WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

‘DN chết rồi mới đem tiền đến viếng’?

Doanh nghiệp đang giãy chết mới cần cứu

- Theo đánh giá của ông thì gói giải pháp 29.000 tỷ đồng có giúp vực dậy được các doanh nghiệp?

TS. Bùi Kiến Thành: Hiện doanh nghiệp đứng trước tình trạng khó khăn: Không tiếp cận được nguồn vốn vay, lãi suất quá cao, hàng hóa đắp chiếu, máy móc ngừng hoạt động, công nhân thất nghiệp… Vấn đề là phải tạo điều kiện và môi trường cho doanh nghiệp phát triển vững vàng đi lên. Lúc này, chính sách tiền tệ phải đứng hàng đầu.

Gói giải pháp là cần thiết, nhưng cách làm cụ thể thì tôi không đồng tình. Ví dụ như cho phép doanh nghiệp được giãn thời gian nộp thuế VAT từ tháng 4 – 12 mới phải nộp. Thực sự điều này không giúp được nhiều cho doanh nghiệp. Cái doanh nghiệp cần là hàng tồn kho quá nhiều, phải có giải pháp tiêu thụ.

- Về việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp thì sao thưa ông?

Bất hợp lý. Bao nhiêu doanh nghiệp làm ăn có lãi để mà nộp thuế? Doanh nghiệp đang giãy chết là bao nhiêu? Số doanh nghiệp xin giải thể tăng gấp mấy lần năm vừa rồi. Việc giảm 30% thuế không thể giúp các doanh nghiệp đang cần giải cứu. Doanh nghiệp còn có khả năng đóng thuế là họ đã làm ăn kha khá rồi, họ đâu cần giải cứu.

Đối với một doanh nghiệp, thuế chỉ là một phần nhỏ. Quan trọng là doanh nghiệp đó nuôi bao nhiêu lao động, tạo ra bao nhiêu việc làm và thu nhập, thu nhập đó để mua hàng hóa khác, tạo ra việc làm khác. Khi đó thì không cần phải sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Phải tạo điều kiện doanh nghiệp hoạt động tốt. Giải pháp là phải giải quyết hàng tồn kho bằng miễn thuế VAT cho người ta bán được hàng, cho người ta vay bằng cách nào đó để tiếp tục sản xuất. Làm sao doanh nghiệp có tiền để hoạt động

- Vậy làm thế nào để giải cứu doanh nghiệp?

Nhà nước phải cần giúp họ ổn định sản xuất kinh doanh để phát triển. Gói cứu trợ có thể hiểu là mình đã bị tai nạn rồi, giờ mình mới đem ra để cứu chữa. Không nên để người ta bị bệnh rồi mới cho uống thuốc. Phải có giải pháp giúp họ không bệnh, khoẻ để làm việc và đóng thuế cho nhà nước. Để người ta chết rồi mới đem tiền đến viếng thì không hiệu quả.

Cứu doanh nghiệp: Không cần một xu!

- Ý ông là gói giải pháp này chưa đưa ra được giải pháp hiệu quả?

Tổng thể các giải pháp ước khoảng 29.000 tỷ đồng. Nhưng nó chưa đưa ra được giải pháp căn cơ nhất. Nhưng theo tôi, Chính phủ không cần phải dùng một xu nào mà vẫn có thể cứu nền kinh tế. Ngược lại Ngân hàng nhà nước có thể thu được lợi nhuận về cho ngân sách.

- Bằng cách nào thưa ông?

Ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 – 4% để các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay với lãi suất 7 – 8%. Không dựa vào vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại với lãi suất 15% như hiện nay. Chính phủ không tốn đồng xu nào mà ngân hàng trung ương còn thâu tóm được 3 – 4% lãi suất từ ngân hàng thương mại.

- Nhưng Ngân hàng Nhà nước lấy đâu ra tiền để cho vay?

Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương để điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, không gây ra lạm phát hay thiểu phát. Cùng với trách nhiệm điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển bền vững, ngân hàng trung ương có quyền phát hành giấy bạc, tiền tệ, tín dụng để đảm bảo lưu lượng tiền tệ cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Thế nên, tiền ở trong tay ngân hàng trung ương.

 

TS Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế.

- Khi đó phải làm thế nào để không xảy ra lạm phát thưa ông? Hẳn là không thể thích in bao nhiêu tiền cũng được?

Lạm phát là khi trong nền kinh tế có quá nhiều tiền lưu thông, nhiều phương tiện thanh toán chạy theo một số lượng hàng hóa có hạn.

Tăng trưởng tín dụng của ta hiện nay không được vượt quá 17% so với năm trước. Giảm vấn đề tăng tín dụng để hãm lưu lượng tiền tệ khỏi sinh ra lạm phát. 17% trong tổng lượng tín dụng của Việt Nam hiện nay khoảng 2 triệu 2 trăm ngàn tỷ đồng thì tính ra khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng.

Trong hạn mức 400 nghìn tỷ đồng này, Ngân hàng trung ương có thể dành 200 nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay để sản xuất kinh doanh. Còn ngân hàng thương mại vẫn được quyền huy động lãi suất trong dân đến 17% để cho vay lĩnh vực tiêu dùng có thể chấp nhận mức lãi suất cao. Với hạn mức đã định, khống chế tăng trưởng tín dụng, thì không thể lạm phát được.

- Nhưng làm thế nào để kiểm soát đúng đối tượng được vay?

Phải cho vay đúng mục tiêu chứ không cho vay theo đối tượng. Vay tiền phải có dự án khả thi. Ngân hàng phải giám định từng dự án một để mà cho vay đúng theo mục tiêu của chương trình. Anh nào vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự. Việc đó không có gì là khó cả.

- Theo ông thì những người đứa ra gói giải pháp có biết điều này không?

Có lẽ phải hỏi Ngân hàng Nhà nước.

- Ông có bao giờ đề đạt ý kiến này của mình?

Tôi có nói, nhưng họ cho rằng điều kiện ở Việt Nam mình khác nên chưa thể áp dụng được. Có lẽ là những người có trách nhiệm không hiểu, hoặc hiểu nhưng không dám trình bày ý kiến của mình.

Một vế của nền kinh tế bị chết

- Chỉ số giá tiêu dùng quý 1 năm nay được công bố gần như không tăng, ở mức 0,05%, tức là giá cả không tăng, nhưng vì sao không ai vui?

Hàng hóa không có ai mua thì giá cả nó đâu thể tăng được. Làm sao mà vui được. Xưa thấy cái ti vi mới đẹp là mua về để chơi, bán hoặc cho đi ti vi cũ. Nhưng giờ thì không. Từ cái nồi cơm điện đến cái quạt người ta cũng hạn chế mua. Các siêu thị điện máy ế ẩm…

- Dường như khó khăn đã ảnh hưởng đến từng cá nhân trong xã hội?

Đúng vậy, thay vì mua những thứ người ta thích thì người ta chỉ mua những thứ mình cần.

- Từ trước đến giờ, đã khi nào xuất hiện những giai đoạn kinh tế khó khăn tương tự như hiện nay chưa thưa ông?

Có. Nhưng không nguy hiểm như bây giờ.

- Vậy tình huống xấu nhất của thực trạng kinh tế này có thể là gì?

Tổng sản phẩm quốc nội sẽ thấp, kinh tế đình đốn, không có sản xuất…

- Theo ông, khi nào chúng ta có thể hy vọng nhìn thấy một bức tranh kinh tế sáng sủa hơn?

Đến khi nào mà cái đà phá sản của doanh nghiệp được phanh lại, doanh nghiệp bắt đầu làm ăn được. Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, tạo ra việc làm, việc làm tạo ra thu nhập. Kinh tế là sản xuất và tiêu dùng chứ có gì đâu. Giờ anh sản xuất bị kẹt chết thì một vế của nền kinh tế bị chết.

- Xin cảm ơn ông!

—————————————————-

Năm 2009, Chính phủ cũng đã đưa ra gói cứu trợ 20 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ 4% lãi suất cho doanh nghiệp. Khi đó, lãi suất trên thị trường là 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước (lãi suất cơ bản lúc đó là 8%). Nhà nước trả 4% đó cho ngân hàng giúp doanh nghiệp. Sau 2 năm thì tăng trưởng tín dụng lên đến hơn 60%, lạm phát bùng phát.

Năm 2010 ta mới hoảng hồn về lạm phát, đến 2011 mới thực hiện kiềm chế lạm phát. Gói cứu trợ này ảnh hưởng đến nền kinh tế ở chỗ không cho vay theo dự án mà cho vay theo đối tượng. Người ta vay về mà không có nghĩa vụ phải dùng đồng tiền đó vào việc gì, mà nó là vốn lưu động nên họ làm gì cũng được. Một số công ty cho vay lại với lãi suất đến 15-16%. Thế nên nó mới tạo ra biết bao nhiêu dự án nhà mọc lên xây mọc lên nhan nhản rồi để đó.

(Theo Kiến thức)

4 Phản hồi cho “‘DN chết rồi mới đem tiền đến viếng’?”

  1. Vũ duy Giang says:

    Ông Bùi kiến Thành là con của BS.Bùi Kiện Tín( là chủ nhân dầu khuynh diệp BS.Tín,nổi tiếng ở miền nam,trước 1975),là 1 người thân cận với TT.Ngô đình Diệm,nên khi còn trẻ(vừ học xong Bachelor)ông Thành đã được làm trong văn phòng đại diện của Ngân hàng quốc gia VNCH tại New-York.Sau khi TT.Diệm bị các tướng tá lật đổ,thì ông Thành chạy qua Pháp làm ăn,rồi qua Mỹ sau 1975,Nhưng ông đã trở về VN rất sớm(ngay sau”đổi mới)để”hiến kế”cho lãnh đạo(?)CSVN,cho đến khi học về hưu,thì ông làm đại diện ở cho công ty Mỹ.Như vậy ông ở thường xuyên tại Hà Nội từ năm”đổi mới”

    Gần đây,ông lại được làm”hiến kế”cho chính phủ CSVN của thủ tướng”3 Dê”,khi ông là VK duy nhất được mời tham dự buổi hội họp giữa thủ tướng”3 Dê”với các nhà”khoa học và chuyên gia”.

    Đa số những”nhà”này,là các cựu bộ trưởng đã nghỉ hưu thì có”giỏi”hơn là khi họ còn tại chức,nên họ được mời làm tham mưu”hiến kế”cho chính phủ?!Hoặc họ chỉ làm”cây kiểng”để chính phủ trưng bầy,và tuyên truyền rằng”chính phủ”răng đen,mã tấu”cũng biết”sài”chuyên gia trí thức!!!

    Dù sao ông Thành cũng đã nói trong 10 phút để kêu cứu dùm các doanh nghiệp tư nhân đang chịu chết”lâm sàng”ở VN,cũng như ngay từ năm 2008,một chuyên gia kinh tế người VN ở nước ngoài, cũng đã cảnh báo rằng kinh tế VN sẽ rơi vào tình trạng nguy ngập”đình trệ tăng trưởng,và lạm phát” (economic stagnation,and Inflation=stag-flation),nếu CSVN chỉ biết chống lạm phát bằng biện pháp hành chính(như tăng lãi suất,cũng như dự trữ bắt buộc của các ngân hàng,etc…),khiến các doanh nghiệp tư nhân sẽ bị”nghẹt thở”như hiện nay!

    Trong buổi họp lần thứ 2(cùng loại,và được truyền hình lại trên VTV4))mới đây,cũng chỉ thấy ông có ông Thành phát biểu,còn 2 ông VK khác chỉ biết đứng chụp hình kỷ niệm với thủ tướng”3 Dê”!

    Có lẽ 2 ông VK này được TS(bằng giả,mua của đại học trên Internet!)Vũ việt Ngoạn,CT Ủy ban giám sát tài chính(là cơ quan”hiến kế”cho thủ tướng”3 Dê”)khám phát ra,khi ông CT này đi”du Ngoạn”ở nước ngoài,và mời về tham gia”hiến kế”,mà có lẽ chưa biết mở mồm”hiến kế”,mà chỉ để “cười”khi chụp hình với thủ tướng!?

    Pháp có câu”Không thể cho con lừa uống nước,nếu nó không khát”(On ne peut pas faire boire à un âne,s’il n’a pas soif !),thì cũng như ông Thành đã trả lời phỏng vấn báo chí về chính sách”tái cơ cấu
    kinh tế” của CSVN.rằng:”chính sách này đã được đề ra ngay từ năm 2009″,mà bây giờ CSVN vẫn chỉ tiếp tục nói mà không muốn(hay dám?) làm!

    Thực ra,theo”Tuần VN”(25/2/2012),báo Vietnamnet(bài viết”Đêm trước đổi mới”) thì:”Ngay từ những năm 1979/1080,cựu TBT Lê Duẩn cũng đã có nhiều cuộc làm việc với các”nhà khoa học,và chuyên gia kinh tế”.Ông chịu khó lắng nghe,nhất là những ý kiến phản biện.Vấn đề ông đặt ra thường xoay quanh 2 câu hỏi:”Phải làm gì để TRÁNH cuộc khủng khoảng sắp tới”,và “Bắt đầu từ đâu?”.Đó là một tầm NHÌN XA của người đứng đầu đất nước KHI ĐÓ”.

    Cón BÂY GIỜ,thì người đứng đầu đất nước chỉ có tầm NHÌN”trước mắt”,cho một nền kinh tế”ăn xổi,ở thì”, để “hỏng tới đâu,thì sửa tới đó”mà thội !!

  2. NAM KỲ says:

    Tiền đã in rất… rất nhiều rồi mà vẫn chẩng thấm vào đâu , chỉ còn chờ chết nữa thôi!!!

  3. Lê Thiện Ý says:

    Ngân hàng TW, Bộ trưởng KT, các ông lãnh đạo quá tồi, không thấy tổng thể nền KT, chữa ngọn, tránh gốc; chỉ nhìn hiện tượng, không thấy bản chất vấn đề, không cho tiền chữa bệnh để chết rồi mới cho ! Doanh nghiệp “chết” hàng loạt do lãi suất quá cao, quan làm tiền càng mạnh DO ĐẢNG QUẢN LÝ TỒI, CÁN BỘ DỞ TỆ.
    Rất đồng ý với nguyenha, vì nền móng không tốt; kế hoạch “nửa dơi nửa chuột” – kinh tế thị trường theo định hướng xả …lũ !

  4. nguyenha says:

    Theo tôi 29 ngàn tỷ hay 29 vạn tỷ …củng không cứu dược nề kinh-tế Vn!! Vì sao?? Ai cũng biết nền kinh tế VN dược xây dựng theo kế-họach ngũ-niên(dại hôi Dảng)! Một kế họach “nửa dơi,nửa chuột’(Thị trường dịnh hước XHCN!!). Dến hôm nay trên 10 Dại hội Dảng,thế nhưng cái nền móng ban dầu không thay dổi!
    Một tòa nhà càng ngày càng chồng thêm tầng,mà nền móng(Dại hôi 1) vẩn như củ,thì chắc chắn tòa nhà phải sập,vì phần móng không-chịu-nổi với tải trọng!! Vậy “Nền móng” dó là gì?? là Dảng ,là Chủ-tịch HCM,là
    Mác-Lê…,là diều 4 Hiến pháp: “Dảng cSVN người lảnh dạo mọi thắng lợi….” Rất dễ hiểu!!

Phản hồi