WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Tử huyệt” của hệ thống ngân hàng

Ngân hàng được xem là một ngành huyết mạch trong nền kinh tế của một quốc gia. Do đó, hiển nhiên bất cứ sai lầm nào trong hệ thống ngân hàng đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy thoái kinh tế.

Giao dịch ở Ngân hàng Techcombank

Theo báo cáo của các ngân hàng tại Việt Nam mức doanh thu lợi nhuận đạt được hằng năm vẫn đạt con số kỷ lục, nhưng thực tế thì thời gian gần đây, việc giải thể và sáp nhập hàng loạt các ngân hàng cho thấy hệ thống tài chính ngân hàng của chúng ta đang thực sự “có vấn đề”.

Điều này không chỉ thể hiện qua thực tế còn quá nhiều ngân hàng yếu kém dẫn đến tình trạng nợ xấu tràn lan, mà quan trọng hơn nữa, đó là dấu hiệu của một sai lầm vô cùng nghiêm trọng xuất hiện khá lâu và có thể đưa đến hậu quả là sụp đổ toàn diện hệ thống ngân hàng của cả một đất nước.

Bởi bắt nguồn từ chính sự nhập nhằng giữa hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM) và ngân hàng đầu tư (NHĐT), nên hệ thống ngân hàng phải chấp nhận mức độ rủi ro quá cao, dễ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế hoặc những biến động trong cũng như ngoài nước.

Chúng ta cần nhận thức được sự khác biệt giữa hai hệ thống ngân hàng này để làm rõ vấn đề. Thông thường, NHTM là một phần quan trọng của cột sống kinh tế. Bởi đây là nơi đa số người dân ký gửi thu nhập thường xuyên cũng như tiền gửi tiết kiệm của họ.

Với tâm lý của người lao động thích “ăn chắc mặc bền” cho nên kỳ vọng ưu tiên chính là sự an toàn của đồng tiền ký gửi, cộng thêm một khoản lãi suất khiêm tốn để đồng tiền của họ không bị mất giá nhiều do lạm phát.

Từ những quỹ ký gửi này NHTM sử dụng để đầu tư sinh lãi, thường chỉ bằng lãi suất ký gửi cộng thêm 2-3% tùy theo quy mô của tổng tài sản. Lợi nhuận đạt được sẽ được ngân hàng phân ra trả lãi cho đồng tiền ký gửi mà mình đã sử dụng và trang trải chi phí điều hành lẫn dự trù rủi ro cho số vốn đầu tư.

Cơ bản NHTM thường chỉ tập trung vào những khoản cho vay truyền thống với rủi ro thấp nhất như: cá thể mua nhà để ở (với tỷ lệ vốn vay và chi phí nợ / thu nhập cao), hoặc các doanh nghiệp đã có quá trình kinh doanh tốt và thu nhập ổn định. Như vậy ta có thể hiểu NHTM hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, làm lợi chỉ đủ để trang trải chi phí.

Ngược lại, NHĐT lại là những tổ chức tín dụng mưu cầu mức lợi nhuận cao, và dĩ nhiên thường hay đi đôi với một mức độ rủi ro cao hơn. Nguồn vốn chủ yếu của NHĐT là từ các nhà đầu tư có số vốn lớn và vốn nhàn rỗi. Họ hiểu rõ và chấp nhận mức độ rủi ro tối đa của luật tham gia là có thể mất hết vốn, chấp nhận rủi ro cao để kỳ vọng mức lợi nhuận đỉnh.

Thiếu sự rạch ròi này giữa hai hệ thống sẽ dễ gây ra một sự ngộ nhận chết người đối với người dân chỉ biết tin vào hệ thống ngân hàng là đồng tiền ký gửi của mình sẽ không bao giờ có rủi ro. Để rồi khi có biến động, người dân mất lòng tin, rút tiền hàng loạt từ các ngân hàng thương mại. Hậu quả như thế nào thì ai cũng có thể đoán được.

Bài học từ nền kinh tế Mỹ và châu Âu

Vào thập niên 1920, Luật Ngân hàng ở Mỹ còn lỏng lẻo nên các NHTM dùng tiền ký gửi của người dân để đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực kinh doanh có mức lợi nhuận cao nhưng nhiều rủi ro.

Việc đầu tư bừa bãi để lấy phần trăm hoa hồng, cộng với chính sách tiền tệ phóng túng đã gây nên tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ và một thời kỳ khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử nước này.

Đến năm 1932, Tổng thống Franklin Roosevelt và Quốc hội Mỹ cho ra đời đạo luật ngân hàng Glass-Steagal Act 1933, phân biệt rạch ròi hoạt động của NHTM và NHĐT.

Theo đó, NHTM chỉ được phép hoạt động trong lĩnh vực cho vay đối với những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và phải có đầy đủ tài sản thế chấp cụ thể và một cách tương xứng, nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định cho số tiền gửi tiết kiệm của người dân.

Còn NHĐT có thể sử dụng tiền ủy thác vào các hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao hơn, dĩ nhiên là vì kỳ vọng có được mức siêu lợi nhuận.

Sự tách biệt giữa hoạt động của NHTM và NHĐT nhằm minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng và tạo sự rạch ròi trong mức độ rủi ro của đồng tiền mà người dân ký gửi vào ngân hàng, là nền tảng của một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững.

Đến đầu thập niên 1980, sau 50 năm nước Mỹ phát triển ổn định với một mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới, Tổng thống Reagan và chính phủ Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa lên nắm quyền, chủ trương phát triển kinh tế thị trường tối đa, giảm thiểu vai trò của chính phủ trong môi trường tự doanh.

Chính sách này đã mở cửa cho các ngân hàng tiết kiệm, thương mại đầu tư dàn trải, ra ngoài phạm vi giới hạn của hệ thống NHTM truyền thống như những năm trước đó. Nhiều NHTM đã lợi dụng cơ hội này để đầu tư vào nhiều dự án phát triển bất động sản siêu lợi nhuận với quy mô lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

Hậu quả là một cuộc khủng hoảng ngân hàng đầu tiên xảy ra chỉ vài năm sau đó khi các dự án bất động sản lớn xây xong nhưng không bán được, hoặc đang xây nửa chừng thiếu vốn phải bỏ cuộc, đã gây tổn hao đến hơn 300 tỉ USD cho ngân sách chính phủ.

Nước Mỹ đã phải mất gần năm năm để giải quyết phần lớn các nợ xấu này trong hệ thống ngân hàng, dẫn đến sự suy thoái kinh tế trầm trọng khiến cho Tổng thống Bush (cha) bị thất cử chỉ sau một nhiệm kỳ cầm quyền.

Đến thập niên 1990, sau khi giải quyết hết các công nợ lớn từ khủng hoảng, các đại gia tài chính – ngân hàng tiếp tục những chiến dịch vận động hành lang để ngân hàng được phép tham gia vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro mà trước đây bị cấm.

Kết quả là năm 1999, đạo luật Gramm-Leach-Bliley được ký, chính thức khai tử luật Glass-Steagal – một đạo luật đã là nền móng cho sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng Mỹ trong suốt 66 năm (1933-1999) – do áp lực “lobby” chính phủ của một số các NHTM đầu đàn của Mỹ như: Bank of America, Wells Fargo, CitiBank… để họ được tự do đầu tư vào chứng khoán và một số lĩnh vực rủi ro khác ngoài các hoạt động cho vay truyền thống của hệ thống NHTM.

Chính sách tín dụng mới thoải mái này với mức lãi suất rất thấp dưới thời Tổng thống Bush đã tạo ra sự tăng trưởng ảo từ những đầu tư vô tội vạ, dẫn đến sự phát triển nóng trong lĩnh vực bất động sản.

Kết quả là hệ thống tài chính – ngân hàng Mỹ không chịu nổi gánh nặng do chính mình tạo ra, lại dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong gần 80 năm qua không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ mà còn đến toàn thế giới.

Cũng vào giai đoạn từ những năm 2000, do mong muốn cạnh tranh với các ngân hàng Mỹ nên nhiều ngân hàng ở châu Âu cũng phát triển năng động, lại tiếp tục đi theo con đường sử dụng vốn NHTM cho đầu tư rủi ro cao.

Do đó, nợ xấu của các ngân hàng châu Âu hiện nay đang rất nghiêm trọng. Trong khi nền kinh tế Mỹ chưa kịp phục hồi thì kinh tế châu Âu còn đang trên bờ vực thẳm. Sự khủng hoảng theo hiệu ứng “domino” chưa có hồi kết này khiến nhiều người dự đoán rằng nền kinh tế thế giới khó có khả năng phục hồi trong vòng năm năm tới.

Và thực tế ở Việt Nam

Ngay từ thời kỳ hội nhập, ngân hàng Việt Nam đã không rạch ròi trong các hoạt động kinh doanh của mình. Lẽ ra cần làm rõ NHTM chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ thế chấp cụ thể một cách tương xứng.

Còn loại hình NHĐT hoạt động kinh doanh lợi nhuận cao với độ rủi ro cao, để từ đó các nhà đầu tư khi tham gia vào ngân hàng này là đã tiên liệu và chấp nhận được mọi tình huống.

Có lẽ vì chưa nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc nhập nhằng hai khái niệm NHTM và NHĐT nên hệ thống tài chính – ngân hàng nước ta đã không có biện pháp nhằm minh bạch hóa và kiểm soát hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM.

Vì vậy, nhiều NHTM đã đổ xô chạy theo lợi nhuận ảo đầu tư vào chứng khoán và bất động sản – hai lĩnh vực được coi là nhạy cảm nhất trước các biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới.

Đến đầu năm 2008, khi những dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế bắt đầu xuất hiện như lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản đi xuống, nhiều NHTM đã nhanh chóng rơi vào khó khăn về mặt thanh khoản.

Nếu không có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước thì các ngân hàng này còn có thể rơi vào tình trạng nợ xấu hơn. Bên cạnh đó, luật pháp đối với ngành ngân hàng lại còn nhiều lỗ hổng nên các ngân hàng dễ dàng sử dụng tiền gửi của dân để đầu tư với rủi ro cao.

Mà một thực tế là cho dù luật pháp có nghiêm đến đâu thì vẫn có cách lách luật, bởi lòng tham với cái lợi trước mắt. Hơn thế nữa, nguy hiểm ở chỗ tâm lý chung của những nhà điều hành ngân hàng là tranh thủ đầu tư dàn trải trong giai đoạn nền kinh tế đang nóng để có thể thu được lợi nhuận lớn.

Hầu hết các NHTM hiện nay đều hồ hởi nắm bắt ngay cơ hội trước mắt bằng nguồn tiền có sẵn nhưng họ lại không quan tâm hoặc không lường trước được chu kỳ kinh tế và những rủi ro chực chờ sau những cơn sốt giá bất thường. Vì vậy, một cái kết có thể dự đoán trước là một số NHTM sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng gần như phá sản như thực tế hiện nay.

Giải pháp nào cho ngân hàng Việt Nam?

Trong tình hình hiện nay, Nhà nước cần thực tế nhìn nhận sự thiếu minh bạch của hệ thống NHTM trong hệ thống tài chính – ngân hàng nước ta. Từ đó, chúng ta mới hướng đến chỉnh đốn lại hệ thống ngân hàng theo hướng rạch ròi giữa hai hệ thống – NHTM và NHĐT.

Cụ thể là những người làm ngân hàng nên mạnh dạn đối mặt thực tế, khoanh vùng nợ xấu để giải quyết triệt để càng nhanh càng tốt, tránh cho nợ xấu tiếp tục lây lan. Đây cũng là cách giải quyết của Mỹ trong việc đẩy lùi khủng hoảng kinh tế dưới thời Tổng thống Reagan.

Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức của người dân cũng vô cùng cần thiết, nhằm giúp họ đánh giá đúng chỉ số đầu tư an toàn của mỗi ngân hàng, qua đó họ có thể chủ động lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng nào phù hợp với nhu cầu của mình.

Đó là sử dụng một cách hiệu quả bàn tay vô hình của thị trường, qua sự ý thức của người tiêu dùng, để hệ thống ngân hàng có tính điều chỉnh cao và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.

© Trần Sĩ Chương

Nguồn: Doanh Nhân Sai Gon

 

4 Phản hồi cho ““Tử huyệt” của hệ thống ngân hàng”

  1. Tri dan - Czech republic says:

    Mọi việc đều do con người và phụ thuộc ở chính con người – làm sao đòi hỏi sự minh bạch đàng hoàng của một hệ thống ngân hàng trong cái xã hội lưư manh điểu cáng làm đầu., trong khi ngân hàng là kẻ hợp pháp được phép dùng tiền của người khác cho mục đích của mình được thì Bố ăn thua thì chẳng thằng Đ nào chịu trong cái cơ chế hiện nay của Đảng ta.Nguồn tiền hiện chủ yếu có được là do các quĩ tài trợ đầu tư nước ngoài cho vay hoặc trợ giúp.v.v.và v.v.., thông qua Đảng và Nhà Nước ta thì vạ gì mà Đảng không cho mở ngân hàng để thông qua hệ thống ngân hàng mà rút tiền đầu cơ trục lợi làm giàu cho gia đình bản thân của đảng- Vinasin, Petrol hay những các Đại Công Ty khác… chỉ là những mắt xích rút tiền đầu cơ trục lợi của Đảng,chỉ có những kẻ dân ngu cu đen chân đất thật thà cả đời lo làm ăn tiết kiệm tin theo ĐẢNG là gánh chụi hết mọi hậu quả bằng tiền sưư cao thuế nặng đè lên cổ do Đảng và nhà nước ban hành.

  2. Phương says:

    Giải pháp nào cho ngân hàng Việt Nam? Cần quái gì nghiên cứu giải pháp. Họ chỉ làm mỗi một điều để thu hút tiền gởi của dân : Nâng giá vàng, nâng lãi xuất tiền gởi để dân ồ ạt gởi tiền. Sau đó hạ giá vàng, hạ lãi xuất tiền gởi khiến cho người dân hầu như mất trắng và thua lỗ nặng. Có người bán ra 4 cây vàng gởi ngân hàng. Đến khi rút tiền mua vàng lại chỉ còn 1,5 vàng. Vàng của dân NH cho tư bản vay kinh doanh bất động sản, cho các dự án quy hoạch vay ( chỗ nào có lại quả giám đốc NH mới lấy tiền nhà nước cho vay). Mỗi dự án giàn giám đốc ngân hàng được biếu không một lô đất xây biệt thự có chủ quyền hẳn hoi. Đất đó một số bán lấy về tiền mặt, một số thế chấp đưa con du học nước ngoài rồi ở luôn bên đó. Còn nhiều nhiều nửa … mở cty ma chuyên mua bán chứng từ giả chuyển tiền cho con du học nước ngoài. Đó là cách làm giàu của mấy kẽ chỉ biết cũ khoai cũ sắn mà không biết gì đến cái gọi là Kinh tế đất nước, lợi ích toàn dân. Những kẻ chỉ nhờ mánh khoé nhảy lên hàng đại gia. Khi cờ phất họ ca ngợi chế độ không dám phê phán chính sách nhà nước, đến chừng NH đổ nợ, nhiều nợ xấu không thu hồi được, bị thanh tra nhà nước ghé họ trở cờ phê phán ” chế độ này ai làm được họ tìm cách hất cẳng”.

  3. tam dat says:

    Bác Hồ là học trò Bác Mao từng nói: “Ngân hàng là định chế của tụi tư bản , chúng ta phải thắt cổ cho nó chết” .
    Nay bọn Dũng Sang Trọng Hùng là con cháu Bác Hồ đang sung sướng lắm vì đã tẩu tán tài sản của nhân dân và dập chết Ngân hàng nhà nước .

  4. nguenha says:

    Ô Trần sĩ Chương viện dẩn rất nhiều “sự kiện’từ ngân hàng Mỹ dể so sánh với “hệ thống” ngân hàng CS.
    Thiệt là Tội cho nước Mỹ,con gái “chính chuyên” mà ví với “Dỉ”!! Từ lâu,trên diễn dàn nầy,tôi dả khẳng dịnh:
    VNCS không có Doanh nhân,vì sao?? 3 yếu tố dể cấu thành DN: Tài năng-chử Tín-sự lương thiện,hầu như
    không có ở “doanh thương”VN,thì làm sao có Doanh-nhân “dích thực”dược!! Xã hôi không tạo ra những dức tính dó cho họ,thì làm sao họ có dược(di với ma ,thì phải mặc áo giấy),thậm chí những từ ngữ như “bôi tơn”,”phí tiêu cực”dôi lúc trở thành những thuật ngữ trên dầu môi chót lưởi của thương nhân ,mà không thấy ngượng!! Ngân hàng nên trở về từ”kho bạc”thời thực dân Pháp,nghe hợp lý hơn.Bởi vì ở dó,từ người thành lâp cho dến kẻ gởi tiền(dại gia) chỉ là bọn “thẩu khấu”bóc lột dân lành ,qua chiêu “cho vay”! Có người dân quê nào,mà con di lao dộng mà không vay ngân hàng, từ nghề Nông cho dến nghề biển…tất cả dều vay!! Mổi lần vay là mổi lần”bôi trơn”,có thằng” chó dẻ’ nào mà nghèo, khi làm cán bộ “cấp côi” ngân hàng.Dó là sự thật!!Có thể nói,
    từ Bắc chí Nam,ruộng vườn,dất dai…dều là tài-sản của Ngân hàng! Hết người dem thân nạp,hết người dể Ngân-hàng tạo ra những” luận chúng kinh tế giả tạo” làm cơ sở dể vay vốn…thì phải dến lúc Ngân hàng phải sụp dổ,dó là dương nhiên.Từ “củ khoai”,”củ sắn’ nhảy lên hệ-thống nầy,hệ thống nọ..ra diều cái gì ta cũng làm dược,nhưng thực tế không là gì cả./

Leave a Reply to Phương