WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lữ Phương bảo vệ Marx, chống độc tài toàn trị

Lữ Phương

Trong bài viết “Ông Võ Văn Kiệt và tôi”, Lũ Phương đã kể ông từng nói với Võ Văn Kiệt rằng:

Anh Sáu biết tại sao tôi quan tâm đến chủ nghĩa Mác như vậy không? Đó là do tôi nghe lời ông Đồng và ông Duẩn, hai ông này luôn khuyên nhủ cán bộ phải học tập chủ nghĩa Mác vì không hiểu chủ nghĩa Mác thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nghe lời hai ông đó, tôi đã quay mặt vào tường trong suốt 10 năm để tìm hiểu; anh có biết sau đó tôi đã kết luận như thế nào không?”. Ông nhướng mắt lên và hỏi: “Sao?” Tôi nhớ đã trả lời ông một cách tỉnh queo câu sau đây: Tôi nói hai cha nội đó chẳng biết Mác là con mẹ gì hết!. Không tưởng tượng được! Sau khi nghe câu nói báng bổ đó của tôi, ông đã cười phá lên, thoải mái như chưa bao giờ thoải mái đến như vậy! Không biết có đúng hay không, nhưng cái bí mật về chủ nghĩa Mác-Lenin mà ông không khi nào nói đến mỗi khi gặp tôi, dường như đã bộc lộ qua những tiếng cười của ông hôm đó”.

 

Trao đổi với bbcvietnamese.com hôm 26 tháng 02 vừa rồi, trong chuyên đề về trí thức, ông còn “ vơ đũa cả nắm”: “Tôi thấy, Chủ nghĩa Mác chẳng dính dấp gì đến thực tại Việt Nam cả. Thứ nhất, những người nhân danh chủ nghĩa Mác để họ quản lý, lãnh đạo xã hội, họ cho rằng “tiến lên chủ nghĩa xã hội”, nói một cách văn vẻ, thì họ ngộ nhận, họ hiểu lầm, họ không hiểu gì cả … họ lợi dụng, họ bóp méo hoàn toàn chủ nghĩa Mác, không dính dấp gì ở đây, nó là một chủ nghĩa Lenin, Stalin hóa, và nó là của Mao Trạch Đông. Cho nên những người nhân danh cái này để gọi là lãnh đạo Việt Nam, thì hoàn toàn không có cơ sở thực tế”.

Theo Lữ Phương:

Chủ nghĩa Mác là một học thuyết có tham vọng đặt ra và giải quyết được mọi vấn đề của thời đại một cách hiện thực, triệt để, nhưng do bản thân chỉ là một thứ triết học chứa đựng không ít những suy lý tư biện cho nên những giải pháp kết tụ trong cuộc cách mạng gọi là vô sản là hoàn toàn bất khả thi, và tính chất bất khả thi này đã nằm ngay trong bản thân khái niệm giai cấp vô sản của Mác: giai cấp vô sản không phải là giai cấp công nhân thực tế mà chỉ là một khái niệm triết học trong hệ thống triết học của Mác mà thôi. Chính vì cứ nhất quyết coi những kết luận về chủ nghĩa xã hội của Mác là “khoa học”, đặc biệt coi chủ trương “chuyên chính vô sản” của ông là cái cốt tuỷ cần phải nắm vững để đấu tranh xây dựng xã hội mới, cho nên các chế độ gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện thực” nhân danh Mác đã đi vào con đường bế tắc: không có phát triển trong dân chủ và nhân đạo mà chỉ có trì trệ, bất lực trong chuyên chế và độc đoán mà thôi. Vấn đề đặt ra về mặt thực hành, theo tôi, do đó không phải là “vận dụng” chủ nghĩa Mác như một khoa học – nhất là cột Mác vào Lênin tạo thành một thứ chủ nghĩa Mác-Lênin – mà là hãy đối xử với chủ nghĩa Mác như một thứ triết học, được đối xử như vậy thì những các mặt tích cực lẫn tiêu cực trong lập luận của Mác cũng đều bổ ích cho đời sống. Trung tâm vấn đề ở đây là sự phân biệt cổ điển giữa triết học và khoa học, giữa tư tưởng suy lý và tư tưởng thực tiễn” (1).

Ông tìm thấy những yếu tố rất đáng trân trọng của Mác:

Hệ thống triết học của Mác, mặc dù tư biện, nhưng chứa đựng nhiều yếu tố tích cực: gợi ra cho những người nghiên cứu những định hướng mang tính phát hiện, nhắc nhở người ta phải chú ý đến những nhân tố hiện thực đã tạo nên lịch sử (như ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật, những lợi ích vật chất, những mâu thuẫn giai cấp trong lòng một dân tộc…), những điều mà có lúc giới nghiên cứu đã không quan tâm đúng mức. Riêng khái niệm lao động bị tha hoá của Mác thì đã biến thành nguồn cảm hứng bất tận cho những xu huớng phê phán đến tận nền móng chẳng những đối với các hình thức tồn tại của xã hội hiện đại mà còn có thể đặt cơ sở để hình thành một thứ triết học chống tha hoá đối với cuộc sống nói chung của con người” (2).

Sự đóng góp của Mác vào đời sống tư tưởng của nhân loại là điều không thể phủ nhận được, sự đóng góp ấy bao giờ cũng đứng bên ngoài hình thức chính trị hoá triết học kiểu Lênin, và do đó chủ nghĩa Mác của Mác cần phải tiếp tục được thanh lọc khỏi những “vấy bẩn” của chủ nghĩa Lênin. Chủ nghĩa Lênin đó, thực chất chỉ là một thứ chủ nghĩa Mác bị xét lại theo phương hướng xuyên tạc triệt để nhất trong lịch sử triết học Mác: nhân danh cho một thứ ý thức hệ gọi là “khoa học”, nó đã tạo ra mô hình nhà nước toàn trị ý thức hệ đưa đời sống tinh thần xã hội trở về thời kỳ Trung cổ. Đích thực, không thể có một “phản ánh luận mácxít-lêninnít” nghiêm chỉnh theo tinh thần học thuyết Mác (2).

Triết học của Mác chứa đầy tham vọng giải phóng trần gian. Từ sự mâu thuẫn giữa tư bản và công nhân, giữa chủ và thợ trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào thế kỷ 19 ở phương Tây, Mác đã khái quát thành những mâu thuẫn xâu xé lịch sử loài người từ khởi thuỷ cho đến ngày nay: mâu thuẫn giữa những người nghèo và người giàu, giữa những người bị áp bức và đi áp bức, giữa dã man lạc hậu và văn minh tiến bộ, giữa ý thức hư huyễn và ý thức chân thực… – từ những mâu thuẫn ấy đưa ra triết lý về lao động và lao động bị tha hoá để giải quyết một lần cho xong tất cả.  Dấu ấn của tinh thần lạc quan của thế kỷ 18, 19 đã biểu hiện trong học thuyết Mác khá rõ rệt: đó là niềm tin mạnh mẽ về sự tất thắng của Lý trí, Khoa học và Tiến bộ trong việc tạo dựng tương lai. Để thể hiện niềm tin đó, và với ý hướng muốn thoát khỏi phương pháp tư biện trong các triết học duy tâm, Mác đã kêu gọi người ta trở về với cái hiện thực thời ông đang sống và dấn thân thay đổi nó” (3).

Song, thật đáng tiếc, không chỉ Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông lần lượt bóp méo Mác ngày càng tệ hại cho những mục đích chính trị của họ, mà ngay cả Angghen cũng từng làm xuy xuyển Mác:

Sự lý giải của Angghen về mối quan hệ giữa ý thức xã hội với tồn tại xã hội cũng không tránh khỏi sự thiếu nhất quán đối với triết học Mác. Phân biệt sự khác nhau giữa tự nhiên và xã hội, Angghen cho rằng nếu quy luật của tự nhiên hoàn toàn bị sự vô ý thức và mù quáng chi phối thì trong xã hội ngược lại không có gì xảy ra “lại không có ý định tự giác, không có mục đích mong muốn”. Tuy vậy, theo Angghen thì những ý định tự giác, có ý thức đó vẫn chỉ là những cảm nhận trực tiếp của những cá nhân riêng lẻ thôi; những mong muốn ấy “ít khi nào thực hiện được” khi người ta sống trong xã hội, và chính trong những hoạt động này đã hình thành ra cái mà Angghen gọi là những “hợp lực” biểu hiện cho một thứ “ý chí trung bình chung”, căn cứ vào đó, ông giả định về sự tồn tại của một thứ động lực khách quan, tập thể, độc lập với ý thức của những cá nhân, có nguồn gốc sâu thẳm trong cuộc sống vật chất của xã hội. Như vậy, chấp nhận sự phân biệt ý thức cá nhân với ý thức xã hội như Mác, nhưng Angghen đã biến cái ý thức xã hội mà Mác coi là cái tồn tại được ý thức thành một thực thể không khác gì với cái mà những nhà xã hội học thực chứng thường gọi là tâm lý quần chúng, hoặc tâm lý cộng đồng” (2).

Những suy tưởng của Ăngghen về lao động tha hoá, ý thức huyễn hoặc … cũng hoàn toàn khác biệt với những khái niệm cực kỳ quan trọng này trong học thuyết của Mác.

Không giống Mác, phản ánh luận trong triết học của Angghen đã đảo ngược lại biện chứng pháp của Hegel. Trong khi Mác đảo ngược cái Tinh thần tuyệt đối của Hegel thành thực tiễn lao động, coi đó là điểm xuất phát của triết học, thì Angghen lại dành cho thực tiễn lao động một ý nghĩa khác mà ông gọi là vật chất.

Càng oan uổng cho Mác hơn khi trong tay Lênin chủ nghĩa Mác đã bị bóp méo thảm hại nhằm huy động cho cuộc Cách mạng Tháng Mười.

Với những nhận xét sau, Lữ Phương cho rằng Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng phản mácxít hoàn toàn.

1 – Do không được bất cứ cuộc cách mạng vô sản nào ở những nước phương Tây nổ ra để yểm trợ, cuộc cách mạng Tháng Mười Nga không hề có được tính phổ quát, trái lại nó chỉ là một cuộc cách mạng địa phương, cục bộ, xuất hiện từ cái thế giới ngoại vi của chủ nghĩa tư bản: cái quốc tế do Lênin sáng tạo ra chỉ là sự tập hợp của đa số những quốc gia nghèo khổ, chậm phát triển.

2 –  Khái niệm chuyên chính vô sản trong lý luận của Mác mà Lênin bao giờ cũng nhắc nhở rằng đó chính là hòn đá tảng của chủ nghĩa Mác và cho rằng ai mà rời bỏ khái niệm ấy cũng là xa rời chủ nghĩa Mác trong thực chỉ là sự chuyên chính của những người tự cho mình là nắm được khoa học về sự phát triển của lịch sử, và như vậy là sự chuyên chính của môt lập trường, một thế giới quan do một thiểu số trí thức tạo ra. Thiếu hẳn thực chất mácxít (dù không tưởng), nội dung của khái niệm chuyên chính vô sản đó chỉ đơn thuần là sự chuyên chính của một ý thức hệ tự cho mình là vô sản – sự chuyên chính của một đảng phi mácxít.

3 –  Cái mô hình xã hội được gọi là “chủ nghĩa xã hội” nhân danh Mác để xây dựng cũng đã rơi vào sự suy thoái như thế. Không thể tiến thẳng lên cái không thể tiến lên được, Lênin đã đề xuất những chiếc cầu trung gian mang tính chất lùi bước mà ông gọi là chủ “nghĩa tư bản nhà nước”, qua đó tìm động lực xây dựng cơ sở vật chất để chuyển hoá xã hội lên một hình thái xã hội-kinh tế cao hơn. Nhưng cũng do cái viễn cảnh ấy của hình thái kinh tế-xã hội cao hơn là không tưởng cho nên cái nấc thang mượn đường ấy mãi mãi chỉ là cái nấc thang nằm nguyên một chỗ” (4).

Mô hình XHCN hiện thực do Lênin xác lập cũng rất phản Mác.

Trong mô hình XHCN của Mác chế độ tư hữu bị xoá bỏ, tất cả tư liệu sản xuất được xã hội hóa, trở thành tài sản chung của mọi người. Xã hội tồn tại trong một nền kinh tế không còn thị trường, không còn hàng hoá, với một thể chế chính trị do giai cấp vô sản chiếm đại đa số dân cư làm chủ bằng một nhà nước kiều mới do mình trực tiếp tạo ra. (Tất nhiên, đây là một mô hình không tưởng).

Trong mô hình XHCN hiện thực, chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại nhưng là một thứ chủ nghĩa tư bản nhà nước độc quyền phi thị trường, phi hàng hoá mà Lenin đã mượn từ sự suy lý tư biện của Angghen,

Theo Lữ Phương:

Sự tha hóa trong chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểu lêninnít, do không còn phải thông qua những định chế trung gian đặt nền trên phương thức sản xuất hàng hóa như trong chủ nghĩa tư bản cổ điển, nên đã trở thành sự tha hóa của con người trực tiếp với những ý tưởng của mình. Nói cách khác, nếu trong chủ nghĩa tư bản cổ điển, con người đánh mất bản thân trong hàng hóa và những cơ chế xã hội xây dựng trên trao đổi hàng hóa thì trong chủ nghĩa tư bản nhà nước lêninnít, con người đã đánh mất bản thân chính trong những ý tưởng giải phóng con người khỏi nền sản xuất hàng hóa. Và đó cũng là tình trạng con người đánh mất bản thân trong những ý tưởng được coi là đi giải phóng con người. Lý thuyết mácxít về giải phóng lao động ở đây đã bị đảo ngược: nó trở thành một thứ ý thức hệ không phải chỉ để những người tổ chức sản xuất huyễn hoặc những người lao động mà cũng còn là cái để chính những người lao động đưa mình vào một “mai sau” mờ mịt. Nó tạo ra cái ảo ảnh đã được lý tưởng hóa về một hiện thực trần trụi, nghèo nàn, làm cho con người tưởng rằng qua đó có thể tìm thấy hạnh phúc thật sự. Sự tha hóa tinh thần ấy không khác gì sự tha hóa mang tính chất tôn giáo mà Mác đã tố cáo. Nhưng đó không phải là thứ tôn giáo siêu việt hứa hẹn cho con người một đời sau tuyệt đối mà chỉ là một tổ chức chính trị trần tục, tầm thường được tôn lên thành cái tuyệt đối đó” (4).

Đối với số phận dân tộc Việt Nam, điều khốn khổ tệ hại là, chủ nghĩa Mác đã thấm vào đầu Nguyễn Ái Quốc – người sau này trở thành lãnh tụ ĐCSVN – lại thông qua thần tượng Lênin:

Đọc những gì ông viết về lý luận mà ông gọi là “chủ nghĩa Mác-Lênin”, chúng ta thấy dường như sự hiểu biết của ông về Mác có phần không được nghiêm chỉnh lắm: tinh thần dân chủ không tưởng của Mác, biểu hiện rõ nhất trong lý luận về sự chế ngự của xã hội công dân đối với nhà nước là chuyện ông hoàn toàn không biết đến. Điều lôi cuốn ông có lẽ chỉ là mấy chữ “thế giới đại đồng” giông giống với cái khái niệm “tứ hải giai huynh đệ” trong Nho giáo vậy thôi. Sự hấp dẫn của Lênin đối với ông, ngoài tính cương nghị, nhạy bén, thực tế của một lĩnh tụ chính trị, có lẽ còn là cái tinh thần “khai sáng” của những bậc hiền nhân đối với đám dân đen thô lậu, ngu dốt, khốn khổ. Cung cách “nôm na” trong cách nói, cách ứng xử của ông, việc ông rất thích chú ý đến những chuyện “tương cà mắm muối” cho nhân dân có lẽ cũng là do kết quả của việc ông đã “Đông phương hoá” cái tinh thần từ trên trông xuống đó của Lênin. Thứ “chủ nghĩa tập thể” mà ông hay nói đến để răn dạy cán bộ, nhân danh Mác, thật ra không phải xuất phát từ cái ý hướng giải phóng con người khỏi chủ nghĩa cá nhân tha hoá trong xã hội tư sản, mà chỉ là một thứ tinh thần kỷ luật cách mạng của Lênin (suốt đời hy sinh vì đảng) cộng với một “cái chúng ta” vô ngã, phi cá tính nào đó tiềm ẩn trong các thứ lý luận phương Đông cổ xuý cho những thứ trật tự bất biến về xã hội và tự nhiên” (5).

“Chủ nghĩa Lênin mà ông mới chỉ nghe qua vào tháng 7 năm 1920, đã bắt đầu cố định thành thứ chủ nghĩa Lênin được giảng giải theo cách của Stalin rồi. Đường lối cách mạng vô sản phương Đông do Lênin hình thành, dần dà sau đó cũng đã được cụ thể hoá thành chính sách của Stalin coi Liên bang xô viết là trung tâm cách mạng thế giới, coi chủ nghĩa xã hội thực hiện ở Liên xô là hình mẫu cho các nước phải theo, khẳng định mạnh mẽ trong thực tế dần dần chiều hướng “gió Đông quyết định gió Tây”, manh nha từ năm 1920 trong Quốc tế III, từ đó hình thành ra “phe” xã hội chủ nghĩa như một thứ chủ nghĩa cộng sản mang tính cục bộ,“địa phương” khác hẳn với Mác, và trong chừng mực nào đó với cả Lênin nữa. Tất cả những chuyển biến trong bản thân cái gọi là cuộc cách mạng vô sản mácxít cũng đã quyết định hoàn toàn con đường phát triển của cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Một mặt, nếu nó đã đưa Việt Nam tham gia vào những cơn sóng gió không ngừng ngả nghiêng vì những cuộc thanh toán nội bộ một cách ác liệt trong Quốc tế III thì mặt khác cũng lại gắn chặt số phận đất nước ngày càng sâu vào đó như một định mệnh không thể gỡ ra được” (5).

Không hề có chủ nghĩa Mác ở Việt Nam:

“Chủ nghĩa Mác ở Việt Nam khởi đầu là chủ nghĩa Lênin, sau đó đã trở thành chủ nghĩa Mác-Lênin đã được “Đông phương hoá” lần lượt theo kiểu Stalin rồi sau đó là Mao Trạch Đông: đó là một thứ chủ nghĩa Mác đã bị biến dạng, xa lạ hoàn toàn với nguồn gốc xã hội và văn hoá của nó.Chủ nghĩa yêu nước truyền thống mà Đảng cộng sản Việt Nam muốn nương theo để đưa dân tộc Việt Nam vào “chủ nghĩa xã hội”, qua sự thử thách của thời gian, với chính mục tiêu của Mác, như vậy là đã hoàn toàn thất bại” (5).

Du nhập tư tưởng Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông vào Việt Nam, không chỉ làm kiệt quệ Miền Bắc mà “Khi được bê nguyên xi vào áp dụng ở miền Nam Việt Nam sau khi thắng lợi hoàn toàn, cái mô hình đó lập tức đã phát huy ngay sức mạnh tàn phá của nó đối với tất cả những thành quả mà miền Nam đã đạt được trong suốt quá trình công nghiệp hóa (dù còn ở bước đầu) và hiện đại hóa. Chỉ còn vài năm, bắt đầu là “tiếp quản” rồi sau đó là “cải tạo” tư sản ở thành phố, “hợp tác hóa” ở nông thôn, đời sống người dân đã bị đẩy lùi lại tình trạng trước đó khoảng vài ba chục năm, khốn khổ như chưa bao giờ đã xảy ra, dưới chế độ phong kiến, thực dân. Nền sản xuất hàng hóa mở rộng đã bị phá vụn thành những khu vực nhỏ bé, chiếm lĩnh bởi những cái gọi là “ngành” hay “lãnh thổ”; bất cứ cơ quan nào hay địa phương nào (kể cả xã, ấp) cũng có thể lập ra các hàng rào, trạm gác để chặn xe cộ lại xét hỏi, tịch thu, đánh thuế; còn nếu có gì gọi được là sản xuất thì cũng chỉ là những phong trào vận động ồ ạt người ta đi “lao động xã hội chủ nghĩa” (đắp mương, làm thủy lợi…) hoặc rủ nhau đi ra khỏi thành phố xin đất để làm rẫy kiểu “tự túc” như thời kháng chiến trong rừng, tốn không biết bao xăng nhớt, thì giờ mà kết quả chẳng đi đến đâu (6).

Sự chiến thắng của Đảng cộng sản là một sự kiện động trời với nước Mỹ và ngoạn mục với thế giới. Nhưng với Việt Nam, sự chiến thắng ấy chỉ đem lại cho tuyệt đại đa số những người dân bình thường điều mà họ đã mòn mỏi mơ ước từ lâu: đất nước được hoà bình. Và hơn nữa, phục hồi lại toàn vẹn chủ quyền trong thống nhất, từ đó tạo điều kiện cho những giấc mơ mới sinh thành. Nhưng chưa kịp định hình thì những giấc mơ này đã tan vỡ ngay lập tức. Đảng cộng sản khai thác được sức mạnh của dân tộc để chống ngoại xâm, nhưng ý thức hệ cộng sản đem vào xây dựng lại hoàn toàn đi ngược những điều đơn giản: chữa lành những vết thương chiến tranh, tạo dựng lại cuộc sống yên ấm cho nhân dân. Tất cả những sai lầm từ miền Bắc mệnh danh “xã hội chủ nghĩa” sau khi thắng Pháp nay đã được lập lại nguyên vẹn ở miền Nam sau khi thắng Mỹ: cũng trả thù những người khác chiến tuyến, khắc nghiệt với những người khác ý kiến, cũng đấu tranh giai cấp bằng cải tạo ở thành thi, hợp tác hoá ở nông thôn, gây ra đói nghèo, khổ sở, khiến bao người bỏ nước ra đi… trong khi đó thì ồn ào phất cờ “tiểu bá” tạo cớ cho người anh em “đại bá” đưa xe tăng và đại pháo tràn sang biên giới nhen lại chiến tranh. “Thắng trong chiến tranh nhưng bại trong hoà bình”, đã có hơn một tác giả phương Tây từng ủng hộ Việt Nam trước đây nhận xét như vậy sau khi Việt Nam thống nhất không lâu” (7).

Vì đâu nên nông nỗi này? Phải chăng mọi việc chỉ bắt đầu từ Đại hội Tours, năm 1920, khi Nguyễn Ái Quốc chuyển hướng từ chủ trương “Ỷ Pháp cầu tiến bộ” và “Ỷ Pháp tự trị” của Phan Châu Trinh sang con đường cách mạng cực đoan của Đệ tam Quốc tế. Hay, từ cái đêm bất hạnh, Nguyễn Ái Quốc bật khóc trước những trang viết của Lênin rồi quyết định từ giã môi trường hoạt động khuynh tả ở nước Pháp dân chủ để sang Nga tiếp nhận mô thức chuyên chế kiểu phương Đông vào năm 1923.

Thực tế, cũng chẳng ra Lênin, dù đu dây, lúc ngả vào lòng Liên Xô, lúc nằm gọn trong vòng tay Trung Quốc, ĐCSVN cuối cùng vẫn thực hiện một thứ “chủ nghĩa Stalin mang đặc điểm Trung quốc” ­- đó là chủ nghĩa Mao – một hệ tư tưởng tệ hại nhất trong những hệ tư tưởng gọi là “xã hội chủ nghĩa” phản Mác nhưng vẫn  nhân danh Mác!.

Vì sai một ly (giữa Nguyễn Ái Quốc với Phan Châu Trinh) nên đã phải đi một dặm. Một dặm quá dài, đầy máu lửa, tan tác quê hương, đầm đìa nước mắt, ĐCSVN không thể không sửa sai (họ gọi là “Đổi mới”). Nhưng:

Những cái gọi là “đổi mới” lý luận về chủ nghĩa xã hội ra đới dưới sự bảo trợ của đảng và nhà nước hiện nay ở Việt Nam, theo tôi, chỉ là sự xoay sở một cách vô cùng hỗn loạn để đối phó với tình thế khó khăn ấy: nó chỉ lay hoay trong sự chắp vá tìm ra cách nói, cách trình bày như thế nào trước công luận để biện minh cho sự từ bỏ trên thực tế những nguyên lý mácxít về chủ nghĩa xã hội nhưng cuối cùng vẫn duy trì được sự độc tài của đảng chứ không phải là cái gì khác. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là tình trạng ấy sẽ kéo dài được bao lâu, và kéo dài bằng cách nào khi mà, ngoài sự trấn áp, hù doạ quen thuộc, đảng đã không còn trong tay sự dự trữ tinh thần nào khác ngoài những thủ đoạn nói dối, mị dân? Sự tan rã về tư tưởng trong hàng ngũ đảng hiện nay là điều đã trở thành hiển nhiên không còn có thể nghi ngờ chút nào. Đảng đang tìm cách “tự diễn biến”, tự thay hình đổi dạng cũng là điều không thể nghi ngờ chút nào. Những băn khoăn của tôi không phải ở chỗ đó mà là xét xem sự biến chất của đảng theo chiều hướng đó có mang lại được ích lợi thật sự cho sự phát triển của dân tộc hay không mà thôi. Tôi cho rằng mọi việc ngày càng chìm sâu vào tình trạng bế tắc, thực dụng hoàn toàn không có lối thoát về lý luận. Có lẽ sự mơ mộng của tôi, nếu có, thì chỉ xuất phát từ tình trạng ấy: mong muốn sự hoá thân của đảng diễn ra một cách “tử tế” hơn, sự đổi mới của đảng diễn ra một cách toàn diện hơn, dân chủ hơn, có ý thức hơn, chứ không ứng biến nửa vời và phản văn hoá như nó đang diễn ra hiện nay” (1).

Thực chất của cái xã hội “đổi mới” ra đời “dưới sự lãnh đạo” của Đảng cộng sản hiện nay ở Trung Quốc và cả Việt Nam chính là cái thực thể mà học thuyết Mác đã phủ định từ nền móng, không có tên gọi nào khác hơn là chủ nghĩa tư bản, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội mácxít, nên mới khen cái cái chế độ “XHCN” đã xoay chiều đó là “vì tinh thần nhân đạo, vì lợi ích cách mạng” một cách xun xoe hể hả! …. Một người xa quê hương 30 năm, nay trở về thăm nhà chắc hẳn sẽ có dịp thấy tận mắt điều đó đang diễn ra như thế nào. Rõ ràng là “chủ nghĩa tư bản” đã được phục hồi. Với tất cả những nô nức hứa hẹn thăng tiến cuộc sống xen lẫn với nghèo đói, ma tuý, mại dâm, tội ác, tham nhũng… ồn ào, chụp giật, rừng rú, vui buồn đủ thứ nhưng đó vẫn là “chủ nghĩa tư bản” chứ chẳng phải là cái gì khác ” (8).

Muốn ĐCSVN đổi mới thực sự, đổi mới đúng hướng thì phải “Diễn biến Hòa bình” họ và làm cho họ “tự diễn biến”. “Phong trào Dân chủ” có nhiệm vụ đảm trách sứ mệnh thiêng liêng đó. Tiếc rằng khi được hỏi về phong trào này Lữ Phương đã cho biết:

“ …tìm hiểu hiện tượng hàng loạt những tổ chức ra đời cùng tính chất với “Khối 8406” anh vừa hỏi: Cứ viết bài chửi Mác, chửi Hồ Chí Minh tới bến, càng dữ dằn, bạt mạng thì càng được xưng tụng là “chiến sĩ dân chủ”. Chỉ với một số người cùng với mấy cái PC nặn ra một tuyên ngôn kêu gọi đa nguyên, đa đảng gửi lên mạng toàn cầu là đã có thể khai sinh cho một số tổ chức mệnh danh dân chủ (cũng với bao nhiêu nhân sự đó), nếu có làm gì tiếp thì ngoài việc ra hết tuyên bố này đến tuyên bố khác kết án cộng sản, là chờ dịp viết thư (đăng lên mạng) kêu gọi những ông này bà nọ trong chính giới Mỹ dạy cho những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam một số bài học dân chủ và nhân quyền, kể cả những bài học thực thi bằng biện pháp ngoại giao và kinh tế! (9).

Tình hình mới khởi đầu nhưng dường như không hứa hẹn điều gì đáng phấn chấn ngoài sự ồn ào trên các website đấu đá ở hải ngoại. Mọi việc diễn ra cho chúng ta thấy cái thiếu hoàn toàn cho điều đáng mong ước mà anh nói chính là cái gọi là “văn hoá dân chủ”. Dân chủ vì phục hận, trả thù, dân chủ thực hiện bằng chửi bới bạt mạng, cho mình là người duy nhất nắm chân lý, dân chủ vì đô la, kèn cựa nhau để tìm chỗ dựa của bên ngoài… thì như có người đã nói đó chỉ là thứ dân chủ … “chợ búa” thôi. Chưa tìm cách ngồi lại với nhau để thanh toán cho nhau cái thứ “văn hoá dân chủ” ấy như Hà Sĩ Phu đã ám chỉ thì người ta chưa thể bàn gì đến việc tập hợp lực lượng, huống chi là chuyện thống nhất tổ chức” (9).

Theo Lữ Phương, dù đã quá muộn, lẽ ra sau 1975, ít nhất ĐCSVN đã phải thực hiện những điều tiên quyết sau đây:

“- Từ bỏ ý định “phất cờ”, “chính sách đóng cửa, tự lực cánh sinh theo lối cũ”.

- “Từ bỏ những phương pháp cách mạng và bạo lực”.

- “Từ bỏ khái niệm nhà nước giai cấp”.

- “Thể hiện chuyên chính bằng hiến pháp và pháp luật”.

- “Thực hiện tam quyền phân lập”, “xây dựng nhà nước pháp quyền”, “nền móng để giải quyết vấn đề đa nguyên, đa đảng”.

- Ðảng cộng sản “phải giao toàn bộ quyền lực cho nhà nước, trở về xã hội công dân, tự đặt mình trong pháp luật, bình đẳng với mọi tổ chức chính trị xã hội khác, từ đó khẳng định lại năng lực và phẩm chất của mình”” (10)

Rút trong cuốn “ĐÊM DÀY LẤP LÁNH”  

(Tác giả gửi đăng)

————————————-

Ghi chú:

(1)  Lữ Phương – Trả lời báo “Diễn Đàn, Paris, tháng 7- 1995                                                        (2) Lữ Phương – Phản ánh luận Macxit-Leninit                                                                                      (3) Lữ Phương – Vấn đề Lao động trong học thuyết Mác                                                                        (4) Lữ Phương – Chủ nghĩa xã hội mácxít & chủ nghĩa xã hội hiện thực                                                                       (5)  Lữ Phương – Từ Chủ Nghĩa Yêu Nước  đến Chủ Nghĩa Xã Hội                                                             (6) Lữ PhươngViệt Nam “Đổi Mới”: 1979-1986                                                                                   (7)Lữ Phương – Chiến Tranh Việt Nam: Chủ quyền Quốc gia, Xung Đột Ý thức hệ và Hoà giải Dân tộc                                                                                                                                                         (8) Lữ Phương – Những Kẻ Không Được Lên Thiên Đường!                                                              (9) Đoàn GiaoThủy – Vấn Đề Dân Chủ Hoá ở ViệtNam                                                                          (10) Lữ Phương – Chủ nghĩa Xã hội ViệtNam: di sản và đổi mới

 

 

 

 

 

 

 

 

38 Phản hồi cho “Lữ Phương bảo vệ Marx, chống độc tài toàn trị”

  1. Minh Đức says:

    Chuyện đúng hay sai của chủ nghĩa Mác, ai là người hiểu chủ nghĩa Mác hơn ai sẽ chỉ là chuyện riêng của những người quan tâm đến chủ nghĩa Mác nếu như không có đảng Cộng Sản dùng bạo lực bắt toàn dân phải tin vào theo chủ nghĩa Mác.

    Tại Pháp, trong kỳ bầu cử vừa qua, các đảng viên đảng Cộng Sản Pháp đâu sao không thấy ai ra ứng cử? Nếu đa số nhân dân Pháp ưa chuộng chủ nghĩa Mác thì ắt là đảng Cộng Sản Pháp đã có thể đưa ra ứng cử viên và được bầu làm tổng thống. Chẳng ai bàn đến chủ nghĩa Mác trong kỳ bầu cử vừa qua. Nhưng nếu nước Pháp có một đảng Cộng Sản dùng bạo lực cướp chính quyền rồi bắt toàn dân phải tin theo chủ nghĩa Mác thì sẽ có sự bàn cãi xem chủ nghĩa mà đảng Cộng Sản Pháp theo có thực sự là chủ nghĩa Mác hay không mà đảng Cộng Sản bắt dân phải tin theo.

    • NGÀN KHƠI says:

      KHOA HỌC VÀ SỰ TỰ DO

      Khoa học là cái đúng hay là chân lý khách quan. Con người sở dĩ sai điều này điều nọ là do không khách quan. Không khách quan là vì cảm tính, vì quyền lợi tư riêng nhỏ hẹp, không vì sự thật, vì chân lý. Bởi vậy khoa học luôn luôn đi theo với sự tự do. Con người có tự do làm khoa học, nghiên cứu sự vật khách quan, khi đó mới có thể có khoa học đúng nghĩa, có lợi ích chung đúng nghĩa. Có nghĩa khoa học thì không thể độc tài, độc đoán, vì độc tài, chuyên đoán, toàn trị bất kỳ dưới hình thức nào cũng đều là phản khoa học, phản thực tế, phản khách quan. Chủ nghĩa Mác nếu là khoa học thì không bao giờ sợ thực tế, sợ khách quan. Cái vô duyên của Mác là vừa tự cho mình là học thuyết khoa học, lại vừa chủ trương chuyên chính (tức chuyên chính vô sản). Đây là sự tầm vơ, nghịch lý, tự mâu thuẫn hay gàn bướng, phi lý của Mác. Chủ trương chuyên chính đã là sai mà chủ trương chuyên chính vô sản lại càng nguy hại và sai không biết bao nhiều mà kể. Bởi vì Mác mù quáng vào học thuyết biện chứng của Hegel một cách sai trái như tôi đã nhiều lần nói tới, cho nên ý niệm chuyên chính vô sản là ý niệm phản trí thức, phản khoa học, phản thực tế. Chỉ có khoa học và trí thức mới làm nên được sự tiến bộ và phát triển của lịch sử nhân loại. Đàng này Mác tin vào “sứ mệnh” lịch sử nào đó của giai cấp vô sản thế giới một cách ảo tưởng, huyền bí, mê tín. Chỉ có điều ấu trĩ cơ bản như thế thôi của Mác mà rất nhiều người không thấy ra, kể cả những người vỗ ngực tự xứng ta đây mới hiểu thuyết Mác. Sự vỗ ngực đó thật sự trẻ con, dốt nát, bởi vì khoa học không phải là niềm tin thụ động, ngu ngơ, mà phải có sự phê phán chân xác, đúng đắn. Tại sao không nói ta nhận xét, phê phán lý thuyết Mác thế nào mà chỉ nói là là người “hiểu” được Mác nhất. Đó chính là thái độ thấp kém, hèn mọn, và siêu hóa, thần thánh hóa học thuyết Mác một cách mù quáng, thơ ngây, dại khờ và ấu trĩ nhất. Trần Đức Thảo cũng bảo mình mới là người hiểu Mác, rồi đến anh chàng cán bộ khoa giáo Lữ Phương, một người hoàn toàn phi triết học trường ốc, chính quy, hàn lâm, cũng tự cho mình mới là người hiểu Mác. Thật là tầm thường kiểu đó thì còn gì là ý thức xã hội chân chính, còn gì là ý thức và mục đích khoa học khách quan và chân chính nữa.

      ĐẠI NGÀN
      (15/5/12)

  2. Minh Đức says:

    Nếu những người theo đảng Cộng Sản Việt Nam không thực sự hiểu chủ nghĩa Mác thì cũng đã có hàng triệu người tin tưởng rằng những lý luận của đảng Cộng Sản Việt Nam chính là chủ nghĩa Mác thực sự. Vì thế mà họ mới hy sinh, công sức, mạng sống để mong rằng trong tương lai chủ nghĩa Mác được thực hiện tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Nếu những gì đảng Cộng Sản đưa ra không phải là chủ nghĩa Mác thực sự thì nó là chủ nghìa Na Ná, nghĩa là nó na ná như chủ nghĩa Mác mà không thực sự là chủ nghĩa Mác.

    Nhờ chủ nghĩa Na Ná này mà nhiều lãnh tụ Cộng Sản đã hô hào được hàng triệu người lao vào chỗ chết để xây đắp quyền lực cho mình. Phong trào Cộng Sản trong thế kỷ 20 là phong trào của những người ham quyền lực, thích bạo động, gặp thời chủ nghìa Mác và tư tưởng chũ nghĩa xã hội là cái mốt ở các nước Tây Phương nên họ vớ lấy các thứ chủ nghĩa xã hội đó, đem xào nấu, chế biến cho phù hợp với tình hình của nước mình để làm chất men thúc đẩy hàng triệu người xông lên đánh nhau. Trong số các lãnh tụ đó có Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ chí Minh, Pol Pot và cả Muammar Gaddafi của Lybia đặt ra chủ nghĩa xã hội Hồi Giáo và Ne Win của Miến Điện, đặt ra chủ nghĩa xã hội Phật Giáo. Nếu không phải là thời chủ nghĩa xã hội được hâm mộ thì loại người này cũng sẽ mượn loại tư tưởng nào đó đang là thời thượng của lúc đó, chẳng hạn như thời xưa thì nhân danh “Thế Thiên Hành Đạo”, hay là khẩu hiệu “Trời xang đã chết trời vàng sẽ lên” của Trương Lỗ, lãnh tụ của giặc Khăn Vàng trong truyện Tam Quốc.

  3. nguyenha says:

    Trong cuốn Nhận-Dịnh 2 của Ông Nguyễn v Trung ,GS Triết-học tại các Dại học Miền Nam(trước 1975) có “một nhận dịnh” về Triết Học rất lý-thú :”Không có cái gì chóng củ bằng Tư-tưởng Triết-Học”. Thât vậy dối tượng của Triết Học là sự Tương quan giữa con người và Vủ-Trụ . Kể từ khi quả dất hình vuông trở thành hình tròn,thì Triết-Học theo Kitô giáo dã bước di một bước dài.Khi “quả táo rơi” chứng minh mọi vật bị Sức hút trái dất,thì tư-duy con người lại tiến về phía trước.Rồi thì nhiều phát minh ra dời…”cái nghĩ “của con người có dôi lúc tưởng chừng không theo kip với “sự biến hóa’ của khoa học!. Ở thời diểm nầy ,những” cái- lớn- nhất” vẩn cho là Vĩ-Dại: kẻ cuồng tín lấy biểu tượng Núi non ,trường thành dể so sánh với Lảnh-Tụ,vì thế mới dẻ ra,Bác Mao,bác Hồ,Bác Stalin “vĩ dại”. Những kẻ cuồng tín, họ dâu có ngờ : Tin-học ra dời! thì té ra, “cái lớn” vĩ dại, nhưng rất tầm thường vì mắt nhìn dược, còn có những “cái-vô-cùng bé”mà mắt không nhìn dược.,Một sợi tóc chẻ ra hàng triệu phiến nhỏ!! và thế giới bây giờ dang sống trong cái vĩ-dại “vô-cùng-bé “dó. Vậy thì những cái “vĩ dại’ thời xưa,có nên cho ta làm “biểu mẩu’ cuộc sống.? Triết-học của Max,của Sartre…hay của những triết gia cổ dại, nên dể cho người dời nghiên cứu và chắt lọc ra những diều thấy cần,trong dó “Tự do lựa chọn “là một thuộc-tính cần thiết.
    Ông Lữ-phương hay bất cứ ai không thể “cửa quyền”hay bất cứ Lý-luận nào, mang tính cưởng chế”: nhân-
    dân chọn”, dể Vinh danh CN Max,như là một” thứ” Không có nó là không dược! Câu nói”Sự dóng góp Tư-tưởng max vào dời sống tư-tưởng nhân loại là diều không thể phủ nhân..”là một lối Suy nghĩ Vỏ-dóan,lối
    suy nghĩ của kẻ-cuồng-tín Maxist-leninist! dã là “cuồng-Tín” thì làm gì có Triết với lý./

    • THƯỢNG NGÀN says:

      TRIẾT HỌC LUÔN MANG TÍNH TRUNG CHUYỂN GIỮA VĂN HÓA VÀ KHOA HỌC

      Tính cách của triết học là tính giao thoa giữa văn hóa và khoa học. Văn hóa là sự nhận thức bao quát, còn khoa học là sự nhận thức chuyên môn, chuyên sâu. Triết học là cái móc nối giữa hai cái đó. Do đó không có văn hóa cũng không thể có triết học. Không có khoa học thì thực chất triết học mới chỉ nói lung tung, mơ hổ, trừu tượng. Cái hay của triết học là vừa yếu tố giao thoa lại vừa vượt lên trên cả văn hóa và khoa học. Bởi nếu triết học mà chỉ là khoa học thì triết học không cần phải tồn tại. Còn triết học mà chỉ là văn hóa thì cũng cùng một lý do hay ý nghĩa như thế. Bởi nói cho cùng, triết học phải là một tài năng. Vì không có tài năng triết học cũng chỉ đồng hóa với văn hóa. Khoa học, nghệ thuật và triết học đều cần đến tài năng là như thế. Đó là lý do tại sao một triết gia thì khác hẳn với nhà nghiên cứu triết học. Vì triết gia có thể đưa ra khám phá mới về chân lý, trong khi người nghiên cứu triết học chỉ mày mò về các khía cạnh chân lý cũ mà các triết gia đi trước đã từng khám phá.
      Thế nhưng Mác đã nói một câu vô nghĩa : “Những nhà triết học từ trước đến nay chỉ ngồi giải thích thể giới, nhưng vấn đề chính là biến đổi thế giới”. Những kẻ lơ tơ mơ đọc câu này hoàn toàn sững sốt, nghĩ rằng Mác là bực thánh. Hóa ra Mác chỉ nói một điều phi thực tế, giống như khái niệm xã hội cộng sản khoa học của ông ta. Cái bệnh ảo giác, phi thực tế quả thật là cái bệnh thâm căn, cốt tủy của Mác. Bởi triết học là thuộc phạm vi nhận thức chân lý, làm thế nào mà thực hiện triết học được. Người ta chỉ có thể làm được những cái cụ thể ở đời, triết học là năng lực nhận thức trừu tượng về chân lý, vậy mà thực hiện về điều này quả không điên cũng thành loạn. Bởi thế Mác nói một câu tiếp cũng vô nghĩa không kém : muốn thực hiện triết học thì phải thủ tiêu triết học. Đây quả thật là đầu nguồn của quan điểm triệt hạ trí thức mà nhiều người đã biết. Ý tưởng trên của Mác hoàn toàn là một ý thức phản triết học, phản văn hóa. Bởi vì trong thâm tâm Mác tin rằng chỉ có chủ thuyết mình là đúng, nên thực hiện chủ thuyết Mác là thực hiện triết học. Quả đúng là ý niệm duy vật một cách điên khùng, ngốc nghếch. Đó cũng là lý do tại sao Mác chủ trương chuyên chính vô sản. Bởi không chuyên chính thì không ai theo học thuyết Mác, làm học thuyết Mác, tức chuyên chính để triệt tiêu trí thức, triệt tiêu triết học nói chung và để chỉ “thực hiện” duy nhất triết học Mác, chủ nghĩa Mác.
      Từ gần một thế kỷ, trong khắp nước người ta chỉ biết dạy cho học sinh, sinh viên về triết học Mác leenin. Thật ra đây không phải là triết học đúng nghĩa mà chỉ là học thuyết hay lý thuyết cách mạng vô sản toàn thế giới.
      Mác là người muốn thủ tiêu triết học nhưng cuối cùng không thể thủ tiêu được, nên ngược lại cuối cùng triết học đích thực lại thủ tiêu Mác. Bởi triết học là việc đi tìm chân lý khách quan khoa học, triết học cũng như khoa học tự nhiên hay toán học, là một năng lực vốn khách quan của nhân loại, tiến lên không ngừng, cho dù có những thời kỳ thụt lùi thế nào, nên làm sao mà thực hiện hay thủ tiêu triết học như Mác muốn được. Chỉ nói riêng hai điều nhỏ nhặt này thôi, cũng thấy được cái gọi là triết học Mác nó nhập nhằng, củn cỡn, linh tinh, non yếu, lẩm cẩm và thật sự hết sức nghèo nàn, ngoan cố, chủ quan, độc đoán và trịch thượng như thế nào.

      Non Ngàn (Võ Hưng Thanh)
      15/5/12

      • Lâm Vũ says:

        “Những nhà triết học từ trước đến nay chỉ (ngồi) giải thích thể giới, nhưng vấn đề chính là biến đổi thế giới” chính là câu cuối/kết của tiểu luận, “Luận đề về Feuerbach” (Thesen über Feuerbach).

        Đây có lẽ là câu văn nổi tiếng nhất của Marx. Không những nó chỉ được nhắc nhở, bàn luận, giải thích (interprete) nhiều, nhưng tự nó mang trong mình nhiều hệ lụy cho chính tác giả của nó. Tôi muốn nói đến việc Marx từ bỏ vị thế của một nhà lý luận sắc bén, cũng như chức năng của một nhà phê bình văn hóa xã hội để trở thành một lý thuyết gia và sau cùng nhà “tiên tri” của phong trào cách mạng thế giới…

        Như thế, như bác ĐN lý luận, Marx không hề triệt tiêu” (được) triết học, nhưng Marx-nhà-cách -mạng đã thành công trong việc “thủ tiêu” Marx-triết-gia-trẻ (đầy hứa hẹn tương lai).

        Sở dĩ tôi nói nó là một “hệ lụy”, bởi chính nó đã phơi bày sự bất lực đến độ phi lý của người nói chứ không ai khác. Nhưng tôi không nói là không ai hay cái gì có thể triệt tiêu được triết học. Thật ra ngày nay triết học đã chết (nhưng chưa ai nỡ đem đi chôn), nhưng không phải do bàn tay Marx hay bất cứ truyền nhân nào của ông ta, kể cả Lenin, Mao hay… Hồ (?!)… mà do chính “đứa trẻ” nó sinh ra nuôi nấng cho nên người: Khoa Học! Nhưng đây lại là một câu chuyện (dài) khác.

        Trở về câu nói đó của Marx, tôi đã thường tự hỏi: triết học có thể “làm gì” để thay đổi thế giới? Chắc chắn, triết học không làm nên cơm gạo, không làm cho lúa được mùa, hay cả làm cho con người hạnh phúc sung sướng (muốn thế phải… xuống xóm!). Chủ yếu, triết học chỉ là sự hiểu biết về chính mình, về “thân phận con người” (condition humaine) – trước khi tiến đến sự hiểu biết về thế giới và vũ trụ, tức Khoa Học. Do đó, Marx đã nói một câu vô nghĩa, càng vô nghĩa khi Marx nói với danh nghĩa của một triết gia, gây hiểu lầm về thiên chức của triết học, khả năng và giới hạn của con người… với hậu quả khôn lường như loài người đã chứng kiến…

        LV
        TB. Tôi nhớ lại thời còn trẻ, thỉnh thoảng có “sinh hoạt văn hóa xã hội” (thật ra chỉ chầu rìa, vì còn quá nhỏ) với những “anh lớn”,có lần nghe các anh say sưa hát… “Đây không phải lúc ngồi… (ca hát, tụng kinh, gõ mõ.. hay gì đó tôi không nhớ)”… tôi cảm thấy ù tai, chóng mặt… tìm cách lỉnh ra khỏi phòng sinh hoạt và từ đó hầu như không tham gia bất cứ một sinh hoạt đại loại như thế nữa…

        Người ta có thể ca hát “cho vơi nỗi sầu” hay cho mình cảm thấy yên lòng là “đã làm một cái gì…” (?!!!). Nhưng để biến nó trở thành một ảo tưởng cho bao nhiêu thế hệ thì quả là một… thiên tai (không có dấu huyền).

      • ĐẠI NGÀN says:

        TRIẾT HỌC KHÔNG BAO GIỜ CHẾT

        Lâm Vũ bảo hiện nay triết học đã chết mà chưa đem chôn, thật sự đã lầm rồi. Nói như vậy thật sự tai hại, cũng giống như bảo triết học không làm ra được bát cơm, hạt gạo nào. Nói như thế là duy vật quá đáng đễn độ tầm thường nữa. Chính Mác quá duy vật nên đã trở thành một người hoàn toàn lạc lõng trong lịch sử xã hội, và cũng thật tình đã gây ra nhiều tai hại cho xã hội. Ngay cả toán học hay vật lý học cũng chẳng làm ra được bát cơm hạt gạo nào. Nhưng toán học và vật lý học lại tạo ra các công cụ gián tiếp khác là sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật để giải quyết toàn bộ nhiều vấn đề kinh tế sản xuất khác nhau. Triết học cũng thế, ý nghĩa của triết học là nâng cao nhận thức mọi mặt của con người, và ý nghĩa toàn diện đó của triết học là nền tảng, phương tiện, kể cả mục đích phục vụ cho mọi tiến bộ khác nhau của văn hóa xã hội hay khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Cái nhận xét sai của Lâm Vũ về triết học có thể làm nguy hại đến sự suy nghĩ của nhiều người và đến ý nghĩa của văn minh văn hóa. Câu nói của Mác không cần giải thích xã hội mà phải cải tạo xã hội, không cần giải thích sự vật bằng nhiếu cách khác nhau mà cần phải thực hiện triết học đó. Thực chất đó chỉ là câu nói huênh hoang nhưng rỗng tuếch và nhảm nhí. Đó là kiểu nói khoa trương, tầm thương và sáo rỗng giống như tay Phạm Công Thiện ở miền Nam ngày nào trước năm 1975. Thật ra triết học là đỉnh cao của nhận thức nhân loại không phải chỉ là kết quả của các tri thức nhân loại. Có hiểu được điều này mới hiểu ra được triết học là gì. Cái gần cả thế kỷ nay được gọi là “triết học Mác Lênin” được đem giảng dạy trong hầu hết các trường ốc của VN, thật sự đó không hề là một triết học đúng nghĩa hay phương pháp luận triết học khoa học gì cả, mà thực chất đó chỉ là kiểu nhồi sọ tư tưởng duy vật độc đoán và một chiều cũng như tư duy kinh tế học giả tạo, nghèo nàn, phản tự nhiên và rất nhiều người còn chưa thấy ra được. Cái oái ăm của lịch sử đất nước chính là như thế. Cái oái ăm của bao thế hệ trí thức được mệnh danh là trí thức XHCN cũng chính là như thế. Sự làm cho cùn mằn văn hóa VN, trí tuệ VN và nhất là tư duy khoa học, triết học VN nói chung cũng chính là như thế.

        NGÀN KHƠI
        (17/5/12)

      • Lâm Vũ says:

        Vì tính chất “đặc thù” của ý kiến của tôi, sự thật tôi chỉ mong đợi phản hồi của anh NK. Tuy nhiên, tôi không ngờ anh bạn “Tử Kỳ” của tôi lại hoàn toàn hiểu sai!

        Tựu trung, cũng lỗi tại tôi, nghĩ bạn mình sẽ nhìn ngay ra lối nói “ngược” đặc thù của người Việt (“… một chục quả hồng nuốt lão tám mươi…”). Thời giờ có hạn, tôi xin có đôi lời giàn dị để đền đáp lại bạn NK thôi, hy vọng xóa đi phần nào những dị biệt.

        1.
        Câu “Triết học đã chết” là của giáo sư triết Karl Löwith (1897 – 1973), tôi đọc được từ một bài phỏng vấn ông trên tờ Der Spiegel, thập niên 1970. K.L. là đệ tử của M.Heidegger, tirết gia nổi tiếng nhất của Đức – và Âu Châu – thế kỳ trước. Chính Heidegger cũng phát biểu tương tự trong một bài thuyết giảng vào cuối đời, ông nói: “Khoa học không (biết) suy tư!” (Die Wissenschaft denkt nicht!). Trong cả hai bài, K.L. và M.K. đều cho rằng, ngày nay người ta chỉ còn học và “làm” khoa học, chứ không “tư tưởng” nữa. Kl.L còn dân chứng là trong các trường đại học Đức, môn Triết chỉ là một môn nhiệm ý, “học chơi học bời cho vui”, chứ người ta chỉ học Tâm Lý Học, Xã Hội Học… vốn là “áp dụng” của Triết Học.

        2.
        Câu của tôi, “… triết học không làm nên cơm gạo…”, là mượn câu của J.P.Sartre, “Cuốn Les Mots (*) không làm cho một đứa trẻ sắp chết đói ở Phi Châu no được” (J.P.S. “Que peut la literature?”). Tôi không ngờ anh NK lại có thể hiểu “thẳng tuột” là có nghĩa duy vật!

        3.
        Tôi viết nhiều lần, không chỉ ơ trên diễn đàn này và từ lâu lắm rồi, là Marx (trẻ) đã từ bỏ (thiên đàng) Triết học, để bước vào (địa ngục) Lý thuyết cách mạng. Cũng như, chủ nghĩa Marx không phải là Triết học. Có lẽ cũng giống như quan điểm của bạn NK thôi!

        4.
        Sau cùng, Nietzsche cũng đã từng nói: “Thượng đế đã chết!” (Gott is tod!). Điều này không có nghĩa là Nietzsche đã cầm dao đi tìm Thượng đế để.. ám sát. Cũng không có nghĩa là, nói xong câu đó thì Thượng đế – nếu Ngài thật sự CÓ – sẽ phải chịu chết (thêm lần nữa). Tôi không phải là nhà Nít-học, nhưng tôi nghĩ triết gia chỉ muốn nói Thượng đế đã chết đối với loài người! (nhưng lỗi tại ai còn… hạ hồi phần giải).

        Cùng thế, khi nói “Triết học đã chết”, ý của tôi chỉ nói là nó chết đối với loài người, hay cũng có thể hiểu là loài người đã đánh mất gia tài quý giá nhất của chính mình, để đi tìm những thứ “quái quỷ”, vô giá trị… như “chủ nghĩa” này nọ…

        Lâm Vũ
        TB.
        - Các Phạm Công Thiện, Nguyễn Văn Trung… đâu có phải là “triết gia” má bác NK lại mang vào đây, làm tôi thấy… xấu hổ quá!
        - Tất cả những trích dẫn, tên tuổi trong ý kiến này đều viết từ trí nhớ, nên có thể thiếu chính xác.
        (18/05/2012)

        (*) “Les Mots” (Chữ nghĩa) là cuốn tiểu thuyết hồi ký của J.P.S, đã mang lại cho ông vinh dự Giải Nobel Văn chương mà ông từ chối!

      • NGÀN KHƠI says:

        CÁM ƠN

        Cám ơn Lâm Vũ đã cặn kẻ bố sung ý của mình. Thật ra tôi không hiểu lầm LV đâu, vì tôi đưa ra ý kiến là nhằm đến mọi người mà không nhắm riêng vào cá nhân hay trường hợp dị biệt hoặc đặc thù nào cả. Tôi nói tới PCT không phải theo tôi anh ta là một triết gia mà tôi vẫn xem anh ấy như một kẻ gàn bướng. Người xưa có nói vô tri bất mộ. Ý này rất quan trọng để áp dụng vào triết học. Theo tôi nếu không thật sự hiểu triết học hoặc không phải là nhà tư duy, tức nhà tư tưởng hay nhà triết học thật sự, người ta có thể đánh giá thấp triết học hay ngay cả phủ nhận triết học. Có nghĩa chỉ có người nào lấy triết học như một vấn nạn tư duy của mình thì mới có thể đánh giá đúng và đánh giá tốt triết học. Trong tính cách như thế, cho dù ai nói câu gì đều không phải quan trọng đối với nhà triết học, mà chính câu nói đó có phù hợp với sự nhận thức của nhà triết học đó hay không. Bởi vậy tôi hoàn toàn không mặn gì lắm với những câu như : “Die Wissenschaft denkt nicht!”, “Gott is tod!”, hay câu mang tính hiện sinh thực tế trần trụi của J. P. Sartre. Tôi cho những ý tứ như thế chỉ là vớ vẫn cho dầu người nói ra đó là những nhà triết học thật sự.
        Chẳng hạn câu Die Wissenschaft denkt nicht!, nói như vậy là hiểu có phần hơi lệch, hơi nghèo nàn, hạn hẹp về cả khoa học lẫn triết học đích thực.
        Vài dòng như vậy để cám ơn Lâm Vũ và mong có những ý kiến nóng hổi rất bổ ích và cần thiết.

        ĐẠI NGÀN

      • Lâm Vũ says:

        Cám ơn bạn NK. Có thế chứ… Tôi luôn hiểu lo âu của bạn, là người ta “bỏ quên Triết học”.. để theo đuổi những thứ phù du. Do đó, những ưu tư của bạn cũng chẳng khác gì lo âu của g/s Karl Löwith, của “cụ Hai” (M.Heidegger).

        Tôi cũng hiểu rõ tại sao bạn “hoàn toàn không mặn gì lắm với những câu như : “Die Wissenschaft denkt nicht!”, “Gott is tod!”…”. Con người ngay nay lười suy nghĩ, tất cả chỉ chụp giựt những câu sáo ngữ, rồi huyên hoang rằng ta đây rành sáu câu, còn lên mặt thầy đời. Do đó, bạn nói thẳng là không ưa những thứ đó là đúng thôi. Nhưng tôi nói chúng ra không trong ý nghĩa đó, mà chỉ để khơi động chút khả năng suy tư còn tồn đọng trong đầu óc mọi người. Sau khi cụ Hai nói câu “Die Wissenschaft denkt nicht!”, thì có hàng trăm khoa học gia khắp nơi trên thế giới, nhiều người có các “mác” Triết Gia, phản đối om xòm (tôi có được nghe, được đọc một số ý kiến…).

        Nhưng vấn đề đâu phải là cụ Hai nói đúng hay sai, mà ở chỗ con người có “stop to think” hay chỉ “stop thinking”!

        Cái lợi hại của “suy tư”, của “triết học” thật vô cùng. Những nhà tư tưởng của Việt Nam ta thời đầu thế kỷ 20, như Phan Chu Trinh, Phan Khôi, Lý Đông A… đã chỉ vẽ cho chúng ta còn đường nên đi, nhưng chúng ta – người Việt nói chung – không nghe, chỉ chạy theo “con đĩ” (sorry!) váy ngắn cũn cỡn, son phấn loè loẹt, có tên CNCS, đến nỗi bán cả linh hồn. Bây giờ có nghĩ lại, thì cũng không còn khả năng tư duy độc lập nữa.

        LV
        TB. Liên hệ giữa Triết và HKhoa học là đề tài lớn, không thể nói hết trong vài chục trang giấy… thôi đành hẹn mai sau hay… kiếp sau!

      • NGÀN KHƠI says:

        VÀI LỜI VỚI LÂM VŨ

        Những lời của LV đều rất xác đáng. Danke sehr ! Do not stop thinhkng hay do not stop to think cũng đều hay như nhau. Biết được có một người cũng mang được tâm thức nào đó như mình là điều rất đáng quý. Người ta không nên chủ quan, tự tôn hay tự ti ở đời chính là như thế. Thật ra nếu không có triết học cũng không thể có tôn giáo, không có triết học cũng không thể có các lý thuyết chính trị hay các ý thức hệ nói chung. Tôn giáo chính là con đẻ của triết học. Còn chính trị chỉ là đứa con hoang, con rơi, con rớt của triết học. Đó là lý do tại sao không thể xem thường triết học. Mac chủ trương phủ nhận triết học, triệt tiêu triết học, dùng lý luận vô sản để bài xích cái được ông ta gọi là triết học tư sản hay tư tưởng tư sản chỉ là điều hết sức ngây thơ và ngốc nghếch. Triết hoc ngoài ra cũng chính là nguồn gốc của khoa học. Đó cũng là ý nghĩa con hơn cha nhà có phúc mà phương châm VN vẫn nói. Khoa học là con đẻ của triết học, nên dù khoa học có tiến bộ vượt bực bao nhiêu cũng thể thể quay lại xem thường, phủ nhận triết học. Bởi nếu không có cha làm sao lại có con. Cho nên nhà triết học đúng nghĩa bao giờ cũng là nhà khoa học thực sự. Không phải khoa học thực hành mà là khoa học lý thuyết hay nguyên lý. Nói khác đi, triết học là khoa học trong lý thuyết, còn khoa học là triết học trong thực hành, ý nghĩa thống nhất nhau của cả hai đường chính là như thế.

        ĐẠI NGÀN
        (20/5/12)

  4. ĐẠI NGÀN says:

    CÁI NGỚ NGẨN CỦA ÔNG LỮ PHƯƠNG VỀ HỌC THUYẾT CÁC MÁC

    Ông Lữ phướng luôn luôn tỏ ra bảo vệ học thuyết của Mác nhưng đồng thời hiện nay ông cũng giương cao ngọn cờ chống độc tài toàn trị. Ông tỏ vẻ mình là người hiểu biết học thuyết Mác hơn nhiều người khác, nhưng ông lại bất mãn với chế độ, với thể chế của nhà nước VN hiện tại. Tôi quả thật không có nhiều thời giờ để viết một bài tạm đủ để nhận định về chủ thuyết Mác và về thái độ cũng như sự hiểu biết vể chủ thuyết Mác của ông ta. Thế nên, thôi cứ tạm mượn tiện ích về phản hồi này của ĐCV để nói lên chỉ một vài ý ngắn nhưng cốt lõi để rộng đường bình luận về những điều liên quan như trên đã nói.
    Trước hết, ông Lữ phương luôn lớn tiếng bảo vệ chủ thuyết Mác, chứng tỏ ông quả thật là một người “mác xít” thuần thành, nhiệt tình, đắm đuối, đó cũng chính là lý do tại sao ông LP đã nhảy vào khu theo cách mạng vào thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Có nghĩa lý do đi theo MTDTGPMNVN lúc đó của ông là nhằm “mác xít hóa” cả nước VN, hay chí ít cũng là miền Nam VN khi ấy, nên ông đã được đề bạt làm chức thứ trưởng trong khu lúc đó là như thế. Lý tưởng của ông Phương là lý tưởng chủ nghĩa Mác mà không phải là lý tưởng dân tộc hay quốc gia thuần tùy, nên ông đi theo khái niệm giải phóng là như vậy. Giải phóng là giải phóng xã hội khỏi xã hội tư sản hay tư bản. Thế cho nên bây giờ ông Phương lại thấy xã hội kinh tế thị trường nên ông thành hụt hẫng, bất mãn, chống đối lại một cách cay cú.
    Chỉ tiếc rằng ông Phương đã viết về một lần ông đã trao đổi cùng ông Sáu Dân tức Võ Văn Kiệt : “Anh Sáu biết tại sao tôi quan tâm đến chủ nghĩa Mác như vậy không? Đó là do tôi nghe lời ông Đồng và ông Duẩn, hai ông này luôn khuyên nhủ cán bộ phải học tập chủ nghĩa Mác vì không hiểu chủ nghĩa Mác thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nghe lời hai ông đó, tôi đã quay mặt vào tường trong suốt 10 năm để tìm hiểu; anh có biết sau đó tôi đã kết luận như thế nào không?”. Ông nhướng mắt lên và hỏi: “Sao?” Tôi nhớ đã trả lời ông một cách tỉnh queo câu sau đây: Tôi nói hai cha nội đó chẳng biết Mác là con mẹ gì hết! Không tưởng tượng được! Sau khi nghe câu nói báng bổ đó của tôi, ông đã cười phá lên, thoải mái như chưa bao giờ thoải mái đến như vậy! Không biết có đúng hay không, nhưng cái bí mật về chủ nghĩa Mác-Lênin mà ông không khi nào nói đến mỗi khi gặp tôi, dường như đã bộc lộ qua những tiếng cười của ông hôm đó”. Đọc lời tự thú này của ông LP quả thật người ta phải ngã ngữa. Tức ông Phương nghiên cứu chủ nghĩa Mác là vì ông nghe theo lời hai ông Đồng và Duẩn. Bởi ông muốn xây dựng thành công CNXH. Ông đã quay mặt vào tường suốt 10 năm để tìm hiểu CNM. Cuối cùng chính ông nhận thấy cả ông Phạm Văn Đồng, ông Lê Duẩn, lẫn ông Sáu Dân đều chả biết CNML là cái gì cả. Như thế chỉ có nghĩa có mỗi mình ông Lữ Phương là biết rõ chủ nghĩa Mác lênin là cái gì ! Đó là kết quả 10 diện bích hay 10 năm đèn sách của ông. Và ông làm điều đó chẳng qua là nghe lời theo hai bậc đàng anh khuyến khích và sau này ông đã vỡ lẽ, mà cũng chẳng phải do yêu cầu độc lập, sự tâm niệm khoa học hay ý thức, ý chí gì riêng của ông ta.
    Bởi thế, ông ta đã viết : “Tôi thấy, Chủ nghĩa Mác chẳng dính dấp gì đến thực tại Việt Nam cả. Thứ nhất, những người nhân danh chủ nghĩa Mác để họ quản lý, lãnh đạo xã hội, họ cho rằng “tiến lên chủ nghĩa xã hội”, nói một cách văn vẻ, thì họ ngộ nhận, họ hiểu lầm, họ không hiểu gì cả … họ lợi dụng, họ bóp méo hoàn toàn chủ nghĩa Mác, không dính dấp gì ở đây, nó là một chủ nghĩa Lenin, Stalin hóa, và nó là của Mao Trạch Đông. Cho nên những người nhân danh cái này để gọi là lãnh đạo Việt Nam, thì hoàn toàn không có cơ sở thực tế”. Ông Lữ Phương nói như thế, thật cũng chẳng khác gì ông ta chê cả ông Hồ Chí Minh. Bởi nếu không có ông Hồ đưa chủ nghĩa Mác lênin về VN, làm gì có các ông Duẩn, ông Đồng, và làm gì có cả những người hậu duệ ngày nay trong nước của họ mà ông Lữ Phương đang lên tiếng bài xích. Ý ông LP muốn nói chủ nghĩa Mác phải làm như kiểu ông ta hiểu thì mới đúng, đằng này từ ông Hồ đến xã hội VN hiện nay người ta đều làm “trật chìa” CNM hết cả ! Ông LP cho thấy trước kia ông chỉ là một tinh thần, phong cách cán bộ chạy theo, bây giờ ông lại tỏ ra ta đây mới là thầy đời lãnh đạo cho tất cả những người mà ông đã từng dưới cơ và đi theo một cách ngoan cường đó.
    Ông Phương xác quyết : “Vấn đề đặt ra về mặt thực hành, theo tôi, do đó không phải là “vận dụng” chủ nghĩa Mác như một khoa học – nhất là cột Mác vào Lênin tạo thành một thứ chủ nghĩa Mác-Lênin – mà là hãy đối xử với chủ nghĩa Mác như một thứ triết học, được đối xử như vậy thì những các mặt tích cực lẫn tiêu cực trong lập luận của Mác cũng đều bổ ích cho đời sống. Trung tâm vấn đề ở đây là sự phân biệt cổ điển giữa triết học và khoa học, giữa tư tưởng suy lý và tư tưởng thực tiễn”. Rõ thật là ngớ ngẩn. Ông Lữ phương muốn người ta đối xử với học thuyết Mác như là một thứ “triết học”, thay vì đối xừ với nó như là một thứ thực tế phiền tạp mà ông không bao giờ muốn. Ông lại còn muốn phân biệt rành rẽ giữa triết học và khoa học, giữa lý thuyết và thực tiển. Ông Phương không biết rằng Mác cho rằng học thuyết của mình là một thứ praxis, tức hoàn toàn thực tiển, còn lý thuyết ông đưa ra cho dù hoàn toàn tư biện lại là chuyện khác. Tức ông Phương muốn quay trở lại “lý thuyết hóa” học thuyết Mác thay vì chỉ “hiện thực hóa” hay “thực tiển hóa” lý thuyết Mác như từ trước đến nay mọi người CS vẫn đã từng làm. Ông Phương quả là chuyện trứng khôn hơn vịt là như thế đó.
    Nói cách cụ thể hơn, ông Phương viết : “Sự đóng góp của Mác vào đời sống tư tưởng của nhân loại là điều không thể phủ nhận được, sự đóng góp ấy bao giờ cũng đứng bên ngoài hình thức chính trị hoá triết học kiểu Lênin, và do đó chủ nghĩa Mác của Mác cần phải tiếp tục được thanh lọc khỏi những “vấy bẩn” của chủ nghĩa Lênin. Chủ nghĩa Lênin đó, thực chất chỉ là một thứ chủ nghĩa Mác bị xét lại theo phương hướng xuyên tạc triệt để nhất trong lịch sử triết học Mác : nhân danh cho một thứ ý thức hệ gọi là “khoa học”, nó đã tạo ra mô hình nhà nước toàn trị ý thức hệ đưa đời sống tinh thần xã hội trở về thời kỳ Trung cổ. Đích thực, không thể có một “phản ánh luận mácxít-lêninnít” nghiêm chỉnh theo tinh thần học thuyết Mác. Cá ngớ ngẩn hay vớ vẩn của ông LP là hai nếp đã nấu thành một xôi rồi, nay ông lại muốn tách riêng ra. Ông coi chủ thuyết Lênin chỉ là sự vấy bẩn của CNM, còn học thuyết Mác thì hoàn toàn trong sáng, hiệu quả. Chẳng biết ông LP là khuynh hướng dân túy, hay khuynh hướng đệ tam hoặc đệ tứ CS. Ông ta quả thật ngây thơ không biết rằng không có Mác cũng chẳng có Lênin, không có Mác Lênin cũng chẳng thể có được phong trào CS quốc tế hay thực tiển chủ nghĩa vô sản quốc tế. Có nghĩa ông Phương muốn tái lập lại cuộc cách mạng mác xít để loại ra khỏi nó yếu tố lêninít. Đúng là lẩm cẩm và bé cái lầm hay nói trắng ra là ngây thơ và lầm lạc. Đó phải chăng là thứ ngây thơ cụ hay lầm lạc non. Ồng ta muốn mình phải là người duy nhất thực hiện CNM, vì chỉ ông mới hiểu CNM. Quả nhiên ông ta đã bỏ quên hết mọi cái gốc của học thuyết Mác để chỉ mong giữ cho bên được cái ngọn. Không biết ông LP mười năm “đọc Mác” có hiểu ra rằng Mác chủ trương cách mạng vô sản, chuyên chính vô sản, kinh tế tập thể, thử hỏi ông Phương điều đó có gì khác với chủ nghĩa Lênin về thực chất hay không. Một là ông muốn vứt thì hãy vứt hết đi, trọn gói, nếu ông giác ngộ nó hoàn toàn sai lầm ngay từ gốc. Còn nếu ông muốn giữ lại thì phải giữ cả hai. Ồng muốn tách muối ra khỏi nước chỉ bằng cách thổi hơi vào thì quả thật đúng ông là Lữ Phương chẳng khác.
    Ông LP còn viết : “Triết học của Mác chứa đầy tham vọng giải phóng trần gian. Từ sự mâu thuẫn giữa tư bản và công nhân, giữa chủ và thợ trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào thế kỷ 19 ở phương Tây, Mác đã khái quát thành những mâu thuẫn xâu xé lịch sử loài người từ khởi thuỷ cho đến ngày nay: mâu thuẫn giữa những người nghèo và người giàu, giữa những người bị áp bức và đi áp bức, giữa dã man lạc hậu và văn minh tiến bộ, giữa ý thức hư huyễn và ý thức chân thực… – từ những mâu thuẫn ấy đưa ra triết lý về lao động và lao động bị tha hoá để giải quyết một lần cho xong tất cả. Dấu ấn của tinh thần lạc quan của thế kỷ 18, 19 đã biểu hiện trong học thuyết Mác khá rõ rệt: đó là niềm tin mạnh mẽ về sự tất thắng của Lý trí, Khoa học và Tiến bộ trong việc tạo dựng tương lai. Để thể hiện niềm tin đó, và với ý hướng muốn thoát khỏi phương pháp tư biện trong các triết học duy tâm, Mác đã kêu gọi người ta trở về với cái hiện thực thời ông đang sống và dấn thân thay đổi nó”. Viết kiểu này đúng là anh rỗng chữ hay dại chữ. Đúng là anh bạch diện thư sinh, trường ốc vô bổ về học thuyết Mác. Tham vọng giải phóng nhân loại là một chuyện, nhưng tham vọng đó có khách quan hay không, có thực tế hay không, có chính xác hay có đúng đắn hay không lại là chuyện khác. Người nằm mơ hay mơ ước chế ra đôi cánh để bay lên cung trăng chỉ có thể là giấc mơ của chú cuội. Đó là điều mà ông LP hay còn quá ấu trĩ.
    Tiếp đến ông LP còn nại ra cả Engels lẫn Hegel để bênh vực học thuyết Mác. Ông Phương ông hề nhận ra Engels và Mác chỉ là cánh tay áo trái và cánh tay áo phải của cùng một chiếc áo. Chính Engels còn duy vật và còn bạo lực còn hơn cả Mác. Thế nhưng cái sai của Mác hay cái ngụy biện cơ bản nhất của Mác chính là ý niệm “lật ngược Hegel lại” mà Mác đã tuyên bố. Ông Lữ Phương tự hào mình là người hiểu Mác nhất, ít ra cũng hơn những ông lãnh đạo Trung ương CS, nhưng ông Phương không thấy nổi ra cái sai lầm then chốt, nguyên khởi, hay cơ bản nhất đó của Mác thì thật tệ. Ồng giống như anh học trò, anh cán bộ tuyên giáo nói suông, nhai bài, trả bài, mà không có tinh thần, tính cách gì của một nhà nghiên cứu chuyên sâu như ông đã ảo tưởng. Biện chứng luận của Hegel là biện chứng duy tâm. Mác lại chuyện biện chứng luận đó sang thành biện chứng luận duy vật, rồi từ đó đẻ ra duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đúng là chuyện cả vú lấp miệng em không hơn không kém. Bởi vì mang một bản chất này áp dụng cho một bản chất khác là hoàn toàn phi khoa học, phản khoa học, phi lôgíc,phản lôgíc mà chỉ có những tay ngốc nhất mới không thấy ra được. Chẳng hạn có ai lấy nguyên tắc của kim loại để áp dụng được vào cho các chất liệu phi kim loại được không. Có ai ứng dụng nguyên lý của nước để áp dụng vào lửa hay ngược lại được không. Quan niệm biện chứng của Hegel chỉ có ý nghĩa và giá trị trong hệ thống duy tâm của Hegel, đằng này Mác lại phiên ra thành biện chững của duy vật. Đúng là quỷ biện hay ngụy biện. Như vậy mà Mác tự cho mình là hệ thống lý thuyết khoa học, thật sự chỉ là sự gàn bướng, nhập nhèm, phi tri thức, phản khách quan và thực tế, nếu không nói là tính cách lừa dối hay ngụy tín của chính bản thân Mác. Ồng Lữ Phương xưng mình là người mười năm quay mặt vào tường để học tập Mác, vậy mà một điều cơ bản, đơn giản như thế lại không hiểu ra, thì cho dầu có đến một trăm năm đọc Mác Lữ Phương cũng chỉ là anh học trò hàm thụ như thế thôi. Triết học không phải như văn học, chỉ đọc tài liệu không mà đủ. Thực chất của triết học vẫn cần có tài năng tự nhiên như toán học hay thi ca, âm nhạc, nghệ thuật nói chung. Các Mác đúng ra không nặng về tinh thần triết học đúng nghĩa. Ông ta là người dấn thân xã hội, một người chiến sĩ cộng sản trong thực hành. Lữ Phương muốn thống thiết kêu gọi đến triết học của Mác, ông nên đi làm người soạn thảo các bài giảng chủ nghĩa Mác theo kiểu một chiều, giáo điều như từ cả thế kỷ nay người ta vẫn làm trong cả nước thì tốt hơn. Còn chủ nghĩa Lênin ? Đó là cái cốt lõi chủ thuyết duy vật của Mác, và quan niệm kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, tập thể, bao cấp đúng với ý đồ ban đầu của Mác, chỉ có thế thôi. Ông Lữ Phương thử chứng minh được điều ngược lại xem sao.
    Nên nói chung lại, trên đây chỉ là sự nhận định về một vài nét chính cơ bản đối với những điều gì quan trọng nhất mà ông Lữ Phương đã viết ra trước bàn dân thiên hạ để chứng tỏ ông là người hiểu biết Mác nhất cũng như nhất quyết bảo hoàng hơn vua về chính học thuyết này. Còn những điều gì khác mà ông Lữ Phương nói tiếp thì thật sự ra cũng chẳng có gì đáng nói hay quan trọng. Bởi vì nói chung lại, phần lớn hay hầu hết mọi người CS có khi không cần rành rẽ gì học thuyết Mác về mặt lý thuyết căn cơ khoa học hay có tính chuyên sâu hoặc hàn lâm cả. Bởi họ chỉ chủ yếu là người thực tiển, hưởng ứng theo, làm theo sự chỉ đạo qua từng thời kỳ hoặc các phong trào cộng sản quốc tế và quốc nội nói chung bằng các hình thức và khẩu hiệu tuyên truyền trong thực tế thế thôi. Cho dầu ông Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng hay Trường Chinh cũng vậy. Cái ta thán và miệt thị họ của ông Lữ Phương về phương diện lý thuyết Mác theo kiểu lý luận sâu xa thuần túy là hoàn toàn không cần thiết và không chính đáng. Mác đã làm cái việc đem râu ông nọ cắm cằm bà kia đối với triết học Hegel rồi, thì nay nếu ông Lữ Phương cũng muốn chơi lại cái trò đó đối với những người cộng sản trong thực tế thì thật sự cũng bằng thừa. Tôi chỉ muốn viết một vài dòng giản đơn như vậy để dư luận mọi người cùng nhận xét.

    NGÀN KHƠI (Võ Hưng Thanh)
    14/5/12

    • Lâm Vũ says:

      Rất đồng ý với bác ĐN, rằng “Các Mác đúng ra không nặng về tinh thần triết học đúng nghĩa. Ông ta là người dấn thân xã hội…”, để rồi trở thành một kẻ có tư tưởng “cực đoan”, hô hào bạo lực, trở thành tấm gương xấu cho bao nhiều thế hệ trẻ tiếp nối…

  5. Hồng Lĩnh says:

    Lữ Phương, rốt ráo cũng không dám nhìn thẳng và thành thật với chính mình và …sợ chết !!!

    Bệnh của đảng còn chữa được nữa không ? Chắc chắn là không .
    Bên phương Tây họ đã khai tử 20 năm nay.
    Mọi phương pháp chừa trị chỉ như là life-support.

    Ai sẽ là người quyết định rút ống prolong-life ?

    • Lâm Vũ says:

      Đúng quá. Nhưng quan trọng nhất là câu hỏi cuối. Theo tôi người dân Việt vẫn còn dập dình (tài tử giai nhân…) có vẻ như vẫn còn đang tính toán hơn thiệt – cho cá nhân mình.

      Nếu cương quyết một lòng thì dứt điểm chỉ mất vai ngày hay vài tiếng đồng hồ!

      LV
      TB. Thực tế, quả là có một mối nguy khá lớn: đó là đảng ta có thể chơi màn Lê Chiêu Thống, cõng rắn cắn gà nhà, “mời” TC nhất vô dàn xếp. Lúc đó, thì dân tộc ta sẽ mất cả chì lẫn chài. Đến nước này thì các thành phần đảng viên tiến bộ, nhất là trong quân đội ND, cần nhận lãnh trách nhiệm, “nắm đàng chuôi”… Phần còn lại là… bí mật quân sự!

      Đừng quên ta không chỉ đối đầu với đảng CSVN mà phải để tâm đến phản ứng có thể từ Bắc Kinh. Chắc chắn không thể thiếu hậu thuẫn của quốc tế, nhất là từ phía liên minh Hoa Kỳ, Úc, Nhật, Đại Hàn, Ấn Độ và toàn bộ các nước ĐNA…

  6. TĐKSG says:

    Sao Lữ Phương không giả định một mô hình rằng: Nếu cuộc “cách mạng” tháng 10 không là phản Marxism? Lữ Phương sẽ induce ra sao?
    Khi muốn chứng minh cho nhận định chủ nghĩa Marx “thực sự” là như thế này hay thế kia, có vẻ như LP cho rằng Marx không chịu trách nhiệm gì cả về cái ‘chuyên chính vô sản” (proletarian dictatorship) của ông. Tiểu sử cuối đời Marx cho thấy ông đã mong ngóng chuyên chính vô sản ấy trong cuộc cách mang của Luxembourg như thế nào.

  7. Đỗ Nam Hải says:

    Sài Gòn, ngày 14/5/2012.

    Kính gửi: Quý vị vàcác bạn,

    Xin gửi đến quý vị và cácbạn bài viết mới đây của ông Nguyễn Thanh Giang – Hà Nội. Gần đây ông Giang viết khá nhiều bài về những người đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước như: nhà báo Bùi Tín, nhà văn Vũ Thư Hiên, hòa thượng Thích Quảng Độ, bác sỹ Nguyễn ĐanQuế, … như có ý muốn ca ngợi họ. Tuy nhiên, lồng trong những bài viết đó lại lànhững ý đồ xấu xa, độc hại. Bài viết dưới đây của ông Giang về ông LữPhương có tựa đề: “Lữ Phương bảo vệ Marx, chống độc tài toàn trị” cũng nằmtrong ý đồ đó, khi ông ta trích dẫn lời của ông Phương:

    “ …tìm hiểu hiện tượng hàng loạt những tổ chức ra đời cùng tính chất với “Khối 8406” anh vừa hỏi: Cứ viết bàichửi Mác, chửi Hồ Chí Minh tới bến, càng dữ dằn, bạt mạng thì càng được xưng tụng là “chiến sĩ dân chủ”. Chỉ với một số người cùng với mấy cái PC nặn ra một tuyên ngôn kêu gọi đa nguyên, đa đảng gửi lên mạng toàn cầu là đã có thể khai sinh cho một số tổ chức mệnh danh dân chủ (cũng với bao nhiêu nhân sự đó), nếucó làm gì tiếp thì ngoài việc ra hết tuyên bố này đến tuyên bố khác kết án cộng sản, là chờ dịp viết thư (đăng lên mạng) kêu gọi những ông này bà nọ trong chính giới Mỹ dạy cho những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam một số bài học dân chủ và nhân quyền, kể cả những bài học thực thi bằng biện pháp ngoại giao và kinh tế! (9)…”

    Việc ông Lữ Phương phát biểu như trên cũng là rất tùy tiện, chủ quan và vô trách nhiệm đối với phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam. Việc làm đó của ông ta rất đáng lên án. Đây là một loại trí thức chỉ thích khoe chữ. Họ chọn cách đứng trên và đứng ngoài cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay để quan sát, phán xét và dạy bảo những người khác. Họ tính toán một cách rất láu cá: khi phát biểu như vậy sẽ có lợi cho cho chế độ độc tài, toàn trị hiện nay ở Việt Nam và đổi lại: họ sẽ được an toàn, không bị công an đàn áp!
    Vậy xin kính chuyển để mọi ngườicùng rõ.
    Kính thư.
    Đỗ Nam Hải.

    ==============

    Lữ Phương bảo vệ Marx, chống độc tài toàn trị

    http://old.danchimviet.info/archives/57728

    Lữ Phương

    • D.Nhật Lệ says:

      Anh Đổ Nam Hải thân mến,
      Thật ra,cũng nên thông cảm cho ông LP.này.Ông bị đảng Cộng Việt loại ra như đồ phế thải
      cùng hầu hết bộ sậu bù nhìn trong MT.Miền Nam…Phỏng Giái,chỉ trừ 2 người được giải an
      ủi là NHThọ và NTBình,được thưởng công vì đảng viên thứ thiệt.
      Của đáng tội,trong hồi ký của mình,ông kể lại lúc chui rúc trong rừng bị đám miền Bắc khinh
      thường và cho học tập tài liệu đảng.Nhiều lần họ bắt bẻ câu chữ và theo dõi tư tưởng những
      người ở miền Nam vào bưng như LP.Chính ông ta cũng thú nhận là bị coi như cái bình hoa
      trang trí hòng tuyên truyền với thế giới là dân miền Nam nổi dậy theo “cách mạng” !
      Nói thật,ông ta phản tỉnh nửa vời vì bất mãn và lý do nữa là ông ta cậy mình hiểu chủ nghĩa cs.
      vượt xa mấy ngài chóp bu miền Bắc,tự cho mình là “nhà mác xít chân chính”.Đó là một tình
      trạng tâm lý do mặc cảm tự ty vì mình không có quyền,nên phải làm ngược lại là…tự tôn !
      Sở dĩ ông ta phải miệt thị những người chống cộng sản (vì mục đích dân chủ hóa như “khối
      8406″) là nhằm…chuộc tội với nhà cầm quyền sau khi ông ta đã phê phán họ.Lý do nữa là
      ông ta tự cho mình đứng cao hơn những người cs.,huống hồ người chống cộng !
      Do đó,anh đừng sợ chúng tôi ở hải ngoại tin hết những luận điệu cũ mèm của ông LP.
      Trân trọng.

    • Trung Kiên says:

      Thân chào anh Đỗ Nam Hải

      Cám ơn “lưu ý” của Anh.
      TK chưa đọc kỹ bài viết chủ nên dám chưa góp ý.

      Lâu rồi không được đọc bài viết của Anh và anh Nguyễn Khắc Toàn, cũng nhớ lắm. Mong rằng các Anh luôn mạnh khoẻ và chân cứng đá mềm.

      Kính lời thăm nhị vị thân sinh của Anh cùng gia đình.

      Mong được đọc những bài viết của các Anh.
      Trân trọng

    • Trần Hữu Cách says:

      Đỗ Nam Hải viết: “Gần đây ông Giang viết khá nhiều bài về những người đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước như: nhà báo Bùi Tín, nhà văn Vũ Thư Hiên, hòa thượng Thích Quảng Độ, bác sỹ Nguyễn ĐanQuế, … như có ý muốn ca ngợi họ. Tuy nhiên, lồng trong những bài viết đó lại lànhững ý đồ xấu xa, độc hại.”

      Có vẻ như ông đang nhắm những lời này vào Nguyễn Thanh Giang chứ không phải Lữ Phương. Xin ông dẫn chứng — cho link trích dẫn hoặc nhờ DCV đăng các bài đó.

      Đây có phải kỹ sư Đỗ Nam Hải, người lẽ ra đứng cùng chiến tuyến với Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang? Xin DCV tìm hiểu để làm rõ.

    • Hồng Lĩnh says:

      Tôi có cùng suy nghĩ với anh Đỗ Nam Hải.
      (thực ra, đây không phải là bài đầu tiên Lữ Phương có “ý ngầm” đả phá các nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ lâu nay). Nguyễn Thanh Giang có thể vì “ăn lộc chúa” nên cũng phải múa đôi chút – có lẽ theo “đơn đặt hàng” của ban Tuyên Giáo, hoặc có thể do bản thân không bị trấn lột, tước đoạt như những thành phần khác nên không bị “đau”. Do đó, phản ứng tất nhiên sẽ khác .

      Loại “trí thức” như NTG, hay LP thì thời nào, ở đâu cũng có. Có cụm từ diễn tả loại này, “trí thức đà điểu” – chui đầu vào cát để tránh bão sa mạc.

      “Việc ông Lữ Phương phát biểu như trên cũng là rất tùy tiện, chủ quan và vô trách nhiệm đối với phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam. Việc làm đó của ông ta rất đáng lên án. Đây là một loại trí thức chỉ thích khoe chữ. Họ chọn cách đứng trên và đứng ngoài cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay để quan sát, phán xét và dạy bảo những người khác. Họ tính toán một cách rất láu cá: khi phát biểu như vậy sẽ có lợi cho cho chế độ độc tài, toàn trị hiện nay ở Việt Nam và đổi lại: họ sẽ được an toàn, không bị công an đàn áp!”

  8. Trúc Bach says:

    Những người chống công là những người hiểu về Mác và còn phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa những người nghiên cứu Mác xít với những người theo chủ nghĩa Lê Nin nít, Xít ta lin nít và Mao ít.

    Ông Hồ và đám đệ tử đã không biết gì (hay biết rất ít) về Mác,hiểu sai về Mác nhưng có tài đánh tráo, trộn lẫn Mác với Lê Nin, Xít Ta Lin và Mao Trạch Đông, mà những ông này chỉ là những kẻ lợi dụng Mác như một “phương tiện” để CƯỚP Chính quyền bằng xương máu của chính đồng bào minh và sau đó “xây dựng một nhà nước chuyên chính” bằng mồ hôi và nước mắt của chính nhân dân minh.

    Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy càng ngày, càng có nhiều “cán bộ” cao cấp trong bộ môn (lí luận) Mác xít quay ra chống đảng CS hay xa rời đảng CS, đặc biệt là tại các quốc gia Đông Âu và Liên Sô cũ .

    Ông Lữ Phương đã phải mất 10 năm “diện bích” mới ngộ, trong khi tuyệt đại đa số người dân Miền Nam trước 1975 đã biết cái mối nguy từ ông Hồ và cái chủ nghĩa hổ lốn “Mác Lê Xít Mao” mà ông ta, một đời tôn thờ và quyết tâm “hiện thực” .

  9. tuan ngoc says:

    Những lời khuyên của Lữ Phương đến bọn Đãng Cộng Sản Việt Nam :

    - Từ bỏ ý định “phất cờ”, “chính sách đóng cửa, tự lực cánh sinh theo lối cũ”.

    - “Từ bỏ những phương pháp cách mạng và bạo lực”.

    - “Từ bỏ khái niệm nhà nước giai cấp”.

    - “Thể hiện chuyên chính bằng hiến pháp và pháp luật”.

    - “Thực hiện tam quyền phân lập”, “xây dựng nhà nước pháp quyền”, “nền móng để giải quyết vấn đề đa nguyên, đa đảng”.

    - Ðảng cộng sản “phải giao toàn bộ quyền lực cho nhà nước, trở về xã hội công dân, tự đặt mình trong pháp luật, bình đẳng với mọi tổ chức chính trị xã hội khác, từ đó khẳng định lại năng lực và phẩm chất của mình””
    chỉ là “đàn khảy tai trâu” vì bọn chúng (Việt cộng) là lũ quỷ đỏ “đói khát tài sản, uống máu con người” .
    Việt cộng là đám thổ phỉ , gieo tai họa cho dân tộc Việt .
    Lữ Phương đã sám hối nhận diện được sai lầm của chế độ Cộng sản, thì nay Lữ Phương nên mạnh dạn góp sức giựt sập chế độ Cộng Sản mà chính ông đã từng là “đồng chí” dựng xây nó lên để giết hại đồng bào .
    Có thế thì Lữ Phương mới thanh thản rời cỏi đời này; bằng không thì cũng như tên Võ văn Kiệt cuối đời bị “đồng chí” thủ tiêu “chẳng nói nên lời” thôi .

  10. Builan says:

    Tôi xin tự nguyện tránh xa
    Tránh chỗ, rông đường , thoáng võ trương cho Anh Trạng Caĩ muá !
    Tôi biiết tỏng là anh ta múa như thế nào, muá ra sao !

    Chỉ xin khuyên chừng là ;”-Nên giử LỄ ! ”
    Kính

    • Lâm Vũ says:

      Tôi thực sự rất muốn được nghe quan điểm của bạn Ngàn Khơi về những lý luận của ông Lữ Phương. Xin cám ơn bác NK trước. LV

    • THƯỢNG NGÀN says:

      CHÚ LÂN

      Chú lân nhảy múa xập xình
      Làm trò kích động linh tinh ở đời
      Chuyện này vừa thiệt vừa chơi
      Vừa hư vừa thực ta thời kể chi
      Lữ Phương càng giống anh hề
      Xum xoe thuyết Mác ra bề tay chơi
      Học hành kiểu đó hỡi ơi
      Bám đuôi theo Mác lỗi thời hay chi
      Bảo hoàng hơn cả mọi khi
      Đúng vào thời điểm còn gì nữa đâu
      Mơ tiên đúng điệu cầu âu
      Chẳng nhìn ra cái ổ trâu trên đường !

      NGÀN KHƠI
      (14/5/12)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear Builan,

      Biết người biết ta …
      & “tránh voi chẳng xấu mặt nào” …

      Tốt thôi ! tốt thôi ! tốt thôi !

      Cũng đừng nên (mang) khuyên (t)ai
      (với đặt vòng tránh thai) cho mệt một đời :-) !

      Theo gương thí chủ tui cũng xin khép nép nhập vai bàng quang

      để chứng kiến cảnh quần hùng luận kiếm nơi đỉnh Hoa (Quả) Sơn :-) ! !

      Mô Phật
      Thiện tai ! Thiện tai ! Thiện tai !

      Đời vốn là một bể … oan cừu
      Chết vì Khẩu Nghiệp rất nhiều !

      Ôi tu là cội phúc
      Tình là dây thung !
      Dây thung buộc tay là
      có ngay vềt hằn nơi cổ tay !

      Lão (chưa) Ngoan

    • Trung Kiên says:

      Xin có đôi lời với bác Bùilan và ông Võ Thanh Hưng (Ngàn Khơi)

      Thiển nghĩ, nhiều bạn đọc nơi đây (cũng như TK) muốn được đọc và chia sẻ những vần văn hay, chữ tốt của Các Vị. Xin hãy tập trung vào bài chủ…

      Khi “chữa lửa” mỗi người mang dụng cụ khác nhau, khi góp ý cho một bài chủ cũng tương tự, tất cả cho mục đích.

      Đừng nên “cà khịa” với nhau, không chỉ làm “loãng” bài chủ, mà còn xâm xỉa, khích bác nhau…có lợi cho ai?

      Và như vậy không chỉ bạn đọc, mà cả BBT cũng không được vui, đúng không?

      Nhà ta, ta cứ xây
      Đường ta, ta cứ đi
      Ruộng ta, ta cứ cày…
      Đợi ngày…

      Đôi lời tâm tình. Kính chúc nhị Vị sức khoẻ và tinh thần an lạc…

Leave a Reply to Trung Kiên