WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng….

Tôi viết bài này thể theo yêu cầu của chị HạtSươngKhuya, người mà tôi quen biết trên một diễn đàn paltalk và chưa một lần gặp mặt. Cũng trên diễn đàn này, thỉnh thoảng tôi được nghe chị chia sẻ quan điểm chính trị cũng như thưởng thức giọng ca thánh thót của chị khi có phần văn nghệ chen vào. Tuy vậy, tên thật ngoài đời của chị thì tôi hoàn toàn mù tịt và tôi cũng không tò mò.

Nghe chị chia sẻ, được thưởng thức giọng ca của chị đã cho tôi cái cảm giác lạc quan chen chút ấn tượng hay hay mà mườn tượng ra rằng người có giọng ca hay ắt phải có nhan sắc. Tuy là giọng ca tài tử nhưng đã có sức cuốn hút lạ thường, ngay cả giọng nói của chị cũng không chịu kém. Một chút gì đó nhẹ nhàng, một chút gì đó thân thiện nhưng thẳn thắng và tự tin, đây là nét đặc trưng trong phong cách của chị thì phải. Hơn thế, cái giọng nói ấy nó còn tựa như chất giọng của “người em gái hậu phương” Dạ Lan gởi đến “anh trai tiền tuyến” thủa nào trên đài Phát Thanh Quân Ðội ở thời chinh chiến xa xưa. Cái giọng của người em gái hậu phương Dạ Lan xa xăm ấy phải nói là không lẫn vào đâu được, nó chẳng những bộc lộ cái tình cảm thương mến ngọt ngào mà còn biểu thị những chăm chút âu lo cho từng đời lính trận mà hằng đêm từ 7 giờ đến 9 giờ tối, với chỉ vỏn vẹn 2 tiếng đồng hồ ngắn ngủi thế mà đã được hầu hết những người chiến sĩ VNCH trú đóng trên khắp bốn vùng chiến thuật thương yêu mong đợi, trong đó có tôi.

Riêng đối với chị HạtSươngKhuya, tôi vẫn thầm tiếc mỗi khi được thưởng thức giọng ca của chị, với chất giọng thánh thót, sắc nét và tròn trịa ấy nếu được đào tạo từ trường lớp theo quy chế chính quy thì cái chắc chị đã không còn là HạtSươngKhuya nhỏ bé khiêm nhường như cái nick name của chị mà đã trở thành Vì Sao Mai lừng lững trên vòm trời ca nhạc VN từ khuya rồi. Cũng cần nói thêm, chị Hạt Sương Khuya là phu nhân của anh LamSơn719, anh là một cựu sĩ quan của sư đoàn Nhảy Dù, một trong hai sư đoàn thiện chiến nhất của QLVNCH. Cũng như chị, thỉnh thoảng anh vào chương trình Paltalk đóng góp, nghĩ rằng, anh lấy nick name LamSơn719 chắc cũng có ngụ ý. LamSơn719 là tên của một chiến dịch do QLVNCH thực hiện mà đơn vị của anh được giao trọng trách làm nỗ lực chính được khởi động ngày 8 tháng 2 năm 1971 mà phải kết thúc nửa chừng vào ngày 24 tháng 3 năm 1971. Mục tiêu chính của chiến dịch này là làm sao phá tan cho được hệ thống hậu cần của bộ đội Việt Cộng tại Lào và cắt đứt đường mòn HCM tại thị trấn Xê Pôn nằm sâu trong núi rừng hiểm trở, cách biên giới Việt Lào 40 km về hướng Lào nhằm vô hiệu hóa mọi phương tiện tiếp tế của CS Miền Bắc cho các đơn vị của họ tại chiến trường Miền Nam.

Chiến dịch Lam Sơn 719 là một chiến dịch phải trả một giá rất đắt của QLVNCH, nó chỉ đạt được mục tiêu trong một thời gian ngắn ngủi rồi phải rút lui do các cuộc tấn công tới tấp của địch quân vào đội hình chính của mình. Nói về tổng thể đây là một cuộc hành quân đã không đạt được mục đích nếu không nói là bị thất bại mà nguyên nhân của nó là do tính chủ quan, một phần là dựa quá nhiều vào sự yểm trợ hỏa lực tưởng như dồi dào của mình mà xem thường phần yểm trợ hỏa lực của đối phương, một phần là do yếu kém về mặt tình báo cũng như bảo mật cùng với những mâu thuẩn trong hệ thống chỉ huy. Thiết nghĩ, anh dùng nick name LamSơn719 như để nhắc nhở đến một kỷ niệm đau đớn trong đời binh nghiệp của mình và của đơn vị mình chăng?

Trở lại với chị HạtSươngKhuya, số là sau khi trình bày nhạc phẩm Chiều Mưa Biên Giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông trong một diễn đàn nọ, chị có yêu cầu tôi, nếu được hãy viết một bài về người nhạc sĩ tài hoa nhưng cũng lắm truân chuyên này. Chỉ vỏn vẹn lời yêu cầu này thôi, thế mà tôi đã “hơi bị” khó xử khi nghĩ đến cái tật làm biếng của mình. Hình như, ngay lúc đó, tôi đã ừ ừ hữ hữ cho qua chuyện với những mong rồi chị sẽ dần quên!

Cho mãi đến hôm nay, đã gần 2 tháng, có thể chị ấy đã thật tình quên nhưng người muốn chị ấy quên là tôi thì lại phải nhớ và cái nhớ của tôi cũng có lý do của nó. Số là mới đây tôi có nhận được một email nói về “Paris xuống đường”, nói về cuộc biểu tình ngày 14-9-2011 tại Paris và kèm theo 1 cái link bao gồm hình ảnh cũng như bài viết tường trình ngày Paris xuống đường biểu tình chống lại âm mưu bành trướng bá quyền của TQ đối với Việt Nam mà tôi chắc là trong hàng lớp người biểu tình đó có sự hiện diện tích cực của anh chị LamSơn719 & HạtSươngKhuya. Lại nữa, trong Email gởi cho tôi người gởi có phổ biến bài viết “Paris Xuống Đường” của chị HạtSươngKhuya đã cho tôi xác quyết điều này.

http://vongngayxanh.wordpress.com/2011/09/17/paris-xu%E1%BB%91ng-d%C6%B0%E1%BB%9Dng/

http://vongngayxanh.wordpress.com/category/ti%e1%ba%bfng-hat-h%e1%ba%a1t-s%c6%b0%c6%a1ng-khuya/

Những hình ảnh, những khẩu hiệu được trưng lên để nói rõ với thế giới rằng, cách đây 53 năm (14-9-1958) Phạm Văn Đồng, thủ tướng nước VNDCCH đã đặt bút ký công hàm công nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc với mưu đồ tranh thủ sự ủng hộ của nước này trong cuộc chiến xâm lược miền nam VN của họ để cho đến nay phía TQ đã lợi dụng công hàm này như là 1 bằng chứng về chủ quyền biển đảo của họ. Báo chí, truyền thông cũng như trên các kênh truyền hình chính thống của TQ đã ra rả nhắc tới bản công hàm 1958 này và xem như Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ghi nhận và tán thành tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý, đồng thời đã chỉ thị cho các cơ quan nhà nước của CSVN có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Thực hư việc này như thế nào nó còn dính đến những cuộc họp mật giữa họ với nhau và cái chắc là họ sẽ chẳng bao giờ hé lộ cho dân chúng biết.

Hình ảnh mà tôi đoán mò về anh chị trong đoàn người biểu tình cũng như sự tích cực đóng góp tiếng nói của chị hòa cùng dòng người xuống đường nêu cao tinh thần yêu nước của người con dân VN xa xứ khiến tôi vô cùng xúc động. Thế là tôi dẹp cái “sở tật” qua một bên, làm quân tử nhất ngôn, quyết trả cho xong món nợ văn nghệ này. Tôi xắn tay áo, ngồi vào bàn phím kì cạch gõ, lẽ dĩ nhiên, nói gì thì nói, sau cùng tôi cũng phải nói lời cảm ơn đến chị, vì nhờ vậy mà tôi có được bài viết này.

“Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn, còn nhiều anh ơi”? Đây là đoạn kết trong nhạc phẩm Chiều Mưa Biên Giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Lời tán thán ẩn dụ này đã như vận vào đời của người sáng tác ra nó…. Với nhạc phẩm này tác giả tâm sự như sau:

Bản nhạc Chiều Mưa Biên Giới được viết vào năm 1956. Khi ấy tôi là trung úy trưởng phòng hành quân của chiến khu Đồng Tháp Mười là người có trách nhiệm đề ra những phương án tác chiến. Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt.

Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muối sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu…”

Nhạc phẩm Chiều Mưa Biên Giới là một nhạc phẩm hay, năm 1961 nhạc phẩm này đã được nghệ sĩ Trần Văn Trạch đem chuông đi đánh xứ người và đã được Ðài Truyền Hình Pháp, đài Europe số 1 thu âm, thu hình, gây tiếng vang ở Âu Châu. Sự kiện này dội ngược về trong nước khiến chỉ trong vòng vài tháng, giới yêu nhạc VN lúc bấy giờ đã nuốt trọn trên 60.000 ấn bản do nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam phát hành, phá kỷ lục số ấn bản lớn nhất kể từ trước đó cho đến thời điểm lúc bấy giờ.

Như con tuấn mã đang sung sức, thế mà nó còn được tăng lực bởi “Ðại nhạc hội Trăm Hoa Miền Nam” do chính nghệ sĩ Trần Văn Trạch trình diễn với dàn nhạc của Ðài Truyền Hình Pháp nên sự hâm mộ của giới thưởng ngoạn trong và ngoài nước càng được nhân lên và lan rộng. Nỗi vui mừng về đứa con tinh thần mang nặng đẻ đau với dáng vóc khôi ngô cùng niềm hãnh diện chưa bị nguôi ngoai thì bỗng đâu “mưa bay gió cuốn” ập đến với tác giả! Nó như cơn giông bất chợt đầu mùa ngoài biển khơi, gây cảm giác bất thường mà cũng đầy bất trắc cho người đi biển. Trong bài viết “Hình ảnh người lính khác, trong nhạc Nguyễn Văn Đông” của thi sĩ Du Tử Lê có cho biết như sau:

“Theo một bản tin được phổ biến trên trang mạng Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia thì, sau khi hai ca khúc “Chiều Mưa Biên Giới” và “Mấy Dặm Sơn Khê” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông được bằng hữu trong giới, trân trọng giới thiệu với quần chúng, tác giả đã gặp nhiều khó khăn từ Bộ Thông Tin Saigòn… Cụ thể, năm 1961, bộ này đã ra quyết định cấm phổ biến hai ca khúc vừa kể với lý do: Nội dung “phản chiến!” Có thể đưa tới sự sa sút tinh thần của những người lính trấn đóng ở những vùng hẻo lánh, núi non, biên giới…”

Cũng có nghĩa là, sau khi lệnh cấm của Bộ Thông Tin được ban hành và được phổ biến trên trang nhất của nhiều tờ báo lúc bấy giờ, tác giả đã phải chấp hành lệnh phạt theo quân kỷ với lý do là đã không tuân hành huấn lệnh quy định, huấn lệnh ấy là: Bất cứ một quân nhân nào, khi sáng tác văn, thơ, nhạc đều phải trình qua giới chức có thẩm quyền của Bộ Quốc Phòng để được xét duyệt và cấp giấy phép trước khi cho phổ biến.

Vì không chấp hành đúng theo quy định này tác giả đã phải nhận 15 ngày phạt trọng cấm cũng như không được phép xuất hiện trong mọi sinh hoạt văn nghệ nơi công cộng dù rằng tác giả đang đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong quân đội. Sự kiện này đã tạo nên một loạt phản ứng từ phía quần chúng, những người mến mộ, họ đứng về phía tác giả, bênh vực những khát khao thầm kín về một đất nước thanh bình, về những cảm nhận mang tính nhân bản mà tác giả đã thầm gởi gấm trong nhạc phẩm của mình. Sự kiện này đã kéo theo hàng loạt những phản ứng buộc báo giới cũng phải nhập cuộc.

Cho mãi đến bây giờ, qua bao nhiêu lớp sóng phế hưng, bao nhiêu thăng trầm dâu bể với bao thay đổi về lối sống, nếp nghĩ, về cách cảm nhận nghệ thuật và ngay cả phong cách thưởng thức âm nhạc của quần chúng, ấy vậy, khi ngoảnh nhìn lại, người ta vẫn không thể nào phủ nhận được những giá trị nhân bản của những nhạc phẩm viết về lính của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông, thậm chí ngay cả những người lính của phía đối nghịch cũng chấp nhận nó một cách tự nhiên để rồi nghêu ngao hát như hát cho chính mình, dù rằng chân dung của người lính VNCH đã được tác giả minh họa trong những nhạc phẩm ấy. Hãy nghe một anh Bộ Đội hiện đại mến mộ nhạc phẩm Chiều Mưa Biên Giới gởi gấm tâm sự của mình.

Theo tôi, chả có lý do gì mà cấm không cho phép người Việt mình hát, bộ đội mình hát ca khúc Chiều mưa biên giới cả. Cho dù là người lính Việt Nam cộng hoà hay người lính cộng sản cũng đều mang chung những tâm trạng như vậy cả thôi. Chiến tranh dưới con mắt của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, nguyên là một người lính Việt Nam cộng hoà, vẫn không có gì là tốt đẹp cả.

Có lần tôi được nghe kể rằng người trình bày ca khúc Chiều mưa biên giới hay nhất là Trần Văn Trạch, tuy nhiên tìm được bản thu của ông này trên mạng giờ hơi khó nên tôi chỉ có những bản thu của Hà Thanh, Bảo Yến, Ngọc Huyền, Thanh Tuyền, Giao Linh, Mai Thiên Vân mà thôi. Trong số những con người này, không hiểu sao tôi thích nghe nhất là giọng Ngọc Huyền (ca sĩ cải lương ngày xưa ở SG), hát trong chương trình Asia 48 – 75 năm âm nhạc Việt Nam. Không biết cuộc sống sau khi sang Mỹ có gì vất vả khổ sở không mà trong chương trình ấy, Ngọc Huyền hát hai bài, bài còn lại là Dạ cổ hoài lang, đều rất tâm trạng, thậm chí còn khóc trên sân khấu.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh năm 1932 tại Sài Gòn nhưng cha mẹ ông gốc ở Tây Ninh. Thuở nhỏ, ông học nhạc với một thầy giáo nhạc người Pháp. Là một nhạc sĩ của dòng nhạc tình miền Nam ông chẳng những hát mà còn sử dụng được nhiều nhạc cụ như kèn, trống, mandoline và guitare Hawaiienne. Trong sự nghiệp văn nghệ của mình, ở mỗi đoạn đường ông đi là một đóng góp tích cực cho khu vườn văn nghệ nghệ thuật nước nhà, ông đã trải qua biết bao nhiêu giai đoạn sinh hoạt văn nghệ nổi bật. Ở thập niên 50, ông đã từng là Truởng Đoàn văn nghệ Vì Dân, một đoàn văn nghệ quy tụ một lực lượng ca nhạc sĩ tên tuổi lúc bấy giờ, ngoài ra ông cũng còn tổ chức và điều khiển các chương trình Đại nhạc hội tại Sài Gòn cũng như khắp các tỉnh ở Miền Trung và Miền Nam. Năm 1958, ông là trưởng ban ca nhạc Tiếng Thời Gian của Đài phát Thanh Sài Gòn, đến năm 1959 ông là trưởng ban tổ chức Đại hội thi đua Văn nghệ toàn quốc ở cấp quốc gia và đã quy tụ trên 40 đoàn văn nghệ đại diện cho cả miền Nam cùng tranh giải suốt 15 ngày đêm tại Sài Gòn. Ông cũng từng nhận giải âm nhạc quốc gia, một giải thường do bà Ngô Đình Nhu trao tặng. Ngoài ra ông còn là giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca nổi tiếng, với sự cộng tác bởi những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân… cho ra đời nhiều chương trình ca nhạc, các vở tuồng, cải lương. Chính ông là người đã tiên phong thực hiện album riêng cho từng ca sĩ mà trước đó chưa từng ai làm. Ông đã thực hiện loạt băng nhạc Sơn Ca nổi tiếng do các ca sĩ đã thành danh lúc bấy giờ hợp tác như: Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu, Phương Dung, Giao Linh … và một số album riêng cho Trịnh Công Sơn.

Ngoài bút danh quen thuộc Nguyễn Văn Đông, ông còn có nhiều bút danh khác như Phượng Linh, Phương Hà, Đông Phương Tử. Với 2 bút danh Phượng Linh và Đông Phương Tử ông đã viết nhạc nền và làm đạo diễn cho những tuồng cải lương nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975 như: Nửa đời hương phấn, Đoạn tuyệt, Tiếng hạc trong trăng, Mưa rừng v.v..

Những nhạc phẩm nổi tiếng về người lính VNCH đã được ông sáng tác như: Chiều mưa biên giới, Phiên gác đêm xuân, Mấy dặm sơn khê, Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp, Lá thư người lính. Riêng “Chiều mưa biên giới” và “Mấy dặm sơn khê” cũng đã gây cho ông nhiều khó khăn như đã nói trên.
Nhạc sĩ cũng chính là người thầy, người đở đầu cho những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Tuyền, Giao Linh và Hà Thanh.

Về đường binh nghiệp của mình, ông đã trải qua những giai đoạn sau: Năm 1946 ông vào thụ huấn trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Năm 1950 ông được cử theo học khóa 4 trường Võ Bị Sĩ Quan Vũng Tàu và tốt nghiệp thủ khoa với cấp bực thiếu úy năm 1952. Sau đó lần lượt ông theo học các khóa “Ðại Ðội Trưởng” tại Trường Võ Bị Ðà Lạt, khóa “Tiểu Ðoàn Trưởng” tại Trường Chiến Thuật Hà Nội. Năm 24 tuổi ông nắm chức vụ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Trọng Pháo 553, xem như ông là một tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của QLVNCH lúc bấy giờ.
Trải qua nhiều chức vụ, nhiều đơn vị và đồn trú ở nhiều địa bàn để rồi cuối cùng ông thuyên chuyển về Saigon, giữ những chức vụ khá quan trọng. Cấp bực cuối cùng trong Quân đội của ông là đại tá, chức vụ cuối cùng trong Quân Lực VNCH của ông là Trưởng khối lãnh thổ Bộ Tổng Tham Mưu. Ông cũng từng được trao tặng Bảo Quốc Huân Chương.

Khi biến cố Tháng Tư 1975 xảy ra, như hầu hết những sĩ quan QLVNCH khác, ông bị tù cải tạo. Năm 1985, sau gần 10 năm lao khổ ông được trả về với lý do bị bệnh sắp chết nên được thả ra cho gia đình đem về nhà chôn cất! Nghe nói, gia đình phải võng ông về. Về sự kiện này, ông có tâm sự:

Khi trở về, tôi mang theo nhiều chứng bệnh trầm trọng, tinh thần và thể xác bị suy sụp. Chắc có lẽ, Trời Phật đã nhìn lại mình mà cho mình sống, dù là một đời sống lây lất, cho đến ngày hôm nay”
“Suốt 30 năm qua, tôi không tham gia bất cứ hoạt động nào ở trong nước cũng như ngoài nước. Tôi hy vọng rồi đây theo thời gian mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Đặc biệt trong lãnh vực văn hoá, văn nghệ, tôi nghiệm rằng những gì có giá trị nghệ thuật, dù bị vùi dập vì sự ganh tị hay hiểu lầm, sẽ có ngày được mang trả lại vị trí đích thực của nó. Tôi chỉ tiếc đời người ngắn ngủi mà tôi đã phí phạm quãng thời gian dài 30 năm. Thật lấy làm tiếc!”

Chiều mưa biên giới anh đi về đâu ?
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt
Người về bơ vơ

Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang
Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn
Cờ về chiều tung bay phất phới
Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ
Bầu trời xanh lơ

Đêm đêm chiếc bóng bên trời
Vầng trăng xẻ đôi
Vẫn in hình bóng một người
Xa xôi cánh chim tung trời
Một vùng mây nước
Cho lòng ai thương nhớ ai

Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay
Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng
Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng
Người tìm về trong hơi áo ấm
Gợi niềm xa xăm

Người đi khu chiến thương người hậu phương
Thương màu áo gởi ra sa trường
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi
Nhạc viết về lính của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông như đời lính của ông mà nhạc phẩm Chiều Mưa Biên Giới là một điển hình. Nó nói lên tâm trạng thật của đa số người lính tác chiến ngoài mặt trận, nó không cổ võ lòng thù hận cũng không mảy may tâng bốc hay ca tụng những giết chóc của súng đạn, nó chỉ khiêm nhường nói lên thân phận của người trai thời loạn là cầm súng bảo vệ cuộc sống thanh bình của người dân khi bị ai đó xâm phạm. Người lính của Nguyễn Văn Ðông là thế, nó bình thường, nó đúng nghĩa một người lính….

© Sông Lô

© Đàn Chim Việt

 

34 Phản hồi cho “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng….”

  1. CôngĐài says:

    Kính gởi bạn Lâm Vũ và Lại Mạnh Cường – Đọc những phản-hồi của hai bạn qua lại với nhau, coi bàn dân thiên-hạ không có kí-lô nào cả. Đùa thôi, đừng vội giận.Thấy hai bạn thân-mật nhắc chuyện CVA – tuy tôi không phải là cựu-học-sinh CVA, mà là Quốc-Học Huế, năm cuối trung-học (đệ Nhất C) niên-khóa 1959-1960 – thấy hay hay, có chút hoài-cảm của đời học-sinh đã 53 năm. Nhưng đó là chuyện dài đời học-sinh, để khi có kẻ tung người hứng mới có dịp thổ-lộ. Bây giờ, với phản-hồi này, tôi chỉ muốn đề-cập đến ‘ sợi chỉ đỏ ‘ mà hai bạn đang nói đến. Tôi có học thần-học Cơ-đốc-giáo từ 6 năm nay, thấy những tài-liệu…thường nhắc đến ‘ sợi chỉ hồng nhất-quán của Kinh-thánh ‘ …, là những nhận-định của nhiều thần-học-gia Cơ-đốc, và trước đó, của một số Giáo-phụ của Hội-thánh đầu-tiên (từ thế-kỷ 2 AD [ sau JC ] trở đi). Không biết Đảng CS và Kinh-thánh, bên nào đã mượn của ai những từ-ngữ trên. Mong vị nào có thì-giờ truy-cứu – xét cũng có ích – tôi thật cám ơn. Chào.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Dear CôngĐài,

      Bạn đùa … dai có duyên tệ thì thui :-) !
      Mới đọc làm tui teo dzế quá xoá ể :-( !
      Bravo bạn đã tham gia ĐỐ CHƠI ĐỂ …. CHỌC :-)) !

      Tra cứu chơi trong internet tìm ra một lô cái hay hay trình làng nhé:

      Wikipedia tiếng Viêt : Kim chỉ nam & sợi chỉ đỏ

      KIM CHỈ NAM: theo định nghĩa là kim có nam châm dùng để chỉ phương hướng.

      Khi nói về chủ trương, đường lối …và nói một cách văn vẻ hơn, nó còn có ý “điều chỉ dẫn đường lối đúng”. Thí dụ: Chính sách của Đảng là kim chỉ nam cho mọi công tác của chúng ta.

      Về nguồn gốc cụm từ liên quan đến việc phát minh ra la bàn, lịch sử la bàn bắt đầu từ hơn 1000 năm trước Công nguyên. La bàn đầu tiên được gọi là “kim chỉ Nam” do người Trung Hoa phát minh ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Kim chỉ nam ngày xưa khác la bàn ngày nay chủ yếu là hình dáng, nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. Lúc đó người ta đã biết đồng là kim loại không có ảnh hưởng đến từ trường do đó, không làm lệch hướng của kim nam châm. Phần muỗng tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cán của kim chỉ nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im (cân bằng tĩnh) cán muỗng chỉ hướng Nam. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ “chỉ Nam” chớ không dùng chữ chỉ Bắc (!?). Xem bài Lịch sử la bàn. Cũng có quan niệm cho rằng, người ta không gọi là kim chỉ bắc mà lại gọi kim chỉ nam là vì kim này được phát minh từ rất xưa, được quân của Vũ Vương sử dụng để chỉ đường xuống phương Nam đánh nhà Ân Thương. Vì họ đánh xuống phương Nam nên họ cho “cái đầu kia” quan trọng hơn “cái đầu này” (!?).

      Một chi tiết khác thú vị được nêu trong Việt sử tiêu án, vào thời Hùng Vương (Ngô Thời Sĩ- Trang 5): Nước Việt ta khi mới vào công nhà Chu, tự xưng là họ Việt Thường, dâng con bạch trĩ, chín lần đổi trạm mới đến được, ông Chu Công uý lạo cho về, cho 5 cỗ xe đặt kim chỉ nam để chỉ lối về…

      SỢI CHỈ ĐỎ: Chuyện thần thoại Hy Lạp kể rằng trong cuộc chiến chống lại Minotaure một con quái vật ăn thịt người, chàng anh hùng Thésée đã bị lạc vào một mê cung. Nhưng nhờ đi lần theo một sợi chỉ do nàng Ariane tặng, chàng đã tìm được đường ra khỏi mê cung ấy. Từ chuyện này, đã sinh ra thuật ngữ “sợi chỉ đỏ” nhằm nói đến một ý tưởng thống nhất, xuyên suốt một câu chuyện hoặc một tác phẩm, một bản văn… Trần Đình Hiệp (thảo luận) 03:18, ngày 07 tháng 11 năm 2005 (UTC)

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Thưa bạn CôngĐài,

        Tôi nhớ có ai nói rằng: CÔNG SẢN LÀ ĐỨA CON NGỖ NGHỊCH CỦA KITÔ GIÁO !

        CS bắt chước Kitô giáo nhiều thứ lắm, như tôi đã từng thưa đại cương trong góp ý trước, nhưng chúng lại VÔ THẦN, trong khi Kitô HỮU THẦN.

        Thực ra chúng cũng hữu thần, nhưng thượng đế với thần thánh của chúng chính là những tay tổ CS, như Mác, Lê, Stalin, Mao, Hồ, cha con nhà họ Kim ở Bắc Hàn, anh em Castro ở Cuba … !
        Vì thế người ta mới bảo, CS là một đảng chính trị đội lốt tôn giáo.

        [Ở VN ta cũng có đạo Cao Đài và Hòa Hảo, vào thời xưa chính là những tố chức chính trị trá hình, nói đúng hơn là các hội kín đội lốt tôn giáo, để hoạt động chống Pháp.
        Bởi thế các giáo phái này có quân đội riêng, đánh nhau "tưng bừng"; cũng như các vị chức sắc trung ương tham gia chính trị "như điên" trong quá khứ.
        Đúng ra đạo Hòa Hảo là chi phái của đạo Bửu Sơn Kỳ hương, vốn chuyên lo việc đạo ko dính tới chính trị (sáng lập bởi Đức Phật thày Tây An tên húy là Đoàn Minh Huyên); cả hai nếu nhìn kỹ thì cũng chỉ là một nhánh của Phật giáo]

        Trở lại CS ta thấy “ăn cắp” từ Kitô giáo đại khái một số điểm:

        - độc thần qua tính độc tôn nhất thống giang hồ, ko công nhận bất cứ một đảng phải nào khác.
        - trò phê và tự phê là biến thái của xưng tội.
        - đại hội đảng coi thể tạm coi như một biến thể của công đồng Vatican.
        Thời chiến thì lâu lâu mới tổ chức đại hội; thời bình cứ 5 năm một lần, để quyết định cho kế hoạch kinh tế ngũ niên.

        Cũng nói thêm chính vì thế mà CS ghét Kitô giáo như đào đất đổ đi, kẻ thù không đội trời chung !
        Chính hòa thượng Quảng Độ đã từng khẳng định: CS coi Phật giáo như cứt gà khô. Hảy mạnh một cái là rơi ngay khỏi áo quần. Nhưng chúng coi Kitô giáo như cứt gà sáp (ướt). Dính vào áo quần, dù có rửa mãi cũng không sạch !

    • Lâm Vũ says:

      Cám ơn bác CĐ đã nhắc khéo. Yêu mến trường xưa có lẽ cũng là một tình cảm phổ cập, không riêng cho học sinh một trường nào. Tôi nghĩ vì sau thời trung học, mỗi người đột nhiên trở thành “người lớn”, bắt đầu phải nhức đầu mỏi mệt vì phải nghĩ đến chuyện “lập thân”, nhất là trong thời chinh chiến của chúng ta. Do đó mà ta cứ nuối tiếc mãi thời học sinh vô tư…

      Cũng xin cám bác CĐ cho biết từ ngữ “sợi chỉ đỏ” được các nhà thần học Cơ Đốc dùng từ thế kỷ 2. Xen ra ý nghĩa “gốc”/”xưa” của nó cũng không khác cách dùng để chỉ cái “nhất quán” trong ý thức hệ CS.

      Kính

      LV
      TB. Ai cũng biết tuy mở miệng ra là chê bai các tôn giáo, nhưng “đảng ta” mượn đỡ của các tôn giáo, đặc biệt là Cơ đốc giáo, nhiều thứ lắm. Chí có những điều cố yếu như lòng bác ái (yêu người khác), tôn trọng phẩm giá con người thì “đảng ta” lại không chịu “mượn”. Thế mới phiền!

  2. G. Phan says:

    Chiều mưa biêngiới” là ca khúc tiêu biểu cuả NVĐ,nhưng có nhận xét cho là Hải ngoại thương ca” mới là ca khúc hay nhất về melodie,kỹ thuật và cả lời ca.Hà Thanh là ca sĩ trình bày được những cái hay này:
    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=CgQXH7jqkA

    • NON NGÀN says:

      HẢI NGOẠI THƯƠNG CA

      Thật sự ca khúc “Hải ngoại thương ca” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng rất chân tình, dạt dào, phấn chấn, tự tin, nên theo tôi cũng có thể gọi được là “Tình tự ca dân tộc”, “Non nước ca” hay đại loại một tên gọi gì đó khác cũng na ná như vậy. Cám ơn nhận xét của G. Phan.

      NGÀN KHƠI

  3. DâM Tiên says:

    Bài này có một điệm sai về quân sự. Chắc chắm là sai.

    Những chiến dịch ngoại biên, sang Cambot, sang
    Lào…(Ta sắp đi đến đâu, địch biết đến đó!)

    đều là ” cố vấn” chỉ đạo, nhằm làm suy nhược QLVN
    CH,chuẩn bị cho ngày 30.4.75 ( hay một ngày nào
    cùng ý nghõa như thế). — Nói rằng QLVNCH sang
    Lào đánh phá hậu cần CS, là sai. (Thằng Mỹ nó cho
    Lào trung lập, mở hành lang xâm nhập cho CS BV,
    mà còn…đánh phá hậu cần cái gì nữa ? ( DâM)

    • thiênhà.đặng says:

      Không Sai !
      Campuchea và Lào ,tuỳ là Trung lập nhưng trung lập thân cộng . Cà 2 đều dựa và TC. (Sihanúc ở luôn tại TC)..Dó đó trong chién tranh VN,chúng đểcho VC mượn đường tiếp tế,xây hậu cần để từ đó xúấtphát đánh miên Nam.Thua lại rút về Cappuchea hay Lào an toàn
      Cho nên chiến dịch LamSơn không sai. Phải phá vở hậu cần của cộng Việt,triệt đường tiếp tế ,phá “an toàn khu” của chúng là đúng.Sở dỉ thua vì nhiều nguyên nhân,không thể đổ lổi hết cho Mỷ. Có thể là tình báo VC gỉỏi hơn ta,có thể là ta không giử được bí mật hành quân.
      Bình tinh xét đoán sự việc. Không vì LamSơn 719 mà QĐVNCH ýếu đi .Nhưng Thua thì vân chấp nhận thua….
      Có như vây DÂM mới DÔNG được qua Mỷ và góp ý “cà khịa”với VNCH và Mỷ trong lúc vẩn khoái ăn đồ Mỷ.
      VC củng chưỏi Mỷ và VNCH tỵ nạn ,nhưng vẩn thích sống ,học hành và làm việc ở Mỷ…
      Đó là TỰ DO…

    • Vui Nguyễn says:

      Này tên cả đẫn kia,
      Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe !
      Đừng làm thùng rỗng kêu to mà thiên hạ cười !
      Nhớ chia bớt cái ngu dốt đần độn cho thiên hạ với. Đừng khư khư ôm lấy một mình ! Nghe chữa ?!

  4. Người San Jose says:

    Ăn cơm Quốc-gia, thờ ma … phãn chiến !

    Người San Jose

  5. maison says:

    男兒.古來征戰兮: Nam nhi cổ lai chinh chiến hề : Là người trai xưa nay việc chinh chiến là sự thường.

    Anh đi chiến dịch, Nhạc sĩ Phạm đình Chương

  6. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa tác giả và bà con,

    Tình cờ đọc thoáng chơi bài chủ, nhưng xem phần bàn luận, với những link dẫn của nick maison, khiến tôi cảm khái vô ngàn ! Thì giờ eo hẹp, lại từng vài lần bù khú với bạn hữu trên web DCV Online về nhạc lính, khiến tôi cầm lòng ko đậu, đành viết vài hàng cảm nghĩ riêng nơi đây.

    Xứ ta chiến tranh liên miên, cũng như cần mở mang bờ cõi về phương Nam, nên vai trò NGƯỜI LÍNH coi như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt thời Việt sử cận và hiện đại.

    1/
    Ngay từ lúc còn bé tôi đã rất thích bài TRẤN THỦ LƯU ĐỒN, tả cảnh người LÍNH THÚ NGÀY XƯA, được ban văn nghệ học sinh trường Chu Văn An trình diễn rất sống động nhân dịp Tết Nguyên Đán, tại rạp hát Văn Hoa Đakao, hình như hồi đầu thập niên 60. Đây chính là cây đinh “bù-long” của buổi trình diễn ngày đó thì phải. Ban văn nghệ học sinh CVA thời di cư vốn nổi tiếng qua nhạc cảnh này. Họ còn diễn những vở khác cũng khá ăn khách (hình như kịch về Việt sử của nhà viết kịch nổi tiếng Vũ Khắc Khoan), nhưng tôi thấy khán giả vỗ tay muốn bể rạp hát, bởi tính cách duyên dáng, trào lộng dân giã, chen lẫn cái khổ của người lính ngày xưa, khi phải đi trấn thủ miền xa. Hình ảnh này rất ư là phù hợp với ngày tư ngày tết của ta.

    Thời đó tôi còn đang học tiểu học hay mới lên trung học chi đó, nên không nhớ rõ chi tiết. Trưởng ban văn nghệ thời đó là anh Đinh Văn Mô, một người rất lắm tài vặt. Chính anh là người đầu tiên dẫn chương trình nổi tiếng ĐỐ VUI ĐỂ HỌC; sau thay bằng thày Tùng. Anh Mô nghe nói đi Anh du học, rồi tự tử !?. Anh lớn hơn tôi gần chục tuổi và tôi biết khá rõ về gia đình anh, vì cùng là dân Bắc kỳ di cư 54 và cư ngụ ở khu Tân Định thời cụ Diệm.

    Sưu tầm trong internet lại thấy đó là của Phạm Duy với lời như sau:

    Ðất ngài đây thanh lịch (.. thanh lịch…)
    Ðất có hữu tình (.. đất có hữu tình…)
    Có đường vô sảnh (ơ) tới dinh quan lưu đồn
    Ba năm bác còn đương trấn
    Tình dẫu cái mà tình ơi ! Ơi ờ ơi !

    Trấn thủ lưu đồn (Ứ ừ ư ứ ừ ứ …Ứ ừ ư ứ ừ ứ)
    Trấn thủ lưu đồn ngày thời canh điếm, sớm tối dồn việc quan
    Anh chém cành tre còn như ngả gỗ
    Tình dẫu mà tình ơi…ơi ờ ơi …
    Ngả gỗ trên ngàn (Ứ ừ ư ứ ừ ứ …Ứ ừ ư ứ ừ ứ)
    Ngả gỗ trên ngàn than thân rằng khổ, biết phàn nàn cùng ai
    Anh hãy phàn nàn những trúc cùng mai
    Có cái cây măng nứa, có cái cây ngô đồng

    Xót xót xa còn như muối đổ.
    Tình dẫu mà tình ơi ! Ơi ờ ơi !
    Muối đổ trong lòng (Ứ ừ ư ứ ừ ứ …Ứ ừ ư ứ ừ ứ)
    Muối đổ trong lòng đồ ăn kham khổ, biết lấy gì làm ngon
    Kìa mi khoe còn như mi đẹp
    Tình dẫu mà tình ơi ! Ơi ờ ơi !
    Mi đẹp mi dòn (Ứ ừ ư ứ ừ ứ …Ứ ừ ư ứ ừ ứ)
    Mi đẹp mi dòn so cái bề nhan sắc, mi hãy còn kém xa

    Thì anh muốn cho còn như đó vợ
    Tình dẫu mà tình ơi ! Ơi ờ ơi !
    Ðó vợ đây chồng (Ứ ừ ư ứ ừ ứ …Ứ ừ ư ứ ừ ứ)
    Ðó vợ đây chồng
    Ðó bế con gái để tôi tôi bồng con trai
    Kìa con xinh còn như vợ đẹp
    Tình dẫu mà tình ơi ! Ơi ờ ơi !
    Vợ đẹp nhất ở trên đời
    (Vợ đẹp nhất ở trên đời)
    Trên đời …

    Dĩ nhiên hát hay nhất vẫn là ban AVT, chuyên trị loại nhạc tếu hay tiếu lâm xưa đến nay (Dậy Em Lái Vespa; Ba Bà Đi Bán Lợn Xề; Cái Bằng; Đánh Cờ Người …)

    Đây là link dẫn những cựu học sinh Chết Vì Ăn tại Mỹ diễn lại hoạt cảnh trên, coi cũng dzui dzui.

    TRẤN THỦ LƯU ĐỒN – CHU VĂN AN ĐÔNG BẮC
    http://www.youtube.com/watch?v=XHkZA034TZs

    Dù còn bé, tôi cũng ít nhiều thấu hiểu được những nỗi khổ của người dân thấp cổ bé họng, bị bắt lính phải xa gia đình, cho nên mới có cảnh “THÙNG THÙNG TRỐNG ĐÁNH NGŨ LIÊN / BƯỚC CHÂN XUỐNG THUYỀN NƯỚC MẮT NHƯ MƯA” !
    Khi là học sinh trung học đệ nhất cấp (cấp hai), khi học Kim Văn tôi đã đọc được và còn nhớ một số đoạn như sau:

    Ngang lưng thì thắt bao vàng
    Ðầu đội nón dấu, vai mang súng dài
    Một tay thì cắp hỏa mai
    Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền
    Thùng thùng trống đánh ngủ liên
    Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa”.

    Ba năm trấn thủ lưu đồn
    Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan.
    Chém tre, đẵn gỗ trên ngàn
    Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai.
    Miệng ăn măng trúc, măng mai
    Những dang cùng nứa, lấy ai bạn cùng
    Nước giếng trong, con cá vẫy vùng”

    (còn tiếp)

    • Lamson72 says:

      Hình như cái ông mả mẹ bị sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua cái đầu cá vồ nên có “sự cố tửng tửng” chăng?

      Muốn khoe hồi nhỏ thì ông mả mẹ nên viết một bài riêng cho bàn dân thưởng thức cái sọi chỉ đỏ xuyên suốt. Chứ ở đây người ta đang bàn về bản nhạc Chiều Mưa Biên Giới của NS Nguyễn Văn Đông mà xách sợi chỉ đỏ nhào vô “dẫn chương trình” như dẫn chó đi chơi thì quá đâm hơi. Rõ chán !!!

    • Lâm Vũ says:

      Vài chỉnh đốn, không quan trọng:
      - Không phải Đinh Văn Mô, mà là Đinh Ngọc Mô (hỗn danh ở CVA là “Dynamo”!)
      - Bản nhạc cùng với màn vũ, Trấn Thủ Lưu Đồn được nổi tiếng nhờ nghệ sĩ trình diễn (ngâm thơ Tao Đàn) Hoàng Thư
      - Ở Trung Học thời đó không có môn học riêng là Kim Văn (hay Cổ Văn) mà chỉ có môn học chung gọi là Việt Văn.
      - “Sợi chỉ đỏ” thường chỉ dùng để nói về lập truờng bất di bất dịch của chủ nghĩa CS (bạn Ngàn Khơi có giải thích trong một bài viết cách đây không lâu). (Câu “vai trò NGƯỜI LÍNH coi như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt dòng sử Việt” thật ra có ý nghĩa gì?)
      - Vở kịch của GS Vũ Khắc Khoan được học sinh CVA diễn (gs VKK có dạy môn Sử ở CVA, Sài Gòn, thời thập niên 50s, đầu 60s) hình như là “Thành Cát Tư Hãn”. Dĩ nhiên không phải “sử Việt”.

      Kính

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Dear Lâm Vũ,

        1/
        Thanks a lot những sửa chữa và bổ túc, cho chính xác và đầy đủ hơn :-) !
        Thú thực như mào đầu, viết vội kiểu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, trong lúc thời tiết đẹp và bạn hữu tới tấp rủ đi chơi xuân kèo xuân tàn.

        Tôi không phải là dân Chết Vì Ăn chính gốc, chỉ học ké thời trung học đệ nhị cấp, cho nên ko nhớ rõ từng chi tiết. Cũng như ko sinh hoạt trong các Nhóm Thân Hữu CVA, nên ko thể hồi ức chính xác mọi sự. Chỉ ghi lại theo ký ức.

        2/
        Rất chính xác về vở kịch nổi tiếng của giáo sư và nhà viết kịch Vũ Khắc Khoan ! Bravo 1x

        Cũng chính xác là ĐINH NGỌC MÔ. Bravo 3x. Anh Mô ngày xưa cùng ông anh là Đinh Hải (?) Tùng và ông nhỏ hơn Đinh … Quế, ở chung trong một căn nhà để học tập trong Cư xá Kiến Ốc cục Tân Định, trên đường Xóm Chùa, sau đổi thành Nguyễn Hữu
        Cảnh, vốn là hàng xóm nhà tôi vào thời cụ Diệm chấp chính, tức các năm đầu thập niên 60.
        Anh Tùng học Y; anh Mô và anh Quế sau đi du học. Anh Quế trên tôi chừng 4-5 lớp thôi, và là bạn học cùng thời với bà chị của tôi (học ở Trứng Vịt), còn tôi học ở Nguyễn Trãi, lúc còn mượn trường tiểu học Lê Văn Duyệt trên đường Phan Đình Phùng làm cơ sở; một vài năm sau khi tôi sang Chết Vì Ăn học đệ nhị cấp mới có cơ sở mới bên Khánh Hội.
        Các anh trên là con bà cả; bà hai, mà ghetto Bắc Kỳ ri cư 54 ở Sài Ghềnh thường gọi là “bà đỡ An”, bởi bà là sage-femme và có bảo sanh viện Nguyễn Thị An ít lâu sau di cư 54 đến mãi mãi sau này, nằm trên đường Trần Quang Khải, lại có một lô con cái; trong đó có cô con gái học nha tên Hưởng, cùng lớp với bà xã tôi.

        3/
        Thời trung học đúng là môn VIỆT VĂN; và chia ra làm hai thành KIM VĂN và CỔ VĂN !
        Đúng hơn là phải nói là học về VĂN VẦN và VĂN XUÔI !

        4/
        Người ta thường nhầm lẫn một số cái là của CS, nhưng thật ra chính CS đã cầm nhầm hơi bị nhiều và rất kỹ, hahahhahaaa ! Chẳng hạn Hòa giải Hòa hợp dân tộc là của CS !???

        Rồi thành ngữ “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” cũng là của CS !???

        Thực ra bọn CS dịch từ ngoại ngữ (ngay trong tiếng Hòa Lan bọn nó cũng dùng thành ngữ này để diễn tả, chẳng hạn trong văn chương, về sự xuyên xuốt) thành tiếng Việt rồi cầm nhầm luôn ! Và thiên hạ hiểu nhầm luôn đủ mọi thứ. Như chỉ đề cập đến chính trị bla bla bla

        Hãy đọc wikipedia phần tiếng Hòa Lan, mà tôi nghĩ bạn giỏi tiếng Đức “cống”, sẽ hiểu được ít nhiều.

        Wikipedia (tiếng Hòa Lan)
        Rode draad

        Een rode draad is een term die slaat op een belangrijk onderdeel van de plot of verhaallijn van bijvoorbeeld een verhaal, boek, film of televisieserie. De rode draad is binnen deze verhaallijn een element dat telkens terugkeert, en dat alle gebeurtenissen binnen de verhaallijn met elkaar verbindt.

        De rode draad kan iets tastbaars zijn, zoals een voorwerp of een persoon, maar ook iets ontastbaars, zoals een missie die de personages moeten volbrengen.

        5/
        Phải công nhận bạn là người chịu khó đọc người nhiều nick nhất diễn đàn và lại rédiger cho đâu ra đó. Tôi xin chào thua, bởi thấy một cục chữ đen ngòm là mình “bỏ của chạy lấy người” !

        Mong rằng bạn giúp sức nhớ lại chuyện xưa mà kể lại cho bà con nghe chơi, nhất là giới trẻ sau này.

        Chúc cuối tuần dzui dzẻ, thân tâm an lạc.
        Có hứng viết góp ý tiếp theo cho xôm trò…

        Đang hồi tưởng lại bài thơ, hình như Tàn Binh, của Tùng Thiện Vương, mà tìm mãi chưa ra, nên chưa có hứng viết tiếp.

        LMC

      • Lâm Vũ says:

        Bạn LMC,
        Trước hết tôi thành thật xin lỗi nếu bạn thấy tôi “khó tính” quá. Nhưng tôi chỉ “khó” trong một vài chuyện, trong đó có chuyện chữ nghĩa, lịch sử… Nhưng ông trời sinh ra như vậy, có muốn cũng khó thay đổi được.

        - Tôi nhớ tên anh Đinh Ngọc Mô là do một cái “duyên” tình cờ thôi. (Nhưng đúng tôi là một CVA (Sài Gòn) “chính gốc… bà lang trọc”, chỉ không có nghĩa là tôi kỳ thị “CVA đệ Tam” đâu!)

        - Bạn nói tới kịch của Vũ Khắc Khoan cũng như văn nghệ CVA vô tình trúng “tủ” của tôi thôi.

        - Bạn đọc kỹ lại sẽ thấy tôi không nói “sợi chỉ đỏ” là từ ngữ của cộng sản. Tôi viết “… “Sợi chỉ đỏ” thường chỉ dùng để nói về lập truờng bất di bất dịch của chủ nghĩa CS”. Cái rắc rối là ở chỗ, “sợi chỉ đỏ” có thể có nghĩa khác cái nghĩa thông thường mà bạn dẫn ở trên – theo tôi hiểu là “phần chính của cốt chuyện, ‘plot’. Trong chính trị, “sợi chỉ đỏ” dùng để nói đến cái lõi của một “ý thức hệ” (chính trị), nếu vứt bỏ hay vượt qua (sợi chỉ đỏ) thì “nó” không còn là “nó”. Trên lý thuyết, chủ thuyết chính trị nào cũng có một “sợi chỉ đỏ”, nhưng trong thực tế có lẽ người ta chỉ tìm thấy nó ở trong chủ nghĩa cộng sản. Dần dần, theo tôi hiểu, “sợi chỉ đỏ” (trong ngữ nghĩa chính trị) chỉ còn dùng để ám chỉ cái tính “nhất quán” – đồng nghĩa với tính “giáo điều” – của chủ nghĩa này.

        - Tôi quý độc giả Ngàn Khơi vì thất bạn ấy chịu khó viết về những đề tài “hóc búa” và vì thấy bạn ấy nắm rất vững vấn đề, chứng tỏ đã bỏ công lao tu học. Ai chịu khó học hỏi, nhất là về những môn không kiếm ra tiền, thì hẳn người đó có lý tưởng và yêu nước. Người như vậy tôi rất phục.

        Cám ơn bạn LMC.

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Thanks again :-) !
        Tâm sự vụn với nhau, thế là dzui rồi !

        Bạn là bạn và tôi là tôi.
        Không có gì câu nệ bắt lỗi nhau, tôi nghĩ thế.

        Điều quan trọng là,
        chúng ta (được) ĐỐI THOẠI với nhau
        (trong tình thân), và TÔN TRỌNG khác biệt.

        Chúng ta nói ra (nhiều) để hiểu nhau hơn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ nếu được, hay chí ít ra cùng bày trò tung hứng vui chơi trên diễn đàn với bà con, cũng như tạo niềm vui riêng.

        Tôi chỉ nghĩ đơn giản thế thôi.

        LMC

  7. thùy says:

    Nói rằng vnch cấm hát nhạc của nvđông hay một số khác,đó là chỉ cấm phổ biến trên đài phát thanh quân đội và hạn chế với đài phát thanh quốc gia,nhưng không ai cấm hát tuyệt đối cả.Giao linh Thanh Tuyên Thanh Thúy đều có hát…trong các ĐNH.
    Củng như tá phẩm của Nhất hạnh “nói với tuổi 20″ hay “Bông Hồng Cài Áo…” đơn vỉ củng đọc lệnh cấm quân nhân đọc các tác phẩm này,nhưng các tác phẩm này vẩn đươc in ra và bán khắp miến Nam
    Vây làm sao cấm người ta hàt hay đọc ?
    Cần nói lại như vậy để biết VNCH vẩn là tự do dân chủ hơn gấp vạn lần CS.VC cấm là tịch thu (dù đả in),điền hình như cuốm “chuyên kểnăm 2000″ của Bùingọctấn haymột số tiểu thuyết của DTHương và các nhà đối kháng…Bài “màu tím hoa sim” củng bị CẤM…

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Theo tôi nghĩ, ta nên trung thực khi bàn về VNCH, cũng có những điều hay điều dở, để từ đó rút kinh nghiệm.
      Bênh vực để bảo là còn tốt hơn chế độ CS, thú thật hết muốn bàn thêm. Bởi CS là number ten, ko có gì để so sánh với sự tệ lậu, tụt hậu !

      Chả bao giờ ta ngẩng cao đầu hãnh diện mà khoe ầm lên rằng, nước tôi kém dân chủ tự do, nhưng còn hơn các nước CS. Hay cầm đèn đỏ gần bét lớp lại cố tự biện bạch, tôi vẫn còn đứng trên thằng … chót lớp !

      Du Tử Lê đã vạch cho ta thấy rõ, có những ghen tị kèn cựa về tài năng (có thể cả danh tiếng lẫn tiền bạc, chức vụ) trong vụ việc Nguyễn Văn Đông.

      Tại sao tôi lại đồng ý với nhận định trên của Du Tử Lê ?

      Ta thử so sánh với những bài hát được gọi là phản chiến của Trịnh Công Sơn (Ca Khúc Da Vàng); và ngay cả của Phạm Duy (anh trở về hòm gỗ cài hoa … trong Anh Hỏi Em, phổ nhạc bài thơ Để Trả Lời Một Câu Hỏi của Linh Phương; hay ngày mai đi nhận xác chống phổ nhạc bài thơ Tưởng Như Còn Người Yêu của Lê Thị Ý), thì những câu ca trong tác phẩm của Nguyễn Văn Đông còn quá nhẹ nhàng, tuy thâm thúy.

      Bài Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà phổ bài thơ của Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan đã được Phạm Duy thay đổi ở một số từ ngữ để lọt thoát mạng lưới kiểm duyệt. Cụ thể như câu nguyên thủy “nàng có ba người anh đi bộ đội” thì từ ngữ bộ đội được thay bằng quân đội !
      Còn ngoài ra đó chínl là một hùng ca, mà PD đã từng hãnh diện khoe với tôi rằng, có thể dựng nên một nhạc cảnh bằng bài hát đó mà ông đã dày công sáng tác (tôi biết rõ, ý ông muốn ám chỉ nó còn hay hơn bài của Dzũng Chinh, vốn chỉ là một bản tình ca được xếp vào loại nhạc (lính) sến, bởi theo thể điệu quen thuộc dễ hát, như Boléro hay Slow-(Rock) chẳng hạn)

      Lão ngoan

      • thùy says:

        Chuyên “chèn épnhau “thì ởđâu củng có kể cả bây giờ ,người việt với người việt với nhau. “con gà tranh nhau tiếng gáy”là vậy.Nhưng TH này ,với cấp bậc và chức vụ của nhạc sỉ nguyểnvănđông (đụng tới plafond như loi nói ủa các Đại tá lâu nămkhông lên tướng) thì e củng khó.(ông không làm khó dể ai thíhôi chớ ai dám làm khó dể ổng ?)Tuy nhiên Ong ta ở trong quân độithì phải nghe tâp thể quyết định vậy thôi.Phạm Duy không ở trong cái “kỷ luật “đó.TCSơn củng vậy. Nhưng nhửng bàicủa TCS mà các ca sỉ hát phần lơn là nhạc tình.Nhạc phản chiến chỉ hát trong nhửng ngày sinh vien tụ họp đối kháng ,có khánhly và có cả nhạc sỉ tônthấtlập (nối vòng tay lớn/bài 30/4/75 dược hát đi hát lại trên dài phát thanh SG).
        Bài thơ của HửuLoancủng chỉ là bài thơ tình (PD đổibô đội thành quân đội ,dó củng là đương nhiên/co lẻ không ai “ra lệnh” PD đổi cả).Bài nhạc phổ nguyên tác
        bài thơ,củng là thơ tình,nh ạc tình như Dủng Chinh.Nhưng bài DChinh ra trước,phổ biến dể dàng hơn,thích hơn.,,,Sở dỉ VC cấm vì không mang tính chiến đấu như bài thơ Núíđôi (quangdủng) hay Yêuquêhương (giangnam) vì có người anh đi chiến đấu ,người em gái vào du kích bị tây,Mỷ bắn chết,quăng mất xác…bài của HL thì không nói tới cảnh đó. Bài thơ này củng được cựu TT NCKỳ ngâm khi đến xem triển lảm chiếnthắng của VNCH.(Đổi có 2 từ “quân đội” thay vì “bộ đội” trong nguyên tác mà thoát được lưới kiểm duỳệt ư? Sao mấy ông kiểm duyệt vnch ?không biết gì hết vậy?)Hơn nửa, trước đó có bài Nhà tôi (yênthao) củng là VC vẩn phổ nhạc và vẩn cho hát.Anh pháo binh VNCH nào không thuộc bài thơ ?
        Nhác lại là TCS nhạc tình có hát ở ĐNH,trong họp bạn bè ,đôi khi hát trên đaì phát thanh truyềnhinh VNCH,còn nhạc phản chiến thì không .Ong LiênThành có xin lệnh Tướng Bình bắt TCS,nhưng ông tuớng sơ “dứt mâyđộng rừng’(đụng tới PG của thầy Tríquang”)Ngoài ra T/tá lưukimcương ,không quân che chở cho TCS…
        Kẻ góp ý không có ý viết so sánh VC và VNCH.Chỉ là biết gì viết nấy,viết cho rỏ, Củng chẳng có chi là “khoe “vnch.” vì dù sao củng sống ,gắn bó với Nó cả cuộc đời rồi !

      • Lão Ngoan Đồng says:

        MỘT VÀI GIAI THOẠI VỀ NHẠC LÍNH thời Nội Chiến Bắc vs Nam !

        http://my.opera.com/diemxuacafe/blog/dzung-chinh

        Dzung Chinh

        Wednesday, July 16, 2008 11:00:44 AM
        Anh là tác giả bản nhạc bất hủ “Những Ðồi Hoa Sim”. Dzũng Chinh là bút danh trước khi anh vào lính. Nguyễn Bá Chính là tên thật của chàng tân binh khóa 39 HSQ Trừ Bị Quang Trung vào thời điểm tháng 9 năm 1965. Vài năm, sau khi ra trường, có lẽ chán nản với cấp bực trung sĩ, anh xin học khóa Sĩ quan đặc biệt, và khi tôi đổi về làm việc tại Trung Tâm Truyền Tin Ðà Lạt, nghe tin Dzũng Chinh vừa chết tại Qui Nhơn.

        Lời ca: “…mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến không hẹn được ngày về, và đường về… thênh thang… màu hoa tím loang dài trong bóng tối…” đã giống như định mệnh của người nhạc sĩ tài hoa không may mắn với đời. Trên những đồi cát chập chùng nắng gió Qui Nhơn, màu hoa sim của Hữu Loan miền Bắc đã thấm vào hồn của Dzũng Chinh Nguyễn Bá Chính miền Nam để sống mãi trong lòng dân tộc. Khi người ta yêu, cũng giống như khi người ta chết, có một thời họ ủ đau thương trên dòng mực của mình.

        Một lần, nơi Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ, chúng tôi- những tân binh vừa mới rời mái ấm gia đình để tham dự vào một trò chơi mang ít nhiều nguy hiểm là chiến tranh- ngồi vây quanh nghe Dzũng Chinh đàn cho một người khác hát. Tôi không còn nhớ tên người hát, nhưng tiếng hát của anh ta thật ấm lòng. Anh hát liên tiếp hai bài. Bài đầu tiên là Những Ðồi Hoa Sim và bài sau là Phố Vắng Em Rồi của Mạnh Phát. Giữa bóng tối nhá nhem của buổi chiều vừa xuống, dưới tàn nhánh già nua của cây bả đậu, mùa thu đang thở hơi sương bềnh bồng trên các rào kẽm, giọng ca của người ca sĩ như nhào trộn bởi chất nhựa của khói thuốc trong buồng phổi và của sương mù bên ngoài. Tất cả đều im bặt và nín thở nghe anh hát. Những lời ca bật ra từ một thanh quản khổ đau hay hạnh phúc ? Tôi không thể lý giải được Chỉ biết rằng từ những rung động môi miệng kia và đôi mắt nhìn xuống điếu thuốc giữa hai đầu ngón tay đang cháy dở dang, cuộc đời đã đơm bông trên những hầm hố chết. Cuộc đời đã chấp cánh bay qua những nghịch cảnh đau lòng để rượt tới tình yêu. Vậy thì có sá gì một chút hiu quạnh của hoàng hôn hay một sáng mưa buồn…?

        (Nguồn: Phạm Ngũ Yên – Take2Tango.com)

        =====

        Ngày Dzũng Chinh phổ biến bản nhạc này, lúc đó ông đang còn là sinh viên Luật khoa Saigon, với cái tên cha sinh mẹ đẻ là Nguyễn Bá Chinh. Sau khi bản nhạc nổi tiếng qua tiếng hát của ca sĩ Phương Dung (khoảng 1961-62), ông phải vào lính, khóa mấy Thủ Đức thì tại hạ không nhớ….Tốt nghiệp, ông được điều xuống miền Tây, và trong một chuyến công tác, xe ông bị trúng mìn trên QL 4, chuẩn úy Nguyễn Bá Chinh chết, được đưa về nghĩa trang quân đội Gò Vấp với bia ký là “Cố Thiếu úy Nguyễn Bá Chinh”. Ngoài bản nhạc “Những đồi hoa sim” ,ông còn phổ một số bài khác như “Tha La xóm đạo” (thơ Hoàng Trung Thông), “Các anh đi” (cùng tác giả Hoàng Trung Thông), v..v…

        Sau khi tàu hỏa Thống Nhất chạy được vài chuyến (1976), thì Hữu Loan đã vào Nam thăm thân nhân trên chuyến tàu này. Khi xuống ga Saigon, ông tình cờ nghe một giọng hát những lời có phần….quen quen. Tìm, thì thấy một người ăn mày….cụt chân (khiếm cước cái bang) đang ôm cây Ghi-ta cũ mèm ngồi ở góc sân ga, đang dạo và hát rất đúng nhịp bài hát của Dzũng Chinh. Hữu Loan ngồi nghe hết bản nhạc, rồi mới gợi chuyện, hỏi người hát rong ấy về bản nhạc và nguyên nhân nào làm anh cụt chân, người kia trả lời “…bị thương ở trận Bình Long anh dũng….”

        Hữu Loan ái ngại, và yêu cầu anh kia hát lại, ông ngồi nghe hết bản nhạc rồi đứng dậy, móc hết tiền còn trong túi đưa cho “người nghệ sĩ nghèo”, kèm theo lời cảm ơn và nói cho anh nghe “…Tôi là tác giả bài thơ đó !”

        Ông bỏ đi trong sự ngẩn ngơ của người ăn xin…….

        ====

        Những Đồi Hoa Sim – Phương Dung
        http://www.youtube.com/watch?v=k4b2UglfrWw

      • D.Nhật Lệ says:

        Bài “Tha La xóm đạo” thơ Vũ Anh Khanh,chứ không phải HTT.
        như bác LMC.tưởng lầm.
        Nhân tiện nói thêm là VAK.dù tập kết ra Bắc nhưng sau đó vỡ
        mộng đã liều chạy qua cầu Hiền Lương vào miền Nam nên đã
        bị bắn chết ở nửa cầu phiá bắc (vì chưa chạy xa được mấy) !

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Thưa tôi chưa hề đề cập đến Tha La Xóm Đạo ở đây.
        Chắc là ai chứ ko phải tôi ạ.
        Xin check lại kỹ dùm.

        Lão Ngoan

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Những góp ý sau đây là tôi copy lại từ link đã dẫn, chứ ko phải tôi viết ý riêng. Nếu đúng là bàn loạn của tôi thì ký tên bên dưới rõ ràng.

        Tôi “sao y bản chính”, vì chú ý riêng đến mỗi nhạc sĩ Dzũng Chinh, còn ngoài ra ko để ý đến các chi tiết khác đúng hay sai !

        Lão Ngoan

        =====

        Lão Ngoan Đồng says:
        05/05/2012 at 02:07

        MỘT VÀI GIAI THOẠI VỀ NHẠC LÍNH thời Nội Chiến Bắc vs Nam !

        http://my.opera.com/diemxuacafe/blog/dzung-chinh

      • D.Nhật Lệ says:

        Nhân tiện,xin góp ý thẳng với bác LMC.trên tinh thần dân chủ với thiện ý xây dựng của tôi,bác đừng ‘nổi giận’ nhé !
        Dĩ nhiên,bác mang vô thì bác phải sửa sai đi chứ,ai lại thế !
        Nếu vậy thì vô tình bác làm người khác hiểu sai luôn ?
        Nhân đây,xin bác LMC.đừng sa đà vào dẫn chứng Wikipedia
        qúa dài vì không phải mọi thông tin trong đó chính xác cả đâu.
        Điển hình là nghị gật HHPhước dẫn bậy về lịch sử của “biểu tình” viết sai trong đó mà Gs.NĐThọ đã phê phán HHP.
        Tôi cũng lạ là DCV.khi thì cấm,khi thì cho phép đưa nguyên
        bài,rất dài dòng,từ nguồn khác (thay vì dẫn link gốc cho gọn).
        Trân trọng.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Thưa bác,

        Bác quá khó tính !

        Tại sao ư ?

        1/
        Mỗi người có cách riêng, bác nên tôn trọng sự khác biệt. Đừng đòi hỏi đồng phục trong tư tưởng và hành động.

        2/
        Khi trích dẫn nên để nguyên vẹn. Có sửa thì phải báo rõ; cũng như khi chú thích cho rõ nghĩa.

        Tôi đã thưa rõ là trích dẫn trên, để nhấn mạnh lý lịch của Dzũng Chinh, cũng như nguyên cớ DC phổ nhạc bài thơ.

        Tôi có sơ sót không kiểm chứng mọi chuyện lan man trong đó, để báo động cho mọi người hay. Thực ra không có thì giờ check mọi chuyện, nên có sự đáng tiếc trên. Mình chỉ hy vọng là độc giả tự tìm ra cái sai (trong chi tiết ngoài lề).

        Cũng đừng tưởng là mình sửa là đúng, bởi chắc gì mình đã hiểu theo cách người viết chứ !

        Tóm lại, trích dẫn nên để nguyên vẹn, mở ngoặc đơn ở cuối và ghi “nguyên văn”.
        Phần nào mình chưa đồng ý, cho là sai chẳng hạn, có thể mở ngoặc đơn đánh dấu hỏi hay chú giải theo ý mình; phần nào theo ý mình chưa minh bạch, cũng hành xử đại khái như thế.

        3/
        Kinh nghiệm riêng cho thấy, dẫn link không mấy người nối mạng tìm đọc thêm.
        Vả lại trong bài tham khảo, mình chỉ “pick up” một số ý hay câu hoặc đoạn, cho nên tốt nhất dẫn phần ưa thích.
        Đưa link người ta không rõ mình muốn lấy phần nào ở đó. Nhất là gặp bài dài phải đọc hết sẽ mệt, bà con làm biếng ko đọc, hay đọc cho có lệ.
        Chính vì thế tôi không chọn cách dẫn link như thiên hạ.

        4/
        Tôi thích nói có sách mách có chứng, nên đó là cách riêng. Vừa để mình học thêm và giúp cho người khác tìm hiểu. Ai ko thích cứ bỏ qua ko đọc.

        Cũng như có khi mình hiểu sai trong phần trích dẫn làm bằng chứng. Chẳng hạn như có lần cách nay không lâu, tôi trích đoạn wikipedia tiếng Pháp, bàn về bầu cử thời Chirac và hiểu sai tên người. Rất may được bạn đọc (Vũ Duy Giang ?) “kê tủ đứng”, và mình học được cái sai ấy liền.

        Kết luận, cái học và cách hoc thiên hình vạn trạng bác ạ. Càng học càng thấy ngu, bởi biển học mênh mông vô tận.

      • songlo says:

        Bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao chứ không phải của Quang Dũng

      • thùy says:

        Cám ơn anh Sông Lô đả đính chánh giúp tên tác gỉa bài Nuí ĐôI là Vủ Cao.
        Cám ơn.(t)

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Đính chánh:

        anh trở về hòm gỗ cài hoa … trong KỶ VẬT CHO EM …

        http://www.youtube.com/watch?v=pZhCGfXORl4 (Thái Thanh)

  8. LeQuocTrinh says:

    Cảm tạ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã làm tôi rung động sớm từ hồi còn học dưới mái trường TH thời VNCH (1963). Có lẽ ông là một nhạc sĩ tài ba đi tiên phong về dòng nhạc phản chiến sớm nhất, chỉ cần nghe vài đoạn trong Mấy Dặm Sơn Khê để hiểu rõ tâm sự ông:

    “Nước non còn đó, một tấc lòng,
    Không mờ xóa cùng năm tháng.

    Mấy ai ra đi hẹn về… dệt nốt tơ duyên?
    Khoác lên vòng hoa trắng, cầm tay nhau đi anh,
    Tơ trời quá mong manh!”…

    Sau này giữa lúc đất nước khói lửa chiến tranh mịt mù (1965) ông lại còn sáng tác một ca khúc kêu gọi “Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc” trong bài Lá Thư Người Lính Chiến gửi về người mẹ thân yêu nơi quê nhà:

    …”Đời lính thân con nề chi
    Xót mẹ già chiều quê gió Đông sang.
    Và nhớ thương thương người em
    Cưới nhau về chồng đi lính miền xa.

    Mẹ ơi! Cầu xin cho xóm làng quê hương
    xóa mờ chiến trường.
    Đồng bào ta cùng thương nhau
    Xóa hận thù đi lấp đi đường ranh giới”…

    Rất nhiều ca khúc của ông đượm tình quê hương của một người lính chiến VNCH không hề mang tư tưởng hận thù, chỉ muốn quê hương thanh bình yên vui, hãy thử nghe bài Phiên Gác Đêm Xuân:

    …”Chốn biên thùy này Xuân tới chi?
    Tình lính chiến khác chi bao người
    Nếu Xuân về tang thương khắp lối
    Thương này khó cho vơi, thì đừng đến Xuân ơi!”…

    Thế mới hiểu người dân miền Nam không hề mang hận thù hiềm khích gì với người miền Bắc, thế mới biết tập đoàn lãnh đạo ĐCS VN (miền Bắc) miệng kêu gọi HHHG DT nhưng kỳ thực là giả dối, đã ra tay trù dập thanh trừng thủ tiêu biết bao nhiêu nhạc sĩ miền Nam sau năm 1975. Không có gì bi thảm và đắng cay hơn khi thanh thiếu niên ca sĩ VN hiện nay hát nhạc Nguyễn Văn Đông, Y Vân, Trúc Phương, Minh Kỳ hay Nguyễn Trung Cang mà không hề biết những nhạc sĩ này đã bị chế độ CS phi nhân chà đạp tàn tệ như thế nào.

    Đó là lý do tôi cực lực phản đối những kẻ thiếu ý thức miệng hô hào HHHG DT mà không hề hiểu hết tất cả những nỗi đắng cay tủi nhục của thân phận người dân miền Nam sau năm 1975. Họ nên lắng tai nghe bài Hải Ngoại Thương Ca để cảm nhận tấm lòng yêu nước thương nòi nồng nàn và rất chân thật sáng tác rât sơm từ đầu thập niên 60.

  9. maison says:

    Audio clip: Adobe Flash Player (version 9 or above) is required to play this audio clip. Download the latest version here. You also need to have JavaScript enabled in your browser.

    Ca sĩ Trần văn Trạch nổi danh với bài Chiều mưa biên giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

    Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Đông

    Nhạc trưởng Nguyễn văn Đông với lễ phục

    Đôi điều về bài hát Hải ngoại thương ca. Bài hát được sáng tác năm 1963, không phải sau 1975 như cái tựa đề dễ gây lầm tưởng. Các vị lãnh đạo ở bộ Văn hoá Thông tin, ban đầu cứ ngỡ là bài hát được sáng tác gần đây, thấy ngay cái giá trị lợi dụng của nó trong chính sách kiều vận…


    Bài viết của thi sĩ Du Tử Lê nói về nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

  10. NGÀN KHƠI says:

    TIẾC NHỚ NGUYỄN VĂN ĐÔNG

    Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Văn Đông
    Anh là người khiến tôi luôn vẫn nhớ
    Bởi vì không bao giờ quên được
    Đó chính là vì hai bài ca gợi tình, lãng mạn
    Chiều Mưa Biên Giới, và Mấy Dặm Sơn Khê
    Chỉ hai bài ca đó thôi
    Mà có lẽ sẽ còn mãi mãi với thời gian
    Vì không bao giờ làm sao mất được
    Lúc ấy tôi là học trò
    Rồi kế đến là sinh viên
    Còn bây giờ thì đã một người già
    Nhưng cứ còn hát mãi, nghe mãi
    Mà vẫn cứ thấy luôn hay
    Vì không bao giờ thấy chán
    Cái bất tử của sự tinh hoa, và tài năng
    Quả chính là như thế
    Và của nghệ thuật, quả cũng là như thế
    Bởi âm nhạc vẫn là một bản hòa âm
    Chan chứa giữa các ca từ, tứ thơ, và nhịp điệu
    Tôi cũng chưa hề là người chiến binh
    Cũng không từng là người nhạc sĩ
    Tôi chỉ là một nhà thơ, nếu cứ cho bừa là thế
    Và kể cả một người làm tư tưởng, nếu còn muốn nói thêm
    Nhưng lại có những bản nhạc
    Mà tôi thật sự không thể nào quên, không bao giờ lại quên đi được
    Bởi nó sống mãi trong tôi, giống như là một nỗi nhớ
    Trong số những con người như thế
    Làm sao tôi lại không đến một Nguyễn Văn Đông
    Tôi yêu nhạc của anh
    Cũng chẳng khác gì như tôi vẫn yêu một bài thơ
    Bởi chỉ vì ca từ, giai điệu, hay cũng cả vì ý nhạc
    Khiến tôi thấy như cả một góc trời
    của thanh âm hòa điệu
    Nên trong tư cách một nhà thơ
    Tôi thật sự hết sức cám ơn anh, và cũng vô cùng cảm ơn âm nhạc
    Bởi trong nhạc vẫn luôn có thơ
    Và trong thơ vẫn luôn có nhạc
    Anh đã làm ra những bản nhạc lính
    Nhưng lại hết sức thật sự nhân văn
    Và theo tôi, cũng thật sự lãng mạn vô cùng
    Ca từ của anh sao vẫn giống như một bức họa đầy chất trữ tình
    Nhưng một con người vốn đầy tài hoa như thế
    Sao cuối đời lại phải điêu linh
    Một con người đầy tài năng như thế
    Mà cuối cùng lại khiến phải trách ai
    Cái đáng trách đó chính là những con người
    Những con người khi đối xử với nhau
    Ở giữa những con người
    Mà lại hoàn toàn không tử tế
    Bây giờ
    Thì không biết anh vẫn còn hay đã mất
    Dầu cho chưa hề từng có một lần gặp gỡ
    Nhưng trong tấm lòng tôi sao cứ thấy vẫn mãi mãi thân ái
    Thấy mãi mãi nhớ tới, mà không bao giờ lại quên anh
    Anh Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Văn Đông !

    NON NGÀN
    (03/5/12)

Leave a Reply to NTrai