gia Định. Hoàng Tử Nguyễn Phước Đảm, sau này là vua Minh Mạng sinh tại chùa Khải Tường năm 1791. Thiền sư Thiệt Thành – Liễu Đạt thuộc Thiền tông Lâm Tế trụ trì chùa Khải Tường. Tiếp cận với Hòa Thượng Liễu Đạt tại chùa Khải Tường, một người em gái của vua Gia Long thường được gọi là Hoàng Cô, đã thọ Bồ Tát giới với ngài, pháp danh Tế Minh – Thiên Nhựt đem lòng luyến ái ngài.

Sau khi vua Gia Long lên ngôi, Hoàng Cô theo anh về Phú Xuân (nay là Huế) mang theo mối tình thầm kín trong tim. Năm 1817 vua Gia long ban chiếu triệu thỉnh Hòa Thượng Liễu Đạt về làm Tăng cang chùa Linh Mụ, và mời Hòa Thượng vào cung mỗi tháng 8 kỳ giảng kinh cho Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu và các em, trong đó có Hoàng Cô. Năm 1820 vua Gia Long mất, vua Minh Mạng lên ngôi ban danh hiệu Liên Hoa cho Hòa Thượng Liễu Đạt. Lần lửa thêm mấy năm Hòa Thượng Liên Hoa quyết chạy trốn lưới tình của Hoàng Cô vây bủa. Năm 1823 nhân được tin sư huynh là Hòa Thượng Linh Nhạc tại chùa Từ Ân viên tịch Hòa Thượng Liên Hoa xin phép vua Minh Mạng trở về Gia Định thọ tang và giữ chùa Từ Ân. Lưu luyến mãi,nhưng vua Minh Mạng phải để Hòa Thượng trở về Gia Định.

Tưởng đã thoát nợ trần. Không ngờ Hòa Thượng trở về chùa Khải Tường đầu năm thì cuối năm Hòang Cô xin phép vua Minh Mạng vào Gia Định lấy cớ đi cúng dường để thăm Hòa Thượng Liên Hoa.

Sau mấy ngày ở dinh quan trấn thủ thành Gia Định cho phải phép Hoàng Cô cho lệnh sắp xếp bà ở lại chùa Từ Ân để bà được gần Phật cho đến khi bà hồi kinh.
Mấy ngày sau Liên Hoa Hòa Thượng nguyện đến chùa Đại Giác tại tỉnh Biên Hòa nhập thất hai năm. Sau khi Hòa Thượng đi, Hoàng Cô bỏ ăn. Sợ Hoàng Cô có mệnh hệ gì có lỗi với triều đình nên nhà chùa phải tiết lộ nơi Hòa Thượng Liên Hoa nhập thất cho Hoàng Cô. Lửa tình nung nấu , Hoàng Cô cho người kiệu đến chùa, quỳ ngoài thất xin Hòa Thượng Liên Hoa nếu không cho gặp mặt thì cho cô nhìn thấy bàn tay ngài và cô hứa sẽ hồi kinh ngay. Cầm lòng không đậu, Hòa Thượng Liên Hoa đưa bàn tay ra chiếc cửa sổ nhỏ dùng đưa thức ăn vào cho Hòa Thượng đang nhập thất, Hoàng Cô cầm tay ngài hôn và khóc sướt mướt, xong cô trở về chùa chờ Hòa Thượng xuất thế. Hoàng Cô nghĩ rằng khi để cho cô hôn bàn tay Hòa Thượng đã không còn tinh tấn tiếp tục tu hành.

Vài ngày sau Hòa Thượng Liên Hoa tự thiêu. Sau đó Hoàng Cô uống thuốc độc tự vận theo Hòa Thượng. Chùa Từ Ân thờ linh vị của Hòa Thượng Liên Hoa nơi dành cho các bậc xuất gia, và thờ Hoàng Cô tại bàn linh của người trần thế. Trong chùa luôn luôn có bóng người xuất hiện gây xáo trộn làm cho tăng chúng không tu hành được. Cho đến khi chùa mang hai linh vị thờ cạnh nhau chùa mới trở lại yên tịnh .
Hòa Thượng Như Điển nghĩ rằng không ai có thể hiểu được tình cảm khúc mắc và trong sạch của Hòa Thượng Liên Hoa và Hoàng Cô bằng một tu sĩ. Và Hòa Thượng Như Điển có thẩm quyền nhìn vấn đề một cách chủ quan như vậy. Thầy là một trong những bậc chân tu ít oi còn lại trong thời đại mạt pháp này. Thầy can đảm không ngại thị phi xuyên tạc cầm ngọc đuốc soi vào góc thầm kín nhất của nhân sinh.
Hòa Thượng Như Điển không nhiều lời miêu tả tâm hồn của Hòa Thượng Liên Hoa, nhưng bàng bạc độc giả cảm thấy như chia sẻ cơn sóng dữ Hòa Thượng phải trải qua suốt cuộc đời tu tập.

Nhưng với Hoàng Cô Hòa Thượng Như Điển đã soi rọi tận tình. Thầy hư cấu 15 lá thư tình của Hoàng Cô nói về “nỗi lòng” của cô với chính mình, với Mẹ, với Chị, với Vua và một lá thư đầy nước mắt viết cho Liên Hoa Hòa Thượng.

Thầy Như Điển viết: “… tôi mong tác phẩm này không làm hạ uy tín của các bậc Tăng cang Hòa Thượng thuở ấy hay ngay cả ngày nay, mà ngược lại qua câu chuyện tình này, ta thấy Liên Hoa Hòa Thượng đã thoát tục như đóa hoa sen tinh khiết nhiệm mầu khi bị nghiệp trần duyên ràng buộc. Còn Hoàng Cô, cũng là một nhân vật lịch sử, tôi thăng hoa cho bà siêu thóat. Mặc dầu tất cả “những lá thư tình” của bà đều do tôi viết. Nếu bà có đầu thai đâu đó, sẽ bảo tôi rằng ‘Tại sao ông Hòa Thượng này lắm chuyện thế …!’ Vì lẽ khi yêu thầm nhớ trộm một người, người ta khó có thể chôn hết nhưng ngôn từ vào lòng đươc, mà phải thổ lộ bằng giấy trắng mực đen thì mới có thể nói hết cõi lòng của mình. Nếu tôi có mạo phạm lời lẽ của một Công Chúa Hoàng Triều, thì mong tâm thức của bà đại xá cho …” (“Chuyện tình của Liên Hòa Hòa Thượng”, trang 624).

Viết cuốn sách Hòa Thượng Như Điển còn có mục đích “tùy căn cơ chúng sanh mà độ” để hoàng dương chánh pháp. Kinh Kim Cang là một tạng kinh dạy chuyện đời thường của Phật giáo nhưng lời lẽ cao siêu nên Phật tử tại gia ít ai để tâm nghiên cứu. Hòa Thượng Như Điển đã dùng cuốn “Chuyện tình của Liên Hòa Hòa Thượng” làm con thuyền chuyên chở nội dung kinh Kim Cang đến cho độc giả “tò mò thích đọc chuyện tình”.

Trong cuốn “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong” tác giả Nguyễn Hiền Đức không ghi Liên Hoa Hòa Thượng khi vào cung đã giảng kinh gì, và Hòa Thượng Như Điển tưởng tượng Hòa Thượng Liên Hoa đã giảng kinh Kim Cang. Qua 32 thời giảng và 103 trang giấy (128 – 130) Hòa Thượng Như Điển đã mang kinh Kim Cang đến cho độc giả của Thầy, trong đó có Hoàng Cô ngồi nghe Hòa Thượng Liên Hoa giảng kinh mà bồi hồi trăm mối tơ lòng.

Trần Bình Nam
April 28, 2012
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

—————————————-
Ghi chú:

Tôi được biết cuốn sách “Chuyện tình của Liên Hòa Hòa Thượng” của Hòa Thượng Như Điển khi đọc bài viết: “Hoàng Cô tình sử” của cô Thiện Giới – Hoa Lan. Bài viết của cô Hoa Lan biểu lộ một sự hiểu biết triết lý Phật giáo vững chắc, một văn tài, và sự thẳng thắn của cô khi tranh luận với Liên Hoa Hòa Thượng.

Qua “Hoàng Cô tình sử” tôi liên lạc với chùa Viên Giác để có một cuốn. Gặp may vào lúc Hòa Thượng sắp lên đường hoằng dương Phật Pháp 3 tháng tại Hoa Kỳ. Tôi được phép gặp thăm Thầy tại Nam California vào một ngày cuối tháng 3/2012 và nhận một cuốn sách Thầy cho. Sau đây là bài viết : “Hoàng Cô tình sử” của Thiện Giới – Hoa Lan.

–:o0o:–

Hoàng Cô tình sử
Đã lỡ hứa với lòng là từ đây nhất định sẽ không viết chuyện tình nữa, nhưng có lẽ mối dây ràng buộc của nghiệp trần duyên của tôi vẫn còn nên phải đành viết tiếp câu chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng và nàng công nương em gái vua Gia Long. Thiên tình sử kéo dài đến 40 năm với một tình yêu độc đạo, nghĩa là đường yêu chỉ có một chiều. Nàng yêu đắng, yêu cay trong tuyệt vọng vị Hòa Thượng làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ ở kinh đô Huế và cũng là sư phụ truyền Bồ Tát giới cho nàng. Để tránh mối tình ngang trái chỉ làm cản trở đường tu và sự trong sáng của mình, vị Hòa Thượng khả kính đã tìm cách trở về chùa xưa, Sắc Tứ Từ Ân ở Gia Định để tỵ nạn tình duyên. Nhưng Hoàng Cô – cô của vua Minh Mạng vẫn bám theo kiểu, cho dù chàng có đi đến chân trời góc biển nào, thiếp cũng khăn gói theo chàng.
Thế rồi đoạn cuối một chuyện tình đã kết thúc một cách thật bi ai, lửa và độc dược đã mang đi hai mạng người, nhưng Lửa Tam Muội của Hòa Thượng chỉ thiêu được xác thân phàm của ngài chứ không dập tắt được ngọn Lửa Tình cháy ào ào như thác đổ triều dâng của Hoàng Cô. Vì sau khi chết không siêu thoát thần thức luyến ái của Bà quá mạnh đã gây xáo trộn trong chùa để đòi yêu sách, được thờ chung với long vị của Hòa Thượng Liên Hoa cho đúng với câu:

Tu đâu cho Thiếp tu cùng.
Sau khi thành Phật ngồi chung một bàn.

Tưởng rằng bụi thời gian đã xóa nhòa đi tất cả, câu chuyện tình chỉ còn lưu lại trong sử sách mà thôi. Nhưng hơn 200 năm sau một vị Hòa Thượng đã khơi lại câu chuyện này bằng một phóng tác dài trên sáu trăm trang giấy, với những diễn biến lịch sử thời Trịnh Nguyễn phân tranh lấy sông Gianh làm ranh giới, đến thời nhà Tây Sơn nổi lên làm Chúa Nguyễn Ánh phải lánh nạn tại các chùa, từ đấy mới sinh ra câu chuyện tình đầy dấu chấm hỏi, chỉ có nhân vật trong cuộc mới thấu rõ nguồn cơn. Kẻ hậu bối này có vài điều không rõ, xin mạn phép viết cho Hòa Thượng Liên Hoa một lá thơ để mong ngài làm sáng tỏ vấn đề:

Berlin, ngày ….. tháng …. năm Nhâm Thìn (2012)
A Di Đà Phật.
Kính thưa Hòa Thượng Liên Hoa,

Con là một Phật tử của chùa Linh Thứu Đức Quốc, pháp danh Thiện Giới, bút hiệu Hoa Lan. Là đệ tử hàng tép riu của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác ( người đã nhập vai Hoàng Cô viết cho ngài 15 bức thơ tình đấy!).

Nhân duyên nào đã xui khiến cho con biết chuyện tình của ngài và Hoàng Cô? Đấy là thời thuyết pháp của Hòa Thượng Sư phụ con trong khóa Huân Tu Tịnh Độ tại chùa Núi Thứu, người đang giảng về Tịnh Độ Tông thao thao bất tuyệt bỗng thấy chúng con hơi lim dim bay bổng. Người bèn đổi đề tài hỏi chúng con muốn nghe tiếp hay nghe chuyện tình của Hòa Thượng Liên Hoa. Cả chánh điện im phăng phắt đồng ý với lời đề nghị như có lực hút của nhựa tình, chỉ một tiếng kêu yếu ớt đòi vãng sanh từ bên dưới vang lên mà thôi.

Sau khi nghe xong nội dung câu chuyện do một giọng đọc khá truyền cảm trình bày, chúng con thật xúc động và gần như quên bẵng Phật A Di Đà trong giây lát để chỉ nghĩ đến ngài và Hoàng Cô. Tại sao ngài phải đốt thân và tịnh thất sau khi Hoàng Cô ôm hôn tay ngài? Vị pháp thiêu thân? Vị quốc vong thân? Hay vì tình mà thiêu? Không ai hiểu được ngoài ngài!

Dĩ nhiên chúng con cũng đặt nhiều câu hỏi với Hòa Thượng viết chuyện tình của ngài. Một chị bên Thụy Sĩ đã hỏi, nếu trường hợp của Hòa Thượng rơi vào tình trạng như thế, Thầy giải quyết làm sao?

Hòa Thượng cười thật tươi, trả lời rằng, đời tôi không bao giờ có chữ Nếu! Thật ra trong đời tu của tôi cũng có rất nhiều người yêu tôi. Nhưng quý vị thấy đó! Giờ này tôi vẫn còn ngồi nơi đây.

Vâng, Hòa Thượng này sẽ tồn tại mãi mãi vì người đã giữ giới và hành trì kinh Lăng Nghiêm một cách nghiêm mật, không một kẽ hở nào cho sóng tình chui lọt vào trong. Nói thế không có nghĩa là con muốn ám chỉ ngài không trì tụng kinh Lăng Nghiêm rốt ráo. Chẳng qua ngài không tránh được mối dây ràng buộc của nghiệp trần duyên như lời Đại Lão Hòa Thượng Phật Ý chùa Từ Ân đã tiên đoán trước từ lâu.
Sau đó dư âm câu chuyện tình thê thảm của ngài vẫn len lỏi vào từng cá nhân, nhiều ít tùy theo nồng độ cảm xúc của mỗi người. Cho đến khi một chị ở Hòa Lan đến rỉ tai con nói nhỏ, có chị nào đó bỏ ăn tối, ngồi khóc vì thương cảm cho cuộc tình của ngài và Hoàng Cô, tại sao ngài phải tự thiêu, có phải tâm ngài bị động không? Vì con là chuyên viên gỡ rối tơ lòng, chuyên hàn gắn những cung đàn lỡ nhịp, nên vội vã xuống hiện trường xem xét tình hình. Chúng con tụ nhau lại thành một diễn đàn, đem hết các kinh điển đã thu thập được trong các khóa tu ra mổ xẻ đề tài của ngài. Chị nào đeo bảng hiệu “Tịnh khẩu” thì xoay mặt chữ vào trong để tranh cãi cho thoải mái.

Một chị bên Đan Mạch cho việc ngài giơ bàn tay ra ngoài theo lời yêu cầu tha thiết của Hoàng Cô là phạm giới. Ngài đã để sáu căn tiếp xúc với sáu trần, nên chiếu theo nhân quả Hoàng Cô phải ôm lấy tay ngài hôn, không thể nào khác hơn được. Cách hay nhất là án binh bất động đừng trả lời gì cả.

Chị khác ở Đông Bá Linh, chuyên luyện phim bộ đã đem chuyện Quốc sư Ngọc Lâm trong Thoát Vòng Tục Lụy ra dẫn chứng. Một giải pháp tuyệt vời để bắt cô thiên kim quận chúa phải tỉnh ngộ, trong đêm động phòng hoa chúc Cát Cát phải mặc áo cưới nặng nề đi kinh hành theo chú rể đến mệt nhoài, để thấy được sự vô thường của dung nhan. Cô Cát Cát này còn ngang ngược gấp mấy lần Hoàng Cô mà Quốc sư Ngọc Lâm vẫn trị được. Từ đó suy ra, gặp khổ đau ta phải nhận diện nó, ôm ấp rồi tìm cách nghiền nát ra thành tro bụi chứ không được lẩn tránh.

Một chị ở Tây Bá Linh nghĩ sự việc rất đơn giản, nếu Hòa Thượng Liên Hoa đã giảng kinh Kim Cang Bát Nhã Tâm Kinh cho hậu cung nghe thì khi bị Hoàng Cô hôn tay, ngài chỉ cần đọc câu “không dơ cũng không sạch” rồi cười ha hả là mọi việc đâu lại hoàn đấy, cần gì phải tự thiêu. Chị còn kể chuyện nhà thơ Bùi Giáng chẳng điên tí nào, khi ở trong Đại học Vạn Hạnh đã thử đường tu của một vị Hòa Thượng chuyên giảng kinh Kim Cang. Hôm đó Hòa Thượng vừa mua một đôi dép mới rất đẹp, nhà thơ Bùi Giáng đem giấu một chiếc dép trên tay và một cảnh tượng ngoạn mục là Hòa Thượng đuổi theo chạy vòng vòng trong sân trường đòi dép. Lúc ấy Bùi Giáng mới quay lại trả dép và nói với người, Hòa Thượng giảng kinh Kim Cang cái gì cũng không, tại sao chỉ mất một chiếc dép đã la toáng lên rồi.

Ngài thấy đó, diễn đàn của chúng con toàn những tay một bụng Đại thừa, họ giật “micro” tranh nhau phát biểu. Một chị ở gần Potsdam đã đem câu chuyện Ma Bà đậu phụ đốt thảo am ra kể, chẳng là sau 20 năm nuôi cơm cho Thầy tu học, bà lão họ Ma bán đậu phụ đã thử đường tu của Thầy bằng cách gửi cô cháu gái xinh đẹp đem cơm lên cho Thầy và dò hỏi lòng dạ của Thầy trước nữ sắc. Cô gái cho biết Thầy đã nhắm mắt lại không dám nhìn cô gái rồi đọc bài thơ ví mình như cành cây khô trơ trơ trước gió xuân. Bà lão tức giận đuổi Thầy đi rồi đốt thảo am vì thấy mình uổng công nuôi mà tâm Thầy vẫn chưa chuyển.

Một chị khác phụ họa theo kể chuyện hai sư huynh đệ sang sông gặp cô gái ngồi khóc vì sợ lội qua sông sẽ ướt hết áo. Sư huynh thương tình cõng cô gái qua sông, trên đường về sư đệ trách sư huynh mình đã phạm sắc giới. Vị sư huynh bảo, qua sông ta đã buông cô gái xuống rồi, chỉ có đệ mới còn vướng mắc mà thôi. May quá, cuộc hội thảo đến đây phải tạm ngừng vì tiếng chuông thỉnh chúng gọi chúng con lên chánh điện Niệm Phật và đi kinh hành.

Thưa ngài, vì lỡ hứa với chị bỏ buổi ăn tối ngồi khóc thương cho cuộc tình của ngài, sẽ viết thơ hỏi ngài một số điểm, con phải bỏ ra 2 buổi tối đọc cho hết 600 trang chuyện tình của ngài cùng 15 bức thơ tình của Hoàng Cô gửi cho ngài, để phản biện lại cái nhìn của một cư sĩ Phật Giáo đã bị Lửa Tình thiêu đốt gần 40 năm nay. May nhờ ánh sáng nhiệm màu của Phật Pháp soi sáng con mới tỉnh táo ngồi đây viết thơ cho ngài.
Hòa Thượng Liên Hoa ơi, nếu đời của vị Hòa Thượng viết chuyện tình của ngài không có chữ Nếu, đời con ngược lại chỉ toàn chữ nếu mà thôi. Xin cho phép con được dùng 2 chữ nếu với ngài:

1. Nếu con được nhập vai ngài, con sẽ không trốn tránh Hoàng Cô. Cứ nhìn thẳng vào mắt Bà rồi nghiêm khắc cho một bài Pháp thật hay, dĩ nhiên lúc nào cũng có sự hiện diện của các thị giả Mật Đĩnh hay Mật Hạnh để sự việc được trong suốt. Ngài không hiểu được câu “Khi yêu mới biết tình yêu là gì?” trong một bài hát nào đó, nên đã trốn chạy tình yêu của Hoàng Cô. Bà ta đã tốn bao nhiêu công sức và gian nguy đi từ Huế ra đến Gia Định tìm ngài, thế mà ngài chỉ gắng gượng theo lời khuyên của Hòa Thượng Viên Quang chùa Giác Lâm ở Phú Thọ tiếp kiến và hầu chuyện với Hoàng Cô được 2 buổi. Đến ngày thứ ba chắc không chịu nổi sự tấn công như vũ bão bằng những lá thư tình ghép chữ đối câu: “Liên Hoa Hòa Thượng” đối với “Hoàng Cô Cô Nương” rất chỉnh, nên ngài đã trốn đi nhập thất ở xa. Ngài không biết rằng tình yêu được ví như hình với bóng một trò đuổi bắt mà thôi, cái bóng Hoàng Cô sẽ không đuổi theo ngài nữa nếu ngài đừng tạo dáng tượng hình. Tình yêu đấy sẽ tiêu tan khi đối tượng là một cái không to tướng. Con nghĩ Phật pháp rất nhiệm màu, cái gì cũng giải được chỉ sợ ta không quyết tâm đấy thôi.

2. Nếu con được nhập vai ngài, khi Hoàng Cô quỳ lạy khóc lóc trước tịnh thất của ngài đòi xin gặp mặt không được, sau hạ xuống chỉ đòi nhìn thấy bàn tay ngài. Con sẽ khoan thai mở cửa thất đi ra an ủi vỗ về một chúng sanh đang đau khổ vì mình. Nếu cần sẽ cho mượn bờ vai để Hoàng Cô dựa vào khóc mùi mẫn trước sự chứng kiến của các cung nữ và thị giả của ngài. Theo tinh thần Đại thừa ta chỉ xét cái Tâm chứ không để ý tiểu tiết cảnh một vị Hòa Thượng trên 60 cho một Hoàng Cô 65 tuổi mượn bờ vai khóc cho vơi tình sầu. Có thể đáp án của con đưa ra quá thời đại, không thích hợp với 200 năm về trước trong chốn thiền môn của cung đình.

Qua bài kệ Niết Bàn của ngài viết bằng mực đen trên vách chánh điện: “Thiệt đức rèn kinh vẹn kiếp trần. Thành không vẫn đục, vẫn trong ngần. Liễu tri mộng huyễn, chơn như huyễn. Đạt đạo minh vui, đạo mấy lần.” Phía dưới có đề: Sa Môn Thiệt Thành – Liễu Đạt. Con tin là ngài đã liễu đạo, việc ra đi của ngài là do ngài đã mãn nguyện ở kiếp này rồi; không vì một vấn đề gì của sự sanh tử có thể chi phối ngài được cả.

Ai muốn cho ngài là cố chấp hay xử sự không phải kẻ trí, mà ngài là Tăng Cang trụ trì chùa Linh Mụ gần như Quốc sư của triều đình. Làm sao có thể kết liễu cuộc đời một cách nhanh chóng như thế ?… Hỏi là hỏi thế thôi … Ngài ơi!

Phần Hoàng Cô, con đành á khẩu không dám nói nửa lời. Nếu xét về nghiệp duyên tình ái Bà là cao thủ đáng mặt thượng thừa, nhưng là Phật tử thì than ôi chính ngài cũng phải bó tay với người đệ tử quá đặc biệt này. Nói cho cùng cũng nên thương cảm cho bà Hoàng Cô suốt đời bị nhốt kín trong lầu son gác tía, tình cảm bị đè nén đến tột cùng. Nhưng có điều con vẫn thắc mắc là trong 40 năm quy y tam bảo, nghe bao nhiêu Pháp, Hoàng Cô không ngấm được một tí gì Pháp nhũ hay sao? Nếu Bà lọt vào đạo tràng tu học của chúng con, bảo đảm với ngài chúng con sẽ cùng nhau giáo hóa Bà ấy bỏ cái tính Ma Đăng Già đó ngay.

Hiện nay chuyện tình của ngài đang được lưu hành trên internet, họ dàn dựng thành những bộ phim ngắn dưới dạng pps dùng photoshop để ghép hình ngài dưới ngọn lửa thiêu. Dĩ nhiên họ cũng không quên ghép hình Hoàng Cô lúc còn trẻ với nét đẹp tuyệt vời. Nhưng tất cả chỉ là biểu tượng vẽ vời, làm gì có ảnh thật mà chưng.

Thơ bất tận ngôn, con xin ngừng bút và kính mong ngài thứ lỗi cho những lời sai trái của một người trần mắt thịt. Không biết bây giờ hóa thân của ngài ở đâu? Ngài có trở về lại cõi Ta Bà này để độ chúng sanh không? Nếu có xin ngài hãy trả lời thư con.

A Di Đà Phật
Ký tên: Thiện Giới – Hoa Lan

 

29 Phản hồi cho “Đọc “Chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng””

  1. NGUYEN T. LONG says:

    Trước khi góp ý, xin thưa, tôi:
    1/ chưa đựợc đọc cuốn “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong” của tác giả Nguyễn Hiền Đức nên không thể biết được chuyện tình được kể trong đó khả tín về tính chính xác tới độ nào.
    2/ thấy cuốn truyện của HT Như Điển (NĐ) dầy quá nên… ngại, khỏng dám đọc. [Có thể xem trên mạng]
    3/ vậy, chỉ xin dựa vào dữ kiện trong bài của ông Trần Bình Nam đọc sách “Chuyện tình của Liên Hoa Hoà thượng” đăng ở trên.

    Trước hết là cái tên sách. Chuyện tình một chiều của bà Hoàng Cô lại hoá thành chuyện tình của hoà thượng Liên Hoa (LH) thì nghe khá lạc dẫn. HT NĐ để HT LH giảng kinh Kim Cang mà rõ ràng là vô hiệu với Hoàng Cô, sao không để HT LH giảng kinh Chiếc lưới ái ân (Kinh Pháp Cú – phẩm Ái dục) thì còn may ra… ! Ông TBN cũng cho hay “HT NĐ không nhiều lời miêu tả tâm hồn của HT LH”, trong khi phần đó mới là phần quan trọng nhất mà với cương vị là ngưòi xuất gia, thầy có thể “cầm ngọn đuốc soi vào góc thầm kín nhất” của người tu cho thường nhân hiểu. Ông TBN tiếp:”Nhưng với Hoàng Cô HT Như Điển đã soi rọi tận tình” qua hư cấu 15 lá thư tình. Về điểm này thì tôt hơn là HT NĐ nên nhường cho chúng sanh đang ngụp lặn trong ái hà, thiết nghĩ, thầy không qua được họ đâu !

    Chuyện thứ nhì tôi muốn đề cập là có một sự trùng hợp hy hữu (?) ở cuối chuyện (trong phần “Câu chuyện thật có trong chính sử” của ông Nam) với truyện của một tác giả Nhật Bản. Tình tiết này HT NĐ có ghi lại theo sách của tác giả NH Đức hay không thì tôi không biết.

    Mishima Yukio (1925-1970) năm 1954 có cho đăng lần đầu truyện “Mối tình của vị cao tăng chùa Shiga” (sau này được quay thành phim) dựa vào truyền thuyết chép trong bộ Thái Bình Ký, một tiểu thuyết lịch sử viết vào thế kỷ XIV ở Nhật. Ngược lại chuyện Hoàng Cô, truyện của M.Yukio nói về một vị lão tăng “mê” một bà Hoàng phi trong triều. Những biến chuyển tâm lý của họ được mô tả một cách rất là tinh tế. Và sau cùng là bà Hoàng phi chià tay ra ngoài rèm. Đó là sự trùng hợp mà tôi nói ở trên.

    [Bản dịch Việt ngữ truyện này (8 trang khổ A4) từ tiếng Nhật của Nguyễn Nam Trân lúc trước được phổ biến trên vnthuquan.net (năm 2007), Thư viện Hoa Sen hình như có đăng lại năm 2008.]

  2. Trần Lê says:

    Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, chùa Phước huệ ở Sydney, Úc, có in ấn và bán
    lịch treo tường ( loại có từng tờ một ) , trong đó ghi rõ từng ngày, như ngày phi công Phạm phú Quốc đánh phá Dinh độc lập, ngày đảo chánh Ông Diệm v.v. với lời lẽ rất nặng nề, sau mấy chục năm mà
    còn căm thù đến thế là cùng !

  3. Tân Phong says:

    Nghịch hạnh Bồ-tát

    Đây là điều lý thú khi tôi nghe bài giảng của Thày Khuông Việt: Có những vị Bồ-tát làm những hạnh nghịch để cảnh tỉnh chúng sinh; Tuy hành những hạnh nghịch, nhưng với tâm „cảnh tỉnh chúng sinh“ mà Bồ tát không „thoái hạnh“.
    Có vị nhận xét đúng là không còn chuyện gì để nghĩ bàn hay sao mà tác giả bài chủ đưa ra đề tài này? Nội dung đề tài dẫn đến cái gì?
    Từ buổi đọc truyện của Thày, cô Hoa Lan (Tra cứu Google thì có nhiều loại hoa lan sặc sỡ sắc mầu!) đã có bài viết chứa chan cảm khoái; Mà nguồn tri thức và cảm hứng thì rất giầu hương vị chưởng Tàu. Ôi một kiếp tu dài như rứa mà chỉ quanh quẩn để quay về cái thứ văn hóa nô dịch và vong quốc đó sao? Còn chăng tinh thần đạo Phật đầy sức cảm hóa thời các Chúa Nguyễn nương tựa như phương tiện Mở Cõi?

    Không bi quan trước cái gọi là „thời mạt pháp“. Đạo của Đức Phật từ bi mở đường giải thoát và ta không sợ chướng ngại gì khi lấy tâm mình ra để tiếp thu Người.
    Mọi lẫn lầm đều đáng thương hại.

    Thiện Hảo.

  4. côngtằngtônnửthịmẹt says:

    Ông TBNam hết ca ngợi ác tăng trí quang ,nay lại ca ngợi như điển.Một người đả gián tiếp giết một dòng họ và đưa đến mất nước vào tay Quỉ Đỏ,nay lại viết tự truyện với câu :”Từ trước (thời CH) không có gì thì nay (CS) ta củng không có gì “.Đúng là sắc không .Thầy còn muốn gì nửa ?Không nói láo,bịa đặt ,không giết người,…thầy hầu như pham giới (5) đơn giản của kẻ mới vào tu gần hết Còn thầy như điển thìkhoe vào phạt thất tịnh tu hai tháng để viết truyện tình hơn 600 trang ,Còn tu không ?Và sau mổi trang chuyện ,thầy có quán tưởng và có “băn máy bay” không hay có mơ ma nử chồn tinh nào vào mật thất làm chuyện mây mưa ,gơị cảm hứng cho thầy “sáng tác” 15 bưc thư tình của quân chuá (?) ướt nước(?).(nước gì ?) Adidà phật ! Thiện tai! thiện tai !
    Đăng văn Nhâm viết không sai về thầy kiêu căng ,ngả mạn ,thích tiền và thích kiếm tiền nhanh như điển (điện).ĐVN nói ,thật ra không tin lắm,tưởng ghét thầy mà bịa,nhưng nghe dỉa thầy thuyết pháp ,bật ngửa. khoe thông minh (đọc môt lần nhớ và chép lại y chang (như Ông MĐC ngaỳ xưa) ,biết5 – 7 thứ tiếng (dú có thật thông minh tột đỉnh,nhưng nhà tu có cần khoe không ? và thuyết pháp trước cử tọa có kẻ già người trẻ ,thầy cao ngạo kêu người ta là con hết,và đòi căng nọc đánh đít người ta nửa.,làm mấy cụ già nhăn mặt (Họ sợ ?).
    Hay cái là TBNam hết giới thiệu tự truyện thầy Trí Quang coi thầy như thánh sống làị giới thiệu chuyện tình thầy Như Điển với 15 bức thư tình nặng mùi…thiền ! Nếu nói theo nhà Phật ,tbn đảlàm công quả tốt …
    Thời mạt pháp cho nên có người thức giả khuyên là nên theo Phật ,theo Pháp mà tránh xa Tăng….Tăng quôc doanh hay tăng như thầy Như Điện,vv
    Thầy bây giờ làm business hơi nhiều,nghênh ngang một còi như ông thầy có phật từ bi và có TV phát hình,in băng chuyện để bán (ăn cắp bản quyền ?)…_Chùa thì thầy nào củng xây 2 cái,cái sau to hơn cái trước,to hơn cà chùa của các thầy khác,Nhưng PHÂTnào chứng ,nên chùa vẩn không CÓ PHẬT !
    Nammôadiđaphât.

    • butcun says:

      Thưa bạn
      Chuà bây giờ vào hệ thống franchise giống như Mc Donald hay Hungry jack.Ở Úc có một vài thầy lập chuà ở vài tiểu bang.Ở Perth có chùa Phổ Quang,ở Sydney có chuà Phổ Minh và thầy dự trù lập chuà ở Melbourne.Thầy đã thuê nhà dọn bàn thờ đem tượng Phật và nhất là thùng Phước sương do một ông sư trụ trì.Nhưng cuối cùng thầy tuyên bố dẹp tiệm vì thùng phước sương không đủ sở hụi và thầy thỉnh Phật trở về chuà chính.Thời đại tân tiến mấy thầy để máy tụng kinh và có TV để thầy nghiên kiú.Hiện tại mấy sư con quốc doanh made by VC tràn qua Úc khá nhiều.Số đi thỉnh ki ..tiền cứu trợ,lập chuà.Thiện tai.Đây là sự thật,nếu quý đạo hữu nào cuồng tín như bác TBN có chửi em xin chiụ

  5. Tân Phong says:

    Quang ảnh l ưu t âm?

    Thưa bác Mai Sơn,
    Câu hỏi của bác khá rộng; Xin trình bày thiển kiến.
    Phương châm của người tu hành là „giải thoát“ mà phương tiện là bồi dưỡng trí tuệ; Nên có câu „duy Tuệ thị Nghiệp“. Đại Thừa và Tiểu Thừa chỉ khác nhau về tuyên ngôn và cách thức tu tập; thực chất đều là „giải thoát“. Ý nghĩa của „giải thoát“, thực là „giải thoát chúng sinh khỏi u minh“ trong đó người tu đi đầu. Nguyên tắc tu là chống sát sinh, kể cả việc tự sát; Như vậy, việc tự thiêu là sự trốn chạy và chứng tỏ một bước lùi. Một vị cao tăng tất rõ rằng khi mình cắt đứt dây oan của tình ái thì cũng kéo theo một sự „sát sinh“ khác.
    Thày Thích Như Điển thường dẫn dạy môn sinh bài thơ của Hương Hải Thiền sư: „…, Thủy vô lưu ảnh chi tâm.“ – Liệu thiên phóng tác này có là „quang ảnh lưu tâm“ từ cuộc đời tu?
    Bàn về các Thày là điều nên cẩn trọng; Nhưng đã là sáng tác văn học thì việc coi xét cũng có thể tiến tới những điều tường tận.

    Kính,
    Thiện Hảo.

  6. Thích Nói Thật says:

    Cám ơn bác Nguyễn Tha Hương đã chỉ cho tôi con đường đến Viên Giác để đọc được những lời này: ‘Bắt đầu viết câu chuyện này từ ngày 22 tháng 11 năm 2010 tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi, nhân tịnh tu, nhập thất lần thứ 8 tại đây. Viết xong vào ngày 22 tháng 12 năm 2010 nhằm ngày 17.11 năm Canh Dần, nhân Lễ vía Đức Phật A Di Đà‘.

    Hê hê, như vậy là thầy Thích Như Điển đến tu viện Đa Bảo ở Úc để viết “Chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng”, chớ không phải đi tịnh tu nhập thất lần thứ 8, vì ‘tịnh tu nhập thất’ thì còn thời giờ đâu mà viết chuyện tình trong vòng 1 tháng với những lá thư tình hư cấu?

  7. maison says:

    Muốn đắc A-la-hán thì phải làm gì?
    Có thể đạt quả vị A-la-hán bằng con đường Tứ thiền hoặc Tứ Thánh quả. Nhưng muốn đi đường nào thì cũng phải sống độc thân, có vợ con mà tu đắc đạo là chuyện không bao giờ có. Vì Ái Dục và Niết Bàn là kẻ thù của nhau.

    Sự khác biệt giữa A La Hán và Bồ tát

    Nhà sư Liên Hoa tu theo pháp hạnh Bồ Tát hay A La Hán ?

  8. maison says:

    Kinh Trung Bộ I có đoạn ghi: “Này các vị Tỳ kheo, hãy quán thân này từ gót chân cho đến đỉnh đầu là một bọc da chứa đựng toàn là những đồ bất tịnh hôi thối như là: tóc, lông, móng, máu, mủ, đờm, nước miếng, nước tiểu, phân v.v…”.

    “Đức Phật muốn cho chúng ta thấy được thật tướng của thân thể này, để chúng ta khỏi phải mê lầm về nó.”

    Người tình Hoàng Cô của sư Liên Hoa cũng thế!

    “Chúng ta tu hành thì phải thấy được thật tướng của thân thể này là vô thường, là giả tạm, là bất tịnh. Khi chúng ta nhận chân được thực tướng rồi, chúng ta không dại gì làm nô lệ cho nó nữa, mà chúng ta chỉ biết mượn nó làm phương tiện để tu tập.

    Cho nên chúng ta không khổ vì nó. Còn ngược lại, đối với những người không nhận chân được thực tướng của thân thể này là bất tịnh, là vô thường, là giả có, thì người ta cứ mải mê làm nô lệ cho cái thân này hoài……., thật là đáng thương tâm cho họ.”

  9. VôVịChânNhân says:

    ”Chư pháp vôthường, nhấtthiết không,
    Kwáchnhiên vô thánh”, chúngsanh đồng!
    Gió chưa từng thổi, cờ không động,
    ”Bổn lai vô vật”, không hoàn không !!!

  10. Nguyễn Tha Hương says:

    Theo giáo lý nhà Phật, một người đã cởi bỏ chiếc áo trần tục và thay vào đó bằng chiếc áo nhà tu thì phải giữ đúng luật giới của kẻ tu hành chánh đạo:
    - Không dâm ô dưới mọi hình thức nào, ngay cả bằng ý tưởng hay lời nói.
    Hoà thượng Như Điển là một người đã đi tu lên chức Hoà Thượng (?), có nghĩa là 1 bậc cao tăng(?) sao ông lại viết chuyện tình phàm tục ? Cho dù chuyện tình này là một chuyện tình có thật và trong sáng.
    Ông viết : “Vì lẽ khi yêu thầm nhớ trộm một người, người ta khó có thể chôn hết ngôn từ vào lòng được, mà phải thổ lộ bằng giấy trắng mực đen thì mới có thể nói hết nổi lòng của mình. Nếu tôi có mạo phạm lời lẽ của một Công Chúa Hoàng Triều thì mong tâm thức bà đại xá cho.”
    Tôi thiết nghĩ, nếu như Công Chúa có đại xá cho Ông thì luật giới nhà Phật không bao giờ đại xá cho Ông vì ông là một người tu hành đã cởi bỏ chiếc áo trần tục rồi. Ông không thể mượn danh là nhà tu hành thông thái viết nhiều kinh Phật mà nói rằng đạo lý Đức Phật trong ông hơn người không có danh “Hòa Thượng ” như ông.
    Xin vào :
    http://www.viengiac.de/vi/index.php?option=com_content&view=article&id=387:chuyen-tinh-cua-lien-hoa-hoa-thuong&catid=43:doan-van&Itemid=103

    Luật của đạo Phật rất khe khắt trong vấn đề luyến ái đối với người đã xuất gia để bước vào con đường tu hành chánh đạo. Chỉ có tình thương người chứ không có tình luyến ái của trai gái. Do đó thầy Như Điển không thể thay thế Công Chúa để viết thư tình dù cho đúng tâm lý 100%
    Đúng là thời mạt pháp !!!
    Tôi thấy những người tu hành thời nay quả là siêu đẳng Phật, siêu đẳng Pháp và siêu đẳng Tăng : cười đùa với đàn bà con gái rất ư là phàm tục, lái xe mercedes ào ào trện đường phố.
    Ngày xưa những người tu hành khi đã khoác áo cà sa là không động đến tiền bạc. Chùa có hư hỏng thì tự các Phật tử gom góp tiền tu sửa. Các thầy tu khi tụng niệm hay tiếp chuyện với Phật tử lúc nào cũng giữ một khoảng cách và rất nghiêm túc trong lời nói và cử chỉ . Những hình ảnh này đã in sâu vào tâm trí tôi khi mẹ tôi dẫn tôi đến một ngôi chùa nghèo ngày xưa ở VN và tôi đã quy y khi tôi năm 13 tuổi. Khi qua Mỹ, tôi có đến rất nhiều chùa để nghe giảng kinh vì nghĩ tâm linh bình an thì thể xác cũng ảnh hưởng theo. Nhưng sau đó tôi đã thay đổi ý và không đến bất cứ một chùa nào cả vì tôi nghĩ : tu tại tâm và tâm tức Phật . Tôi ráng giữ cho mình đừng phạm vào những tội lỗi mà Đức Phật đã dậy và tìm đọc sách Phật của những nhà tu hành chánh đạo. Tôi có thờ Phật tại gia, Phật ở đâu cũng chỉ là hình tượng của Đức Phật mà thôi. Tôi có dặn các con tôi là trước khi và sau khi tôi nhắm mắt, các con tôi cứ tiếp tục đọc một câu :
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tác.
    Phật tại tâm và Tâm tức Phật.

    • maison says:

      Tu, là thoát rời các vọng động nhưng với sư Như Điển thì ngược lại; tu là tụ lại. Tụ lại thành khí ép.

      Khí tồn tại não nên phải bung ra.

Leave a Reply to Tân Phong